Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG MẶT HÀNG VẢI TẠI NHÀ MÁY NHUỘM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (793.9 KB, 99 trang )

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh kinh tế hội nhập với nhiều vận hội và thách thức, để tồn tại và phát
triển doanh nghiệp phải sản xuất và cung cấp được những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng
được nhu cầu của thị trường, đồng thời tạo hình ảnh tốt trong mắt người tiêu dùng.
Đối với khách hàng yếu tố tác động đến chọn lựa của họ là chất lượng và giá cả.
Uy tín và hình ảnh của tổ chức cũng có tác động rất lớn đối với quyết định mua hàng.
Trước đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng các doanh nghiệp làm sao phải sản xuất
ra những mặt hàng có chất lượng cao, giá cả cạnh tranh và thỏa mãn những yêu cầu
của luật pháp.
Trong bối cảnh như vậy, một tiền đề cơ bản để các doanh nghiệp tồn tại và phát
triển, đảm bảo niềm tin cho khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình
là áp dụng các hệ thống bảo đảm chất lượng nhằm tạo nên một môi trường sản xuất
kinh doanh mà trong đó từng cá nhân, ở mọi cấp độ đều có ý thức về chất lượng và sự
phát triển bền vững.
Nhà máy Nguyên Phụ Liệu Bình An trực thuộc TỔNG CÔNG TY VIỆT
THẮNG. Theo chủ trương của công ty mẹ nhà máy thực hiện áp dụng hệ thống đảm
bảo chất lượng và việc áp dụng hệ thống bảo đảm chất lượng nhằm giải quyết những
vấn đề sau của công ty:
• Mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu
• Hoàn thành mục tiêu tăng trưởng về sản lượng.
Từ đó mục tiêu mà công ty hướng đến là:
• Chất lượng sản phẩm đáp ứng thị hiếu khách hàng
• Tăng năng suất và giảm chi phí.
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Xây dựng hệ thống BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG cho nhà máy Nguyên Phụ Liệu
Bình An nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm.
1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI
• Tìm hiểu về chất lượng và bảo đảm chất lượng
• Phân tích và đảm bảo chất lượng vải tại nhà máy Nguyên Phụ Liệu
Bình An


Trang 1


1.4

TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC LUẬN VĂN

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
• Đặt vấn đề
• Mục tiêu, nội dung, phạm vi và giới hạn của luận văn.
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY NGUYÊN PHỤ LIỆU BÌNH AN
• Giới thiệu doanh nghiệp
Chương 3: TÌM HIỂU VỀ RAYON
• Giới thiệu Rayon
• Lịch sử hình thành và phát triển
• Tính chất và ứng dụng
Chương 4: THIẾT BỊ - QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
• Các thông số kỹ thuật máy móc
• Quy trình công nghệ
Chương 5: BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG VẢI
• Nguyên nhân gây ra lỗi
• Quy trình đảm bảo chất lượng
KẾT LUẬN

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY BÌNH AN
2.1 VÀI NÉT VỀ NGHÀNH DỆT NHUỘM VIỆT NAM
- Ngành dệt nhuộm là một trong những ngành quan trọng và có từ lâu đời vì
nó gắn liền với nhu cầu cơ bản của loài người là may mặc. Sản lượng dệt trên
thế giới ngày càng tăng cùng với gia tăng về chất lượng sản phẩm, đa dạng
-


về mẫu mã, màu sắc sản phẩm.
Tại Việt Nam,ngành dệt nhuộm đang trở thành một trong những ngành mũi
Trang 2


nhọn của nền công nghiệp. Năm 1996, toàn ngành có 210 xí nghiệp với sản
-

lượng 450 triệu m vải/ năm , năm 2000 sản xuất được 2000 triệu m vải/ năm.
Ngành dệt nhuộm đóng góp tỉ trọng khá lớn trong nền kinh tế quốc dân.
Năm 1990: giá trị tổng sản lượng ngành dệt / giá trị tổng sản lượng toàn quốclà

-

11,5%.
Năm 1992: giá trị tổng sản lượng ngành dệt chiếm 28,5% giá trị tổng sản

-

lượng toàn bộ cả ngành công nghiệp nhẹ.
Sự phát triển ngành dệt nhuộm của Việt Nam dựa trên những tiềm năng sẵn
có:
• Nguồn nguyên liệu.
• Nhân công: Với 76 triệu dân, trong đó hơn 60% dân số đang ở tuổi lao
động nên Việt Nam có thị trường lao động dồi dào.Hơn thế nữa người
• Việt Nam có truyền thống cần cù chịu khó, ham học hỏi sáng tạo.

-


Tuy nhiên, trình độ ngành dệt nhuộm Việt Nam hiện nay không đồng đều.Trừ
một số doanh nghiệp lớn có dây truyền sản xuất đồng bộ tiên tiến, còn lại hầu n

-

hư các công ty đều ở trong tình trạng lạc hậu, thiết bị chắp vá.
Thiết bị: hầu hết là các thiết bị cũ và lạc hậu, tuổi làm việc bình quân
của thiết bị cao.
Trong công đoạn dệt, chưa sản xuất được các mặt hàng khổ rộng.
Trong công đoạn in, nhuộm, xử lý hoàn tất thiếu nhiều thiết bị xử lý chất
lượng cao dẫn đến hạn chế khả năng tạo ra nhiều sản phẩm phong phó.
Hao phí năng lượng và nguyên liệu: đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá
trình độ ngành dệt. Hiện nay, hao phí năng lượng và nguyên liệu vẫn chiếm tỉ

-

trọng lớn nhất trong chi phí sản xuất.
Chất lượng sản phẩm:
• Đơn điệu, nghèo nàn về chủng loại.
• Chất lượng thấp, giá cao, khả năng cạnh tranh kém

-

Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhờ có sự quan tâm đầu tư của Chính
phủ, ngành dệt nhuộm đã có những bước tiến rõ rệt, đang dần dần từng bước
khẳng định chỗ đứng của mình trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp lớn vào tỉ

-

trọng xuất khẩu của cả nước.

Trong thời đại của khoa học kĩ thuật ngành công nghiệp Dệt May đã phát triển
với tốc độ chóng mặt với những máy móc thiết bị hiện đại tiên tiến tự động hoá
hoàn toàn thay cho sức người . Với sự phát triển không ngừng của trí tuệ loài
người đang dần dần tiến tới hoàn thiện để đáp ứng với khoa học kĩ thuật
Trang 3


-

Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật đã làm cho ngành Dệt May phát
triển theo nó góp phần nâng cao thẩm mỹ đáp ứng nhu cầu may mặc của con
người ở đất nước ta ngành công nghiệp Dệt May đã có truyền thống từ lâu đời
nhưng mới phát triển gần đây . Xét số máy móc hiện đại đã được đưa vào hoạt
động , các sản phẩm làm ra dất phong phú và đa dạng , xét số mặt hàng đã có
mặt trên thị trường quốc tế . Nhưng trong những năm gần đây đứng trước cơ
chế thị trường nền công nghiệp dệt may của nước ta đã không đủ sức cạnh
tranh với hàng ngoại nhập có chất lượng cao hơn mà giá thành lại rẻ hơn . Các
nhà máy dệt nhuộm trong nước đang đứng trước những khó khăn , sản phẩm
làm ra không bán được , máy móc thiết bị cũ kĩ lạc hậu tiêu tốn nguyên nhiên
vật liệu . Đứng trước tình hình này , ngành công nghiệp dệt may đã được đảng
và nhà nước đầu tư vốn mua máy móc trang thiết bị của Hàn Quốc,Trung
quốc .... Đã lắp đặt và đưa vào hoạt động sản xuất có hiệu quả . Hi vọng rằng
với dây chuyền máy móc này cùng với những thành tựu của khoa học kĩ thuật
sử dụng công nhân lành nghề đưa vào sản xuất sẽ đứng vững cơ chế thị trường.
Ngành công nghiệp Dệt May cũng là nơi tạo ra công ăn việc làm cho nhân dân
từ đó con người đã làm ra những sản phẩm phục vụ cho xã hội cho đời sống
của con người .Để ngành Dệt May có tiếng như ngày nay phải kể đến ngành có
công đất lớn đó là ngành hoá dệt cụ thể là công nghệ sợi nhuộm nó đóng vai trò

-


quan trọng.
Hiện nay mặt hàng nhuộm với những sản phẩm nhuộm tối ưu của ngành đã dần
dần đáp ứng những đòi hỏi về chất lượng màu sắc của vải sợi đủ khả năng cung
cấp sản phẩm ra thị trường . Khoa học kĩ thuật phát triển làm cho ngành hoá
chất thuốc nhuộm cũng phát triển theo , đến nay có rất nhiều hãng sản xuất
thuốc nhuộm với nhiều chủng loại thuốc khác nhau trên thị trường rất phong
phú và đa dạng có đủ khả năng phục vụ cho ngành nhuộm tạo ra sản phẩm bền
đẹp và phong phú về chủng loại

2.2 TỔNG CÔNG TY VIỆT THẮNG - CÔNG TY CỔ PHẦN NGUYÊN PHỤ
LIỆU BÌNH AN
2.2.1 Tổng công ty Việt Thắng

Trang 4


VIỆT THẮNG được thành lập vào năm 2009 với hội sở chính tại Cần Thơ. Khởi đầu
từ định hướng là giới thiệu các kênh đầu tư mới nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của
nhà đầu tư để bảo toàn nguồn vốn và gia tăng lợi nhuận. Công ty Cổ phần Việt Thắng
được thành lập theo quyết định số 1801074887 do SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TP
Cần Thơ cấp với vốn điều lệ là 238 tỷ đồng, chức năng hoạt động
-

Đội ngũ quản lý của công ty Việt Thắng là sự hội tụ của các nhà cố vấn có kinh
nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tài chính. Cùng với đội ngũ tư vấn viên chuyên
nghiệp tư vấn thông tin thị trường và chiến lược hàng ngày, công ty Việt Thắng
mang đến cho khách hàng những dịch vụ đầy tính sáng tạo với phong cách
chuyên nghiệp nhất.


-

Đội ngũ chuyên viên của Việt Thắng hiểu rằng, mỗi nhân viên của Việt Thắng
là “người đầu tiên mang đến cho khách hàng thông tin nhanh nhất, mới nhất và
hiệu quả nhất trong lĩnh vực đầu tư ” nhằm trở thành nơi tin cậy nhất
Sứ mệnh công ty :Sứ mệnh công ty Việt Thắng là trở thành một công ty tư vấn
đầu tư chuyên nghiệp hàng đầu ở Việt Nam. Phục vụ tốt nhất cho quý nhà đầu

-

tư với phong cách năng động, sáng tạo và chuyên nghiệp.
Định hướng phát triển công ty:Với mục đích phục vụ nhu cầu của tất cả khách
hàng một cách tận tâm nhất, Việt Thắng chúng tôi có những định hướng phát
triển nhất định và luôn phấn đấu để hoàn thành sớm nhất có thể. Trước mắt Việt
Thắng đã chuyển đổi thành công ty Cổ phần. Bên cạnh đó, công ty Việt Thắng
sẽ tiếp tục phát triển thêm nhiều chi nhánh và đại lý trên khắp toàn quốc, đặc
biệt phía Bắc và Vùng Đông Nam Bộ. Và mục tiêu chiến lược vẫn là nhằm
phục vụ nhanh nhất, hiệu quả và tận tâm nhất cho nhu cầu của tất cả khách
hàng với phương châm :
“Satisfied your demand, benefited your future.”

2.2.2 Công ty Nguyên Phụ Liệu Bình An
Tên đầy đủ: Công ty Cổ Phần Nguyên Phụ Liệu Dệt May Bình An
Tên thương mại: BÌNH AN TEXCO
Ngày thành lập: 01/04/2006

Trang 5


Vốn điều lệ: 111 tỷ đồng

Diện tích mặt bằng: 73.000m2
Địa chỉ: 127 Lê Văn Chí, Quận Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Bình An Texco là một nhà sản xuất vải sợi nhuộm luôn tiên phong trong công cuộc
đổi mới và phát triển của Việt Nam với hơn 300 cán bộ công nhân viên, trong đó có
hơn 30 kỹ sư tốt nghiệp đại học và đa số trên 15 năm kinh nghiệp trong ngành dệt
nhuộm.Tất cả cán bộ công nhân viên đều được trang bị đầy đủ kiến thức, phương tiện
làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp và hiện đại.
-

Ngành Nghề Kinh Doanh. Chuyên sản xuất và cung cấp:
Sợi nhuộm màu: cotton 100% chải kỹ, chải thô, compact, Pesco (TC,CVC),
visco rayon, Polyester (xơ ngắn, xơ dài), các loại chi số dùng cho dệt thoi và

-

dệt kim.
Vải: vải nhuộm màu, vải sợi màu, vải in hoa dùng cho may mặc và trang trí nội

-

thất.
Năng Lực & Thị Trường





Sợi nhuộm: 1.000 tấn/năm
Vải: 14 triệu mét/năm
30% sản lượng phục vụ thị trường nội địa

70% sản lượng xuất khẩu sang thị trường Nhật, Mỹ, Châu Âu.

-

Được thành lập từ năm 2006, BÌNH AN TEXCO là công ty chuyên ngành sản

-

xuất kinh doanh vải thành phẩm và sợi màu các loại.
Với năng lực sản xuất hàng năm trên 20 triệu mét vải thành phẩm, gồm vải
nhuộm màu, in hoa, vải sợi màu và 800 tấn sợi màu các loại, BÌNH AN
TEXCO tự hào là một trong những nhà cung cấp nguyên liệu dệt hàng đầu việt

-

nam.
Qua chất lượng sản phẩm, chính sách phục vụ khách hàng, BÌNH AN TEXCO
đã có một thị trường quốc tế tại các quốc gia như: Mỹ, Nhật Bản, Úc, Anh,
Đức, Hàn Quốc…..đồng thời hình thành chuỗi cung cấp nguyên liệu cho các

-

công ty dệt may tại thị trường trong nước.
Với tiêu chí "CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ chính
là BÌNH AN TEXCO", Bình An đã và đang xây dưng một thương hiệu Việt
Nam mang đẳng cấp quốc tế.
Trang 6


Trang 7



Sơ đồ 1 Tổ chức nhà máy

Trang 8


2.2.2.1 Các loại vải và hóa chất trong nhà máy
1. CÁC LOẠI VẢI THÔNG DỤNG
Tên vải

Thành phần

Rayon

Cellulose nhân tạo

Calico

100% cotton, ½ chải kĩ, ½ chải thô

VSC

100% cotton chải kĩ

TC

65% polyester, 35% cotton

CVC


40% polyester, 60% cotton

PES

100% polyester

TR

65% visco, 35% rayon
Bảng 1.1 Các loại vải trong nhà máy

2. CÁC LOẠI HÓA CHẤT VÀ CÔNG DỤNG
STT

HÓA CHẤT

CÔNG DỤNG

1

Acid acetic

Trung hòa

2

Sud loãng

Tẩy, tạo môi trường


3

H2 O2

Tẩy

4

Na2CO3

Tạo môi trường cho nhuộm hoạt tính

5

Na2SO4

Chất điện ly

6

Na2S2O4

Chất khử màu

7

Avco stabilizer HFS

Chất ổn định H2O2


8

Biolit 2090

Chất ngấm nấu

9

Avco blank jet HC

Chất ngấm tẩy

10

Ncofix RP-70VN

Chất cầm màu

Bảng 1.2 Các loại hóa chất trong nhà máy

2.2.2.2 Nội quy an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy
1. Nội Quy An Toàn Lao Động (ATLĐ)
NỘI QUY AN TOÀN LAO ĐỘNG
Điều 1: Tất cả cán bộ - công nhân viên (CB – CNV) khi vào và ra khỏi nhà máy phải
chấm công trên máy chấm công vân tay ,kể cả trước khi đi ăn cơm và sau khi đi ăn về.
Điều 2: Phải đeo thẻ trước khi vào nhà máy, trong lúc đang làm việc trong nhà máy.
Trang 9



Điều 3: Cấm hút thuốc trong nhà máy ,khuôn viênc ông ty và tổng công ty Dệt Việt
Thắng.
Điều 4: Cấm uống rượu, bia và tổ chức ăn uống trong nhà máy.
Điều 5: Trong giờ làm việc không được bỏ vị trí công tác ,đi ngủ hoặc làm việc riêng
hay sử dụng điện thoại cho mục đích khác.
Điều 6: Mỗi cán bộ công nhận viên (CB – CNV) đều phải có trách nhiệm giữ giìneệ
sinh sạch sẽ, gọn gàng trong khu vực nhà máy và trong toàn bột mặt bằng của công
ty.
Điều 7: Khách tham quan hay khách hàng khi vào nhà máy phải có sự đồng ý của
Tổng Giám Đốc hoặc người được ủy quyền khi Tổng Giám Đốc vắng mặt, phải đeo
thẻ khách và được người có liên quan hướng dẫn và phải chấp hành những nội quy
của công ty.
Điều 8: Các đơn vị ngoài có trách nhiệm thi công hoặc đang làm việc trong phạm vi
của công ty phải đăng ký trước với ban Nhân sự - Hành chính – Quản trị.Được cấp thẻ
ra vào và phải đeo thẻ cho đến khi rời khỏi công ty.
Điều 9: Bảo vệ của công ty có nhiệm vụ tuần tra và phát hiện các vi phạm nội quy lao
động, an toan lao động ,phòng cháy chữa cháy, tài sản , lập biên bản vi phạm nội quy
chuyển về công ty xử lý.
Điều 10: Yêu cầu cán bộ công nhận viên (CB – CNV) của công ty thực hiện nghiêm
chỉnh nội quy trên. Người vi phạm sẽ bị xử lý kỉ luật theo quy chế hoạt động của công
ty và quy định của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

2. Phòng Cháy Chữa Cháy
NỘI QUY PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
Điều 1: Phòng Cháy Chữa Cháy Cán bộ công nhân viên (CB – CNV) .Mọi người cần
phải đề cao cảnh giác và tham gia vào công tác Phòng Cháy Chữa Cháy (PCCC).
Điều 2: Cán bộ công nhân viên (CB – CNV) có trách nhiệm bảo quản phương tiện
Phòng Cháy Chữa Cháy (PCCC) tham gia học Phòng Cháy Chữa Cháy (PCCC) và
Trang 10



tuyên truyền mọi người cùng tham gia vào công việc Phòng Cháy Chữa Cháy
(PCCC).
Điều 3: Tuyệt đối nghiêm chỉnh chấp hành quy định và cấm hút thuốc ,đun nấu trong
khu vực sản xuất. Sẵn sàng chữa cháy hiệu quả.
Điều 4: Các phương tiện chữa cháy phải để đúng nơi quy định đảm bảo dể thấy ,dể
lấy. Thường xuyên vệ sinh ,định kì kiểm tra, không được sử dụng phương tiện chữa
cháy vào việc khác.
Điều 5: Nghiêm cấm khách ,cán bộ công nhân viên (CB – CNV) mang chất cháy nổ
chất độc vào phòng làm việc và khu vực sản xuất. Khi vận chuyển chất dễ cháy, dễ nổ,
chất độc cần thực hiện đúng chỉ dẫn trên bao bì và cần tránh xa các nguồn lửa, nhiệt,
nguồn điện, dây dẫn điện…. dễ gây ra cháy nổ.
Điều 6: Trước và sau khi làm việc xong phải kiểm tra máy móc ,vật tư , hàng hóa. Khi
nghi ngờ có dấu hiện liên quan đến hỏa hoạn phải báo ngay cho cấp trên biết.
Điều 7: Trong giờ làm việc, bảo vệ phải định kì thay phiên nhau kiểm tra an toàn ở
khắp mọi nơi : bên trong và xung quanh nhà máy.Không được khóa cổng chính nhà
máy khi có công nhân làm việc bên trong.
Điều 8: Khi thấy xảy ra cháy ,những người thấy cháy phải hô to : “Cháy” để báo ch
mọi người biết, gọi điện thoại hay bấm chuông báo động cho đội Phòng Cháy Chữa
Cháy (PCCC) của cơ quan hay thông tin trực tiếp cho đội Phòng Cháy Chữa Cháy
(PCCC) chuyên nghiệp (số điện thoại 114) đồng thời sử dụng phương tiện chữa cháy
một cách tốt nhất.
Điều 9: Người phụ trách và nhân viên đội phòng chữa cháy thường xuyên kiểm tra,
phát hiện và đề xuất các biện pháp khắc phục những sai sót trong sản xuất nhằm đảm
bảo an toàn phòng cháy, nổ và chất độc.Tăng cường kiểm tra Càn bộ công nhân viên
(CB – CNV) chấp hành nội quy Phòng Cháy Chữa Cháy (PCCC) trong và ngoài giờ
làm việc.Luôn sẵn sang chữa cháy và cấp cứu mọi trường hợp do cháy nổ gây ra.

2.2.2.3 Quy trình xử lý chất thải
1. Quy Trình Xử Lý Nước Thải

Trang 11


-

Đặc trưng của nước thải dệt nhuộm
• Nước thải dệt nhuộm chủ yếu được phát sinh trong quá trình hồ sợ, giặt
hồ, nấu tẩy, nhuộm...
• Nước thải dệt nhuộm thường có độ pH cao gây độc với các loại thủy
sinh, gây ăn mòn.
• Độ màu của nước thải dệt nhuộm cao do trong quá trình sử dụng thuốc
nhuộm chỉ phần nhỏ lượng màu bám vào vải còn phần lớn thải ra cùng
nước gây màu cho nước thải khi thải vào môi trường.
• Ngoài hai yếu tố trên các chất độc khác như sunfit, kim lọa nặng, các
hợp chất hữu cơ halogen có thể tích tụ vào cư thể các sinh vật rồi đi
vào chuỗi thức ăn gây lên các bệnh mãn tính cho người và động vật.

Nguồn phát sinh nước thải từ nhà máy
-

In - Nhuộm là một trong những ngành đòi hỏi sử dụng nhiều đến nước và hóa

-

chất.
Lượng nước thải thường lớn (khoảng 50 đến 300 m3 nước cho 1 tấn hàng dệt)

-

chủ yếu từ công đoạn nhuộm và nấu tẩy.

Nước thải chứa hỗn hợp phức tạp các hoá chất dư thừa (phẩm nhuộm, chất hoạt
động bề mặt, chất điện ly, chất ngậm, chất tạo môi trường, men, chất oxy hoá)

-

dưới dạng các ion, các kim loại nặng và các tạp chất tách ra từ xơ sợi:
Nước thải giặt tẩy có pH dao động từ 9 đến 12, hàm lượng chất hữu cơ cao

-

(COD có thể lên tới 1000 - 3000 mg/l).
Ðộ màu của nước thải khá lớn ở những giai đoạn tẩy ban đầu và có thể lên tới

-

10.000 Pt-Co, hàm lượng cặn lơ lửng đạt giá trị 2000 mg/l.
Nước thải in nhuộm thường không ổn định và đa dạng (hiệu quả hấp thụ thuốc
nhuộm của vải chỉ đạt 60 - 70%, 30 - 40% các phẩm nhuộm thừa ở dạng
nguyên thuỷ hoặc bị phân huỷ ở một dạng khác, do đó nước có độ mầu rất cao
đôi khi lên đến 50.000 Pt-Co, COD thay đổi từ 80 đến 18.000 mg/l. Các phẩm
nhuộm hoạt tính, hoàn nguyên, thường thải trực tiếp ra môi trường, lượng

-

phẩm nhuộm thừa lớn dẫn đến gia tăng chất hữu cơ và độ màu.
Mức độ ô nhiễm của nước thải in nhuộm phụ thuộc rất lớn vào loại và lượng
hoá chất sử dụng, vào kết cấu mặt hàng sản xuất (tẩy trắng, nhuộm, in hoa...),
vào tỷ lệ sử dụng sợi tổng hợp, vào loại hình công nghệ sản xuất (gián đoạn,
liên tục hay bán liên tục), vào đặc tính máy móc thiết bị sử dụng...
Trang 12



Các chất rắn trong nước thải In - Nhuộm:
-

Chất thải rắn chủ yếu của Nhà máy In - Nhuộm bao gồm các chất thải kém hiệu
quả khi xử lý sinh học như: vải vụn, bụi bông, bao bì, chai lọ thuỷ tinh đựng
hoá chất, giấy vụn, két nhựa, xỉ than, cặn dầu, bụi cặn xử lý nước. Crom VI,
kim loại nặng, các polime tổng hợp, sơ sợi, các muối trung tính, chất hoạt động

-

bề mặt .
Các thông số đánh giá chất lượng nước thải dệt nhuộm :
• Nhiệt độ
• Độ pH
• Hàm lượng cặn lơ lửng
• Oxi hòa tan
• Độ đục
• Kim loại nặng
• BOD5 (BOD5: Để Oxy hoá hết chất hữu cơ trong nước thường phải
mất 20 ngày ở 20oC. Để đơn giản người ta chỉ lấy chỉ số BOD sau khi
Oxy hoá 5 ngày, ký hiệu BOD5. Sau 5 ngày có khoảng 80% chất hữu
cơ đã bị oxy hoá)
• COD (COD: nhu cầu ôxy hóa học (COD - viết tắt từ tiếng Anh:
chemical oxygen demand) là lượng oxy có trong Kali bicromat
(K2Cr2O7) đã dùng để oxy hoá chất hữu cơ trong nước. Chỉ số
COD được sử dụng rộng rãi để đo gián tiếp khối lượng các hợp chất
hữu cơ có trong nước. Phần lớn các ứng dụng của COD xác định khối
lượng của các chất ô nhiễm hữu cơ tìm thấy trong nước bề mặt (ví dụ

trong các con sông hay hồ), làm cho COD là một phép đo hữu ích về
chất lượng nước. Nó được biểu diễn theo đơn vị đo là miligam trên lít
(mg/L), chỉ ra khối lượng ôxy cần tiêu hao trên một lít dung dịch)

Các phương pháp xử lý nước thải in - nhuộm:
-

-

Xử lí nước thải in - nhuộm bằng phương pháp cơ học :
• Động tụ hoặc keo tụ
• Lọc
• Bể điều hòa
• Bể lắng
• Song chắn rác hay lưới chắn rác
Xử lí nước thải in - nhuộm bằng phương pháp hóa học:
• Phương pháp trung hòa
Trang 13


-

• Phương pháp oxy hòa khử
• Phương pháp đông tụ
Xử lí nước thải in - nhuộm bằng phương pháp sinh học:
• Phương pháp oxy hoa sinh hóa
• Phương pháp yếm khí và hiếu khí
Nhìn chung,các phương pháp xử lý nước thải trong nhà máy in - nhuộm chủ

-


yếu là phương pháp hóa học, sử dụng acid trung hòa kiềm và các chất tạo
Trong nước thải có những chất dễ phân giải vi sinh như bột sắn dùng hồ sợi

-

dọc, những chất khó phân giải vi sinh như poly vinyl axetat, thuốc nhuộm phân
tán, thuốc nhuộm hoạt tính và các chất dùng để tẩy trắng vải. Có những chất
chỉ có thể oxy hóa bằng phương pháp hóa học, không thể phân giải bằng vi
-

sinh
Nước thải sau xử lý phải đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép.
Quy trình công nghệ

Sơ đồ 2: Quy trình xử lý nước thải tại nhà máy
-

Thuyết minh quy trình công nghệ
• Nước thải từ cống thải chung của nhà máy được loại bỏ rác qua hệ
thống song chắn rác.
• Sau khi loại bỏ rác, nước thải được chảy sang bể điều hòa để điều
chỉnh nồng độ và lưu lượng, nước thải từ bể điều hòa được bơm sang
hệ thống bể phản ứng keo tụ nhằm xử lý màu và xử lý các hợp chất
hữu cơ mạch vòng.
Trang 14


-


• Nước thải sau quá trình keo tụ được tự chảy sang bể lắng hóa lý để
loại bỏ cặn lắng trong quá trình ke tụ. Nước sạch được chảy sang bể
aeroten để xử lý các chất hữu cơ có thể xử lý bằng quá trình sinh học.
Bùn thải từ bể lắng hóa lý được bơm sang bể chứa bùn. Tại bể sinh
học dưới tác dụng của các vi sinh vật hiệu khí, các chất hữu cơ được
xử lý tạo thành bùn sinh khối. Sau quá trình xử lý sinh học nước được
chảy tràn sang bể lắng để loại bỏ sinh khối. Nước sạch được cho qua
hệ thống bể lọc áp lực để lọa bỏ tối đa các chất rắn lơ lửng. Nước sau
xử lý đạt giá trị C cột B QCVN 13 - 2008 / BTNMT.
Ưu nhược điểm của công nghệ
• Ưu điểm :
o Công nghệ đề xuất phù hợp với đặc điểm, tính chất của nguồn nước
thải.
o Nồng độ các chất ô nhiễm sau quy trình xử lý đạt quy chuẩn hiện
hành.
o Diện tích đất sử dụng tối thiểu.
o Công trình thiết kế dạng modul, dễ mở rộng, nâng công suất xử lý.
• Nhược điểm
o Nhân viên vận hành cần được đào tạo về chuyên môn.
o Chất lượng nước thải sau xử lý có thể bị ảnh hưởng nếu một trong
những công trình đơn vị trong trạm không được vận hành đúng các
yêu cầu kỹ thuật.
o Bùn sau quá trình xử lý cần được thu gom và xử lý định kỳ.

Phương pháp giảm tác động môi trường nước:
-

-

Ðối với việc giảm thiểu tác động môi trường nước của nước thải Nhà máy In Nhuộm

Phân luồng dòng thải bao gồm:
• Các loại nước sạch
• Nước ô nhiễm cơ học
• Nước nhiễm bẩn hoá chất
• Chất hữu cơ và nước nhiễm bẩn dầu mỡ
• Chất rắn lơ lửng...
Ðây là biện pháp vừa mang tính kỹ thuật vừa mang tính quản lý rất hữu hiệu và
kinh tế để giảm bớt định mức tiêu hao nước cho sản xuất, tiết kiệm năng lượng

-

đồng thời giảm đi một lượng đáng kể nước thải cần xử lý.
Tuần hoàn tái sử dụng nước làm lạnh sẽ tiết kiệm được một lượng lớn nước (tối

-

thiểu giảm 30% lượng nước thải).
Khơi thông hệ thống thoát nước thải và bố trí hố ga và đặt giỏ thu gom bã thải

-

rắn.
Tổng quát có thể thấy rằng, nước thải của công nghệ dệt nhuộm có BOD cao,
pH mang tính kiềm, độ màu, độ đục và hàm lượng cặn lơ lửng cao có chứa dầu
Trang 15


mỡ, chất hoạt động bề mặt và một số kim loại nặng nên thông thường công
nghệ xử lý nước thải thường ứng dụng các quá trình xử lý cơ học, hoá lý và
sinh học để xử lý cặn lơ lửng (SS), chất hữu cơ (BOD5, COD), độ đục, dầu mỡ,

-

-

kim loại nặng...
Hệ thống xử lý nước thải thường được chia làm 3 hệ thống phụ là:
• Xử lý bậc một (Primary treatment)
• Xử lý bậc hai (Secondary treatment)
• Xử lý bậc ba/bậc cao (Tertiary/Advanced treatment).
Ðiều cần lưu ý là lưu lượng và chất lượng nước thải thường thay đổi theo thời
gian, do đó để điều hoà phải có dung tích đủ lớn để tính chất nước thải vào hệ

thống xử lý sinh học tiếp theo tương đối ổn định.
2. Quy Trình Xử Lý Phế Thải :
Phế thải của nhà máy chủ yếu là sản phẩm dệt thừa hoặc lỗi
-

Vải đầu cây
Vải phế
Vải lỗi
Vải lem trong quá trình in – nhuộm

Cách xử lý : Phân loại các loại vải phế rồi tùy từng mục đích sẽ được sử dụng sau

Trang 16


CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ RAYON
3.1 GIỚI THIỆU
Cellulose là hợp chất thiên nhiên, là chất cơ bản tạo thành của

các tế bào thực vật, trong đó có một số xơ dệt
Là polymer tự nhiên, cơ sở nguyên liệu sản xuất các xơ nhân tạo
gốc cellulose như viscose, rayon, acetat
Cellulose ở thể rắn là hợp chất cao phân tử nhóm polysaccharid,
đại phân tử có cấu trúc mạch thẳng với mắt xích [-C6H10O5-]
15

Hình 3.1 Cấu trúc mạnh phân tử Cellulose17
Hai dạng nguyên liệu chính:
Cotton linters (xơ ngắn vô dụng trong các quả bông)
Dạng bột nhão của gỗ (wood pulp)
Bột gỗ thường được sản xuất từ một số chủng cây chính như :
• Vân sam, cây độc cần,khuynh diệp hay thông.
• Bột gỗ chứa khoảng 94 % cellulose phần tram
• Bột gỗ được tinh chế bằng cách đun sôi với xút hoặc natri
bisulphite dung dịch
• Bột gỗ được tẩy trắng và rửa sạch, đưa tới nhà máy dưới dạng
Trang 17


các tấm dày,lưu trữ trong điều kiện có kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ cho
đến khi độ ẩm được phân bố thống nhất
• Nguyên liệu thô để sản xuất xơ nhân tạo gốc cellulose
Các xơ nhân tạo quan trọng gốc cellulose
• Xơ Cuprammonium
• Xơ Viscose
• Rayon
• Modal
• Lyocell …
Trong các xơ trên ta tìm hiểu về Rayon là xơ đầu tiên được sản xuất thương

mại với một số loại khác nhau
Rayon là sợi không hoàn toàn tự nhiên cũng không hẳn nhân tạo, nó là sợi bán
tổng hợp hoặc bán nhân tạo. Là sợi nhân tạo gốc Cellulose .Mặc dù nó lấy từ cellulose
tự nhiên được xử lý qua một số quá trình hóa học trước khi được chuyển thành rayon.
Tao ra từ dung dịch từ nguồn cellulose (gỗ, bột giấy, bông phế v.v), sau đó ép
đùn dung dịch thông qua spinneret và tái sinh để tạo thành xơ.
Rayon được xác định như một sợi tạo ra từ cellulose tái sinh trong đó nhóm thế
không được thay thế hơn 15% hydroxyl hydrogens.
Nó được gọi là sợi cellulose tái sinh bởi vì được thực hiện với sợi cellulose đã
thay đổi cấu trúc hoặc tái tạo lại.
3.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN RAYON
Các sáng chế của rayon có thể liên quan đến việc phát minh ra một thiết bị vào
năm 1840 là hút sợi filament tổng hợp
Năm 1855, Georges Audemars, một nhà hóa học Thụy Sĩ, phát hiện ra làm thế
nào để tạo cellulose nitrate.
Sau đó năm 1884, Count Hilaire de Chardonnet – phát minh sợi nhân tạo từ
nitrocellulose. Ông được biết đến như là “cha đẻ của rayon”. Ông nhận bằng sáng chế
nguyên bản của Pháp và cũng giành được hỗ trợ tài chính thông qua đó. Ông thành lập
nhà máy sản xuất tơ nhân tạo đầu tiên trên thế giới. Sau đó, các nhà khoa học khác
phát triển hiệu quả hơn cách tạo nhiều loại rayon khác nhau.
Năm 1894, nhà phát minh người Anh, Charles Cross, Edward Bevan, và Clayton
Beadle, cấp bằng sáng chế một phương pháp thực tế an toàn làm cho lụa nhân tạo đã
được biết đến như viscose rayon. Sợi Avtex được biết đầu tiên sản xuất thương mại tơ
nhân tạo hoặc tơ nhân tạo vào năm 1910 tại Hoa Kỳ.
Thuật ngữ "rayon" lần đầu tiên được sử dụng vào năm 1924.

Trang 18


Uỷ ban Thương mại Liên bang (FTC) chính thức công nhận rayon là sợi nhân

tạo vào năm 1925, cho phép việc sử dụng tên “rayon” đối với sợi thu được từ cellulose
hoặc các dẫn xuất của nó. Đến nay, nó đã được biết đến như tơ nhân tạo hay giả lụa.
Với sự gia tăng sản xuất các loại sợi nhân tạo và các nhãn hiệu khác nhau, FTC đã
thực hiện một quy định vào năm 1937 rằng bất kỳ sợi tổng hợp hoặc sợi sản xuất hóa
học từ cellulose phải được chỉ định là rayon. Tuy nhiên, sự nhầm lẫn vẫn diễn ra bởi
vì ít nhất bốn loại khác nhau của rayon với một số đặc tính tương tự và một số đặc
tính khác nhau ra đời. Đó là vì có hai nhóm cơ bản rayon bao gồm cellulose tinh khiết
tái tạo và hợp chất cellulose. Những thành phần khác nhau cho đặc tính khác nhau. Vì
vậy, năm 1952, FTC quy định lại về hai loại sợi: rayon cellulose (cellulose tinh khiết)
và chất xơ acetate (hợp chất cellulose).
Ngày nay Viscose Rayon được sử dụng trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là trong việc
sản xuất các dụng cụ y tế. Viscose Rayon cảm giác sờ như cotton và trông giống như
lụa, phù hợp cho quần áo mỏng. Nó cũng được sử dụng làm rèm cửa, đồ nội thất, khăn
trải bàn và khăn ăn. Giá rẻ nhưng lại dễ bị nhăn.
3.3 CẤU TẠO - TÍNH CHẤT VÀ ỨNG DỤNG
33333 Quy trình sản xuất Viscose Rayon

Trang 19


Sơ đồ 3 Giản đồ quy trình “Viscose” hiện hành

Trang 20


Hình 3.2 Quy trình “Viscose”

1. .Steeping stage- giai đoạn ngấm: một dung dịch sodium hydroxide
của ít nhất 18% w/w dùng để chuyển Cellulose I sang alkaline
cellulose nhằm tăng cường khả năng phản ứng và kích hoạt sự xâm

nhập của carbon disulfide.
2. Nén cellulose là bước tiếp theo dưới áp suất cao tới tỉ lệ 2.6~3.0
để tạo alkaline cellulose với cellulose (34% w/w), sodium hydroxide
(15~16% w/w) và nước(50% w/w).
3. “Shredding stage” – giai đoạn nghiền vụn: mở alkaline cellulose
và tạo điều kiện cho sự xâm nhập của oxygen và carbon
disulfide. Để điều chỉnh độ ổn định của quy tr.nh sản xuất xơ, DP
được giảm xuống từ 750-850 (cho bột nh.o điển h.nh) đến khoảng
270-350 dọc theo chuỗi cellulose
Trang 21


4. “xathation stage” giai đoạn xathation bao gồm phản ứng giữa
alkaline cellulose và carbon disulfide để tạo cellulose xanthate tan
trong sodium hydroxide. Viscose được chuẩn bị bằng h.a tan mảnh
vụn xanthate trong dung dịch sodium hydroxide pha lo.ng dưới độ biến
dạng/cắt cao ở ~10ºC.
5. Qúa trình lọc và l.o hóa phải tiến hành trước khi kéo sợi để phân
bố đều chất thay thế
6. Đông tụ và tái sinh: định hướng và sắp hàng các phân tử cellulose
theo hướng trục xơ để có tính chất cơ học tốt nhất Do đó, phải điều
chỉnh tốc độ và sự sai khác trong công đoạn này có thể dùng để tối đa
hóa độ kéo giãn của xơ tạo ra
-

Rayon được sản xuất bởi ba phương pháp để cung cấp các dòng xơ rayon khác
nhau:
• Viscose rayons
• Rayon cuprammonium
• Cellulose acetate xà phòng hóa


Hình 3.3 Giản đồ quy trình carbonate cellulose của Yoo để tạo xơ,
nguyên lý cơ bản của quy trình visocose rayon

Trang 22


Sơ đồ 4 Giản đồ quy trình sản xuất xơ rayon
Rayon được sản xuất dựa trên cellulose tái sinh, nguyên liệu thường được sử
dụng là xơ cotton và bột gỗ vì chúng có hàm lượng cellulose cao.
Quy trình tổng hợp viscose Rayon được minh họa ở hình bên dưới.

Trang 23


Hình 3.4 Quy trình sản xuất Rayon

Rayon được tạo ra từ quá trình viscose hóa, trong đó có sự tạo thành Natri
Cellulose
(C6H10O5)n + nNaOH ---> (C6H9O4ONa)n + nH2O
Sau đó phản ứng với CS¬2 để tạo thành Cellulose Xanthate
(C6H9O4ONa)n + nCS2 ----> (C6H9O4O-SC-SNa)n
Và được phun chỉ (wet spinning) trong dung dịch acid loãng để tạo thành sợi
viscose Rayon
(C6H9O4O-SC-SNa)n + (n/2)H2SO4 --> (C6H10O5)n + nCS2 + (n/2)Na2SO4
Ta thấy về bản chất, cấu trúc hóa học cơ bản của cellulose không đổi, chủ yếu
là quá trình hòa tan, biến tính, và phân hủy giảm số mắc xích trong phân tử cellulose
(phân tử cellulose tái sinh chứa xấp xỉ 200 – 300 đơn vị lặp lại so với 2000 đơn vị lặp
lại trong nguyên liệu ban đầu). Chính vì vậy mà độ bền và sự định hướng của của các
phân tử polymer trong tơ nhân tạo giảm đi nhiều so với cấu trúc tự nhiên của sợi tơ

cotton.

Trang 24


Trong quá trình sản xuất, đầu tiên bột gỗ được ngâm trong nước, sau đó được
đun sôi với dung dịch caustic soda tạo thành soda cellulose. Tuy nhiên, nhiều thành
phần không phải cellulose trong nguyên liệu cũng tan trong dung dịch này. Chúng
phải được rửa sạch để quá trình lọc thu được chủ yếu là soda cellulose tinh khiết. Sau
đó, nó phản ứng với carbon disulphide tạo thành sodium cellulose xanthate. Sản phẩm
được hòa tan trong dung dịch caustic soda loãng tạo thành dung dịch dùng trong quá
trình kéo tơ. Do sự thủy phân một phần sodium cellulose xanthate thành cellulose dẫn
đến sự tăng độ nhớt, cho đến khi dung dịch đạt được độ nhớt yêu cầu nhất định phù
hợp cho quá trình tạo tơ.
Tại giai đoạn tạo tơ, dung dịch này được lọc và bơm qua bộ phận tạo tơ vào bể
đông tụ, làm đông tụ sợi, quy trình này được gọi là kéo tơ ướt. Thành phần hóa học
trong bể đông tụ gồm sulphuric acid xấp xỉ 10%, và các phụ gia như natri và kẽm
sulphate và một lượng nhỏ glucose. Những phụ gia này làm chậm quá trình đông tụ
lớp ngoài của tơ, để cho lớp ngoài và phần lõi của tơ đông tụ cùng một lúc. Bằng cách
thay đổi thành phần trong bể đông tụ, thời gian đông tụ và quy trình kéo giãn tơ, ta có
thể tạo ra các tơ không có phần lõi, tất cả là lớp bên ngoài 100%. Chúng được gọi là tơ
polynosic, có bề mặt đều, mượt (do sự co rút giảm), độ bền và độ bền ướt cao, giảm
rất ít chỉ khoảng 15 – 20% so với khi ở trạng thái khô.
33333 Cấu tạo
3.3.2.1 Đặc trưng cấu trúc xơ viscose rayon
Sau khi hình thành lớp vỏ (skin), lõi (core) xơ phân hủy, cứng lại, co rút, gây ra
nếp nhăn trên bề mặt xơ, bản chất tinh thể trong lớp vỏ và lõi khác nhau
Mặt cắt ngang của viscose rayon xuất hiện các “răng cưa” và không đồng dạng.
Hiệu ứng bề mặt này có thể biến tính để tạo ra sợi gần tròn nhờ kiểm soát cẩn thận quá
trình đông tụ.

Xơ viscose rayon dài và thẳng,trừ khi được làm quăn, và tạo hiệu ứng nhăn sọc
do các bất thường trên mặt cắt ngang chạy theo chiều dài của xơ.
Nếu xơ đã được khử bóng (làm mờ) hoặc nhuộm trong quá trình tạo xơ, các hạt
sắc tố và pigment xuất hiện trong xơ.
Xơ viscose rayon thường gồm 25%- 30% tinh thể trong xơ, tinh thể trong
viscose rayon hơi nhỏ hơn so với trong bông, DP khoảng 200-700
Xơ Rayons độ bền cao và rayon HWM có nhiều phần tinh thể trong cấu trúc
(đạt 55%), DP cao, mặt cắt ngang gần tròn
Xơ viscose rayon có độ nhỏ dạng dtex, chi số điển hình là 1.7 3.3 5.0 9.0 17
40 56 chiều dài cắt ngắn là 32-200 mm (1%-8 in).

Trang 25


×