Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường thi công cho gói thầu j2 thuộc dự án cao tốc bến lức long thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 83 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

BGTVT

Bộ Giao thông vận tải

BLLT

Bến Lức – Long Thành

BOD

Nhu cầu oxy để oxy hóa sinh học

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

CEECO
CEMP

Trung tâm Môi trường và sinh thái ứng dụng
Kế hoạch quản lý môi trường thi công

COD


Nhu cầu oxy để oxy hóa hóa học

CTR

Chất thải rắn

DO

Lượng oxy hòa tan

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

EMP
JICA

Kế hoạch quản lý môi trường
Cơ quan hợp tác và phát triển Nhật Bản

KHQLMT

Kế hoạch quản lý môi trường

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QLDA


Quản lý dự án

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TSP

Tổng bụi lơ lửng

TSS
UBND

Tổng chất rắn lơ lửng
Ủy Ban nhân dân

VEC

Tổng công ty đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt nam

SVTH: Chung Thu Thi

i


Khóa luận tốt nghiệp


DANH MỤC BẢNG
Bảng I.1: Các hạng mục của gói thầu J2 ....................................................................... 12
Bảng III.1: Kích thước bể tự hoại 3 ngăn ...................................................................... 42
Bảng III.2: Các biện pháp xử lý tình huống khẩn cấp. .................................................. 51
Bảng III.3 Phương pháp xử lý đất đào........................................................................... 54
Bảng III.4 Kế hoạch quan trắc định kỳ .......................................................................... 55

SVTH: Chung Thu Thi

ii


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC HÌNH
Hình I.1 Sơ đồ Dự án cao tốc BếnL ức - Long Thành và các tuyếng giao thông khác ... 6
Hình I.2 Sơ đồ Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành ..................................................... 8
Hình I.3 Sơ đồ các gói thầu trong Dự án cao tốc BếnL ức - Long Thành ..................... 11
Hình I.4 Bản đồ hành chính huyện Cần Giờ .................................................................. 13
Hình I.5 Bản đồ sông ngòi xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ ......................................... 14
Hình I.6 Biểu đồ cơ cấu kinh tế xã Bình Khánh............................................................. 16
Hình III.1 Biểu đồ so sánh chỉ tiêu pH quan trắc với QCVN 08:2008/BTNMT ............ 25
Hình III.2 Biểu đồ so sánh chỉ tiêu DO quan trắc với QCVN 08:2008/BTNMT. Đơn vị:
mg/l ................................................................................................................................. 26
Hình III.3 Biểu đồ so sánh hàm lượng BOD. Đơn vị: mg/l ........................................... 27
Hình III.4 Biểu đồ so sánh hàm lượng COD. Đơn vị: mg/l ........................................... 28
Hình III.5 Biểu đồ so sánh hàm lượng TSS. Đơn vị: mg/l ............................................. 28
Hình III.6 Biểu đồ so sánh tổng đầu mỡ trong mẫu nước. Đơn vị: mg/l ....................... 29
Hình III.7 Biểu đồ so sánh hàm lượng bụi. Đơn vị: mg/m3 ........................................... 31

Hình III.8 Biểu đồ so sánh nồng độ SO2. Đơn vị: mg/m3............................................... 31
Hình III.9 Biểu đồ so sánh nồng độ CO. Đơn vị: mg/m3 ............................................... 31
Hình III.10 Biểu đồ so sánh nồng độ NO2. Đơn vị: mg/m3 ............................................ 31
Hình III.11 Biểu đồ so sánh độ rung. Đơn vị: dB .......................................................... 32
Hình III.12 Biểu đồ so sánh tiếng ồn. Đơn vị: dBA ....................................................... 33
Hình III.13 Tỷ lệ giới tính của người dân được tham vấn ............................................. 34
Hình III.14 Tỷ lệ ý kiến người dân ................................................................................. 35
Hình III.15 Biểu đồ thể hiện ý kiến người dân được tham vấn ...................................... 36
Hình III.16 Lán trại công nhân bên cạnh đường công vụ ............................................. 40
Hình III.17 Hình ảnh bên trong lán trại ........................................................................ 40
Hình III.18 Văn phòng công trường gói thầu J2 .......................................................... 41
Hình III.19 Thiết lập rào chắn xung quanh công trường .............................................. 48
Hình III.20 Trường tiểu học Bình Phước ....................................................................... 49
Hình III.21 Trường mầm non Bình An ........................................................................... 50
Hình III.22 Chi Hội tin lành xã Bình Khánh.................................................................. 50

SVTH: Chung Thu Thi

iii


Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................. 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................. 5
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ GÓI THẦU ................... 6
I.1. Dự án Cao tốc Bến Lức – Long Thành: .............................................................. 6
I.1.1 Phạm vi dự án: ............................................................................................... 7
I.1.2 Qui mô dự án:[17] ......................................................................................... 8

I.2. Gói thầu J2: ......................................................................................................... 9
I.3. Đặc điểm hiện trạng địa phương:[16] ............................................................... 12
I.3.1 Điều kiện tự nhiên: ...................................................................................... 12
I.3.2 Hiện trạng địa phương: ................................................................................ 15
I.3.3 Đánh giá hiện trạng: .................................................................................... 17
PHẦN 2:VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 19
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ........................ 20
II.1. Đối tượng nghiên cứu: ..................................................................................... 20
II.2. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................ 20
II.2.1 Phương pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu:................................................. 20
II.2.2 Phương pháp khảo sát hiện trường:............................................................ 21
II.2.3 Phương pháp đo nhanh tại hiện trường: ..................................................... 21
II.2.4 Phương pháp tham vấn cộng đồng: ............................................................ 22
II.2.5 Phương pháp so sánh: ................................................................................. 22
II.2.6 Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: ......................................................... 22
PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 23
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NỀN: ............................. 24
III.1. Kết quản quan trắc môi trường nền: ............................................................... 24
III.1.1 Chất lượng nước: ...................................................................................... 24
III.1.2 Chất lượng môi trường không khí: ........................................................... 30
III.1.3 Tiếng ồn và độ rung: ................................................................................. 32
SVTH: Chung Thu Thi

iv


Khóa luận tốt nghiệp

III.1.4 Kết quả tham vấn cộng đồng: ................................................................... 34
III.2. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THI CÔNG GÓI THẦU J2: ........ 37

III.2.1 Tổ chức thực hiện CEMP: ........................................................................ 37
III.2.2 Trách nhiệm môi trường của các bên liên quan: ....................................... 38
III.2.3 Các biện pháp giảm thiểu tác động: .......................................................... 39
III.2.4 Kế hoạch quản lý tác động thi công: ......................................................... 44
III.2.5 Các biện pháp ứng cứu sự cố/vấn đề: ....................................................... 51
III.2.6 Khu vực khai thác vật liệu và bãi đổ: ....................................................... 52
III.2.7 Chương trình quan trắc và giám sát môi trường: ...................................... 54
PHẦN 4:KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 58
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 59
IV.1. Kết luận: ......................................................................................................... 59
IV.2. Kiến nghị: ....................................................................................................... 60

SVTH: Chung Thu Thi

v


Khóa luận tốt nghiệp

ĐẶT VẤN ĐỀ

SVTH: Chung Thu Thi

1


Khóa luận tốt nghiệp

Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/1/2012 của Đảng, chiến lược
phát triển GTVT và các quy hoạch phát triển chuyên ngành GTVT, trong thời gian qua

Nhà nước ta đã dành sự quan tâm lớn cho đầu tư phát triển GTVT. Trong đó, hệ thống
kết cấu hạ tầng giao thông có bước phát triển đáng kể, bước đầu cơ bản đáp ứng yêu
cầu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, rút ngắn khoảng cách giữa
các vùng miền. Trên tinh thần đó nhiều công trình giao thông hiện đại như đường cao
tốc, cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đã được đầu tư xây dựng đạt tiêu
chuẩn khu vực và quốc tế, góp phần tạo diện mạo mới cho đất nước. [7]
Riêng đường cao tốc, hàng loạt các công trình đã đi vào hoạt động như: cao tốc
TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây (thông xe ngày 08/02/2015); cao tốc Nội Bài –
Lào Cai (thông xe ngày 21/9/2014), cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình (thông xe ngày
30/6/2012); các cao tốc đang được xây dựng như: cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, cao
tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ; cao tốc Bến Lức – Long Thành…(Theo
Tổng Cục đường bộ Việt Nam).
Các dự án giao thông thường tạo ra các tác động tiêu cực đến môi trường, kinh
tế và xã hội đối với nhân dân vùng bị di dời và các hệ sinh thái ven đường. Bất cứ một
dự án nào trước khi tiến hành cũng phải xác định được khả năng tải của môi trường
nhằm tìm ra những tác động có thể chịu đựng được và loại bỏ các tác động gây hậu quả
nghiêm trọng [15]. Tại Điều 3, chương I, Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam (2005)
định nghĩa: “Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến
môi trường của dự án để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án
đó”. Nghĩa là ĐTM phân tích các vấn đề môi trường và đưa ra khuyến cáo. KHQLMT
(EMP) được chuẩn bị sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt và là một kế hoạch hành
động chi tiết dựa vào kết quả của báo cáo ĐTM [9]. KHQLMT là một kế hoạch định
hướng việc thực thi các biện pháp quản lý và giảm thiểu tác động môi trường bao gồm
các yếu tố then chốt sau: các biện pháp giảm thiểu, chương trình thực hiện và quan
trắc, ước tính chi phí, yêu cầu về nguồn lực, ngân sách và kế hoạch tổ chức thực thi [2].
SVTH: Chung Thu Thi

2



Khóa luận tốt nghiệp

Mục tiêu của KHQLMT là ngăn chặn hoặc tối thiểu hóa các tác động tiêu cực về môi
trường tự nhiên và xã hội; thúc đẩy hoặc tối ưu hóa các lợi ích cho môi trường tự nhiên
và xã hội; cung cấp một khung quản lý tổng hợp về các tác động rủi ro về môi trường
và trách nhiệm giải quyết [9]. Kế hoạch quản lý môi trường trong xây dựng (CEMP) là
bản kế hoạch đầy đủ về các giải pháp cần thiết thực hiện và quan trắc môi trường.
Xuất phát từ những thực tế trên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
“XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THI CÔNG CHO
GÓI THẦU J2 THUỘC DỰ ÁN CAO TỐC BẾN LỨC – LONG THÀNH”
Mục tiêu của đề tài:
-

Hiểu được các tác động có thể có của dự án tới môi trường thông qua Báo cáo
đánh giá tác động môi trường của Dự án.

-

Đề xuất biện pháp kiểm soát các tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng
của Dự án.

-

Hạn chế các tác động đến môi trường tự nhiên và con người.

Nội dung của đề tài:
-

Quan trắc, phân tích các chỉ tiêu môi trường nền tại khu vực thi công dự án, từ
đó hiểu rõ chất lượng môi trường nền tại khu vực trước khi tiến hành xây dựng.


-

Tham vấn cộng đồng: tham vấn ý kiến người dân xung quanh khu vực thi công
nhằm tiếp thu ý kiến của người dân về tác động môi trường và xã hội do dự án
gây nên.

-

Đề xuất chương trình quản lý môi trường cụ thể cho quá trình thi công.

SVTH: Chung Thu Thi

3


Khóa luận tốt nghiệp

Tính thực tiễn của đề tài:
Bên cạnh việc phát triển kinh tế và xã hội thì vấn đề bảo vệ môi trường
luôn được xem như một chủ đề nóng hổi, cấp bách của thế giới nói chung và
nước ta nói riêng. Từ đó, các Chính phủ, các tổ chức cũng đưa ra các quy định,
luật pháp nhằm xác định, thống kê, đánh giá và kiểm soát các chất ô nhiễm phát
sinh từ hoạt động của con người. Không nằm ngoài tiêu chí đó, các tổ chức phi
chính phủ như ADB, JICA thường xuyên có các hỗ trợ vốn và nhân lực cho các
nước đang phát triển nhằm nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, chất lượng cuộc
sống người dân, đồng thời có những quy định bắt buộc thực hiện nhằm bảo vệ
môi trường theo Luật pháp của Quốc gia được hỗ trợ. Xuất phát từ yêu cầu đó,
Kế hoạch quản lý môi trường thi công được xem như một quy định bắt buộc của
các Tổ chức trên trước khi dự án được hỗ trợ bắt đầu xây dựng.

Tính thực tiễn được thể hiện ở chỗ: đề tài được xem như một thủ tục về
bảo vệ môi trường cụ thể, áp dụng cho tình hình thực tế của công trường xây
dựng. Mỗi công trình, dự án có một kế hoạch quản lý môi trường khác nhau tùy
thuộc vào đặc thù về môi trường và xã hội của địa phương, dự án đó.

SVTH: Chung Thu Thi

4


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN 1:
TỔNG QUAN
TÀI LIỆU

SVTH: Chung Thu Thi

5


Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ GÓI THẦU
I.1. Dự án Cao tốc Bến Lức – Long Thành:

Hình I.1 Sơ đồ Dự án cao tốc BếnL ức - Long Thành và các tuyếng giao thông khác
Nguồn: Enviroment Assessment Report “GMS Ben Luc – Long Thanh
Expressway Project”, Asian Development Bank, 2010.
Ngày 08 tháng 10 năm 2010, Bộ Giao thông vận tải đã ký Quyết định số

2925/QĐ-BGTVT về việc Phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bến Lức –
Long Thành đi qua các địa điểm: tỉnh Long An (các huyện Bến Lức, Cần Giuộc); TP.
Hồ Chí Minh (các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ) và tỉnh Đồng Nai (các huyện
Nhơn Trạch, Long Thành) [6].

SVTH: Chung Thu Thi

6


Khóa luận tốt nghiệp

Tại khu vực phía Nam của TP. HCM, việc lưu thông Đông – Tây của các
phương tiện gặp nhiều khó khăn do không có công trình giao thông hiện hữu, buộc các
phương tiện phải đi vào trung tâm thành phố, gây nhiều trở ngại trong vấn đề giao
thông như: ùn tắt giao thông, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông [6]. Vì vậy, việc
xây dựng tuyến cao tốc vành đai nhằm nối liền trung tâm TP. HCM với các tỉnh lân
cận phía Nam là một việc cấp thiết và được sự ưu tiên của Chính Phủ. Đường cao tốc
BLLT sẽ nối trực tiếp Long An với sân bay quốc tế Long Thành và cảng biển nước sâu
Cái Mép – Thị Vải.[18] Hoạt động của Cao tốc BLLT sẽ tạo ra những tác động kinh tế
- xã hội sau đây:
 Góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng trọng điểm phía Nam, đặc biệt
là khu kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long [6];
khai thác thế mạnh về phát triển kinh tế, thu hút đầu tư và du lịch của thành
phố Hồ Chí Minh, tỉnh Long An và tỉnh Đồng Nai [8].
 Góp phần làm giảm áp lực giao thông trên Quốc lộ 1A, Quốc lộ 51, giúp cho
giao thông liên vùng phía Tây và phía Đông Nam Bộ không cần quá cảnh qua
TP. Hồ Chí Minh, giảm thiểu tai nạn giao thông, rút ngắn thời gian lưu thông
vận chuyển hàng hóa, rút ngắn hành trình từ Long An đến TP. Hồ Chí Minh,
tình Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và ngược lại so với theo các tuyến

quốc lộ và tỉnh lộ hiện nay. Từ đó thúc đẩy phát huy hiệu quả đầu tư của các
khu công nghiệp do các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư tại các tỉnh
Phía Nam.[8]
I.1.1 Phạm vi dự án:
-

Điểm đầu dự án: là điểm giao giữa đường Cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Trung
Lương và dự án đường Vành đai 3 (tại khoảng Km12+100 – lý trình đường Cao
tốc Tp. Hồ Chí Minh – Trung Lương)

SVTH: Chung Thu Thi

7


Khóa luận tốt nghiệp

-

Điểm cuối của dự án: là điểm giao với dự án Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu. Giai
đoạn I, điểm cuối dự án tại nút giao với Quốc lộ 51 (tại khoảng Km35+350 – lý
trình Quốc lộ 51). [17]

-

Tổng chiều dài tuyến toàn dự án khoảng 57,8 km. Trong đó:
+ Đoạn thuộc địa phận tỉnh Long An

:


2,7 km

+ Đoạn thuộc địa phận TP. Hồ Chí Minh

:

26,4 km

+ Đoạn thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai

:

28,7 km

Hình I.2 Sơ đồ Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành
I.1.2 Qui mô dự án:[17]
-

Thiết kế giai đoạn I có 4 làn xe, giai đoạn hoàn chỉnh 8 làn xe, 2 làn dừng khẩn
cấp. Tốc độ thiết kế 120 km/h, cấp thiết kế của đường: cao tốc loại A.

-

Các hạng mục:

SVTH: Chung Thu Thi

8



Khóa luận tốt nghiệp

 Phần đường: 31,17 km đường.
 Phần cầu: 25,71 km cầu, bao gồm:
+ Cầu Bình Khánh: cầu dây văng vượt qua sông Soài Rạp, dài khoảng
3.783,2 m.
+ Cầu Phước Khánh: cầu dây văng vượt sông Lòng Tàu, dài khoảng 3.793,3
m.
+ Các cầu vượt sông khác: có 9 cầu vượt sông khác trên toàn tuyến, tổng
chiều dài 4.827,6 m.
+ Cầu cạn qua khu dân cư: gồm cầu Phước Lý, cầu Hải Sơn, tổng chiều dài
2.149,6 m.
+ Cầu cạn kết hợp vượt sông rạch: tổng chiều dài 8.416,95 m
+ Cầu vượt tuyến nút giao: tổng chiều dài 2.743 m.
 Trạm thu phí gồm 6 trạm, 1 trung tâm điều hành, 2 nhà điều hành, 2 trạm dịch
vụ.
-

Tổng mức đầu tư (giai đoạn 1) của dự án là 31.320 tỷ đồng (tương đương 1,067
tỷ USD); trong đó vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là 636 triệu
USD, vốn vay của Chính phủ Nhật Bản thông qua cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật
Bản (JICA) là 635 triệu USD cùng với nguồn vốn đối ứng ngân sách Nhà nước là
337 triệu USD (Theo Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP. HCM, 2014). Chủ đầu tư dự
án là Tổng Công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).

I.2. Gói thầu J2:
Gói thầu J2 được đặt tại ấp Bình Thuận, xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, TP.
HCM với chiều dài 4,7 km từ Km 24 + 503 đến Km 29 + 264 , gồm cầu Sông Chà và
cầu cạn qua huyện. Dự kiến thời gian thi công của gói thầu là 32 tháng. Nguồn vốn từ
SVTH: Chung Thu Thi


9


Khóa luận tốt nghiệp

vốn vay JICA và vốn đối ứng của Việt Nam (Theo Viện Khoa học Công nghệ và Giao
thông Vận tải, 2014) và do Liên danh Sumitomo – CIENCO 4 làm nhà thầu và đang
bước đầu tiến hành thi công.

SVTH: Chung Thu Thi

10


Khóa luận tốt nghiệp

Hình I.3 Sơ đồ các gói thầu trong Dự án cao tốc BếnL ức - Long Thành

SVTH: Chung Thu Thi

11


Khóa luận tốt nghiệp

Chi tiết từng loại cầu thi công trong gói thầu J2 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng I.1: Các hạng mục của gói thầu J2
Lộ trình


Tên cầu

Từ

Cầu dẫn
phía Tây
Cầu sông
Chà

Chiều
Đến

Sơ đồ nhịp

dài (m)

Loại kết
cấu

Km24+506 Km26+041

1.535

23*40+5*35+11*40

Super – T

Km26+041 Km26+353

312


86 + 140 + 86

PC – box

41*40+5*35+11*40

Cầu dẫn
phía Đông

Km26+353 Km29+256

2.903

+4*35+8*40+3*36+

Super - T

2*40

Gói thầu J2 nằm hoàn toàn trong địa phận huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh nên
chịu sự tác động rõ rệt của điều kiện tự nhiên địa phương.

I.3. Đặc điểm hiện trạng địa phương:[16]
I.3.1 Điều kiện tự nhiên:
I.3.1.1 Vị trí, ranh giới và mối quan hệ vùng:
Xã Bình Khánh thuộc huyện Cần Giờ, là huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí
Minh, nằm ở phía Nam thành phố, cách trung tâm thành phố khoảng 60km. Có ranh
giới tứ cận như sau:
-


Phía Bắc: Giáp xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè

-

Phía Nam: giáp xã An Thới Đông, xã Tam Thôn Hiệp, huyện Cần Giờ

-

Phía Đông: giáp xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

SVTH: Chung Thu Thi

12


Khóa luận tốt nghiệp

-

Phía Tây: giáp xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè.

Hình I.4 Bản đồ hành chính huyện Cần Giờ

SVTH: Chung Thu Thi

13


Khóa luận tốt nghiệp


Địa bàn xã được chia thành 08 ấp gồm: Ấp Bình Trung, Bình Phước, Bình
Thuận, Bình Trường, Bình Thuận, Bình Mỹ, Bình An, Bình Lợi và Bình Thạnh [8].
I.3.1.2 Khí hậu:
Mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có hai mùa mưa và
nắng rõ rệt, nền nhiệt độ cao và ổn định, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
-

Nhiệt độ: tương đối cao và ổn định, trung bình khoảng 25oC đến 29 oC, cao tuyệt
đối là 38,20 oC, thấp tuyệt đối là 14,40 oC.

-

Độ ẩm: trung bình từ 73% đến 85%.

-

Lượng mưa: trung bình hàng năm từ 1000 – 1402 mm, trong mùa mưa lượng mưa
tháng thấp nhất khoảng 100 mm, tháng nhiều nhất 2400 mm.

-

Gió: Mùa mưa hướng gió chính là Tây – Tây Nam, mùa khô hướng gió Bắc –
Đông Bắc.[8]
I.3.1.3 Thủy văn – Thủy lợi:

Bình Khánh

Hình I.5 Bản đồ sông ngòi xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ

SVTH: Chung Thu Thi

14


Khóa luận tốt nghiệp

Nằm trong vùng cửa biển, sông – rạch chằng chịt với mật độ dòng chảy cao nhất
so với các huyện khác trong thành phố Hồ Chí Minh.
Mực nước cao nhất của các sông – rạch thường vào tháng 10 - tháng 11; thấp
nhất vào tháng 5 - tháng 6.
I.3.1.4 Tài nguyên:
-

Tài nguyên đất:
 Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Bình Khánh là 4.345, 28 ha.
 Thành phần cơ giới đất xã Bình Khánh là phèn chua nhiễm mặn, chứa nhiều
chất phù sa, thích hợp với một số loại cây trồng nông nghiệp.

-

Tài nguyên nước:
 Xã có nguồn tài nguyên nước dồi dào do hệ thống sông ngòi chằng chịt, tạo
điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản. Điểm hạn chế là nguồn nước
mặt bị nhiễm mặn, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và trồng trọt.

-

Tài nguyên rừng:
 Địa bàn xã không có đất rừng phòng hộ.

I.3.1.5 Hệ sinh thái:

-

Môi trường xã chịu tác động bởi xâm nhập mặn rừ biển Đông theo sông Lòng Tàu
và sông Soài Rạp. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng làm cho việc xâm nhập mặn
ngày càng tiến sâu vào đất liền. Hệ sinh thái chủ yếu của xã Bình Khánh là hệ sinh
thái nước lợ.
I.3.2 Hiện trạng địa phương:
I.3.2.1 Dân số:

-

Đến năm 2013 xã Bình Khánh có 4.473 hộ gia đình với tổng số dân là 19.144
người, mật độ dân số bình quân 440 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đạt

SVTH: Chung Thu Thi

15


Khóa luận tốt nghiệp

1,011%, cao hơn tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình của toàn huyện. (Theo
UBND xã Bình Khánh, 2013).
I.3.2.2 Cơ cấu kinh tế:
3,4%

6,7%


Thủy sản (19,7%)
19,7%

0,3%
0,3%

Nông-Lâm nghiệp (0,3%)
Công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp (0,3%)
Thương mại, dịch vụ (69,5%)
Đầu tư xây dựng (3,4%)

69,5%

Giao thông vận tải - Bưu chính viễn
thông (6,7%)

Hình I.6 Biểu đồ cơ cấu kinh tế xã Bình Khánh
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế - xã hội năm 2013 số 198/BC-UBND
ngày 07/11/2013 xã Bình Khánh, UBND xã Bình Khánh.
I.3.2.3 Hệ thống hạ tầng kĩ thuật:
a) Hệ thống giao thông:
-

Hệ thống giao thông xã chủ yếu là hệ thống giao thông liên ấp. Ngoài tuyến Rừng
Sác về trung tâm huyện dài 9 km, toàn xã có 138 tuyến liên xóm, ấp với chiều
rộng mặt đường từ 1,7 – 4 m, tổng chiều dài 46, 2018 km, 47 cầu giao thông nông
thôn.

-


Đường thủy: có 1 bến phà Bình Khánh – Nhà Bè.

SVTH: Chung Thu Thi

16


Khóa luận tốt nghiệp

b) Hệ thống cấp điện:
-

Hiện xã có 30 trạm biến thế với tổng công suất là 2575 kVA.

-

Số hộ dùng điện là 4.294 hộ, chiếm 96,02%; 178 hộ chưa có điện sinh hoạt do cách
xa khu dân cư.
c) Hệ thống cấp nước:

-

Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh: có 98,1% hộ sử dụng nước máy.
d) Hệ thống quản lý chất thải:

-

Toàn xã có 68,98% số hộ có đăng ký thu gom rác, 31,02% còn lại tự tiêu hủy
nhưng không đảm bảo vệ sinh môi trường.


-

Bãi rác của xã nằm giáp ranh nghĩa trang.

-

Xã đã thành lập tổ thu gom rác dân lập đảm bảo tình hình thu gom và xử lý rác.
I.3.3 Đánh giá hiện trạng:
I.3.3.1 Điểm mạnh:

-

Là xã ven đô, cửa ngõ ra biển của thành phố Hồ Chí Minh.

-

Điều kiện khí hậu ổn định, không có bão, nguồn tài nguyên tự nhiên của xã dồi dào
thuận lợi phát triển dân sinh, cho nuôi trồng thủy sản, làm muố i, trồng cây ăn trái.

-

Mạng lưới sông ngòi dày đặc, thuận lợi cho giao thông đường thủy, phát triển ngư
nghiệp.

-

Y tế, giáo dục đã được quan tâm đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất.
I.3.3.2 Điểm yếu:


-

Cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, còn thiếu thốn.

SVTH: Chung Thu Thi

17


Khóa luận tốt nghiệp

-

Là một xã thuần nông nghiệp, nhưng lao động nông nghiệp đa số lớn tuổi. Lao
động có trình độ chuyên môn thấp, hạn chế khả năng tiếp thu kỹ thuật và năng suất
lao động không cao. [8]

-

Nông dân chủ yếu nuôi trồng nhỏ lẻ, chưa mạnh dạn đầu tư sang các cây trồng vật
nuôi khác.

-

Thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Tỷ lệ hộ nghèo cao. [8]

-

Ô nhiễm môi trường do các hoạt động nuôi trồng thủy sản. [8]


SVTH: Chung Thu Thi

18


Khóa luận tốt nghiệp

PHẦN 2:
VẬT LIỆU

PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
SVTH: Chung Thu Thi

19


Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
II.1. Đối tượng nghiên cứu:
-

Công trường thi công gói thầu J2 Cao tốc Bến Lức – Long Thành, thuộc xã Bình
Khánh, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh.

-

Các chỉ tiêu môi trường nền (nước mặt, không khí, ồn, rung) tại nơi thi công dự án.


-

Các thành phần, đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình thi công: công
nhân xây dựng, người dân địa phương…

II.2. Vật liệu – Dụng cụ:
-

Thiết bị lấy mẫu khí: 224 – PCXR8 (Mỹ);

-

Thiết bị lấy mẫu bụi: RaDeCo (Nhật Bản);

-

Máy đo rung: Rion VM – 83 (Nhật Bản);

-

Máy đo ồn: Rion (Nhật Bản);

-

Máy đo DO: HANNA – HI9147 – 04 (Ý);

-

Thiết bị định vị (GPS): Đức;


-

Máy ảnh Canon;

-

Bình nhựa lưu mẫu có nắp đậy, dung tích 1 lít;

-

Ca inox lấy mẫu nước tại hiện trường kèm dây;

-

Dây điện

-

Dụng cụ bảo hộ lao động gồm: găng tay, áo phao, áo phản quang, nón bảo hộ,
giày bảo hộ.

II.3. Phương pháp nghiên cứu:
II.3.1 Phương pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu:
-

Đây là phương pháp không thể thiếu trong công tác quản lý môi trường và công tác
nghiên cứu khoa học nói chung.

SVTH: Chung Thu Thi


20


×