Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

ĐỀ CƯƠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ TRÊN NỀN WEB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.98 KB, 12 trang )

6. HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ TRÊN NỀN WEB
Câu 1. Khái niệm WebGIS
Hệ thống thông tin địa lý trên web (WebGIS) là hệ thống
thông tin địa lý phân tán trên một mạng các máy tính để tích hợp,
trao đổi các thông tin địa lý trên World Wide Web. Trong cách
thực hiện nhiệm vụ phân tích GIS, dịch vụ này gần giống nhưlà
kiến trúc Client-Server của Web. Xử lý thông tin địa lý được chia
ra thành các nhiệm vụở phía server và phía client. Điều này cho
phép người dùng có thể truy xuất, thao tác và nhận kết quả từ việc
khai thác dữ liệu GIS từ trình duyệt web của họ mà không phải trả
tiền cho phần mềm GIS.

-

-

Câu 2. Kiến trúc WebGIS
Dịch vụ web thông tin địa lý hay còn được gọi là WebGIS
được xây dựng để cung cấp các dịch vụ về thông tin địa lý theo
công nghệ web service. Chính vì thế nên bất cứ WebGIS nào cũng
phải thỏa mãn kiến trúc ba tầng thông dụng của một ứng dụng
web. Sau đó tùy thuộc vào từng loại công nghệ và các cách thức
phát triển, mở rộng khác nhau mà WebGIS sẽ trở thành n tầng
khác nhau.
Tầng Client (tấng trình bày )
Thông thường chỉ là các trình duyệt Internet Explorer,
Mozilla Firefox ... để mở các trang web theo URL được định sẵn.
Các ứng dụng client có thể là một website, Applet, Flash,... được
viết bằng các công nghệ theo chuẩn của W3C. Các Client đôi khi
cũng là một ứng dụng desktop tương tự như phần mềm MapInfo,
ArcMap,...


Tầng Application giao dịch:
Thường được tích hợp trong một webserver nào đó, ví dụ như
Tomcat, Apache, Internet Information Server. Đó là một ứng dụng
phía server nhiệm vụ chính của nó thường là tiếp nhận các yêu cầu
từ client , lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu theo yêu cầu client, trình bày
dữ liệu theo cấu hình định sẵn hoặc theo yêu cầu của client và trả
1

1


-

kết quả về theo yêu cầu. Tùy theo yêu cầu của client mà kết quả về
khác nhau : có thể là một hình ảnh dạng bimap (jpeg, gif, png) hay
dạng vector được mã hóa như SVG, KML, GML,...Một khi dạng
vector được trả về thì việc trình bày hình ảnh bản đồđược đảm
nhiệm bởi Client, thậm trí client có thể xử lý một số bài tóan
vềkhông gian. Thông thường các response và request đều theo
chuẩn HTTP POST hoặc GET.
Tầng Database( tâng dữ liệu:
Là nơi lưu trữ các dữ liệu địa lý bao gồm cả các dữ liệu
không gian và phi không gian. Các dữ liệu này được quản trị bởi
các hệ quản trị cơ sở dữ liệu như ORACLE, MS SQL SERVER,
ESRI SDE, POSGRESQL,... hoặc là các file dữ liệu dạng flat như
shapefile, tab, XML,... Các dữ liệu này được thiết kế, cài đặt và
xây dựng theo từng quy trình, từng quy mô bài toán ... mà lựa
chọn hệ quản trị cơ sở dữ liệu phù hợp.
Cơ sở dữ liệu không gian sẽ được dùng để quản lý và truy
xuất dữ liệu không gian, được đặt trên data server. Nhà kho hay

nơi lưu trữ được dùng để lưu trữ và duy trì những siêu dữ liệu về
dữ liệu không gian tại những data server khác nhau. Dựa trên
những thành phần quản lý dữ liệu, ứng dụng server và mô hình
server được dùng cho ứng dụng hệ thống để tính toán thông tin
không gian thông qua các hàm cụ thể. Tất cả kết quả tính toán của
ứng dụng server sẽ được gửi đến web server để thêm vào các gói
HTML, gửi cho phía client và hiển thị nơi trình duyệt web.
Hình thức triển khai WebGis: gồm 2 phần
Client side: được dùng để hiển thị kết quả đến cho người dùng,
nhận các điều khiển trực tiếp từ người dùng và tương tác với web
server thông qua trình duyệt web. Các trình duyệt web sử dụng
chủ yếu HTML để định dạng trang web. Thêm vào đó một vài
plug-in, ActiveX và các mã Applet được nhúng vào trình duyệt để
tăng tính tương tác với người dùng
Server side Gồm có: Web server,Application server, Data server
và Clearinghouse.. Server side có nhiệm vụ lưu trữ dữ liệu không
2

2


gian, xử lý tính toán và trả về kết quả (dưới dạng hiển thị được)
cho client side.

-

-

-


Câu 3:Công nghệ WebGIS mã nguồn mở.
3.1 Công nghệ mã nguồn mở GeoServer
GeoServer là một máy chủ mã nguồn mở với mục đích kết
nối những thông tin địa lý có sẵn tới các WebGIS (trang web địa
lý) sử dụng chuẩn mở. Được bắt đầu bởi một tổ chức phi lợi nhuận
có tên The Open Planning Project (TOPP), nhằm mục đích hỗ trợ
việc xử lý thông tin không gian địa lý với chất lượng cao, đơn giản
trong sử dụng, là phần mềm mã nguồn mở nhằm cung cấp và chia
sẻ dữ liệu. Được kỳ vọng sẽ trở thành một phương thức đơn giản
để kết nối những nguồn thông tin có sẵn từ Google Earth, NASA
World Wind nhằm tạo ra các dịch vụ Webmap như Google Maps,
Windows Live Local và Yahoo Maps.
GeoServer được viết bằng ngôn ngữ java, cho phép người sử
dụng chia sẻ và chỉnh sử dữ liệu không gian địa lý (geospatial
data). Là một dự án mang tính cộng đồng, GeoServer được phát
triển, kiểm thử và hỗ trợ bởi nhiều nhóm đối tượng và tổ chức
khác nhau trên toàn thế giới. GeoServer là sự phối hợp các chuẩn
hoạt động của Open Geospatial Consortium (OGC), Web Map
Service (WMS), Web Feature Service (WFS). GeoServer là thành
phần nền tảng của Geospatial Web.
Chuẩn mở và khả năng chia sẻ dữ liệu không gian:
GeoServer cho phép người dùng hiển thị thông tin không gian.
Cung cấp chuẩn Dịch vụ bản đồ (Web Map Service - WMS),
GeoServer có thể tạo bản đồ và xuất ra nhiều định dạng.
OpenLayers, một thư viện bản đồ hoàn toàn miễn phí, được tích
hợp cùng GeoServer giúp cho công việc tạo bản đồ trở nên đơn
giản hơn bao giờ hết.
GeoServer hỗ trợ rất nhiều style bản đồ, tương thích với chuẩn
Web Feature Service (WFS).
GeoServer cho phép chia sẻ và chỉnh sửa dữ liệu đang được dùng

để hiển thị bản đồ.
3

3


-

-

-

-

Hình 1.3 Giao diện GeoServer
Các đặc trưng của GeoServer:
GeoServer cho phép xuất dữ liệu linh hoạt dựa vào việc hỗ trợ các
chuẩn KML, GML, Shapefile, GeoRSS, PDF, GeoJSON, JPEG,
GIF, SVG, PNG...
GeoServer có thể đọc được nhiều định dạng dữ liệu, bao gồm
PostGIS, Oracle Spatital, ArcSDE, DB2, MySQL, Shapefile,
GeoTIFF, GTOPO30 và nhiều loại khác. Bên cạnh đó, GeoServer
còn có thể chỉnh sửa dữ liệu nhờ những thành phần xử lý của
Chuẩn Web Feature Server.
GeoServer được xây dựng dựa trên gói thư viện mã nguồn mở
GeoTools, được viết bởi ngôn ngữ java.
GeoServer hỗ trợ việc chia sẻ dữ liệu không gian địa lý lên Google
Earth thông qua đặc tính 'Network link' sử dụng KML.
3.2 Thư viện mã nguồn mở OpenLayers
OpenLayers là bộ thư viện JavaScript hỗ trợ hiển thị bản đồ

trên các ứng dụng web, được viết bằng ngôn ngữ JavaScript.
OpenLayers không chỉ là thư viện cung cấp một API JavaScript
mà nó có thể kết hợp các bản đồ từ nhiều nguồn khác nhau vào
trang web hoặc ứng dụng.
Đặc điểm nổi bật của thư viện OpenLayers:
4

4


-

-

Bộ thư viện mã nguồn mở.
Tuân theo chuẩn quốc tế.
Hỗ trợ nhiều loại dịch vụ (WMS, WFS, WCS,…) và Map Server
như ArcGIS,
GeoServer, MapServer.
Đọc được các định dạng trên Google Map, OpenStreetMap,…
Hỗ trợ xây dựng các thao tác trên bản đồ.
3.3 Giới thiệu hệ quản trị CSDL PostgreSQL
PostgreSQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu được viết theo hướng
mã nguồn mở và rất mạnh mẽ. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu này đã có
hơn 15 năm phát triển, đồng thời kiến trúc đã được kiểm chứng và
tạo được lòng tin với người sử dụng về độ tin cậy, tính toàn vẹn dữ
liệu, và tính đúng đắn. PostgreSQL có thể chạy trên tất cả các hệ
điều hành, bao gồm cả Linux, UNIX (AIX, BSD, HP-UX, SGI
IRIX, Mac OS X, Solaris, Tru64), và Windows. Do nó hoàn toàn
tuân thủ ACID, có hỗ trợ đầy đủ các foreign keys, joins, views,

triggers, và stored procedures (trên nhiều ngôn ngữ). Hệ quản trị
này còn bao gồm các kiểu dữ liệu SQL: 2008 như INTEGER,
NUMBER, BOOLEAN, CHAR, VARCHAR, DATE INTERVAL,
và TIMESTAMPs. PostgreSQL cũng hỗ trợ lưu trữ các đối tượng
có kiểu dữ liệu nhị phân lớn, bao gồm cả hình ảnh, âm thanh, hoặc
video. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu này được sử dụng thông qua giao
diện của các ngôn ngữ C / C + +, Java,. Net, Perl, Python, Ruby,
Tcl, ODBC…
Là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu mạnh, PostgreSQL tự hào có
các tính năng phức tạp như kiểm soát truy cập đồng thời nhiều
phiên bản (MVCC), khôi phục dữ liệu tại từng thời điểm
(Recovery), quản lý dung lượng bảng (tablespaces), sao chép
không đồng bộ, giao dịch lồng nhau (savepoints), sao lưu trực
tuyến hoặc nội bộ, truy vấn phức tạp và tối ưu hóa, và viết trước
các khai báo để quản lý và gỡ lỗi. PostgreSQL hỗ trợ bộ ký tự
quốc tế, hỗ trợ bảng mã nhiều byte, Unicode, và cho phép định
dạng, sắp xếp và phân loại ký tự văn bản (chữ hoa, thường).
PostgreSQL còn được biết đến với khả năng mở rộng để nâng cao
5

5


cả về số lượng dữ liệu quản lý và số lượng người dùng truy cập
đồng thời. Đã từng có những hệ thống PostgreSQL hoạt động
trong môi trường thực tế thực hiện quản lý vượt quá 4 terabyte dữ
liệu.
4. CHỨC NĂNG CỦA GIS
1. Nhập dữ liệu
Nhập dữ liệu là một quá trình đọc dữ liệu dưới khuôn dạng mà hệ

phần mềm có thể xử lý được
Nhập dữ liệu không gian: Dạng Vector: dgn, shp,
dxf…..,dạng Raster: tif, gird……
Nhập dữ liệu thuộc tính: từ tài liệu thống kê, số liệu điều tra,
thu thập
2. Xử lý dữ liệu
2.1 Tạo cấu trúc Topology
Về mặt tổng quát mối quan hệ Topology đại diện cho các đối
tượng không gian (điểm, đường, vùng) và mối quan hệ của các
đối tượng không gian đó với những đối tượng liền kề.
GIS có các công cụ sử dụng các luật Topology để kiểm tra lỗi và
khắc phục lỗi của dữ liệu không gian.
Muốn liên kết dữ liệu vector với dữ liệu thuộc tính thì bắt
buộc phải chạy topology
2.2. Chuyển đổi dữ liệu dạng vector và raster
Raster hóa: Chuyển đổi từ vector sang raster
Vector hóa: Chuyển đổi từ raster sang vector
2.3. Nội suy Mô hình số địa hình (DEM).
Là việc sử dụng những mô hình toán học để nội suy nên độ
cao của bề mặt địa hình
Dùng 2 phương pháp:
Lưới tam giác không đều: TIN
Lưới ô vuông: GIRD
3. Biên tập dữ liệu.
3.1. Tìm kiếm sửa lỗi dữ liệu không gian
6

6



Dữ liệu dạng raster: hiển thị từng lớp để tách ra các ô lưới
phi lý, hoặc sai lệch vị trí khi so sánh với tài liệu liên quan.
Dữ liệu không gian dạng vector: sử dụng công cụ topology
3.2. Tìm kiếm sửa lỗi dữ liệu thuộc tính
Lỗi: mất thuộc tính.
Giải pháp khắc phục: Sử dụng chức năng truy vấn để kiểm soát
các đối tượng chưa có thuộc tính
Lỗi: nhập thuộc tính bị sai
Giải pháp khắc phục: được khắc phục trong quá trình thực hiện
các phép phân tích không gian
4 Tìm kiếm và phân tích không gian
4.1 Tìm kiếm (Searching)
- Thuận lợi: Do dữ liệu được mã hoá trong hệ vector sử dụng cấu
trúc dữ liệu lớp
- Khó khăn: khi mỗi một thành phần có nhiều thuộc tính. Một hệ
lớp đơn giản yêu cầu dữ liệu đối với mỗi lớp phải được phân lớp
trước khi đưa vào.
- Trong searching thì phép phân tích thường dùng nhất là tìm
đường đi tối ưu sử dụng các luật quyết định.
4.2 Hỏi đáp (Query)
Để gọi ra dữ liệu thuộc tính sử dụng ngôn ngữ SQL: select,
from, where…
Các câu lệnh điều kiện: sử dụng 3 loại toán tử
Các toán tử quan hệ: >, <, =, ≤, ≥;
Các phép toán số học: +, -,× , :
Các phép toán logic: AND, OR, NOT, XOR
4.3 Chồng chập (overlay)
Chồng chập dữ liệu là một khả năng ưu việt của GIS.
Chồng chập dữ liệu raster
Chồng chập dữ liệu vector

4.4 Vùng đệm (Buffer)
Vùng đệm là tạo ra một vùng mà lấy lõi là một điểm, một
đường hoặc một vùng, đường biên bên ngoài thường có khoảng
cách nhất định so với lõi.
7

7


4.5 Nội suy
Trong tình huống thông tin có ít điểm, đường hay vùng lựa
chọn thì phép nội suy được thực hiện để có nhiều thông tin hơn.
4.6 Thực hiện các phép toán với dữ liệu raster
GIS có thể sử dụng các phép toán đại số đối với dữ liệu
raster.
Các toán tử dùng để xử lý dữ liệu raster bao gồm các phép
toán số học (+,-,×,/), các phép toán quan hệ (>,<,=, <=, >=), các
phép toán logic (and, or, not, xor).
5 Hiển thị và tương tác
GIS rất linh hoạt trong việc hiển thị dữ liệu không gian.
Khi hiển thị các lớp dữ liệu không gian chúng ta có thể hiển
thị thêm các thông tin thuộc tính tương ứng của chúng
GIS có thể hiển thị các mô hình số địa hình dưới dạng không
gian 3 chiều, thay đổi bảng mầu,độ sáng … hoặc tạo ra các hiển
thị dưới dạng hình động (animation)
2. CƠ SỞ DỮ LIỆU TRONG GIS
1.

CSDL thành phần trong GIS:
CSDL của GIS bao gồm 2 thành phần chính là: CSDL địa lý

(không gian) chứa đựng những thông tin về đối tượng địa lý, định
vị các đối tượng, cho ta biết được vị trí, kích thước, hình dạng, sự
phân bố… của các đối tượng. CSDL thuộc tính ( Phi không gian )
lưu trữ các số liệu mô tả các đặc trưng, tính chất, … của đối tượng
nghiên cứu.
Trong hệ thống GIS, hệ quản trị cơ sở dữ liệu GIS được xây
dựng bao gồm 2 hệ quản trị cơ sở dữ liệu riêng cho từng phần
hoặc xây dựng một hệ quản trị cơ sở dữ liệu chung cho cả hai cơ
sở dữ liệu con kể trên. Cụ thể:
* Hệ quản trị CSDL cho cơ sở dữ liệu địa lý.
* Hệ quản trị CSDL quan hệ ở mức tra cứu, hỏi đáp. Hệ này
được tích hợp cùng với hệ quản trị CSDL địa lý cho phép người ta
dùng truy nhập dữ liệu địa lý và dữ liệu thuộc tính đồng thời. Tuy
8

8


nhiên Hệ quản trị CSDL này cho thao tác trên cơ sở dữ liệu thuộc
tính bị hạn chế.
* Hệ quản trị cơ sở dữ liệu thuộc tính. Ví dụ: FOX, MS
SQL, ORACLE.
2. Cấu trúc CSDL địa lý (không gian): Tất cả các đối tượng
không gian đều có thể quy về ba loại: đối tượng dạng điểm là đối
tượng địa lý không có chiều dài và diện tích ở một tỷ lệ bản đồ
nhất định, dạng đường là tập các đối tượng địa lý có kích thước
hẹp và dạng tuyến, khó thể hiện ở dạng vùng để tính diện tích và
dạng vùng gồm tập các đối tượng địa lý đặc trưng cho một vùng
nhất định
2.1 Dữ liệu địa lý (không gian) dạng Raster: thực thể

không gian được biểu diễn thông qua các ô ảnh (pixel) của một
lưới các ô. Trong máy tính, lưới các ô này được lưu trữ dưới dạng
ma trận trong đó mỗi ô là giao điểm của một hàng và một cột
trong ma trận. Trong cấu trúc này, điểm được xác định bởi một
pixel, đường được xác định bởi một chuỗi các ô có cùng thuộc
tính kề nhau có hướng nào đó, còn vùng được xác định bởi một số
các pixel cùng thuộc tính phủ trên một diện tích nào đó.
Dữ liệu raster có dung lượng rất lớn nếu không có cách lưu
trữ thích hợp. Người ta sử dụng nhiều phương pháp nén khác nhau
để làm cho các tệp dữ liệu ảnh trở nên nhỏ hơn. Thông thường,
người ta hay sử dụng các phương pháp nén như: TIFF, RLE,
JPEG,
2.2 Dữ liệu địa lý (không gian) dạng Vector:
a. Điểm (point): dùng để biểu diễn các đối tượng không
gian, mà với tỷ lệ hiện đang xây dựng, chỉ có thể thể hiện chúng
như một cặp tọa độ (x,y) hoặc (x,y,z). Chúng là những đối tượng
phi tỷ lệ. Ngoài các giá trị tọa độ, có thể sử dụng các đặc trưng đồ
họa dạng điểm như: kiểu ký hiệu điểm, màu sắc, hay kích thước
để biểu diễn cho đối tượng điểm.
b. Đường (Line, Polyline, Arc): được dùng để biểu diễn
các đối tượng có dạng tuyến, được tạo nên từ hai hay nhiều hơn
các cặp tọa độ (x, y) hoặc (x,y,z). Các đối tượng dạng đường cũng
9

9


là những đối tượng phi tỷ lệ. Các đặc trưng đồ họa sử dụng cho
đối tượng dạng đường là: kiểu ký hiệu dạng đường, màu sắc, độ
rộng của nét vẽ.

c. Vùng (polygon): là các đối tượng không gian dạng 2D
(dạng diện).Vùng biểu diễn các đối tượng mà kích thước của
chúng đủ lớn để thể hiện trên bản đồ theo tỷ lệ bản đồ. Chúng
thường là những đường đa tuyến khép kín. Số liệu định vị cho đối
tượng dạng vùng là (n+1) cặp tọa độ (x,y) hoặc (x,y,z), trong đó
tọa độ của điểm thứ (n+1) trùng với điểm thứ nhất, n là số đỉnh
của đa giác khép kín.
3.

Cơ sở dữ liệu thuộc tính
CSDL thuộc tính lưu trữ các số liệu mô tả các đặc trưng, tính
chất, … của đối tượng nghiên cứu. Các thông tin này có thể là
định tính hay định lượng. Chúng được lưu trữ trong máy tính như
là tập hợp các con số hay ký tự; ở dạng văn bản hay bảng biểu.
Thông thường, dữ liệu thuộc tính là các thông tin chi tiết cho đối
tượng hoặc các số liệu thống kê cho đối tượng. Các dữ liệu thuộc
tính chủ yếu được tổ chức thành các bảng dữ liệu, gồm có các cột
dữ liệu (trường dữ liệu): mỗi cột diễn đạt một trong nhiều thuộc
tính của đối tượng; và các hàng tương ứng với một bản ghi: gồm
toàn bộ nội dung thuộc tính của một đối tượng quản lý.
Trong các phần mềm máy tính, việc mã hóa các dữ liệu thuộc
tính được giải quyết dễ dàng. Hiện nay, các phần mềm GIS chủ
yếu vẫn sử dụng mô hình dữ liệu quan hệ để quản lý dữ liệu thuộc
tính, ví dụ như: MapInfo, ArcInfo, ArcView, … Các phần mềm
GIS, tùy thuộc vào loại dữ liệu mà chúng quản lý, thường có các
chức năng cho phép cập nhật, tổ chức dữ liệu. Với dữ liệu thuộc
tính, chúng ta có thể nhập trực tiếp từ các phần mềm GIS hoặc
nhập từ các tệp dữ liệu của các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu
khác.
Với những cơ sở dữ liệu GIS vừa và lớn, các dữ liệu thuộc

tính được thu thập và quản lý trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu,
ví dụ như: Foxpro, Microsoft Access, SQL Server, …; hoặc trong
10

10


bảng tính Excel. Trong những trường hợp này, việc thiết kế cơ sở
dữ liệu thuộc tính cần phải được tổ chức rất khoa học.
4. Liên kết dữ liệu không gian và thuộc tính
Dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính của cùng một thực
thể (entity) được liên kết với nhau thông qua một trường dữ liệu
có cùng kiểu dữ liệu (số nguyên, số thực, ký tự, …), có trong cả
cơ sở dữ liệu không gian và cơ sở dữ liệu thuộc tính. Chúng ta gọi
những trường dữ liệu này là trường khóa.
Trường khóa (trong tin học còn phân biệt ra: khóa chính,
khóa ngoại) là một trường hay tổ hợp các trường trong một bảng
vốn nhận dạng duy nhất cho mỗi hàng trong bảng (mỗi thể hiện
của thực thể).
Các trường khóa có thể được tạo ra tự động sử dụng các phần
mềm (ví dụ: ArcInfo) hoặc tạo thủ công bởi chính người sử dụng.
Nếu thực hiện thủ công, chúng ta cần tạo ra một trường dữ liệu
phù hợp làm khóa chính, mà trường này có mặt trong cơ sở dữ
liệu lưu trong phần mềm quản trị dữ liệu GIS cũng đồng thời có
mặt trong cơ sở dữ liệu lưu trong phần mềm quản trị dữ liệu thuộc
tính. Khi đó, các dữ liệu thuộc tính không thuộc trường khóa sẽ
được cập nhật hoặc tham chiếu vào cơ sở dữ liệu GIS.
1.

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ

(GIS)
1.
Định nghĩa về GIS
GIS là một tập hợp có tổ chức, bao gồm hệ thống phần cứng, phần
mềm máy tính, dữ liệu địa lý và con người, được thiết kế nhằm
mục đích nắm bắt, lưu trữ, cập nhật, điều khiển, phân tích và hiển
thị tất cả các dạng thông tin liên quan đến vị trí địa lý
2. Chức năng của 1 hệ GIS:
- Nhập dữ liệu
- Xử lý dữ liệu
- Biên tập dữ liệu
- Tìm kiếm và phân tích không gian
- Hiển thị và tương tác
11

11


3.

Các thành phần của GIS
GIS được kết hợp bởi năm thành phần chính: phần cứng,
phần mềm, dữ liệu, con người và phương pháp.
3.1 Phần cứng:
Phần cứng là hệ thống máy tính trên đó một hệ GIS hoạt
động. Ngày nay, phần mềm GIS có khả năng chạy trên rất nhiều
dạng phần cứng, từ máy chủ trung tâm đến các máy trạm hoạt
động độc lập hoặc liên kết mạng.
3.2 Phần mềm:
Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần

thiết để lưu giữ, phân tích và hiển thị thông tin địa lý. Các thành
phần chính trong phần mềm GIS là:
+ Công cụ nhập và thao tác trên các thông tin địa lý
+ Hệ quản trị cơ sở dữ liệu(DBMS)
+ Công cụ hỗ trợ hỏi đáp, phân tích và hiển thị địa lý
+ Giao diện đồ hoạ người-máy (GUI) để truy cập các công cụ dễ
dàng
3.3 Dữ liệu:
Có thể coi thành phần quan trọng nhất trong một hệ GIS là
dữ liệu. Các dữ liệu địa lý và dữ liệu thuộc tính liên quan có thể
được người sử dụng tự tập hợp hoặc được mua từ nhà cung cấp dữ
liệu thương mại. Hệ GIS sẽ kết hợp dữ liệu không gian với các
nguồn dữ liệu khác, thậm chí có thể sử dụng DBMS (Database
Management System ) để tổ chức lưu giữ và quản lý dữ liệu.
3.4 Con người:
Công nghệ GIS sẽ bị hạn chế nếu không có con người tham
gia quản lý hệ thống và phát triển những ứng dụng GIS trong thực
tế. Người sử dụng GIS có thể là những chuyên gia kỹ thuật, người
thiết kế và duy trì hệ thống, hoặc những người dùng GIS để giải
quyết các vấn đề trong công việc.
3.5 Phương pháp:
Một hệ GIS thành công theo khía cạnh thiết kế và luật thương
mại là được mô phỏng và thực thi duy nhất cho mỗi tổ chức.
12

12




×