Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập môn KHẢO sát KHÍ TƯỢNG THỦY văn BIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.47 KB, 11 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN KHẢO SÁT KHÍ TƯỢNG THỦY
VĂN BIỂN ( THẦY LÂN)
Câu 1: trình bày về quy trình công tác tổ chức khảo sát biển:
-Công tác chuẩn bị khảo sát biển:
+) Lập chương trình và kế hoạch chuyến đi: Chương trình và kế hoạch chuyến đi do cơ
quan chủ tàu nghiên cứu kế hoạch lập ra gồm những yếu tố sau:
. Vạch ra nhiệm vụ và mục đích chuyến khảo sát biển.
. Đưa ra vùng khảo sát và sự phân bố các mặt hải văn.
. Các dạng QT, phương pháp QT và thời gian QT.
. Dự toán kinh phí của chuyến khảo sát.
+) Lập danh sách những thiết bị dụng cụ cần thiết phục vụ trong quá trình khảo sát:
. Số lượng và danh mục thiết bị dụng cụ và vật tư chi phí cần thiết để thực hiện chương
trình khảo sát cần được chuẩn bị theo kế hoạch của chuyến đi.
. Khi lập bảng yêu cầu cung cấp thiết bị phải dựa vào những danh mục thiết bị và máy
móc vật tư hiện có và số lượng dự trữ.
. Đảm bảo tính trọn bộ, tính bảo quản, giấy chứng nhận kiểm định và kiểm ta vận hành
của các dụng cụ khảo sát .
+)Bố trí thiết bị dụng cụ máy móc cần thiết trước khi ra biển.
+) Kiểm tra các thiết bị máy móc khảo sát trước khi ra biển.
+) Tổ chức đảm bảo thông tin dự báo thời tiết trên biển.
+) Phân chia nhiệm vụ của các đội và các ca trực.
+) Đi biển thử và thực hiện thử một vài trạm quan trắc.
-Thứ tự QT các trạm hải văn: Các công việc tại trạm hải văn được thể hiện theo một thứ
tự phù hợp với chương trình của một chuyến đi và khối lượng công việc của các phân
đội.
-Tài liệu báo cáo tổng kết.


Câu 2: trình bày phương pháp thả và thu hồi trạm phao
1. Thả phao trước , neo sau:Quá trình thả trạm bắt đầu từ neo và cuối cùng là phao,
phương pháp này có hạn chế là trong giai đoạn cuối khi neo đã nằm trên đáy nhưng


phao vẫn chưa nhận đủ tải trọng của toàn bộ hệ thống , tàu sẽ kéo neo của trạm sẽ
gây ra việc đứt dây neo.
2. Thả neo trước, phao sau:Quá trình thả trạm bắt đầu từ phao, hẹ thống máy đo và cuối
cùng là hệ thống neo, phương pháp này cũng có nhiều hạn chế
+ Phao khi thả sẽ nằm ngang trên mặt nước, làm cho cột tín hiệu dễ bị gãy
+ Khi thả neo dây neo bị xoắn mạnh dễ gây ra đứt neo
+Khi thả neo sau dễ bị va đập vào hệ thống các máy đo đã thả trước
3. Thả đồng thời:Hạn chế tối đa những yếu điểm của 2 phương pháp trên
Câu 3: Trình bày quy trình tổ chức QT các yếu tố khí tượng trên tàu biển.
*)Trình tự quan trắc các yếu tố khí tượng biển:
-Khi được thông báo sắp đến trạm. quan trắc viên tiến hành kiểm tra máy móc, dụng cụ
quan trắc và làm công việc chuẩn bị
-Tại các trạm mặt rộng, trước thời điểm bắt đầu quan trắc 5 phút cho ẩm biểu asman và
máy đo gió hoạt động, sau khi xác định hướng gió, hướng truyền sóng theo la bàn, xác
định tầm nhìn, mây và các hiện tượng khí tượng
- Đúng vào thời gian của obs quan trắc, đọc số đo của ẩm biểu asman, của máy đo gió,
sau đó ghi số đo ở khí áp kế. Nếu tàu thả trôi hoặc đang chạy thì cần ghi thêm số liệu về
tốc độ và hướng di chuyển của tàu
-Sau khi hoàn thành công tác quan trắc tiến hành quy toán số liệu quan trắc gió ( Xác
định hướng và tốc độ thực ), xác định nhiệt độ và độ ẩm không khí, xác định xu thế khí
áp, tình hình thời tiết hiện tại và đã qua
-Nếu taù có trang bị trạm khí tượng tự động thì cho trạm hoạt động trước thời điểm quan
trác 10 phút, đúng vaod thời gian của các obs quy định lấy số đo ở các bộ phận chỉ báo.
1. Công tác chuẩn bị:
-Chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra tình hình hoạt động của thiết bị đo khí tượng. Chuẩn bị thiết
bị dự phòng.
-Kiểm tra thời hạn chứng từ kiểm định. Trường hợp quá thời hạn quy định phải tiến hành
kiểm định lại thiết bị đo khí tượng.



-Chuẩn bị tài liệu phục vụ quan trắc và quy toán.
-chuẩn bị vật tư, văn phòng phẩm phục vụ điều tra, khảo sát khí tượng biển.
-Chuẩn bị dụng cụ bảo hộ lao động.
-Yêu cầu đối với người thực hiện các công tác chuẩn bị: Điều tra viên phải có trình độ là
quan trắc viên chính bậc 3 trở lên.
2. Công tác điều tra khảo sát
Công tác này cần thực hiện đo nhiệt độ, độ ẩm không khí, đo áp suất khí quyển, đo gió,
quan trắc mây, quan trắc tầm nhìn xa, quan trắc các hiện tượng thời tiết.
3.Xử lý số liệu
-Hiệu chỉnh kết quả đo nhiệt độ, độ ẩm không khí theo chứng từ kiểm định máy, dùng
bảng tra độ ẩm tương đối, độ ẩm tuyệt đối, độ chênh lệch bão hòa, điểm sương.
-Hiệu chỉnh kết quả đo áp suất không khí: Hiệu chỉnh thang đo, hiệu chỉnh nhiệt độ…liê
-Tính toán đặc trưng của từng yếu tố khí tượng
-Xác định xu thế và biến đổi của các yếu tố khí tượng theo không gian và thời gian.
-Yêu cầu đối với người thực hiện công tác xử lý số liệu: Điều tra viên phải có trình độ là
quan trắc viên chính bậc 4 trở lên.
4.Nghiệm thu
5.Sản phẩm giao nộp
-Tổng số liệu kết quả điều tra, khảo sát các yếu tố khí tượng trên biển.
-Các đặc trưng, giá trị lớn, nhỏ, trung bình của các yếu tố.
-Xu thế và biến dổi của các yếu tố theo không gian và thời gian
-Báo cáo tóm tắt diễn biến thời tiết, tổng kết, nhận xét,đánh giá kết quả điều tra, khảo sát
khí tượng biển.
Câu 4: Trình bày cách xác định độ muối bằng phương pháp xác định độ clo?
Phương pháp đo lượng bạc để xác định độ clo và độ muối trong nước biển( Knudsen):
-Thiết bị dụng cụ và hóa chất:


+) Biuret và pipet là thiết bị dùng để xác định độ clo và được chia các vạch 2ml trên
thành ống.

+) Cốc chuẩn độ thể tích khoảng 300 ml, sử dụng loại cốc đốt bình thường.
+) Máy khuấy cơ hoặc máy khuấy từ.
+) Ống nhỏ giọt dùng cho dd chất chỉ thị
+) Các bình và chai lọ sẫm màu để chứa dd AgN03 ( thể tích từ 3-5l), nắp bằng cao su.
+) Bình để bảo quản nước biển tiêu chuẩn có thể tích 300 ml, nút thủy tinh mài và có
chụp thủy tinh hoặc cao su để chống bay hơi.
+) Chậu rửa, bình chứa chất thải… và các dụng cụ thông thường khác.
+) Nước biển tiêu chuẩn: Là nước tâng mặt đại dương được lấy về, lọc kỹ và xử lý theo
quy trình nghiêm ngặt, với độ clo gần 19,38%o.
+) DD AgN03
+) DD chất chỉ thị màu crommat 10%: lấy 10g muối K2Cr04 sạch và hòa với 90ml nước
cất đ crommat 10%.
-Cách thức thí nghiệm:
+) B1: kiểm tra sự sạch sẽ của dụng cụ, trong trường hợp cần thiết phải rửa lại
+)B2: Nạp ddAgN03 vào đầy biuret sau khi đã tráng nó bằng chính dd này. Tiếp đó kiểm
tra độ chuẩn của dd AgN03 theo nước biển tiêu chuẩn, nếu chưa đạt yêu cầu thì phải hiệu
chỉnh lại.
+) B3: Nạp dd AgN03 đạt yêu cầu vào đầy biuret
+) B4: Sau khi tráng pipet bằng chính nước mẫu phân tích, lấy 15 ml nước mẫu cho vào
cốc chuẩn độ sạch, cho tiếp 5 giọt dd K2CrO4 10% vào lượng mẫu vừa lấy.
+) B5: chuẩn độ mẫu nước bằng dd AgN03 đã được hiệu chỉnh cho tới khi màu da cam
ổn định. Khi có sự nghi ngờ về độ chính xác phải chuẩn độ lại. Ghi kết quả chuẩn độ vào
sổ.
+) B6: thu hồi kết tủa muối bạc vào bình chứa
+)B7: Làm lại từ bước 3 đến bước 6 cho mẫu khác.


+) B8: Việc tính toán kết quả được tiến hành sau khi chuẩn độ hết số mẫu, hoặc sau một
ngày làm việc. Các kết quả tính toán cần có người thứ 2 kiểm tra.
-Quá trình xác định:

+) Mọi thiết bị và dụng cụ phải được rửa sạch bằng nước crom và tráng bằng nước cất,
sắp xếp dụng cụ và các hóa chất để thuận lợi thí nghiệm.
+) Kiểm tra nông độ dd AgN03
+) Chuẩn độ mẫu nước biển.
-Tính toán kết quả:
Cl%o = a+k
a: là giá trị số đọc trên biuret của dd AgN03
k: là giá trị số hiệu chỉnh
Câu 5: Trình bày nguyên lý hoạt động của nhiệt kế đảo trong việc đo nhiệt độ nước
biển?
-Khi ở độ sâu QT, bầu nhiệt kế nằm phía dưới.
-Thủy ngân trong bầu nhận biết nhiệt độ nước xung quanh ở độ sâu QT thủy ngân
trong ống mao dẫn thay đổi ( lên hoặc xuống)
-Quả nặng tín hiệu làm nhiệt kế đảo ngược trở lại bầu nằm phía trênthủy ngân bị đứt
đoạn tại lưỡi gà  xác định nhiệt độ qua thể tích thủy ngân.
-Nhiệt kế chính được cấu tạo từ bầu và ống mao dẫn
-Nút bấc ngăn cách thủy ngân với phần còn lại của vỏ thủy ngân( ngăn sự tác động của áp
suất ngoài tới bầu nhiệt kế)
-Vòng cuộn chứa phần tủy ngân thừa
-Lưỡi gà: tách thủy ngân
-Nhiệt kế phụ đặt ở trạng thái ngược lại so với nhiệt kế chính
-Hai nhiệt kế được kẹp với nhau bằng các đai kim loại.
-Hai nhiệt kế được cố định trong vỏ bọc thủy tinh bằng nút bấc và tấm chèn lò so


Câu 6:Nêu phương pháp lấy mẫu nước trên biển bằng các ống mẫu nước?
-Cấu tạo ống mẫu nước BM-48:
+) Ống mẫu nước hình trụ
+) Hai đầu ống là hai cửa khóa
+)Hai đòn bẩy song song

+) Các thanh truyền dọc
+) Bộ phận mắc ở cuối ống và bộ phận nhả ở đầu ống
+) Bộ phận treo ống và thả quả nặng tín hiệu.
-Nguyên lý hoạt động của ống mẫu nước:
+)Ống mẫu nước được móc vào dây treo nhờ bộ phận mắc và nhả
+) Khi thả ống xuống dưới nước đến độ sâu khảo sát. Thả quả nặng tín hiệu xuống.
+) Quả tín hiệu tác động vào bộ phận nhảống tuột khỏi dây treo và lộn ngược xuống
dưới
+)Cửa khóa đóng lại giữ kín mẫu nước phía trong ống.
+)Quả nặng tín hiệu tiếp tục trượt xuống tác động vào bộ phận mắc và giải phóng quả
nặng tín hiệu.
-Phương pháp lấy mẫu nước:
+) Công tác chuẩn bị: chuẩn bị các ống lấy mẫu nước phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
. Mọi chi tiết của ống mẫu nước phải nguyên vẹn
. Các khóa đóng mở dễ dàng
. Chốt của bộ phận nhả hoạt động tốt
.Các bộ phận mắc và nhả phải hoạt động hoàn hảo.
. Vòi tháo nước không được tự nó mở ra.
+)Các bước thực hiện:
. B1: Chuẩn bị ống mẫu hoạt động tốt, đánh dấu số thứ tự của các ống mẫu.


.B2: Mắc ống mẫu nước vào dây và thả từ từ xuống dưới nước với tốc độ đều 2m/s, kiểm
tra số đo của ròng ròng máy đếm của tời ( xác định độ sâu khi thả ống mẫu)
. B3: Khi ống lấy mẫu nằm ở độ sâu khảo sát thả quả nặng tín hiệu xuống và ghi vào sổ
quan trắc.
.B4: Khi quả nặng tín hiệu tác động vào ống làm van 2 đóng lại, kéo từ từ ống mẫu lên.
.B5: Gỡ ống mẫu nước khỏi dây và để vào giá đỡ quy định.
Câu 7: Anh chị hãy trình bày các mục tiêu trong công tác khảo sát dòng chảy biển ?
1. Nghiên cứu hoàn lưu chung của nước đai dương, quá trình vận chuyển nhiệt và

ảnh hưởng của dòng chảy tới khí hậu
2. Xác định ảnh hưởng của dòng chảy tới chế độ băng biển
3. Đảm bảo những tài liệu hàng hải dưới dạng các bản đồ, atlas dòng chảy cho giao
thông đường biển, các đội tàu nổi và tàu ngầm, các máy móc thiết bị và công trình
dưới nước
4. Đảm bảo cho ngành cá, đội tàu đánh bắt và các cơ sở nuôi trồng những số liệu cần
thiết về dòng chảy có ảnh hưởng tới sự di cư của cá và sinh vật biển, sản lượng
sinh học và việc sử dụng các phương tiện đánh bắt
5. Xác định ảnh hưởng của hoàn lưu đại dương, đặc biệt là dòng chảy sát đáy, tới sự
di chuyển và phân tán của chất thải phóng xạ của công nghiệp nguyên tử
6. Xác định ảnh hưởng của dòng chảy đối với bờ, các công trình cảng, các công trình
khai thác gần bờ, các quá trình di chuyển bồi tích
7. Xây dựng các phương pháp tính và dự báo dòng chảy

Câu 8: Anh chị hãy trình bày các thông số cơ bản của sóng phục vụ cho việc quan
trắc sóng biển?
-

Độ sao sóng( h):là khoảng cách đo bằng mét (m) theo chiều thẳng đứng từ chân
sóng đến đỉnh sóng
Biên độ sóng(A):là biên độ dao động của 1 phần tửu sóng truyền qua
Độ dốc dóng(α): là góc nghiêng tạo bởi đường thẳng nằm ngang và đường thẳng
nối đỉnh sóng với điểm thấp nhất của chân sóng về phía khuất gió
Bước sóng( ):là khoảng cách giữa 2 điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng
dao động cùng pha với nhau


-

Chu kì sóng( ): là khoảng thời gian xuất hiện 2 lần đỉnh sóng liên tiếp


-

Tốc độ truyền sóng(C ):là 1 khoảng cách mà 1 đầu sóng chuyển dịch trong 1 giây
theo hướng truyền sóng tính theo m/s
Hướng sóng : góc tính trục bắc theo chiều kim đồng hồ đến hướng từ đó sóng đi
tới
Tần số sóng ( f=1/T): số lượng đỉnh sóng truyền qua 1 điểm cố định trong thời
gian 1s

-

Tần số góc của sóng(

)

-

Số sóng(k): số đo chu trình của số lượng sóng trên 1 đơn vị chiều dài

Câu 9: Anh chị hãy nêu định nghĩa về số”0” trạm, số “0” hải đồ, số “0” lục địa và số
“0” thủy chí?
-

Số “0” trạm: là đường nằm ngang quy ước ứng với mực nước nào đó lấy làm gốc
và thường được chọn thấp hơn mực nước biển thấp nhất tại điểm quan trắc
Số “0” hải đồ:là mặt phẳng chuẩn quy ước được chọn làm gốc để đo độ sâu của
biển
Số “0” lục địa: là đường nằm ngang được quy ước trùng với mực nước biển trung
bình và được lấy làm gốc để đo độ cao trên đất liền

Số “0” thủy trí: là vạch số 0 trên cột thủy trí để đo mực nước biển

Câu 10: Anh chị hãy nêu các yêu cầu trong việc thiết kế trạm quan trắc mực nước
biển?
-

Tiếp xúc tự do với biển khơi
Khá sâu để có thể đo được mực nước ròng thấp nhất có thể xảy ra tại nơi quan trắc
Được bảo vệ không để thuyền cập bến làm hư hỏng công trình và ảnh hưởng đến
độ chính xác quan trắc
Được che chắn sóng
Điều kiện đi lại làm quan trắc và cao đạc tương đối dễ dàng thuận lợi. Các vị trí
đặt tuyến đo mực nước ở cảng, vùng có kè bảo vệ, đập chắn sóng, giếng triều ký
đặt ở trên bờ nối thông với biển bằng ống dẫn hoặc kênh lạch rất phù hợp với các
điều kiện trên

Câu 11 : Anh chị hãy trình bày các loại quan trắc biển ?
-

Quan trắc khi tàu đang chạy
Quan trắc khi tàu thả trôi
Quan trắc khi tàu thả neo


-

Quan trắc trên các trạm phao
Quan trắc ở các đài ,trạm khí tượng thủy văn ven bờ
Quan trắc thực hiện tại các trạm hải văn nước sâu
Quan trắc thực hiện ở trạm liên tục

Quan trắc thực hiện trên các tàu thời tiết
Quan trắc thực hiện trên các dàn khoan
Quan trắc từ máy bay , vệ tinh , tàu ngầm hay các trạm máy móc ngầm .

Câu 12 : Anh chị hãy trình bày công tác đo gió và quy số liệu trên tàu khảo sát
biển ?
1. Quan trắc gió
- Quan trắc gió lúc tàu đang dừng
+ Đến giờ đo, lấy máy gió, đồng hồ bấm giây, la bàn mang ra vị trí đo.
+ Đưa máy lên nóc cabin , chọn nơi thoáng , xác định độ cao điểm quan trắc ( độ
cao đặt máy gió ) so với mực nước biển , đọc và ghi biểu quan trắc chỉ số ban đầu
của máy .
+ Tay phải cầm máy đo gió nâng lên khỏi đầu sao cho trục của máy đo gió ở vị trí
thẳng đứng , mặt số của máy hướng về phía người quan trắc , tay trái cầm đồng hồ
bấm giây .
+ Để cho chong chóng quay tự do từ 1-2 phút , sau đó đồng thời cho bộ phận đếm
vòng của máy gió và đồng hồ bấm giây hoạt động , theo dõi sự hoạt động cảu máy
và đồng hồ bấm giây .
+ Hết khoảng thời gian quy định quan trắc ( 100 giây ) cho bộ phận đếm vòng
quay của máy và đồng hồ bấm giây ngừng hoạt độngc ùng một lúc , ghi vào biểu
khoảng thời gian quan trắc và số vòng quay của chong chóng.
+) Xác định hướng gió bằng la bàn
+)Thu dọn, lau chùi, bảo quản dụng cụ la bàn, đồng hồ bấm giây, máy đo gió sau
khi kết thúc đo.
+)Yêu cầu với người quan trắc: Điều tra viên phải có trình độ là quan trắc viên
chính bậc 3 trở lên.
- Quan trắc gió khi tàu chạy hoặc thả trôi
+ gió quan trắc được trong lúc tàu chạy gọi là gió biểu kiến , là một đại lượng
vector . Vector gió biểu kiến là tổng vecto gió thực và gió hành trình. Việc quan
trắc gió trong trường hợp này cũng giống như ở mục quan trắc gió khi tàu neo ,

sau đó xác định hướng và tốc độ di chuyển của tàu .
+ việc quan trắc gió trong lúc tàu đang chạy chỉ tiến hành khi hướng và tốc độ của
tàu không thay đổi . Nếu trong khi quan trắc . hướng và tốc độ tàu không ổn định
thì tạm ngưng quan trắc đến khi nào hướng và tốc độ ổn định , sau đó tiến hành
quan trắc lại.


2. Quy toán số liệu quan trắc
+ xử lý số liệu quan trắc gió trong lúc tàu neo :
Trong lúc tàu neo gió quan trắc được là gió thực . tốc độ gió được xác định theo
công thức :V = (n2-n1) / t ( vòng quay/giây)
Trong đó :
V : vận tốc tính bằng số vòng quay trong 1 giây
N1: số vòng quay của chong chóng trước khi quan trắc
N2 : số vòng quay của chong chóng khi kết thúc quan trắc
T :khoảng thời gian quan trắc ( 100 giấy)
Dựa trên đồ thị của chứng từ kiểm định máy để chuyển tốc độ gió ra m/s.
+ xử lý số liệu quan trắc gió khi tàu chạy:
-xác định tốc độ và hướng gió biểu kiến theo cách làm ở phần trên
-xác định hướng và tốc độ gió thực theo phương pháp đồ thị
Câu 13 : anh chị hãy nêu mục tiêu và ý nghĩa của việc quan trắc các yếu tố khí
tượng trên tàu biển ?
-

Mục tiêu : thu thập số liệu , tư liệu về các yếu tố thời tiết như nhiệt độ , độ ẩm , áp
suất khí quyển , tốc độ gió , mây , tầm nhìn cũng như các điều kiện thời tiết đặc

-

biệt khác .

Ý nghĩa : các số liệu , dữ liệu , tài liệu thu thập được về thời tiết cùng với các số
liệu quan trắc khác sẽ giúp nhà quản lý cũng như các chuyên gia có cái nhìn tổng
quát để đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Câu 14 : Anh chị hãy trình bày ưu nhược điểm của phương pháp xác định độ
muối nước biển ?

-

• Phương pháp bay hơi nước trong mẫu
Nhược điểm :
+ làm mất đi một số thành phần trong mẫu -> độ chính xác không cao
+ không thuận lợi cho công tác khảo sát trên biển
Ưu điểm : đơn giản dễ thực hiện
• Phương pháp đo vật lý
Nhược điểm :
+ phụ thuộc và độ chính xác của phép đo nhiệt độ
+ các máy hiện đại có độ chính xác cao thì có giá thành quá cao
Ưu điểm : xác định nhanh độ muối và rất thuận tiện cho công tác khảo sát trên

-

biển .
• Phương pháp hóa học
Nhược điểm :

-


-


+ thiết bị thí nghiệm cồng kềnh và mất nhiều thời gian
+ không thuận lợi thí nghiệm trên tàu khảo sát
Ưu điểm : cho độ chính xác cao ( sai số 0.02%) và chi phí thấp.



×