Tải bản đầy đủ (.pdf) (556 trang)

BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG PHẦN MỀM ĐỊNH LOẠI MỘT SỐ LOÀI CÁ NƯỚC NGỌT Ở NAM BỘ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.48 MB, 556 trang )

Header Page 1 of 50.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA SINH HỌC


BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG PHẦN MỀM ĐỊNH LOẠI
MỘT SỐ LOÀI CÁ NƯỚC NGỌT Ở NAM BỘ
MÃ SỐ: CS.2009.19.60

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
ThS. Tống Xuân Tám

TP. HỒ CHÍ MINH, 2011

Footer Page 1 of 50.


Header Page 2 of 50.

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Hữu Dực, GVC. Trần Thanh
Tòng, GVC. Lê Hoàng Yến - những người thầy đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá
trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Khoa học Công nghệ và Tạp chí khoa học,
Viện Nghiên cứu Giáo dục, Quý thầy/cô trong Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi và góp nhiều ý kiến qúy


báu, động viên, giúp đỡ tôi nhiệt tình trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
Qua đây tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến Sở Khoa học - Công nghệ và
Môi trường, Sở Thủy sản và nhân dân địa phương ở khu vực nghiên cứu thuộc các
tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu và Thành phố Hồ
Chí Minh cũng như người thân trong gia đình và tất cả bạn bè đồng nghiệp đã cùng
góp sức, động viên tôi hoàn thành đề tài này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 6 năm 2011
TÁC GIẢ

ThS. Tống Xuân Tám

Footer Page 2 of 50.


Header Page 3 of 50.

MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các hình
Tóm tắt kết quả nghiên cứu (tiếng Việt)
Tóm tắt kết quả nghiên cứu (tiếng Anh)
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
I. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
II. Mục đích nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 2
III. Đối tượng nghiên cứu của đề tài .................................................................... 2
IV. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ....................................................................... 2
Chương 1. TỔNG QUAN ........................................................................................ 3

1.1. Các công trình nghiên cứu về cá ở lưu vực sông Sài Gòn ............................. 3
1.1.1. Trên thế giới .......................................................................................... 3
1.1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................... 3
1.1.3. Ở Nam Bộ ............................................................................................. 5
1.2. Phần mềm .................................................................................................... 7
1.2.1. Khái niệm phần mềm ............................................................................ 7
1.2.2. Phân loại sản phẩm phần mềm .............................................................. 7
1.2.2.1. Theo phương thức hoạt động .......................................................... 7
1.2.2.2. Theo khả năng ứng dụng ................................................................ 8
1.2.3. Tóm tắt qúa trình tạo nên một phần mềm .............................................. 8
1.2.4. Phần mềm tra cứu định loại cá............................................................... 9
Chương 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........... 10
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................... 10
2.1.1. Thời gian nghiên cứu........................................................................... 10
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 10

Footer Page 3 of 50.


Header Page 4 of 50.

2.2. Phương pháp nghiên cứu cá ........................................................................ 11
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu .............................................................. 11
2.2.2. Phương pháp xây dựng phần mềm tra cứu định loại cá dưới dạng đĩa
CD-ROM ........................................................................................... 11
2.2.3. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu cá .............................................. 11
2.2.4. Phương pháp chuyên gia ..................................................................... 12
2.2.5. Phương pháp xử lí số liệu .................................................................... 12
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................................................ 13
3.1. Phần mềm tra cứu định loại cá dưới dạng đĩa CD-ROM ............................. 13

3.1.1. Quyền quản trị (Administrator) ........................................................... 13
3.1.1.1. Giao diện chính ............................................................................ 13
3.1.1.2. Thêm loài cá mới ......................................................................... 14
3.1.1.3. Tìm kiếm một loài cá ................................................................... 14
3.1.1.4. Xem chi tiết, chỉnh sửa, cập nhật phân nhóm, xóa CSDL loài cá .. 15
3.1.1.5. Thêm, xóa, sửa chữa hệ thống phân loại cá .................................. 16
3.1.2. Quyền tra cứu (Users) ......................................................................... 17
3.1.2.1. Giao diện chính ............................................................................ 17
3.1.2.2. Tra cứu một loài cá ...................................................................... 18
3.1.2.3. Tra cứu hình ảnh các loài cá ......................................................... 20
3.1.2.4. Thông tin liên hệ .......................................................................... 20
3.2. Cơ sở dữ liệu về các loài cá ........................................................................ 21
3.2.1. Hệ thống phân loại .............................................................................. 21
3.2.2. Cơ sở dữ liệu cá dưới dạng kí tự (chữ và số) ....................................... 21
3.2.3. Cơ sở dữ liệu cá dưới dạng hình ảnh ................................................... 23
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 25
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Hướng dẫn cài phần mềm Microsoft SQL Server 2000 Personal Edition 1
Phụ lục 2. Hướng dẫn cài IIS (Internet Information Services) ................................ 13

Footer Page 4 of 50.


Header Page 5 of 50.

Phụ lục 3. Hướng dẫn cài phần mềm định loại cá .................................................. 21
Phụ lục 4. Danh sách hệ thống phân loại các loài cá nước ngọt ở Nam Bộ............. 24
Phụ lục 5. Danh mục công trình của tác giả và cộng sự có liên quan đến đề tài ..... 39
Phụ lục 6. Cơ sở dữ liệu về các loài cá nước ngọt ở Nam Bộ (xem CD-ROM)

Phụ lục 7. Địa chỉ trang web các hình cá sử dụng trong phần mềm (xem CD-ROM)
Chữ kí của chủ nhiệm đề tài và xác nhận của đơn vị chủ trì đề tài
Bản sao photo Thuyết minh đề tài khoa học và công nghệ cấp Trường
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT
BIOS
CSDL
FAO
KVNC
Nxb
TP.HCM
Tr.

CHÚ GIẢI
Bioscience
Cơ sở dữ liệu
Food and Agriculture Organization
Khu vực nghiên cứu
Nhà xuất bản
Thành phố Hồ Chí Minh
Trang
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 3.1. Giao diện chính của phần mềm đối với quyền quản trị (Administrator) .. 13
Hình 3.2. Giao diện thêm cơ sở dữ liệu vào loài cá mới đối với quyền quản trị
(Administrator) ....................................................................................... 14
Hình 3.3. Giao diện tìm kiếm một loài cá đối với quyền quản trị (Administrator ... 15
Hình 3.4. Giao diện xem chi tiết CSDL một loài cá đối với quyền quản trị
(Administrator) ....................................................................................... 15

Hình 3.5. Giao diện chỉnh sửa, cập nhật phân nhóm, xóa CSDL hoặc xóa hoàn toàn
một loài cá đối với quyền quản trị (Administrator) ................................. 16
Hình 3.6. Giao diện thêm, xóa, sửa chữa hệ thống phân loại cá đối với quyền quản
trị (Administrator) ................................................................................. 17
Hình 3.7. Giao diện chính của phần mềm đối với quyền tra cứu (Users) ................ 18
Hình 3.8. Giao diện tra cứu CSDL của một loài cá bằng từ khóa đối với quyền tra
cứu (Users) ............................................................................................ 18
Hình 3.9. Giao diện tra cứu 1 loài cá theo hệ thống đối với quyền tra cứu (Users) . 19
Hình 3.10. Giao diện tra cứu hình ảnh các loài cá đối với quyền tra cứu (Users) ... 20
Hình 3.11. Giao diện thông tin liên hệ đối với quyền tra cứu (Users) ..................... 20

Footer Page 5 of 50.


Header Page 6 of 50.

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
Tên đề tài: Bước đầu xây dựng phần mềm định loại một số loài cá nước ngọt ở Nam Bộ.
Mã số: CS.2009.19.60
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Tống Xuân Tám Tel: (08) 3720 08 50 - 0982 399 008
E-mail: ;
Cơ quan chủ trì đề tài: Khoa Sinh học - Trường Đại học Sư phạm TP.HCM
Thời gian thực hiện: từ tháng 6/2009 - 6/2010
1. Mục tiêu
Xây dựng phần mềm tra cứu để định loại 264 loài cá nước ngọt ở Nam Bộ để giúp
các nhà nghiên cứu, các nhà phân loại học và sinh viên tiết kiệm thời gian, công sức và chi
phí khi tiến hành định loại một loài cá nước ngọt nào đó ở Nam Bộ.
2. Nội dung chính
- Viết phần mềm tra cứu định loại cá nước ngọt ở Nam Bộ.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về cá nước ngọt ở Nam Bộ: hệ thống phân loại; có các chỉ số
đo, đếm, đặc điểm về hình thái, màu sắc, giá trị kinh tế & khoa học, phân bố, hình
ảnh màu minh họa, tài liệu hoặc trang web tham khảo…
- Viết và gửi đăng bài báo khoa học trên Tạp chí của Trường Đại học Sư phạm
TP.HCM.
- Viết báo cáo tổng kết, báo cáo tóm tắt đề tài.
- Báo cáo nghiệm thu đề tài.
3. Kết quả chính đạt được (khoa học, ứng dụng, đào tạo, kinh tế-xã hội)
- Xây dựng được phần mềm tra cứu định loại cá nước ngọt ở Nam Bộ, đáp ứng đầy đủ
mục tiêu và nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Xây dựng được danh sách hệ thống phân loại 264 loài cá nước ngọt ở Nam Bộ, xếp
trong 155 giống, 68 họ và 16 bộ (theo hệ thống của Eschmeyer W. N. (1998)) do
chính tác giả và cộng sự nghiên cứu được trong nhiều năm qua.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu chi tiết về 264 loài cá nước ngọt ở Nam Bộ (kế thừa từ những
công trình nghiên cứu của chính tác giả và cộng sự, tham khảo thêm từ các tác giả
khác) với hơn 400 trang A4 gồm: hệ thống phân loại đầy đủ của từng loài; tên đồng
vật (synonym), tài liệu hoặc trang web tham khảo, tên tiếng Anh, tên địa phương, số
mẫu nghiên cứu, địa điểm thu mẫu, mô tả (các chỉ số đo, đếm, đặc điểm về hình thái,
màu sắc), mẫu vật, phân bố, sinh học - sinh thái, giá trị sử dụng, ngư cụ khai thác,
tình trạng, phân hạng, biện pháp bảo vệ, hình ảnh màu và đen trắng minh họa,…
- Biên tập, chỉnh sửa (nén dung lượng, cắt bỏ các chi tiết thừa, tinh chỉnh độ nét, chú
thích,…) 264 hình cá do chính tác giả chụp hoặc truy cập bổ sung các hình cá còn
thiếu từ các nguồn tài liệu tham khảo khác.

Footer Page 6 of 50.


Header Page 7 of 50.

SUMMARY

Project Title: Write software to categorize fresh water fish in the South.
Code number: CS.2009.19.60
Coordinator: Tống Xuân Tám M.A Tel: (08) 3720 08 50 - 0982 399 008
Implementing Institution: Department of Biology, HCMC University of Education
Cooperating Institution(s):
Duration: from 6/2009 to 6/2010
1. Objectives
Develop software to categorize the 264 freshwater fish species in the South to help
the researchers, the taxonomists and students save time, effort and cost of categorizing a
certain fresh water fish in the South.
2. Main contents
- Write software to categorize fresh water fish in the South.
- Develop a database of freshwater fish in the South: a classification system; with the
index measuring, counting, appearance characteristics, color, economic value &
science, distribution, color illustrations, referencing documents or web pages.
- Write and submit scientific papers published in the Journal of the HCMC University
of Pedagogy.
- Write final report, abstract themes.
- Write the research report.
3. Results obtained
- Build software for categorizing fresh water fish in the South, meeting research targets.
- Develop a classification system lists 264 freshwater fish species in the South,
classified into 155 genera, 68 families and 16 orders (the system of Eschmeyer WN
(1998) by the author and his research partner over the years.
- Develop detailed database of 264 species of freshwater fish in the South (inherited
from the work of the author and colleagues with reference from other authors) with
over 400 pages of A4 consisting of: adequate system of classification of each species,
synonym, reference document or web pages, English name, local name, total sample,
sampling locations, description (the index measuring, counting, appearance
characteristics, color), specimens, distribution, biology - environment, use value,

fishing gear, status, classification, protection method, color images, black and white
illustrations,...
- Edit (compress, cut off the extra detail, refine and annotate ...) 264 individual pictures
taken by the author or access missing images from other sources.

Footer Page 7 of 50.


Header Page 8 of 50.

1

MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, Việt Nam chưa thấy có phần mềm tra cứu định loại cá nước ngọt nói
chung và cá nước ngọt ở Nam Bộ nói riêng. Các nhà nghiên cứu về đa dạng, sinh
học và sinh thái học cá; những nhà phân loại và sinh viên khi nghiên cứu về cá
thường mất rất nhiều thời gian và công sức tra cứu thông tin trong các tài liệu in sẵn
để định loại và tìm hiểu về đặc điểm của một loài cá nào đó. Thông tin về các loài
cá thường nằm rải rác ở các tài liệu khác nhau, gây khó khăn trong việc tra cứu. Mặt
khác, những hình ảnh minh họa về cá có trong các tài liệu in sẵn chủ yếu là đen,
trắng nên rất khó đối chiếu với mẫu vật thật để nhận dạng chính xác đó là loài nào.
Nếu phần mềm này được xây dựng, các nhà nghiên cứu về cá, sinh viên khi
học về phân loại cá ở học phần Động vật học 2 (Động vật có xương sống) - Khoa
Sinh học có thể truy cập nhanh tên khoa học và hệ thống phân loại cá của thế giới
chính xác, cập nhật mới nhất của một loài cá nào đó một cách nhanh chóng. Vì mỗi
loài cá được sắp xếp theo thang phân loại từ bộ (phân bộ) → họ (phân họ) → giống
→ loài và mỗi loài có kèm theo tên phổ thông (tên địa phương nếu có) và tên khoa
học (tên Latin) chính thức hiện nay đang được thế giới và Việt Nam dùng, tên đồng
vật (synonym). Mỗi loài cá có các chỉ số đo, đếm đầy đủ; mô tả chi tiết đặc điểm về

hình thái, màu sắc, giá trị kinh tế & khoa học, phân bố, sinh thái, mùa vụ, tình trạng
mẫu vật (nếu có), hình ảnh màu minh họa, tài liệu và trang web tham khảo… nên dễ
dàng đối chiếu với mẫu vật thật để định danh. Hơn nữa, phần mềm này có “tính
mở” nên tác giả có khả năng cập nhật chỉnh sửa, bổ sung các nghiên cứu mới về cá
một cách nhanh chóng.
Ngoài hình chụp màu, còn có những hình vẽ chỉ rõ đặc tính để có thể nhận
diện nhanh (khi hình chụp màu không nhìn thấy rõ các chi tiết như râu, gai cứng các
tia vây… bị che khuất).
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi nhận thấy cần phải thực hiện đề tài:
“Bước đầu xây dựng phần mềm định loại một số loài cá nước ngọt ở Nam Bộ”.

Footer Page 8 of 50.


Header Page 9 of 50.

2

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Xây dựng phần mềm tra cứu để định loại 264 loài cá nước ngọt ở Nam Bộ để
giúp các nhà nghiên cứu, các nhà phân loại học và sinh viên tiết kiệm thời gian,
công sức và chi phí khi tiến hành định loại một loài cá nước ngọt nào đó ở Nam Bộ.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ sở dữ liệu và phần mềm tra cứu để định
loại 264 loài cá nước ngọt ở Nam Bộ.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên chúng tôi chỉ bước đầu thử nghiệm
xây dựng phần mềm tra cứu để định loại 264 loài cá nước ngọt ở Nam Bộ. Những
loài cá này chủ yếu thu thập được ở vùng Đông Nam Bộ.
Chúng tôi không có đủ thời gian và công sức xây dựng khóa định định loại

264 loài cá nước ngọt ở Nam Bộ để đưa vào truy cập trong phần mềm.

Footer Page 9 of 50.


Header Page 10 of 50.

3

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Cơ sở dữ liệu về cá nước ngọt
1.1.1. Trên Thế giới
Theo thống kê của Eschmeyer W. N. (1998); Tổ chức FAO (2010), Froese R.
and Pauly D. (2011), Fish Base thì trên thế giới có khoảng 32.000 loài cá, với
291.100 tên gọi khác nhau (tính đến tháng 6/2011). Số còn lại chưa được mô tả hiện
sống ở các vực nước trên Trái Đất khá nhiều. Tuy nhiên, các tác giả này không tách
riêng nhóm cá nước ngọt và nhóm cá biển nên chúng ta khó có thể biết được số loài
cá nước ngọt hiện nay đã phát hiện trên Thế giới có khoảng bao nhiêu loài.
Cơ sở dữ liệu về từng loài cá thì nằm rải rác ở các tài liệu và các website khác
nhau. Các website này tuy dễ dàng tra cứu định loại các loài cá về hệ thống phân
loại, hình ảnh màu minh họa, vị trí phân bố,… nhưng được viết bằng tiếng Latin (hệ
thống phân loại), tiếng Anh, tiếng Pháp,… và các loài mô tả còn sơ sài về các chỉ số
đo, đếm, đặc điểm hình thái và màu sắc và thiếu rất nhiều có sở dữ liệu khác nên
gây không ít khó khăn cho những người định loại cá ở trong nước, nhất là đối với
những người nghiên cứu và học viên, sinh viên mới bắt đầu làm quen với công việc
định loại cá [60], [61], [64], [65], [66], [67].
1.1.2. Ở Việt Nam
Theo thống kê của Vũ Trung Tạng (1994), khu hệ cá cửa sông ven biển gồm
580 loài, xếp trong 110 họ, thuộc 25 bộ. Đặc biệt là tác giả đã đưa ra danh sách 186
loài cá biển xâm nhập vào hệ thống sông và các thủy vực nước ngọt khác [23], [24].

Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Thủy sản (1996), khu hệ cá nước ngọt ở
nước ta có khoảng 544 loài, 228 giống, 57 họ thuộc 18 bộ, phân bố trong các ao hồ,
sông suối, từ miền núi đến trung du và đồng bằng thấp ven biển. Cơ sở dữ liệu về
các loài cá này nằm rải rác trong các tài liệu có giá trị về mặt khoa học và thực tiễn.
Tuy nhiên, về phân loại học còn tồn tại nhiều sai sót và hạn chế do thiếu những
thông tin cập nhật, nhất là trong nghiên cứu, các nhà ngư loại học đã sử dụng những
hệ thống phân loại học khác nhau. Vì vậy, việc xác định tên các taxon chưa chính
xác hoặc còn nhầm lẫn khi sử dụng các tên đồng vật (synonym) khác nhau để đặt

Footer Page 10 of 50.


Header Page 11 of 50.

4

cho một taxon và việc sắp xếp chúng theo những hệ thống phân loại học khác nhau
không có phê phán, gây khó khăn đối với việc thẩm định và đánh giá tính đa dạng
của khu hệ cá cũng như trong nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất [3], [23].
Theo "Danh lục các loài cá nước ngọt đã biết" của Mai Đình Yên (2002), khu
hệ cá nước ngọt Việt Nam gồm 546 loài thuộc 226 giống, 57 họ và 18 bộ. Tác giả
dựa chủ yếu vào danh sách cá nước ngọt của Bộ Thủy sản (1996) có chỉnh lí và sửa
chữa chút ít [23], [24].
Theo nghiên cứu và thống kê của Nguyễn Văn Hảo và cộng sự (2005) trong
bộ sách "Cá nước ngọt Việt Nam" gồm 3 tập, các tác giả đã giám định, tu chỉnh
danh pháp cho các taxon theo chuẩn Quốc tế đáng tin cậy, xây dựng cơ sở dữ liệu
khá đầy đủ và chính xác của 1.027 loài và phân loài thuộc 427 giống, 98 họ của 22
bộ cá nước ngọt điển hình và một số đại diện cá có nguồn gốc biển thích ứng với
điều kiện nước lợ của vùng cửa sông, đầm phá ven biển và sâu hơn, thích nghi với
đời sống trong các thủy vực nước ngọt. Để xây dựng khóa định loại và mô tả các

loài, các tác giả đã lựa chọn những tiêu chuẩn hình thái quan trọng: các số đo, số
đếm và những chỉ tiêu hình thái khác cũng như sự biến đổi của chúng trong quá
trình phát triển cá thể có liên quan đến điều kiện sống. Cơ sở dữ liệu của mỗi loài cá
được mô tả theo một trình tự xác định, theo chuẩn quy định của "Động vật chí Việt
Nam" gồm: tên khoa học, tên đồng vật (synonym), type danh pháp, tên phổ thông
và tên địa phương, mô tả hình thái, số mẫu vật và nơi lưu trữ, sự phân bố, hiện trạng
nguồn lợi (nếu có), sinh học và sinh thái học, giá trị sử dụng. Đây là công trình lớn
nhất giới thiệu và mô tả đầy đủ nhất từ trước tới nay về thành phần loài của khu hệ
cá nội địa trên toàn lãnh thổ nước ta; đồng thời cung cấp những dẫn liệu khá chi tiết
về 79 loài đặc hữu của 32 giống thuộc 8 phân họ, trong đó 2 giống, 40 loài và phân
loài được các tác giả ghi nhận là những taxon mới cho khoa học [23], [24].
Từ các công trình trên cho thấy, cơ sở dữ liệu về khu hệ cá nước ngọt ở nước
ta khá đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, do sự phát triển không ngừng về công tác
nghiên cứu trong thời gian qua đã góp phần bổ sung thêm thành phần và dữ liệu cho

Footer Page 11 of 50.


Header Page 12 of 50.

5

nhiều loài cá. Vì vậy, các công trình trên cần phải thường xuyên cập nhật bổ sung,
chỉnh sửa để hoàn chỉnh hơn.
1.1.3. Ở Nam Bộ
Trước ngày miền Nam được giải phóng (1975), có những công trình nghiên
cứu về cá nước ngọt ở Nam Bộ của các tác giả như Henri J. (1865), Sauvage H. E.
(1877, 1878a, b, 1881), Tirant G. (1885), Vaillant L. (1904), Pellegrin J. (1906),
Chabanaud P. (1926a, b), Bourret R. (1927), Chevey P. (1930a, b, 1932a, b, 1933,
1934a, b, 1936a, b, 1937), Pellegrin J. và Chevey P. (1941), Fang P. W. (1942a, b,

1943), Durant J. (1949), Chaux J. và Fang P. W. (1949), Kuronuma K. (1961), Trần
Ngọc Lợi và Nguyễn Cháu (1964), Fourmanoir P. (1965), Yamanura M. (1966),
Kawamoto N., Nguyễn Viết Trương và Trần Thị Túy Hoa (1972), Orsi J. J. (1974),
Taki Y. (1975), Rainboth W. J. (1975).
Từ năm 1975 đến năm 1993, có thêm một số công trình nghiên cứu về cá nước
ngọt ở Nam Bộ của các tác giả như Akihito và Merguro K. (1976), Trần Thị Thu
Hương (1977), Mai Đình Yên (1982), Nguyễn Văn Thiện (1979, 1985), Lê Hoàng
Yến và cộng sự (1979 - 1985), Hoàng Đức Đạt và cộng sự (1990, 1991),...
Tất cả các tác giả trên chỉ tập trung thống kê thành phần loài, rất ít khi đề cập
đến nghiên cứu từng khu hệ hoặc mô tả chi tiết hình thái phân loại của từng loài cá.
Nghĩa là, cơ sở dữ liệu về các loài cá nước ngọt còn rất sơ sài, chưa có một tài liệu
hoàn chỉnh giúp định loại các loài cá nước ngọt ở Nam Bộ.
Đến năm 1992, cuốn sách "Định loại các loài cá nước ngọt" của Mai Đình
Yên (chủ biên), Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến và Hứa
Bạch Loan được xuất bản. Có thể nói, đây là cuốn sách đã tập hợp tất cả các công
trình nghiên cứu về cá nước ngọt ở Nam Bộ từ trước đây đến năm 1992. Các tác giả
đã tiến hành thu thập mẫu vật ở 30 địa điểm thuộc các sông Đồng Nai, sông Sài
Gòn, sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, sông Tiền, sông Hậu, Đồng Tháp Mười,
rừng U Minh và đảo Phú Quốc. Sau đó, các tác giả phân tích, định loại và thống kê
thêm từ các công trình khác cho thấy khu hệ cá nước ngọt Nam Bộ có 255 loài
thuộc 130 giống, 42 họ, 14 bộ. Các loài cá được trình bày trong tài liệu này gồm các

Footer Page 12 of 50.


Header Page 13 of 50.

6

loài cá nước ngọt thực sự, có nghĩa là chúng sống ở môi trường nước ngọt trong

suốt đời sống của chúng và các loài cá nước ngọt không thực sự, có nghĩa là thường
ngày chúng sống ở biển hoặc vùng ven biển, nhưng đã có một thời gian vào vùng
nước ngọt hoặc sinh sản hoặc kiếm ăn và cũng bao hàm một số loài cá đặc trưng
sinh sống ở vùng nước lợ [58].
Năm 1993, Trương Thủ Khoa, Trần Thị Thu Hương xuất bản cuốn sách “Định
loại cá nước ngọt vùng đồng bằng sông Cửu Long” với 173 loài, 99 giống, 39 họ,
13 bộ. Mẫu cá được thu thập từ năm 1976 đến năm 1982, tổng số là 2.829 mẫu, đây
là những loài cá hoàn toàn sống trong môi trường nước ngọt hoặc có một khoảng
thời gian nào đó sống trong nước ngọt. Đến thời điểm đó, cuốn sách là một công
trình nghiên cứu đầy đủ nhất về cơ sở dữ liệu của các loài cá nước ngọt vùng đồng
bằng sông Cửu Long [33].
Cơ sở dữ liệu của mỗi loài cá trong hai cuốn sách này được mô tả khá đầy đủ
gồm: tên khoa học, tên đồng vật (synonym), tên phổ thông và tên địa phương, địa
điểm thu mẫu, số mẫu mô tả, mô tả hình thái, sự phân bố, sinh học và sinh thái học,
giá trị sử dụng,... Tuy nhiên, hệ thống phân loại dùng trong hai cuốn sách này được
sắp xếp theo Lindberg G. V. (1974) so với hệ thống phân loại cá hiện nay được sử
dụng phổ biến trên Thế giới và Việt Nam của Eschmeyer W. N. (1998), FAO
(2010) đã có nhiều thay đổi.
Từ sau năm 1993 đến nay, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về cá nước
ngọt ở Nam Bộ của các tác giả như Lê Hoàng Yến và cộng sự (1999), Hoàng Đức
Đạt và cộng sự (2001), Nguyễn Thanh Tùng (2005), Nguyễn Xuân Đồng (2009),
Tống Xuân Tám và cộng sự (2004 - 2011) chủ yếu nghiên cứu về thành phần loài cá
nước ngọt ở lưu vực các sông Sài Gòn, Đồng Nai, Cần Giờ, đồng bằng Tháp Mười,
đồng bằng sông Cửu Long,... Rất ít công trình đi sâu vào nghiên cứu bổ sung cơ sở
dữ liệu cho từng loài cá.
Trong những năm qua, Tống Xuân Tám và cộng sự đã trực tiếp thu mẫu, định
loại, tham khảo tài liệu, tu chỉnh và xây dựng cơ sở dữ liệu cho 264 loài thuộc 155
giống, 68 họ và 16 bộ cá ở Nam Bộ. Đây là công trình đầy đủ nhất từ trước đến nay

Footer Page 13 of 50.



Header Page 14 of 50.

7

về cơ sở dữ liệu cá ở Nam Bộ, là nguồn tư liệu chính để xây dựng phần mềm định
loại cá nước ngọt ở Nam Bộ [52], [53].
Có thể nói, cho đến thời điểm này, chưa có một cuốn sách hay một công trình
nào thống kê chi tiết, đầy đủ để cho thấy ở Nam Bộ có bao nhiêu loài cá nước ngọt.
Cơ sở dữ liệu về các loài cá thì nằm rải rác ở các tài liệu khác nhau, gây khó khăn
cho việc so sánh, đối chiếu. Vì thế, chúng tôi thiết nghĩ cần phải có một công trình
nghiên cứu mang tính tổng hợp về các loài cá nước ngọt ở Nam Bộ để phục vụ tốt
cho công tác tra cứu định loại trong nghiên cứu, học tập, bảo tồn và phát triển bền
vững nguồn lợi cá ở Nam Bộ.
1.2. Phần mềm
1.2.1. Khái niệm phần mềm
Phần mềm (software) là một tập hợp những câu lệnh được viết bằng một hoặc
nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định nhằm tự động thực hiện một số
chức năng hoặc giải quyết một bài toán nào đó (theo Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia) [68].
Theo Wikipedia, phần mềm nguồn mở (Open Source Software-OSS) còn gọi
là phần mềm tự do1 (Free Software-FS) là phần mềm với mã nguồn được công bố
và sử dụng một giấy phép nguồn mở. Giấy phép này cho phép bất cứ ai cũng có thể
nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm và phân phối phần mềm ở dạng chưa
thay đổi hoặc đã thay đổi. Người sử dụng phần mềm được có các quyền vốn bị cấm
bởi bản quyền, gồm các quyền về sử dụng, thay đổi và tái phân phối [69].
1.2.2. Phân loại sản phẩm phần mềm
1.2.2.1. Theo phương thức hoạt động
Phần mềm hệ thống dùng để vận hành máy tính và các phần cứng máy tính, ví

dụ như các hệ điều hành máy tính Windows XP, Linux, Unix, các thư viện động
(còn gọi là thư viện liên kết động (Dynamic Linked Library - DLL) của hệ điều
hành, các trình điều khiển (driver), phần sụn (firmware) và BIOS. Đây là các loại

1

Năm 1998, một nhóm người chủ trương rằng thuật ngữ “phần mềm tự do” nên được thay thế bằng “phần
mềm nguồn mở” vì thuật ngữ này ít mơ hồ hơn và dễ sử dụng hơn cho giới doanh nghiệp.

Footer Page 14 of 50.


Header Page 15 of 50.

8

phần mềm mà hệ điều hành liên lạc với chúng để điều khiển và quản lí các thiết bị
phần cứng [68].
Phần mềm ứng dụng để người sử dụng có thể hoàn thành một hay nhiều công
việc nào đó, ví dụ như các phần mềm văn phòng (Microsoft Offices, Lotus 1-2-3,
FoxPro), phần mềm doanh nghiệp, phần mềm giáo dục, cơ sở dữ liệu, phần mềm trò
chơi, chương trình tiện ích, hay các loại phần mềm ác tính [68].
Các phần mềm chuyển dịch mã bao gồm trình biên dịch và trình thông dịch:
các loại chương trình này sẽ đọc các câu lệnh từ các mã nguồn được viết bởi các lập
trình viên bằng một ngôn ngữ lập trình và dịch nó sang dạng ngôn ngữ máy mà máy
tính có thể hiểu được, hay dịch nó sang một dạng khác như là tập tin đối tượng
(object file) và các tập tin thư viện (library file) mà các phần mềm khác (như hệ
điều hành chẳng hạn) có thể hiểu để vận hành máy tính thực thi các lệnh [68].
1.2.2.2. Theo khả năng ứng dụng
Những phần mềm không phụ thuộc, nó có thể được bán cho bất kì khách hàng

nào trên thị trường tự do. Ví dụ: phần mềm về cơ sở dữ liệu như Oracle, đồ họa như
Photoshop, Corel Draw, soạn thảo và xử lí văn bản, bảng tính... Ưu điểm: thông
thường đây là những phần mềm có khả năng ứng dụng rộng rãi cho nhiều nhóm
người sử dụng. Khuyết điểm: thiếu tính uyển chuyển, tùy biến [68].
Những phần mềm được viết theo đơn đặt hàng hay hợp đồng của một khách
hàng cụ thể nào đó (một công ty, bệnh viện, trường học...). Ví dụ: phần mềm điều
khiển, phần mềm hỗ trợ bán hàng, phần mềm tra cứu định loại,... Ưu điểm: có tính
uyển chuyển, tùy biến cao để đáp ứng được nhu cầu của một nhóm người sử dụng
nào đó. Khuyết điểm: thông thường đây là những phần mềm ứng dụng chuyên
ngành hẹp [68].
1.2.3. Tóm tắt quá trình tạo nên một phần mềm
Về mặt thiết kế, tùy theo mức độ phức tạp của phần mềm làm ra, người thiết
kế phần mềm sẽ ít nhiều dùng đến các phương tiện để tạo ra mẫu thiết kế theo ý
muốn (chẳng hạn như là các sơ đồ khối, các lưu đồ, các thuật toán và các mã giả),
sau đó mẫu này được mã hoá bằng các ngôn ngữ lập trình và được các trình dịch

Footer Page 15 of 50.


Header Page 16 of 50.

9

chuyển thành các khối lệnh (module) hay/và các tệp khả thi. Tập hợp các tệp khả thi
và các khối lệnh đó làm thành một phần mềm. Thường khi một phần mềm được tạo
thành, để cho hoàn hảo thì phần mềm đó phải được điều chỉnh hay sửa chữa từ khâu
thiết kế cho đến khâu tạo thành phiên bản phần mềm một số lần. Một phần mềm
thông thường sẽ tương thích với một hay vài hệ điều hành, tùy theo cách thiết kế,
cách viết mã nguồn và ngôn ngữ lập trình được dùng [68].
1.2.4. Phần mềm tra cứu định loại cá

Phần mềm tra cứu định loại cá là một phần mềm ứng dụng dùng để tra cứu cơ
sở dữ liệu (hình, thông tin) về một loài cá nào đó phục vụ cho công tác định loại
hoặc tham khảo trong nghiên cứu và học tập. Phần mềm này có thể lưu vào đĩa CDROM/DVD cài cho từng máy đơn, máy mạng nội bộ (LAN) hoặc tích hợp vào
website để tra cứu trực tuyến rất tiện ích.
Trên Thế giới, Froese, R. and D. Pauly. Editors. (2007), FishBase đã xây dựng
cơ sở dữ liệu dưới dạng phần mềm để định loại các loài cá trên thế giới bằng CDROM/DVD và được đăng tải trên website để tra cứu trực
tuyến. Tổ chức FAO đã xây dựng cơ sở dữ liệu để định loại các loài cá trên thế giới
để tra cứu trực tuyến trên website ...
Ở Việt Nam, Trung tâm Thông tin Khoa học Kĩ thuật & Kinh tế Thủy sản
(2001), đã xây dựng phần mềm định loại lưu dưới dạng đĩa CD-ROM dùng cho
máy đơn hoặc máy mạng nội bộ (LAN) về một số loài cá biển thường gặp ở Việt
Nam, với khoảng hơn 300 loài cá biển. Bằng phần mềm này có thể tra cứu một số
loài cá biển về hệ thống phân loại, đặc điểm về hình thái và màu sắc, hình ảnh màu
minh họa, vị trí phân bố. Tất cả cơ sở dữ liệu này được viết bằng tiếng Latin (hệ
thống phân loại) và tiếng Việt nên khá dễ dàng cho tra cứu. Tuy nhiên, chúng tôi
nhận thấy cơ sở dữ liệu về định loại cá trong phần mềm này chưa nhiều, còn quá sơ
sài, chỉ mang tính giới thiệu khái quát về một vài đặc điểm hình thái của cá biển,
nếu dùng để tra cứu định loại, đối chiếu và so sánh thì gặp rất nhiều khó khăn. Đặc
biệt là cá nước ngọt Nam Bộ hiện nay chưa có phần mềm nào được thiết kế nên gây
khó khăn cho những người muốn tra cứu định loại về cá nước ngọt trên máy vi tính.

Footer Page 16 of 50.


Header Page 17 of 50.

10

Chương 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

2.1.1. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành chính thức từ tháng 6/2009 - 6/2010 (theo hợp đồng).
Tuy nhiên, do khối lượng công việc quá nhiều mà chúng tôi không lường trước hết
đựợc: vừa phải thiết kế phần mềm, chạy thử và điều chỉnh các lỗi, vừa phải tu
chỉnh, sắp xếp theo taxon, xây dựng hệ thống phân loại, xây dựng cơ sở dữ liệu chi
tiết, biên tập hình của 264 loài cá, viết bài báo khoa học, viết báo cáo nghiệm thu,...
nên đề tài của chúng tôi đã kéo dài đến hết tháng 6/2011 mới nghiệm thu được.
Các nội dung, công việc
thực hiện chủ yếu

STT

Sản phẩm
phải đạt

Thời gian
(bắt đầu kết thúc)

1

phần mềm tra cứu định
Viết phần mềm tra cứu định loại cá
loại cá dưới dạng đĩa
nước ngọt ở Nam Bộ
CD-ROM

9/2009 9/2010

2


Xây dựng cơ sở dữ liệu về cá nước
ngọt ở Nam Bộ: hệ thống phân loại;
có các chỉ số đo, đếm, đặc điểm về
Cơ sở dữ liệu về cá
hình thái, màu sắc, giá trị kinh tế &
nước ngọt ở Nam Bộ
khoa học, phân bố, hình ảnh màu
minh họa, tài liệu hoặc trang web
tham khảo…

9/2009 12/2010

3

4
5

Viết và gửi đăng bài báo khoa học
trên Tạp chí của Trường Đại học Sư Bài báo khoa học
phạm TP.HCM
Quyển báo cáo tổng
Viết báo cáo tổng kết, báo cáo tóm
kết, báo cáo tóm tắt đề
tắt đề tài
tài
Báo cáo nghiệm thu đề tài

6/2010
6/2009 6/2011
6/2011


2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Đề tài bước đầu thu thập cơ sở dữ liệu về cá nước ngọt ở một số tỉnh, thành
thuộc vùng Nam Bộ như: Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng
Tàu, TP.HCM. Tư vấn và viết phần mềm định loại cá tại Trung tâm Công nghệ Dạy

Footer Page 17 of 50.


Header Page 18 of 50.

11

học - Viện Nghiên cứu Giáo dục - Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, 115 Hai Bà
Trưng, Q.1, Tp.HCM.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
- Thu thập các tài liệu giới thiệu về phần mềm, cách thiết kế phần mềm tra cứu
định loại cá ở trong nước và ngoài nước.
- Tham khảo, kế thừa hệ thống phân loại và các tài liệu định loại có giá trị hiện
nay ở trong và ngoài nước được các chuyên gia đầu ngành về ngư loại học tin dùng.
2.2.2. Phương pháp xây dựng phần mềm tra cứu định loại cá dưới dạng đĩa
CD-ROM
- Phần mềm được viết trên nền môi trường dotnet.
- Lưu hình, cơ sở dữ liệu của loài cá đó kèm theo hình.
- Lưu hình dạng thumbnails → thu nhỏ hình và nén kèm theo hình lớn đúng
kích cỡ.
- Khi tìm kiếm xuất hiện: hình nhỏ, nhấp vào hình nhỏ sẽ phóng ra hình lớn;
cơ sở dữ liệu của loài cá đó kèm theo hình (hình chụp màu và hình vẽ đen trắng).
- Cách tìm kiếm: tìm theo chuỗi, tính từ kí tự đầu tiên, các kí tự sau có thể

khác nhau, cho tới kí tự kết thúc của chuỗi, từ cần tìm cộng với dấu “*”. Có thể tìm
kiếm các loài cá bằng tên tiếng Việt (có dấu hoặc không dấu), tên tiếng Anh hoặc
tên khoa học của loài (tên Latin).
- Tác giả là người quản trị có quyền cập nhật, chỉnh sửa cơ sở dữ liệu của từng
loài cá, tăng thêm số loài cá (hình, cơ sở dữ liệu của loài).
- Có thể cho phép in ấn thông tin cần thiết hoặc lưu trữ cơ sở dữ liệu sang một
nơi khác.
2.2.3. Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu cá
Các bước xây dựng cơ sở dữ liệu về cá:
Bước 1: Xây dựng danh sách hệ thống phân loại các loài cá nước ngọt ở Nam
Bộ (theo hệ thống của Eschmeyer W. N. (1998)) do chính tác giả và cộng sự nghiên
cứu được trong nhiều năm qua.

Footer Page 18 of 50.


Header Page 19 of 50.

12

Bước 2: Xây dựng cơ sở dữ liệu chi tiết về các loài cá (kế thừa từ những công
trình nghiên cứu của chính tác giả và cộng sự, tham khảo thêm từ các tác giả khác).
Bước 3: Biên dịch tên tiếng Anh của các loài cá.
Bước 4: Biên tập, chỉnh sửa (nén dung lượng, cắt bỏ các chi tiết thừa, tinh
chỉnh độ nét, chú thích,…) các hình cá do chính tác giả chụp; truy cập bổ sung các
hình cá còn thiếu từ các nguồn tài liệu tham khảo khác.
Bước 5: Nhập hệ thống phân loại các loài cá vào phần mềm.
Bước 6: Nhập cơ sở dữ liệu và hình ảnh các loài cá vào phần mềm.
Bước 7: Liên kết cơ sở dữ liệu của từng loài cá với hệ thống phân loại.
Bước 8: Kiểm tra và khắc phục lỗi của phần mềm.

2.2.4. Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về tính năng và kĩ thuật cũng như cách
khắc phục sự cố phần mềm; góp ý về tính chính xác của hệ thống phân loại và cơ sở
dữ liệu các loài cá nước ngọt ở Nam Bộ.
2.2.5. Phương pháp xử lí số liệu
Chúng tôi tiến hành xử lí số liệu bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2007
để thống kê về số lượng loài, giống, họ, bộ; số mẫu cá thu được; độ thường gặp;
phân bố của các loài cá theo mùa, môi trường nước và vị trí.

Footer Page 19 of 50.


Header Page 20 of 50.

13

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Phần mềm tra cứu định loại cá dưới dạng đĩa CD-ROM
Chúng tôi đã xây dựng được phần mềm với hai quyền phân cấp sau đây :
3.1.1. Quyền quản trị (Administrator)
3.1.1.1. Giao diện chính
Giao diện chính bao gồm danh sách các loài cá được liệt kê, phân nhóm (hệ
thống phân loại), tìm kiếm các loài cá theo hệ thống phân loại hoặc theo tên cá
(tiếng Việt, tiếng Latin, tiếng Anh), thêm loài cá mới vào phần mềm.
Danh sách các loài cá được liệt kê: thể hiện số thứ tự, hình ảnh, tên cá (tiếng
Việt, tiếng Latin, tiếng Anh), đặc điểm nổi bật, ngày thêm, ngày cập nhật.
Người quản trị muốn xem loài cá nào thì nhấp vào nút xem để kiểm tra cơ sở
dữ liệu về loài cá đó (xem hình 3.1).

Hình 3.1. Giao diện chính của phần mềm đối với quyền quản trị

(Administrator)

Footer Page 20 of 50.


Header Page 21 of 50.

14

3.1.1.2. Thêm loài cá mới
Người quản trị được quyền thêm vào phần mềm bất kì loài cá mới nào. Mỗi
loài cá được thêm vào gồm các thông tin như: tên cá (tiếng Việt, tiếng Latin, tiếng
Anh), hình ảnh (hình chụp, hình scan, hình vẽ,…), hệ thống phân loại, đặc điểm nổi
bật, mô tả chi tiết và các cơ sở dữ liệu khác của loài cá. Sau khi hoàn chỉnh thì "Lưu
thông tin này" và "Quay lại danh sách" (xem hình 3.2).

Hình 3.2. Giao diện thêm cơ sở dữ liệu vào loài cá mới đối với quyền quản trị
(Administrator)
3.1.1.3. Tìm kiếm một loài cá
Người quản trị được quyền tìm kiếm bất kì loài cá nào có trong phần mềm
này để cập nhật, chỉnh sửa cơ sở dữ liệu cho hoàn chỉnh hơn (xem hình 3.3).

Footer Page 21 of 50.


Header Page 22 of 50.

15

Hình 3.3. Giao diện tìm kiếm một loài cá đối với quyền quản trị

(Administrator)
3.1.1.4. Xem chi tiết, chỉnh sửa, cập nhật phân nhóm, xóa CSDL một loài cá

Hình 3.4. Giao diện xem chi tiết CSDL một loài cá đối với quyền quản trị
(Administrator)

Footer Page 22 of 50.


Header Page 23 of 50.

16

Người quản trị được quyền xem chi tiết CSDL của một loài cá nào đó dưới
dạng khung biên tập với các giao diện được thể hiện rõ như: tên, hình ảnh, hệ thống
phân loại, đặc điểm nổi bật, mô tả, ngày thêm, ngày cập nhật, liệt kê chi tiết sự sắp
xếp của loài cá đó vào hệ thống phân loại, cập nhật lại phân nhóm, quay lại danh
sách, xóa thông tin này, sửa thông tin này (xem hình 3.4).
Người quản trị được quyền chỉnh sửa, cập nhật phân nhóm, xóa CSDL hoặc
xóa hoàn toàn một loài cá nào đó khỏi hệ thống phân loại trong phần mềm (xem
hình 3.5).

Hình 3.5. Giao diện chỉnh sửa, cập nhật phân nhóm, xóa CSDL hoặc xóa hoàn
toàn một loài cá đối với quyền quản trị (Administrator)
3.1.1.5. Thêm, xóa, sửa chữa hệ thống phân loại cá
Người quản trị được quyền thêm, xóa, sửa chữa hệ thống phân loại bất kì loài
cá nào theo trật tự sắp xếp từ cấp độ phân loại cao đến cấp độ phân loại thấp: giới
→ ngành → phân ngành → nhóm → tổng lớp → lớp → phân lớp → tổng bộ → liên
bộ → họ → phân họ → giống → loài (xem hình 3.6).
Hệ thống phân loại các loài cá trong phân mềm được viết theo cấu trúc dạng

cây, dễ dàng đối chiếu và truy cập về CSDL của các loài cá.

Footer Page 23 of 50.


Header Page 24 of 50.

17

Hình 3.6. Giao diện thêm, xóa, sửa chữa hệ thống phân loại cá đối với quyền
quản trị (Administrator)
3.1.2. Quyền tra cứu (Users)
3.1.2.1. Giao diện chính
Người sử dụng gõ dòng địa chỉ trang web nội bộ trong máy tính cá nhân
(không cần kết nối mạng) : http://localhost/fish/home/ vào ô Adress của trình duyệt
web bất kì, xuất hiện giao diện chính của phần mềm (xem hình 3.7).
Trong giao diện chính đối với quyền tra cứu (Users) của phần mềm thể hiện
các chi tiết như:
- Thanh lệnh (menu) gồm có: trang chủ, tra cứu, hình ảnh, liên hệ.
- Giới thiệu đôi nét về tính năng của phần mềm định loại một số loài cá nước
ngọt ở Nam Bộ.
- Hình logo về cá ;
- Bản quyền © 2010 của Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

Footer Page 24 of 50.


Header Page 25 of 50.

18


Hình 3.7. Giao diện chính của phần mềm đối với quyền tra cứu (Users)
3.1.2.2. Tra cứu một loài cá

Hình 3.8. Giao diện tra cứu CSDL của một loài cá bằng từ khóa đối với
quyền tra cứu (Users)

Footer Page 25 of 50.


×