Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÁP LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.16 KB, 24 trang )

CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÁP LÝ 217

1

1


Câu 1: định nghĩa, mục tiêu quản lí nhà nước về môi
trường ?
Định nghĩa : Quản lý môi trường là một hoạt động trong quản lý
xã hội; có tác động điều chỉnh các hoạt động của con người dựa
trên sự tiếp cận có hệ thống và các kỹ năng điều phối thông tin,
đối với các vấn đề môi trường có liên quan đến con người; xuất
phát từ các quan điểm định lượng, hướng tới phát triển bển vững
và sử dụng hợp lý tài nguyên .
Quản lý môi trường được thực hiện bằng tổng hợp các biện pháp
luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, công nghệ, xã hội, văn
hoá, giáo dục… các biện pháp này có thể đan xen, phối hợp, tích
hợp với nhau tuỳ theo điều kiện cụ thể của vấn đề đặt ra. Quản lý
môi trường được thực hiện ỏ’ quy mô toàn cầu, khu vực, quốc gia,
tỉnh, thành phố, huyện, xã, cơ sở sản xuất, hộ gia đình…
Mục tiêu của quản lý môi trường là: bảo vệ sức khoẻ cho nhân
dân, đảm báo quyền con người được sống trong môi trường trong
lành, phục vụ sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước, góp
phần bảo vệ môi trường trong khu vực và toàn cầu.

2

2



Câu 2: Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ MT ở nc ta (Điều
139-Chương 14-Luật BVMT 2014)
1. Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các
văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, ban hành hệ
thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
2. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương
trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường.
3. Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc; định kỳ đánh
giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường.
4. Xây dựng, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi
trường; thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; thẩm
định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và kiểm tra,
xác nhận các công trình bảo vệ môi trường; tổ chức xác nhận kế
hoạch bảo vệ môi trường.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động bảo tồn
đa dạng sinh học; quản lý chất thải; kiểm soát ô nhiễm; cải thiện
và phục hồi môi trường.
6. Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về môi
trường.
7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi
trường; thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường; xử lý vi
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
8. Đào tạo nhân lực khoa học và quản lý môi trường; giáo dục,
tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường.
9. Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường.
3

3



10. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện ngân
sách nhà nước cho các hoạt động bảo vệ môi trường.
11. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Câu 3: công ước ramsar
Bối cảnh ra đời:
Công ước này được tạo ra và phê chuẩn bởi các quốc gia tham gia
tại cuộc họp tại thành phố Ramsar, Iran ngày 2 tháng 2 năm 1971
và có hiệu lực ngày 21 tháng 12 năm 1975.
Việt Nam trở thành thành viên của Công ước Ramsar từ năm
1989.
Mục đích:
Nhiệm vụ của Công ước là "Bảo tồn và sử dụng một cách
khônkhéo các vùng đất ngập nước thông qua hành động của địa
phương, củakhu vực, của quốc gia và hợp tác quốc tế nhằm góp
phần đạt được mụctiêu phát triển bền vững trên toàn thế giới”
Nội dung chính:
Bao gồm 14 điều với nội dung chính:
“ Thừa nhận sự phụ thuộc lẫn nhau giữa con người và môi trường;
Coi chức năng sinh thái cơ bản của các vùng đất ngập như là nơi
để điều hoà các chế độ nước và như là nơi cư trú cho một hệ động
và thực vật đặc trưng, đặc biệt là loài chim nước;
Tin chắc rằng các vùng đất ngập nước tạo ra một nguồn tài nguyên
có giá trị lớn về kinh tế, văn hoá, khoa học và giải trí, mà sự tổn
thất của chúng sẽ không thể cứu chữa nổi;
4

4



Mong muốn ngăn chặn sự lấn chiếm gia tăng và sự tổn thất các
vùng đất ngập nước hiện tại và trong tương lai;
Thừa nhận rằng trong quá trình di trú theo mùa, loài chim nước có
thể vượt qua các biên giới quốc gia và do đó chúng phải được coi
như là một nguồn tài nguyên quốc tế ”

Câu 4: Nội dung của công ước cites
Bối cảnh:
Công ước cites được kí kết tại Washington DC vào tháng 3 năm
1973 và được sửa đổi tạo Bonn ngày 22 tháng 6 năm 1979.
Việt Nam tham gia vào Công ước CITES năm 1994 và trở thành
thành viên thứ 121/178 quốc gia
Mục đích:
Mục đích của công ước này nhằm đảm bảo rằng việc thương mại
quốc tế các tiêu bản của các loài động vật và thực vật hoang dã mà
không đe dọa sự sống còn của các loài này trong tự nhiên, và nó
cũng đưa ra nhiều cấp độ khác nhau để bảo vệ hơn 34.000 loài
động và thực vật.
Việt Nam tham gia vào Công ước CITES năm 1994 và trở thành
thành viên thứ 121/178 quốc gia
Nội dung:
Bao gồm 25 điều với các nội dung chính:
Điều 1: Định nghĩa
Điều 2: những nguyên tắc cơ bản
5

5



Điều 3,4,5: Quy chế buôn bán mẫu vật các loài nằm trong phụ lục
I,II,III
Điều 6: giấy phép và chứng chỉ
Điều 7: Các trường hợp miễn trừ và các điều khoản đặc biệt khác
liên quan đến buôn bán
Điều 8: Những biện pháp các quốc gia thành viên cần thực hiện
Điều 9: Các cơ quan thẩm quyền quản lý và thẩm quyền khoa học
Điều 10: Buôn bán với các nước không tham gia công ước
Điều 11: Hội của các nước thành viên
Điều 12: ban thư kí
Điều 13:các biện pháp quốc tế
Điều 14: Ảnh hưởng đến pháp chế trong nước và công ước quốc tế
Điều 15,16,17: các sửa đổi bổ sung phụ lục I,II và III; sửa đổi bổ
sung của công ước
Điều 18: giải quyết tranh cãi
Điều 19,20,21,22,23,24,25: các thủ tục hành chính

6

6


Câu 5. Công ước chống xa mạc hóa
- Bối cảnh ra đời
Công ước Chống sa mạc hoá của Liên Hợp Quốc
được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát
triển tại Rio de Janeiro, Brazin vào tháng 6 năm 1992. Sau
hơn một năm tham khảo ý kiến đóng góp của hơn 1.000 nước
trên thế giới, cuối cùng Công ước đã được hoàn chỉnh vào

tháng 6 năm 1994. Công ước được mở cho các nước ký tại
Pari vào ngày 14-15 tháng 10 năm 1994.
VN đã trở thành quốc gia thành viên thứ 134 thực thi Công
ước quốc tế về chống sa mạc hóa toàn cầu từ năm 1998.
- Mục đích
( là để chống sa mạc hoá và giảm bớt hạn hán ở các
vùng bị hạn hán và sa mạc hoá nghiêm trọng như ở Châu Phi,
áp dụng các biện pháp có hiệu quả và sự trợ giúp quốc tế để
giúp các nước bị ảnh hưởng bởi sa mạc và hạn hán phát triển
bền vững.)
Xây dựng các chương trình quốc gia, tiểu vùng và
vùng để phòng chống khô hạn và sa mạc hoá
Kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ tài chính cho việc
chống sa mạc hoá
Trao đổi thông tin, kỹ thuật và đào tạo về chống sa
mạc hoá
Ngăn chặn hậu quả sa mạc hoá dẫn đến di cư ồ ạt, các
loài động thực vật bị tiệt chủng, khí hậu thay đổi v.v...
Hiện trạng về sa mạc hoá
- Nội dung
• Các điều khoản chung về nghĩa vụ của các bên tham gia, ưu
tiên cho Châu Phi và quan hệ với các công ước khác.
( chương 2, đ 4-8)
7

7












8

Chương trình hành động, hợp tác khoa học kỹ thuật và các
biện pháp hỗ trợ (chương 3 đ 9- 21)
Về tổ chức các ban, ủy ban, viện.( chương 4 đ 22- 25)
Các thủ tục chuyển giao thông tin, giải quyết các vấn đề khi
thực thi, giải quyết tranh chấp,… (chương 5 đ 26-32)
Các điều khoản về phê chuẩn, chấp thuận và tán thành; tổ
chức tạm thời; rút khỏi công ước; nơi lưu giữ hồ sơ; giá trị
các văn kiện ( chương 6 đ 34-40)
Các phụ lục: phụ lục 1- thực hiện tại vùng châu phi; phụ lục
2- thực hiện tại vùng châu á; phụ lục 3- thực hiện tại vùng
Châu Mỹ La Tinh và vùng Caribe; phụ lục 4- thực hiện tại
Bắc Địa Trung Hải

8


Câu 6. Nội dung Công ước stockholm
- Bối cảnh ra đời
Công ước được kí kết ngày 22/5/2001 tại stockholm,
có hiệu lực từ ngày 17/5/2004. Việt Nam phê chuẩn công ước
vào ngày 22/7/2002

- Mục đích
Loại bỏ hoặc hạn chế sản xuất và sử dụng các chất ô
nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs) nhằm bảo vệ sức khỏe
con người và môi trường trước nguy cơ gây ra do các chất ô
nhiễm hữu cơ khó phân hủy gây ra.
- Nội dung:
• Đề ra các biện pháp giảm thiểu, loại trừ các chất POPs hình
thành có chủ định và không chủ định, và phát sinh từ các
kho tồn lưu chất thải có chứa chất POPs (đ 3- 6)
• Mỗi bên tham ra phải xây dựng, phê duyệt kế hoạch hành
động và phối hợp với các bên liên quan để thực hiện ( đ 7-8)
• Cam kết trao đổi thông tin, hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính liên
quan đến các hoạt động nhằm hạn chế, loại trừ chất POPs (đ
9, 12, 13, 14)
• Thông tin, giáo dục và nâng cao nhận thức công cộng (đ10)
• Tiến hành nghiên cứu, phát triển, quan trắc và hợp tác thích
hợp về các chất POPs theo khả năng của quốc gia (đ 11
• Định kì báo cáo và đánh giá hiệu quả của việc thực hiện
công ước. ( đ 15-16)
• Các phụ lục: phụ lục A- các chất phải loại trừ; phụ lục B –
các chất cần hạn chế; Phụ lục C- các chất phát sinh không
chủ định; phụ lục D- các yêu cầu về thông tin và các tiêu
chí sàng lọc; phụ lục E- yêu cầu về thông tin cho hồ sơ rủi
ro; phụ lục F- các thông tin cần cân nhắc về kinh tế- xã hội.

Câu 7: Công ước Đa dạng sinh học
9

9



Hoàn cảnh: Công ước được đưa ra ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh
Trái đất tại Rio de Janeiro vào ngày 5 tháng 6 năm 1992 và có
hiệu lực từ ngày 29 tháng 12 năm 1993. Tính đến tháng 5 năm
2009 đã có 191 quốc gia tham gia Công ước này.
Việt Nam chính thức gia nhập vào ngày 16 tháng 11 năm 1994.
Mục đích:
Công ước có ba mục tiêu chính:




bảo toàn đa dạng sinh học;
sử dụng lâu bền các bộ phận hợp thành của nó; và
phân phối công bằng và hợp lý các lợi ích phát sinh từ các
nguồn tài nguyên di truyền

Nói cách khác, mục tiêu của nó là phát triển các chiến lược quốc
gia về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học. Nó thường
được coi là văn kiện trọng yếu liên quan đến phát triển bền vững.
Nội dung:
Bao gồm 42 điều và 2 phục lục với Nội dung chính của công ước
là:bảo tồn các dạng tài nguyên sinh học, sử dụng một cách hợp lý
các thành phần của ĐDSH và chia sẻ một cách đúng đắn, hợp lý
và công bằng lợi nhuận thu được do sử dụng các nguồn tài nguyên
di truyền, việc chuyển giao kỷ thuật tiên tiến một cách thích hợp,
lưu ý đến các quyền sở hữu về các tài nguyên đó và các kỷ thuật
và có nguồn kinh phí thích hợp. Để thực hiện nội dung của công
ước, yêu cầu các bên ký kết công ước thực hiện các công việc:
thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên; hồi phục các HST bị suy

thoái; bảo vệ các loài có nguy cơ bị tiêu diệt bằng pháp luật; hạn
chế và quản lý các hành động gây nguy hại đến ĐDSH; ban hành
công tác đánh giá tác động môi trường; xây dựng và thực hiện
chiến lược phát triển quốc gia, kế hoạch hành động về bảo tồn và
sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên ĐDSH trong và ngoài các
khu bảo tồn
10

10


Thời gian tham gia của Việt Nam: 29/12/1993
Câu 8: Những hành vi ngiêm cấm và khuyến khích trong luật
bảo vệ mỗi trường Việt Nam 2014
• Những hành vi bị nghiêm cấm (Điều 7-Chương 1-Luật BVMT
2014)
1. Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên.
2. Khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ,
phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy
định của pháp luật.
3. Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang
dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
4. Vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất
nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
5. Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi
trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất,
nguồn nước và không khí.
6. Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa
được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh

vật.
7. Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát
tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật
môi trường.
8. Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
9. Nhập khẩu, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.

11

11


10. Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi
sinh vật ngoài danh mục cho phép.
11. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người, sinh
vật và hệ sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng
chứa yếu tố độc hại vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
12. Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên, khu bảo tồn
thiên nhiên.
13. Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo
vệ môi trường.
14. Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt
nguy hiểm về môi trường đối với con người.
15. Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ
môi trường, làm sai lệch thông tin dẫn đến gây hậu quả xấu đối với
môi trường.
16. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu
trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản
lý môi trường.



Những hoạt động bảo vệ MT được khuyến khích (Điều 6Chương 1-Luật BVMT 2014)

1. Truyền thông, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ
môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên
nhiên và đa dạng sinh học.
2. Bảo vệ, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.
3. Giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải.

12

12


4. Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển, sử dụng năng
lượng sạch, năng lượng tái tạo; giảm thiểu phát thải khí gây hiệu
ứng nhà kính, phá hủy tầng ô-dôn.
5. Đăng ký cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trường; sản xuất,
kinh doanh, tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường.
6. Nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái
chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường.
7. Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất thiết bị, dụng cụ bảo vệ môi
trường; cung cấp dịch vụ bảo vệ môi trường; thực hiện kiểm toán
môi trường; tín dụng xanh; đầu tư xanh.
8. Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các
nguồn gen có giá trị kinh tế và có lợi cho môi trường.
9. Xây dựng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, khu dân cư thân
thiện với môi trường.
10. Phát triển các hình thức tự quản và tổ chức hoạt động dịch vụ

giữ gìn vệ sinh môi trường của cộng đồng dân cư.
11. Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa
bỏ hủ tục gây hại đến môi trường.
12. Đóng góp kiến thức, công sức, tài chính cho hoạt động bảo vệ
môi trường; thực hiện hợp tác công tư về bảo vệ môi trường.

Câu 9: cấu trúc luật BVMT VN 2014, những nội dung sửa đổi
và bổ sung của lật 2014 so với 2005.
Chương 1:Những quy định chung

13

13


Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ (bao gồm
29 thuật ngữ khác nhau) nguyên tác và chính sách của nhà nước
về BVMT và những hành vi được khuyến khích và những hành vi
bị nghiêm cấm .
Điểm mới: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng. Gi ải thích từ
ngữ. Nguyên tắc BVMT_8nguyên tắc. Chính sách BMT. Những
hành vi bị nghiêm cấm_16 hành vi
Chương 2: Quy hoạch BVMT, ĐTM, ĐMC, KHBVMT đc chia
thành 4 mục:\
Mục 1: Quy định về quy hoạch BVMT_dựa trên hiện trạng TNKTXH để phân vùng MT, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý MT,
quản lý chất thải, xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật BVMT.
Mục 2:Quy định về Đánh giá tác động MT chiến lược _ lồng ghép
CQK
Mục 3:Quy định về Đánh giá tác động MT_ chỉ có 3 nhóm đối
tượng phải lập ĐTM, xác nhận hoàn thành công trình BVMT

Mục 4: Quy định về kế hoạch BVMT_ chuyển từ cam kết BVMT
sang kế hoạch BVMT
Chương 3: BVMT trong khai thác, sử dụng TNTN( bao gồm 4
điều)Quy định về BVMT trong điều tra, đánh giá lập quy hoạch
sd TNTN và đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển bền vững TN
rừng, BVMT trong điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác, sử dụng
TNTN, BVMT trong hoạt động thăm dò khai thác và chế biến
khoáng sản.
Chương 4: Ứng phó với biến đổi khí hậu ( bao gồm 10 điều)
Ứng phó với BĐKH; lồng ghép nội dung ứng phó vs BĐKH vào
chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH ; quản lý phát
thải khí nhà kính; quản lý các chất làm suy giảm tầng ozon; phát
triển năng lượng tái tạo; sản xuất và tiêu thụ thân thiện với MT;
14

14


thu hồi năng lượng từ chất thải; quyền và trách nhiệm của công
đồng trong ứng phó với BĐKH; phát triển và ứng dụng khoa học
công nghệ ứng phó với BĐKH và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
này.
Chương 5: BVMT Biển và Hải đảo( bao gồm 3 điều)
Quy định chung về BVMT biển và hải đảo, kiểm soát, xử lý ô
nhiễm MT biển và hải đảo, phòng ngừa và ứng phó sự cố MT trên
biển và hải đảo.
Luật Bảo vệ tài nguyên và MT biển sẽ cụ thể hóa các quy định này
và thống nhất với Luật BVMT 2014
Chương 6: BVMT nước, đất và không khí
Mục 1: BVMT nước sông: Luật BVMT 2014 bổ sung quy định

các nguồn thải vào LVS. Luật BVMT 2014 giao rõ trách nhiệm
cho các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.Bộ TN và MT và
các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các
quy định về BVMT nước sông, đặc biệt là nội dung kiểm soát và
xử lý ÔNMT LVS.
Mục 2: BVMT các nguồn nước khác
Mục 3: BVMT đất – Bổ sung mới: Quy định về chung về BVMT
đất, quản lý MT đất và kiểm soát ÔNMT đất.
Mục 4: BVMT không khí: Những quy định chung về BVMT ko
khí; quản lý chất lượng MT ko khí xung quanh; kiểm soát ÔNMT
ko khí.
Chương 7: BVMT trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (bao
gồm 15 điều)
Quy định về BVMT khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất,
khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập
trung.

15

15


BVMT trong sản xuất nông nghiệp, làng nghề, nuôi trồng thủy
sản, bệnh viện, cơ sở y tế.
BVMT trong hoạt động xây dựng, giao thông vận tải, nhập khẩu
quá cảnh hàng hóa, BVMT trong nhập khẩu phế liệu, trong hoạt
động lễ hội, du lịch.
BVMT đối với các hóa chất, thuốc BVMT, thuốc thú y.
BVMT đối với các cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm.
Mới: + Về nhập khẩu phế liệu.

+Về quản lý MT làng nghề
+Nhập khẩu tàu biển
+Thu hồi sản phẩm thải bỏ.
Chương 8: BVMT đối với đô thị, khu dân cư( gồm 5 điều)
Yêu cầu BVMT đô thị , khu dân cư
BVMT nơi công cộng, yêu cầu BVMT đối với các hộ gia đình. Tổ
chức tự quản về BVMT, BVMT trong mai táng, hỏa táng.
Chương 9: Quản lý chất thải
Mục 1:Quy định chung về quản lý chất thải
Mục 2: Quản lý chất thải nguy hại
Mục 3: Quản lý CTR thông thường
Mục 4: Quản lý nước thải
Mục 5: Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh
sáng, bức xạ
Mới quy định về điều kiện của cơ sở xử lý CT nguy hại.
Chương 10: Xử lý ÔN , phục hồi và cải thiện MT:
Mục 1: Xử lý cơ sở gây Ô NMT nghiêm trọng- mới
Mục 2: Xử lý, phục hồi MT khu vực bị ÔN
Mục 3: Phòng ngừa, ứng phó, khắc phục và xử lý sự cố MT
Chương 11: Quy chuẩn kỹ thuật MT, Tiêu chuẩn MT( gồm 8
điều)
16

16


Quy định về hệ thống QCKTMT. Nguyên tắc xây dựng
QCKTMT. Ký hiệu QCKTMT. Yêu cầu đối với QCKT về MT
xung quanh, về chất thải. Xây dựng ban hành QCKTMT, tiêu
chuẩn MT. Xây dựng, thẩm định và công bố tiêu chuẩn MT.

Chương 12: Quan trắc MT (bao gồm 7 điều)
Quy định về hoạt động quan trắc MT, thành phần MT và chất phát
thải cần được quan trắc, chương trình quan trắc MT, hệ thống
quan trắc MT, trách nhiệm quan trắc MT, điều kiện hoạt động
quan trắc MT, điều kiện hoạt động quan trắc MT, quản lý số liệu
quan trắc MT
Mới :Quy định các thành phần MT cần được QT, chương trình , tổ
chức hoạt động QTMT. Quy địh trách nhiệm quan trắc của Bộ TN
và MT, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, khu công nghiệp, khu chế xuất.
Chương 13: Thông tin MT, chỉ thị MT, thống kê MT và Báo
cáo MT
Mục 1: Thông tin MT
Mục 2: Chỉ thị MT và thống kê MT
Mục 3: Báo cáo MT
Bao gồm các quy định về thu nhập và quản lý thông tin MT. Công
bố, cung cấp thông tin MT. Công khai thông tin MT, chỉ thị MT,
thống kê MT. Trách nhiệm của các cấp chính quyền , các cơ quan
và tổ chức có liên quan đến BVMT trong báo cáo công tác BVMT
hàng năm. Nội dung của các báo cáo công tác BVMT . Nội dung
BVMT trong báo cáo về kinh tế - xã hội hàng năm. Trách nhiệm
xây dựng báo cáo và nội dung báo cáo chuyên đề về hiện trạng
MT quốc gia và địa phương.
Chương 14: Trách nhiệm của cơ quan quản lý NN về BVMT
( bao gồm 5 điều)

17

17



Quy định về các nội dung quản lý nhà nước về BVMT. Quy định
rõ trách nhiệm quản lý NN về BVMT của Chính phủ, bộ trưởng
bộ TNMT, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ và của UBND các
cấp.
Mới : Nâng cao trách nhiệm của bộ trưởng bộ TNMT
Chương 15: Trách nhiệm của MTTQVN , tổ chức chính trị xã hội, tổ chức XH- nghề nghiệp và cộng đồng dân cư trong
BVMT( bao gồm 4 điều)
Quy định về trách nhiệm và quyền của MTTQVN, trách nhiệm và
quyền của các tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức xã hội, nghề
nghiệp, quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư.
Mới; Tích hợp các nội dung mở rộng đối tượng và nội dung về
trách nhiệm quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc VN.
Luật BVMT 2014 ko giao Chính phủ quy định cụ thể, chi tiết về
tổ chức và hoạt động của các tổ chức phi chính phủ.
Chương 16: Nguồn lực BVMT (bao gồm 9 điều)
Quy định về chi ngân sách nhà nước cho BVMT, phí BVMT, quỹ
BVMT, phát triển dịch vụ MT ưu đãi hỗ trợ hoạt động BVMT,
phát triển , ứng dụng khoa học công nghệ về BVMT, phát triển
công nghệp MT, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT, giáo
dục về MT, đào tạo nguồn nhân lực BVMT.
Mới: có khoản quy định chi đầu tư phát triển cho các hoạt động
khác có liên quan đến BVMT như xử lý chất thải, xây dựng các
trạm quan trắc MT, xử lý sự cố MT, bảo tồn đa dạng sinh học.
Chương 17: Hợp tác quốc tế về BVMT ( gồm 4 điều)
Quy định về việc ký kết gia nhập điều ước quốc tế về MT, bảo vệ
MT trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng hợp tác
quốc tế về BVMT.

18


18


Chương 18: Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết
tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về BVMT( gồm 4 điều)
Quy đinh về trách nhiệm tố chức và chỉ đạo thực hiện kiểm tra,
thanh tra về BVMT. Tranh chấp về MT, khiếu nại, tố cáo, khới
kiện về MT.
Mới: Luật BVMT 2014 quy định Bộ trưởng Bộ TN và MT tổ
chức, chỉ đạo kiểm tra, thanh tra về BVMT theo quy định của
pháp luật trên phạm vi toàn quốc.
Luật BVMT 2014 có quy định mới về nguyên tắc xử lý trách
nhiệm đối với tổ chức và các nhân gây ÔN MT .
Thời hiệu khởi kiện
Chương 19: Bồi thường thiện hại về MT( gồm 5 điều)
Quy định về thiệt hại do ÔN và suy thoái MT , nguyên tắc, trách
nhiệm đối với tổ chức, cá nhân gây ÔN MT. Xác định, giám định
thiệt hại do ÔN và suy thoái MT, bảo hiểm trách nhiệm bồi thường
thiệt hại về MT.
Chương 20: Điều khoản thi hành ( bao gồm 4 điều)
Quy định về các điều khoản chuyển tiếp, hiệu lực thi hành , quy
định chi tiết

19

19


Câu 10: những bất cập của pháp luật và chính sách quản lý
bảo vệ môi trường ở việt nam

Hiện nay, trong hệ thống pháp luật ở nước ta có khá nhiều các văn
bản liên quan đến môi trường có thể kể đến như: Luật Bảo vệ môi
trường, Luật Đa dạng sinh học, Luật Tài nguyên nước, Luật
Khoáng sản, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng…. Bên cạnh đó, Việt
Nam cũng tham gia vào các Công ước quốc tế về bảo vệ môi
trường tiêu biểu như: Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm
quan trọng quốc tế (RAMSAR), Công ước về buôn bán quốc tế
các loài động thực vật nguy cấp (CITES), Công ước khung của
Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu…
Thế nhưng, những văn bản, chính sách này vẫn còn nhiều hạn chế
như văn bản luật còn thiếu, chưa cụ thể, chưa phù hợp với thực tế,
bộc lộ những bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện, hiệu
lực thi hành thấp. Đồng thời, sự gắn kết với các Công ước quốc tế
liên quan còn mờ nhạt.
Điển hình là việc triển khai Luật Bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
Dù đã ban hành từ năm 1994, đến nay đã trải qua 17 năm thi hành
và có bổ sung, sửa đổi, cùng nhiều văn bản hướng dẫn, triển khai,
nhưng so với các nước phát triển, lĩnh vực bảo vệ môi trường ở
Việt Nam còn khá mới và chỉ được quan tâm đặc biệt trong
khoảng 5 năm trở lại đây do yêu cầu quản lý môi trường trong
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vậy, pháp luật về bảo vệ
môi trường chưa điều chỉnh hết các mối quan hệ trong xã hội, một
số văn bản còn chưa được ban hành hoặc đã ban hành nhưng
20
20


không sát với thực tế, thiếu tính khả thi, không thể thi hành được.
Cụ thể như, việc xử lý hình sự đối với tội phạm môi trường gặp
nhiều khó khăn do Luật hình sự quy định chỉ xử lý hình sự đối với

cá nhân, nhưng thực tế ở Việt Nam thì việc gây ô nhiễm môi
trường lại chủ yếu do các tổ chức. Hay như vụ xả thải gây ô nhiễm
của Công ty Vedan Việt Nam đến nay vẫn chưa xác minh xong
thiệt hại là do kinh phí cho bảo vệ môi trường thấp, dẫn đến thiếu
trang thiết bị kỹ thuật để kiểm tra, phân tích ô nhiễm.
Mặt khác, do công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về môi
trường chưa được thực hiện thường xuyên, nên các doanh nghiệp,
cá nhân vẫn chưa ý thức được trách nhiệm bảo vệ môi trường của
mình đối với cộng đồng.

21

21


Câu 11: Những nguyên tắc bảo vệ môi trường (Điều 4-Chương
1- Luật BVMT 2014)
1. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan,
tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.
2. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an
sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo
tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu để bảo đảm
quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.
3. Bảo vệ môi trường phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài
nguyên, giảm thiểu chất thải.
4. Bảo vệ môi trường quốc gia gắn liền với bảo vệ môi trường khu
vực và toàn cầu; bảo vệ môi trường bảo đảm không phương hại
chủ quyền, an ninh quốc gia.
5. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự
nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất

nước.
6. Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường
xuyên và ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi
trường.
7. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng thành phần môi trường,
được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho
bảo vệ môi trường.
8. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái
môi trường phải khắc phục, bồi thường thiệt hại và trách nhiệm
khác theo quy định của pháp luật.

22

22


Câu 12 : hệ thống tổ chức , quản lí môi trường ở việt nam ?
Hệ thống tổ chức Quản lý môi trường ở Việt Nam theo quy định
của luật Bảo vệ môi trường (điều 38) và nghị định 175 CP.
- Theo nhiệm vụ và quyền hạn của mình, Chính phủ thống nhất
quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong cả nước.
- Bộ Khoahọc, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm trước
Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi
trường.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ theo
chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình phối hợp với Bộ
Khoa học, Công nghệ và Môi trường thực hiện việc bảo vệ môi
trường trong ngành và các cơ sở thuộc quyền quản lý trực tiếp.
- Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường tại địa

phương.
- Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường chịu trách nhiệm trước
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc bảo vệ
Môi trường ở địa phương.
Điều 39 luật Bảo vệ Môi trường cũng quy định: Hệ thống tổ chức,
chức năng, nhiệm vụ, và quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà
nước về bảo vệ môi trường do chính phủ quy định.
Như vậy trong thực tế từ trước tới nay hệ thống quản lý môi
trường ở Việt Nam vừa kết hợp quản lý theo ngành và quản lý
theo lãnh thổ.

23

23


Câu 13: Các văn bản luật, dưới luật quy định hiện hành về
bảo vệ môi trường có liên quan tới:
• ĐTM, Kế hoạch bảo vệ MT:
- 18/2015/TT-BTNMT: Nghi định quy định về quy hoạch
BVMT, đánh giá MT chiến lược, đánh giá tác động MT và kế
hoạch BVMT.
- 26,27/2015/TT-BTNMT: Thông tư về đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vê
môi trường.
- 29/2015/TT-BTNMT: Nghị định về đánh giá MT chiến lược,
đánh giá tác động MT, cam kết BVMT.
• Tài nguyên nước:
- 17/2012/QH13: Luật Tài nguyên nước
- 42/2015/TT-BTNMT Quy định kỹ thuật về tài nguyên nước.

- 33/2017/NĐ-CP: Nghị định Quy định về xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản
• Chất thải rắn:
- 38/2015/TT-BTNMT: Thông tư về quản lý chất thải rắn và
phế liệu.

24

24



×