Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

8 dòng lệnh “chết người” trên linux geeklinux

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (848.23 KB, 5 trang )

8 dòng lệnh “chết người” trên linux
Thủ thuật

Jul 19, 2014

Cũng giống như Command Prompt của Windows, linux cũng có một cửa sổ dòng lệnh được tích hợp song song
với giao diện đồ họa, đó là Terminal. Tuy nhiên, sức mạnh của Terminal lớn hơn Command Prompt rất nhiều.
Chính vì thế, một dòng lệnh cũng có thể khiến máy tính của bạn lao đao, nhẹ thì hỏng hệ thống, nặng thì có thể
mất hết dữ liệu. Những dòng lệnh nguy hiểm này thường được dùng để chơi xỏ những người mới làm quen
với Linux.
Việc hiểu biết hơn về chúng không chỉ giúp bạn nâng cao về kiến thức sử dụng Linux mà còn giúp bạn tự bảo
về máy tính của mình, tránh những tai nạn đáng tiếc. Bạn cần chú ý rằng bài viết sẽ giúp bạn có những khái
niệm cơ bản chứ không thể bao quát hết toàn bộ, vì các dòng lệnh có thể được người dùng biến thể đi.

rm -rf / – Xóa mọi thứ
rm -rf

Lệnh này giống như một thùng rác đang đói, nó sẽ xóa tất cả mọi thứ có thể xóa từ dữ liệu trên ổ cứng đến dữ
liệu trên các thiết bị cắm ngoài. Linux sẽ thực tuân lệnh này một cách vui vẻ, xóa mà không cảnh báo bạn một
câu.
Giải thích:
rm : xóa file.
-rf : xóa theo hình thức đệ quy, tức là sẽ xóa hết file trong folder, sau đó sẽ xóa cả folder đấy luôn. Thuộc tính
này sẽ xóa mà không cảnh báo người dùng.
/ : (root) bắt đầu xóa từ root, đồng nghĩa tất cả các thiết bị đang được mount sẽ bị đụng đến.
Một số biến thể khác:
rm –rf ~ : xóa dữ liệu của thư mục home
rm -rf .* : xóa các thiết đặt người dùng
Bài học rút ra: cảnh giác với rm -rf

rm -rf / – Phiên bản ngụy trang


Đây là một đoạn lệnh rất phổ biến trên mạng:


char esp[] __attribute__ ((section(“.text”))) /* e.s.p release */ = “\xeb\x3e\x5b\x31\xc0\x50\x54\x5a\x83\

Đây là phiên bản hexa của rm -rf với chức năng tương tự.
Bài học rút ra: Cảnh giác với những đoạn lệnh rối rắm, khó hiểu.

:(){ :|: & };: – “Bom choáng”
:(){ :|: & };:

Trông có vẻ đơn giản, thậm chí vui mắt đúng không nào. Tuy nhiên nó lại chẳng đơn giản tẹo nào. Đây là hàm
thực thi theo cấp số nhân. Nó sẽ tự nhân đôi như tế bào, tiếp tục thực thi và tự nhân đôi. Cứ như thế, tài
nguyên máy tính của bạn (CPU, RAM) sẽ cạn kiệt và máy tính của bạn sẽ bị “đơ” nhanh chóng. Về bản chất, nó
giống với tấn công từ chối dịch vụ (DDOS).

Bài học rút ra: Hàm thực thi theo cấp số nhân rất nguy hiểm cho dù chúng rất ngắn. Đừng thấy chúng vui mắt
mà thử nha.

mkfs.ext4 /dev/sda1 – Định dạng (format) phân vùng.
mkfs.ext4 /dev/sda1

Giải thích:
mkfs.ext4 – Tạo phân vùng ext4
/dev/sda1 – Chỉ định phân vùng đầu tiên của ổ cứng.
Kết hợp lại, bạn sẽ có đòng lệnh tương đương với format C:/ của Windows, dữ liệu trên phân vùng đầu tiên sẽ
bị xóa. Dòng lệnh này có để bị biến thể, ví dụ mkfs.ext3 /dev/sdb2 (định dạng lại phân vùng thứ 2 của ổ cứng với
định dạng ext3).
Bài học rút ra: Cảnh giác với các lệnh đụng chạm tới ổ cứng (dev/sd)


command > /dev/sda – Ghi trực tiếp lên ổ cứng
command > /dev/sda

Dòng lệnh này sẽ được thực thi, gửi kết quả tới ổ cứng thứ nhất của máy bạn, sau đó ghi đè kết quả của dòng


lệnh này lên file hệ thống, hệ thống của bạn sẽ bị pha hủy.
Giải thích:
command – chạy 1 lệnh (bất cứ lệnh gì)
> – Gửi kết quả tới địa chỉ chỉ định
/dev/sda – Địa chỉ ổ cứng đầu tiên
Bài học rút ra: Giống như lệnh trước, cảnh giác với các lệnh đụng chạm tới ổ cứng (dev/sd).

dd if=/dev/random of=/dev/sda – Ghi file ngẫu nhiên lên ổ cứng
dd if=/dev/random of=/dev/sda

Dòng lệnh này cũng sẽ ghi đè dữ liệu lên dữ liệu trong ổ cứng đầu tiên của máy bạn.
Giải thích
dd – Copy bậc thấp 1 file đến địa chỉ chỉ định
if=/dev/random – Dữ liệu được chọn để ghi, random sẽ chọn ngẫu nhiên dữ liệu.
of=/dev/sda – Địa điểm đích để ghi.
Bài học rút ra: Copy dữ liệu bằng lệnh dd sẽ rất nguy hiểm khi kết hợp với dev/random

mv ~ /dev/null – Chuyển dữ liệu của thư mục Home vào “hố đen”.
mv ~ /dev/null

Nếu các bạn biết khái niệm null, chắc chắn các bạn sẽ nhận ra ngay /dev/null là một địa chỉ nguy hiểm thế nào.
Hãy tưởng tượng /dev/null là một hố đen của Linux, việc chuyển dữ liệu vào hố đen chả khác nào bạn xóa vĩnh
viễn chúng cả.
Giải thích:

mv : di chuyển thư mục hoặc tệp tin
~ : thư mục Home


/dev/null : địa chỉ “hố đen”
Bài học rút ra: Kí tự ~ địa diện cho thư mục Home, mọi thao tác vào ký thự này sẽ tác động đến dữ liệu nằm
trong đấy. /dev/null là một địa chỉ nguy hiểm, chuyển dữ liệu vào đó đồng nghĩa với việc bạn xóa chúng.

wget -O – | sh – Tải file script và tự động thực thi
wget -O – | sh

Dòng lệnh trên sẽ tải một file chứa đoạn mã từ url chỉ định sau đó tự động thực thi. Hành động này sẽ rất nguy
hiểm vì bạn sẽ không thể biết trước đoạn mã sẽ làm gì chiếc máy tính yêu quý của bạn. Vì thế, tuyệt đối không
được chạy nếu trang web đưa cho bạn dòng lệnh này không tin cậy.
Giải thích:
wget : Tải tệp tin
địa chỉ được chỉ định
| : gửi tệp đấy đến một câu lệnh mới.
sh : Gửi file đến đến lệnh sh, lệnh này sẽ thực thi file đó nếu nó là một đoạn mã.
Bài học rút ra: Không tải và chạy đoạn mã từ website không tin cậy.
Đối với hầu hết các bản phân phối Linux hiện thời, các lệnh này sẽ chỉ được thực thi với quyền root (lệnh
sudo), vì vậy, các dòng lệnh có thể sẽ có sudo ở đầu dòng. Nếu bạn biết thêm những dòng lệnh nguy hiểm khác
của Linux. Hãy chia sẻ với GeekLinux nhé.
Nguồn: HowToGeek

Thinh Bui


0 Bình Luận




Geeklinux

Sắp xếp theo mới nhất

Chia sẻ

Đăng nhập



Yêu thích ★

Bạn nghĩ sao về bài viết này?

Hãy là người nhận xét đầu tiên.

CÁI NÀY LÀ GÌ?

CŨNG TRÊN GEEKLINUX

Vô hiệu hóa tài khoản Guest trong Ubuntu

6 distro Linux cho máy tính cấu hình thấp

2 bình luận • 6 tháng trước

2 bình luận • 6 tháng trước


Ancol Duong — bạn thử paste vào chưa?

Văn Long — Dùng Ubutnu server rùi cài LXDE-

core vô cũng đc ! 500 MB RAM vẫn chạy đc 3-4
cửa sổ của Fire Fox ( Trình …

Tăng tốc cài đặt phần mềm trên Ubuntu
1 bình luận • 6 tháng trước

Cái cò — có thể dùng Synaptic để lấy link

Giới thiệu Elementary update – Một website
hữu ích cho những ai yêu thích …
2 bình luận • 6 tháng trước

những gói cập nhật rồi dùng, dùng Jdownloader
hoặc Flareget...tải mớ link …



Theo dõi

d

Thêm Disqus vào trong trang của bạn

Ancol Duong — thời điểm này đặc biệt chưa

nên dùng Freya nhé bạn, vẫn còn rất nhiều lỗi,

tính năng thì chưa có gì mới, chỉ phù …



Riêng tư

© Developed by Duongancol, All right reserved . Mọi đóng góp, thắc mắc vui lòng gửi mail về



×