Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Đề cương Kinh Tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.69 KB, 35 trang )

Đề cương Kinh Tế Việt Nam
Câu1: Nguồn lực phát triển kinh tế là gì? Cách phân loại nguồn lực.
Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên hệ thống tài
sản quốc gia nguồn nhân lực đường lối chính sách vốn và thị trường... ở cả
trong nước và nước ngoài có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát
triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.
Nguồn lực không phải là bất biến. Nó thay đổi theo không gian và thời gian.
Con người có thể làm thay đổi nguồn lực theo hướng có lợi cho mình.
Phân loại nguồn lực:
-

Căn cứ vào nguồn gốc:

Vị trí địa lý: Lãnh thổ Việt Nam bao gồm hai bộ phận: phần đất liền ( diện tích
330.991 km2) và phần biển rộng lớn gấp nhiều lần so với phần đất liền. Việt
Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm đó đã làm cho thiên nhiên
nước ta khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á Đông Phi Tây Phi và tác
động sâu sắc tới các hoạt động kinh tế.Việt Nam nằm ở phía Đông bán đảo
Đông Dương gần trung tâm Đông Nam Á có một vùng biển rộng lớn giàu tiềm
năng. Vị trí tiếp giáp trên đất liền và trên biển làm cho nước ta có thể dễ dàng
giao lưu về kinh tế và văn hoá với nhiều nước trên thế giới.Việt Nam nằm ở khu
vực đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động của thế giới. Nền kinh tế của
các nước trong khu vực đứng đầu là Xingapo sau đó là Malaixia Thái Lan
Inđônêxia có nhiều chuyển biến đáng kể và ngày càng chiếm vị trí cao hơn
trong nền kinh tế toàn cầu cũng như ở châu Á Thái Bình Dương. Trong nhiều
năm liên tục trước cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra vào nửa sau thập kỷ 90
tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực đạt khá Nước ta có sự
đa dạng về tài nguyên thiên nhiêncao. Vị thế của ASEAN ngày càng được
khẳng định.
Nguồn lực tự nhiên: Nước ta có sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên. Ở trình
độ phát triển kinh tế như hiện nay tài nguyên đất giữ vị trí quan trọng. Việt Nam


có khoảng 8 0 triệu ha đất nông nghiệp bao gồm đất ở đồng bằng ở các bồn địa
giữa núi ở đồi núi thấp và các cao nguyên.
Nguồn nhiệt ẩm lớn tiềm năng nước dồi dào số lượng các giống loài động thực
vật biển và trên cạn khá phong phú nguồn khoáng sản đa dạng v.v... là những
thuận lợi mà thiên nhiên đã dành cho chúng ta.

1

1


Tuy nhiên nước ta cũng có nhiều tai biến do thiên nhiên gây ra như bão lũ lụt
hạn hán v.v... Gần như không năm nào không có thiên tai gây ra những tổn thất
nhất định cho nền kinh tế và cho đời sống nhân dân ở vùng này hay vùng khác.
Tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực cơ bản trong việc xây
dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Do đó vấn đề sử dụng hợp lí đi đôi với việc
bảo về và tái tạo tài nguyên thiên nhiên đang được đặt ra nhằm đảm bảo những
điều kiện tốt nhất cho sự phát triển bền vững của Việt Nam hiện tại và trong
tương lai.
Nguồn lực kinh tế - xã hội:
-

Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ


Nguồn lực trong nước (nội lực): bao gồm tất cả các nguồn lực bên trong
của một quốc gia. Cụ thể bao gồm 3 nguồn lực chủ yếu sau:
+Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên
+ Dân cư và nguồn lao động
+ Đường lối phát triển KT-XH và cơ sở vật chất kỹ thuật

Nguồn lực trong nước đóng vai trò quan trọng có tính chất quyết định trong
việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

Nguồn lực bên ngoài (ngoại lực): bao gồm tất cả các nguồn lực bên ngoài
của một quốc gia, có ảnh hưởng đến sự phát triển KT – XH của quốc gia đó. Đó
là vốn , thị trường, khoa học kĩ thuật, xu thế phát triển…
Nguồn lực nước ngoài có vai trò quan trọng thậm chí đặc biệt quan trọng đối
với nhiều quốc gia đang phát triển ở những giai đoạn lịch sử cụ thể.
Mặc dù có vai trò khác nhau nhưng giữa nguồn lực trong nước và nguồn
lực nước ngoài có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đây là mối quan hệ hỗ trợ
hợp tác bổ sung cho nhau trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi và tôn trọng
độc lập chủ quyền của nhau. Xu thế chung là các quốc gia cố gắng kết hợp
nguồn lực trong nước (nội lực) với nguồn lực nước ngoài (ngoại lực) thành sức
mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế nhanh và bền vững
Vai trò của nguồn lực: Nguồn lực có vai trò quan trọng đối với sự phát triển
KT – XH của mỗi quốc gia:
– Vị trí địa lí tạo thuận lợi hay gây khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay
cùng phát triển giữa các vùng trong một nước.
2

2


– Nguồn lực tự nhiên là cơ sở tự nhiên của quá trình sản xuất. Đó là những nguồn
lực vừa phục vụ trực tiếp cho cuộc sống, vừa phục vụ cho phát triển kinh tế.
– Nguồn lực KT – XH, nhất là dân cư và lao động, nguồn vốn, KH – KT và công
nghệ, chính sách và đường lối phát triển có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến
lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn.
Câu 2: Phân tích những hạn chế trong nguồn lực khoa học và công nghệ của nước
ta:

Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng nhìn chung KH&CN nước
ta còn nhiều mặt yếu kém, còn có khoảng cách khá xa so với thế giới và khu vực,
chưa đáp ứng được yêu cầu là nền tảng và động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Năng lực khoa học và công nghệ còn nhiều yếu kém:
Đội ngũ cán bộ KH&CN còn thiếu cán bộ đầu đàn giỏi, các "tổng công trình sư",
đặc biệt là thiếu cán bộ KH&CN trẻ kế cận có trình độ cao. Cơ cấu nhân lực
KH&CN theo ngành nghề và lãnh thổ còn nhiều bất hợp lý.
Đầu tư của xã hội cho KH&CN còn rất thấp, đặc biệt là đầu tư từ khu vực doanh
nghiệp. Trang thiết bị của các viện nghiên cứu, trường đại học nhìn chung còn rất
thiếu, không đồng bộ, lạc hậu so với những cơ sở sản xuất tiên tiến cùng ngành.
Hệ thống giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực
KH&CN chất lượng cao, đặc biệt đối với những lĩnh vực KH&CN tiên tiến;
chưa đáp ứng yêu cầu phát triển KH&CN cũng như sự nghiệp CNH, HĐH đất
nước.
Hệ thống dịch vụ KH&CN, bao gồm thông tin KH&CN, tư vấn chuyển giao
công nghệ, sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng còn yếu kém cả về
cơ sở vật chất và năng lực cung cấp dịch vụ đáp ứng các yêu cầu của hội nhập
khu vực và quốc tế.
Thiếu sự liên kết hữu cơ giữa nghiên cứu KH&CN, giáo dục - đào tạo và sản
xuất - kinh doanh; thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức nghiên cứu - phát
triển, các trường đại học và doanh nghiệp.
So với các nước trong khu vực và trên thế giới, nước ta còn có khoảng cách rất
lớn về tiềm lực và kết quả hoạt động KH&CN: tỷ lệ cán bộ nghiên cứu
3

3


KH&CN trong dân số và mức đầu tư cho nghiên cứu khoa học theo đầu người
thấp; các kết quả nghiên cứu - phát triển theo chuẩn mực quốc tế còn rất ít.

Nhìn chung, năng lực KH&CN nước ta còn yếu kém, chưa giải đáp được kịp
thời nhiều vấn đề của thực tiễn đổi mới, chưa gắn kết chặt chẽ và đáp ứng được
yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội.
Trình độ công nghệ của nhiều ngành sản xuất còn thấp và lạc hậu:
Ngoài những công nghệ tiên tiến được đầu tư mới trong một số ngành, lĩnh vực
như bưu chính - viễn thông, dầu khí, hàng điện tử tiêu dùng, sản xuất điện, xi
măng, nhìn chung trình độ công nghệ của các ngành sản xuất nước ta hiện lạc
hậu khoảng 2 - 3 thế hệ công nghệ so với các nước trong khu vực. Tình trạng
này hạn chế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Cơ chế quản lý khoa học và công nghệ chậm được đổi mới, còn mang nặng
tính hành chính:
Quản lý hoạt động KH&CN còn tập trung chủ yếu vào các yếu tố đầu vào, chưa
chú trọng đúng mức đến quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra và ứng dụng kết
quả nghiên cứu vào thực tiễn. Các nhiệm vụ KH&CN chưa thực sự gắn kết chặt
chẽ với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Công tác đánh giá nghiệm thu kết
quả nghiên cứu chưa tương hợp với chuẩn mực quốc tế.
Cơ chế quản lý các tổ chức KH&CN không phù hợp với đặc thù của lao động
sáng tạo và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các tổ chức
KH&CN chưa có được đầy đủ quyền tự chủ về kế hoạch, tài chính, nhân lực và
hợp tác quốc tế để phát huy tính năng động, sáng tạo.
Việc quản lý cán bộ KH&CN theo chế độ công chức không phù hợp với hoạt
động KH&CN, làm hạn chế khả năng lưu chuyển và đổi mới cán bộ. Thiếu cơ
chế đảm bảo để cán bộ KH&CN được tự do chính kiến, phát huy khả năng sáng
tạo, tự chịu trách nhiệm trong khuôn khổ pháp luật. Chưa có những chính sách
hữu hiệu tạo động lực đối với cán bộ KH&CN và chính sách thu hút, trọng
dụng nhân tài, chế độ tiền lương còn nhiều bất hợp lý, không khuyến khích cán
bộ KH&CN toàn tâm với sự nghiệp KH&CN.

4


4


Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động KH&CN chưa tạo thuận lợi cho nhà
khoa học, chưa huy động được nhiều nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; cơ
chế tự chủ về tài chính của các tổ chức KH&CN chưa đi liền với tự chủ về quản
lý nhân lực nên hiệu quả còn hạn chế.
Thị trường KH&CN chậm phát triển. Hoạt động mua, bán công nghệ và lưu
thông kết quả nghiên cứu KH&CN còn bị hạn chế do thiếu các tổ chức trung
gian, môi giới, các quy định pháp lý cần thiết, đặc biệt là hệ thống bảo hộ hữu
hiệu quyền sở hữu trí tuệ.
Tóm lại, công tác quản lý nhà nước về KH&CN còn chưa đổi mới kịp so với
yêu cầu chuyển sang kinh tế thị trường.
b) Những nguyên nhân chủ yếu
Đường lối chính sách phát triển KH&CN của Đảng và Nhà nước chưa
được quán triệt đầy đủ và chậm được triển khai trong thực tiễn:
Quan điểm KH&CN là nền tảng và động lực phát triển đất nước đã được khẳng
định trong các nghị quyết của Đảng nhưng trên thực tế chưa được các cấp, các
ngành, các địa phương quán triệt đầy đủ và triển khai trong thực tiễn phát triển
kinh tế - xã hội.
Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển KH&CN
chậm được thể chế hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật; việc tổ chức, chỉ
đạo thực hiện chính sách thiếu kiên quyết nên kết quả còn hạn chế.
Năng lực của các cơ quan tham mưu, quản lý KH&CN các cấp còn yếu
kém:
Cơ chế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp ăn sâu vào tiềm thức và thói quen của
không ít cán bộ KH&CN và quản lý KH&CN đã tạo ra sức ỳ không dễ khắc
phục trong cơ chế mới, không đáp ứng được yêu cầu về đổi mới quản lý
KH&CN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bối cảnh

toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế.
Chưa làm rõ trách nhiệm của Nhà nước đối với những hoạt động KH&CN mà
Nhà nước cần đầu tư phát triển như: các lĩnh vực KH&CN trọng điểm, ưu tiên;
nghiên cứu chiến lược, chính sách phát triển; nghiên cứu cơ bản; nghiên cứu
mang tính công ích, v.v...; cũng như chưa có cơ chế, chính sách phù hợp đối với
5

5


các hoạt động KH&CN cần và có thể vận dụng cơ chế thị trường, như nghiên
cứu ứng dụng và phát triển công nghệ, dịch vụ KH&CN.
Quản lý nhà nước đối với khu vực hành chính và khu vực sự nghiệp trong hệ
thống KH&CN chưa được tách biệt rõ ràng, làm cho công tác quản lý các tổ
chức KH&CN còn mang nặng tính hành chính.
Chậm tổng kết thực tiễn để nhân rộng các điển hình tiên tiến về gắn kết giữa
nghiên cứu KH&CN với giáo dục - đào tạo và sản xuất - kinh doanh.
Đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ còn hạn hẹp:
Đầu tư xây dựng tiềm lực KH&CN trong thời gian dài còn chưa được chú trọng
đúng mức, thiếu tập trung vào lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên, dẫn đến cơ sở hạ
tầng KH&CN lạc hậu, hiệu quả đầu tư thấp.
Thiếu quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học trình độ cao ở các lĩnh vực
KH&CN ưu tiên, đặc biệt là cán bộ KH&CN đầu ngành, các "tổng công trình
sư".
Cơ chế quản lý kinh tế chưa tạo môi trường thuận lợi cho phát triển khoa học và
công nghệ:
Cơ chế quản lý kinh tế hiện nay còn duy trì sự bao cấp gián tiếp của Nhà nước,
độc quyền của doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh, làm cho
các doanh nghiệp nhà nước có tư tưởng ỷ lại, chưa quan tâm đến ứng dụng các
kết quả nghiên cứu KH&CN và đổi mới công nghệ. Thiếu cơ chế, chính sách

hữu hiệu để gắn kết giữa KH&CN với sản xuất - kinh doanh và khuyến khích
doanh nghiệp ứng dụng kết quả nghiên cứu KH&CN. Hệ thống tài chính, tiền tệ
kém phát triển cũng không tạo điều kiện cho doanh nghiệp tự huy động được
nguồn vốn để đầu tư cho KH&CN.

6

6


7

7


Câu 3. Thế nào là tăng trưởng kinh tế? Hãy phân tích những thành tựu
trong tăngtrưởng kinh tế Việt Nam?
Khái niệm
Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi lí luận về phát triển kinh
tế. Tăng trưởng và phát triển KT là mục tiêu hàng đầu của tất cả các nước trên
thế giới, là thước đo chủ yếu vê sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của quốc gia.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập(hay sản lượng) đc tính cho toàn bộ
nền kinh tế trong 1 thời kì nhất định (thường là 1 năm). Tăng trưởng kinh tế có
thể biểu thị bằng 1 số tuyệt đối (quy mô tăng trưởng) hoặc số tương đối (tỷ lệ
tăng trưởng) – là tỷ lệ phần trăm của sản lượng của thời kì trước đó hoặc thời kì
gốc.
TTKT còn đc xem xét dưới góc độ chất lượng. Chất lượng TTKT đc thể hiện ở
sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế, thể hiện qua các đặc
điểm sau:
- Tốc độ tăng trưởng cao và duy trì đc trong 1 thời gian dài

- Phát triển có hiệu quả, thể hiện qua năng suất lao động, năng suất tài sản
cao và ổn định, hệ số, hiệu quả sử dụng vốn (ICOR) phù hợp, và đóng góp của
nhân tố năng suất tổng hợp (TFP) cao
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng nâng cao hiệu quả, phù hợp với
thực tiễn của nền kinh tế trong mỗi thời kỳ
- Nền KT có tính cạnh tranh cao
- TTKT gắn liền với đảm bảo hài oàn đời sống xã hội
- TTKT đi đôi với bảo vệ mội trường sinh thái

Phân tích những thành tựu trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam:
Tốc độ tăng trưởng (TĐTT) chung của nền kinh tế
Nền KT VN đã có sự tăng trưởng liên tục và với tốc độ cao trong suốt 1 thời
gian dài sau đổi mới. So với các thời kỳ 1976-1985 (đặt khoảng 2% /năm),
8

8


1986-1990 (đạt xấp xỉ 3,9%/năm), thì tốc độ tăng trưởng bình quân năm của
thời kỳ 1991-1995 (8.81%), 1996-2000 (6,95%) và 2001-2006 (7,62%) là rất ấn
tượng. Tính bình quân trong cả giai đoạn 1991-2006, tốc độ TTKT đạt
7,59%/năm). Đó là tốc độ tăng thuộc loại cao nhất so với các nước và vùng lãnh
thổ trên thế giới, chỉ thấp hơn TĐTT bình quân năm của Trung Quốc trong thời
gian tương ứng. Hơn thế, tời gian TTKT tiên tục cua VN đã dạt 28 năm vượt kỷ
lục 23 năm của Hàn Quốc, và cũng chỉ thua kỷ lục 30 năm mà TQ đang nắm
giữ cho đến nay.
Từ năm 1991 đến nay, nền kinh tế VN trải qua 3 thời kỳ tăng trưởng kinh
khác nhau.
Thời kỳ 1991-1995 thể hiện những bước chuyển đầu tiên của nền KT sang cơ
chế thị trường, nền KT tăng trưởng nhanh chóng, đạt đỉnh điểm cào năm 1995

(9.54%).Nhìn chung, giai đoạn chuyển đổi này đã xây dựng nền móng cơ sở
cho cơ chế thị trường phát triển những năm sau đó.
Thời kỳ 1996-1999 là khoảng thời gian TĐTT KT có chiều đi xuống do tác
động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á. Bình quân ca thời kỳ,
TĐTT KT dạt 7% không đảm bảo kế hoạch 5 năm đề ra.
Thời kỳ 2001-2007 chứng kiến đà tăng trưởng trở lại của nền kinh tế. Cùng với
các chương trình cải cách hướng vào cải tổ cơ cấu kinh tế, tốc độ cổ phần hóa
các doanh nghiệp nhà nước cũng tăng lên, đặc biệt từ năn 2002 trở lại đây.
TĐTT bình quân 7 năm đạt hơn 7,7%.
Mặc dù nền kinh tế đã trải qua ba thời kỳ tăng trưởng thăng trầm, nhưng nhìn
chung nhịp độ tăng trưởng cao và khá ổn định, ngoại trừ năm 1999, các năm
còn lại đều có TĐTT trên 5%. Nhờ đó quy mô GDP của Việt Nám tăng nhanh
chóng, năm 2006 đã gấp 3,2 lần năm 1990.
Từ năm 2008 đến nay, nền kinh tế bắt đầu một chu kỳ suy giảm tăng trưởng do
chịu tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu với TĐTT năm 2008 giảm
còn 6,315 so với 8,46% năm 2007, năm 2009 chỉ đạt 5.32%.
TĐTT của các nhóm ngành trong nền kinh tế
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
9

9


Khu vực nông, lâm,ngư nghiệp của Vn tăng trưởng liên tục trong cả giai
đoạn 1991-2008, với tốc độ bình quan 4%/năm. Giá trị sản xuất của cả ngành
luôn tăng trưởng vượt mức đạt ra trong kế hoạch 5 năm 1991-1995 và 19962000.
Công nghiệp và xây dựng
Từ năm 1991 đến nay, TĐTT ngành công nghiệp và xây dựng đạt trung
bình là 10,9%/năm, một tốc độ tăng vừa cao, vừa liên tục, vừa trong thời gian
dài và chưa bao giờ đạt được trong lịch sử nền kinh tế nước ta. Giá trị sản xuất

toàn ngành qua gần 16 năm tăng trưởng liên tục đạt 2 con số, nhờ đó quy mô
sản xuất của ngành năm 2006 xấp xỉ gần 8 lafn so với năm 1991. Năm 2008, do
bắt đàu bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế toàn cầu, TĐTT của ngành giảm
mạnh chỉ còn 5,98%. Năm 2009 TĐTT chỉ đạt 5,52%.
Tăng trưởng cao của công nghiệp và xây dựng đạt được ở cả 3 khu vực
(doanh nghiệp nhà nước , ngoài quốc doanh, và có vốn đầu tư nước ngoài).
TĐTT của công nghiệp trong thời kỳ 1991-2008 đạt cao ở một số ngành
chủ yếu như than, hóa chất, da, gỗ, kim loại… Đặc biệt trong những năm gần
đây, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, thiết
bị máy tính, điện… đã đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng của toàn ngành.
Dịch vụ
Có thể nói, khu vực dịch vụ phản ánh rõ nét nhất sự thăng trầm của tăng
trưởng kinh tế VN. 1991-1995, ngành dịch vụ có TĐTT khá cao98,6%/năm) ,
tốc độ này giảm sút dần trong 5 năm 1996-2000 (5,7%/năm), nhưng trở lại đà
tăng trưởng kể từ năm 2001 đến nay. 2005-2006 , GDP ngành dịch vụ tạo ra
tăng trên mức 8%. Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế mà TĐTT của ngành
dịch vụ có giảm nhẹ xuống còn 7,37% vào năm 2008. Năm 2009 TĐTT của
khu vực chỉ đạt 6,63%.

10

10


11

11


Câu 4: Phân tích những hạn chế trong tăng trưởng kinh tế của VN?

a.
Tốc độ tang trưởn kinh tế chưa đủ để đưa đất nước nước thoát
khỏi tình trạng tụt hậu so với thế giới và khu vực
Thu nhập giữa VN và các nc trong khu vực đang dần đc thu hẹp
dần. Năm 1991, GDP theo tỷ giá sức mua tương đương PPP chưa bằng ½ của
Philippine hay Indonexia, khoảng 1/5 của Thái lan thì sau 17 năm tang đáng
kểleen mức ¾ và 1/3
Tuy nhiên so vs TQ thì có sự tuth hậu đáng kể. Năm 1991, GDP
theo tỷ giá PPP chênh lệch chỉ khoảng 20% thì đến năm 2008 đã lên đến 50%
theo tỷ giá hối đoái và 2784 USD theo PPP. Tuy nhiên vẫn còn thấp so vs mức
bình quân chung của khu vực, Châu Á và toàn thế giới.
-Xét về nhiều mặt, động thái tang trưởng của nền kinh tế VN chưa thể
hiện rõ quyết tâm và khả năng thoát khỏi nguy cơ tụt hậu ph/triển.
b.Tăng trưởng kte chủ yếu dựa trên những nhân tố theo chiều rộng
•Năng suất lao động xh thấp
-Năng suất lao động của nước ta còn rất thấp so vs các nước trong khu vực:
+ Năm 2205 ms đạt khoảng 19,7 triệu đồng/năm, tháp hơn nhiều so vs
nước ASEAN, chỉ tang 4,9% năm thời kỳ 1991-2005
+ Giá trị thặng dư tạo ra thấp, ảnh hưởng đến tích lũy tái đầu tư để tái sản
xuất và mở rộng nâng cao mức sống.
•Các nguồng tang trưởng và sdung vốn
-Từ năm 1996-2004, tỷ trọng đóng góp vào GDP của yếu tố vốn tang từ
34,6% lên tới 61,5% trong khi vốn là yếu tố nước ta còn thiếu.
-Năng lực sản xuất của vốn đầu tư cũng đang giảm thấp đến mức báo
động vs chỉ số ICOR tang mạnh trong giai đoạn 1991-2008 và thể hiện chu kỳ
rõ rệt cùng vs tang trưởng GDP: năm 1991, hệ số ICOR tính ddc là 2,9 thì năm
2008, hệ số này 6,66. Trong vòng 17 năm, hế số ICOR tang 2,3 lần.
c.Tăng trưởng cao nhưng sức mạnh cạnh tranh của nền kt còn yếu
•Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước
- Từ năm 2000-2004, tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh và tỷ

suất lợi nhuận trên doanh thu đều thấp nhưng có xu hướng tang lên ở tất cả
thành phần kte vs mức độ khác nhau.:
12

12


+ Phân theo thành phần kte, tỷ suất lợi nhuận trên vốn của doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài cao nhất là tang lien tục từ 9% năm 2000 lên 13%
năm2201. Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có tỷ suất lợi nhuận trên vốn
giảm từ 2,3% năm 2001 xuống còn 1,6% năm 2204.
+ Xét chung toàn bộ các doanh nghiệp trong nền kte, tỷ suất lợi nhuận
trên vốn bình quân diai đoạn 2000-2004 tăng từ 3,74% lên 4,85%. Tuy nhiên,
đén măm 2005 tỷ suất này chỉ còn 4,42% năm.
+ Số doanh nghiệp bị lỗ vẫn chiếm tới 27,4% năm 2005.
-Quy mô doanh nghiệp VN còn nhỏ và siêu nhỏ, trình độ công nghệ thấp.
•Năng lực cạnh tranh của hàng hóa sản xuất trong nước: so sánh năng lực
cạnh tranh của VN vs một số nước trong khối ÁEAN thì VN chỉ xếp trên
Campuchia ( thứ 103). Tuy nhiên VN đạt đc nhiều thành tích trong việc duy trì
kte vĩ mô nhưng còn yếu kém trong đổi mới công nghệ.
d.Tăng trưởng cao nhưng gia tang nhẹ tình trạng bất bình đẳng:
-VN đã thành công trong việc giảm nghèo từ đầu năm 1990 nhưng lại đi
kèm vs sự gia tăg nhẹ về bất bình đẳng. Phân hóa giàu ngèo giữa các tầng lớp
dânc ư, gữa thành thị và nông thôn, miền xuôi và miền núi tang lên.
+ Hệ số chênh lệch về thu nhập giữa nhóm 20% giàu nhất và nhóm 20%
nghèo nhất trong tổng dân số các nước đã tang từ 7,6 lần năm 1999 lên 8,3 lần
năm 2004.
+ Tỷ trọng thu nhập của 40% số hộ có thu nhập thấp nhất so vs tổng thu
nhập của tất cả các hộ dân cư năm 1999 là 18,7% và năm 2004 là 1,7%.
-Như vậy, sự bất bình đẳng về thu nhập ở nước ta tuy có tăng nhưng vs

mức độ thấp và phân bố thu nhập trong các nhóm đan cư hiện nay ở nước ta là
tương đối bình đẳng.
e.Tăng trưởng cao nhưng kéo theo tình trạng khai thác cạn kiệt tài
nguyên gây ô nhiễm môi trường.
-Dự tăng trưởng cao trong th/gi qua tiềm ẩn nhiều hủy hoạiveef môi trường sinh
thái; khai thác bừa bãi, lãng phí tài nguyên thiên nhiên gây ra những trận lũ lụt
lớn thường xảy ra ở miền Trung và Nam bộ, ô nhiễm nguồn nước…
-Công nghệ lạc hậu, yếu kém đc sử dụng trong nền kte hiện nay gây hao
phí và thất thoát tài nguyên nước và năng lượng.
13

13


- Nguyên nhân cơ bản gây hủy hoại môi trường xuất phát từ áp lực kte, do
nhu cầu mưu sinh.
Câu 5. Thế nào là chính sách tài khóa và ngân sách nhà nước?
1. Chính sách tài khóa:
- Chính sách tài khóa là chính sách điều chỉnh tổng mức hoạt động của
nền kinh tế thông qua chi tiêu của chính phủ và thuế.
- Đây là 1 trong những chính sách kinh tế vĩ mô cơ bản , có vai trò:
+ Góp phần thực hiện vai trò kinh tế của chính phủ trong nền kinh tế thị
trường.
+ Nhằm hạn chế các khuyết tật của cơ chế thị trường.
+ Hướng nền kinh tế tới hiệu quả, công bằng và ổn định.
- Chính sách tài khoá có thể tạm chia thành chính sách tài khoá cân bằng,
chính sách tài khoá mở rộng và chính sách tài khoá thắt chặt.
• Chính sách tài khoá cân bằng
- Là chính sách tài khoá mà theo đó, tổng chi tiêu của Chính phủ cân bằng
với các nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và các nguồn thu khác mà không phải vay

nợ.
• Chính sách tài khoá mở rộng (hay còn gọi là chính sách tài khóa thâm
hụt)
- Là chính sách nhằm tăng cường chi tiêu của chính phủ so với nguồn thu
bằng cách:
(i) gia tăng mức độ chi tiêu chính phủ mà không tăng nguồn thu; hoặc
(ii) giảm nguồn thu từ thuế mà không giảm chi tiêu; hoặc
(iii) vừa gia tăng mức độ chi tiêu của chính phủ đồng thời giảm nguồn thu
từ thuế.

14

14


- Chính sách tài khoá mở rộng có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế,
tạo thêm nhiều việc làm. Tuy nhiên, chính sách tài khoá mở rộng thường dẫn
đến việc Chính phủ phải vay nợ để bù đắp thâm hụt ngân sách.
• Chính sách tài khoá thắt chặt (hay còn gọi là chính sách tài khóa thặng
dư)
- Là chính sách hạn chế chi tiêu của chính phủ so với nguồn thu bằng
cách:
(i) chi tiêu của chính phủ ít đi nhưng không tăng thu; hoặc
(ii) không giảm chi tiêu nhưng tăng thu từ thuế; hoặc
(iii) vừa giảm chi tiêu vừa tăng thu từ thuế.
- Chính sách tài khoá thắt chặt được áp dụng khi nền kinh tế có dấu hiệu
tăng trưởng nhanh và thiếu bền vững hoặc khi nền kinh tế gặp tình trạng lạm
phát cao. Việc này có thể làm thâm hụt ngân sách ít đi hoặc thặng dư ngân sách
lớn lên so với trước đó
2. Ngân sách Nhà nước

- NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước trong dự toán đã
được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một
năm để bảo đảm thực hiện các chức năng của Nhà nước.
- NSNN bao gồm hai cấp: Trung ương và địa phương. Quan hệ giữa hai
cấp này được thực hiện theo nguyên tắc chủ yếu là phân định nguồn thu và
nhiệm vụ chi cụ thể; thực hiện bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp
dưới để bảo đảm sự cân bằng, phát triển cân đối và thực hiện được nhiệm vụ
của các vùng, các địa phương.
- NSNN được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải
lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích luỹ ngày càng cao vào đầu
tư phát triển.


Các khoản thu NSNN.

- Các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí. Đây là các khoản thu bắt buộc thực
hiện nghĩa vụ của các doanh nghiệp, các tổ chức và công dân do những yêu cầu
15

15


tất yếu về kinh tế - chính trị - xã hội để bảo đảm các hoạt động của bộ máy Nhà
nước, giữ vững quốc phòng, an ninh và bảo đảm các sự nghiệp xã hội.
- Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước.
- Các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân thuộc đối tượng phải
đóng góp theo luật định.
- Các khoản viện trợ: Hình thức chủ yếu là viện trợ không hoàn lại, của
các tổ chức, các tổ chức phi chính phủ của các nước và quốc tế. Nguồn thu này
chủ yếu phụ thuộc vào đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Đây là

nguồn thu nhất thời, không ổn định, không tính toán trước một cách chính xác.
- Các khoản do Nhà nước vay để bù đắp bội chi được đưa vào cân đối
NSNN. Khoản thu này được thực hiện thông qua quan hệ tín dụng Nhà nước
trong nước và quốc tế để sử dụng vào mục đích đầu tư phát triển kinh tế. Đây là
nguồn thu không thuộc quyền sở hữu Nhà nước, đến kỳ hạn Nhà nước phải
thanh toán.
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Các khoản chi lấy từ NSNN: Chi NSNN là một hệ thống các quan
hệ rất đa dạng, phức tạp, bao gồm:
- Các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội.
- Các khoản chi bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ
máy Nhà nước. Đây là những khoản chi bắt buộc trong NSNN của mọi quốc gia
nhằm để giữ vững an ninh tổ quốc, ổn định chính trị - xã hội.
- Các khoản chi trả nợ của Nhà nước:
- Các khoản chi dự trữ Nhà nước (từ 3 - 5% tổng số dư). Đây là khoản dự
phòng cho những nhu cầu đột xuất bất trắc có thể xảy ra trong khi thực hiện
nhiệm vụ của Nhà nước.
- Các khoản chi viện chợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp
luật.

16

16


17

17



Câu 6: : Hãy giới thiệu một số thuế cơ bản hiện hành ở Việt Nam: Giá trị
gia tăng (VAT), tiêu thụ đặc biệt, thu nhập cá nhân, thuế nhà – đất.
1. Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng có nguồn gốc từ thuế doanh thu và Pháp là nước đầu tiên
trên thế giới ban hành Luật thuế giá trị gia tăng - vào năm 1954. Thuế giá trị gia
tăng theo tiếng Pháp gọi là: Taxe Sur La Valeur Ajou tée (viết tắc là TVA), tiếng
Anh gọi là Value Added Tax (viết tắc là VAT), dịch ra tiếng Việt là thuế giá trị
gia tăng. Khai sinh từ nước Pháp, thuế giá trị gia tăng đã được áp dụng rộng rãi
ở nhiều nước trên thế giới. Ngày nay, các quốc gia thuộc khối Liên minh Châu
Âu, châu Phi, châu Mỹ La Tinh và một số quốc gia Châu á trong đó có Việt
Nam đã chính thức áp dụng thuế giá trị gia tăng .Các quốc gia khác cũng đang
trong thời ký nghiên cứu loại thuế này.Tính đến nay đã có khoảng 130 quốc gia
áp dụng thuế giá trị gia tăng.
Ở nước ta, tại ký họp lần thứ 11 Quốc hội khoá 9, Quốc hội nước ta đã thông
qua Luật thuế giá trị gia tăng và có hiệu lực thi hành kề từ ngày 01-01-1999.
Theo quy định của Luật thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng là một loại
thuế gián thuđánh trên khoản giá trị tăng thêm cuả hàng hoá, dịch vụ phát sinh
trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách
Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
2. Thuế thu nhập đặc biệt
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người
nộp thuế, căn cứ tính thuế, hoàn thuế, khấu trừ thuế và giảm thuế tiêu thụ đặc
biệt.
Điều 2. Đối tượng chịu thuế
1. Hàng hóa:
a) Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai,
ngửi, ngậm;
18


18


b) Rượu;
c) Bia;
d) Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai
hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và
khoang chở hàng;
đ) Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;
e) Tàu bay, du thuyền;
g) Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và
các chế phẩm khác để pha chế xăng;
h) Điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống;
i) Bài lá;
k) Vàng mã, hàng mã.
2. Dịch vụ:
a) Kinh doanh vũ trường;
b) Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke);
c) Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi
bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự;
d) Kinh doanh đặt cược;
đ) Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;
e) Kinh doanh xổ số.
Điều 3. Đối tượng không chịu thuế
Hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này không thuộc diện chịu thuế
tiêu thụ đặc biệt trong các trường hợp sau:
1. Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc bán, ủy thác
cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu;
19


19


2. Hàng hóa nhập khẩu bao gồm:
a) Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không
hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt
Nam theo mức quy định của Chính phủ;
b) Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới
Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu theo quy định của Chính phủ;
c) Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu và tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu không
phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp
luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;
d) Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại
giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế; hàng nhập
khẩu để bán miễn thuế theo quy định của pháp luật;
3. Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá,
hành khách, khách du lịch;
4. Xe ô tô cứu thương; xe ô tô chở phạm nhân; xe ô tô tang lễ; xe ô tô thiết kế
vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên; xe ô tô chạy
trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia
giao thông;
5. Hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội
địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá
được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới
24 chỗ.
Điều 4. Người nộp thuế
Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng
hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá
thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng

20

20


không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh
doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
3. Thuế thu nhập cá nhân là: khoản tiền mà người có thu nhập phải trích nộp
một
phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu nhập khác vào ngân sách nhà nước.
Cách thức và phương pháp nộp thuế được quy định chi tiết tại khoản 3 Luật
Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, điều 2 Nghị định 100/2008/NĐ – CP ngày
08/9/2008 Quy định chi tiết một số điều của Thuế thu nhập cá nhân, mục II.1,
phần A, Thông tư 84/2008/TT – BTC ngày 30/9/2008, hướng dẫn thi hành một
số điều của thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn chi tiết nghị định
100/2008/NĐ- CP ngày 08/9/2008.
Thứ hai: Theo quy định tại điều 22 và điều 23 Luật thuế thu nhập cá nhân quy
định về mức thu nhập chịu thuế:
Điều 22. Biểu thuế luỹ tiến từng phần
1. Biểu thuế luỹ tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế quy định tại
khoản 1 Điều 21 của Luật này.
2. Biểu thuế luỹ tiến từng phần được quy định như sau:
Điều 23. Biểu thuế toàn phần
Bạn có thể căn cứ vào quy định để đối chiếu với trường hợp của mình khi phải
nộp thuế
4. Thuế nhà đất là loại thuế thu hàng năm đối với các đối tượng có quyền sử
dụng đất để ở hoặc để xây dựng công trình, mang ý nghĩa là thuế đánh vào việc

sử dụng đất cho mục đích phi sản xuất nông nghiệp.
Đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế
► Đối tượng nộp thuế:
Mọi tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có quyền sử dụng hoặc trực tiếp sử dụng
đất để ở hoặc xây dựng công trình. Trường hợp bên Việt Nam tham gia liên
21

21


doanh được Nhà nước cho góp vốn pháp định bằng quyền sử dụng đất thì bên
Việt Nam là người nộp thuế đất.
► Đối tượng chịu thuế:

Đối tượng chịu thuế nhà đất là đất ở, đất xây dựng công trình không phân biệt
đất có giấy phép hay chưa có giấy phép sử dụng. Cụ thể, đất ở là đất thuộc khu
dân cư ở các thành thị và nông thôn bao gồm: đất đã xây cất nhà (kể cả mặt
sông, hồ, ao, kênh rạch làm nhà nổi cố định), đất làm vườn, làm ao, làm đường
đi, làm sân, hay bỏ trống quanh nhà, trừ diện tích đất đã nộp thuế sử dụng đất
nông nghiệp; kể cả đất đã được cấp giấy phép, nhưng chưa xây dựng nhà ở.
Đất xây dựng công trình là đất xây dựng các công trình công nghiệp, khoa học,
kỹ thuật, giao thông, thủy lợi, nuôi trồng thủy sản, văn hóa, xã hội, dịch vụ,
quốc phòng, an ninh và các khoản đất phụ thuộc (diện tích ao hồ, trồng cây bao
quanh các công trình kiến trúc), không phân biệt công trình đã xây dựng xong
đang sử dụng, đang xây dựng, hoặc đất ở được cấp giấy phép nhưng chưa xây
dựng, hoặc dùng làm bãi chứa vật tư, hàng hóa.
Không thu thuế đối với các trường hợp đất dùng vào mục đích công cộng, phúc
lợi xã hội, hoặc từ thiện không vì mục đích kinh doanh hoặc không dùng để ở
như: đất làm đường xá, cầu cống, công viên, sân vận động, trường học, nghĩa
trang, nghĩa địa… Đất dùng vào thờ cúng chung của các tôn giáo, các tổ chức

không vì mục đích kinh doanh hoặc không dùng để ở như: Di tích lịch sử, đình,
chùa, đền, miếu, nhà thờ (kể cả nhà thờ họ). Riêng đền, miếu, nhà thờ vẫn phải
nộp thuế.
Trong trường hợp, thu nhập từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất, chuyển
quyền thuê đất của các tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (gọi tắt là tổ chức
kinh doanh) trong các trường hợp sau phải chịu thuế thu nhập từ chuyển quyền
sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất: Chuyển quyền sử dụng đất hoặc chuyển
quyền thuê đất chưa có kết cấu hạ tầng, công trình kiến trúc trên đất; cùng với
kết cấu hạ tầng trên đất; cùng với công trình kiến trúc trên đất.
Đối tượng nộp thuế nhà đất là tổ chức kinh doanh có thu nhập từ chuyển quyền
sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất. Đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có
22

22


thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất không nộp thuế
thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất mà nộp thuế theo
quy định của Luật thuế chuyển quyền sử dụng đất hiện hành.

23

23


Câu 7. Vai trò điều tiết chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước được
thể hiện như thế nào ở Việt Nam?
Luật NHNN 2010 của Việt Nam định nghĩa: “Chính sách tiền tệ quốc gia
là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng

chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện
mục tiêu đề ra.” (Điều 3). Nói chung, chính sách tiền tệ cũng hướng đến các
mục tiêu kinh tế vĩ mô như chính sách tài khóa nhưng mục tiêu chính thường
được xác định là ổn định giá cả và lạm phát.
1.Lạm phát
Thông thường, ở Việt Nam mục tiêu ổn định giá cả và kiềm chế lạm phát là như
nhau nhưng đôi khi cũng có những phân biệt nhất định. Phần trước chúng ta đã
hiểu rằng, lạm phát biểu thị tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên
trong một thời gian nhất định. Như vậy, kiềm chế lạm phát là việc kiểm soát sao
cho lạm phát, tức mức giá chung, không tăng vượt quá một giới hạn nhất định.
Trong khi đó, ổn định giá cả được hiểu là làm cho giá cả của các mặt hàng, đặc
biệt là các mặt hàng thiết yết trong nền kinh tế, không biến động quá nhiều gây
ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân. Với ý nghĩa đó, chúng ta
thấy rằng Bộ Tài chính, cụ thể là Cục Quản lý giá, có vai trò nhất định trong
việc ổn định giá cả của nhiều mặt hàng được cho là quan trọng của nền kinh tế.
Rõ ràng sự biến động giá cả của các mặt hàng này có thể có tác động đến mức
giá chung của nền kinh tế nhưng không nhất thiết đó là lạm phát. Nói khác đi,
Bộ Tài chính không thể làm thay hoàn toàn vai trò của Ngân hàng Nhà nước
trong việc theo đuổi mục tiêu kiềm chế lạm phát.
2. Giảm tình trạng thất nghiệp của nền kinh tế hay nói cách khác là tăng
nhân dụng.
Chính sách tiền tệ như chúng ta biết sẽ tác động đến khối tiền của nền kinh tế,
từ đó ảnh hưởng lên mức lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ. Lãi suất là
một yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đầu tư của khu vực doanh nghiệp và kể cả
tiêu dùng của khu vực hộ gia đình. Việc mở rộng hay thu hẹp đầu tư này đến
lượt nó lại ảnh hưởng đến vấn đề công ăn việc làm cho người lao động. Thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế hay chống suy thoái kinh tế cũng là mục tiêu quan trọng
của chính sách tiền tệ. Như chúng ta vừa nói, hành vi mở rộng đầu tư nhờ được
24


24


kích thích bởi chính sách lãi suất thấp của chính sách tiền tệ không chỉ giúp giải
quyết công ăn việc làm cho người dân mà còn giúp gia tăng sản lượng và thu
nhập của nền kinh tế. Tuy nhiên, một số người cũng tranh luận về mục tiêu này
của chính sách tiền tệ. Theo họ, mục tiêu tăng trưởng kinh tế thường được xem
là mục tiêu chung của chính phủ và do đó bằng nhiều chính sách và biện pháp
khác nhau của chính phủ, chẳng hạn như cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu
hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư kinh doanh hay cải cách môi
trường cạnh tranh khuyến khích và thúc đẩy tinh thần doanh nhân, sẽ có thể tác
động đến tăng trưởng kinh tế thay vì để cho chính sách tiền tệ làm thay các
chính sách này của chính phủ mà xa rời các mục tiêu cốt lỗi của mình. Tất
nhiên đây chỉ là những tranh luận, trong khi cả phương diện lý thuyết lẫn thực
tiễn đều cho thấy chính sách tiền tệ có vai trò không nhỏ trong việc thúc đẩy
sản lượng và chống suy thoái kinh tế
3. Duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và các tổ chức tài chính.
Chúng ta biết rằng, kênh truyền dẫn tác động của chính sách tiền tệ thường là
thông qua hệ thống tài chính và kênh ngân hàng. Chính vì vậy, một hệ thống tài
chính ổn định và một hệ thống ngân hàng lành mạnh sẽ giúp truyền dẫn một
cách có hiệu lực và hiệu quả hơn các mục tiêu của chính sách tiền tệ ra nền kinh
tế cũng như các khu vực trong nền kinh tế. Hơn nữa, khi hệ thống tài chính ổn
định, bản thân nó cũng sẽ giúp huy động và phân bổ nguồn vốn tốt hơn, qua đó
sẽ giúp gia tăng tiết kiệm và đầu tư, góp phần vào tăng trưởng kinh tế.
Cuối cùng, các chính sách tiền tệ nhiều lúc còn theo đuổi một số mục tiêu khác
nữa, chẳng hạn như ổn định tỷ giá, ổn định lãi suất, hay đảm bảo an ninh tài
chính quốc gia.

25


25


×