Tải bản đầy đủ (.doc) (206 trang)

Giáo án Ngữ văn lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.52 KB, 206 trang )

TUẦN 01
VĂN BẢN
Bài 01 tiết 01
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
I . Mục đích yêu cầu :
Giúp HS :
_ Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiên liêng,đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
_ Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với ý nghĩa con người.
II . Phương pháp và phương tiện dạy học
- Đàm thoại , diễn giảng
- SGK + SGV + giáo án
III . Nộidung và phương pháp lên lớp
1. Ổn định lớp :1-2’
2. Kiểm tra bài cũ :5-7 phút
3. Giới thiệu bài mới.1phút
T.gian Hoạt động của thầy và trò Nội dung lưu bảng
5 phút
6phút
GV nhắc lại đặc điểm về văn bản nhật dụng
giúp HS liên hệ bài mới.
Văn bản nhật dụng không phải là khái
niệm chỉ thể loại,kiểu văn bản.Mà là nói đến
tính chất của nội dung văn bản.Đó là những
bài viết có nội dung gần gũi,bức thiết với
cuộc sống.
GV đặt câu hỏi gợi mở.
Trong ngày khai trường đầu tiên của
em,ai đưa em đến trườing?Em có nhớ
đêm hôm trước ngày khai trường ấy,mẹ
em đã làm gì và nghĩ gì không?
GVHD HS trả lời.


GV gọi HS đọc văn bản.
Văn bản “cổng trường mở ra”tác giả viết
về ai?Tâm trạng của người ấy như thế
nào?
GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích SGK
trang 8.
Trong văn bản có mấy nhân vật?Đó
là ai?
Người mẹ có tâm trạng như thế nào trước
ngày khai trường của con?
I.Giới thiệu
“Cổng trường mở ra”là một bài kí được trích từ
báo “ yêu trẻ”.Bài văn viết về tâm trạng của người
mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường
lần đầu tiên của con.
II.Đọc hiểu.
1.Tâm trạng của hai mẹ con trước ngày khai
trường.
a.Người mẹ.
• Không tập trung vào việc gì.
• Lên gường và trằn trọc.
1
5 phút
5 phút
5 phút
Đứa con có tâm trạng như thế nào trước
ngày khai trường của mình?
Tại sao người mẹ không ngủ được?
Người mẹ đang nôn nao suy nghĩ về ngày
khai trường năn xưa của mình và nhiều lí do

khác.
Tâm sự của ngưởi mẹ được bộc lộ bằng
cách nào?
Nhà trường có tầm quan trọng như thế
nào đối với thế hệ trẻ?
Nhà trường mang lại cho em điều gì?
Tri thức,tình cảm tư tưởng,đạo lí,tình
bạn,tình thầy trò
• Không lo nhưng vẫn không ngủ
Thao thức không ngủ được,suy nghĩ triền miên.
b.Đứa con.
• Giấc ngủ đến với con nhẹ nhàng.
• Háo hức không nằm yên,nhưng lát sau đã
ngủ.
Thanh thản nhẹ nhàng “vô tư”
2. Tâm sự của người mẹ
Người mẹ không trực tiếp nói với con hoặc ai
cả.Người mẹ nhìn con ngủ,như tâm sự với
con,nhưng thực ra là đang nói với chính
mình,đang ôn lại kỉ niệm riêng.
Khắc họa tâm tư tình cảm,những điều sâi thẳm
của người mẹ đối với con
3. Tầm quan trọng của nhà trường
“Ai cũng biết sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh
hưởng đến cả một thế hệ mai sau,và sai lầm một li
có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau
này”
III.Kết luận.
Như những dòng nhật kí tâm tình,nhỏ nhẹ và sâu
lắng,bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng,yêu

thương tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với
con và vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi
cuộc sống mỗi con người
4 Củng cố : 2 phút
4.1. Tâm trạng của người mẹ và đứa con ra sao trước ngày khai trường?
4.2. Tâm sự của ngưởi mẹ được bộc lộ bằng cách nào?
4.3. Nhà trường có tầm quan trọng như thế nào đối với thế hệ trẻ?
5. Dặn dò:1 phút
Học thuộc bài cũ ,dọc soạn trước bài mới “ Mẹ tôi“ SGK trang 10
**********************
2
TUẦN 01
VĂN BẢN
Bài 01 tiết 02
MẸ TÔI
Ét- môn-đô-đơ A- mi-xi.
I . Mục đích yêu cầu :
Giúp HS :
_ Cảm nhận và hiểu được tình cảm thiêng liêng,đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
_ Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với ý nghĩa con người.
II . Phương pháp và phương tiện dạy học
- Đàm thoại , diễn giảng
- SGK + SGV + giáo án
III . Nộidung và phương pháp lên lớp
1. Ổn định lớp :1-2’
2. Kiểm tra bài cũ :5-7 phút
2.1 Tâm trạng của người mẹ và đứa con ra sao trước ngày khai trường?
2.2. Tâm sự của ngưởi mẹ được bộc lộ bằng cách nào?
2.3. Nhà trường có tầm quan trọng như thế nào đối với thế hệ trẻ?
3. Giới thiệu bài mới.1phút

T.gian Hoạt động của thầy và trò Nội dung lưu bảng
7 phút GV gọi HS đọc văn bản và tìm hiểu chú
thích.
Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả?
Văn bản được tạo ra dưới hình thức
nào?
Một lá thư của bố gửi cho con.
Bài văn chủ yếu là miêu tả.Vậy miêu
tả ai?Miêu tả điều gì?
GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
Đây là bức thư của bố gửi cho
con,nhưng tại sao có nhan đề “Mẹ
tôi”?
Nhan đề do tác giả tự đặt cho đoạn
trích
Đọc kĩ ta sẽ thấy hình tượng người mẹ
cao cả và lớn lao qua lời của bố.Thông
qua cái nhìn của bố thấy được hình ảnh
và phẩm chất của người mẹ.
Tại sao bố lại viết thư cho En-ra-cô?
Lúccô giáo đến thăm En-ra-cô đã
phạm lỗi là “thiếu lễ độ”.
I.Giới thiệu
Ét- môn-đô-đơ A- mi-xi.(1846-1908) nhà
văn I-ta-li –a (ý) là tác giả của các cuốn
sách:cuộc đời của các chiến binh(1868)những
tấm lòng cao cả(1886)cuốn truyện của người
thầy(1890)giữa trường và nhà(1892).
Bài văn miêu tả thái độ tình cảm và những
suy nghĩ của người bố trước lỗi lầm của con.

II.Đọc hiểu.
1.Thái độ của bố đối với En-ri-cô.
3
5 phút
8 phút
2 phút
Thái độ của bố như thế nào trước “lời
thiếu lễ độ” của En-ri-cô?
Buồn bã
Lời lẽ nào thể hiện thái độ của bố?
_ Không bao giờ con được thốt ra lời
nói nặng với mẹ.
_ Con phải xin lỗi mẹ.
_ Hãy cầu xin mẹ hôn con.
_ Thà rằng bố không có con,còn hơn
thấy con bội bạc với mẹ.
Trong những lời nói đó giọng điệu của
người cha có gì đặc biệt?
Qua lời khuyên của người cha,người
cha muốn con mình như thế nào?
Ngoài tình yêu con,bố còn yêu gì khác?
Ngoài En-ri-cô và bố truyện còn xuất
hiện hình ảnh của ai?
Tìm những chi tiết nói về hình ảnh
người mẹ?
Trái tim người mẹ ra sao trước sự hỗn
láo của con?
Tâm trạng của En-ri-cô như thế nào
khi đọc thư bố?
Xúc động khi đọc thư bố.

Vì sao En-ri-cô lại xúc động?
Tại sao người bố không trực tiếp nói
với con mà phải viết thư?
Tình cảm sâu lắng thường tế nhị kín
đáo,nhiều khi không trực tiếp nói
được.Hơn nữa khi viết thư chỉ nói riêng
cho người mắc lỗi biết,vừa giữ được sự
kín đáo tế nhị vừa làm cho người mắc lỗi
mất lòng tự trọng
_ Ông hết sức buồn bã,tức giận.
_ Lời lẽ như vừa ra lệnh vừa dứt
khoát,vừa mềm mại như khuyên nhủ.
_ Người cha muốn con thành thật, “con
xin lỗi mẹ vì sự hối lỗi trong lòng vì thương
mẹ,chứ không vì nỗi khiếp sợ ai”
_ Người cha hết lòng thương yêu con
nhưng còn là người yêu sự tử tế,căm ghét sự
bội bạc.
Bố của En-ri-cô là người yêu ghét rõ ràng
2. Hình ảnh người mẹ.
_ “Mẹ thức suốt đêm,khóc nức nở khi
nghĩ rằng có thể mất con,sẵng sàng bỏ hết một
năm hạnh phúc để cứu sống con”
_ Dành hết tình thương con.
_ Quên mình vì con.
Sự hỗn láo của En-ri-cô làm đau trái tim
người mẹ.
3. Tâm trạng của En-ri-cô.
_ Thư bố gợi nhớ mẹ hiền.
_ Thái độ chân thành và quyết liệt của

bố khi bảo vệ tình cảm gia đình thiêng liêng
làm cho En-ri-cô cảm thấy xấu hổ.
III.Kết luận.
Tình cảm cha mẹ dành cho con cái và con
cái dành cho cha mẹ là tình cảm thiêng
liêng.Con cái không có quyền hư đốn chà đạp
4
lên tình cảm đó
4 Củng cố : 2 phút
4.1. Thái độ của bố như thế nào trước “lời thiếu lễ độ” của En-ri-cô?
4.2 . Tìm những chi tiết nói về hình ảnh người mẹ?
4.3. Tâm trạng của En-ri-cô như thế nào khi đọc thư bố?
5. Dặn dò:1 phút
Học thuộc bài cũ ,dọc soạn trước bài mới “ từ ghép“ SGK trang 13
**********************
TUẦN 01
TIẾNG VIỆT
Bài 01 tiết 03
TỪ GHÉP
I . Mục đích yêu cầu :
Giúp HS :
_ Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép:chính phụ và đẳng lập.
_ Hiểu được nghĩa của các loại từ ghép.
II . Phương pháp và phương tiện dạy học
- Đàm thoại , diễn giảng
- SGK + SGV + giáo án
III . Nộidung và phương pháp lên lớp
1. Ổn định lớp : 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ : 5-7 phút.
2.1. Thái độ của bố như thế nào trước “lời thiếu lễ độ” của En-ri-cô?

2.2 . Tìm những chi tiết nói về hình ảnh người mẹ?
2.3. Tâm trạng của En-ri-cô như thế nào khi đọc thư bố?
3. Giới thiệu bài mới.
5
T.gian Hoạt động của thầy và trò Nội dung lưu bảng
10
phút
15
phút
GV cho HS ôn lại định nghĩa về từ ghép đã
học ở lớp 6.
GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi mục 1
SGK trang 13.
Trong các từ ghép “bà ngoại,thơm phức”
trong ví dụ,tiếng nào là tiếng chính,tiếng
nào là tiếng phụ bổ sung cho tiếng chính?
_ Bà ngoại: bà : chính.
ngoại : phụ
_ Thơm phức: thơm : chính
Phức : phụ.
Tại sao”bà ,thơm” là tiếng chính?
Chúng ta còn có “bà nội,bà cô……” có
nét chung về nghĩa là “bà”.Nhưng nội ngoại
dì lại khác nhau do tác dụng bổ sung nghĩa
của tiếng phụ.
Thơm phức và thơm ngát lại khác nhau.Sự
khác nhau do tiếng phụ mang lại.
Tiếng chính và tiếng phụ tiếng nào đứng
trước tiếng nào đứng sau?
Tiếng chính đứng trước,tiếng phụ đứng

sau.
Trong hai từ ghép “ trầm bổng,quần áo”
có phân ra tiếng chính,tiếng phụ không?
“ Quần áo,trầm bổng” không thể phân ra
tiếng chính ,tiếng phụ.
GVDG.
Từ ghép có mấy loại?gồm những loại nào?
cho ví dụ?
So sánh nghĩa của các từ “bà” với “bà
ngoại”, “thơm” với “thơm phức”?
_ Bà : người sinh ra cha mẹ.
_ Bà ngoại : người sinn ra mẹ.
_ Thơm : có mùi như hương ha dễ
chịu,làm cho thích ngửi.
_ Thơm phức : mùi thơm bốc lên
mạnh,hấp dẫn.
Giữa từ bà\bà ngoại với từ thơm\ thơm
phức tiếng nào có nghĩa rộng hơn?
Bà ngoại ,thơm phức có nghĩa hẹp hơn từ
bà,thơm
Giải thích nghĩa từ “quần áo,trầm bổng”?
_ Quần áo:quần áo nói chung
_ Trầm bổng (âm thanh) có lúc trầm bổng
nghe rất êm.
Nếu tách ra quần và áo thì nghĩa của nó
như thế nào so với từ quần áo?
I.Các loại từ ghép.
Từ ghép có hai loại:từ ghép chính phụ và từ
ghép đẳng lập.
_ Từ ghép chính phụ có tiếng chính và

tiếng phụ bổ sung cho tiếng chính.Tiếng
chính đứng trước tiếng phụ đứng sau.
Ví dụ : cây ổi, hoa hồng
_ Từ ghép đẳng lập : có các tiếng bình
đẳng về ngữ pháp( không phân ra tiếng chính
và tiếng phụ)
Ví dụ : bàn ghế,thầy cô
II.Nghĩa của từ ghép.
6
4 Củng cố : 2 phút
4.1. Từ ghép có mấy loại?gồm những loại nào?cho ví dụ?
4.2. Nghĩa của từ ghép được hiểu như thế nào?
5. Dặn dò:1 phút
Học thuộc bài cũ ,dọc soạn trước bài mới “liên kết trong văn bản”SGK trang 13
**********************
TUẦN 01
TẬP LÀM VĂN
Bài 01 tiết 04
LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN
I . Mục đích yêu cầu :
Giúp HS :
_ Muốn đạt được mục đích giao tiếp thì văn bản phải có tính liên kết.Sự liên kết ấy cần được thể hiện
trên cả hai mặt: hình thức ngôn ngữ và nội dung ý nghĩa.
_ Cần vận dụng liên kết đã học để bước đầu xây dựng được những văn bản có tính liên kết.
II . Phương pháp và phương tiện dạy học
- Đàm thoại , diễn giảng
- SGK + SGV + giáo án
III . Nộidung và phương pháp lên lớp
1. Ổn định lớp : 1 phút
2 Kiểm tra bài cũ : 5-7 phút.

2.1. Từ ghép có mấy loại?gồm những loại nào?cho ví dụ?
2.2. Nghĩa của từ ghép được hiểu như thế nào?
3 Giới thiệu bài mới.1 phút
T.gian Hoạt động của thầy và trò Nội dung lưu bảng
8 phút
GV hướng dẫn HS tìm hiểu tính liên kết và
phương tiện liên kết trong văn bản.
Đọc đoạn a và trả lời câu hỏi SGK
trang 17?
Trong ví dụ a đó là những câu không thể
hiểu rõ được.
Lí do nào để En-ri-cô không hiểu ý bố?
Chúng ta điều hiểu rằng văn bản sẽ không
thể hiểu rõ khi câu văn sai ngữ pháp.
Trường hợp trên có phải sai ngữ pháp
không?
Văn bản trên sai ngữ pháp nên không hiểu
được khi nội dung ý nghĩa của các câu văn
không thật chính xác rõ ràng.
Muốn cho đoạn văn có thể hiểu được thì
nó phải có tính chất gì?
Chỉ có câu văn chính xác,rõ ràng đúng
ngữ pháp thì vẫn chưa đảm bảo sẽ làm nên
văn bản.Mà các đoạn văn đó phải nối liền
I.Tính liên kết và phương tiện liên kết
trong văn bản.
1.Tính liên kết trong văn bản.
7
8 phút
4 phút

5 phút
4 phút
nhau.Như vậy văn bản muốn hiểu được thì
không thể nào không liên kết.Giống như có
100 đốt tre thì chưa thể thành cây tre trăm
đốt.Muốn có cây tre trăm đốt thì trăm đốt tre
phải liền nhau.
Thế nào là liên kết trong văn bản?
GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục 2 SGK .
Đọc đọan văn a mục 1 SGK trang 17 cho
biết do thiếu ý gì mà trở nên khó hiểu.Hãy
sữa lại?
Văn bản sẽ không thể hiểu rõ nếu thiếu
nội dung ý nghĩa văn bản không được liên
kết lại.
Đọc đoạn văn b chỉ ra sự thiếu liên kết
của chúng?Giữa đoạn b và đoạn trong
“cổng trường mở ra” bên nào có sự liên
kết,bên nào không có sự liên kết?
Đoạn b không có sự liên kết mà thiếu sót
mấy chữ “ còn bâu giờ” và chép nhằm chữ
“con” thành “đứa trẻ”.
Bên cạnh sự liên kết về nội dung,ý nghĩa
văn bản cần phài có sự liên kết về hình thức
ngôn ngữ.
Để văn bản có tính liên kết phải làm như
thế nào?
Sắp sếp những câu văn bài tập 1 theo trật
tự hợp lí?
Các câu văn bài tập 2 có tính liên kết

chưa?Vì sao?
Điền từ thích hợp vào bài tập 3?
Giải thích tại sao sự liên kết bài tập 4
không chặt chẽ?
Liên kết là một trong những tính chất quan
trọng nhất của văn bản,làm cho văn bản có
nghĩa trở nên dễ hiểu.
2.Phương tiện liên kết trong văn bản.
Để văn bản có tính liên kết người
viết(người nói) phải làm cho nôi dung của
các câu,các đoạn thống nhất và gắn bó chặt
chẽ với nhau,các đoạn đó bằng phương tiện
ngôn ngữ(từ,câu…)thích hợp.
II.Luyện tập.
1/18 Sắp sếp các câu theo thứ tự:
(1) – (4) – (2) – (5) – (3)
2/19 Về hình thức ngôn ngữ,những câu liên
kết trong bài tập có vẻ rất “liên kết
nhau”.Nhưng không thể coi giữa nhũng câu
ấy đã có một mối liên kết thật sự,chúng
không nói về cùng một nội dung.
3/ 18 Điền vào chổ trống.
Bà ,bà ,cháu ,bà ,bà ,cháu ,thế là.
4/ 19 Hai câu văn dẫn ở đề bài nếu tách khỏi
các câu khác trong văn bản thì có vẻ như rời
rạc,câu trước chỉ nói về mẹ và câu sau chỉ
nói về con. Nhưng đoạn văn không chỉ có
hai câu đó mà còn có câu thứ ba đứng tiếp
sau kết nối hai câu trên thành một thể thống
8

nhất làm cho đoạn văn trở nên liên kết chặt
chẽ với nhau.Đo đó hai câu văn vẫn liên kết
với nhau không cần sửa chữa,
4 Củng cố : 2 phút
4.1. Thế nào là liên kết trong văn bản?
4.2. Để văn bản có tính liên kết phải làm như thế nào?
5. Dặn dò:1 phút
Học thuộc bài cũ ,dọc soạn trước bài mới “cuộc chia tay của những con búp bê”SGK trang 13
**********************
TUẦN 02
VĂN BẢN
Bài 02 tiết 5,6
CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
I . Mục đích yêu cầu :
Giúp HS :
_ Thấy được tình cảm chân thành sâu nặng của hai anh em trong câu chuyện.Cảm nhận được những
đau xót của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh.Biết thông cảm và chia sẽ
với những người bạn ấy.
_ Thấy được cái hay của cốt truyện là ở cách kể rất chân thật và cảm thương.
II . Phương pháp và phương tiện dạy học
- Đàm thoại , diễn giảng
- SGK + SGV + giáo án
III . Nộidung và phương pháp lên lớp
1. Ổn định lớp : 1 phút
2 Kiểm tra bài cũ : 5-7 phút.
2.1. Thế nào là liên kết trong văn bản?
2.2. Để văn bản có tính liên kết phải làm như thế nào?
3. Giới thiệu bài mới.1 phút
T.gian Hoạt động của thầy và trò Nội dung lưu bảng
4 phút

20
phút
GV hướng dẫn HS tìm hiểu phần giới
thiệu.
Đọc tiểu dẫn SGK trang 26 cho biết
“cuộc chia tay của những con búp
bê”của tác giả nào?Đạt giải gì?
GV gọi HS đọc văn bản tìm hiểu truyện.
Văn bản này là một truyện
ngắn.Truyện kể về việc gì?Ai là nhân
vật chính?
Truyện kể về cuộc chia tay của hai
I.Giới thiệu
Truyện ngắn “cuộc chia tay của những
con búp bê”của tác giả Khánh Hoài ,được
trao giả nhì trong cuộpc thi thơ- văn viết về
quyền trẻ em do viện Khoa học Giáo Dục và
tổ chức cứu trợ trẻ em Rát-đa Béc-men Thụy
Điển tổ chức 1992.
II. Đọc hiểu.
9
4 phút
6 phút
10
phút
anh em ruột khi gia đình tan vỡ.Hai anh
em Thành và Thủy điều là nhân vật
chính.
Truyện kể theo ngôi thứ mấy?Tác
dụng của ngôi kể ấy?

Truyện kể theo ngôi thứ nhất.Người
xưng tôi trongtruyện “Thành” là người
chứng kiến sự việc xảy ra,cũng như là
người chịu nổi đau như em gái mình.
Cách lựa chọn ngôi kể có tác dụng
giúp cho tác giả thể hiện được một cách
sâu sắc những suy nghĩ tình cảm và tâm
trạng của nhân vật.
GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS thảo
luận(4’)
1/Những con búp bê gợi cho em những
suy nghĩ gì?
Những con búp bê vốn là đồ chơi của
tuổi nhỏ,thường gợi lên sự ngộ
nghĩnh,trong sáng ngây thơ.
2/Trong truyện chúng có chia tay thật
không?
Cuối cúng Thủy đã đặt con Vệ Sĩ cạnh
con Em Nhỏ.
3/Tại sao chúng phải chia tay chúng có
lỗi gì?
Chúng không có tội gì,chỉ vì cha mẹ
của Thành và Thủy li hôn nên chúng
phải chịu chia tay.
4/Tại sao không nói cuộc chia tay của
Thành và Thủy mà là của những con
búp bê?
Khi mẹ ra lệnh chia đồ chơi ra,thái độ
của Thành và Thủy như thế nào?
_ Thủy : run lên bần bật,cặp mắt tuyệt

vọng,hai bờ mi sưng mọng.
_ Thành : cắn chặt môi…..nước mắt
như tuôn ra.
Qua thái độ đó,cho thấy Thành và
Thủy có tình cảm như thế nào?
Khi cha mẹ li hôn hai anh em có tình
cảm ra sao?

1.Ý nghĩa của tên truyện.
_ Tác giả mượn truyện những con búp
bê phải chia tay để nói lên một cách thắm
thía nỗi đau xót và vô lí của cuộc chia tay hai
anh em (Thành- Thủy).
_ Búp bê là những đồ chơi của tuổi
nhỏ,gợi lên sự ngộ nghĩnh trong sáng,ngây
thơ vô tội.Cũng nhu6 Thành và Thủy không
có lỗi gì…thế mà phải chia tay nhau.
2. Tình cảm của hai anh em Thành và
Thủy.
_ Thủy mang kim ra tận sân vận động
vá áo cho anh.
_ Thành giúp em học,chiều nào cũng
10
10
phút
8 phút
10
phút
Khi phải chia tay tình cảm của hai anh
em như thế nào?

GV chia nhóm cho HS thảo luận
Lời nói và hành động của Thủy khi
chia búp bê có mâu thuẫn không ?
Theo em có cách nào để giải quyết
mâu thuẫn ấy?Kết thúc truyện Thủy
chọn cách giải quyết nào?Chi tiết này
có ý nghĩa gì ?
Tác giả phát hiện nét tinh tế của trẻ
thơ trong nhân vật Thủy .Giận giữ khi
chia búp bê ra nhưng lại sợp đêm đêm
không có con Vệ Sĩ gác cho anh.
Cách giải quyết mâu thuẫn là gia đình
Thành Thủy đoàn tụ.
Kết thúc truyện Thủy đã để lại cho
anh con Vệ Sĩ.Điều đó cho thấy Thủy là
một em gái vừa giàu lòng vị tha,vừa
thương anh vừa thương cả những con
búp bê.
Ngoài chia tay với anh,với búp bê
Thủy còn chia tay với ai?
Tâm trạng của Thủy như thế nào khi
đến trường?Tại sao Thủy lại có tâm
trạng ấy?
Biểu hiện của cô giáo ra sao khi hay
tin Thủy không đi học nữa?
Tâm trạng của bọn trẻ ra sao?
Tâm trạng của Thành ra sao khi Thủy
ra khỏi trường?
Thành có tâm trạng như thế nào?
Thành rất đau xót khi phải chịu sự mất

mát và đỗ vỡ.
Cảnh vật lúc ấy ra sao?
Cảnh vật rất đẹp,rất bình yên.
Lúc này trong lòng Thành có gì khác
lạ?
Tâm hồn Thành đang nổi giông,nỗi
bão khi sắp phải chia tay với em gái nhỏ.
đón em đi học về
_ Khi phải chia tay hai anh em càng
thương yêu và quan tân lẫn nhau
+ Chia đồ chơi,Thành nhường hết
cho em.
+ Thủy thương anh “không có ai
gácđêm cho anh ngủ nên nhường lại anh con
Vệ Sĩ”
Thành và Thủy rất mực gần gũi,thương
yêu chia sẽ và quan tâm lẫn nhau.
3. Thủy chia tay với lớp học.
_ Khóc thúc thích vì Thủy phải chia xa
mãi mãi nơi này và không còn đi học nữa.
_ Cô giá tái mặt,nước mắt giàn giụa.
_ Bọn trẻ khóc mỗi lúc một to hơn.
Mọi người điều ngạc nhiên thương xót và
đồng cảm với nỗi bất hạnh của Thủy.
4. Tâm trạng của Thành khi ra khỏi
trường .
11
5 phút
Tại sao tâm hồn Thành đang nổi lên
giông bão?

_ Thành “kinh ngạc khi thấy mọi
người đi lại bình thường và nắng vẫn vàng
ươm trùm lên cảnh vật”.Trong tâm hồn
Thành đang nổi giông nổi bảo vì sắp phải
chia tay với em gái.
_ Thành cảm nhận được sự bất hạnh
của hai anh em và sự cô đơn của mình trước
sự vô tình của người và cảnh.
III.Kết luận
Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động
của hai em bé trong truyện khiến người đọc
thắm thía rằng:tổ ấm gia đình là vô cùng quí
giá và quan trọng.Mọi người hãy cố gắng và
gìn giữ,không nên vì bất kì lí do gì làm tổn
hại đến tình cảm tự nhiên,trong sáng ấy.
4 Củng cố : 2 phút
4.1. Tại sao không nói cuộc chia tay của Thành và Thủy mà là của những con búp bê?
4.2. Qua thái độ đó,cho thấy Thành và Thủy có tình cảm như thế nào?
4.3. Tâm trạng của Thủy như thế nào khi đến trường?Tại sao Thủy lại có tâm trạng ấy?
4.4. Tâm trạng của Thành ra sao khi Thủy ra khỏi trường?
5. Dặn dò:1 phút
Học thuộc bài cũ ,đọc soạn trước bài mới “bố cục trong văn bản”SGK trang 28
**********************
TUẦN 02
TẬP LÀM VĂN
Bài 02 tiết 07
BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN
I . Mục đích yêu cầu :
Giúp HS hiểu rõ:
_ Tầm quan trọng của bố cục trong văn bản, trên cơ sở đó có ý thức xây dựng bố cục tạo lập văn bản.

_ Thế nào là một bố cục rành mạch và hợp lí để bước đầu xây dựng được bố cục rành mạch hợp lí cho
các bài văn.
_ Tính phổ biến và sự hợp lí của dạng bố cục ba phần,nhiệm vụ của mỗi phần.Để từ đó có thể làm mở
bài thân bài,kết bài đúng hướng.
II . Phương pháp và phương tiện dạy học
- Đàm thiại , diễn giảng
- SGK + SGV + giáo án
III . Nộidung và phương pháp lên lớp
1. Ổn định lớp : 1 phút
2 Kiểm tra bài cũ : 5-7 phút.
2.1. Tại sao không nói cuộc chia tay của Thành và Thủy mà là của những con búp bê?
2.2. Qua thái độ đó,cho thấy Thành và Thủy có tình cảm như thế nào?
2.3. Tâm trạng của Thủy như thế nào khi đến trường?Tại sao Thủy lại có tâm trạng ấy?
2.4. Tâm trạng của Thành ra sao khi Thủy ra khỏi trường?
3. Giới thiệu bài mới.1 phút
12
T.gian Hoạt động của thầy và trò Nội dung lưu bảng
08
phút
07
phút
GV hướng dẫn HS tìm hiểu bố cục và
những yêu cầu bố cục trong văn bản
GV yêu cầu hs đọc mục 1a SGK trang 28
và trả lời câu hỏi(GV có cho HS trả lời
dựa theo yêu cầu của đơn xin nghỉ học)
Văn bản sẽ như thế nào nếu các ý
trong đó không được sắp sếp theo trật
tự,thành hệ thống?
Nó sẽ không được gọi là văn bản vì

người đọc không hiểu.
Vì sao khi xây dựng văn bản,cần phải
quan tâm tới bố cục?
Đọc hai câu chuyện mục 2 SGK 29 và
trả lơì câu hỏi?
Hai câu chuyện trên rõ bố cục chưa?
So với văn bản Ngữ Văn 6 văn bản
như thế là lộn xộn.
Tại sao văn bản Ngữ Văn 6 dễ tiếp
nhận,còn văn bản ví dụ khó tiếp
nhận?
Vì nội dung văn bản chưa liền nhau.
Để văn bản có bố cục rành mạch rõ
ràng phải có các điều kiện nào?
Cách kể chuyện ở 2b bất hợp lí ở chổ
nào?
Cách kể ấy khiến cho câu chuyện
không nêu bật được ý nghĩa phê phán mà
còn buồn cười.
Các ý ở văn bản này có gì thay đổi?
Sự thay đổi làm cho câu chuyện mất
đi yếu tố bất ngờ,khiến cho những tiếng
cười không bật ra được,và câu chuyện
không tập trung vào việc phê phán.
Khi thực hiện một văn bản các
phần,các đoạn phải sắp sếp như thế
nào?
Các phần các đoạn trrong văn bản
phải được sắp sếp theo một trình tự hợp
lí trước sau.

Trình tự sắp sếp các phần trong bố
cúc có tác dụng gì?
I. Bố cục và những yêu cầu bố cục trtong
văn bản.
1. Bố cục của văn bản.
Văn bản không thể được viết một cách tùy
tiện mà phải có bố cục rõ ràng.Bố cục là sự
bố trí,sắp sếp các phần,các đoạn theo một
trình tự,một hệ thống rành mạch và hợp lí.
2. Những yêu cầu về bố cục trong văn
bản.
Các điều kiện để bố cục được rành mạch và
hợp lí.
_ Nội dung các phần các đoạn trong văn
bản phải thống nhất,chặt chẽ với nhau;đồng
thời giữa chúng phải có sự phân biệt rạch ròi.
_ Trình tự sắp sếp các phần,các đoạn phải
giúp cho người viết(người nói)dễ dàng đạt
13
05
phút
12
phút
Một bài văn thường có mấy phần?Kể
tên các phần?
Văn bản thường có 3 phần :mở
bài,thân bài.kết bài.
Hãy nêu nhiệm vụ của 3 phần có trong
văn bản?
Mở bài không chỉ đơn thuần là sự

thông báo đề tài mà văn bản còn phải cố
gắng làm cho người đọc(người nghe) có
thể đi vào đề tài một cách dễ dàng,tự
nhiên,hứng thú và ít nhiều hình dung
bước đi của bài.
Kết bài không chỉ có nhiệm vụ nhắc
lại đề tài hay đưa ra những lời hứa
hẹn,nêu cảm tưởng….. mà phải làm cho
văn bản để lại ấn tượng tốt đẹp cho
người đọc.
Ghi lại bố cục của truyện “cuộc chia
tay của những con búp bê”?Nhận xét
về bố cục của văn bản?
Bố cục bài tập 3 rành mạch chưa?
GV hướng dẫn HS bổ sung ý kiến thêm.
được mục đích giao tiếp đã đặt ra.
3. Các phần của bố cục.
Văn bản được xây dựng theo một bố cục
gồm 3 phần:mở bài,thân bài,kết bài.
II. Luyện tập.
2/30 GV hướng dẫn HS kể lại bố cục như
SGK rồi kể lại.
Cách bố cục ấy,dù đã rành mạch và hợp
lí,thì cũng không hẳn là bố cục duy nhất và
không phải bao giờ bố cục cũng gồm 3
phần.Vì thế vẫn có thể sáng tạo,theo bố cục
khác.
3/30 Bố cục văn bản báo cáo chưa thật
rành mạch và hợp lí.Các điểm 1,2,3 ở cthân
bài thì mới kể việc học tốt chú chưa phải là

trình bày kinh nghiệm học tập.Trong khi đó
điểm 4 lại không nói về học tập.
Sau những thủ tục chào mừng hội nghị và
tự giời thiệu mình,bản báo cáo nên lần lược
trình bày kinh nghiệm học tập của bạn
đó,sau đó nêu : nhờ rút ra những kinh
nghiệm như thế mà việc học tập của bạn đã
tiến bộ như thế nào.Cuối cùng người báo cáo
có thể nói lên nguyện vọng muốn được nghe
các ý kiến trao đổi góp ý cho bản báo cáo và
chúc hội ngị thành công.
4 Củng cố : 2 phút
4.1. Vì sao khi xây dựng văn bản,cần phải quan tâm tới bố cục?
4.2. Để văn bản có bố cục rành mạch rõ ràng phải có các điều kiện nào?
4.3. Một bài văn thường có mấy phần?Kể tên các phần?
5. Dặn dò:1 phút
14
Học thuộc bài cũ ,đọc soạn trước bài mới “mạch lạc trong văn bản”SGK trang 28
**********************
TUẦN 02
TẬP LÀM VĂN
Bài 02 tiết 08
MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN
I . Mục đích yêu cầu :
Giúp HS hiểu rõ:
_ Có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản có tính
mạch lạc,không đứt đoạn hoặc quẩn quanh.
_ Chú ý đến sự mạch lạc trong các bài tập làm văn
II . Phương pháp và phương tiện dạy học
- Đàm thoại , diễn giảng

- SGK + SGV + giáo án
III . Nộidung và phương pháp lên lớp
1. Ổn định lớp : 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ : 5-7 phút.
2.1. Vì sao khi xây dựng văn bản,cần phải quan tâm tới bố cục?
2.2. Để văn bản có bố cục rành mạch rõ ràng phải có các điều kiện nào?
2.3. Một bài văn thường có mấy phần?Kể tên các phần?
3. Giới thiệu bài mới.1 phút
T.gian Hoạt động của thầy và trò Nội dung lưu bảng
05
phút
15
phút
GV gọi HS đọc mục 1a để tìm hiểu
mạch lạc trong văn bản và trả lời câu
hỏi.
Xác định mạch lạc có những tình
chất gì theo mục 1a?
Mạch lạc là:
_ Trôi trảy thành dòng,thành mạch.
_ Tuần tự đi qua khắp các phần các
đoạn trong văn bản.
_ Thông suốt liên tục,không đứt
đoạn
Thế nào là mạch lạc trong văn bản?
Đọc mục 2a SGK trang 31 và trả lời
câu hỏi SGK.
a.Một văn bản như truyện “cuộc
chia tay của những con búp bê”có thể
kể về nhiều sự việc,nói về nhiều nhân

vật.Nhưng nội dung truyện luôn bám
sát đề tài luôn xoay quanh một sự việc
chính với nhân vật chính.
Chủ đề liên kết các sự việc trên có
I.Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc
trong văn bản.
1. Mạch lạc trong văn bản.
Trong văn bản : mạch lạc là sự tiếp nối các
câu,các ý theo một trình tự nhất định.
2. Các điều kiện để văn bản có tính mạch
lạc.
15
12
phút
thành một thể thống nhất không?
b. “Cuộc chia tay của những con búp
bê”thì mạch văn đó chính là cuộc chia
tay:hai anh em Thành và Thủy buộc
phải chia tay.Nhưng hai con búp bê của
các em,tình anh em của các em thì
không thể chia tay.Không một bộ phận
nào trong thiêng truyện lại không liên
quan đến chủ đề đau đớn và tha thiết
đó.Mạch lạc và liên kết có sự thống
nhất với nhau.
Các đoạn văn ấy có mối liên hệ với
nhau như thế nào?
c. Một văn bản có thể mạch lạc
thì:các đoạn trong đó liên hệ với nhau
về không gian,thời gian,tâm lí ,ý

nghĩa,miễn là tự nhiên hợp lí.
Thế nào là văn bản có tính mạch
lạc?

Tìm hiểu tính mạch lạc trong bài tập
?
Cảm nhận về tính mạch lạc trong
“cuộc chia tay của nhựng con búp
bê”
Một văn bản có tính mạch lạc là:
_ Các phần các đoạn các câu trong văn bản
địều nói về một đề tài,biểu hiện một chủ đề
chung xuyên suốt.
_ Các phần các đoạn các câu trong văn bản
được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng,hợp
lí,trước sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ đề
liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho
người đọc(người nghe).
II. Luyện tập.
1/32 Tính mạch lạc trong văn bản
b. Văn bản (2)
Ý tứ chủ đạo xuyên suốt toàn đoạn văn của
Tô Hoài:sắc vàng trù phú đầm ấm của làng quê
vào mùa đông,giữa ngày mùa.Ý tứ ấy dẫn dắt
theo dòng chảy hợp lí,phù hợp.
Câu đầu giới thiệu bao quát về sắc vàng
trong thời gian(mùa đông,giữa ngày mùa)và
trong không gian(làng quê).Sau đó tác giả nêu
lên biểu hiện của sắc vàng trong không gian và
thời gian đó.

Hai câu cuối là nhận xét,cảm xúc về màu
vàng.
Mạch văn thông suốt bố cục mạch lạc.
2/34 Ý tứ chủ đạo của câu chuyện xoay
quanh cuộc chia tay của hai anh em và hai con
búp bê.Việc thuật lại qúa tĩ mỉ nguyên nhân
dẫn đến cuộc chia tay của hai ngừơi lớn có thể
làm ý chỉ đạo bị phân tán không giữ được sự
thống nhất,do đó làm mất sự mạch lạc của câu
chuyện.
4 Củng cố : 2 phút
4.1. Thế nào là mạch lạc trong văn bản?
16
4.2. Thế nào là văn bản có tính mạch lạc?
5. Dặn dò:1 phút
Học thuộc bài cũ ,đọc soạn trước bài mới “bố cục trong văn bản”SGK trang 28
**********************
TUẦN 03.
VĂN BẢN
Bài 03 tiết 09
CA DAO DÂN CA
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
I . Mục đích yêu cầu :
Giúp HS :
_ Hiểu khái niệm ca dao dân ca.
_ Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao,dân ca qua những
bài ca quen thuộc chủ đề tình cảm gia đình.
_ Thuộc những bài ca dao trong văn bản và biết thên một số bài ca thuộc hệ thống của chúng.
II . Phương pháp và phương tiện dạy học
- Đàm thoại , diễn giảng

- SGK + SGV + giáo án
III . Nộidung và phương pháp lên lớp
1. Ổn định lớp : 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ : 5-7 phút.
2.1. Thế nào là mạch lạc trong văn bản?
2 .2. Thế nào là văn bản có tính mạch lạc?
3. Giới thiệu bài mới.1 phút
T.gian Hoạt động của thầy và trò Nội dung lưu bảng
05
phút
GV giới thiệu HS về ca dao dân ca.
Đọc chú thích SGK trang 35 cho biết thế
nào là ca dao,dân ca?
Hiện nay người ta phân biệt hai khái niệm
ca dao và dân ca.
Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và
nhạc,tức là nhựng câu hát dân gian trong
diễn xướng.
Ca dao là lời thơ của dân ca.Khái niệm ca
dao còn được dùng để chỉ thể thơ dân gian-
thể thơ ca.
GV gọi HS đọc 4 bài ca dao và tìm hiểu từ
khó SGK trang 35.
Nêu đặc điểm chung của 4 bài ca dao vừa
đọc?
Điều có nội dung nói về tình cảm gia đình.
Tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là tình
I. Giới thiệu.
Ca dao dân ca chỉ các thể loại trữ tình dân
gian,kết hợp lời và nhạc,diễn tả đời sống nội

tâm của con người.
II. Đọc hiểu.
17
05
phút
05
phút
05
phút
cảm gì?
Hãy chỉ ra cái hay của ngôn ngữ,hình
ảnh,âm điệu của bài ca dao này?
GV hướng dẫn HS tìm những bài có nội
dung tương tự.
Cái ngủ mày ngủ cho lâu.
Mẹ mày đi cấy ruộng sâu chưa về.
Bắt được mười tám con trê.
Cầm cổ lôi về cho cái ngủ ăn.
Bài 2 diễn tả tâm trạng của ai?Tâm trạng
ấy diễn ra vào thời gian không gian nào ?
Tác giả dùng nghệ thuật gì diễn tả tâm
trạng người phụ nữ lấy chồng xa xứ?
Tìm những bài ca dao khác có nội dung
tương tự?
Chiều chiều ra đứng bờ sông.
Muốn về quê mẹ mà không có đò.
Chiều chiều ra đứng ngó xuôi.
Ngó không thấy mẹ ngùi ngùi nhớ thương.
Tình cảm yêu kính đối với ông bà cha mẹ
được diễn tả như thế nào?

Bài ca dao dùng hình ảnh nào để diễn tả
tình cảm nhớ thương?
Theo em taị sao hình ảnh “nuộc lạc mái
nhà” có thể diễn đạt được nỗi nhớ sâu
nặng của con cháu đối với ông bà?
Nuộc lạc gợi nhớ công sức lao động bền
bỉ của ông bà để tạo lập gia đình.Mái nhà ấm
cúng,gợi tình cảm nối kết bền chặt.
Tìm những bài ca dao có nội dung tương
Bài 1
_ Công lao trời biển của cha mẹ đối với
con và bổn phận của kẻ làm con trước công
lao to lớn ấy.
_ Tác giả dân gian dùng hình thức lời
ru,câu hát ru với giọng điệu thầm kính sâu
lắng.
_ Dùng lối ví von quen thuộc của ca dao
lấy cái to lớn mênh mông,vĩnh hằng của
thiên nhiên để so sánh với công cha nghĩa
mẹ.
Bài 2
_ Tâm trạng người phụ nữ lấy chồng xa
quê
+ Thời gian:chiều chiều.
+ Không gian : ngõ sau.
+ Hành động : đứng như tạc tượng vào
không gian.
_ Cách nói ẩn dụ “ruột đau chín
chiều”diễn tả tâm trạng nhớ nhung buồn tủi
nhớ nhà nhớ cha mẹ da diết.

Bài 3
_ Diễn tả sự yêu kính và nỗi nhớ đối với
ông bà.
_ Dùng một vật bình thường để nói lên nỗi
nhớ và lòng yêu kính đó.
+ Nuộc lạc gợi nhớ công lao của ông bà.
+ Nuộc lạc còn đó mà ông bà đã đi xa.
_ Dùng hình thức so sánh mức độ làm cho
nỗi nhớ và lòng yêu kính càng da diết sâu
lắng.
18
05
phút
05
phút
02
phút
tự?
Qua cầu dừng bước trông cầu.
Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu.
Bài ca dao số 4 diễn tả tình cảm gì? Của
ai?
Tình cảm thân thương được diễn tả như
thế nào?
Ca dao dùng hình ảnh nào diễn tả sự gắn
bó?
Bài ca dao muốn nhắc nhở chúng ta điều
gì?
Những biện pháp nghệ thuật nào được cả
4 bài ca dao sử dụng?

Bài 4
_ Tình cảm anh em thân thương trong một
nhà .
_ Anh em tuy hai mà một,cùng một cha
mẹ sinh ra,cùng chung sống,sướng khổ có
nhau trong một nhà.
_ Ca dao dùng cách so sánh:quan hệ anh
em được so sánh bằng hình ảnh như thể chân
tay vừa gần gũi dể hiểu vừa cảm nhận sự gắn
bó.
_ Nói lên sự gắn bó,bài ca dao muốn nhắc
nhở : anh em phải hòa thuận để cha mẹ vui
lòng.
III. Nghệ thuật.
Nghệ thuật được sử dụng trong 4 bài ca dao:
_ Thể thơ lục bát.
_ Âm điệu tâm tình nhắn nhủ.
_ Các hình ảnh thân tình quen thuộc :
núi,biển ,chân, tay,chiều chiều.
_ Lời ca độc thoại,kết cấu một vế .
IV. Kết luận.
Tình cảm gia đình là một trong những chủ
đề tiêu biểu của ca dao,dân ca.Những câu
chủ đề này thường là lời ru của mẹ,lời của
cha mẹ,ông bà đối với con cháu,lời của con
cháu nói vể cha mẹ,ông bà và thường là dùng
các hình ảnh ẩn dụ so sánh quen thuộc,để
bày tỏ tâm tình,nhắc nhở về công ơn sinh
thành về tình mẫu tử và tình anh em rụôt
thịt.

4 Củng cố : 2 phút
4.1. Thế nào là ca dao,dân ca?
4.2. Tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là tình cảm gì?
4.3. Những biện pháp nghệ thuật nào được cả 4 bài ca dao sử dụng?
5. Dặn dò:1 phút
Học thuộc bài cũ ,đọc soạn trước bài mới “những câu hát về tình yêu quê hương đất nước con
người”SGK trang 37
**********************
TUẦN 03
VĂN BẢN
Bài 03 tiết 10
19
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG
ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI
I . Mục đích yêu cầu :
Giúp HS :
_ Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao,dân ca qua những
bài ca quen thuộc chủ đề tình yêu quê hương đất nước con người.
_ Thuộc những bài ca dao trong văn bản và biết thêm một số bài ca dao thuộc hệ thống của chúng.
II . Phương pháp và phương tiện dạy học
- Đàm thoại , diễn giảng
- SGK + SGV + giáo án
III . Nộidung và phương pháp lên lớp
1. Ổn định lớp : 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ : 5-7 phút.
2.1. Thế nào là ca dao,dân ca?
2.2. Tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là tình cảm gì?
2.3. Những biện pháp nghệ thuật nào được cả 4 bài ca dao sử dụng?
3. Giới thiệu bài mới.1 phút
T.gian Hoạt động của thầy và trò Nội dung lưu bảng

5 phút
5
phút
7 phút
GV gọi HS đọc SGK trang 37-38,tìm
hiểu từ khó.
Đằng sau những câu hát đối đáp,bài
ca dao trên còn mang nội dung gì?
GV chia nhóm HS thảo luận câu 1
SGK trang 38.
Em đồng ý với ý kiến nào câu 1
SGK?.
_ Ý kiến b và c là đúng.
_ Phần đầu là câu hỏi của chàng
trai,phần 2 là đối đáp của cô gái.
Trong bài 1,chàng trai cô gái hỏi về
những địa danh để làm gì?Tại sao họ
lại chọn đặc điểm về địa danh?
Khi nào người ta mới rủ nhau?
I.Giới thiệu.
Cùng với tình cảm gia đình thì tình yêu quê
hương đất nước con người là chủ đề lớn của ca
dao dân ca.Đằng sau những câu hát đối
đáp,những lời mời,lời nhắn nhủ và những bức
tranh phong cảnh luôn là tình yêu chân chất,niềm
tự hào sâu sắc,tinh tế đối với quê hương đất
nước,con người.
II.Đọc hiểu.
Bài 1.
_ Chàng trai cô gái hỏi về những đặc điểm địa

danh:
+ Để thử tài nhau về kiến thức địa lí.
+ Thể hiện niềm tự hào về tình yêu quê hương
đất nước.
+ Bày tỏ tình cảm với nhau.
Chàng trai cô gái là những người tế nhị.
Bài 2
_Cụm từ “rủ nhau”được dùng khi :
+Người rủ và người được rủ có quan hệ thân
20
7 phút
7 phút
Họ rủ nhau đi đâu?
Người rủ và người được rủ muốn đi
thăm Hồ Gươm.
Tìm những câu ca dao có cụm từ rủ
nhau?
_ Rủ nhau đi cấy đi cày.
_ Rủ nhau đi tắm hồ sen.
…….
Bài ca có tả cảnh kiếm hồ một cách
tỉ mỉ không?
Địa danh và cảnh trí gợi lên điều gì?
Cảnh có hồ,có đền đài và thápgợi
lên âm vang lịch sử văn hóa.
GV nhắc lại truyền thuyết về Hồ
Gươm.
Nêu suy nghĩ của em về câu hỏi cuối
bài ca?
Tại sao trong bài ca lại dùng những

danh lam thắng cảnh gợi lên mà
người nghe vẫn hiểu?
Bài 3 tả cảnh gì?Cảnh đó như thế
nào?
Cảnh vào xứ Huế được ví như cảnh
gì?
Non xanh nước biết như tranh họa
đồ.
Cảnh đẹp ở đây do ai tạo ra?
Do bàn tay con người và tạo hóa.
Đại từ “ai”chỉ ai?và những tình cảm
chứa trong lời mời, lời nhắn nhủ?
Nhận xét về từ ngữ hai dòng đầu của
bài 4?
Hai dòng cuối là hình ảnh của ai?
Hình ảnh đó được so sánh với hình
ảnh gì?
thiết,gần gũi.
_ Bài ca gợi nhiều hơn tả,vì địa danh này,từ lâu
đã đi vào tâm thức của người dân Việt Nam.
_ Địa danh và cảnh trí gợi một Hồ Gươm giàu
truyền thống văn hóa.
_ Bài ca kết thúc bằng câu hỏi tự nhiên,giàu âm
điệu,nhắn nhủ,tâm tình.Cảnh Hồ Gươm được
nâng lên tầm non nuớc,tượng trưng cho non
nước nhắc nhở cho con cháu phải giữ gìn bảo vệ
thắng cảnh lịch sử văn hóa.
Lòng tự hào mãnh liệt và lòng yêu nước sâu
sắc qua tình yêu đối với danh lam thắng cảnh.
Bài 3.

_ Cảnh đường vào xứ Huế.Cảnh đẹp như tranh
nên thơ:tươi mát,sống động.
_ Đại từ “ai”phiếm chỉ,hàm chứa nhiều đối
tượng.Lời mời,lời nhắn gừitrong câu cuối tha
thiết,chân tình vừa thể hiện tình yêu,lòng tự hào
đối với cảnh đẹp xứ Huế.
Bài 4
_ Hai dòng đầu được kéo dài ra,khác với những
dòng thơ bình thường.Điệp từ,đảo từ và đối
xứng tạo nên cảm giác nhìn ở phía nào cũng thấy
mênh mông rộng lớn,đẹp và trù phú.

_ Hai dòng cuối miêu tả hình ảnh cô gái.Cô gái
được so sánh “như chẽn lúa đồng đồng”có sự
tương đồng ở nét trẻ trung phơi phới và sức sống
đang xuân.
21
Thông qua cách so sánh,cô gái hiện
lên với dáng vẻ ra sao?
Nêu nhận xét của em về người và
cảnh?
Bài 4 là lời của ai?Người ấy muốn
biểu hiện tình cảm gì?
Có nhiều cách hiểu về lời của bài
ca.Có thể là lời của chàng trai,cũng có
thể là lời của cô gái.
Tuy nhiên theo cách hiểu là lời của
chàng trai.
+ Cô thôn nữ mảnh mai,nhiều duyên thầm và
đầy sức sống trước cánh đồng lúa.

Sự hài hòa giữa cảnh và người.
_ Bài 4 là lời của chàng trai:chàng trai ca ngợi
cánh đồng,ca ngợi vẻ đẹp của cô gái – cũng là
cách bày tỏ tình cảm với cô gái.
III.Kết luận.
Những câu hát về tình yêu quê hương đất
nước,con người thường gợi nhiều hơn tả hay
nhắc đến tên núi tên sông,tên vùng đất với
những nét đặc sắc về hình thể,cảnh trí,lịch sử
văn hóa của từng địa danh.Đằng sau những câu
hỏi,lời đáp,lời mời,lời nhắn gửi và các bức tranh
phong cảnh và tình yêu chân chất,tinh tế và lòng
tự hào đối với con người và quê hương đất nước.
4 Củng cố : 2 phút
4.1. Đằng sau những câu hát đối đáp,bài ca dao trên còn mang nội dung gì?
4.2. Trong bài 1,chàng trai cô gái hỏi về những địa danh để làm gì?Tại sao họ lại chọn đặc điểm
về địa danh?
4.3. Nhận xét về từ ngữ hai dòng đầu của bài 4?
5. Dặn dò:1 phút
Học thuộc bài cũ ,đọc soạn trước bài mới “từ láy”SGK trang 41
**********************
TUẦN 03
TIẾNG VIÊT
Bài 03 tiết 11
TỪ LÁY
I . Mục đích yêu cầu :
Giúp HS :
_ Nắm được cấu tạo của hai loại từ láy:từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận.
_ Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ láy tiếng việt.
_ Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo và cơ chế tạo nghĩa của từ láy để sử dụng tốt từ láy.

II . Phương pháp và phương tiện dạy học
- Đàm thoại , diễn giảng
- SGK + SGV + giáo án
III . Nộidung và phương pháp lên lớp
1. Ổn định lớp : 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ : 5-7 phút.
2.1. Đằng sau những câu hát đối đáp,bài ca dao trên còn mang nội dung gì?
22
2.2. Trong bài 1,chàng trai cô gái hỏi về những địa danh để làm gì?Tại sao họ lại chọn đặc
điểm về địa danh?
2.3. Nhận xét về từ ngữ hai dòng đầu của bài 4?
3. Giới thiệu bài mới.1 phút
T.gian Hoạt động của thầy và trò Nội dung lưu bảng
10
phút
10
phút
Ôn lại nghĩa về từ láy đã học ở lớp 6.GV
nêu khái quát bài học mới.
GV gọi HS đọc mục 1 SGK trang 41.
Những từ láy (in đậm)trong các câu mục 1
SGK trang 41 ,có đặc điểm âm thanh gì
giống và khác nhau?
_ Đăm đăm:tiếng trước và tiếng sau phát
âm giống nhau.
_ Mếu máo:âm cuối thay đổi.
_ Liêu xiêu:âm đầu thay đổi nhưng cùng
vần.
Từ láy có mấy loại?Kể tên?
Vì sao các từ láy “bần bật,thăm

thẩm”không được nói là bật bật và thẳm
thẳm?
“Bần bật và thăm thẳm”thật ra là những từ
láy toàn bộ nhưng có sự biến đổi thanh điệu
và phụ âm cuối là do sự hòa phối âm thanh..
Thế nào là từ láy toàn bộ và từ láy bộ
phận?
GV cho HS trả lời câu hỏi tìm hiểu nghĩa
của từ láy.
Nghĩa của các từ láy:ha hả,oa oa,tích
tắc,gâu gâu được tạo thành do đặc điểm gì
về âm thanh?
Các từ trên được tạo thành do mô phỏng
âm thanh.
Các từ láy trong nhóm a,b có điểm gì
chung về âm thanh và về nghĩa?
a.Từ láy tạo nghỉa nhờ đặc tính âm thanh
của vần.
Lí nhí,li ti,ti hí,tạo nghĩa dựa vào khuôn
vần có nguyên âm “i” là nguyên âm có độ
mở nhỏ nhất,biễu thị tính chất nhỏ bé về
hình dáng.
b.Đây là từ láy bộ phận có tiếng gốc đứng
sau,tiếng trước lặp lại phụ âm đầu của tiếng
I.Các loại từ láy.
Từ láy có hai loại:từ láy toàn bộ và từ láy
bộ phận.
_ Ở từ láy toàn bộ,các tiếng lặp lại nhau
hoàn toàn;nhưng cũng có một số trường hợp
tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc

phụ âm cuối(để tạo ra sự hài hòa về âm
thanh)
Ví dụ: đo đỏ,tim tím..
_ Ở từ láy bộ phận,giữa các tiếng có sự
giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần.
Ví dụ : róc rách,rộn ràng.
II.Nghĩa của từ láy.
23
4 phút
6 phút
3 phút
gốc và mang vần ấp theo công thức “ x + ấp
+ xy”.
Nghĩa của các từ láy có điểm chung là một
trạng thái vận động: khi nhô lên,khi hạ
xuống,khi phồng khi xẹp,khi nổi khi chìm.
So sánh nghĩa của các từ láy “ mềm
mại,đo đỏ và mềm ,đỏ”.
Mềm mại mang sắc thái biểu cảm rất rõ.
Ví dụ : bàn tay mềm mại,mềm mại gợi
cảm giác dễ chịu khi sờ đến.
Nết chữ mềm mại:có dáng,nét cong lượn
tự nhiên trông đẹp mắt.
Mềm :không mang sắc thái biểu cảm.
Đo đỏ tạo màu sắc nhẹ nhàng ,dễ chịu.
Đỏ : có cảm giác mạnh mẽ chói chang.
Nghĩa cũa từ láy được tạo thành nhờ đặc
điểm nào?
Điền các tiếng láy vào ô trống?
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống bài tập

3?
Đặt câu với các từ bài tập 4?
Phân biệt từ láy hay từ ghép trong bài tập 5?
Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc
điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm
thanh giửa các tiếng.Trong trường hợp từ láy
có tiếng có nghĩa làm gốc (tiếng gốc )thì
nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái
riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu
cảm,sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh .
Ví dụ : đỏđo đỏ : giảm nhẹ sắc thái hơn
so với đỏ.
III.Luyện tập.
2/43 Điền các tiếng láy vào trước hoặc sau
tiếng gốc:
Lo ló , nho nhỏ ,nhức nhối ,khang
khác ,thâm thấp ,chênh chếch , anh ách.
3/43 Điền từ thích hợp vào chỗ trống
a.Bà mẹ nhẹ nhàng khuyên bảo con.
b.Làm xong công việc,nó thờ phào nhẹ nhõm
như trút được gánh nặng.
a.a.Mọi người điều căm phẫn hành động xấu
xa của tên phản bội.
b.b.Bức tranh của nó vẽ nguệch ngoạc xấu
xí.
a.a.a.Chiếc lọ rơi xuống đất, vỡ tan tành.
b.b.b.Giặc đến,dân làng tan tác mỗi người
một ngã.
4/43 Đặt câu.
_ Dáng vẻ cô ấy nhỏ nhắn rất dễ thương.

_ Cô ấy không chấp nhất những điều nhỏ
nhặt.
_ Lời nói nhỏ nhẽ làm người ta dễ chịu.
_ Tôi cảm thấy mình nhỏ nhoi trong vũ trụ
bao la này.
24
2 phút 5/43 Các từ bài tập 5 điều là từ ghép vì các
tiếng tách ra điều có nghĩa.
4 Củng cố : 2 phút
4.1.Từ láy có mấy loại?Kể tên?
4.2.Thế nào là từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận?
4.3.Nghĩa cũa từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm nào?
5. Dặn dò:1 phút
Học thuộc bài cũ ,đọc soạn trước bài mới “Qúa trình tạo lập văn bản”SGK trang 45
**********************
TUẦN 03
TIẾNG VIÊT
Bài 03 tiết 12
QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN
I . Mục đích yêu cầu :
Giúp HS :
_ Nắm được các bước của quá trình tạo lập văn bản,để có thể tập làm văn một cách có phương pháp
và có hiệu quả hơn.
_ Củng cố lại những kiến thức và kỹ năng đã được học và liên kết bố cục và mạch lạc trong văn bản.
II . Phương pháp và phương tiện dạy học
- Đàm thoại , diễn giảng
- SGK + SGV + giáo án
III . Nộidung và phương pháp lên lớp
1. Ổn định lớp : 1 phút
2. Kiểm tra bài cũ : 5-7 phút.

2.1.Từ láy có mấy loại?Kể tên?
2.2.Thế nào là từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận?
2.3.Nghĩa cũa từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm nào?
3. Giới thiệu bài mới.1 phút
T.gian Hoạt động của thầy và trò Nội dung lưu bảng
GV gọi HS đọc các yêu cầu SGK trang 45
tìm hiểu các bước tạo lập văn bản.
Khi nào có nhu cầu tạo lập văn bản?
Cần tạo lập văn bản khi có nhu cầu phát
biểu ý kiến,hay viết thư cho bạn,viết bài báo
tường của lớp,hoặc phải viết tập làm văn ở
lớp,ở nhà.
Điều gì thôi thúc người ta viết thư?
GVHD HS tự bộc lộ.
Khi viết thư cần phải xác định vấn đề gì?
Viết thư cho ai?Viết để làm gì?Viết để
làm gì?Viết như thế nào?
Có thể bỏ qua các vấn đề trên khi viết thư
không?
Đó là 4 vấn đề cơ bản,không thể xem
thường,bởi lẽ sẽ qui định nội dung và cách
làm văn bản.
I.Các bước tạo lập văn bản.
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×