Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

TỔNG hợp câu hỏi bán TRẮC NGHIỆM luật dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.66 KB, 34 trang )

TỔNG HỢP CÂU HỎI BÁN TRẮC NGHIỆM DÂN SỰ
PHẦN 1: BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM
1. Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu thì biện pháp bảo đảm nghĩa
vụ cũng vô hiệu; (SAI không vô hiệu trong trường hợp biện pháp
bảo đảm đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ nhằm mục
đích hoàn trả tài sản, trừ TH có thỏa thuận khác, khoản 1 Điều 15
NĐ 163)
2. Nghĩa vụ được bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt biện pháp
bảo đảm;(SAI trong trường hợp giao dịch bảo đảm chưa được thực
hiện)
3. Nghĩa vụ bảo đảm vô hiệu không làm nghĩa vụ được bảo đảm
vô hiệu;(SAI về nguyên tắc chung là đúng nhưng pháp luật tôn
trọng sự thỏa thuận của các bên, 2 bên có thể thỏa thuận nếu
biện pháp bảo đảm vô hiệu thì nghĩa vụ trong hợp đồng chính
cũng vô hiệu, khoản 2 Điều 15 NĐ 165)
4. Đối tượng của các biện pháp bảo đảm chỉ có thể là tài sản;(SAI:
bảo lãnh có thể là công việc phải thực hiện, tín chấp là uy tín)
5. Bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm có thể
sử dụng tài sản không thuộc sở hữu của mình làm tài sản bảo
đảm;(Đúng. Ví dụ quy định tại khoản 2 Điều 13 NĐ 163: việc bên
bán được bảo lưu quyền sở hữu hưng bên mua vẫn được dùng tài
sản để cầm cố, thế chấp hoặc trong trường hợp bảo lãnh bên bảo
lãnh có thể dùng tài sản của chính mình làm tài sản bảo đảm cho
bên được bảo lãnh)


6. Hình thức miệng (bằng lời nói) không được công nhận trong tất
cả các giao dịch bao đảm;(SAI. Biện pháp kí cược có thể có hình
thức lời nói)
7. Hình thức giao dịch bảo đảm có đăng ký chỉ áp dụng cho thế
chấp tài sản;(SAI. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác)


8. Người xử lý tài sản bảo đảm phải là bên nhận bảo đảm (bên có
quyền trong quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm);(SAI. Ví dụ như bán
đấu giá ts)
9. Tài sản bảo đảm chỉ bị xử lý khi bên có nghĩa vụ (bên bảo đảm)
vi phạm nghĩa vụ;(SAI do thỏa thuận của các bên có thể xử lí tài
sản trước thời hạn thực hiện nghĩa vụ)
10. Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết;(SAI:
phụ thuộc theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Ví
dụ: cầm cố có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao ts)
11. Cầm cố có đối tượng là tài sản hình thành trong tương lai có
hiệu lực tại thời điểm tài sản đó được hình thành; (SAI. Vì đối với
biện pháp cầm có thời điểm có hiệu lực là khi chuyển giao vật và
bản chất là phải có sự nắm giữ của bên nhận cầm cố; do đó,
TSHTTTL ko thể là đối tượng của biện pháp cầm cố)
12. Bên thế chấp chỉ có quyền đưa tài sản thế chấp tham gia giao
dịch khi có sự thỏa thuận đồng ý của bên nhận thế chấp;(SAI
không cần có sự đồng ý nếu là hàng hóa luân chuyển trong quá
trình sản xuất kinh doanh…)
13. Quyền sử dụng đất là đối tượng của cầm cố, thế chấp có tài
sản gắn liền thì tài sản gắn liền với đất đó cũng thuộc tài sản cầm
cố, thế chấp;(SAI. Về bản chất cẩm cố là chuyển giao bản thân


của tài sản còn thế chấp là chuyển gioa các giấy tờ chứng minh
tình trạng pháp lí của tài sản, Điều 716)
14. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ thì tài sản
bảo đảm thuộc sở hữu của bên có quyền (bên nhận bảo đảm) để
họ có quyền xử lý tài sản bảo đảm;(SAI. Đối với bảo lãnh thì nếu
bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thì bên
bảo lãnh với phải thực hiện nghĩa vụ)

15. Bên nhận bảo đảm có thể dùng tài sản bảo đảm để thay thế
nghĩa vụ cho bên bảo đảm.(SAI: được thay thế nếu có sự vi phạm)
2. KHẲNG ĐỊNH ĐÚNG SAI? TẠI SAO?
25. Cũng như cầm cố, tài sản đặt cọc, ký cược thuộc sở hữu của
bên nhận bảo đảm trong trường hợp bên bảo đảm vi phạm nghĩa
vụ;(SAI theo khoản 2 ĐIều 359 trong kí cược nếu bên thue vi
phạm nghĩa vụ thì trước hết bên cho thuê phải đòi lại ts thuê
không được xử lí ngay tài sản)
26. Một tài sản bảo đảm nhiều nghĩa vụ phải đảm bảo hai điều
kiện: Tài sản phải thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ trong nghĩa
vụ được bảo đảm và phải có giá trị lớn hơn giá trị các nghĩa vụ
được bảo đảm;(SAI: đó là theo nguyên tắc chung nhưng pháp luật
tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên)
27. Tải sản hình thành trong tương lai chỉ có thể là đối tượng của
biện pháp cầm cố, thế chấp;(SAI: TSHTTTL không phải đối tượng
của cầm cố vì bản chất của cầm cố phải có sự chuyển giao và
nắm giữ tài sản)
28. Cũng như cầm cố, đặt cọc và ký cược có hiệu lực từ thời điểm
bên đặt cọc, bên ký cược chuyển giao tài sản đặt cọc, ký cược cho


bên nhận đặt cọc, nhận ký cược;(SAI. Hiệu lực của hợp đồng phụ
thuộc theo thỏa thuận của các bên khác với cầm cố)
29. Trong trường hợp một cá nhân dùng uy tín cá nhân hoặc uy tín
của một tổ chức mà họ là người đại diện để bảo đảm nghĩa vụ cho
bên có nghĩa vụ, nếu được bên có quyền chấp nhận thì đó là bảo
đảm bằng biện pháp tín chấp;(SAI: uy tín của cá nhân không thể
dùng để áp dụng biện pháp tín chấp, căn cứ theo bản chất của tín
chấp)
30. Giao dịch bảo đảm chỉ được xác lập giữa các chủ thể trong

một quan hệ nghĩa vụ dân sự;(SAI trong trường hợp 1 ts bảo đảm
cho nhiều nghĩa vụ)
7. Ký quĩ là biện pháp bảo đảm được áp dụng cho bảo đảm nghĩa
vụ có chủ thể là các tổ chức;(SAI. Có thể áp dụng đối với cá nhân)
8. Hộ gia đình nghèo có thể được vay tín chấp nếu đại diện của hộ
là thành viên của một tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở;(ĐÚNG
người đại diện của hộ gia đình nghèo phải là thành viên của tổ
chức mới có thể được tổ chức đó bằng uy tín của mình để bảo
đảm cho nghĩa vụ vay)
9. Một cá nhân có thể thực hiện nhiều khoản vay tín chấp nếu họ
thuộc diện nghèo và là thành viên của nhiều tổ chức chính trị - xã
hội;(ĐÚNG pháp luật không có quy định rằng một cá nhận là
thành viên của nhiều tổ chức chính trị xã hội chỉ được xác lập 1
khoản vay, với mục đích nhằm hỗ trợ, nâng cao đời sống cho nhân
dân, nếu 1 cá nhân là người của nhiều tổ chức chính trị xã hội thì
có thể dùng uy tín của nhiều tổ chức mà mình là thành viên để
thực hiện hợp đồng vay)


10. Trong trường hợp bên được bảo lãnh có tài sản đủ để thực hiện
nghĩa vụ vi phạm thì bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ
bảo lãnh của mình;(câu này em chưa được chắc chắn lắm vì đề
bài có sử dụng vi phạm em nghĩ rằng câu này là SAI cô ạ vì nếu
đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên bảo đảm không có khả năng
về tài sản thì sẽ làm phát sinh nghĩa vụ của bên bảo lãnh, vì bên
được bảo lãnh đã vi phạm hợp đồng. Do vậy,nếu sau đó bên được
bảo lãnh có ts đủ để thực hiện nghĩa vụ thì sẽ hoàn lại cho bên
bảo lãnh)
11. Một người đang thực hiện khoản vay tín chấp mà có tài sản để
bảo đảm thì phải thay đổi sang biện pháp bảo đảm bằng tài sản;

(SAI vì theo tinh thần của Điều 372 về tín chấp thì biện pháp tín
chấp thực chất là 1 biện pháp dùng để hỗ trợ và nâng cao công
tác xã hội nhằm giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn)
12. Các bên trong hợp đồng thuê có đối tượng là bất động sản có
thể áp dụng biện pháp ký cược nếu có thỏa thuận;(SAI đối tượng
của kí cược chỉ có thể là động sản. Căn cứ theo mục đích của kí
cược là bên thuê phải trả lại tài sản thuê. Còn đối với bất động
sản có liê quan đến các giấy tờ chứng minh tình trạng pháp lí nên
chủ sở hữu được bảo vệ tối ưu nên sẽ không áp dụng kí cược)
13. Về nguyên tắc, tài sản ký cược có giá trị bằng hoặc lớn hơn
giá trị tài sản thuê, trừ khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật
qui định khác;(ĐÚNG về nguyên tắc chung nhằm bảo vệ lợi ích
của bên cho thuê pháp luật quy định tài sản dùng để kí cược phải
có giá trị lớn hơn hoặc bằng giá trị tài sản thuê, tuy nhiên pháp
luật tôn trọng thỏa thuận của các bên)


14. Nhiều người cùng bảo lãnh cho một nghĩa vụ làm phát sinh
nghĩa vụ liên đới giữa họ;(SAI nếu có thỏa thuận bảo lãnh theo
từng phần độc lập)
15. Các bên có thể thỏa thuận khác với qui định của pháp luật về
trách nhiệm dân sự khi một trong hai bên quan hệ đặt cọc vi
phạm nghĩa vụ.(ĐÚNG vì việc quy định của pháp luật đối với biện
pháp đặt cọc nhằm nâng cao việc giao kết và thực hiện hợp đồng
PHẦN 2: HỢP ĐỒNG
1. Thời điểm xác quyền sở hữu của bên mua đối với tài sản bán là
thời điểm hợp đồng mua bán có hiệu lực pháp luật;(SAI đối với
hợp đồng mua bán trả chậm, trả dần thì bên bán vẫn được bảo
lưu quyền sở hữu)
2. Bên bán trong hợp đồng mua bán phải là chủ sở hữu tài sản

bán;(SAI bên bán có thể là người được chủ sở hữu ủy quyền để
bán ts)
3. Địa điểm giao tài sản bán phụ thuộc vào thỏa thuận của các
bên trong hợp đồng mua bán;(vì địa điểm là điều khoản tùy nghi
chứ không phải điều khoản có bản trong hợp đồng, nếu các bên
không có thỏa thuận thì hợp đồng vẫn có hiệu lực và áp dụng
theo quy định của pháp luật tại khoản 2 ĐIều 284 về địa điểm
thực hiện nghĩa vụ)
4. Chi phí bán đấu giá được tính vào giá của tài sản đấu giá;(SAI
do bên có tài sản và người bán đấu giá thỏa thuận theo hợp đồng)
5. Khi người có tài sản đấu giá chết thì đấu giá chấm dứt; (SAI có
thể được tiếp tục thực hiện và tài sản được chuyển cho những
người thùa kế)


6. Người bán đấu giá là người có tài sản để bán;(SAI đó là trung
tâm dịch vụ bán đấu giá hoặc doanh nghiệp bán đấu giá)
7. Người có tài sản bán đấu giá có thể tự mình bán đấu giá; (SAI
bán đấu giá phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật, người
bán đấu giá phải là các trung tâm, doanh nghiệp có đủ các điều
kiện nhà nước cho phép được thực hiện bán đấu giá, người có tài
sản không thể tự mình thực hiện việc bán đấu giá)
8. Người bán đấu giá không có quyền trở thành người mua đấu
giá; (ĐÚNG để phiên bán đấu giá được diễn ra công bằng và
khách quan pháp luật quy định người bán đấu giá không thể
đồng thời là người mua đấu giá, khoản 2 ĐIều 30 NĐ 17/2010)
9. Người có tài sản bán đấu giá có quyền mua lại tài sản đấu giá
từ người mua đấu giá nếu họ đã khắc phục được các lý do để bán
đấu giá (Ví dụ: bán đấu giá nhà để trả nợ, nay nợ đã được trả…);
(SAI do thỏa thuận của 2 bên thỏa thuận, điều 42 NĐ 17/2010)

10. Người mua đấu giá phải nộp tiền dặt cọc mới được tham gia
đấu giá;(SAI tiền đặt trước, cần phân biệt đặt trước và đặt
cọc)fndnddhhhffddđ
11. Người nào đã đặt tiền đặt cọc thì mới có thể trở thành chủ sở
hữu của tài sản đấu giá; (SAI khi tham gia đấu giá người tham gia
theo quy định phải trả 1 khoản tiền đặt trước, và theo như quy
định sẽ có 1 số trường hợp ko được trả lại khoản tiền này)
12. Bên bán phải chịu các chí phí về vận chuyển tài sản bán đến
nơi cư trú của bên mua; (SAI còn theo thỏa thuận của các bên
ĐIều 441)


13. Bên bán phải chịu các chi phí về chuyển quyền sở hữu đối với
tài sản bán cho bên mua;(SAI do thỏa thuận của các bên)
14. Hợp đồng mua bán là hợp đồng chỉ bao gồm hai bên mua và
bán;(SAI có thể liên quan đến chủ thể khác ví dụ như bán đấu giá)
15. Bên mua trong hợp đồng mua bán trả chậm, trả dần có quyền
sở hữu tài sản mua từ thời điểm họ đã hoàn thành nghĩa vụ trả
tiền;(ĐÚNG trong thời gian chưa hoàn thành nghĩa vụ trả tiền, bên
bán vẫn được bảo lưu quyền sở hữu với ts bán, ĐIều 461)
16. Thời điểm chấm dứt hợp đồng mua bán có bảo hành là thời
điểm hết thời hạn nghĩa vụ bảo hành;(SAI chấm dứt tại thời điểm
các bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo như thỏa thuận trong hợp
đồng, nghĩa vụ bảo hành không phải là nghĩa vụ dân sự mà đó là
hình thức khuyến khích nhằm đảm bảo chất lượng cho khách
hàng của bên bán)
17. Trong trường hợp bên bán bán tài sản không thuộc sở hữu của
mình thì hợp đồng mua bán đó vô hiệu;- Hợp đồng mua bán phải
lập thành văn bản;(SAI vì có thể người không phải chủ sở hữu
nhưng được chủ sở hữu ủy quyền)

18. Tài sản bán thuộc sở hữu chung hợp nhất, sở hữu chung theo
phần và sở hữu hợp nhất thì hợp đồng mua bán chỉ có hiệu lực khi
có sự thỏa thuận đồng ý bằng văn bản của tất cả các đồng sở hữu
chủ;(SAI có trường hợp không cần có sự đồng ý ví dụ như tài sany
chung hợp nhất của vợ chồng, 1 bên có thể dùng tài sản tham gia
vào giao dịch mua bán mà đem lại lợi ích cho bên kia)
19. Trong trường hợp tài sản bán có khuyết tật mà không do lỗi
của bên bán thì bên mua phải chịu rủi ro;(SAi nếu trước thời điểm


mua bên mua phát hiện được khuyết tật về ts thì bên bán phải
chịu rủi ro, ĐIều 440)
20. Trong trường hợp hợp đồng mua bán có hiệu lực, nhưng bên
bán chưa chuyển giao tài sản bán cho bên mua, mà lại có rủi ro
đối với tài sản bán thì hợp đồng mua bán sẽ bị hủy bỏ;(SAI hủy bỏ
hay không phụ thuộc vào ý chí của các bên chủ thể, các chủ thể
có thể thỏa thuận thay thế bằng tài sản khác nếu là vật cùng loại)
21. Hợp đồng mua bán trên lãnh thổ Việt Nam phải được thanh
toán bằng tiền Đồng Việt Nam;(ĐÚNG đó là tiền thông dụng trong
phạm vi cả nước, các loại tiền khác bị hạn chế trong 1 số trường
hợp trong giao lưu ds)
22. Hợp đồng mua bán tài sản đang là đối tượng của một giao
dịch bảm đảo thì vô hiệu;(SAI hợp đồng mua bán ko thể trở thành
đối tượng của giao dịch ds, câu này em cũng ko chắc chắn cô ạ)
23. Hợp đồng mua bán chỉ chấm dứt khi bên bán đã chuyển giao
tài sản cho bên mua và bên mua đã chuyển giao tiền mua tài sản
cho bên bán;(SAI ví dụ trong trường hợp các chủ thể có thỏa
thuận về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng)
24. Khi bên mua chưa trả tiền thì bên bán có quyền không chuyển
giao tài sản bán cho bên mua; (SAI trong trường hợp 2 bên đã

thỏa thuận trong hợp đồng rằng phải giao tài sản trước thì bên
mua mới phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền)
25. Bên mua sau khi dùng thử mà làm hư hỏng hoặc làm suy giảm
giá trị tài sản dùng thử thì phải mua tài sản dùng thử đó;(SAI
không bắt buộc có thể phải bồi thường thiệt hại, Điều 460)


26. Hợp đồng mua bán nhà ở chỉ có hiệu lực khi hình thức của hợp
đồng được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực;(SAI
với hợp đồng mua bán với bên mua bán là doanh nghiệp có chức
năng kinh doanh không cần có công chứng chứng thức, khoản 2
Điều 63 NĐ 71/2010 hướng dẫn thi hành về luật nhà ở)
27. Trong bán đấu giá, bên bán tài sản đấu giá là chủ sở hữu tài
sản bán;(SAI bên bán là trung tâm hoặc doanh nghiệp bán đấu
giá)
28. Tất cả những người tham gia mua đấu giá đều phải đăng ký
và nộp khoản tiền đặt trước; (ĐÚNG theo quy định về bán đấu giá
ts)
29. Bên nhận bảo đảm có quyền bán tài sản bảo đảm thông qua
hình thức đấu giá trong trường hợp bên bảo đảm vi phạm nghĩa
vụ;(SAI hình thức do các bên thỏa thuận, nếu đã thỏa thuận về
phương thức xử lí trong đó không có quy định bên nhận bảo đảm
được phép bán đấu giá thì bên nhận bảo đảm ko được sử dụng
hình thức bán đấu giá)
30. Hợp đồng mua bán là hợp đồng có đền bù; (ĐÚNG vì bản chất
của mua bán là các bên phải mất 1 lợi ích vật chất để có được
một lợi ích tương xứng)
31. Hợp đồng mua bán là hợp đồng ưng thuận; (ĐÚng thời điểm
có hiệu lực của hợp đồng mua bán phụ thuộc vào sự thỏa thuận
của các bên)

32. Hợp đồng mua bán là hợp đồng song vụ (ĐÚNG vì trong nội
dung của hợp đồng luôn xác định rõ nghĩa vụ của các bên)


33. Hợp đồng tặng cho là hợp đồng song vụ;(SAI là hợp đồng đơn
vụ kể cả với tặng cho có điều kiện vì bản chất của tặng cho là bên
tặng cho không có bất kì lợi ích vật chất nào trong việc tặng cho)
34. Hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng ưng thuận;(ĐÚNg thời
điểm có hiệu lực do các bên thỏa thuận )
35. Cũng giống như hợp đồng tặng cho, hợp đồng trao đổi tài sản
là hợp đồng thực tế;(SAI vì cả 2 loại hợp đồng này đều là hợp
đồng ưng thuận)
36. Trong bán đấu giá, khi bên mua đấu giá cao hơn giá khởi điểm
thìcos quyền mua tài sản đấu giá đó;(SAI và phải là người trả giá
cao nhất, khoản 2 Điều 458)
37. Bên mua tài sản sau khi dùng thử chỉ có thể trả lạ tài sản
dùng thử khi tài sản đó có khuyết tật mà không thuộc lỗi của bên
mua sau khi dùng thử;(SAI nếu ko gây thiệt hại cho TS và cảm
thấy mục đích ko phù hợp thì có thể trả lại)
38. Mua trả chậm, trả dần là hình thức mua bán trả góp;(ĐÚNG
xét về thực tế mua bán trả chậm, trả dần là hình thức trả góp.
Mục đích nhằm hỗ trợ và mở rộng hình thức kinh doanh của bên
bán; đồng thời tạo các điều kiện được chiếm hữu, sử dụng, định
đoat sớm hơn cho bên mua mà thời điểm thực hiện nghĩa vụ được
xét chậm lại phù hợp với khả năng thực tế của ben mua)
39. Bên mua phải tiếp tục kế thừa các quyền và nghĩa vụ liên
quan đến người thứ ba đối với tài sản mua;(SAI vì khi hợp đồng
mua bán có hiệu lực nên bên mua trở thành chủ sở hữu của ts do
đó có toàn quyền quyết định đối với ts)



40. Đối tượng của hợp đồng trao đổi tài sản phải là vật cùng loại;
(SAI có thể là nhiều loại vật miễn là phù hợp với điều kiện của ts
theo quy định của PL)
41. Khi lãi suất vượt quá 150% lãi suất của Ngân hàng nhà nước
tương ứng thì hợp đồng vay có lại trở thành hợp đồng vay không
lãi do vi phạm qui định về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản;(SAI
sẽ áp dụng quy định pháp luật , khi có tranh chấp tòa sẽ áp dụng
theo lãi cơ bản mà nhà nước quy định)
42. Bên tặng cho phải chịu trách nhiệm về các rủi ro mà tài sản
tặng cho đã gây ra cho bên được tặng cho; (SAI ví dụ trong trường
hợp có thỏa thuận khác, ví dụ 2 bên đã thỏa thuân sau khi đã
tặng cho bên tặng cho ko có bất kì trách nhiệm gì về tài sản)
43. Hợp đồng tặng cho có điều kiện chỉ có hiệu lực sau khi bên
được tặng cho đã thực hiện xong điều kiện mà bên tặng cho đưa
ra;(SAi hiệu lực có từ khi bên tặng chuyển giao ts cho bên được
tặng)
44. Điều kiện trong hợp đồng tặng cho có điều kiện không phải là
kết quả thỏa thuận mà là ý chí đơn phương củabeen tặng cho;
(Đúng tuy 2 bên có thể thỏa thuận nhưng quyền quyết định cuối
cùng về điều kiện là do bên tặng cho đưa ra nên nó được xác định
là ý chí đơn phương của bên tặng cho)
45. Khi tài sản tặng cho đã được chuyển cho bên được tặng cho,
thì bên tặng cho không có quyền đòi lại tài sản tặng cho; (ĐÚNG
vì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài
sản)


46. Tài sản tặng cho phải là tài sản đặc định; (SAI đối tượng của
hợp đồng tặng cho gồm nhiều loại ts nhưng phải đáp ứng theo

điều kiện mà pháp luật quy định)
47. Hợp đồng vay tài sản có hl kể từ thời điểm bên cho vay
chuyển giao tài sản vay cho bên vay.(SAI để đảm bảo quyền và lợi
ích cho cả 2 bên thì hiệu lực của hợp đồng vay do các bên thỏa
thuận, là hợp đồng ưng thuận)
PHẦN 3: HỢP ĐỒNG CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG TÀI SẢN
1. Hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng thực tế; (SAI là hợp đồng
ưng thuận theo thỏa thuận của các bên)
2. Đối tượng của hợp đồng thuê tài sản chỉ có thể là vật đặc định
hoặc vật không tiêu hao; (SAI đối tượng có thể là vật cùng loại. ví
dụ thuê xe máy, oto….cô ơi em chưa tìm thấy ví dụ mà đối tượng
của hợp đồng thuê có thể là vật tiêu hao ạ)
3. Bên cho thuê tài sản là chủ sở hữu tài sản thuê;(SAI bên cho
thuê có thể là người được chủ sở hữu ủy quyền, hoặc trong trường
hợp cho thuê lại)
4. Khi bên thuê được bên cho thuê miễn thực hiện nghĩa vụ trả
tiền thuê thì hợp đồng thuê được chuyển thành hợp đồng mượn
tài sản; (SAI đó chỉ được coi là miễn nghĩa vụ, vì bản chất của hợp
đồng thuê và mượn là khác nhau về thời điểm phát sinh hiệu lưc
và hậu quả pháp lí…)
5. Khi các bên trong hợp đồng thuê tài sản thỏa thuận bên thuê
tài sản trả tiền thuê bằng tài sản cùng loại với tài sản thuê, thì
hợp đồng đó trở thành hợp trao đổi tài sản;(SAI bản chất của hợp
đồng trao đổi tài sản là vật đổi vật, nhưng sau khi trao đổi 2 bên


sẽ trở thành chủ sở hữu của ts đã giao dịch, còn đối với hợp đồng
thuê đó chỉ là thỏa thuận về phương thức thanh toán chứ bên
thuê ko trở thành chủ sở hữu của ts thuê)
6. Quyền tài sản không thể là đối tượng của hợp đồng thuê hoặc

mượn tài sản; (ĐÚNG quyền tài sản có tính chất gắn bó mật thiết
với chủ sh nên ko trở thành đối tượng của hđ thuê)
7. Chủ thể của hợp đồng thuê khoán bắt buộc một bên phải là
người đang trực tiếp sản xuất, kinh doanh;(SAI tùy thuộc vào mục
đích của các chủ thể khi tham gia giao dịch ko bắt buộc phải là
người đang trực tiếp sản xuất, kinh doanh)
8. Bên thuê khoán chỉ có thể là pháp nhân;(SAI có thể là cá nhân,
tổ hợp tác, hộ gia đình)
9. Khi hợp đồng thuê, mượn tài sản thiếu một trong các điều
khoản cơ bản thì hợp đồng không có hiệu lực;(ĐÚNG điều khoản
cơ bán là điều khoản bắt buộc với mọi hợp đồng, nếu thiếu 1
trong các điều khoản cơ bản hợp đồng sẽ ko phát sinh hiệu lực
pháp luật)
10. Biện pháp bảo đảm cho hợp đồng thuê chỉ có thể là ký cược;
(SAI biện pháp kí cược chỉ áp dụng đối với hợp đồng thuê động
sản, nhưng hợp đồng thuê có thể áp dụng nhiều biện pháp bảo
đảm khác nhau phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên chủ thể)
11. Khi các bên thỏa thuận đối tượng của hợp đồng thuê tài sản là
vật tiêu hao, thì bên cho thuê phải chịu rủi ro về đối tượng hợp
đồng thuê;(SAI đối tượng của hợp đồng thuê phải là vật ko tiêu
hao, căn cứ theo bản chất của việc thuê là trả lại tài sản thuê)


12. Giữa hợp đồng thuê và hợp đồng mượn chỉ có điểm khác nhau
duy nhất là bên thuê phải trả tiền thuê, còn bên mượn không phải
đáp ứng lại bất kỳ lợi ích vật chất nào;(SAI khác nhau về thời điểm
phát sinh hiệu lực với hợp đồng mượn là hợp đồng thực tế, còn
thuê là ưng thuận, hậu quả pháp lí cũng có nhiều điểm khác biệt)
13. Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng thực tế.(ĐÚNG dựa vào
bản chất của việc cho mượn ta thấy rằng bên cho mượn không

được đáp ứng bất kì 1 lợi ích vật chất nào đối với bên mượn (hợp
đồng ko có đền bù), cho nên pháp luật cho phép bên cho mượn có
những thời gian để cân nhắc, tính toán trong việc định đoạt ts của
mình)
PHẦN 4. HỢP ĐỒNG CÓ ĐỐI TƯỢNG LÀ CÔNG VIỆC
1.

Giấy ủy quyền và hợp đồng ủy quyền đều là hợp đồng dân

sự? (SAI thông thường hợp đồng ủy quyền phải có sự thống nhất ý
chỉ của 2 bên phát sinh theo quan hệ ds, còn giấy ủy quyền phát
sinh theo quan hệ hành chính VD giám đốc ủy quyền cho phó
giám đốc thực hiện các công việc của công ty)
2.

Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hành khách là hành

khách?(SAI đó là công việc phải thực hiện: việc vân chuyển)
3.

Trong trường hợp người thứ ba có lỗi cố ý gây thiệt hại cho

đối tượng bảo hiểm thì bên bảo hiểm không phải trả tiền cho bên
được bảo hiểm? (SAI tùy thuộc vào từng loại bảo hiểm)
4.

Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng có điều kiện? (SAI là

nghĩa vụ có điều kiện, bởi vì hợp đồng bảo hiểm đã có hiệu lực kể
từ thời điểm giao kết nhưng sự kiện bảo hiểm phát sinh theo hợp

đồng đã có hiệu lực pháp luật)


5.

Bên vận chuyển tài sản phải trông coi tài sản trên đường

vận chuyển?(ĐÚNG đó là nghĩa vụ của bên vận chuyển ts)
6.

Bên vận chuyển hành khách có quyền từ chối chuyên chở

nếu hành khách không thanh toán cước phí vận chuyển trước
cuộc hành trình? (ĐÚNG phụ thuộc theo sự thỏa thuận của các
bên)
7.

Ủy quyền cho người thứ ba thực hiện quyền yêu cầu

không phải là căn cứ phát sinh nghĩa vụ? (ĐÚNG vì về bản chất
không có sự thay đổi về nghĩa vụ phải thực hiện và chủ thể trong
giao dịch)
8.

A thuê B vận chuyển tài sản cho mình, trên đường vận

chuyển xe của B bị gãy trục và lao xuống vách núi, hậu quả là tài
sản của A bị hư hỏng toàn bộ. Trong trường hợp này, B phải bồi
thường cho A?(SAI nếu như xe của A gây thiệt hại trong trường
hợp nguồn nguy hiểm cao độ gây ra và trách nhiệm về bảo dượng

xe theo thỏa thuận do A đảm nhiệm)
9.

Hành khách có quyền mang theo hành lý mà không bị tính

cước?(ĐÚNG do thảo thuân và quy định của nhà xe)
10.

Hành khách có hành lý thì bị tính cước vận

chuyển riêng đối với hành lý? (SAI tùy thuộc vào thỏa thuận)
11.

Người dưới sáu tuổi không được tham gia

hoạt động vận chuyển hành khách? Trong quá trình vận chuyển
tài sản, tài sản bị thiệt hại thì bên vận chuyển phải chịu trách
nhiệm dân sự? (SAI pháp luật ko có quy định cấm trẻ em dưới 6
tuổi ko đc tham gia vân chuyển, tài sản bị thiệt hại trong quá trình


vẫn chuyển nhưng bên vận chuyển không phải bồi thường khi có
sự kiện bất khả kháng, trừ TH có thỏa thuận khác)
12.

Tài sản được quy định tại Điều 163 đều có

thể là đối tượng được vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển tài
sản. (Đúng vì phù hợp với quy định của pháp luật)
13.


Dịch vụ EMS của bưu điện là một hình thức

vận chuyển tài sản?(ĐÚNG)
14.

Cũng như bên vận chuyển hành khách, bên

vận chuyển tài sản có trách nhiệm mua bảo hiểm tài sản vận
chuyển?(SAI mua bảo hiểm trách nhiệm ds)
15.

Hợp đồng vận chuyển hành khách thuộc loại

hợp đồng mẫu?(Sai. Vì hợp đồng mẫu có hình thức bằng van bản
còn hợp đồng vận chuyển có hình thức lời nói).
16.

Hành khách không có vé không được tổ chức

bảo hiểm thanh toán tiền bảo hiểm khi có tai nạn xảy ra?(SAI vé
là bằng chứng của việc giao kết nhưng trong TH ko có vé nhưng
có các căn cứ khác chứng minh việc hành khách có tham gia hợp
đồng thì họ vẫn được nhận bảo hiểm khi xảy ra tai nạn)
17.

Bên vận chuyển phải có giấy phép kinh

doanh vận chuyển tài sản hoặc hành khách do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp?(SAI không cần giấy phép nhưng phải tuân

thủ các điều kiện bảo đảm cho hành khách khi tham gia dịch vụ,
như đóng bảo hiểm)
18.

A thuê B người chở khách bằng xe máy, B

đưa mũ bảo hiểm cho A nhưng A không đội, trường hợp này A
phải chịu trách nhiệm hành chính về hành vi không đội mũ bảo


hiểm khi lưu hành trên đường bằng xe máy?(SAI nếu cũng có lối
cảu B trong trừng hợp không giám sát và theo dõi các điều kiện
an toàn trong khi thực hiện dịch vụ)
19.

Khi xảy ra thiệt hại về tính mạng, sức khỏe

cho hành khách thì bên vận chuyển phải bồi thường thiệt hại theo
thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì áp dụng các quy định
của pháp luật? (SAI sẽ không phải bồi thường trong TH bất khả
kháng, khi đó sẽ áp dụng các quy định về bảo hiểm)
20.

Bên vận chuyển phải chịu trách nhiệm bồi

thường cho tất cả các hành khách đang trên phương tiện của bên
vận chuyển khi có thiệt hại xảy ra.(SAI chỉ có những hành khách
tham gia trong hợp đồng giao dịch thì bên vận chuyển mới phải
chịu trách nhiệm bồi thường)
21.


Hành khách chỉ có thể là cá nhân.(SAI hành

khách có thể là pháp nhân trong trường hợp 1 công ty kí kết hợp
đồng dịch vụ vận chuyển cho nhân viên đi nghỉ mát)
22.

Khi bên vận chuyển chậm thực hiện nghĩa vụ

vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên thuê vận chuyển thì phải
chịu trách nhiệm về chậm thực hiện nghĩa vụ.(SAI trong TH bất
khả kháng và không có thỏa luận rằng trong mọi TH nếu chậm
thực hiện nghĩa vụ thì phải bồi thường)
23.

Trong trường hợp tài sản vận chuyển đã được

mua bảo hiểm mà có thiệt hại xảy ra, thì bên thuê vận chuyển có
quyền yêu cầu tổ chức bảo hiểm chi trả toàn bộ thiệt hại cho
mình.(SAI chỉ chi trả trong phạm vi bảo hiểm)


24.

Bên thuê vận chuyển tài sản là bên nhận tài

sản.(SAI bên nhận tài sản có thể là người thứ 3)
25.

Nếu không có thỏa thuận gì khác thì bên


nhận tài sản là bên có nghĩa vụ thanh toán tiền cước vận chuyển;
(ĐÚNG nếu các bên không có thỏa thuận rằng bên thuê phải trả
phí trước khi thực hiện công việc vận chuyển thì theo nguyên tắc
chung người nhận sẽ là người trả tiền dịch vụ, nhằm bảo về quyền
về của bên nhận ts đồng thời làm tăng trách nhiệm thực hiện
nghĩa vụ của bên vận chuyển)
26.

Xe vận chuyển hành khách không được thực

hiện các hợp đồng vận chuyển tài sản trong trường hợp đang thực
hiện hợp đồng vận chuyển hành khách;(SAI nếu nhà xe quy định
có thể vận chuyển cả hành khách và tài sản, vì đối tượng của hợp
đồng vận chuyển là công việc phải thực hiện)
27.

Trong trường hợp tính giá trị tài sản thiệt hại

đối với tài sản vận chuyển thì tính giá trị tài sản tại thời điểmvà tại
địa điểm nơi xảy ra thiệt hại về tài sản;(SAI tính từ khi nhận tài
sản đến khi giao tài sản)
28.

Trong trường hợp tính giá trị tài sản thiệt hại

đối với tài sản vận chuyển thì tính giá trị tài sản tại thời điểm và
tại địa điểm nhận tài sản vận chuyển;(ĐÚNG)
29.


Trong trường hợp tính giá trị tài sản thiệt hại

đối với tài sản vận chuyển thì tính giá trị tài sản tại thời điểm và
tại địa điểm nơi giao tài sản;(SAI từ lúc bên vận chuyển nhận ts
đến khi giao cho người nhận)


30.

Công ty A thuê công ty du lịch B tổ chức

chuyến du lịch cho nhân viên của mình ở Quảng Ninh, công ty du
lịch B đã sử dụng xe của công ty để vận chuyển nhân viên của
công ty A đến Quảng Ninh, đây không phải là hợp đồng vận
chuyển hành khách;(cô ơi câu này em vẫn chưa trả lời được vì
cũng khó phân biệt được giữa hợp đồng dịch vụ và vận chuyển cô
ạ, cô giải thích giúp em với ạ)
31.

Nếu không thỏa thuận nào khác bên vận

chuyển tài sản giao hàng tại nơi cư trú của bên thuê vận chuyển;
(SAI địa điểm là điều khoản bắt buộc nên phải được thỏa thuạn từ
trước)
32.

Trong hợp đồng vận chuyển hành khách hoặc

tài sản không có điều khoản về tiền cước mà bên thuê vận chuyển
phải trả thì bên thuê vận chuyển không phải trả tiền cước(SAI tiền

cước là điều khoản cơ bản)
33.

Vũ khí bị nghiêm cấm vận chuyển trên các

phương tiện vận chuyển hành khách và tài sản;(SAI nếu các loại
vũ khí không thuộc danh mục cấm vân có thêt được vận chuyển)
34.

Tài sản vận chuyển phát sinh hoa lợi trong

thời gian vận chuyển mà làm phát sinh thêm chi phí thì bên vận
chuyển có quyền từ chối vận chuyển hoa lợi; (ĐÚNG theo thảo
thuận của các bên)
35.

Bên vận chuyển có quyền chuyển tài sản,

hành khách cho bên vận chuyển khác trong quá trình vận chuyển
nếu bên thuê vận chuyển không phải trả thêm chi phí; (SAI trong


trường hợp các bên đã có thỏa thuận ko được tra đổi và phải do
chính bên vận chuyển thực hiện)
36.

Trong thời gian vận chuyển do mưa lớn,

đường sạt lở xe không thể lưu hành, bên vận chuyển phải đi tuyến
khác xa hơn làm phát sinh thêm nhiều chi phí thì bên bên

vậnchuyển có quyền thu thêm cước vận chuyển;(SAI trong trường
hợp các bên ko có thỏa thuận từ trước)
37.

Trong trường hợp bên vận chuyển hành

khách chở quá số hành khách cho phép theo yêu cầu của khách,
thì cả hành khách và bên vận chuyển cùng phải chịu trách nhiệm
khi có những thiệt hại xảy ra;(SAI chỉ có nhà khách phải bồi
thường vì không tuân thủ theo quy định vận chuyển)
38.

Đại diện theo ủy quyền được xác lập theo

hợp đồng ủy quyền;(SAI có thể ủy quyền theo hình thức miệng)
39.

Nếu bên được ủy quyền là tổ chức tất yếu sẽ

phát sinh quan hệ ủy quyền lại;(SAI vì ủy quyền là sự thỏa thuận)
40.

Hợp đồng ủy quyền chỉ chấm dứt trong

trường hợp một trong hai bên chủ thể chết khi các bên có thỏa
thuận hoặc pháp luật qui định công việc ủy quyền gắn liền với
nhân thân của các chủ thể trong hợp đồng ủy quyền;(SAI có thể
chấm dứt theo thỏa thuận, khi bên ủy quyền cảm thấy việc ủy
quyenf không cần thiết)
41.


Trong trường hợp bên được ủy quyền thực

hiện công việc vượt quá công việc ủy quyền thì phải chịu trách
nhiệm về phần công việc vượt quá phạm vi ủy quyền;(ĐÚNG nếu


vượt quá phạm vi ủy quyền thì bên được ủy quền phải chịu trách
nhiệm với hành vi vượt quá của mình)
42.

Khi bên được ủy quyền thực hiện công việc

vượt quá phạm vi ủy quyền, nhưng đem lại lợi ích cho bên ủy
quyền thì không phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá phạm
vi ủy quyền; (SAI nếu gây thiệt hại cho phía bên kia vẫn phải chịu
trách nhiệm về phần vượt quá)
43.

Pháp nhân chỉ được phép nhận ủy quyền

trong qua hợp đồng ủy quyền trong trường hợp công việc ủy
quyền nằm trong chức năng, nhiệm vụ hoạt động của pháp nhân;
(ĐÚNG khi tiếp nhận nghĩa vụ ủy quyền pháp nhân phải xem xét
công việc đó có ảnh hưởng đến lợi ích của công ty hay không, nếu
không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ hoạt động pháp nhân sẽ
ko tiếp nhận việc ủy quyền)
44.

Pháp nhân nhận ủy quyền từ chủ thể khác


thông qua hợp đồng ủy quyền mà nội dung công việc không phù
hợp với chức năng, nhiệm vụ hoạt động của pháp nhân thì người
đứng đầu pháp nhân phải chịu trách nhiệm;(ĐÚNG nếu tiếp nhận
công việc ủy quyền mà gây thiệt hại thì người đại diện tiếp nhận
ủy quyền phải chịu trách nhiệm)
45.

Nhà nước ủy quyền cho cá cá nhân, hộ gia

đình, tổ hợp tác, pháp nhân, cơ quan nhà nước … chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt tài sản của Nhà nước phải thông qua hợp đồng ủy
quyền;(SAI có thể thông qua giấy ủy quyền)
46.

Bên thuê vận chuyển tài sản có thể là bên

được ủy quyền;(ĐÚNG)


47.

Người có quan hệ nghĩa vụ với bên ủy quyền

có quyền hủy bỏ hợp đồng nếu bên được ủy quyền không thực
hiện đúng nội dung nghĩa vụ. (ĐÚNG 1 bên có quyền hủy bỏ hợp
đồng nếu bên kia có sự vi phạm)
PHẦN 5: TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG
1.


Quan hệ về bồi thường luôn phát sinh giữa các chủ thể

của pháp luật dân sự?(SAI với nghĩa vụ trong hợp đồng quan hệ
bồi thường không phát sinh khi ko có lỗi hoặc sự kiện bất khả
kháng, trừ khi các chủ thể có thỏa thuận khác)
2.

Có thể có trường hợp người có hành vi gây thiệt hại

không phải bồi thường?(ĐÚNG trong trường hợp phòng vệ chính
đáng hoặc tình thế cấp thiết)
3.

Người bị thiệt hại luôn là nguyên đơn trong mọi trường

hợp? (SAI thiệt hại có thể xay ra cho 2 bên nên cũng có TH người
bị thiệt hại là bị đơn)
4.

Người gây thiệt hại luôn là bị đơn trong mọi trường hợp?

(SAI lỗi có thể từ phí nguyên đơn, và thiệt hại cũng có thể do cả 2
bên gây ra)
5.

Vô ý gây thiệt hại thì không phải bồi thường thiệt hại?

(SAI phải bồi thường cả với cố ý và vô ý)
6.


Trong trường hợp bất khả kháng gây thiệt hại thì không

phải bồi thường?(SAI nếu các bên có thỏa thuân phải bồi thường
trong mọi tình huống)
7.

Có thể có trường hợp, người chịu trách nhiệm bồi

thường thiệt hại không có yếu tố lỗi?(ĐÚNG bồi thường do nguồn
nguy hiểm cao độ gây ra)


8.

Trong mọi trường hợp, phải có thiệt hại xảy ra mới có

thể áp dụng trách nhiệm bồi thường?(ĐÚNG thiệt hại trên thực tế
là căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường)
9.

Pháp nhân, tổ chức, cơ quan Nhà nước có quyền yêu

cầu bồi thường về tinh thần? (SAI chỉ áp dụng đối với cá nhân)
10.

Muốn áp dụng trách nhiệm bồi thường, người bị thiệt hại

phải chứng minh lỗi của người gây thiệt hại?(SAI phải bồi thường
ngay cả khi ko có lỗi, VD nguồn nguy hiểm cao độ)
11.


Người gây thiệt hại và người bị thiệt hại có thể thỏa

thuận với nhau về mức bồi thường?(ĐÚNG pháp luật tôn trọng sự
thỏa thuận của các bên)
12.

Việc bồi thường về tinh thần luôn phải tuân theo ngạch

giá do pháp luật quy định? (SAI các bên có thể thỏa thuận về mức
BT)
PHẦN BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI CỦA CON NGƯỜI GÂY
RA
1. Thiệt hại do hành vi của nhiều người gây ra làm phát sinh trách
nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại; (Đúng Điều 616)
2. Người gây thiệt hại do hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng
phải bồi thường thiệt hại phần vượt quá; (ĐÚNG khi vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng có nghĩa là đã có sự vi phạm nên chủ
thể đó phải chịu trách nhiệm với sự vi phạm của mình)
3. Người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết thì không phải bồi
thường;(SAI nếu thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết lớn hơn
so với thiệt hại thực tế thì phải bồi thường)


4. Hành vi bảo vệ lợi ích người khác trước một hành vi tấn công
không phải là phòng vệ chính đáng;(ĐÚNG phòng vệ chính đáng
đặt ra khi bảo vệ lợi ích cho chính bản thân người bị đe dọa gây
thiệt hại)
5. Do sơ suất A làm đổ xăng và xăng bùng cháy, để ngăn chặn lửa
cháy vào nhà, A đã chạy sang nhà hàng xóm rút bộ chăn bông

đang phơi trên dây để dập tắt lửa, kết quả chăn bông của hàng
xóm bị hủy hoại toàn bộ. Trường hợp này A không phải bồi
thường;(SAI tuy thiệt hại về chiêc chăn bong được xác định nhỏ
hơn thiệt hại do việc đổ xăng nhưng lỗi làm đổ xăng do A thực
hiện, nên A phải chịu trách nhiệm bồi thường)
6. Hành vi gây thiệt hại phù hợp với tình thế cấp thiết không làm
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại;(ĐÚNG pháp luật quy
định được laoij trừ trách nhiệm)
7. A tự uống rượu và A gây thiệt hại, A phải bồi thường;(SAI nếu
người gây thiệt hại là người mất hoàn toàn năng lực hành vi ds)
8. A tổ chức tiệc có thuê làm cỗ, những người ăn cỗ bị ngộ độc
thực phẩm. A phải bồi thường; (SAI nếu lỗi hoàn toàn thuộc về
bên thuê làm cỗ)
9. X làm Tò He (nặn trò chơi bằng bột gạo hoặc ngũ cốc khác) có
dùng phẩm màu độc hại, bé Y mua con giống do X nặn để chơi, bé
X đã ăn con giống đó và bị ngộ độc. X phải bồi thường thiệt hại;
(SAI vì không có mối quan hệ nhân quả, việc gây thiệt hại xuất
phát từ hành vi ăn của đứa trẻ, việc dùng bột độc chỉ là điều kiện
chứ ko phải nguyên nhân chính đứa trẻ bị ngộ độc)


×