Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

THOÁT HƠI NƯỚC Ở THỰC VẬT VÀ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.49 KB, 13 trang )

Giáo viên: Lê Hồng Thái

Hotline: 0983636150
THOÁT HƠI NƯỚC

I. SỰ THOÁT HƠI NƯỚC Ở LÁ
1. Ý nghĩa sinh học của quá trình thoát hơi nước.
“ Thoát hơi nước là tai họa tất yếu của cây”
- Trong vòng đời cây cần phải hấp thụ một lượng nước rất lớn nhưng chỉ sử dụng một lượng rất
nhỏ cho hoạt động trao đổi chất, phần lớn nước được hấp thụ vào cơ thể sẽ được thải ra ngoài qua
quá trình thoát hơi nước chủ yếu ở lá. Tính trung bình, cứ 1000 g nước cây hút vào thì chỉ sử
dụng 2 g để tổng hợp nên 3 gam chất hữu cơ, còn lại là thoát ra ngoài.
- Mặc dù phải tiêu phí một lượng nước khá lớn nhưng cây vẫn phải thoát hơi nước vì thoát hơi
nước có vai trò đặc biệt quan trọng:
+ Là động lực phía trên đảm bảo cho sự hút nước đầu trên của lá.
+ Bảo vệ lá, tránh sự đốt nóng của ánh sáng mặt trời, vì phần năng lượng ánh sáng thừa
không dùng cho quang hợp đã được sử dụng cho quá trình thoát hơi nước, làm giảm nhiệt độ của
lá.
+ Tạo điều kiện cho khí CO2 được khuếch tán vào trong tế bào làm nguyên liệu cho quá trình
quang hợp.
2. Cường độ thoát hơi nước.
Cường độ thoát hơi nước được tính bằng lượng nước mất đi trên một đơn vị thời gian và trên
một đơn vị diện tích lá và thường được tính bằng đơn vị g nước/dm 2 lá/ giờ hoặc g nước/m2
lá/giờ
Ta có thể xác định cường độ thoát hơi nước bằng phương pháp cân nhanh.
(P1 -P2 ) x 60
txS

Theo công thức: I =
g/dm2/h
Trong đó: I: Cường độ thoát hơi nước


P1: Khối lượng mẫu ban đầu
P2: Khối lượng mẫu sau khi cho thoát hơi nước
t: Thời gian thoát hơi nước
S: Diện tích thoát hơi nước.
3. Các con đường thoát hơi nước ở lá
a. Qua khí khổng
- Đặc điểm:
+ Vận tốc lớn
+ Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng
- Cơ chế điều chỉnh thoát hơi nước
Nước thoát ra khỏi lá chủ yếu qua khí khổng vì vậy cơ chế điều chỉnh quá trình thoát hơi
nước chính là cơ chế điều chỉnh sự đóng- mở khí khổng
+ Khi no nước, thành mỏng của tế bào khí khổng căng ra làm cho thành dày cong theo →
khí khổng mở.
+ Khi mất nước, thành mỏng hết căng và thành dày duỗi thẳng → khí khổng đóng lại. Khí
khổng không bao giờ đóng hoàn toàn. (Hình b)
b. Qua lớp cutin
- Đặc điểm:
+ Vận tốc nhỏ
+ Không được điều chỉnh
- Cơ chế thoát hơi nước qua cutin:
+ Hơi nước khuếch tán từ khoảng gian bào của thịt lá qua lớp cutin để ra ngoài.
1


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
+ Khuếch tán qua lớp cutin rất lớn và phụ thuộc vào độ dày và đọ chặt của lớp cutin
+ Lớp cutin càng dày thì sự khuếch tán qua cutin càng nhỏ và ngược lại.
4. Sự điều hòa thoát hơi nước qua khí khổng.

a. Cấu tạo của khí khổng liên quan đến sự thoát hơi nước.
- Gồm hai tế bào hình hạt đậu (tế bào bảo vệ) nằm áp sát phần lõm vào nhau tạo thành lỗ khí.
- Màng của tế bào phía lỗ dày hơn ở phía đối diện, do đó khi tế bào trương nước màng mỏng dãn
ra nhiều hơn màng dày, tế bào cong lại và lỗ khí mở ra.

Hình 1.5: Cấu tạo khí khổng
b. Cơ chế đóng, mở của khí khổng:
* Ánh sáng.
- Hoạt hóa bơm K+
+ Ban ngày, lục lạp của tế bào khí khổng quang hợp, làm giảm nồng độ CO2, làm tăng pH.
ATP được tạo ra trong pha sáng của quang hơp đã hoạt hóa bơm K + trong màng tế bào hạt đậu,
dẫn đến hấp thu một lượng lớn ion K + từ các tế bào biểu bì xung quanh, làm giảm thế nước trong
tế bào khí khổng và tế bào hút nước, khí khổng mở ra.
+ Ban đêm, hoạt động hô hấp tích lũy CO 2, tế bào dùng hết ATP. Bơm K + không được hoạt
hóa, tế bào hạt đậu mất K+ và trở nên mất trương. Khí khổng đóng.
- Hoạt hóa enzim phôtphorilaza
+ Ở ngoài sáng, CO2 được sử dụng cho quá trình quang hợp, làm giảm lượng CO 2, độ pH
trong tế bào trở nên kiềm hơn và gần tới giá trị trung tính sẽ xúc tác hoạt tính enzim
photphorilaza, enzim này xúc tác cho phản ứng phân giải tinh bột thành đường, làm tế bào hút
nước và khí khổng mở.
+ Trong tối diễn ra quá trình ngược lại làm cho khí khổng đóng.
* Axit abxixic có vai trò trong quá trình đóng và mở của khí khổng.
+ Khi lá thiếu nước, axit abxixic sẽ được tích lũy trong tế bào hình hạt đậu. Axit này đã ức
chế sự tổng hợp của enzim photphorilaza làm ngưng sự thủy phân tinh bột thành đường, làm
giảm hàm lượng đường có hoạt tính thẩm thấu và khí khổng đóng lại.
+ Hàm lượng axit abxixic trong tế bào hình hạt đậu tăng cũng đồng thời làm kích thích các
bơm ion K+ hoạt động, các kênh ion mở, dẫn đến các ion K + rút ra khỏi tế bào khí khổng, các tế
bào này giảm áp suất thẩm thấu và khí khổng đóng.

2



Giáo viên: Lê Hồng Thái

Hotline: 0983636150
Hình 1.6: Cấu tạo khí khổng

II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THOÁT HƠI NƯỚC
1. Độ ẩm đất
- Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng độ ẩm đất không phải là một nhân tố quan trọng đối với
sự thoát hơi nước. Vì sự thay đổi lớn nhất trong thế nước xảy ra ở bề mặt phân cách lá – không
khí nên miễn là đất không ở điểm phần trăm héo vĩnh cửu, thì thoát hơi nước hầu như không phụ
thuộc vào tốc độ hấp thụ nước.
- Trường hợp khi nước trong đất giảm ảnh hưởng đến phần trăm héo vĩnh cửu, tốc độ thoát hơi
nước giảm xuống. Lý do là thế nước đất bị giảm làm thế nước lá giảm.
2. Ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp lên thoát hơi nước thông qua cơ chế mở khí khổng dưới tác
động của ánh sáng.
3. Nhiệt độ là nhân tố môi trường quan trọng nhất ảnh hưởng lên thoát hơi nước, nhiệt độ tăng
cường độ thoát hơi nước tăng. Phần lớn các loài cây cường độ thoát hơi nước mạnh nhất ở 30400C
4. Độ ẩm tương đối của không khí có liên quan với nhiệt độ không khí là một nhân tố quan
trọng ảnh hưởng đến thoát hơi nước. Khi nhiệt độ lá tăng hay độ ẩm tương đối của không khí
giảm, động lực thoát hơi nước sẽ tăng và thoát hơi nước tăng lên và ngược lại.
5. Gió đóng vai trò kép trong thoát hơi nước. Một là gió có thể làm tăng thoát hơi nước. Hai là
gió có khuynh hướng làm thay đổi nhiệt độ lá làm cho nhiệt độ lá gần với nhiệt độ của gió.
6. Ảnh hưởng của phân bón.
- K ảnh hường đến đóng mở khí khổng
- Bón phân nhiều làm giảm sự thoát hơi nước
III. CÂN BẰNG NƯỚC VÀ TƯỚI TIÊU HỢP LÍ CHO CÂY TRỒNG:
a. Khái niệm: Cân bằng nước là sự tương quan giữa lượng nước do rễ hút vào và lượng nước
thoát ra qua lá → được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào (A) và lượng nước thoát ra

(B)
+ Khi A = B : mô của cây đủ nước và cây phát triển bình thường.
+ Khi A > B : mô của cây thừa nước và cây phát triển bình thường.
+ Khi A < B : mất cân bằng nước, lá héo, lâu ngày cây sẽ bị hư hại và cây chết
- Hiện tượng héo của cây: Khi tế bào mất nước làm giảm sức căng bề mặt, kéo theo nguyên
sinh chất và vách tế bào co lại làm lá rũ xuống gây hiện tượng héo. Có 2 mức độ héo là héo lâu
dài và héo tạm thời
+ Héo tạm thời xảy ra khi trong những ngày nắng mạnh, vào buổi trưa khi cây hút nước
không kịp so với thoát hơi nước làm cây bị hép, nhưng sau đó đến chiều mát cây hút nước no đủ
thì cây sẽ phục hồi lại
+ Héo lâu dài xảy ra vào những ngày nắng hạn hoặc ngập úng hoặc đất bị nhiễm mặn, cây
thiếu nước trầm trọng và dễ làm cho cây bị chết
Chú ý: Hạn sinh lý là hiện tượng cây sống trong hiện tượng ngập úng, bị ngập mặn có thừa nước
nhưng cây không hút được
b. Cần tưới tiêu hợp lý cho cây:
* Cơ sở khoa học:
+ Dựa vào đặc điểm di truyền pha sinh trưởng, phát triển của giống, loại cây
+ Dựa vào đặc điêmt cảu đất và điều kiện thời tiết
* Nhu cầu nước của cây được chẩn đoán theo một số tiêu chí sinh lý: áp suất thẩm thấu, hàm
lượng nước và sức hút nước của lá cây.
3


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
BÀI TẬP ÁP DỤNG
Câu 1: Phát biểu nào sau đây sai?
I. Khi nồng độ ôxi trong đất giảm thì khả năng hút nước của cây sẽ giảm.
II. Khi sự chênh lệch giữa nồng độ dung dịch đất và dịch của tế bào rễ thấp, thì khả năng hút
nước của cây sẽ yếu.

III. Khả năng hút nước của cây không phụ thuộc vào lực giữ nước của đất.
IV. Bón phân hữu cơ góp phần chống hạn cho cây
A. II
B. III, IV
C. I, III
D. III
Câu 2: Dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng vì
A. vật liệu xây dựng hấp thụ nhiệt làm cho nhiệt độ tăng cao, còn lá cây thoát hơi nước làm
hạ nhiệt môi trường xung quanh giúp CO2 khuếch tán vào bên trong lá.
B. vật liệu xây dựng toả nhiệt làm môi trường xung quanh nóng hơn.
C. cả 2 đều có quá trình trao đổi chất nhưng ở cây quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh hơn.
D. vật liệu xây dựng và cây đều thoát hơi nước nhưng cây thoát mạnh hơn.
Câu 3: Phản ứng mở quang chủ động là phản ứng
A. mở khí khổng chủ động lúc sáng sớm khi mặt trời mọc hoặc khi chuyển cây từ ngoài sáng
vào tối.
B. mở khí khổng chủ động lúc sáng sớm khi mặt trời mọc hoặc khi chuyển cây từ tối ra ngoài
sáng.
C. mở khí khổng chủ động lúc trời tối hoặc khi chuyển cây từ ngoài sáng vào tối.
D. mở khí khổng chủ động lúc trời tối.
Câu 4: Ở một số cây (cây thường xuân - Hedera helix), mặt trên của lá không có khí khổng thì
có sự thoát hơi nước qua mặt trên của lá hay không?
A.Có, chúng thoát hơi nước qua lớp biểu bì.
B. Không, vì hơi nước không thể thoát qua lá khi không có khí khổng.
C. Có, chúng thoát hơi nước qua lớp cutin trên biểu bì lá.
D. Có, chúng thoát hơi nước qua các sợi lông của lá.
Câu 5: Cây hấp thụ 1000g nước thì có khoảng bao nhiêu g nước bay hơi, bao nhiêu g nước được
giữ lại?
A. 990g nước bay hơi, 10g nước giữ lại.
B. 700g nước bay hơi, 300g nước giữ lại.
C. 10g nước bay hơi, 990g nước giữ lại.

D. 300g nước bay hơi, 700g nước giữ lại
Câu 6: Trên lá cây, khí khổng phân bố ở
A. chỉ phân bố ở mặt dưới của lá.
B. chỉ phân bố ở mặt trên của lá
C. luôn luôn phân bố ở cả mặt dưới và mặt trên của lá.
D. phân bố ở mặt trên, mặt dưới, hoặc cả 2 mặt tùy thuộc từng loài cây
Câu 7: Các con đường thoát hơi nước chủ yếu gồm:
A. Qua thân, cành và lá
B. Qua khí khổng và qua cutin
C. Qua cành và khí khổng của lá
D. Qua thân, cành và lớp cutin bề mặt lá
Câu 8: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò của sự thoát hơi nước qua lá?
A. khí khổng mở ra cho khí CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
B. khí khổng mở cho khí O 2 đi vào cung cấp cho quá trình hô hấp giải phóng năng lượng cho
các hoạt động của cây.
C. giảm nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng.
D. tạo động lực đầu trên của dòng mạch gỗ.
Câu 9:.Yếu tố nào là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự đóng hoặc mở khí khổng?
A. Phân bón
B. Ánh sáng
C. Nước
D. Nhiệt độ
4


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
Câu 10: Nhận định nào không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của một số nhân tố tới sự thoát hơi
nước?
A. Một số ion khoáng cũng ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước do nó điều tiết độ mở của khí

khổng.
B. Các nhân tố ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng sẽ ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước.
C. Vào ban đêm, cây không thoát hơi nước vì khí khổng đóng lại khi không có ánh sáng.
D. Điều kiện cung cấp nước và độ ẩm không khí ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước
Câu 11: Ý nào sau đây là không đúng với sự đóng mở của khí khổng?
A. Một số cây khi thiếu nước ở ngoài sáng khí khổng đóng lại.
B. Một số cây sống trong điều kiện thiếu nước khí khổng đóng hoàn toàn vào ban ngày.
C. Ánh sáng là nguyên nhân duy nhất gây nên việc mở khí khổng.
D. Ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến sự đóng mở khí khổng
Câu 12: Khi tế bào khí khổng trương nước thì tế bào khí khổng có những hoạt động nào?
A. Vách (mép ) mỏng căng ra, vách (mép) dày co lại làm cho khí khổng mở ra.
B. Vách dày căng ra, làm cho vách mỏng căn theo nên khi khổng mở ra.
C. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng mở ra.
D. Vách mỏng căng ra làm cho vách dày căng theo nên khí khổng mở ra.
Câu 13: Để tổng hợp được một gam chất khô, các cây khác nhau cần khoảng bao nhiêu gam
nước?
A. Từ 100 gam đến 400 gam.
B. Từ 600 gam đến 1000 gam.
C. Từ 200 gam đến 600 gam.
D. Từ 400 gam đến 800 gam.
Câu 14: Cứ hấp thụ 1000 gam thì cây chỉ giữ lại trong cơ thể:
A. 60 gam nước.
B. 90 gam nước.
C. 10 gam nước.
D. 30 gam nước.
Câu 15: Khi tế bào khí khổng mất nước thì các tế bào khí khổng có những hoạt động nào?
A. Vách (mép) mỏng hết căng ra làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng đóng lại.
B. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng cong theo nên khí khổng đóng lại.
C. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng đóng lại.
D. Vách mỏng căng ra làm cho vách dày duỗi thẳng nên khí khổng khép lại.

Câu 16: Sự mở chủ động của khí khổng diễn ra khi nào?
A. Khi cây ở ngoài ánh sáng
B. Khi cây thiếu nước.
C. Khi lượng axit abxixic (ABA) tăng lên.
D. Khi cây ở trong bóng râm.
Câu 17: Đặc điểm cấu tạo nào của khí khổng thuận lợi cho quá trình đóng mở?
A. Mép (Vách)trong của tế bào dày, mép ngoài mỏng.
B. Mép (Vách)trong và mép ngoài của tế bào đều rất dày.
C. Mép (Vách)trong và mép ngoài của tế bào đều rất mỏng.
D. Mép (Vách)trong của tế bào rất mỏng, mép ngoài dày.
Câu 18: Sự đóng chủ động của khí khổng diễn ra khi nào?
A. Khi cây ở ngoài sáng.
B. Khi cây ở trong tối.
C. Khi lượng axit abxixic (ABA) giảm đi. D. Khi cây ở ngoài sáng và thiếu nước.
Câu 19: Axit abxixic (ABA) tăng lên là nguyên nhân gây ra
A. việc đóng khí khổng khi cây ở ngoài sáng.
B. việc mở khí khổng khi cây ở ngoài
sáng.
C. việc đóng khí khổng khi cây ở trong tối.
D. việc mở khí khổng khi cây ở trong tối.
Câu 20: Con đường thoát hơi nước qua bề mặt lá (qua cutin) có đặc điểm là
A. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
B. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
5


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
C. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
D. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

Câu 21: Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là
A. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
B. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
C. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.
D. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
Câu 22: Nhiệt độ có ảnh hưởng đến quá trình nào trong trao đổi nước ở thực vật?
A. Chỉ đến sự vận chuyển nước ở thân.
B. Chỉ đến quá trình hấp thụ nước ở rễ .
C. Chỉ đến quá trình thoát hơi nước ở lá.
D. Đến cả hai quá trình hấp thụ nước ở rễ và thoát hơi nước ở lá.
Câu 23: Nguyên nhân nào làm cho khí khổng mở?
A. Các tế bào khí khổng giảm áp suất thẩm thấu.
B. Hàm lượng ABA trong tế bào khí khổng tăng.
C. Lục lạp trong tế bào khí khổng tiến hành quan hợp.
D. Hoạt động của bơm Ion ở tế bào khí khổng làm giảm hàm lượng Ion.
Câu 24: Nhân tố ảnh hưởng chủ yếu tới quá trình thoát hơi nước ở lá với vai trò là tác nhân gây
mở khí khổng là
A. độ ẩm đất và không khí.
B. nhiệt độ. C. ánh sáng. D. dinh dưỡng khoáng.
Câu 25: Độ ẩm không khí liên quan đến quá trình thoát hơi nước ở lá như thế nào?
A. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra.
B. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu.
C. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh.
D. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh.
Câu 26: Nguyên nhân nào làm cho khí khổng đóng?
A. Hàm lượng ABA trong tế bào khí khổng tăng.
B. Lục lạp trong tế bào khí khổng tiến hành quang hợp.
C. Các tế bào khí khổng tăng áp suất thẩm thấu.
D. Hoạt động của hô hấp tế bào
Câu 27: Nhân tố ảnh hưởng các bơm ion ở tế bào khí khổng làm tăng hàm lượng các ion.chủ yếu

đến quá trình thoát hơi nước ở lá với vai trò là tác nhân gây mở khí khổng là
A. Độ ẩm đất và không khí.
B. Nhiệt độ.
C. Anh sáng.
D. Dinh dưỡng khoáng.
Câu 28: Sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa gì đối với cây?
A. Làm cho không khí ẩm và dịu mát nhất llà trong những ngày nắng nóng.
B. Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời.
C. Tạo ra sức hút để vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
D. Làm cho cây dịu mát không bị đốt cháy dưới ánh mặt trời và tạo ra sức hút để vận chuyển
nước và muối khoáng từ rễ lên lá.
Câu 29: Kết quả nào sau đây không đúng khi đưa cây ra ngoài sáng, lục lạp trong tế bào khí
khổng tiến hành quang hợp?
A. Làm tăng hàm lượng đường.
B. Làm thay đổi nồng độ CO2 và pH.
C. Làm cho hai tế bào khí khổng hút nước, trương nước và khí khổng mở.
D. Làm giảm áp suất thẩm thấu trong tế bào.
Câu 30: Khi cây bị hạn, hàm lượng ABA trong tế bào khí khổng tăng có tác dụng là
A. tạo cho các ion đi vào khí khổng.
6


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
B. kích thích cac bơm ion hoạt động.
C. làm tăng sức trương nước trong tế bào khí khổng.
D. làm cho các tế bào khí khổng tăng áp suất. Thẩm thấu.
Câu 31: Cơ quan thoát hơi nước của cây là
A. cành
B. lá

C. thân
D. rễ
Câu 32: Vai trò quá trình thoát hơi nước của cây là
A, tăng lượng nước cho cây
B. giúp cây vận chuyển nước, các chất từ rễ lên thân và lá
C. cân bằng khoáng cho cây
D. giảm lượng khoáng trong cây
Câu 33: Quá trình thoát hơi nước qua lá là do:
A. Động lực đầu trên của dòng mạch rây. B. Động lực đầu dưới của dòng
mạch rây.
C. Động lực đầu trên của dòng mạch gỗ. D. Động lực đầu dưới của dòng
mạch gỗ.
Câu 34: Vai trò quá trình thoát hơi nước của cây là :
A. Tăng lượng nước cho cây
B. Giúp cây vận chuyển nước, các chất từ rễ lên thân và lá
C. Cân bằng khoáng cho cây
D. Làm giảm lượng khoáng trong cây
Câu 35: Nguyên nhân nào không đúng khi nói về hiện tượng ứ giọt?
A. các phân tử nước có liên kết với nhau tạo nên sức căng bề mặt
B. sự thoát hơi nước yếu
C. độ ẩm không khí cao gây bão hòa hơi nước
D. Do lực thoát hơi nước ở lá mạnh tạo nên hiện tượng ứ giọt.
Câu 36: Cho bảng kết quả thí nghiệm của Garô như sau:
Tên cây

Mặt lá

Số lượng khí
khổng/mm2


Thoát hơi nước
(mg/24giờ)

Cây thược (Dahlia
variabilis)

Mặt trên

22

500

Cây đoạn (Tilia sp.)

Mặt dưới
Mặt trên
Mặt dưới

30
0
60

600
200
490

Cây thường xuân
(Hedera helix

Mặt trên


0

0

Mặt dưới

80

180

Phân tích kết quả bảng trên và cho biết có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Mặt trên có số lượng khí khổng ít hơn mặt dưới nên sự thoát hơi nước chủ yếu diễn ra ở mặt
dưới lá.
(2) Ở cây đoạn (Tialia sp.), cây thường xuân (Hedera helix) mặt trên lá không có thoát hơi nước
do lớp cutin ở mặt trên lá dày làm ngăn cản sự thoát hơi nước.
(3) Quá trình thoát hơi nước ở lá diễn ra theo hai con đường: Qua lớp cutin và qua khí khổng.
(4) Quá trình thoát hơi nước ở lá diễn ra chủ yếu theo con đường qua khí khổng.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4
7


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
Câu 37: Cho (A) là lượng nước do rễ hút vào, (B) là lượng nước thoát ra. Có bao nhiêu phát biểu
đúng về cân bằng nước
(1) Khi A = B mô cây đủ nước, cây phát triển bình thường.

(2) Khi A > B, mô của cây dư thừa nước, cây phát triển bình thường.
(3) Khi A < B, mất cân bằng nước, lá héo. Nếu lâu dài, cây sẽ bị hư hại nên sinh trưởng của cây
giảm, cây có thể bị chết.
(4) Tưới tiêu hợp lí cho cây trồng nên thực hiện theo công thức A = B là tốt nhất.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4
Câu 38: Tác nhân nào chủ yếu điều tiết đóng mở khí khổng?
A. Nước, ánh sáng, nhiệt độ, các ion khoáng, gió.
B. Nước, enzim, nhiệt độ, nồng độ các chất trong đất.
C. Nhiệt độ, ánh sáng, các chất hữu cơ trong đất.
D. Gió, ánh sáng, áp suất rễ.
Câu 39: Phát biểu đúng về thoát hơi nước của cây trong vườn so với cây trên đồi?
(1) Cây trên đồi có cường độ thoát hơi nước qua khí khổng cao hơn cây trong vườn.
(2) Cây trên đồi có cường độ thoát hơi nước qua cutin cao hơn cây cây trong vườn.
(3) Cây trên đồi có lớp cutin phủ trên bề mặt phiến lá mỏng hơn cây trong vườn.
(4) Cây trên đồi lộng gió nên làm hạn chế sự thoát hơi nước.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4
Câu 40: Phát biểu không đúng khi nói về vai trò của quá trình thoát hơi nước?
A. Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ.
B. Nhờ thoát hơi nước khí khổng mở ra cho khí CO 2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình
quang hợp.
C. Thoát hơi nước nó điếu hòa nhiệt độ lá cây vào những ngày nắng nóng, đảm bào cho quá
trình sinh lí xảy ra bình thường.
D. Thoát hơi nước là động lực di chuyển của dòng mạch rây.
Câu 41: Phát biểu đúng khi nói về thoát hơi nước là “tai họa” đối với thực vật?

A. Phần lớn lượng nước được hấp thụ thì có đến gần 98% thoát ra qua bề mặt lá.
B. Lượng nước được hấp thụ chủ yếu để tổng hợp chất hữu cơ cho thực vật.
C. Lượng nước được hấp thụ chủ yếu dùng cho môi trường cho các phản ứng xảy ra trong cơ
thể thực vật.
D. Phần lớn lượng nước hấp thụ được dự trữ trong cây dưới dạng liên kết.
Câu 42: Phát biểu không đúng khi nói về thoát hơi nước là “tất yếu” đối với thực vật?
A. Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ.
B. Nhờ thoát hơi nước khí khổng mở ra cho khí CO 2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình
quang hợp.
C. Thoát hơi nước nó điếu hòa nhiệt độ lá cây vào những ngày nắng nóng, đảm bào cho quá
trình sinh lí xảy ra bình thường.
D. Thoát hơi nước là cơ sở của cân bằng nước để thực hiện tưới tiêu một cách hợp lí.
Câu 43: Cho hình sau về cấu tạo giải phẫu của lá thích nghi với chức năng thoát hơi nước. Phân
tích hình và cho biết có bao nhiêu phát biểu đúng?

8


Giáo viên: Lê Hồng Thái

Hotline: 0983636150

(1) Lớp cutin phủ trên bề mặt trên của phiến lá nhằm làm hạn chế quá trình thoát hơi nước do
mặt này tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
(2) Có lớp tế bào nhu mô xốp nằm phía dưới mô giậu, cấu trúc này để dễ dàng cho các phân tử
nước thoát ra từ tế bào dễ dàng khuếch tán đến khí khổng.
(3) Bề mặt dưới có nhiều khí khổng để dễ dàng cho các phân tử nước khuếch tán qua khí khổng
ra ngoài môi trường.
(4) Hệ gân lá có hệ thống mạch rây và mạch gỗ phân nhánh đến từng tế bào lá cung cấp nước và
ion cho các tế bào lá.

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 44: Cho hình sau về thí nghiệm tính cường độ thoát hơi nước ở lá của Garô. Phân tích hình
và cho biết có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) CaCl2 là muối có đặc tính hấp thụ nước mạnh.
(2) Dùng bình thủy tinh bịt kín bề mặt trên và dưới phiến lá nhằm thu nhận các phân tử nước
thoát ra từ bề mặt trên và bề mặt dưới phiến lá.
(3) Nếu dùng lượng CaCl2 ở chậu trên và chậu dưới như nhau thì khi thực hiện cân lại lượng
CaCl2 chậu dưới sẽ nhiều hơn chậu trên.
(4) Thí nghiệm này nhằm mục đích so sánh cường độ thoát hơi nước ở mặt trên lá so với mặt
dưới lá.
9


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 45: Cho hình sau về khí khổng ở lá. Phân tích hình và cho biết có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Khí khổng là bộ phận thực hiện chủ quá trình thoát hơi nước ở lá.
(2) Khí khổng gồm 2 tế bào hình hát đậu úp vào nhau, thành tế bào trong hai tế bào dày hơn
thành bên ngoài hai tế bào.
(3) Hình a là tế bào khí khổng đang thực hiện sự thoát hơi nước.
(4) Hình b là tế bào khí khổng khép lại hạn chế sự thoát hơi nước.

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 46: Dùng hai miếng giấy lọc tẩm côban clorua (CoCl 2) đã sấy khô (có màu xanh da trời) kẹp
đối xứng nhau qua hai mặt lá và đo số lượng khí khổng ở mặt trên và mặt dưới lá. Trình bày kết
quả bảng sau: .
Tên lá
Cô tòng
Dương
Ấn Độ
Hoàng
hậu


1
2
1
2
1
2

Thời gian chuyển màu (s)
Mặt trên
Mặt dưới
900
720
960
360
900

120
1080
60
1080
240
300
420

Số khí khẩu ở mỗi mặt lá
Mặt trên
Mặt dưới
40

57

2

60

23

73

Phân tích kết quả bảng tên và cho biết có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Sự thoát hơi nước ở mặt trên lá hay mặt dưới lá phụ thuộc vào cấu tạo của lá ở mặt trên hay
mặt dưới có nhiều khí khổng.
(2) Thông thường, các lá cây có sự thoát hơi nước ở mặt trên nhiều hơn mặt dưới do mặt trên có
nhiều khí khổng hơn.
(3) Khi thoát hơi nước mạnh làm cho tốc độ chuyển màu của côban clorua (CoCl2) nhanh.
A. 0.

B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 47: Qua nghiên cứu các nhà khoa học thấy rằng ở cây ngô thì sự thoát hơi nước ở mặt dưới
lá nhiều hơn mặt trên lá. Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng về nguyên nhân
trên?
(1) Lá ngô mọc đối xứng, phần bề mặt dưới lá tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nên lớp cutin dày.
(2) Phần bề mặt trên phiến lá có nhiều khí khổng hơn bề mặt dưới phiến lá.
(3) Cây ngô là cây chịu hạn nên sự hấp thụ nước không nhiều. Vì vậy lá cây ngô thoát ra hơi
nước ở mặt dưới lá thấp.
10


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
(4) Cây ngô là cây một lá mầm nên cấu tạo khí khổng ở mặt lá nhiều so với các thực vật hai lá
mầm.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4
Câu 48: Người ta trồng một cây trong một hợp kim loại. Khi cây lớn, người ta không tưới nước.
Mặt trên hộp đậy nắp kính để nước không bị bốc hơi.bLấy 5,16g đất sấy khô ở 100 0C còn được
4,8g. Hệ số héo của cây là
A. 0,36g.
B. 0,38g.
C. 0,40g
D. 0,50g.
Câu 49: Số khí khổng trong 1 cm2 mặt lá: Ta quan sát thị trường ở vật kính 40X là đường kính là
µm

400 = 400 x 10-4cm. Diện tích thị trường với vật kính 40X là: S = πR2 = πx(200x10-4)2 =1.26 x
10-3cm2. Một nhà sinh lí thực vật thực hiện nghiên cứu số lượng khí khổng trên lá của Cô tòng,
Dương ấn độ, Hoàng Hậu. Kết quả thu được bảng số liệu sau:
Tên thực vật
Cô tòng
Số lượng khí khẩu
2
mặt trên lá
Số lượng khí khẩu
26
mặt dưới lá

Dương Ấn độ

Hoàng hậu

7

1

60

18

Phân tích kết quả trên và cho biết có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Số lượng khí khổng ở mặt trên và mặt dưới lá của cây Cô tòng lần lượt là 1587 và 20634.
(2) Số lượng khí khổng ở mặt trên và mặt dưới lá của cây Dương Ấn Độ lần lượt là 5555 và
47619.
(3) Số lượng khí khổng ở mặt trên và mặt dưới lá của cây Hoàng hậu lần lượt là 793 và 14285
(4) Thông thường ở thực vật, cường độ thoát hơi nước ở mặt trên lá cao hơn ở mặt dưới lá.

A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 50: Tính cường độ thoát hơi nước trên lá thực vật theo công thức sau:
I=

(P1 − P2 ) x 60
10 x 2x S

(gam/cm2 lá/giờ)

Trong đó:
I: cường độ thoát hơi nước của lá (g/cm2 lá/ giờ)
P1: trọng lượng ban đầu (g)
P2: trọng lượng lúc sau(g)
S: diện tích bề mặt lá (diện tích 3D) (cm2)

Lá 1
Lá 2
Lá 3
Trọng lượng
P1 (g)
1.04
1.28
1.42
P2 (g)
1.03
1.25
1.41

2
S(cm )
56.3
60
65.5

Lá 4

Lá 5

1.62
1.60
69.7

1.60
1.57
69.4

Phân tích số liệu bản trên và áp dụng công thức tính về cường độ thoát hơi nước ở lá. Cho biết có
bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Cường độ thoát hơi nước của lá 1 là 5,3.10-4 g/cm2 lá/ giờ.
(2) Cường độ thoát hơi nước của lá 2 là 1,5.10-3 g/cm2 lá/ giờ.
(3) Cường độ thoát hơi nước của lá 3 là 4,6.10-4 g/cm2 lá/ giờ.
11


Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
(4) Cường độ thoát hơi nước của lá 4 là 8,6.10-4g/cm2 lá/ giờ.
(5) Cường độ thoát hơi nước của lá 1 là 1,3.10-3 g/cm2 lá/ giờ.

A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 51: Một ponometer lí thú thường được sử dụng để đo tốc độ thoát hơi nước từ lá hay cành.
Thiết bị này dùng để so sánh tốc độ mất nước từ bốn lá trên cùng một cây (cùng độ tuổi) có diện
tích tương tự nhau (A, B, C, D), lá cây này được xử lí bằng cách:
Lá A- Phủ mặt trên lá bằng một lớp vaselin dày, đặc.
Lá B- Phủ mặt dưới lá bằng một lớp vaselin dày, đặc.
Lá C- Phủ vaselin dày, đặc trên cả hai lá.
Lá D- Không phủ vaselin lên mặt nào cả.
Kết quả thu được như sau:
Thời gian/phút Thoát hơi nước Thoát hơi nước Thoát hơi nước Thoát hơi nước
từ lá
từ lá
từ lá
từ lá
A (ml)
B (ml)
C (ml)
D (ml)
1
10
2
0
13
2
29
5
1

26
3
51
8
1
60
4
68
10
2
79
5
84
12
2
95
6
95
14
2
108
Phân tích bảng số liệu và cho biết có bao nhiêu phát biểu đúng?.
(1) Tốc độ thoát hơi nước ở lá A gần 15,8333 ml.
(2) Tốc độ thoát hơi nước ở lá B gần 2,3333 ml.
(3) Tốc độ thoát hơi nước ở lá C gần 0,3333 ml.
(4) Tốc độ thoát hơi nước ở lá A gần 18 ml
(5) Tốc độ thoát hơi nước ở các lá A, B, C, thấp là do phủ lớp sáp vaselin làm hạn chế sự thoát
hơi nước ở lá cây.
A. 2.
B. 3.

C. 4.
D. 5.
2
Câu 52: Ở ngô, số lượng lỗ khí trên 1 cm biểu bì dưới của lá là 7684, còn trên 1 cm 2 biểu bì trên
lá là 9300. Tổng diện tích lá trung bình (cả hai mặt lá) ở một cây là 6100 cm 2. Kích thước trung
bình của một lỗ khí là 25,6 x 3,3 micrômet. Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Tổng lỗ khí ở cây ngô là 103602400
(2) Ở ngô mât dưới lá cây có số lượng khí khổng nhiều hơn mặt trên là do mặt dưới lá ngô tiếp
xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
(3) Tỉ lệ diện tích lỗ khí trên diện tích lá là 1,43%.
(4) Tỉ lệ diện tích lỗ khí trên diện tích lá rất nhỏ (dưới 1%) nhưng lượng nước bốc qua lỗ khí lại
rất lớn (chiếm 80-90% lượng nước bốc hơi qua toàn bộ bề mặt lá) là do bề mặt lá phủ lớp cutin.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
2
Câu 53: Cắt một mảnh lá ngô diện tích 100cm , cân ngay sau khi cắt được 20g. Để mảnh lá nơi
thoáng 15 phút rồi cân lại, được 18,95g. Phân tích dữ kiện trên và cho biết có bao nhiêu phát biểu
đúng?
(1) Tốc độ thoát nước của lá ngô trong một giờ gần 0,04222 g/cm2 lá/giờ.
(2) Dung tích nước ước tính mà cây ngô trên thoát nước trong một ngày đêm là V = 5.0664.10-4
cm3/cm2 lá.
(3) Sự thoát hơi nước diễn ra không cần có sự chiếu sáng.
A. 0.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
12



Giáo viên: Lê Hồng Thái
Hotline: 0983636150
Câu 54: Một giáo viên hướng dẫn học sinh bài thực hành “Đo cường độ thoát hơi nước bằng
phương pháp cân nhanh của VanHop” như sau:
- Cắt 10 lá mít có kích thước bằng nhau, mỗi lá có diện tích là 24cm2.
- 8h25 đặt lên cân ghi lại trọng lượng P1 = 9,18g
- 8h45 cân lại trọng lượng P2 = 8,96g
Tính cường độ thoát hơi nước theo công thức:
I = (P1-P2): (T x S) g/dm2/giờ
Biết S: diện tích lá (dm2) T: Thời gian thoát hơi nước (giờ)
Thông qua dữ kiện trên và cho biết cường độ thoát hơi nước ở lá là
A. 11/40.
B. 11/42.
C. 11/30.
D. 11/38.
Câu 55: Để đo cưởng độ thoát hơi nước học sinh Hằng thực hiện như sau:
+ Cắt mẫu lá bằng dao cắt đường tròn tạo mẫu cắt hình tròn có bán kính 5cm
+ Cân trọng lượng mẫu lá lần thứ nhất 10g
+ Để mẫu vật dưới ánh đèn 15 phút
+ Cân lại trọng lượng mẫu vật lần thứ hai là 8,8g
Phân tích dữ kiện và cho biết cường độ thoát hơi nước của lá g/dm2/giờ gần
A. 6,1146g/dm2/giờ.
B. 6,1156g/dm2/giờ. C. 6,2146g/dm2/giờ. D. 6,7146g/dm2/giờ.
ĐÁP ÁN
1:d;2:a;3:b;4:c;5:a;6:d;7:b;8:b;9:b;10:c;11:c;12:d;13:b;14:c;15:a;16:a;17:a;18:d;19:a;20:c;
21:a;22:d;23:c;24:c;25:c;26:a;27:c;28:d;29:d;30:b;31:b;32:b;33:c;34:b;35:d;36:d;37:d;38:a
;39:a;40:d;41:a; 42:d;43:d;44:d;45:d;46:c;47:b;48:a;49:d;50:d; 51:d;52:d;53:c;54:a;55:a

13




×