Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu số học sinh, sinh viên bỏ học ở Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.46 KB, 11 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CƠ ĐIỆN HÀ NỘI

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BỘ MÔN MÁC - LÊNIN
HỒ SƠ
MÔ TẢ CHI TIẾT GIẢI PHÁP SÁNG KIẾN
Họ và tên: Nguyễn Thị Yến
Nguyễn Huyền Thanh
Lê Thị Trang
Đơn vị: Bộ môn Mác - Lênin
Trình độ chuyên môn của đồng tác giả: Thạc sĩ Triết học
Tên sáng kiến: Tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu
số học sinh, sinh viên bỏ học ở Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội.
1. Tình trạng trước khi áp dụng giải pháp đăng ký:
Để đạt được mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng sự nghiệp CNH - HĐH
đất nước và hội nhập quốc tế, Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội đã chú trọng đến
nhiều yếu tố và triển khai nhiều giải pháp đột phá. Trong đó, Đảng ủy, Ban giám hiệu
đặc biệt chú trọng đến công tác tuyển sinh và công tác quản lý giáo dục học sinh, luôn
coi đây là nhiệm vụ sống còn, là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động
của Nhà trường. Vì vậy, trong những năm qua, Nhà trường đã có nhiều nỗ lực và đầu tư
cho công tác tuyển sinh đào tạo nghề bằng những hoạt động cụ thể như thiết lập mạng
lưới tuyển sinh đến cấp huyện, xã và các trường THPT, THCS; tích cực tham gia các hội
nghị, hội thảo về tuyển sinh cũng như hội chợ việc làm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
thông tin và tư vấn tuyển sinh. Nhờ vậy, kết quả tuyển sinh năm sau tăng so với năm
trước. Tuy nhiên, tuyển sinh được đã khó, việc giữ được người học còn khó hơn. Thời
gian vừa qua, ở các lớp, các ngành nghề đào tạo đã và đang tồn tại một vấn đề nổi cộm


đó là số HSSV bỏ học khá nhiều. Đây không chỉ là thực trạng của riêng trường Cao đẳng
nghề Cơ Điện Hà Nội mà là thực trạng chung của các trường dạy nghề trên cả nước. Số
1


HSSV bỏ học này không chỉ gây ảnh hướng lớn đến tư tưởng của những HSSV đang
theo học mà còn gây lãng phí vật chất và tinh thần cho nhà trường, phụ huynh, người
học và lãng phí cho toàn xã hội.
2. Sự cần thiết phải sử dụng giải pháp đăng ký
Trong chiến lược dài hạn của Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội đã chỉ rõ
mục tiêu phát triển của Trường là "nâng cao chất lượng đào tạo, xây dựng Trường Cao
đẳng nghề Cơ điện Hà Nội thành một trong những trường hàng đầu trong việc đào tạo
nguồn nhân lực có chất lượng cao các nghề kỹ thuật, kinh tế, kinh doanh, dịch vụ, sư
phạm dạy nghề trong nước, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động của Việt
Nam, khu vực và tiếp cận trình độ thế giới phát triển; nâng cao khả năng nghiên cứu
để trở thành một địa chỉ đào tạo gắn liền với nghiên cứu ứng dụng, trường đào tạo có
uy tín, một trường cao đẳng chuẩn quốc gia từng bước nâng chuẩn khu vực và quốc tế
có danh tiếng trong toàn quốc". Để đạt được mục tiêu đó, Trường Cao đẳng nghề Cơ
điện Hà Nội đang đổi mới toàn diện về cả mặt chất lẫn mặt lượng. Tuy nhiên, tình
trạng bỏ học của HSSV những năm vừa qua đang là trở ngại lớn trong quá trình thực
hiện mục tiêu phát triển. Kết quả khảo sát ở một số lớp, một số nghề trọng điểm cho
thấy: số HSSV bỏ học qua từng năm có giảm về tỷ lệ nhưng số lượng bỏ học thì vẫn ở
mức cao, cụ thể số HSSV bỏ học trong năm học 2015 – 2016 là 95/1168 (chiếm 8,1%)
đối với hệ cao đẳng nghề, là 52/219 (chiếm 23,7%) đối với hệ trung cấp nghề.
Bên cạnh đó, tình trạng bỏ học của HSSV không chỉ gây hậu quả lớn cho bản
thân HSSV mà còn cho toàn xã hội. Trước tiên, khi bỏ học bản thân các em sẽ bị thiếu
hụt một nền tảng tri thức cơ bản, cần thiết cho sự phát triển của các em và sẽ có tâm lý
mặc cảm, tự ti thua kém bạn bè, không có môi trường để rèn luyện đạo đức… dễ dàng
đưa các em đến với những thói hư xấu, những hành vi lệch chuẩn, những tệ nạn xã
hội. Hơn nữa, cuộc sống của các em sẽ rất bấp bênh khi chỉ xin được những việc làm

thời vụ dành cho lao động phổ thông chưa qua đào tạo, trong một nền kinh tế đang
trong xu thế quốc tế hoá thì các em sẽ dễ dàng bị đào thải. Lúc đó, các em sẽ gặp
2


nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm và có thể trở thành gánh nặng cho gia
đình và xã hội. Có thể nói rằng, hậu quả từ việc bỏ học là rất nặng nề mà chúng ta
chưa thể lường hết được và nó sẽ tác động xấu đến mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, xã
hội.
Như vậy, Việc tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra những giải pháp kịp thời nhằm
giảm thiểu số học sinh, sinh viên bỏ học tại Trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội để
nâng cao hiệu quả đào tạo là một vấn đề rất cấp thiết đòi hỏi lãnh đạo Nhà trường, các
phòng ban, cán bộ và giáo viên phải cùng chung tay tìm mọi cách để ngăn chặn và
khắc phục.
3. Mô tả chi tiết nội dung của giải pháp đã được áp dụng
3.1. Thu thập số liệu:
- Số HSSV các khóa CĐ 7,8,9 và TC 43,44 có mặt đầu năm học và bỏ học
năm 2015 - 2016
Tổng số HSSV các khóa CĐ 7,8,9
Số HSSV
và TC 43,44
Số HSSV bỏ học
CĐN
1168
95
TCN
219
52
Số HSSV bỏ học theo tiến trình đào tạo (năm học 2015 – 2016)
HSSV bỏ học

Năm thứ nhất
Năm thứ hai
Năm thứ ba
CĐN
50
31
14
TCN
32
20
- Số HSSV bỏ học năm học 2015-2016 phân theo khoa chuyên môn
HSSV bỏ học
Khoa
Khoa Động
Khoa Cơ
Khoa
Khoa Kinh
Điện
Lực
Khí
CNTT
tế
K7
3
3
0
5
3
K8 + 43
28

9
7
5
2
K9 + 44
48
17
6
11
• Qua phỏng vấn GVCN lớp, cán bộ quản lý HSSV về thực trạng, nguyên nhân
HSSV bỏ học cho thấy có các nguyên nhân sau:

3


- Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, bố mẹ không đủ điều kiện nuôi con ăn học,
HSSV phải nghỉ học ở nhà phụ giúp gia đình
- Do gia đình bắt đi học, bản thân chưa xác định được động cơ học tập rõ
ràng nên không tập trung vào học tập dẫn đến bỏ học
- Do ham chơi điện tử, bi-a…, nghỉ học nhiều ngày, bị hổng kiến thức, cảm
thấy chán nản dẫn đến bỏ học
- Do nợ môn quá nhiều, HSSV không có tiền nộp để học lại nên bỏ học
- Do thi trượt vào các trường đại học, vào học tạm thời sau đó thi đỗ đại học
nên bỏ học
- Do học một thời gian thì HSSV nhận ra ngành học không phù hợp với sở
trường của mình
- Do tìm được việc làm không yêu cầu trình độ đào tạo nên bỏ học
- Do trốn tránh nghĩa vụ quân sự nên vào học, sau tết Nguyên đán bỏ học
3.1.2. Phân tích, đánh giá:
-


Biểu đồ số 1: Biểu thị tỷ lệ HSSV bỏ học năm học năm học 2015 -2016

Số HSSV theo học
SV CĐN bỏ học
HS TCN bỏ học

1240
95
52
Biểu đồ số 1

4

89,4%
6,85%
3,75%


Từ biểu đồ cho thấy số HSSV bỏ học trong năm học 2015 – 2016 là 147 HSSV,
chiếm 10,6%; trong đó sinh viên cao đẳng nghề bỏ học là 95 SV chiếm 6,85%; học
sinh trung cấp nghề bỏ học là 52 HS chiếm 3,75%.
Biểu đồ số 2: Biểu thị số HSSV bỏ học theo tiến trình đào tạo trong năm học
2015-2016

Biểu đồ số 2
Biểu đồ cho thấy HSSV bỏ học nhiều tập trung ở năm học thứ nhất (chiếm
55,8%) và giảm dần vào năm thứ hai, thứ ba, điều này đặt ra vấn đề cần quan tâm và
có giải pháp tập trung đối với HSSV năm thứ nhất.
- Số HSSV bỏ học theo nghề đào tạo năm học 2015 - 2016

Nghề
đào tạo
Điều hòa không khí
Điện cộng nghiệp
Cơ Điện tử
Điện tử công nghiệp
Bơm
Hàn
Cắt gọt kim loại
LĐTBCK
Công nghệ ôt ô
Quản trị mạng
Lập trình máy tính
Kế toán doanh nghiệp
Tổng cộng

Tổng số HSSV
tháng 9/2015
130
432
48
74
85
59
50
33
326
32
46
72

1387

5

Số HSSV bỏ học
từ 9/2015-5/2016
17
35
4
10
13
3
4
0
29
3
13
16
147

Tỷ lệ % bỏ
học nghề
13,1%
8,1%
8,3%
13,5%
15,3%
5,1%
8,0%
0,0%

8,9%
9,4%
28,2%
22,2%
100%


- Biểu đồ số 3: Biểu thị tỷ lệ số HSSV bỏ học năm học 2015-2016 phân theo
nghề đào tạo

Biểu đồ số 3
Biểu đồ cho thấy tỷ lệ số HSSV bỏ học của từng nghề, trong đó nghề Lập trình máy
tính có tỷ lệ HSSV bỏ học cao nhất (28,2%), tiếp theo là HSSV nghề Kế toán doanh
nghiệp (22,2%); nghề có tỷ lệ HSSV bỏ học ít là nghề Hàn (5,1%), LĐTBCK (0,0%).
Từ những tỷ lệ này đặt ra vấn đề cần phải quan tâm tìm hiểu và có giải pháp cụ thể
hơn với những nghề có tỷ lệ HSSV bỏ học nhiều.
Biểu đồ số 4: Biểu thị tỷ lệ số HSSV bỏ học năm học 2015-2016 phân theo
khoa chuyên môn

6


Biểu đồ số 4
Biểu đồ cho thấy tỷ lệ HSSV bỏ học của từng khoa, trong đó Khoa Kinh tế có tỷ
lệ HSSV bỏ học nhiều nhất (22,2%), tiếp theo đó là khoa CNTT (20,5%).
3.1.3. Đề xuất giải pháp:
Giải pháp thứ nhất: Nêu cao tinh thần trách nhiệm của các GVCN. GVCN cần phối
hợp với các phòng, khoa chuyên môn trong việc bám sát lớp, nắm bắt kịp thời diễn
biến về tâm tư tình cảm của HSSV. Mỗi GVCN phải lên danh sách những HSSV có
nguy cơ bỏ học; thường xuyên gặp gỡ, trò chuyện với những HSSV này, tìm hiểu hoàn

cảnh của từng em, động viên các em cố gắng vượt qua khó khăn và có biện pháp giúp
đỡ kịp thời. Đồng thời GVCN cần thường xuyên giữ liên lạc với phụ huynh của những
sinh viên này để thấu hiểu nguyện vọng, tạo nên sợi dây gắn kết giữa nhà trường và
gia đình. Hơn nữa, Nhà trường cần phối hợp với chính quyền để tuyên truyền, lay
chuyển nhận thức cho những gia đình bắt con bỏ học đi làm kiếm tiền, động viên họ
đừng vì những khó khăn trước mắt mà bắt con cái phải bỏ học, chỉ có con đường học
mới là con đường thoát nghèo bền vững.
Giải pháp thứ hai: Trường nên xây dựng cơ chế khen thưởng cho GVCN lớp, cán bộ
lớp đối với các lớp có sĩ số ổn định (số bỏ học ít nhất) và nhắc nhở GVCN lớp, cán bộ
lớp đối với các lớp có HSSV bỏ học nhiều.
7


Giải pháp thứ ba: Ban giám hiệu nên chỉ đạo phòng công tác HSSV, phòng Đào tạo
phối hợp với Đoàn thanh niên thường xuyên tổ chức những buổi hội thảo, tập huấn
công tác GVCN lớp; hội thảo về vấn đề HS bỏ học để nâng cao nhận thức cho tập thể
cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên Nhà trường và cùng nhau đưa ra những giải
pháp để giảm thiểu tình trạng bỏ học của học sinh, sinh viên.
Giải pháp thứ tư: Ban giám hiệu chỉ đạo phòng Đào tạo, phòng Kiểm định chất lượng
thường xuyên kiểm tra để khắc phục kịp thời những phản ánh của học sinh về chất
lượng giảng dạy, điều kiện học tập, giám sát sĩ số hàng ngày và có thông tin liên lạc
với gia đình những trường hợp HSSV nghỉ học nhiều ngày.
Giải pháp thứ năm: Thông báo cho HSSV biết ngay từ đầu rằng nếu bỏ học sẽ không
trả lại học phí và các khoản thu khác, nguồn này sẽ chi phí cho việc nâng cao chất
lượng đào tạo để người học có trách nhiệm với đơn xin vào học.
Giải pháp thứ bảy: Giáo dục ý thức về nghĩa vụ quân sự cho HSSV. Mỗi HSSV chính
là những chủ nhân tương lai của đất nước. Do vậy, họ cần phải nâng cao nhận thức, ý
thức trách nhiệm đối với nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.
Giải pháp thứ tám: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Nhà trường
nên thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động văn nghệ, thể thao

để HSSV cảm thấy thoải mái sau những giờ học căng thẳng, tạo nên môi trường học
tập thân thiện.
Giải pháp thứ chín: Có chính sách hỗ trợ kinh phí cho những học sinh, sinh viên có
hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách, động viên khen thưởng cho những HS
nghèo vượt khó, khích lệ tinh thần cho các em có động lực đi học.
4. Thời gian đã áp dụng giải pháp: Nhóm tác giả đã áp dụng những giải pháp trên
tại các lớp mà nhóm đảm nhiệm công tác chủ nhiệm học kỳ I và học kỳ II năm học
2015 - 2016

8


5. Những điểm khác biệt của giải pháp đăng ký so với giải pháp khác được áp
dụng (tính mới):
Điểm khác
STT
1

Giải pháp khác được

Giải pháp đăng ký

áp dụng
- Nêu cao tinh thần trách - Còn một số GVCN chưa có sự
nhiệm của GVCN, GVCN quan tâm sâu sát, tìm hiểu
cần phối hợp với các phòng, nguyện vọng, nắm bắt hoàn
khoa chuyên môn trong cảnh của từng HSSV, chưa
việc bám sát lớp, nắm bắt thường xuyên liên lạc với gia
kịp thời diễn biến về tâm tư đình HSSV có dấu hiệu bỏ học.
tình cảm, nguyện vọng của

HSSV.

2

- Xây dựng cơ chế khen - Chưa có cơ chế khen thưởng,
thưởng cho GVCN và cán động viên đối với GVCN và cán
bộ các lớp có sĩ số ổn định.

3

bộ lớp.

- Tổ chức những buổi hội - Chưa có những buổi hội thảo
thảo, tập huấn công tác cụ thể, quy mô về công tác
GVCN, hội thảo bàn về vấn GVCN và về vấn đề HSSV bỏ
đề HSSV bỏ học.

4

học

- Xây dựng trường học thân - Môi trường mô phạm, chưa có
thiện, học sinh tích cực.

sự gần gũi, thoải mái giữa GV

- Hỗ trợ kinh phí cho những và HSSV.
5

HSSV có hoàn cảnh khó - Chưa được sự hỗ trợ cho

khăn, khen thưởng những những HSSV có hoàn cảnh khó
HSSV nghèo vượt khó

6.Tính hiệu quả của giải pháp
9

khăn, HSSV nghèo vượt khó.


Theo kết quả khảo sát và thực nghiệm tại 6 lớp nhóm tác giả đảm nhiệm công
tác chủ nhiệm học kỳ I và II năm học 2015 – 2016 cho thấy số HSSV bỏ học kỳ I là
26/113 HSSV (chiếm 23%); kỳ II là 11/ 63 HSSV (chiếm 17,5%) . Như vậy số HSSV
bỏ học kỳ II giảm so với kỳ I năm học 2015 – 2016 là 5,5%. Mặc dù chưa ngăn chặn
được triệt để tình trạng bỏ học của HSSV nhưng những giải pháp này bước đầu đã
phát huy được hiệu quả, góp phần giảm thiểu số HSSV bỏ học.
- Biểu đồ số 5: Biểu thị tỷ lệ HSSV bỏ học trong kỳ I và kỳ II năm học
2015-2016 tại 6 lớp nhóm tác giả làm công tác chủ nhiệm.
Học kỳ
Kỳ I
Kỳ II

Đầu vào
113
63

Số HSSV bỏ học
26
11

Tỷ lệ HSSV bỏ học

23%
17,5%

Biểu đồ số 5
Hà Nội, ngày tháng
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

năm 2017.

TM. Nhóm tác giả

Nguyễn Thị Yến
*Nhận xét của đơn vị

10


11



×