Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VÀ KIỂM SOÁT TẦN SỐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (974.51 KB, 45 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
HỮU NGHỊ VIỆT - HÀN
KHOA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI

TÌM HIỂU VỀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA
VÀ KIỂM SOÁT TẦN SỐ

SVTH

: Hồ Duy Phúc

Lớp

: CCVT06B

GVHD

: Dương Hữu Aí

Đơn vị thực tập : Trung Tâm Tần số Vô Tuyến
Điện Khu Vực III

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2016


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CUỐI KHOÁ CỦA SINH VIÊN
KHÓA HỌC: 2013 - 2016
- Họ và tên sinh viên: HỒ DUY PHÚC
- Ngày tháng năm sinh: 08/01/1995
- Nơi sinh: Hải Trạch- Bố Trạch - Quảng Bình
- Lớp: CCVT06B
Khóa: 2013 – 2016
Hệ đào tạo: Cao Đẳng
- Ngành đào tạo: Công Nghệ Kỹ Thuật Điện Tử Tryền Thông
- Thời gian thực tập tốt nghiệp: từ ngày: 21/03/2016 đến ngày: 22/04/2016
- Tại cơ quan: Trung Tâm Tần Số Vô Tuyến Điện Khu Vực III
- Nội dung thực tập: Tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ của Trung Tâm, các thiết
bị có sẵn tại trung tâm và cách phương pháp kiểm tra và kiểm soát tần số của
Trung Tâm
1. Nhận xét về chuyên môn:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
2. Nhận xét về thái độ, tinh thần trách nhiệm, chấp hành nội quy, quy chế
của cơ quan thực tập:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
3. Kết quả thực tập tốt nghiệp: (chấm theo thang điểm 10): …………………
Đà Nẵng, ngày…..tháng ….. năm 2016
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

THỰC TẬP
(Ký, ghi rõ họ tên)

CƠ QUAN TIẾP NHẬN
SINH VIÊN
(Ký tên, đóng dấu)



Tìm Hiểu Về Phương Pháp Kiểm Tra Và Kiểm Soát Tần Số

1

LỜI MỞ ĐẦU
Đầu những năm 90 của thế kỷ XX, thông tin vô tuyến điện trên thế giới nói
chung và ở Việt Nam nói riêng đã có sự phát triển rất mạnh mẽ, sóng vô tuyến điện
được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, đặc biệt
là trong các lĩnh vực viễn thông, phát thanh truyền hình, hàng hải, không, khoa học,
công nghiệp và y tế. Nhu cầu sử dụng phổ tần số vô tuyến điện ngày càng cao, tần số
vô tuyến điện ngày càng trở nên khan hiếm. Do đó để việc sử dụng, khai thác và quản
lý phổ tần số vô tuyến điện đạt được hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm, đảm bảo hoạt động
bình thường tránh xảy ra nhiễu có hại thì vấn đề quản lý tần số là một yêu cầu rất quan
trọng đối với tất cả các nước và cả cộng đồng thế giới. Trong đó vấn đề kiểm tra, kiểm
soát tần số vô tuyến điện được xem như là tai và mắt của các hoạt động quản lý tần số
để đảm bảo cho việc sử dụng tần số có hiệu quả, là công cụ hỗ trợ cho các hoạt động
ấn định và quy hoạch tần số thông qua việc theo dõi và đo các tham số kỹ thuật của
các đài phát vô tuyến. Cục Tần Số Vô Tuyến Điện là đơn vị thực hiện nhiệm vụ này ở
nước ta.
Cục Tần Số Vô Tuyến Điện là tổ chức thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, thực
hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý nhà

nước và tổ chức thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành về tần số vô tuyến
điện.
Trong thời gian thực tập tại trung tâm tần số vô tuyến điện khu vực III, được sự
hướng dẫn của các anh chị trong trung tâm, em đã được tìm hiểu rõ hơn về công tác
kiểm soát tần số và các thiết bị dùng trong công tác này.
Nội dung bài bài báo cáo thực tập gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan về Trung tâm Tần số VTĐ khu vực III
Chương 2. Hệ thống thiết bị kỹ thuật kiểm tra, kiểm soát tần số
Chương 3. Các phương pháp kiểm tra, kiểm soát tần số
Chương 4. Quy hoạch phổ tần số

Khoa: CN-KT Điện tử truyền thông _ Lớp: CCVT06B

Hồ Duy Phúc


Tìm Hiểu Về Phương Pháp Kiểm Tra Và Kiểm Soát Tần Số

2

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
MỤC LỤC.................................................................................................................... 2
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN KHU
VỰC III......................................................................................................................... 5
1. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ TRUNG TÂM TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN KHU VỰC III:

5


1.1 Giới thiệu..........................................................................................................5
1.2 Vị trí và chức năng:.........................................................................................5
1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn:..................................................................................5
1.4 Cơ cấu tổ chức:................................................................................................7
CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG THIẾT BỊ KỸ THUẬT KIỂM TRA VÀ KIỂM SOÁT
TẦN SỐ........................................................................................................................ 8
1. CÁC THUẬT NGỮ CHUNG:

8

2. VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC KIỂM TRA, KIỂM SOÁT TẦN SỐ

10

3. SƠ ĐỒ CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT VÔ TUYẾN ĐIỆN

11

4. GIỚI THIỆU MỘT SỐ THIẾT BỊ THU ĐO CỦA TRUNG TÂM:

12

4.1 Đài Kiểm soát:................................................................................................12
4.1.1 Thiết bị ICOM R9000:..............................................................................12
4.1.2 Thiết bị ICOM R8500:..............................................................................13
4.1.3 Thiết bị AR-3000:.....................................................................................14
4.1.4 Thiết bị cầm tay Taiyo:.............................................................................15
4.1.5 Thiết bị định hướng cơ động Cubic PF-4400:..........................................15
4.1.6 Các trạm kiểm soát...................................................................................16
5. ĐI SÂU KHAI THÁC TRẠM R&S:


19

5.1 Các mode hoạt động.......................................................................................19
5.2 Nhiệm vụ các mode hoạt động:.....................................................................20
5.2.1 Direct Measurement Mode (DMM) :........................................................20
5.2.2 Interactive Measurement Mode (IMM).....................................................20
5.2.3 Bearing Measurement Mode (BMM):.......................................................20
5.2.4 Automatic Measurement Mode (AMM):....................................................20
6. PHẦN THU ĐO TRÊN MÁY THU ESVN40:
Khoa: CN-KT Điện tử truyền thông _ Lớp: CCVT06B

22
Hồ Duy Phúc


Tìm Hiểu Về Phương Pháp Kiểm Tra Và Kiểm Soát Tần Số

3

CHƯƠNG 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, KIỂM SOÁT TẦN SỐ..........26
1. ĐO ĐỘ CHIẾM DỤNG PHỔ TẦN HP8563E

26

2. ĐO CƯỜNG ĐỘ TRƯỜNG VÀ MẬT ĐỘ THÔNG LƯỢNG CÔNG SUẤT

27

3. ĐO BĂNG THÔNG


29

4. ĐO TẦN SỐ

33

5. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH HƯỚNG XÁC ĐỊNH NGUỒN BỨC XẠ

35

CHƯƠNG 4. QUY HOẠCH PHỔ TẦN...................................................................38
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN

38

2. MỤC ĐÍCH VÀ CƠ SỞ CỦA QUY HOẠCH TẦN SỐ

38

3. QUY HOẠCH BĂNG TẦN

39

KẾT LUẬN.................................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................42

Khoa: CN-KT Điện tử truyền thông _ Lớp: CCVT06B

Hồ Duy Phúc



Tìm Hiểu Về Phương Pháp Kiểm Tra Và Kiểm Soát Tần Số

4

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc của hệ thống kiểm soát vô tuyến điện...................................11
Hình 2.2. Sơ đồ vị trí đặt các trạm kiểm soát cố định ở Trung tâm III........................12
Hình 2.3. Máy thu ICOM-R9000.................................................................................13
Hình 2.4. Máy thu ICOM-R8500.................................................................................14
Hình 2.5. Máy thu AR3000..........................................................................................14
Hình 2.6. Thiết bị định hướng cầm tay Cubic PF-4400...............................................15
Hình 2.7. Xe kiểm soát bán cố định R&S.....................................................................18

Khoa: CN-KT Điện tử truyền thông _ Lớp: CCVT06B

Hồ Duy Phúc


Tìm Hiểu Về Phương Pháp Kiểm Tra Và Kiểm Soát Tần Số

5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM TẦN SỐ VÔ
TUYẾN ĐIỆN KHU VỰC III.
1. Chức năng nhiệm vụ Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực III:
1.1 Giới thiệu
Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực III bắt đầu hoạt động từ tháng
8/1994,quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo quyết định số

1527/QĐ-BTTTT của Bộ Thông Tin và Truyền thông.
Địa chỉ: Lô C1- đường Bạch Đằng Đông, quận Sơn Trà – Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại: 0511.3933545

Fax: 0511.3933707

• Giám đốc: Ông Đào Duy Phúc

-

Điện thoại: 0511.3933338/ml: 111
E.mail:

• Phó giám đốc: Ông Trương Công Hạnh

-

Điện thoại: 0511.3933356

-

E.mail:

1.2 Vị trí và chức năng:
Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực III là đơn vị thuộc Cục Tần số vô tuyến
điện thực hiện chức năng giúp Cục trưởng thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên
ngành về tần số vô tuyến điện trên địa bàn 8 tỉnh, thành phố: Bình Định, Đà Nẵng, Gia
Lai, Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế.
Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực III có tư cách pháp nhân, có con dấu và
tài khoản riêng để giao dịch theo quy định của pháp luật, trụ sở đặt tại thành phố Đà

Nẵng.
1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn:
Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực III thực hiện những nhiệm vụ, quyền
hạn sau:
- Hướng dẫn nghiệp vụ và phối hợp với các Sở Thông tin và Truyền thông và các
cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trên địa bàn quản lý của Trung tâm thực hiện
công tác quản lý tần số vô tuyến điện;

Khoa: CN-KT Điện tử truyền thông _ Lớp: CCVT06B

Hồ Duy Phúc


Tìm Hiểu Về Phương Pháp Kiểm Tra Và Kiểm Soát Tần Số

6

- Kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sử dụng tần số và thiết bị phát sóng
vô tuyến điện trên địa bàn quản lý của Trung tâm về việc chấp hành pháp luật, quy
định quản lý tần số của Nhà nước;
- Tiếp nhận, hướng dẫn hoàn thiện thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy phép tần số vô
tuyến điện, thực hiện một số nhiệm vụ về ấn định tần số và cấp giấy phép theo phân
công, phân cấp của Cục Tần số vô tuyến điện;
- Kiểm soát trên địa bàn quản lý của Trung tâm việc phát sóng vô tuyến điện của
các đài phát trong nước, các đài nước ngoài phát sóng đến Việt Nam thuộc các nghiệp
vụ thông tin vô tuyến điện theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế
mà Việt Nam là thành viên;
- Đo các thông số kỹ thuật của các đài phát sóng thuộc các nghiệp vụ vô tuyến
điện và các nguồn phát sóng vô tuyến điện khác. Tổng hợp số liệu kiểm soát và số liệu
đo được để phục vụ cho công tác quản lý tần số;

- Kiểm tra hoạt động và các loại giấy phép, chứng chỉ có liên quan đối với các
thiết bị phát sóng vô tuyến điện đặt trên tàu bay, tàu biển và các phương tiện giao
thông khác của nước ngoài vào, trú đậu tại các cảng hàng không, cảng biển, bến bãi
trên địa bàn quản lý của Trung tâm;
- Tham gia các chương trình kiểm soát phát sóng vô tuyến điện quốc tế và các
hoạt động về kỹ thuật nghiệp vụ của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) và các tổ
chức quốc tế liên quan khác theo quy định của Cục Tần số vô tuyến điện;
- Phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện và xử lý theo
quy định của pháp luật trên địa bàn quản lý của Trung tâm;
- Điều tra, xác định các nguồn nhiễu và xử lý can nhiễu vô tuyến điện có hại theo
quy định của pháp luật; tạm thời đình chỉ hoạt động của máy phát vô tuyến điện của
các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định sử dụng tần số vô tuyến điện, gây can nhiễu có
hại theo phân cấp của Cục Tần số vô tuyến điện; lập hồ sơ để Cục Tần số vô tuyến
điện khiếu nại các can nhiễu do nước ngoài gây ra cho các nghiệp vụ vô tuyến điện
của Việt Nam hoạt động trên địa bàn quản lý của Trung tâm theo quy định quốc tế;
- Tham gia nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định về quản
lý tần số vô tuyến điện;
- Thực hiện thu các khoản phí, lệ phí tần số vô tuyến điện và các khoản thu khác
theo phân công của Cục Tần số vô tuyến điện;
Khoa: CN-KT Điện tử truyền thông _ Lớp: CCVT06B

Hồ Duy Phúc


Tìm Hiểu Về Phương Pháp Kiểm Tra Và Kiểm Soát Tần Số

7

- Quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, tài sản, hồ sơ, tài liệu của
Trung tâm theo quy định của pháp luật, của Bộ Thông tin và Truyền thông và phân cấp

của Cục Tần số vô tuyến điện;
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác do Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến
điện giao.
1.4 Cơ cấu tổ chức:
- Đài Kiểm soát vô tuyến điện.
- Phòng Kiểm tra Xử lý.
- Phòng Nghiệp vụ.
- Phòng Hành chính – Tổng hợp.

Khoa: CN-KT Điện tử truyền thông _ Lớp: CCVT06B

Hồ Duy Phúc


Tìm Hiểu Về Phương Pháp Kiểm Tra Và Kiểm Soát Tần Số

8

CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG THIẾT BỊ KỸ THUẬT KIỂM TRA
VÀ KIỂM SOÁT TẦN SỐ
1. Các thuật ngữ chung:
- Cơ quan quản lý: là cơ quan quản lý nhà nước hoặc cơ quan nghiệp vụ có

trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết trong Công ước của Liên minh viễn
thông quốc tế và trong thể lệ Vô tuyến điện .
- Viễn thông: là bất cứ sự truyền dẫn, phát xạ hay thu nhận các ký hiệu, tín hiệu,

chữ viết, hình ảnh và âm thanh hoặc các thông tin khác qua các hệ thống dây dẫn, vô
tuyến điện, quang học hoặc các hệ thống điện từ khác.
- Vô tuyến điện: là thuật ngữ chung áp dụng khi sử dụng sóng vô tuyến điện.

- Sóng vô tuyến điện (hoặc sóng Hec): là sóng điện từ có tần số thấp hơn

3000GHz truyền lan tự do trong không gian, không có dẫn sóng nhân tạo.
- Thông tin vô tuyến điện: là thông tin vô tuyến viễn thông dùng sóng vô tuyến

điện.
- Thông tin vô tuyến mặt đất: là bất cứ loại thông tin vô tuyến điện nào ngoài

thông tin vô tuyến vũ trụ hay vô tuyến thiên văn.
- Thông tin vô tuyến vũ trụ: là thông tin vô tuyến điện sử dụng 1 hay nhiều

trạm không gian, hoặc dùng 1 hay nhiều vệ tinh phản xạ hay các vật thể khác trong vũ
trụ.
- Vô tuyến xác định: Xác định vị trí,vận tốc, hoặc các đặc trưng khác của 1 vật

thể hay thu thập các thông tin liên quan đến các tham số đó qua tính chất truyền lan
của sóng vô tuyến.
- Vô tuyến dẫn đường: là vô tuyến xác định dùng để dẫn đường kể cả cảnh báo

chướng ngại.
- Vô tuyến định vị: là vô tuyến xác định dùng cho cácmục đích khác với mục

đích của vô tuyến dẫn đường.
- Vô tuyến định hướng: là vô tuyến xác định dùng việc thu sóng vô tuyến để xác

địn hướng của 1 đài hay 1 vật thể.
- Vô tuyến thiên văn: là nghiên cứu thiên văn dựa trên việc thu sóng điện từ có

nguồn gốc từ vũ trụ.


Khoa: CN-KT Điện tử truyền thông _ Lớp: CCVT06B

Hồ Duy Phúc


Tìm Hiểu Về Phương Pháp Kiểm Tra Và Kiểm Soát Tần Số

9

- Giờ phối hợp quốc tế: là thang thời gian lấy giây làm đơn vị,như CCIR định

nghĩa và khuyến nghị,và được văn phòng giờ quốc tế thừa nhận.
- Các ứng dụng (năng lượng tần số vô tuyến điện) trong công nghiệp, khoa

học và y tế: khai thác các thiết bị tạo ra à sử dụng cục bộ các năng lượng tần số vô
tuyến điện nhằm phục vụ công nghiệp,khoa học, y tế, gia dụng hay các mục đích
tương tự ,trừ các ứng dụng trong lĩnh vực viễn thông.
Theo sự phân loại trước đây, những sóng điện từ nằm trong dải tần số có giới hạn
dưới: f = 103 Hz ( λ =300km)
giới hạn trên: f = 1012 Hz ( λ =0,3mm)
đều là sóng vô tuyến. Các sóng vô tuyến được chia thành 5 băng:


Sóng cực dài: tần số từ 3 – 30 kHz.


Sóng dài: tần số từ 30 – 300 kHz.




Sóng trung: tần số từ 300 kHz – 3MHz.



Sóng ngắn: tần số từ 3 – 30 MHz.



Sóng cực ngắn: tần số từ 30 – 300.000 MHz.

Một số ứng dụng điển hình của sóng vô tuyến:


9kHz – 30 MHz: phát thanh sóng ngắn, thông tin hàng hải, thiết bị

trên tàu cá, khí tượng thuỷ văn, phòng chống lụt bão.


30 – 87 MHz: điều hành bay, truyền thanh không dây, dự báo, cảnh

báo lụt.


87 – 108 MHz: phát thanh FM, truyền thanh không dây.



108 – 137 MHz: dẫn đường bay, chỉ huy điều hành bay.




137 – 174 MHz: các hệ thông thông tin di động chuyên dùng (taxi,

bộ đàm…).


174 – 230 MHz: truyền hình tương tự VHF.



230 – 470 MHz: các hệ thông thông tin di động chuyên dùng (taxi,

bộ đàm…).


470 – 806 MHz: truyền hình tương tự UHF, truyền hình số, truyền

hình di động.


806 – 960 MHz: các hệ thống di động 2G.



1700 – 1900 MHz: GSM 1800.

Khoa: CN-KT Điện tử truyền thông _ Lớp: CCVT06B

Hồ Duy Phúc



Tìm Hiểu Về Phương Pháp Kiểm Tra Và Kiểm Soát Tần Số

10



2300 – 2400 MHz, 3300 – 3400MHz: wimax, di động băng rộng.



2500 – 2690MHz: MMDS, các hệ thống di động băng rộng.



3400 – 4200MHz; 5925 – 6725MHz; 10,9 – 11,2GHz; 11,45 –

11,7GHz; 13,75 – 14,5GHz: vệ tinh băng C, Ku.


7110 – 7425MHz; 7425 – 7725MHz; 7725 – 8275MHz; 14,5 –

15,35GHz; 17,7 – 19,7GHz: vi ba.
2. Vai trò của công tác kiểm tra, kiểm soát tần số
Phổ tần là nguồn tài nguyên quý giá và hữu hạn, vì vậy cần có các biện pháp khai
thác có hiệu quả nhất đảm bảo phát triển hệ thống thông tin của quốc gia.
Kiểm tra, kiểm soát tần số là nhiệm vụ quan trọng bởi vì:
Kiểm soát tần số VTĐ nhằm đảm bảo các đặc tính kỹ thuật của phát xạ đúng theo
giấy phép, phát hiện kịp thời các bức xạ bất hợp pháp đảm bảo cho hoạt động sử dụng
tần số và máy phát vào nề nếp có trật tự, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật trong lĩnh

vực VTĐ
Kiểm soát VTĐ giám sát việc sử dụng băng tần, đo độ chiếm dụng kênh thông
tin, đảm bảo những người sử dụng dùng đúng băng tần được phép để không gây chồng
lấn kênh thông tin.
Phát hiện kịp thời các can nhiễu và xử lý can nhiễu để đảm bảo chất lượng thông
tin. Ngoài ra công tác kiểm soát tần số còn góp phần vào công tác điều tra chống tội
phạm của các cơ quan chức năng.
Để đảm bảo các điều đó các vấn đề cần kiểm soát là tần số sử dụng cường độ
trường thích hợp để không gây can nhiễu, kiểm soát độ chiếm dụng băng thông, độ
chiếm dụng phổ tần theo đúng quy định, các phương pháp điều chế, sự định hướng
nhằm phát hiện kịp thời nguồn phát xạ không mong muốn.

Khoa: CN-KT Điện tử truyền thông _ Lớp: CCVT06B

Hồ Duy Phúc


Tìm Hiểu Về Phương Pháp Kiểm Tra Và Kiểm Soát Tần Số

11

3. Sơ đồ cấu trúc của hệ thống kiểm soát vô tuyến điện

Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc của hệ thống kiểm soát vô tuyến điện
Từ khi mới thành lập, trang thiết bị kiểm soát của Trung tâm chủ yếu là các máy
thu chuyên dụng như máy thu Icom R9000, Icom R8500, AR3000… Cho đến nay,
Trung tâm đã được trang bị:


15 trạm kiểm soát hiện đại ( trong đó có 4 trạm R&S loại 1,2 trạm


TCI loại 1,và 9 trạm TCI loại 2)


03 xe kiểm soát bán cố định



Các thiết bị kiểm soát định hướng xách tay ( các hãng như TAIYO,

CUBIC DF4400)


Các máy thu chuyên dụng: Icom R9000; AR ALPHA; Icom R8500




Các máy phân tích phổ,máy đo công suất, hệ thống các thiết bị anten

và phụ kiện....

Khoa: CN-KT Điện tử truyền thông _ Lớp: CCVT06B

Hồ Duy Phúc


Tìm Hiểu Về Phương Pháp Kiểm Tra Và Kiểm Soát Tần Số

12


Hình 2.2. Sơ đồ vị trí đặt các trạm kiểm soát cố định ở Trung tâm III
4. Giới thiệu một số thiết bị thu đo của Trung tâm:
4.1 Đài Kiểm soát:
4.1.1 Thiết bị ICOM R9000:
Dải tần hoạt động: 100kHz – 1999.8MHz.
Các mode hoạt động:
Mode

FM

WFM

Chọn

ấn FM

ấn WFM

Ví dụ

Ghi chú

Band chuyên

Sử dụng chính

dụng, hàng hải,

với band VHF,


nghiệp dư.

UHF.

Band truyền hình,
phát thanh.

Trên 30MHz

Độ rộng
Wide: 30kHz
Middle:
15kHz
Narrow: 6kHz
150kHz
Wide: 15kHz

AM

SSB

ấn AM

Quảng bá, hàng

Middle: 6kHz

không


Narrow:

ấn SSB

Band nghiệp dư,

SSB bao gồm

2.6kHz
Wide: 2.6kHz

ấn 1

hàng hải

LSB và USB

Middle:

Khoa: CN-KT Điện tử truyền thông _ Lớp: CCVT06B

Hồ Duy Phúc


Tìm Hiểu Về Phương Pháp Kiểm Tra Và Kiểm Soát Tần Số

13

lần:USB


2.4kHz

ấn 2

Narrow:

lần:LSB
ấn CW

500kHz
Wide: 2.6kHz
Sử dụng cho

CW

mã morse

Middle:
2.4kHz
Narrow:
500kHz

FSK

ấn FSK

Có thể làm việc ở chế độ quét dải tần, quét kênh tần số và quét ưu tiên.
Kênh nhớ: 1000 kênh nhớ.

Hình 2.3. Máy thu ICOM-R9000

4.1.2 Thiết bị ICOM R8500:
Băng tần làm việc: 0.1MHz – 1999.999MHz.
Các mode hoạt động:
+

FM (BW: bình thường, hẹp – 12kHz/55kHz).

+

AM (BW: rộng, bình thường, hẹp – 12kHz/5.5kHz/2.2kHz).

+

SSB (USB, LSB).

+

CW (BW: bình thường, hẹp – 2.2kHz/0.5kHz).

+

WFM.

Số kênh nhớ: 1000 kênh.

Khoa: CN-KT Điện tử truyền thông _ Lớp: CCVT06B

Hồ Duy Phúc



Tìm Hiểu Về Phương Pháp Kiểm Tra Và Kiểm Soát Tần Số

14

Hình 2.4. Máy thu ICOM-R8500
4.1.3 Thiết bị AR-3000:
Dải tần hoạt động: 100kHz – 2036kHz: rất rộng.
Cho phép hoạt động ở các chế độ NFM, WFM, AM, USB, LSB, CW.
Máy thu có thể lưu được 400 kênh nhớ.
Tất cả các thông tin về chương trình, nhớ có thể lưu lại nhờ pin Lithi được gắn
trên máy.
Máy thu này có thể làm việc ở chế độ quét dải tần, quét kênh nhớ, quét ưu tiên.
Có thể dùng PC để điều khiển từ xa bằng cổng RS232C. Có thể điều khiển được
tần số, chế độ thu, bước quét, ghi vào kênh nhớ, độ suy giảm cao tần, chọn lọc band
nhớ.

Hình 2.5. Máy thu AR3000

Khoa: CN-KT Điện tử truyền thông _ Lớp: CCVT06B

Hồ Duy Phúc


Tìm Hiểu Về Phương Pháp Kiểm Tra Và Kiểm Soát Tần Số

15

4.1.4 Thiết bị cầm tay Taiyo:
Dải tần anten cầm tay: 25 – 100MHz.
Dải tần anten mâm: EF-128 (5MHz – 1000MHz) hay EF-353 (25MHz –

480MHz).
Máy thu định hướng:
+

Dải tần: 25MHz – 1000MHz.

+

Điều chế: WFM, NFM, USB, LSB, AM, CW.

Kênh nhớ: 400 kênh.
Có các chế độ quét dải tần, quét kênh nhớ, quét ưu tiên.
4.1.5 Thiết bị định hướng cơ động Cubic PF-4400:
Anten:
+

MA 1316:

DF:

200kHz – 200MHz.
Monitor:

+

500kHz – 280MHz.

AA 1318: 200kHz – 1300MHz.

Máy thu định hướng:

+

Dãi tần: 500kHz – 2036 MHz (DF).
100kHz – 2036 MHz (Monitor).

+

Điều chế: WFM, NFM, AM, USB, LSB, CW.

Kênh nhớ: 100 kênh.

Hình 2.6. Thiết bị định hướng cầm tay Cubic PF-4400

Khoa: CN-KT Điện tử truyền thông _ Lớp: CCVT06B

Hồ Duy Phúc


Tìm Hiểu Về Phương Pháp Kiểm Tra Và Kiểm Soát Tần Số

16

4.1.6 Các trạm kiểm soát
-Hiện tại Trung tâm Tần số VTĐ Khu vực III được trang bị các trạm kiểm
soát cố định, các trạm điều khiển từ xa, các xe kiểm soát. Các trạm kiểm soát được
phân chia theo 2 loại đó là trạm loại I và trạm loại II.
Trạm loại I: - Dải tần kiểm soát: 9KHz - 3GHz
Dải tần định hướng: 20MHz – 3GHz
Trạm loại II: - Dải tần kiểm soát: 20MHz - 3GHz
Dải tần định hướng: 20MHz – 3GHz

Hiện tại Trung tâm được trang bị 06 trạm kiểm soát loại I; 09 trạm kiểm soát loại
II và 2 xe kiểm soát bán cố định.
Các trạm kiểm soát thường được đặt tại các khu trung tâm của tỉnh, thành phố,
những nơi có mật độ sử dụng thiết bị vô tuyến điện cao.
a/ Trạm kiểm soát cố định R&S tại Đà Nẵng:
Cấu hình trạm:
Trạm H/V/UHF:

+


Máy tính điều khiển SPC 200-ATX.



Máy thu ESVN 40.



Máy định hướng EBD 190.



Chuyển mạch anten ZS 127.
Trạm HF:

+


Máy tính điều khiển SPC 200-ATX.




Máy thu EK 895.



Chuyển mạch anten ZS 127.



Card giải mã W41PC.

Anten:
+ Trạm VHF:


HE 015ver2: dải tần 10kHz – 80MHz (phân cực đứng).



HE 015H: dải tần 1.5MHz – 30MHz (phân cực ngang).



HE 314A1: dải tần 20MHz – 500MHz (phân cực ngang).



HK 014: dải tần 80MHz – 1600MHz (phân cực đứng).


Khoa: CN-KT Điện tử truyền thông _ Lớp: CCVT06B

Hồ Duy Phúc


Tìm Hiểu Về Phương Pháp Kiểm Tra Và Kiểm Soát Tần Số

17



HF 214: dải tần 500MHz – 1300MHz (phân cực ngang).



HF 902ver: dải tần 1GHz – 3GHz (phân cực đứng).



HF 902hor: dải tần 1GHz – 3GHz (phân cực ngang).



ADD: dải tần 20MHz – 3000MHz (định hướng).

+ Trạm HF:


HE 015V: dải tần 10kHz – 80MHz (phân cực đứng).




HE 015H: dải tần 1.5MHz – 30MHz (phân cực ngang).

Các chế độ đo:
+ Đo trực tiếp DMM.
+ Đo tương tác IMM.
+ Phân tích xuyên điều chế IMM.
+ Định hướng BMM.
+ Đo theo kịch bản SMM.
+ Kiểm soát tự động AMM.
+ Chế độ AMM Winzard.
b/ Xe kiểm soát bán cố định R&S:
Xe kiểm soát bán cố định R&S là hệ thống hoàn chỉnh từ việc kiểm soát, đo đạc
các thông số điện từ trường, định hướng, ghi âm tín hiệu, thống kê đánh giá, hiển thị
tọa độ của điểm cần thiết trên bản đồ… và đặc biệt là có thể di chuyển được để sử
dụng được ở các vị trí khác nhau.
Các thiết bị trong xe:
+ Máy thu đo ESVN 40: dải tần làm việc: 9kHz – 2750MHz.
+ Máy định hướng EBD 190: dải tần làm việc 20Mhz – 3000MHz.
+ Chuyển mạch anten ZS 127: dùng để chọn lựa các anten khác nhau phù hợp
cho từng dải tần, tín hiệu.
+ Máy ghi âm số Nice Call.
+ GPS.
+ VDO compass.
+ Card giải mã W41PC.
+ Rotor Control Unit HSRG.
+ Hệ thống nguồn cung cấp.
Khoa: CN-KT Điện tử truyền thông _ Lớp: CCVT06B


Hồ Duy Phúc


Tìm Hiểu Về Phương Pháp Kiểm Tra Và Kiểm Soát Tần Số

18

Hình 2.7. Xe kiểm soát bán cố định R&S
c/ Trạm kiểm soát TCI:
dải tần: 9KHz – 3GHz.
Chức năng điều khiển:
+ Monitor receiver.
+ Pan display.
+ Audio control.
Chức năng định hướng DF: dải tần 20MHz – 3GHz (standard).
0,5MHz – 30MHz (optinal).
+ Push button DF.
+ Metted FIX.
+ DF scan.
Chức năng đo tín hiệu:
+ Tần số.
+ Băng thông.
+ Cường độ trường.
+ Modulation parameters.
Chức năng phân tích phổ.
d/ Trạm điều khiển từ xa:
Hiện nay Trung tâm có các Trạm điều khiển từ xa đặt tại:
+ Trạm kiểm soát ĐKTX TCI Lao Bảo – Quảng Trị (trạm loại II)
+ Trạm kiểm soát ĐKTX TCI Đông Hà – Quảng Trị (trạm loại II).

Khoa: CN-KT Điện tử truyền thông _ Lớp: CCVT06B

Hồ Duy Phúc


Tìm Hiểu Về Phương Pháp Kiểm Tra Và Kiểm Soát Tần Số

19

+ Trạm kiểm soát ĐKTX R&S Thừa Thiên Huế (trạm loại I).
+ Trạm kiểm soát ĐKTX TCI Phú Lộc – Thừa Thiên Huế (trạm loại II).
+ Trạm kiểm soát ĐKTX TCI Điện Bàn - Quảng Nam (trạm loại I).
+ Trạm kiểm soát ĐKTX TCI Tam Kỳ – Quảng Nam (trạm loại II).
+ Trạm kiểm soát ĐKTX TCI Quảng Ngãi (trạm loại I).
+ Trạm kiểm soát ĐKTX TCI Dung Quất – Quảng Ngãi (trạm loại II).
+ Trạm kiểm soát ĐKTX TCI Phù Cát – Bình Định (trạm loại II).
+ Trạm kiểm soát ĐKTX R&S Quy Nhơn – Bình Định (trạm loại I).
+ Trạm kiểm soát ĐKTX TCI An Khê – Gia Lai (trạm loại II).
+ Trạm kiểm soát ĐKTX R&S Pleiku – Gia Lai (trạm loại I).
+ Trạm kiểm soát ĐKTX TCI KonTum (trạm loại II).
+ Trạm kiểm soát ĐKTX TCI Hòa Khánh – Đà Nẵng (trạm loại II).
5. Đi sâu khai thác trạm R&S:
Do thời gian thực tập tại Trung tâm Tần số VTĐ Khu vực III rất ngắn nên chúng
tôi chỉ tập trung tìm hiểu một số chức năng chính và khai thác sơ bộ trạm điều khiển từ
xa trạm R&S (Huế, Quy Nhơn)..
Trạm ĐKTX R&S Huế, Qui Nhơn có cấu hình gần giống trạm cố định R&S tại
Đà Nẵng. Trạm gồm có 07 anten:


HE 010: dải tần 10kHz – 80MHz




HE 309: 20-1300MHz (phân cực đứng)



HE 314A1: 20MHz – 500MHz (phân cực ngang).



HF 214: 500MHz – 1300MHz (phân cực ngang).



HF 902ver: dải tần 1GHz – 3GHz (phân cực đứng).



HF 902hor: dải tần 1GHz – 3GHz (phân cực ngang).



ADD: dải tần 20MHz – 3000MHz (định hướng).

Ngoài ra trạm có thêm máy thu ESMB (dải tần 3GHz) để thu tín thiệu cho phần
DF.
5.1 Các mode hoạt động
Trạm ĐKTX này có phần mềm Argus để kiểm soát tín hiệu, thống kê các kết quả
đo, và định hướng phát xạ. Các chức năng kiểm soát chính gồm:

DMM: Direct Measurement Mode.
Khoa: CN-KT Điện tử truyền thông _ Lớp: CCVT06B

Hồ Duy Phúc


Tìm Hiểu Về Phương Pháp Kiểm Tra Và Kiểm Soát Tần Số

20

IMM: Interactive Measurement Mode.
BMM: Bearing Measurement Mode.
AMM: Automatic Measurement Mode.
5.2 Nhiệm vụ các mode hoạt động:
5.2.1 Direct Measurement Mode (DMM) :
Dùng để điều khiển các thiết bị đo một cách trực tiếp thông qua Virtual front
panels.
Cung cấp hệ hiều hành với phương thức nhanh nhất đến màn hình, thiết bị đo,
thiết bị định hướng và truyền dẫn.
5.2.2 Interactive Measurement Mode (IMM)
Mỗi mode của IMM cung cấp 1 chức năng riêng.
Mode spectrum cho phép người sử dụng tổng quan về phổ tần số.
Mode phân tích tín hiệu, các phép đo có thể phân tích và xác định.
Mode Detection of Unknown Frequency, cung cấp các phương thức hiệu quả
nhất để xác định các máy phát mới, chưa đăng kí một cách tự động.
5.2.3 Bearing Measurement Mode (BMM):
Dùng để định hướng máy phát.
Định hướng và các phép đo khác có thể được thực hiện với 4 trạm DF trở lên và
các kết quả định hướng có thể hiển thị đồng thời ở phần mềm thông tin địa lý Asgus
Map.

Có khả năng sửa chữa và định hướng tín hiệu radio chỉ với 1 trạm DF (kết quả có
thể hiển thị trên biểu đồ số).
Nếu không có sự kết nối của một hay nhiều trạm qua mạng thì kết quả định
hướng có thể cập nhật bằng điện thoại từ trạm điều khiển từ xa bằng tay.
Kết quả định hướng được ghi lại và sử dụng cho việc đánh giá sau này, có thể
được liệt kê theo bảng số hay được hiển thị ở phần mềm thông tin địa lý.
5.2.4 Automatic Measurement Mode (AMM):
Dùng để điều khiển các thiết bị theo 1 kế hoạch đã định
Tìm các phát xạ điện trường
Đo đạc và biểu diễn các phép đo theo chu kỳ được lập trình bởi người sử dụng.
Các hướng, chiều cao phân cực cũng có thể đặt thay đổi theo thiết bị đang sử
dụng. Các giá trị đo có thể được kiểm soát với sự hỗ trợ của các Limit line.
Khoa: CN-KT Điện tử truyền thông _ Lớp: CCVT06B

Hồ Duy Phúc


Tìm Hiểu Về Phương Pháp Kiểm Tra Và Kiểm Soát Tần Số

21

Các kết quả đo có thể lưu lại dưới nhiều hình thức khác nhau.
Thao tác trên Argus để đo ở trạm Quy Nhơn – Bình Định:
Chọn kết nối đến trạm ĐKTX ở Quy Nhơn – Bình Định:

Khi kết nối thành công trên giao diện của Argus sẽ có chữ “remote”.

Khoa: CN-KT Điện tử truyền thông _ Lớp: CCVT06B

Hồ Duy Phúc



Tìm Hiểu Về Phương Pháp Kiểm Tra Và Kiểm Soát Tần Số

22

6. Phần thu đo trên máy thu ESVN40:
a)

Các phép đo với mode DMM:
Vào mode DMM.

Chọn anten HE 309 (dải tần: 20MHz – 1,3GHz).
Ấn vào máy thu ESVN40.
+ Chọn thẻ Scan: lập trình cho máy quét dải tần từ 88MHz đến 108MHz (dải
tần của phát thanh sóng FM) với các thông số thích hợp như hình dưới.

Khoa: CN-KT Điện tử truyền thông _ Lớp: CCVT06B

Hồ Duy Phúc


×