Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

HOOCMÔN Ở THỰC VẬT VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.49 KB, 11 trang )

Giáo viên: Lê Hồng Thái

Hotline: 0983636150
HOOCMÔN THỰC VẬT

1. Khái niệm hoocmôn
- Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động
sống của cây.
- Đặc điểm chung:
+ Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây.
+ Với nồng độ rất thấp nhưng gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
+ Tính chuyên hoá thấp hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.
- Dựa vào tác động sinh lí của hooc môn đối với quá trìn sinh trưởng của thực vật người ta chia
hooc môn thực vật làm hai nhóm
+ Nhóm kích thíc sinh trưởng :Auxin, Gibêrelin,Xitôkinin
+ Nhóm ức chế sinh trưởng : Êtilen, Axit abxixic
2. Hoocmôn kích thích
a. Auxin
- Nơi sản sinh: Đỉnh của thân và cành.
- Tác động:
+ Ở mức độ tế bào: Kích thích quá trình nguyên phân và sinh trưởng kéo dài của TB.
+ Ở mức độ cơ thể: Tham gia vào quá trình hướng động, ứng động, kích thích nảy mầm của
hạt, chồi; kích thích ra rễ phụ, .v.v.

Hình 1: Tác dụng sinh lí của auxin
- Ứng dụng: Kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả (cà chua), tạo quả không
hạt, nuôi cấy mô ở tế bào thực vật, diệt cỏ.
b. Gibêrelin
- Nơi sản sinh: Ở lá và rễ.
- Tác động:
+ Ở mức độ tế bào: Tăng số lần nguyên phân và tăng sinh trưởng kéo dài của mọi tế bào.


+ Ở mức độ cơ thể: Kích thích nảy mầm cho hạt, chồi, củ; kích thích sinh trưởng chiều cao
cây; tạo quả không hạt; tăng tốc độ phân giải tinh bột.

1


Giáo viên: Lê Hồng Thái

Hotline: 0983636150

Hình 2: GA kích thích hạt nẩy mầm
- Gibêrelin kích thích hạt nảy mầm
- Ứng dụng: Kích thích nảy mầm cho khoai tây; kích thích chiều cao sinh trưởng của cây lấy sợi;
tạo quả nho không hạt; tăng tốc độ phân giải tinh bột để sản xuất mạch nha và sử dụng trong
công nghiệp sản xuất đồ uống.
c. Xitôkinin
- Nơi sản sinh: Ở rễ.
- Tác động:
+ Ở mức độ tế bào: Kích thích sự phân chia tế bào, làm chậm quá trình già của tế bào.
+ Ở mức độ cơ thể: Hoạt hoá sự phân hoá, phát sinh chồi thân trong nuôi cấy mô callus.

Hình 3: Sử dụng xitôkinin trong nuôi cấy mô tế bào
- Ứng dụng: Sử dụng phổ biến trong công tác giống đểtrong công nghệ nuôi cấy mô và tế bào
thực vật (giúp tạo rễ hoặc kích thích các chồi khi có mặt của Auxin); sử dụng bảo tồn giống cây
quý.
3. Hoocmôn ức chế
a. Êtilen.
- Đặc điểm của êtilen: Êtilen đợc sinh ra ở lá già, hoa già, quả chín
- Vai trò sinh lí của êtilen: điều chỉnh sự chín, sự rụng lá, kích thích ra hoa, tác động lên sự phân
hóa gới tính.


2


Giáo viên: Lê Hồng Thái

Hotline: 0983636150

Hình 4: Êtilen kích thích chuối chín
b. Axit abxixic
- Đặc điểm của êtilen: ABAđược sinh ra ở trong lá, chóp rễ hoặc các cơ quan đang hoá già.
- ABAkìm hãm quá trình trao đổi chất, giảm súc các hoạt động sinh lí và chuyển cây vào trạng
thái ngủ nghỉ.
- Vai trò sinh lí của êtilen: Gây nên sự rụng lá, ức chế nảy mầm, điều chỉnh sự đóng mở khí
khổng, giúp cây chống chọi với điều kiện môi trường bất lợi.
4. Tương quan giữa các hoocmôn
- Tương quan của hoocmôn kích thích so với hoocmôn ức chế sinh trưởng: Ví dụ tương quan
giữa AAB/GA điều tiết trạng thái ngủ và nảy mầm của hạt, trong hạt nảy mầm GA cao cực đại và
AAB thấp, trong hạt khô, GA thấp còn AAB cao.
- Tương quan giữa các hoocmôn kích thích với nhau: Ví dụ: Tương quan giữa Auxin/Xitôkinin
điều tiết sự phát triển của mô sẹo. Nếu Auxin/Xitôkinin < 1 kích thích tạo chồi, nếu
Auxin/Xitôkinin > 1 kích thích ra rễ.
BÀI TẬP ÁP DỤNG
Câu 1: Gibêrelin có vai trò
A. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân.
B. Làm giảm số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và chiều dài thân.
C. Làm tăng số lần nguyên phân, giảm chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân.
D. Làm tăng số lần nguyên phân, chiều dài của tế bào và giảm chiều dài thân.
Câu 2: Xitôkilin chủ yếu sinh ra ở:
A. Đỉnh của thân và cành.

B. Lá, rễ
C. Tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả.
D. Thân, cành
Câu 3: Auxin chủ yếu sinh ra ở:
A. Đỉnh của thân và cành.
B. Phôi hạt, chóp rễ.
C. Tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả.
D. Thân, lá.
Câu 4: Êtylen có vai trò
A. thúc quả chóng chín, ức chế rụng lá và rụng quả.
B. thúc quả chóng chín, rụng quả, kìm hãm rụng lá.
C. thúc quả chóng chín, rụng lá kìm hãm rụng quả.
D. thúc quả chóng chín, rụng lá, rụng quả.
Câu 5: Người ta sử dụng Gibêrelin để
A. làm giảm độ nảy mầm của hạt, chồi, củ, kích thích sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả
không hạt.
B. kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây và phát triển bộ rễ, tạo
quả không hạt.
C. kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt.
3


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
D. kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, phát triển bộ lá, tạo
quả không hạt.
Câu 6: Gibêrelin chủ yếu sinh ra ở:
A. Tế bào đang phân chia ở, hạt, quả.
B. thân,cành.
C. Lá, rễ.

D. Đỉnh của thân và cành.
Câu 7: Axit abxixic (ABA)có vai trò chủ yếu là
A. kìm hãm sự sinh trưởng của cây, lóng, trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng mở.
B. kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí
khổng đóng.
C. kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, gây trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí
khổng đóng.
D. kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí
khổng mở.
Câu 8: Hoocmôn thực vật là
A. những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động của cây.
B. những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng ức chế hoạt động của cây.
C. những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng kháng bệnh cho cây.
D. những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây.
Câu 9: Xitôkilin có vai trò
A. kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và phát triển chồi bên, làm tăng sự hoá già của tế
bào.
B. kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và phát triển chồi bên, làm chậm sự hoá già của tế
bào.
C. kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và làm chậm sự phát triển của chồi bên và sự hoá
già của tế bào.
D. kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và làm chậm sự phát triển chồi bên, làm chậm sự
hoá già của tế bào.
Câu 10: Tương quan giữa GA/AAB điều tiết sinh lý của hạt như thế nào?
A. Trong hạt khô, GA và AAB đạt trị số ngang nhau.
B. Trong hạt nảy mầm, AAB đạt trị lớn hơn GA.
C. Trong hạt khô, GA đạt trị số cực đại, AAB rất thấp. Trong hạt nảy mầm GA tăng nhanh,
giảm xuống rất mạnh; còn AAB đạt trị số cực đại.
D. Trong hạt khô, GA rất thấp, AAB đạt trị số cực đại. Trong hạt nảy mầm GA tăng nhanh,
đạt trị số cực đại còn AAB giảm xuống rất mạnh.

Câu 11: Không dùng Auxin nhân tạo đối với nông phẩm trực tiếp làm thức ăn là vì
A. làm giảm năng suất của cây sử dụng lá.
B. không có enzim phân giải nên tích luỹ trong nông phẩm sẽ gây độc hại đơi với người và
gia súc.
C. làm giảm năng suất của cây sử dụng củ.
D. làm giảm năng suất của cây sử dụng thân.
Câu 12: Những hoocmôn môn thực vật thuộc nhóm kìm hãm sự sinh trưởng là
A. auxin, xitôkinin.
B. auxin, gibêrelin.
C. gibêrelin, êtylen.
D. êtilen, Axit abxixic.
Câu 13: Auxin có vai trò
A. kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra hoa.
B. kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra lá.
C. kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra rễ phụ.
4


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
D. kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra quả.
Câu 14: Đặc điểm nào không có ở hoocmôn thực vật?
A. Tính chuyển hoá cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao.
B. Với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể.
C. Được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây.
D. Được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác.
Câu 15: Axit abxixic (AAB) chỉ có ở
A. cơ quan sinh sản.
B. cơ quan còn non.
C. cơ quan sinh dưỡng.

D. cơ quan đang hoá già.
Câu 16: Những hoocmôn thực vật thuộc nhóm kích thích sinh trưởng gồm
A. Auxin, Gibêrelin, xitôkinin.
B. Auxin, Etylen, Axit abxixic.
C. Auxin, Gibêrelin, Axit absixic.
D. Auxin, Gibêrelin, êtylen.
Câu 17: Êtylen được sinh ra ở
A. hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả còn
xanh.
B. hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả đang
chín.
C. hoa, lá, quả, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả đang chín.
D. hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian ra lá, hoa già, quả đang chín.
Câu 18: Cây ngày ngắn là cây
A. ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 8 giờ.
B. ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 10 giờ.
C. ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ.
D. ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 14 giờ.
Câu 19: Các cây ngày ngắn gồm:
A. Thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía.
B. Cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương.
C. Thanh long, cà tím, cà phê ngô, hướng dương.
D. Hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường.
Câu 20: Phitôcrôm Pđx có tác dụng:
A. Làm cho hạt nảy mầm, khí khổng mở, ức chế hoa nở.
B. Làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng mở.
C. Làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng đóng.
D. Làm cho hạt nảy mầm, kìm hãm hoa nở và khí khổng mở.
Câu 21: Cây dài ngày là
A. cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 8 giờ.

B. cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 10 giờ.
C. cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 giờ.
D. cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 14 giờ.
Câu 22: Các cây trung tính gồm:
A. Thanh long, cà tím, cà phê ngô, huớng dương.
B. Hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường.
C. Cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương.
D. Thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía.
Câu 23: Quang chu kì là
A. tương quan độ dài ban ngày và ban đêm.
B. thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối bằng nhau trong ngày.
5


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
C. thời gian chiếu sáng trong một ngày.
D. tương quan độ dài ban ngày và ban đêm trong một mùa.
Câu 24: Hoocmon ra hoa là hợp chất hữu cơ được sản xuất ở đâu?
A. Lá cây
B. Thân cây
C. Rễ cây
D. Ngọn cây
Câu 25: Hoocmôn gibêrelin được tạo ra tại
A. chồi ngọn thân và rễ
B. Phôi
C. quả đang chín
D. hạt đang nảy mầm
Câu 26: Muốn ngọn và chồi bên của cây phát triển ưu thế, con người điều chỉnh tỉ lệ các
phitôhoocmôn nào?

A. Auxin/giberilin
B.Giberilin/xitokinin
C. Auxin/xitokinin
D. Êtilen/axit abxixic
Câu 27: Cây lúa luôn ngoi lên mặt nước khi bị ngập úng là nhờ
A. hoocmon auxin
B. hoocmon êtilen
C. hoocmon xitokinin
D. sự phối hợp giữa auxin, êtilen và xitokinin
Câu 28: Trong nuôi cấy mô tế bào ở thực vật, người ta thường dùng hoocmôn nào?
A. Gibêrilin + auxin
B. Auxin + xitôkinin
C. Axit abxixic + auxin
D. Axit abxixic + xitôkinin
Câu 29: Hoocmôn nào phá ngủ cho mầm hạt, củ khoai tây và tạo quả?
A. Êtilen
B.Gibêrelin
C. Auxin
D. Xitokinin
Câu 30: Hoocmôn Gibêrelin được sinh ra từ cơ quan nào?
A. Lá
B. Chồi
C. Thân
D. Rễ
Câu 31: Hoocmôn êtilen được sinh ra từ
A. các mô
B. lá
C. thân
D. rễ
Câu 32: Hoocmôn nào có vai trò ức chế hạt nảy mầm và kích thích sự rụng lá?

A. Gibêrelin
B. Êtilen
C. Axit abxixic
D. Auxin
Câu 33: Tỉ lệ giữa ABA/gibêrilin có ảnh hưởng đến quá trình
A. hạt nảy mầm hoặc duy trì trạng thái ngủ
B. kích thích sự phát triển của quả
C. tăng trưởng chiều dài thân và lá
D. tăng trưởng của rễ và thân cành
Câu 34: Hoocmôn Auxin làm cho thân và cành hướng về phía có ánh sáng vì sao?
A. Làm cho các tế bào ở phía tối của cây co lại.
B. Kích thích sự tăng trưởng về phía tối của cây
C. Kích thích sự tăng trưởng về phía sáng của cây
D. Kìm hàm sự tăng trưởng ở phía tối của cây
Câu 35: Người ta sư dụng Auxin tự nhiên (AIA) và Auxin nhân tạo (ANA, AIB) để
A. kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, hạn chế tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy
mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.
B. kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô
và tế bào thực vật, diệt cỏ.
C. hạn chế ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô
và tế bào thực vật, diệt cỏ.
D. kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả có hạt, nuôi cấy mô và
tế bào thực vật, diệt cỏ.
Câu 36: Tác dụng kích thích của xitôkinin là
A. ngăn chặn sự hóa già của tế bào.
B. tác động đến quá trình phân chia tế bào.
C. giúp hình thành cơ quan mới.
D. ngăn chặn sự hóa già của tế bào, tác động đến quá trình phân chia tế bào và giúp hình
thành cơ quan mới.
6



Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
Câu 37: Hooc môn thực vật có tính chuyên hoá:
A. thấp hơn hooc môn ở động vật bậc cao
B. Không có tính chuyên hoá
C. vừa phải
D. cao hơn hooc môn ở động vật bậc cao
Câu 38: Cơ quan nào của cây sau đây cung cấp Au xin ﴾ AIA﴾
A. Lá
B. Hạt
C. Hoa
D. Rễ
Câu 39: Au xin ﴾ AIA) không có vai trò
A. quá trình nguyên phân và sinh trưởng dãn dài của tế bào
B. tham gia vào hướng động, ứng động
C. điều tiết trạng thái ngủ nghỉ của hạt
D. hạt nảy mầm, ra rễ phụ
Câu 40: Phân loại cây theo quang chu kì, cây ngày dài có đặc điểm
A. ra hoa trong điều kiện cây được chiếu sáng nhiều hơn 12 giờ/ngày.
B. chu kỳ sống của cây ≥ 2 năm.
C. cây có khả năng sống tiềm ẩn, dạng ngủ, trong thời gian nhiều hơn 6 tháng.
D. ra hoa trong điều kiện cây được chiếu sáng ít hơn 12 giờ/ngày.
Câu 41: Sự phát triển ở động vật là
A. sự gia tăng về khối lượng cơ thể.
B. sự biến đổi hình thái của các tế bào.
C. sự biến đổi theo thời gian về hình thái và sinh lí của các tế bào, mô, cơ quan và cơ thể từ
hợp tử thành cơ thể trưởng thành (có khả năng sinh sản).
D. sự gia tăng về kích thước cơ thể.

Câu 42: Muốn tạo ra giống lợn Ỉ từ 40kg thành giống Ỉ lai tăng khối lượng xuất chuồng lên
100kg thì phải
A. cải tạo chuồng trại.
B. sử dụng chất kích thích sinh trưởng.
C. cải tạo giống di truyền.
D. dùng thức ăn nhân tạo chứa đầy đủ chất dinh dưỡng.
Câu 43: Cây ngày ngắn bao gồm
A. cây cà chua, cây lạc, cây ngô.
B. cây cà rốt, rau diếp, lúa mì, sen cạn, củ cải đường.
C. thược dược, đậu tương, cúc vú, cúc sao.
D. cây cà chua, cây cà rốt, cây lúa mì, đậu tương.
Câu 44: Phát biểu đúng về hoocmôn thực vật (phitôhoocmôn)?
A. Hoocmôn thực vật là chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động
sống của cây.
B. Hoocmôn thực vật có tính chuyên hóa cao.
C. Mỗi hoocmôn thực vật chỉ tham gia vào một quá trình phát triển ở một bộ phận của cây.
D. Hoocmôn thực vật có thể tham gia vào xúc tác cho các phản ứng ở thực vật.
Câu 45: Đặc điểm nào không phải của hoocmôn thực vật?
A. Được tạo ra ở một nơi nhưng gây ra phản ứng ở một nơi khác trong cây.
B. Với nồng độ thấp gây ra những biến đổi mạnh mẽ trong cây.
C. Tính chuyên hóa thấp hơn nhiều so với hoocmôn của động vật bậc cao.
D. Hoocmôn thực vật chỉ tham gia vào quá trình kích thích của cây.
Câu 46: Cho hình sau về hiệu quả khi xử lí hoocmôn. Phân tích hình và cho biết có bao nhiêu
phát biểu đúng?

7


Giáo viên: Lê Hồng Thái


Hotline: 0983636150

(1) Cây cao tăng trưởng nhanh là do xử lí hoocmôn gibêrelin.
(2) GA kích thích sự phân bào và dãn dài tế bào.
(3) Sự kéo dài quá mức khi xử lí GA làm cho thân mỏng manh dễ gãy đổ.
(4) Khi cây thiếu sáng GA tổng hợp mạnh mẽ kích thích làm cho thân dài ra
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 47: Cho hình sau về hiệu quả khi xử lí hoocmôn. Phân tích hình và cho biết có bao nhiêu
phát biểu đúng?

(1) Khi auxin/xitôkinin cao kích thích tế bào phân chia hình thành nên mô sẹo
(2) Khi auxin/xitôkinin rất cao kích thích mô sẹo phát sinh ra rễ.
(3) Khi auxin/xitôkinin thấp kích thích hình thành chồi.
(4) Khi auxin nghiêng về không thì mô đặt vào môi trường nuôi cấy không sinh trưởng.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 48: Cho hình sau về hiệu quả khi xử lí hoocmôn. Phân tích hình và cho biết có bao nhiêu
phát biểu đúng?

8


Giáo viên: Lê Hồng Thái

Hotline: 0983636150


(1) Hạt là nguồn cung cấp auxin (AIA) cho quả phát triển tăng trưởng về đường kính.
(2) Khi xử lí auxin có thể loại bỏ hạt thì trái vẫn phát triển.
(3) Quả bị loại bỏ hạt và không xử lí auxin thì trái không phát triển được.
(4) Khi trái hoa chưa thụ phấn có thể xử lí auxin phun trên hoa kích thích tạo trái không hạt.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 49: Trong cây Gibêrêlin (GA) được sinh ra chủ yếu ở:
A. lá và rễ
B. Hoa
C. quả
D. Cành
Câu 50: Êtilen có vai trò
A. Giúp cây chóng ra hoa
B. giúp cây mau lớn
C. thúc quả chóng chín
D. giữ cho quả tươi lâu
Câu 51: Hooc môn thực vật là
A. các chất hữu cơ được rễ cây chọn lọc và hấp thụ từ đất.
B. các chất hữu cơ có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng của cây.
C. các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết sự hoạt động của cây.
D. các chất hữu cơ có tác dụng kìm hãm sự sinh trưởng của cây
Câu 52: Các hooc môn kích thích sinh trưởng bao gồm:
A. Auxin, gibêrelin, xitôkinin.
B. Auxin, gibêrelin, êtilen.
C. Auxin, axit abxixic, xitôkinin.
D. Auxin, êtilen, axit abxixic
Câu 53: Êtylen được sinh ra ở:

A. Hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian ra lá, hoa già, quả đang chín.
B. Hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả đang
chín.
C. Hoa, lá, quả, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả đang chín.
D. Hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả còn
xanh.
Câu 54: Tác dụng nào dưới đây không phải của gibêrelin đối với cơ thể thực vật là
A. nảy mầm của hạt, chồi; sinh trưởng chiều cao; tăng tốc độ phân giải tinh bột.
B. nảy mầm của hạt, chồi; sinh trưởng chiều cao; ra hoa, tạo quả.
C. sinh trưởng chiều cao; tăng tốc độ phân giải tinh bột; ra hoa, tạo quả.
9


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
D. thúc quả chóng chín, rụng lá.
Câu 55: Tác dụng của axit abxixic đối với cơ thể thực vật là
A. nảy mầm của hạt, chồi; sinh trưởng chiều cao; ra hoa, tạo quả.
B. tăng sự sinh trưởng tự nhiên, sự chín và ngủ của hạt, đóng mở khí khổng.
C. ức chế sinh trưởng tự nhiên, sự chín và ngủ của hạt, đóng mở khí khổng và loại bỏ hiện
tượng sinh con.
D. sinh trưởng chiều cao; tăng tốc độ phân giải tinh bột; ra hoa, tạo quả.
Câu 56: Ở thực vật, hooc môn có vai trò thúc quả chóng chín là
A. êtilen.
B. axit abxixi
C. xitôkinin.
D. auxin.
Câu 57: Auxin có vai trò:
A. Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra lá.
B. Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra rễ phụ.

C. Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra ho
D. Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra quả.
Câu 58: Xitôkinin chủ yếu sinh ra ở:
A. Thân, cành
B. Tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả.
C. Lá, rễ
D. Đỉnh của thân và cành.
Câu 59: Auxin chủ yếu sinh ra ở:
A. Đỉnh của thân và cành.
B. Phôi hạt, chóp rễ.
C. Tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả.
D. Thân, lá.
Câu 60: Êtylen có vai trò:
A. Thúc quả chóng chín, rụng lá kìm hãm rụng quả.
B. Thúc quả chóng chín, ức chế rụng lá và rụng quả.
C. Thúc quả chóng chín, rụng lá, rụng quả.
D. Thúc quả chóng chín, rụng quả, kìm hãm rụng lá.
Câu 61: Người ta sử dụng Gibêrelin để:
A. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây và phát triển bộ rễ,
tạo quả không hạt.
B. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt.
C. Làm giảm độ nảy mầm của hạt, chồi, củ, kích thích sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả
không hạt.
D. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, phát triển bộ lá, tạo
quả không hạt.
Câu 62: Axit abxixic ﴾ABA﴾ có vai trò chủ yếu là:
A. Kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí
khổng mở.
B. Kìm hãm sự sinh trưởng của cây, lóng, trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí khổng mở.
C. Kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, gây trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí

khổng đóng.
D. Kìm hãm sự sinh trưởng của cành, lóng, làm mất trạng thái ngủ của chồi, của hạt, làm khí
khổng đóng.
Câu 63: Những hoocmôn môn thực vật thuộc nhóm kìm hãm sự sinh trưởng là:
A. Auxin, gibêrelin.
B. Etylen, Axit abxixic
C. Gibêrelin, êtylen.
D. Auxin, xitôkinin.
Câu 64: Xitôkilin có vai trò:
A. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và phát triển chồi bên, làm chậm sự hoá già của tế
bào.
10


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
B. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và phát triển chồi bên, làm tăng sự hoá già của tế
bào.
C. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và làm chậm sự phát triển của chồi bên và sự hoá
già của tế bào.
D. Kích thích nguyên phân ở mô phân sinh và làm chậm sự phát triển chồi bên, làm chậm sự
hoá già của tế bào.
Câu 65: Không dùng auxin nhân tạo đối với nông phẩm trực tiếp làm thức ăn là vì:
A. Làm giảm năng suất của cây sử dụng củ.
B. Không có enzim phân giải nên tích luỹ trong nông phẩm sẽ gây độc hại đơi với người và
gia súc.
C. Làm giảm năng suất của cây sử dụng lá.
D. Làm giảm năng suất của cây sử dụng thân
ĐÁP ÁN
1:a;2:b;3:a;4:d;5:c;6:c;7:c;8:a;9:b;10:d;11:b;12:d;13:c;14:a;15:d;16:a;17:b;18:c;19:a;20:b;21:c;22

:c;23:a;24:a;25:a;26:c;27:d;28:b;29:b;30:a;31:a;32:a;33:c;34:b;35:b;36:d;37:a;38:b;39:c;40:a;41:c
;42:c;43:a;44:a;45:d;46:d;47:d;48:d;49:a;50:c;51:c;52:a;53:b;54:d;55:c;56:a;57:b;58:c;59:a;60:c;
61:d;62:c;63:b;64:a;65:b

11



×