Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm gây bệnh của vi sinh vật nội sinh từ cây neem (azadirachta indica a juss)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài

KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN,
KHÁNG NẤM GÂY BỆNH CỦA
VI SINH VẬT NỘI SINH TỪ CÂY NEEM
(Azadirachta indica A. Juss)

KHOA: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
CHUYÊN NGÀNH: VI SINH ‒ SINH HỌC PHÂN TỬ

CBHD: ThS. DƯƠNG NHẬT LINH
SVHD: NGUYỄN TRUNG HIẾU
MSSV: 1153010253
NIÊN KHÓA: 2011 ‒ 2015

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2015


Lời cảm ơn
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy,
cô khoa Công Nghệ Sinh Học, trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh đã giảng
dạy và truyền đạt kiến thức cơ bản để giúp tôi làm cơ sở cho đề tài khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô Dương Nhật Linh và thầy Nguyễn Văn Minh
đã tận tình hướng dẫn, động viên, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý
báu, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt đề tài này.


Tôi xin cảm ơn chị Nguyễn Thị Mỹ Linh đã luôn quan tâm, giúp đỡ tôi thực
hiện tốt đề tài. Bên cạnh đó, tôi xin cảm ơn các bạn và các em trong phòng thí
nghiệm Vi sinh luôn ủng hộ, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện suốt đề tài.
Đề tài nghiên cứu kết thúc với những kỷ niệm đẹp và tôi đã học hỏi thêm
được nhiều kinh nghiệm cũng như áp dụng những kiến thức đã học trong nghiên
cứu.
Tôi xin gửi lời chúc sức khỏe đến tất cả người thầy, người cô đáng kính khoa
Công nghệ sinh học, Trường Đại Học Mở Tp. Hồ Chí Minh, xin chúc thầy cô ngày
càng gặt hái được nhiều thành công. Tôi xin chúc các bạn của tôi sẽ hoàn thành tốt
công việc học tập của mình tại trường và thành công trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn.

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Trung Hiếu
Tháng 05/2015


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... I
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................II
DANH MỤC HÌNH ẢNH .............................................................................................II
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .......................................................................................... 3
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY NEEM (AZADIRACHTA INDICA A. JUSS) ..................4
1.1.1. Đặc điểm thực vật học ..................................................................................... 4
1.1.2. Nguồn gốc và phân bố ..................................................................................... 4
1.1.3. Đặc điểm hình thái .......................................................................................... 5
1.1.4. Công dụng ....................................................................................................... 6
1.1.5. Dược tính ......................................................................................................... 7
1.2. SƠ LƯỢC VỀ VI SINH VẬT NỘI SINH.................................................................................8
1.3. TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY BỆNH CHO NGƯỜI .....................10

1.3.1. Staphylococcus aureus .................................................................................. 10
1.3.2. Escherichia coli ............................................................................................. 11
1.3.3. Salmonella typhi ............................................................................................ 12
1.3.4. Pseudomonas aeruginosa .............................................................................. 12
1.3.5. Klebsiella spp. ............................................................................................... 13
1.3.6. Acinetobacter spp. ......................................................................................... 14
1.4. TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ NẤM GÂY BỆNH TRÊN NGƯỜI ................................15
1.4.1. Trichophyton spp. .......................................................................................... 16
1.4.2. Microsporum spp. .......................................................................................... 17
1.4.3. Bệnh do dermatophytes gây ra ...................................................................... 17
1.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................................................................20
1.5.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ................................................................. 21
1.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................. 21
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU ‒ PHƯƠNG PHÁP ........................................................... 23
2.1. VẬT LIỆU............................................................................................................................................24
2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................. 24


2.1.2. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 24
2.1.3. Thiết bị, dụng cụ, hóa chất và môi trường .................................................... 24
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................................................................25
2.2.1. Bố trí thí nghiệm ............................................................................................ 25
2.2.2. Tái phân lập................................................................................................... 26
2.2.3. Định tính khả năng kháng khuẩn, kháng nấm của vi khuẩn nội sinh từ cây
neem (Azadirachta indica A. Juss) .......................................................................... 28
2.2.4. Định lượng khả năng kháng khuẩn, kháng nấm của dịch lọc vi khuẩn nội
sinh từ cây neem (Azadirachta indica A. Juss) ....................................................... 30
2.2.5. Khảo sát khả năng kháng khuẩn của vi nấm nội sinh từ cây neem
(Azadirachta indica A. Juss) ................................................................................... 32
2.2.6. Khảo sát khả năng kháng nấm của vi nấm nội sinh từ cây neem

(Azadirachta indica A. Juss) ................................................................................... 33
2.2.7. Định danh các chủng vi nấm và vi khuẩn có hoạt tính kháng khuẩn và
kháng nấm cao theo phương pháp truyền thống ..................................................... 35
2.2.8. hương pháp thống k số liệu ....................................................................... 44
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ‒ THẢO LUẬN ................................................................. 45
3.1. KẾT QUẢ TÁI PHÂN LẬP .........................................................................................................46
3.1.1. Vi khuẩn nội sinh từ cây neem (Azadirachta indica A. Juss)........................ 46
3.1.2. Vi nấm nội sinh từ cây neem (Azadirachta indica A. Juss)........................... 49
3.2. KẾT QUẢ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA VI KHUẨN
NỘI SINH TỪ CÂY NEEM (AZADIRACHTA INDICA A. JUSS) .................................................51
3.2.1. Kết quả định tính khả năng kháng khuẩn của vi sinh vật nội sinh từ cây
neem (Azadirachta indica A. Juss) .......................................................................... 51
3.2.2. Kết quả định lượng khả năng kháng khuẩn của dịch lọc vi khuẩn nội sinh
từ cây neem (Azadirachta indica A. Juss) ............................................................... 54
3.3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG KHÁNG NẤM CỦA VI KHUẨN NỘI
SINH TỪ CÂY NEEM (AZADIRACHTA INDICA A. JUSS)............................................................58
3.3.1. Kết quả định tính khả năng kháng nấm của vi khuẩn nội sinh từ cây neem
(Azadirachta indica A. Juss) ................................................................................... 58


3.3.2. Kết quả định lượng khả năng kháng nấm của vi khuẩn nội sinh từ cây
neem (Azadirachta indica A. Juss) .......................................................................... 60
3.4. KẾT QUẢ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG KHÁNG KHUẨN CỦA VI NẤM NỘI
SINH PHÂN LẬP TỪ CÂY NEEM (AZADIRACHTA INDICA A. JUSS) ..................................61
3.5. KẾT QUẢ KHẢO SÁT KHẢ NĂNG KHÁNG NẤM CỦA VI NẤM NỘI
SINH PHÂN LẬP TỪ CÂY NEEM (AZADIRACHTA INDICA A. JUSS) ..................................66
3.6. ĐỊNH DANH CHỦNG VI SINH VẬT CÓ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN,
KHÁNG NẤM CAO NHẤT PHÂN LẬP TỪ CÂY NEEM (AZADIRACHTA INDICA
A. JUSS) ..........................................................................................................................................................72
3.6.1. Định danh chủng vi khuẩn có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm cao

nhất được phân lập từ cây neem (Azadirachta indica A. Juss) .............................. 72
3.6.2. Định danh chủng vi nấm có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm cao nhất
được phân lập từ cây neem (Azadirachta indica A. Juss)....................................... 75
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN ‒ ĐỀ NGHỊ ...................................................................... 78
4.1. KẾT LUẬN..........................................................................................................................................79
4.2. ĐỀ NGHỊ ..............................................................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 81
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 87


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. DƯƠNG NHẬT LINH

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Một số công dụng dược liệu trong các bộ phận của cây neem ....................... 7
Bảng 2.1. Biểu hiện các mức phát triển của khóm nấm................................................ 44
Bảng 3. 1. Đặc điểm đại thể và vi thể của vi khuẩn nội sinh từ cây neem .................... 46
Bảng 3. 2. Đặc điểm đại thể và vi thể của vi nấm nội sinh từ cây neem ....................... 49
Bảng 3. 3. Kết quả định tính khả năng kháng khuẩn của vi khuẩn nội sinh .................. 52
Bảng 3. 4. Kết quả định tính khả năng kháng khuẩn của vi khuẩn nội sinh .................. 53
Bảng 3. 5. Kết quả định lượng khả năng kháng khuẩn của vi khuẩn nội sinh (mm) ..... 54
Bảng 3. 6. Kết quả định tính khả năng kháng nấm của vi khuẩn nội sinh ..................... 59
Bảng 3. 7. Kết quả định tính khả năng kháng nấm của vi khuẩn nội sinh ..................... 59
Bảng 3. 8. Kết quả định lượng khả năng kháng nấm của vi khuẩn nội sinh (mm) ........ 60
Bảng 3. 9. Kết quả định tính khả năng kháng khuẩn gây bệnh với nấm nội sinh phân
lập ................................................................................................................................... 62
Bảng 3. 10. Kết quả định tính khả năng kháng khuẩn gây bệnh với nấm nội sinh
phân lập .......................................................................................................................... 62
Bảng 3. 11. Kết quả xác định khả năng kháng khuẩn gây bệnh của các chủng vi nấm

nội sinh phân lập từ cây neem (Azadirachta indica A. Juss) (mm) ............................... 64
Bảng 3. 12. Kết quả định tính khả năng kháng nấm gây bệnh của các chủng nấm nội
sinh phân lập .................................................................................................................. 67
Bảng 3. 13. Kết quả định tính khả năng kháng nấm gây bệnh của các chủng nấm nội
sinh ................................................................................................................................. 67
Bảng 3. 14. Kết quả xác định phần trăm ức chế T. rubrum của các chủng nấm nội
sinh thử nghiệm phân lập từ cây neem (Azadirachta indica A. Juss) ............................ 68
Bảng 3. 15. Kết quả xác định phần trăm ức chế T. mentagrophytes của các chủng
nấm nội sinh thử nghiệm phân lập từ cây neem (Azadirachta indica A. Juss) .............. 69
Bảng 3. 16. Kết quả xác định phần trăm ức M. gypseum của các chủng nấm nội sinh
thử nghiệm phân lập từ cây neem (Azadirachta indica A. Juss) ................................... 70
Bảng 3. 17. Kết quả xác định phần trăm ức chế vi nấm gây bệnh của các chủng nấm
nội sinh thử nghiệm phân lập từ cây neem (Azadirachta indica A. Juss) (%)............... 71

SVTH: NGUYỄN TRUNG HIẾU

i


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. DƯƠNG NHẬT LINH

Bảng 3. 18. Kết quả định danh sinh hóa chủng KT1, KT2 và KT3 ............................... 74

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. So sánh khả năng kháng khuẩn của dịch lọc vi khuẩn nội sinh ................ 56
Biểu đồ 3.2. So sánh khả năng kháng T. rubrum của KT1, KT2 và KT3...................... 60
Biểu đồ 3. 3. So sánh khả năng kháng khuẩn của vi nấm nội sinh NT2 và NL1........... 64
Biểu đồ 3. 4. So sánh phần trăm ức chế vi nấm gây bệnh với vi nấm nội sinh NT1,

NT2 và NL1 từ cây neem ............................................................................................... 71

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3. 1. Kết quả quan sát đại thể và vi thể của vi khuẩn KT1 nội sinh .................48
Hình 3.2. Kết quả quan sát đại thể và vi thể của vi khuẩn KT2 nội sinh ..................48
Hình 3.3. Ảnh đại thể vi nấm NT2 nội sinh từ cây neem .........................................51
Hình 3. 4. Ảnh đại thể vi nấm NL1 nội sinh từ cây neem ........................................51
Hình 3.5. Kết quả định lượngkhả năng kháng vi khuẩn gây bệnh của các vi khuẩn
nội sinh từ cây neem..................................................................................................58
Hình 3.6. Kết quả kháng nấm T. rubrum của các chủng KT1, KT2 và KT3 ............61
Hình 3.7. Kết quả khảo sát khả năng vi nấm nội sinh kháng P. aeruginosa. ...........65
Hình 3.8. Nấm T. rubrum đối chứng ........................................................................68
Hình 3.9. Chủng NT1 kháng nấm T. rubrum ............................................................69
Hình 3.10. Nấm T. mentagrophytes đối chứng .........................................................69
Hình 3.11. Chủng NL1 kháng T. mentagrophytes ....................................................70
Hình 3.12. Nấm M. gypseum đối chứng...................................................................70
Hình 3.13. Chủng NT2 kháng M. gypseum ...............................................................71
Hình 3.14. Kết quả nhuộm Gram và hình thái khuẩn lạc trên môi trường NA của ..73

SVTH: NGUYỄN TRUNG HIẾU

ii


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. DƯƠNG NHẬT LINH

Hình 3.15. Kết quả nhuộm Gram và hình thái khuẩn lạc trên môi trường NA của
chủng KT2 .................................................................................................................73

Hình 3.16. Kết quả nhuộm Gram và hình thái khuẩn lạc trên môi trường NA của
chủng KT3 .................................................................................................................74
Hình 3.17. Quan sát hình thái nấm NT2 trên môi trường PDA ................................76
Hình 3.18. Bào tử chủng NT2 dưới kính hiển vi ......................................................76
Hình 3.19. Quan sát hình thái nấm NL1 trên môi trường PDA ................................77
Hình 3.20. Bào tử chủng NL1 dưới kính hiển vi .....................................................77

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Bố trí thí nghiệm ........................................................................................... 26

SVTH: NGUYỄN TRUNG HIẾU

iii


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. DƯƠNG NHẬT LINH

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CFU

Colony Forming Unit – Đơn vị hình thành khuẩn lạc

Cs

Cộng sự

E. coli


Escherichia coli

ESBL

Extend Spectra Beta – Lactamases

I (%)

Phần trăm ức chế

M. canis

Microsporum canis

M. gypseum

Microsporum gypseum

NA

Nutrient Agar

NB

Nutrient Broth

OD

Optical Density


PDA

Potato Dextrose Agar

P. aeruginosa

Pseudomonas aeruginosa

SDA

Sabouraud Dextrose Agar

S. aureus

Staphylococcus aureus

S. typhi

Samonella typhi

T. mentagrophytes

Trichophyton mentagrophytes

T. rubrum

Trichophyton rubrum

SVTH: NGUYỄN TRUNG HIẾU


iv


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. DƯƠNG NHẬT LINH

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, tình hình sử dụng kháng sinh ở Việt Nam không được kiểm soát chặt
chẽ, người bệnh tự ý sử dụng mà không theo hướng dẫn của bác sĩ khiến vi khuẩn
phơi nhiễm nhiều kháng sinh dẫn đến vi khuẩn kháng thuốc phát triển và lây lan.
Sự gia tăng tình trạng kháng kháng sinh có thể dẫn đến nguy cơ không còn kháng
sinh để điều trị nhiễm khuẩn trong tương lai ( GARP ‒ Vietnam, 2010).
Một trong những hướng giải pháp mới được đề ra là tìm các hợp chất có nguồn
gốc từ thực vật. Hiện nay cùng với sự phát triển của y học, các bài thuốc từ thực
vật được sử dụng để chữa bệnh ngày càng nhiều. Các loài thực vật này có trong tự
nhiên, dễ kiếm lại ít có những tác dụng phụ cho con người, do đó đã thu hút sự
quan tâm của các nhà nghiên cứu hóa sinh và y dược học trong nước cũng như trên
thế giới (Võ Thị Mai Hương, 2009). Bên cạnh đó, một số nghiên cứu trước đây đã
cho thấy rằng, vi khuẩn nội sinh thực vật có khả năng sinh ra các chất có khả năng
ứng dụng để sản xuất kháng sinh, đó là nguồn chất kháng khuẩn, kháng nấm có
tiềm năng quan trọng dùng cho việc phòng trị các loại vi nấm và vi khuẩn gây
bệnh (Ryan và cs., 2008).
Trong rất nhiều hợp chất có nguồn gốc từ thực vật thì các hợp chất chiết xuất
từ cây neem (Azadirachta indica A. Juss), một loại thảo dược từ cổ xưa có nguồn
gốc ở Ấn Độ đã và đang được quan tâm bởi những công dụng to lớn của nó đối
với sức khỏe và đời sống con người. Tại Việt Nam, cây neem mọc hoang và trồng
nhiều ở các tỉnh miền Nam Trung Bộ như Bình Thuận, Ninh Thuận.
Cây neem có các hợp chất chống viêm, chống ung thư, chống khối u, kháng
virus, kháng khuẩn, kháng nấm và kháng kí sinh trùng, giúp ngăn chặn sự hình

thành các tế bào bất thường, loại trừ bệnh nhiễm trùng và đẩy nhanh sự chữa lành
trong rất nhiều vấn đề sức khỏe như nimbin, nimbinon, margocin, azadirachtin...
(Võ Quang Yến, 1996; Conrick, 2001). Năm 2012, Hashmat và cộng sự đã khảo sát
cao chiết cây neem bằng methanol có khả năng ức chế Bacillus subtilis với đường
kính kháng 28 mm. Năm 2007, Chandrashekhara và cộng sự đã phân lập được 7
SVTH: NGUYỄN TRUNG HIẾU

1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. DƯƠNG NHẬT LINH

chủng vi khuẩn nội sinh được phân lập từ cây neem tại Ấn Độ cho thấy 2 chủng
Gram (+) và 5 chủng Gram (). Năm 2008, Rajasekaran đã nghiên cứu cao chiết lá
neem bằng dung môi nước, ethanol và dichloromethane đều cho thấy hoạt tính
kháng 10 chủng vi khuẩn gây bệnh. Năm 2009, Verma và cộng sự đã phân lập được
55 chủng xạ khuẩn nội sinh từ cây neem có khả năng ức chế được 54,4% hoạt động
của vi khuẩn và nấm bệnh.
Với những công dụng to lớn như trên nhưng tại Việt Nam cây neem vẫn chưa
được nghiên cứu sâu và rộng rãi. Sự hiểu biết các nghiên cứu về cây neem ở nước ta
cho đến thời điểm hiện tại chỉ dừng ở mức độ tách chiết và cô đặc các hợp chất từ
cây neem mà không có nhiều nghiên cứu về vi sinh vật nội sinh từ cây neem. Để tận
dụng và phát triển nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, nhằm đem đến nhiều lựa
chọn hơn cho vấn đề sức khỏe của con người và động vật chúng tôi quyết định tiến
hành thực hiện đề tài: “Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của các
chủng vi sinh vật nội sinh phân lập từ cây neem (Azadirachta indica A. Juss)”.
 Mục tiêu
Khảo sát khả năng kháng khuẩn, kháng nấm của một số chủng vi sinh vật nội

sinh từ cây neem (Azadirachta indica A. Juss).
 Nội dung thực hiện bao gồm
 Tái phân lập các chủng vi sinh vật nội sinh từ cây neem (Azadirachta indica
A. Juss).
 Định tính khả năng kháng khuẩn, kháng nấm của một số chủng vi sinh vật
nội sinh từ cây neem (Azadirachta indica A. Juss).
 Định lượng khả năng kháng khuẩn, kháng nấm của một số chủng vi sinh vật
nội sinh từ cây neem (Azadirachta indica A. Juss).
 Định danh các chủng vi sinh vật nội sinh từ cây neem có hoạt tính kháng
khuẩn, kháng nấm cao nhất bằng phương pháp truyền thống.

SVTH: NGUYỄN TRUNG HIẾU

2


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. DƯƠNG NHẬT LINH

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

SVTH: NGUYỄN TRUNG HIẾU

3


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. DƯƠNG NHẬT LINH


1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY NEEM (Azadirachta indica A.
Juss)
1.1.1. Đặc điểm thực vật học
Cây neem có tên khoa học là Azadirachta indica A. Juss, thuộc họ xoan
(Meliaceae).
Tên khác : xoan Ấn Độ, xoan chịu hạn, sầu đâu, cây nim, xoan ăn gỏi, xoan
trắng.
Tên nước ngoài: neem tree, margosa, Indian lilac (Anh); nimb (Hindi); niembau
(Đức); kohumba, nimba (Singapore).
Năm 1830, cây neem được nhà khoa học Andriew Henri Laurent de Jussieu mô
tả và định danh là Azadirachta indica, thuộc hệ thống phân loại như sau (Biswas và
cs., 2002):
Ngành

: Angiospermatophyta

Bộ

: Rutales

Bộ phụ

: Rutineae

Họ

: Meliaceae

Chi


: Melieae

Giống

: Azadirachtia

Loài

: Azadirachta indica A. Juss (Biswas và cs., 2002).

Có ba cây tương tự với cây Azadirachta indica A. Juss đó là: Melia azadirachta
L., Melia indica và Antelaca azadirachta. Người ta thường hay lẫn lộn giữa cây
neem và cây Melia azadirachta L. nhiều nhất bởi hình dáng bên ngoài của chúng
hơi giống nhau. Nhưng thực ra chúng dễ dàng được phân biệt dựa vào đặc điểm của
lá: Azadirachta indica A. Juss có lá kép lông chim một lần, trong khi đó Melia
azadirachta L. có lá kép lông chim hai lần (Biswas và cs., 2002).

1.1.2. Nguồn gốc và phân bố
Neem là loại cây đặc trưng tại vùng biển lục địa Indo – Pakistan. Ngày nay nó
được tìm thấy ở Nam Á như Ấn Độ, Bangladesh, thượng Burma và tại các vùng
hoang mạc ở Sri Lanka, Thái Lan, Nam Malaysia... Ngoài ra nó còn được tìm thấy

SVTH: NGUYỄN TRUNG HIẾU

4


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


GVHD: ThS. DƯƠNG NHẬT LINH

ở Phillipines, đảo Fiji, đảo Mauritius và trải rộng tới các đảo khác ở nam Thái Bình
Dương. Ở Trung Đông nó được tìm thấy ở YeMen và Saudi Arabia. Tại Châu Phi
cây neem tồn tại ở Ghana, Nigieria, Sudan và các nước Đông Phi. Ở Châu Mỹ nó
được tìm thấy ở các đảo vùng Caribe và vùng Trung Mỹ (Schmutterer, 1990).
Cây neem được di thực vào Việt Nam năm 1981 do giáo sư Lâm Công Định,
nhà lâm học Việt Nam, nhân dịp tham dự hội thảo lâm nghiệp quốc tế về “Vai trò
của rừng trong sự phát triển cộng đồng nông thôn” tại Senegal Châu Phi. Ông đã
đem hạt giống cây neem về trồng tại Phan Thiết, sau đó trồng rộng ra ở Ninh
Thuận, Bình Thuận. Ông là người đặt tên cho loài cây này là xoan chịu hạn để phân
biệt với xoan địa phương (Melia azadirachta) được trồng phổ biến tại Việt Nam
(Lâm Công Định, 1991).
Cây neem thích hợp ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đặc biệt cây sinh
trưởng tốt ở những vùng đất xấu, khô nóng, độ cao khoảng 1000 m, tính từ mực
nước biển, vùng gần xích đạo. Rễ cái mọc sâu, có thể dài gấp hai lần chiều cao của
cây (Lâm Công Định, 1991).

1.1.3. Đặc điểm hình thái
Neem là cây thân gỗ xanh quanh năm, cao trung bình từ 13 đến 20 m, ở điều
kiện thích hợp có thể cao tới 40 m, chịu hạn tốt.
Nhánh cây rộng, tán lá có đường kính khoảng 15 – 20 m.
Thân cây thẳng, vỏ cứng và tương đối dày, xù xì, có nhiều rảnh nứt, màu xám
bên ngoài và màu đỏ nhạt bên trong.
Lá 1 lần kép, hình lông chim, bìa lá có răng cưa, dài khoảng 20 – 40 cm, cuống
lá ngắn. Lá non và nụ có vị đắng, hậu ngọt.
Hoa lưỡng tính, màu trắng, dài khoảng 5 – 6 mm, rộng khoảng 8 – 11 mm, dài
có lông, có mùi thơm. Hoa mọc thành từng cụm, mỗi cụm có khoảng 150 – 250
hoa.
Trái hình bầu dục, màu oliu, vỏ mỏng, thịt đắng màu vàng nhạt, dày khoảng 0,3

– 0,5 cm, dài khoảng 2 cm.

SVTH: NGUYỄN TRUNG HIẾU

5


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. DƯƠNG NHẬT LINH

Rễ gồm rễ cọc ngắn và nhiều rễ bên mọc khá dài. Cây bắt đầu ra hoa, quả sau 3
– 5 năm trồng. Tuổi thọ trung bình của một cây neem khoảng 200 năm (Hashmat và
cs., 2012).

1.1.4. Công dụng
Neem được người Ấn Độ sử dụng đầu tiên để hỗ trợ sức khỏe từ 4500 năm
trước đây. Neem là một thảo dược có thể giúp tăng cường sức khỏe một cách tổng
thể, sử dụng neem không có bất cứ tác dụng phụ nào (Conrick, 2001).
Cây neem có vị đắng, nồng, có tính mát, có thể chữa trị được giun, chống nôn
ói, ung nhọt ở trẻ em. Cây neem cũng có tác dụng chữa trị sung viêm, sốt, rụng
tóc,....
Lá dùng chế cồn thuốc được dùng như cồn long não, xoa lên chỗ bong gân, làm
tan viêm. Lá còn dùng chế dầu thuốc (thêm với dầu dừa) dùng xoa chóng đau khớp
hay dùng để băng trị vết chàm. Lá còn được dùng để trị táo bón, ung nhọt, giun, ....
Dịch nước của lá có tính kháng virus, có tính lợi niệu nhẹ, làm giảm nhịp tim,
có tính chống khối u. Đối với nhiều loại côn trùng, dịch trích từ lá cây này có tính
xua đuổi hay ức chế sự tăng trưởng của côn trùng.
Bột lá neem được sử dụng để chữa trị nhiều bệnh khác nhau của con người như
hỗ trợ miễn dịch, chống oxy hóa, hỗ trợ chức năng gan, tăng tiết mật khơi thông

dòng chảy của mật, giúp tiêu hóa tốt, lọc máu, thải độc cơ thể giúp duy trì ổn định
và giảm mức độ đường trong máu. Neem còn giúp cơ thể có làn da sáng, đẹp và
khỏe mạnh.
Nhánh non có tác dụng trị giun, hen suyễn và đầy bụng.
Hoa có tính kích thích, bổ và dễ tiêu hóa. Ngoài ra còn có thể dùng để trị đờm ở
cổ, tẩy giun.
Trái có thể làm lành vết thương, chữa lao phổi, bệnh vàng da, sốt rét,....
Vỏ thân cây còn trị được bệnh lậu và bệnh đái tháo, trị viêm họng, suy nhược,
chứng vàng da, giun đũa, làm giảm sốt. Ngoài ra, vỏ có thể được dùng làm thuốc
ngừa thai (Thanh Huế, 2000; Võ Quang Yến, 1996).
Một số công dụng chữa bệnh của các bộ phận khác nhau của cây neem được đề
cập trong bảng 1.1. (Biwas và cs., 2002).
SVTH: NGUYỄN TRUNG HIẾU

6


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. DƯƠNG NHẬT LINH

Bảng 1.1. Một số công dụng dược liệu trong các bộ phận của cây neem
Bộ phận cây neem

Vỏ cây
Hoa

Công dụng
Trị phong, vấn đề về mắt, chảy máu cam, diệt sâu bọ,
chán ăn, loét da

Giảm đau, chữa sốt
Ức chế sự tiết mật, loại bỏ đờm, diệt sâu bọ
Chữa bệnh trĩ, giun trong ruột, rối loạn đường tiết niệu,

Quả

chảy máu cam, tiêu đàm, bệnh tiểu đường, vết thương
và bệnh phong

Cành cây

Chất keo

Làm giảm ho, hen suyễn, bệnh trĩ, khối u, giun trong
ruột, tiểu đường
Chữa hiệu quả bệnh ngoài da như vảy nến, các vết
thương và vết loét

Bột hạt neem

Chữa phong và giun trong ruột

Tinh dầu

Chữa phong và giun trong ruột

Hỗn hợp rễ, vỏ, lá,
hoa và trái

Bệnh về máu, rối loạn mật, ngứa, loét da, bỏng và bệnh

phong

1.1.5. Dược tính
Hợp chất nimbidol được trích từ hạt neem có tính hạ sốt và trị sốt rét (Phan Đức
Bình và Phạm Bách Cúc, 1996).
Năm 2002, Biwas và cộng sự đã có nghiên cứu về hoạt tính sinh học của cây
neem cho thấy dịch chiết bằng chloroform của vỏ thân cây có tác dụng chống
carrageenin gây ra phù nề chân ở chuột và viêm tai chuột, chiết xuất từ methanol
của lá có tác dụng hữu hạ sốt ở thỏ đực. Bên cạnh đó, một chiết xuất bằng nước của
vỏ thân cây đã được chứng minh để tăng cường đáp ứng miễn dịch của những con
chuột Balb  c. Ngoài ra, chiết xuất bằng nước của lá neem có tác dụng chống loét
hiệu quả ở chuột.

SVTH: NGUYỄN TRUNG HIẾU

7


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. DƯƠNG NHẬT LINH

Hợp chất nimbidin được trích từ hạt neem có tác dụng chống viêm loét bao tử,
trị phong thấp. Nimbidin có ức chế nấm da, nấm tóc Tinea rubrum. Dung dịch
nimbidin có thể ức chế vi trùng lao (Phan Đức Bình, 2001).
Hợp chất mahmoodin, trích từ dầu neem được thử nghiệm tính kháng khuẩn
trên các vi khuẩn Gram (+) và Gram () (Siddiqui và cs., 1992).
Hợp chất natri nimbidinat và natri nimbinat là dẫn xuất của nimbidin và nimbin
có tính diệt tinh trùng (Phan Đức Bình, 2001).
Khảo sát dược lý học của Luscombe cho thấy lá cây neem có tác dụng kháng

virus, có tính lợi niệu nhẹ ở dịch trích của lá trong nước và lá non có khả năng làm
giảm đường huyết ở thỏ (Luscombe và cs., 1974).
Trong số các triterpenoid chiết xuất từ cây neem thì azadirone và các dẫn xuất
của nó, nimbin, salannin, meliantriol, nimbidin giữ vai trò chủ lực trong việc thể
hiện hoạt tính sinh học. Mỗi chất có phương thức và hiệu quả tác động khác nhau.
Vì vậy các dịch chiết từ cây neem có phổ tác động rộng. Cho đến nay các hoạt chất
từ cây neem được báo cáo là có khả năng kiểm soát trên 400 loài sinh vật như: côn
trùng, vi sinh vật (vi nấm, vi khuẩn, virus) gây bệnh thực vật, người và động vật.
Các hoạt chất từ cây neem được xác định là không độc đối với động vật có xương
sống và vô hại đối với nhiều loài thiên địch và tác nhân thụ phấn trong tự nhiên.
Đây là cơ sở cho việc ứng dụng các dịch chiết từ cây neem để sản xuất thuốc trừ sâu
và dược phẩm (Biwas và cs., 2002).

1.2. SƠ LƯỢC VỀ VI SINH VẬT NỘI SINH
Vi sinh vật nội sinh (Endophyte) là thuật ngữ chỉ các sinh vật trong toàn bộ
hoặc một phần chu kỳ sống của nó có giai đoạn xâm nhập vào các mô của thực vật
gây nhiễm trùng không có biểu hiện thành triệu chứng. De Bary (1866) lần đầu tiên
giới thiệu thuật ngữ “epiphytes” cho các loại nấm sống trên bề mặt vật chủ của
chúng và thuật ngữ “endophytes” cho những loài nấm sống bên trong các tế bào
thực vật. Ban đầu, thuật ngữ vi sinh vật nội sinh đã được sử dụng rộng rãi bao gồm
các tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên lá, rễ thực vật. Nhưng sau đó, các vi nấm xâm
nhập vào mô thực vật tạo thành các triệu chứng của bệnh cây được loại trừ khỏi

SVTH: NGUYỄN TRUNG HIẾU

8


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


GVHD: ThS. DƯƠNG NHẬT LINH

danh mục vi sinh vật nội sinh, mặc dù tất cả các nấm gây bệnh đều xâm nhập và tồn
tại bên trong mô thực vật, và những vi nấm xâm nhập nhưng không tạo các triệu
chứng biểu hiện trong các mô của thực vật được gọi là vi sinh vật nội sinh. Tuy
nhiên, một số nghiên cứu còn bao gồm nấm sinh sống ở các bộ phận của thực vật
trong toàn bộ hay một phần chu kỳ sống của chúng mà không gây hại đến thực vật,
cũng như không là các tác nhân gây bệnh tiềm ẩn cho thực vật được đưa vào danh
mục vi sinh vật nội sinh. Hiện nay, thuật ngữ vi sinh vật nội sinh bao gồm tất cả các
sinh vật có toàn bộ hoặc một phần thời gian của chu kỳ sống của chúng sống bên
trong mô thực vật mà không tạo ra bất kỳ triệu chứng nào (Khan, 2007).
Các nhóm khác nhau của các sinh vật như nấm, vi khuẩn, xạ khuẩn và
mycoplasma được báo cáo như là vi sinh vật nội sinh. Trong đó, nấm và vi khuẩn là
hai loại được phân lập nhiều nhất. Trong thế kỷ trước, nghiên cứu về các loại nấm
nội sinh được thực hiện ở một quần thể sinh học, giới hạn cho ba họ thực vật:
Coniferaeceae, Ericaceae và Gramineae. Gần đây, các kiến thức về đa dạng sinh
học vi sinh vật nội sinh đang trở nên rõ ràng hơn, từ một vài cho đến hàng trăm loài
vi sinh vật nội sinh được phân lập từ một loại thực vật. Người ta tin rằng, môi
trường có vai trò quan trọng trên đa dạng sinh học của vi sinh vật nội sinh và đa
dạng loài là phụ thuộc vào bản chất của cây chủ và địa điểm sinh thái của chúng. Ví
dụ, nấm nội sinh cây thân gỗ rất phong phú và đa dạng, đặc biệt là ở các vùng nhiệt
đới (Khan, 2007; Strobel và Daisy, 2003).
Vi sinh vật nội sinh đã nhận được sự chú ý đáng kể sau khi phát hiện được
chúng có khả năng bảo vệ thực vật chống lại côn trùng, sâu bệnh, mầm bệnh và
thậm chí cả động vật ăn thực vật. Hầu như tất cả các loài thực vật (khoảng 400.000)
chứa một hoặc nhiều vi sinh vật nội sinh (Khan, 2007). Chúng sinh sống ở phần lớn
các cây khỏe mạnh, trong các mô khác nhau, hạt, rễ, thân, cành và lá. Thực vật ký
chủ đem lại lợi ích rộng rãi bằng cách nuôi dưỡng những vi sinh vật nội sinh này, và
các vi sinh vật nội sinh này giúp thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao đề kháng các tác
nhân gây bệnh khác nhau bằng cách sản xuất kháng sinh cho thực vật ký chủ. Vi

sinh vật nội sinh cũng sản xuất các chất chuyển hóa thứ cấp có tầm quan trọng trong
y học hiện đại, nông nghiệp và công nghiệp. Người ta cho rằng hoạt động hỗ sinh
SVTH: NGUYỄN TRUNG HIẾU

9


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. DƯƠNG NHẬT LINH

của thực vật có sự hiện diện của vi sinh vật nội sinh như một chất “kích hoạt sinh
học” (biological trigger) để kích hoạt các hệ thống phản ứng một cách nhanh hơn và
mạnh mẽ hơn so với thực vật không được hỗ sinh (Bandara và cs., 2006; Strobel và
Daisy, 2003).

1.3. TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY BỆNH CHO
NGƯỜI
1.3.1. Staphylococcus aureus
Phân loại như sau:
Giới:

Prokaryote

Phân ngành:

Firmicute

Lớp:


Firmibacteria

Họ:

Micrococceae

Chi :

Staphylococcus

Loài:

Staphylococcus aureus (Buchanan và Gibbons, 1994).

S. aureus là vi khuẩn Gram (+), hình cầu đường kính 0,5 – 1,5 µm, có thể đứng
riêng lẻ, từng đôi, từng chuỗi ngắn, hoặc từng chùm không đều giống như chùm
nho. Đây là loại vi khuẩn không di động và không sinh bào tử, thường cư trú trên da
và màng nhầy của người và động vật máu nóng. Trên môi trường Baird Parker,
khuẩn lạc có vòng sáng rộng 2 – 5 mm.
 Khả năng gây bệnh của S. aureus:
S. aureus gây ra hai loại hội chứng nhiễm độc và nhiễm trùng:
Nhiễm độc có thể do hoạt tính của một hoặc một vài sản phẩm của S. aureus
(độc tố) mà không cần có sự hiện diện của vi khuẩn. Như hội chứng sốc nhiễm độc,
hội chứng phỏng ngoài sa, hội chứng ngộ độc thức ăn.
Nhiễm trùng là do S. aureus xâm nhập vào cơ quan bảo vệ của vật chủ khi bị
tổn thương hay giảm chức năng. Như nhiễm trùng da và mô mềm, nhiễm trùng hệ
hô hấp, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng tiểu,
nhiễm trùng nội mạch, nhiễm trùng xương…

SVTH: NGUYỄN TRUNG HIẾU


10


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. DƯƠNG NHẬT LINH

S. aureus gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng, tạo mủ và gây độc ở người. Thường
xảy ra ở những chỗ xây xước trên bề mặt da như nhọt, gây ra nhiều bệnh truyền
nhiễm nghiêm trọng như viêm phổi, viêm tĩnh mạch, viêm màng não, nhiễm trùng
tiểu và những bệnh nguy hiểm khác như viêm xương tủy, viêm màng trong tim
(Nguyễn Thanh Bảo, 2008).

1.3.2. Escherichia coli
Phân loại như sau:
Phân ngành:

Proteobacteria

Lớp:

Gamma Proteobacteria

Bộ:

Enterobacteriales

Họ:


Enterobacteriaceae

Chi:

Escherichia

Loài:

Escherichia coli (Buchanan và Gibbons, 1994).

E. coli là trực khuẩn Gram (), kích thước trung bình từ 2 – 3 µm x 0,5 µm;
trong những điều kiện không thích hợp (ví dụ như trong môi trường có kháng sinh)
vi khuẩn có thể rất dài như sợi chỉ. Rất ít chủng E. coli có vỏ, nhưng hầu hết có lông
và có khả năng di động.
E. coli phát triển dễ dàng trên các môi trường nuôi cấy thông thường, hiếu khí
tùy nghi, nhiệt độ từ 5 – 40oC. Trong điều kiện thích hợp E. coli phát triển rất
nhanh, thời gian thế hệ chỉ khoảng 20 đến 30 phút.
 Khả năng gây bệnh của E. coli:
E. coli là vi khuẩn thường trú ở đường tiêu hóa của người, có thể được tìm thấy
ở đường hô hấp trên hay đường sinh dục. E. coli đứng đầu trong các vi khuẩn gây
bệnh tiêu chảy, viêm đường tiết niệu, viêm đường mật, căn nguyên gây nhiễm
khuẩn huyết. E. coli có khả năng gây bệnh khi xâm nhập vào những vị trí trong cơ
thể mà bình thường chúng không hiện diện.
E. coli hội sinh có trong phân người khỏe mạnh chỉ gây bệnh khi có dị vật hay
hệ thống miễn dịch của ký chủ bị suy yếu.

SVTH: NGUYỄN TRUNG HIẾU

11



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. DƯƠNG NHẬT LINH

E. coli gây bệnh đường ruột. Tác nhân gây bệnh qua đường tiêu hóa bất cứ khi
nào ký chủ nuốt vào đủ số lượng vi khuẩn. Truyền bệnh chủ yếu qua thức ăn hay
nước uống bị nhiễm vi khuẩn hay truyền từ người này qua người khác (Buchanan
và Gibbons, 1994).

1.3.3. Salmonella typhi
Phân loại như sau:
Phân ngành: Proteobacteria
Lớp:

Gamma Proteobacteria

Bộ:

Enterobacteriales

Họ:

Enterobacteriaceae

Chi:

Salmonella

Loài:


Salmonella typhi (Buchanan và Gibbons, 1994).

S. typhi là trực khuẩn Gram (), có lông xung quanh thân. Vì vậy có khả năng
di động, không sinh nha bào. Kích thước khoảng 0,4  0,6 x 2  3 μm. S. typhi là vi
khuẩn hiếu khí tùy nghi, phát triển được trên các môi trường nuôi cấy thông thường.
Trong môi trường thích hợp sau 24 giờ khuẩn lạc có kích thước trung bình 2 – 4
mm.
 Khả năng gây bệnh của S. typhi:
S. typhi chỉ gây bệnh cho người, chủ yếu gây bệnh thương hàn. Bệnh có thể gây
biến chứng chủ yếu là xuất huyết tiêu hóa và thủng ruột. Một số biến chứng ít gặp
hơn như viêm màng não, viêm tủy xương, viêm khớp, viêm thận (Nguyễn Thanh
Bảo, 2008; Lê Văn Phủng, 2012).

1.3.4. Pseudomonas aeruginosa
Phân loại như sau:
Phân ngành:

Proteobacteria

Lớp:

Gamma Proteobacteria

Bộ:

Pseudomonadales

Họ:


Pseudomonadaceae

Chi:

Pseudomona

SVTH: NGUYỄN TRUNG HIẾU

12


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Loài:

GVHD: ThS. DƯƠNG NHẬT LINH

Pseudomonas aeruginosa (Buchanan và Gibbons, 1994).

P. aeruginosa là trực khuẩn mủ xanh, thẳng hoặc hơi cong nhưng không xoắn,
hai đầu tròn, dài 1 5 µm, rộng 0,5  1 µm, ít khi có vỏ có một ít lông ở một đầu, di
động, không sinh nha bào, bắt màu Gram (). Chúng mọc ở biên độ nhiệt rộng (10 –
44oC), nhưng tối ưu ở 35oC. Trong môi trường đặc, có thể gặp hai loại khuẩn lạc:
một loại to, nhẵn, bờ trải dẹt, giữa lồi lên; một loại khác thì xù xì (Nguyễn Thanh
Bảo, 2008; Lê Văn Phủng, 2012).
 Khả năng gây bệnh của P. aeruginosa:
Trực khuẩn mủ xanh là loại vi khuẩn gây bệnh có điều kiện như: khi cơ thể bị
suy giảm miễn dịch, bị bệnh ác tính hay mãn tính, khi dùng corticoid lâu dài, việc
sử dụng kháng sinh tùy tiện… Chúng gây nhiễm trùng da, mắt như viêm nang lông,
viêm da chảy nước ở các vùng kẽ hoặc viêm tai ngoài, viêm loét giác mạc... Ngoài
ra P. aeruginosa là căn nguyên gây nhiễm trùng vết bỏng, vết thương, xương khớp,

huyết, dịch não tủy, tiết niệu và hô hấp (Nguyễn Thanh Bảo, 2008; Lê Văn Phủng,
2012).
Trực khuẩn gây viêm mủ (mủ có màu xanh). Khi có điều kiện thuận lợi chúng
gây bệnh toàn thân như nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm phế quản, viêm màng não,
viêm tai giữa, viêm xương tủy (Nguyễn Thanh Bảo, 2008; Lê Văn Phủng, 2012).

1.3.5. Klebsiella spp.
Phân loại như sau:
Phân ngành:

Proteobacteria

Lớp:

Gamma Proteobacteria

Bộ:

Enterobacteriales

Họ:

Enterobacteriaceae

Chi:

Klebsiella (Dworkin M., 2006).

Klebsiella spp. là trực khuẩn Gram (), không di động, có vỏ polysacharide đặc
trưng. Lớp áo này giúp vi khuẩn tránh được hàng rào phòng vệ của tế bào chủ.

(Podschun và cs, 1998). Klebsiella spp. có kích thước 0,3  1,5 µm × 0,6  6,0 µm,
hình que, thường đứng thành từng đôi, không sinh bào tử (Buchanan R. E., 1994).

SVTH: NGUYỄN TRUNG HIẾU

13


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. DƯƠNG NHẬT LINH

 Khả năng gây bệnh của Klebsiella spp.:
Klebsiella tác nhân đứng thứ hai sau E. coli gây nhiễm khuẩn bệnh viện và cộng
đồng. Klebsiella spp. có thể gây tổn thương ở hầu hết các cơ quan của cơ thể: viêm
xoang, viêm họng, viêm màng não, viêm phúc mạc…Đáng chú ý là trẻ con có thể bị
viêm ruột do loài vi khuẩn này. Nó là căn nguyên quan trọng gây nhiễm khuẩn hô
hấp, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết và nhiễm khuẩn mô mềm ở nhiễm
khuẩn bệnh viện. Klebsiella spp. lan rộng và nhanh trong môi trường bệnh viện qua
tay nhân viên y tế và đường tiêu hóa. Yếu tố nguy cơ để nhiễm các chủng này ở
bệnh viện là do bệnh nhân nằm viện thời gian dài, hệ miễn dịch suy yếu, nằm chung
giường với người nhiễm bệnh hay thực hiện những thủ thuật xâm lấn như đặt ống
thông tiểu, đặt nội khí quản…Tuy nhiên, nhiễm khuẩn bệnh viện do Klebsiella tăng
cao chủ yếu do việc sử dụng kháng sinh không hợp lý nên làm gia tăng những
chủng kháng thuốc (Buchanan R. E., 1994).

1.3.6. Acinetobacter spp.
Phân loại như sau:
Phân ngành:


Proteobacteria

Lớp:

Gamma Proteobacteria

Bộ:

Pseudomonadales

Họ:

Moraxellaceae

Chi:

Acinetobacter (Buchanan và Gibbons, 1994).

Acinetobacter spp. là những vi khuẩn Gram (), đa hình (cầu khuẩn hoặc cầu
trực khuẩn), kích thước khoảng 1,0 µm x 0,7 µm, rất dễ nhầm lẫn với vi khuẩn
thuộc giống Neisseria. Các chủng Acinetobacter kháng với penicillin trong khi các
chủng của họ Neisseria lại nhạy cảm với kháng sinh này. Acinetobacter spp. trên
môi trường thạch máu sau 24 giờ, khuẩn lạc có kích thước 0,5 – 2 mm, màu sáng
đều đến đục, lồi, nguyên vẹn, đặc biệt không tạo sắc tố (Nguyễn Thanh Bảo, 2008).
 Khả năng gây bệnh của Acinetobacter spp.:
Vi khuẩn Acinetobacter spp. hiện diện ở khắp nơi, đặc biệt nơi ẩm ướt như đất,
nước và môi trường bệnh viện. Vi khuẩn thường trú trên da người với tỉ lệ cao

SVTH: NGUYỄN TRUNG HIẾU


14


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. DƯƠNG NHẬT LINH

(25%), màng nhầy, dịch tiết. Vi khuẩn có thể gây nhiễm khuẩn bệnh viện với bệnh
nặng như viêm màng não, viêm nội tâm mạc, viêm phổi và nhiễm khuẩn huyết. Vi
khuẩn thường xâm nhập vào cơ thể rõ rệt là đường hô hấp và da (Nguyễn Thanh
Bảo, 2008).

1.4. TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ NẤM GÂY BỆNH TRÊN NGƯỜI
Dermatophytes là một nhóm nấm ưa keratin gây bệnh ở da, tóc và móng thuộc
họ Gymnoascaceae. Bệnh do nhóm nấm này gây ra được gọi chung là bệnh nấm da.
Có khoảng 40 loài nấm da đã biết, thuộc 3 chi: Trichophyton, Microsporum và
Epidermophyton. Chu kỳ sinh sản của nấm da gồm hai giai đoạn, vì vậy một số loài
đã biết với hai tên riêng biệt nhau, một tên để chỉ giai đoạn sinh sản vô tính
(anaphorm) và một tên để chỉ giai đoạn sinh sản hữu tính (teleomorph). Chỉ có một
số loài nấm da có giai đoạn sinh sản hữu tính bằng bào tử tiếp hợp. Tên gọi cho giai
đoạn sinh sản hữu tính của Microsporum là Nannizzia và của Trichophyton là
Arthroderma sống ở đất.
Bệnh nấm da rất phổ biến, có ít nhất 10% dân số thế giới bị nhiễm nấm da.
Bệnh lây nhiễm chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, thú bệnh hay đất;
hoặc gián tiếp qua thảm, sàn nhà, kệ tủ đựng quần áo, hồ tắm, giày dép mang vảy da
hay tóc bệnh. Ở môi trường thích hợp, vi nấm có thể sống ngoài cơ thể ký chủ ít
nhất một năm. Do vi nấm có ở khắp nơi, rất khó xác định được nguồn lây nhiễm,
nhất là ở các vi nấm ưa người như T. rubrum và T. mentagrophytes. Các loại nấm
gây bệnh cho người thay đổi theo vị trí gây bệnh và theo vùng địa lý, tuy nhiên trên
phạm vi toàn thế giới có hai loài nấm da thường được ly trích từ bệnh nấm da là T.

rubrum và T. mentagrophytes (chiếm 80 – 90% trong tổng số ca bệnh nấm da)
(Nguyễn Đinh Nga, 2009).

SVTH: NGUYỄN TRUNG HIẾU

15


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GVHD: ThS. DƯƠNG NHẬT LINH

Hình 1.1. Cấu trúc vi thể của nấm da

Hình 1.2. Cấu trúc hình thể của nấm da dưới kính hiển vi

1.4.1. Trichophyton spp.
Phân loại như sau:
Giới: Nấm
Ngành: Ascomycota
Lớp: Eurotiomycetes
Bộ: Onygenales
Họ: Arthrodermataceae
Chi: Trichophyton
Trichophyton spp. có bào tử đính lớn, khi trưởng thành, có dạng phẳng, thường
có từ 1 đến 12 vách ngăn mỏng. Chúng được tạo ra đơn lẻ hoặc thành các chùm, và
có thể được kéo dài ở dạng chùm, hình chuỳ, hình thoi, hình trụ. Kích thước dao
động trong khoảng chiều dài từ 8 đến 86 µm, chiều rộng 4 đến 14 µm. Bào tử đính
nhỏ, thường nhiều hơn hơn bào tử đính lớn, chúng có thể là hình cầu, hình quả lê
hoặc hình chùm, không cuống hoặc có cuống, và được tạo ra đơn lẻ dọc theo hai

SVTH: NGUYỄN TRUNG HIẾU

16


×