Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Lập kế hoạch truyền thông cho hội nghị thượng đỉnh Á Âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 42 trang )

Lập kế hoạch truyền thông cho hội nghị thượng đỉnh Á - Âu.

LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại kinh tế phát triển như hiện nay, các hoạt động truyền như quảng
cáo, khuyến mại, PR rất được chú trọng. Ngày nay, hoạt động truyền thông ngày càng
trở nên phổ biến, không chỉ với các cá hay bất kỳ một doanh nghiệp nào mà còn của
xã hội. Thông qua hoạt động này, tổ chức có thể truyền tải được những thông điệp
cũng như các thông tin cần thiết đến với công chúng. Bên cạnh đó gây được ấn tượng
cũng như thiết lập được mối quan hệ tích cực với những đối tượng mà chúng ta nhắm
đến.
Là một đất nước có nền văn hóa đa dạng và là một trong những quốc gia có vị
trí chiến lược đặc biệt quan trọng, chính vì vậy mà Việt Nam là địa điểm thích hợp
cho việc tổ chức các sự kiện thể thao, giải trí, kinh tế và các sự kiện chính trị mang
tầm cỡ quốc tế. Với những sự kiện đã từng đăng cai như hội nghị cấp cao ASEAN,
diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương APEC, tổ chức thương mại thế
giới WTO, hội nghị cấp cao Á – Âu (ASEM)… Năm 2016, Thủ đô của Việt Nam –
Hà Nội sẽ đăng cai tổ chức “Hội nghị thượng đỉnh Á – ÂU (ASEM) lần thứ 11”
nhằm thảo luận các vấn đề về kinh tế, phát triển mối quan hệ ngoại giao giữa các
thành viên ASEM.
Vì những nguyên nhân trên, mà em đã chọn đề tài “Lập kế hoạch truyền thông
cho chương trình hội nghị thượng đỉnh Á- Âu (ASEM ) 11 năm 2016, tại Hà Nội”
nhằm thắt chặt tình hữu nghị hai châu lục và đẩy cao tình đoàn kết trên toàn thế giới
Nội dung đồ án gồm 2 phần:
Phần 1: Phân tích bối cảnh và tổng quan môi trường về chương trình hội nghị
thượng đỉnh Á– Âu ( ASEM ) lần thứ 11 năm 2016 tại Hà Nội
Phần 2: Lập kế hoạch truyền thông cho chương trình hội nghị thượng đỉnh Á –
Âu (ASEM) lần thứ 11 năm 2016 tại thủ đô Hà Nội
Trong quá trình nghiên cứu đề tài em đã nổ lực tìm kiếm và thu thập thông tin, và
đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của giảng viên bộ môn nhưng do kiến thức còn
hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của cô
để đề tài hoàn thiện hơn.


Cuối cùng e xin được phép bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn Lê
Thị Hải Vân đã hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.

SVTH: Huỳnh Văn Nguyên _ Lớp: CCQC06C

Trang i


Lập kế hoạch truyền thông cho hội nghị thượng đỉnh Á - Âu.

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................i
MỤC LỤC.................................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................iv
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................v
CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ TỔNG QUAN.....................................1
MÔI TRƯỜNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH Á – ÂU
(ASEM) LẦN THỨ 11 NĂM 2016 TẠI HÀ NỘI.......................................................1
1.1.Tổng quan về hội nghị thượng đỉnh Á – Âu (ASEM)......................................1
1.1.1.Giới thiệu sơ lược thượng đỉnh Á - Âu........................................................1
1.1.2.Ý nghĩa của chương trình ASEM................................................................1
1.2.Phân tích bối cảnh về chương trình hội nghị thượng đỉnh Á –Âu ASEM......2
1.2.1.Mốc thời gian tổ chức hội nghị thượng đỉnh Á – Âu (ASEM)...................2
1.2.2.Hội nghị thượng đỉnh ASEM đã diễn ra.....................................................2
1.2.3.Đơn vị tổ chức chương trình hội nghị thượng đỉnh Á – Âu (ASEM).........3
1.2.4.Đối tượng truyền thông cho hội nghị thượng đỉnh Á – Âu (ASEM)..........4
1.2.5. Đối tượng liên quan....................................................................................4
1.3.Phân tích môi trường ở Hà Nội nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh Á – Âu
(ASEM)..................................................................................................................... 5
1.3.1.Giới thiệu chung về Hà Nội.........................................................................5

1.3.2.Phân tích SWOT...........................................................................................8
1.3.3. Điểm mạnh...............................................................................................8
1.3.4.Điểm yếu....................................................................................................9
1.3.5.Cơ hội........................................................................................................9
1.3.6.Thách thức...............................................................................................10
CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CHO CHƯƠNG TRÌNH
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH Á – ÂU (ASEM) LẦN THỨ 11 NĂM 2016 TẠI
THỦ ĐÔ HÀ NỘI......................................................................................................11
2.1. Mục tiêu truyền thông cho chương trình hội nghị thượng đỉnh Á- Âu
(ASEM) 11 năm 2016, tại Hà Nội”........................................................................11
2.2. Đối tượng truyền thông cho chương trình hội nghị thượng đỉnh Á- Âu
(ASEM) 11 năm 2016, tại Hà Nội..........................................................................12
SVTH: Huỳnh Văn Nguyên _ Lớp: CCQC06C

Trang ii


Lập kế hoạch truyền thông cho hội nghị thượng đỉnh Á - Âu.

2.3. Thông điệp truyền thông cho chương trình hội nghị thượng đỉnh Á- Âu
(ASEM) 11 năm 2016, tại Hà Nội..........................................................................13
2.4. Chiến lược truyền thông cho chương trình hội nghị thượng đỉnh Á- Âu
(ASEM) 11 năm 2016, tại Hà Nội”........................................................................14
2.4. Chiến thuật truyền thông cho hội nghị thượng đỉnh Á- Châu (ASEM) 11 tại
Hà Nội..................................................................................................................... 16
2.4.1.Quan hệ công chúng..................................................................................16
2.4.2.Tổ chức cuộc mitting “ Đạp xe đạp diễu hành đường phố ”...................16
2.4.3. Tổ chức cuộc thi hiết kế logo và vẽ tranh cổ động cho ASEM 11............18
2.4.4.Tổ chức sự kiện liên hoan biểu diễn nghệ thuật chào mừng ASEM 11.....18
2.4.5. Tổ chức họp báo:....................................................................................19

2.4.6.Xây dựng chương trình quảng cáo............................................................21
2.4.7.Quảng cáo trên truyền hình.....................................................................21
2.4.8.Quảng cáo trên internet...........................................................................21
2.4.9.Quảng cáo ngoài trời...............................................................................24
2.4.10.Quảng cáo trên báo in...........................................................................27
2.4.Ngân sách..........................................................................................................29
2.4.11.Ngân sách cho hoạt động xã hội “đạp xe đạp”.......................................29
2.4.12.Ngân sách 2 buổi họp báo........................................................................29
2.4.13.Ngân sách cuộc thi thiết vế logo và vẽ tranh cổ động.............................29
2.4.14.Ngân sách sự kiện liên hoan nghệ thuật chào mừng ASEM 11.............30
2.4.15.Ngân sách quảng cáo...............................................................................30
2.4.16.Ngân sách quảng cáo internet.................................................................32
2.4.17.Ngân sách quảng cáo ngoài trời..............................................................32
2.4.18.Ngân sách quảng cáo trên báo in............................................................33
2.5. Quản lý rủi ro..................................................................................................33
2.6. Đánh giá...........................................................................................................35
KẾT LUẬN.............................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................37

SVTH: Huỳnh Văn Nguyên _ Lớp: CCQC06C

Trang iii


Lập kế hoạch truyền thông cho hội nghị thượng đỉnh Á - Âu.

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Bảng quảng cáo trên truyền hình..............................................................21
Bảng 2.2. Bảng quảng cáo trên internet....................................................................22
Bảng 2.4. Bảng hoạch định ngân sách cho hoạt động xã hội...................................29

Bảng 2.5. Bảng ngân sách họp báo...........................................................................29
Bảng 2.6. Ngân sách hai cuộc thi thiết kế logo và vẽ tranh cổ động.........................29
Bảng 2.7. Bảng ngân sách sự kiện liên hoan nghệ thuật..........................................30
Bảng 2.9. Tổng ngân sách chương trình quan hệ công chúng.................................30
Bảng 2.10. Bảng ngân sách quảng cáo truyền hình.................................................30
Bảng 2.11. Bảng ngân sách quảng cáo internet........................................................32
Bảng 2.12. Ngân sách quảng cáo ngoài trời..............................................................32
Bảng 2.13. Bảng ngân sách quảng cáo trên báo in...................................................33
Bảng 2.14. Bảng tổng ngân sách hoạt động quảng cáo............................................33
Bảng 2.15. Bảng tổng ngân sách chương trình truyền thông cho ASEM 11...........33

SVTH: Huỳnh Văn Nguyên _ Lớp: CCQC06C

Trang iv


Lập kế hoạch truyền thông cho hội nghị thượng đỉnh Á - Âu.

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Toàn cảnh hội nghị cấp cao Á – Âu (ASEM) 10 2014................................3
Hình 2.1. Biểu tượng của hội nghị thượng đỉnh Á – Châu......................................13
Hình 2.2. Cuộc mitting trên đường chào mừng hội nghị thượng đỉnh ASEM.........17
Hình 2.3. Biểu tượng của ASEM 11..........................................................................18
Hình 2.4. Banner trên báo thanh niên.......................................................................23
Hình 2.5. Banner trên báo nhân dân.........................................................................24
Hình 2.6. Banner trên trang web bộ ngoại giao........................................................24
Hình 2.7. Ảnh treo băng rôn chào mừng hội nghị ASEM 11....................................25
Hình 2.8 Ảnh treo phướn chào mừng hội nghị ASEM 11........................................26
Hình 2.9 Băng rôn quảng bá hội nghị.......................................................................26
Hình 2.10. Quốc kỳ các thành viên ASEM tham gia hội nghị..................................26


SVTH: Huỳnh Văn Nguyên _ Lớp: CCQC06C

Trang v


Lập kế hoạch truyền thông cho hội nghị thượng đỉnh Á - Âu.

CHƯƠNG I: PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ TỔNG QUAN
MÔI TRƯỜNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH
Á – ÂU (ASEM) LẦN THỨ 11 NĂM 2016 TẠI HÀ NỘI
1.1. Tổng quan về hội nghị thượng đỉnh Á – Âu (ASEM).
1.1.1. Giới thiệu sơ lược thượng đỉnh Á - Âu
Mỹ ngày càng tăng vị thế trên trường quốc tế về cả chính trị, văn hóa, tạo lợi thế
bằng cách lập ra nhiều nhóm khu vực. Điều này đi ngược lại với mong muốn xây dựng
một thế giới đa cực và có thể gây nên những tình hình bất ổn cho thế giới. Cộng với sự
xuất hiện và phát triển mối quan hệ giữa 3 khu vực kinh tế lớn nhất thế giới Tây Âu,
Bắc Mỹ, Đông Á có những tác động nhất định đến việc hình thành mối quan hệ hợp
tác Á – Âu. Có ý kiến cho rằng 3 trung tâm này sẽ chi phối sự phát triển của nền kinh
tế thế giới trong thế kỷ 21. Trong 2 khối kinh tế Tây Âu và Bắc Mỹ đã được nối với
nhau bằng Tổ Chức Thị Trường xuyên Đại Tây Dương. Như vậy là thiếu cạnh thứ 3
giữa liên kết Á – Âu trong tam giác phát triển Á – Âu – Mỹ.
Trước tình hình đó, cả châu Á và châu Âu đều nhận thấy sự thiếu vắng mối liên
hệ giữa 2 khu vực gây mất cân bằng trong tam giác kinh tế thế giới Á – Âu – Mỹ, sự
phụ thuộc của châu Á, châu Âu vào Mỹ sẽ tăng thêm.
Như vậy, tình hình thế giới và khu vực đã tạo điều kiện cho ASEM nảy mầm.
Sáng kiến ASEM chính là một hành động nhằm tăng sức tương quan giữa châu Á và
châu Âu, đồng thời đóng góp vào sự bình ổn của của tình hình thế giới.
Ban đầu ASEM gồm Ủy ban châu Âu (EC), 15 nước thuộc Liên minh châu Âu,
10 nước châu Á gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và 7 nước ASEAN là Brunây, In-do-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Sing-ga-po, Thái Lan, Việt Nam.

Vào tháng 10/2004. ASEM đã kết nạp thêm 10 thành viên mới của EU và 3
thành viên mới của ASEAN, đưa tổng số thành viên của ASEM lên 39 thành viên. Cho
tới nay, ASEM có 42 thành viên gồm EC, 27 nước EU, Mông Cổ và 13 nước thành
viên ASEAN.
1.1.2. Ý nghĩa của chương trình ASEM
• Thúc đẩy đối thoại chính trị để tăng cường hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau và
thống nhất quan điểm của hai châu lục về các vấn đề chính trị và xã hội thế
giới.
• Xây dựng mối quan hệ đối tác một cách toàn diện và sâu rộng giữa 2 châu lục
SVTH: Huỳnh Văn Nguyên _ Lớp: CCQC06C

Trang 1


Lập kế hoạch truyền thông cho hội nghị thượng đỉnh Á - Âu.

để thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư giữa các nước thành viên.
• Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, môi trường, phát triển
nguồn nhân lực để tạo sự bền vững giữa cả 2 châu lục.
• Thúc đẩy giao lưu giữa các doanh nghiệp
• Cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư
• Tạo sự tăng trưởng kinh tế và bền vững
1.2. Phân tích bối cảnh về chương trình hội nghị thượng đỉnh Á –Âu ASEM.
1.2.1. Mốc thời gian tổ chức hội nghị thượng đỉnh Á – Âu (ASEM).
Chương trình sẽ diễn ra tại Melia Hotel Hà Nội Số 44B Phố Lý Thường Kiệt,
Quận Hòan Kiếm, Hà Nội. vào Ngày 8-9/7/2016.
Nội dung hoạt động:
Hội nghị sẽ diễn ra trong 2 ngày:
Ngày 8/7/2016, hội nghị tập trung thảo luận vấn đề về chính trị với nội dung
“Những thách thức về an ninh quốc tế và giải pháp bảo vệ”.

Ngày 9/7/2016, hội nghị tiếp tục thảo luận vấn đề kinh tế với nội dung “Hợp tác
Á-Âu vì một nền thương mại bình đẳng và công bằng hơn”. Bên cạnh đó còn thảo luận
về văn hóa với nội dung “Tiếp tục giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa của tổ chức
ASEM”
1.2.2. Hội nghị thượng đỉnh ASEM đã diễn ra.
Tháng 10 năm 2014 hội nghi thượng đỉnh ASEM được tổ chức tại trung tâm hội
nghị của Thành Phố Milan, Italy.tham gia hội nghị có lãnh đạo cấp cao của 53 thành
viên diễn đàng hợp tác Á – Âu (ASEM) gồm 21 quốc gia châu Á, 30 quốc gia châu
ÂU và liên minh châu ÂU do chủ tịch hội đòng châu Âu Herman Van Rompuy, thủ
tướng nước chủ nà Italia Matteo và chủ tịch ủy ban châu Âu José Manuel Brroso đồng
chủ trì Lễ đón chính thức các nhà lãnh đạo ASEM.
Nội dung của bổi hội nghị ASEM này nhấn mạnh với chủ đề “đối tác trách nhiệm
vì tăng trưởng và an ninh bền vững”. Hội nghị 10 đề ra những biện pháp đẩy mạnh
hợp tác trên cả 3 trụ cột là đối thoại chính trị, hợp tác kinh tế và hợp tác trên các lĩnh
vực khác hướng tới kỷ niệm 20 năm hình thành và phát triển của diễn đàn ASEM vào
năm 2016.

SVTH: Huỳnh Văn Nguyên _ Lớp: CCQC06C

Trang 2


Lập kế hoạch truyền thông cho hội nghị thượng đỉnh Á - Âu.

Hình 1.1. Toàn cảnh hội nghị cấp cao Á – Âu (ASEM) 10 2014
Tháng 3 năm 1996, Hội nghị các nguyên thủ quốc gia về Hợp tác Á - Âu (Asia'
Europe' Summit Meeting - ASEM) lần đầu tiên được tổ chức tại Băng Cốc Thái Lan
với sự tham gia của các nguyên thủ quốc gia 15 nước thuộc Líên minh Châu Âu, mười
nước Châu Á (bao gồm Nhật Bản,Trung Quốc Hàn Quốc và bảy nước ASEAN là
Brunây, Inđonêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo, Thái Lan và Việt Nam). Sau Hội

nghị Thượng đỉnh này, Hợp tác Á – Âu đã chính thức ra đời và lấy tên của Hội nghị
Thượng đỉnh đầu tiên (ASEM) làm tên cho chương trình hợp tác này. Thực chất, hiện
nay ASEM là một diễn đàn hợp tác, cơ chế phối hợp thông qua các nước điều phối
viên và chưa có Ban Thư ký điều hành. Các nước vẫn đang tiếp tục nghiên cứu thảo
luận hướng phát triển của ASEM trong thời gian tới và có nhiều khả năng ASEM sẽ
được nâng lên thành một tổ chức kinh tế khu vực để giải quyết vấn đề tự do hoá
thương mại, đầu tư giữa Châu á và Châu Âu.
Tại Hội nghị Kinh tế cấp cao châu Âu - Ðông Á lần thứ ba tại Singapo tháng 10
năm 1994, Thủ tướng Xingapo Gô Chốc Tông đã đưa ra sáng kiến tổ chức một Hội
nghị Thượng đỉnh Á - Âu nhằm tăng cường sự hiểu biết và thúc đẩy hợp tác giữa hai
châu lục. Sáng kiến này cũng được chính thức đặt ra với thủ tướng Pháp trong chuyến
thăm Pháp cuối năm 1994 của Thủ tướng Gô Chốc Tông và ngay lập tức được nhiều
nước Á - Âu hưởng ứng.
1.2.3. Đơn vị tổ chức chương trình hội nghị thượng đỉnh Á – Âu (ASEM)
Đứng ra tổ chức chương trình lần này là Bộ ngoại giao nước Cộng Hoà Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam
Bên cạnh đó Bộ ngọai giao còn phối hợp với Vụ quan hệ quốc tế Văn phòng
Chính phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Bộ Công An nước Cộng
SVTH: Huỳnh Văn Nguyên _ Lớp: CCQC06C

Trang 3


Lập kế hoạch truyền thông cho hội nghị thượng đỉnh Á - Âu.

Hòa XHCN Việt Nam, Bộ Quốc phòng nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam, Bộ Giao
thông vận tải nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Bộ tài chính nước Cộng
Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và các bộ, ban
ngành khác có liên quan
1.2.4. Đối tượng truyền thông cho hội nghị thượng đỉnh Á – Âu (ASEM)

Đối tượng bên trong: Tham dự Hội nghị có hơn 200 đại biểu từ 48 đoàn đại biểu
là các nước thành viên ASEM với thành phần là các Bộ Trưởng Ngoại Giao, Phó Bộ
Trưởng Ngoại Giao và đại diện các Đại sứ quán tại Việt Nam.
Các nước không cử Bộ trưởng tham dự Hội Nghị đều cử các Đại sứ tại Việt
Nam tham dự Hội nghị với tư cách quan sát viên. Tổng Thư ký FMM, Tổng Thư ký
ASEM, Đại sứ Trưởng Phái đoàn Uỷ ban Châu Âu tại Việt Nam là khách, đại diện của
chương trình UNDP và của Tổ chức Văn hoá, Giáo dục và Khoa học (UNESCO) của
Liên hợp quốc là báo cáo viên dẫn đề do nước chủ nhà mời.
Đoàn Việt Nam gồm 28 đại biểu Quốc hội do Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao làm
Trưởng đoàn. Chủ tịch Quốc và một số Uỷ viên Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội tham
dự với tư cách là khách mời của Hội nghị. Thủ tướng Chính phủ đại diện cho Chính
phủ, lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc Phòng, Bộ tài chính, Bộ Công an và
đại diện một số Bộ, ngành đã tham dự Hội nghị.
Đối tượng bên ngoài: Tại khu làm việc của các hãng truyền thông có mặt đông
đủ các hãng tin lớn trên thế giới như AFP, France 2 của Pháp, Reuters và BBC của
Anh; Yomiuri Shimbun, Asahi Shimbun, NTV, truyền hình NHK của Nhật Bản; RTM
của Malaysia; RTVM của Philippines, AP của Mỹ... cùng các báo lớn trên thế giới.
1.2.5. Đối tượng liên quan
Hội nghị thượng đỉnh ASEM là một chương trình quy mô lớn, đặc biệt rất quan
trọng vì chương trình ảnh hưởng lớn đến toàn thể các châu lục, qua chương trình hội
nghị cũng là một thước đo để bạn bè quốc tế đánh giá về đất nước Việt Nam vị thề mọi
công tác chuẩn bị đều phải chặt chẽ và kỹ lưỡng. Chính vì thế, đối tượng liên quan
trong chương trình truyền thông này là khá rộng, nó không có biên giới nào để giới
hạn việc tham gia trong chương trình này. Các đối tượng liên quan của chương trình
truyền thông đó là toàn thể người dân của cả 2 châu lục Âu – Á. Đối với trong nước cụ
thể là:
- Các tổ chức , đoàn thể khối doanh nghiệp, các nhà máy sản xuất
SVTH: Huỳnh Văn Nguyên _ Lớp: CCQC06C

Trang 4



Lập kế hoạch truyền thông cho hội nghị thượng đỉnh Á - Âu.

- Các cơ quan thông tấn báo chí, truyền thông,
- Các cơ quan chính phủ, chủ tịch thành phố, chủ tịch các quận, huyện,
UBND, ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ủy ban đối ngoại, bộ Quốc Phòng, bộ tài
chính, bộ công an.
- Các hộ gia đình
1.3. Phân tích môi trường ở Hà Nội nơi tổ chức hội nghị thượng đỉnh Á – Âu
(ASEM).
1.3.1. Giới thiệu chung về Hà Nội.
Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam từ năm 1946 đến nay,là thành phố lớn nhất
Việt Nam về diện tích với 3328,9 km2,. Hiện nay, thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí
Minhvà thành phố Đà Nẵng là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam. Hà Nội nằm giữa
đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn
giáo ngay từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam. Năm 1010, Lý Công Uẩn, vị vua
đầu tiên của nhà Lý, quyết định xây dựng kinh đô mới ở vùng đất này với cái tên
Thăng Long. Trong suốt thời kỳ của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng
Long là nơi buôn bán, trung tâm văn hóa, giáo dục của cả miền Bắc. Khi Tây Sơn rồi
nhà Nguyễn lên nắm quyền trị vì, kinh đô được chuyển về Huế và Thăng Long bắt đầu
mang tên Hà Nội từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng. Năm 1902, Hà Nội trở
thành thủ đô của Liên bang Đông Dương và được người Pháp xây dựng, quy hoạch lại.
Trải qua hai cuộc chiến tranh, Hà Nội là thủ đô của miền Bắc rồi nước Việt Nam thống
nhất và giữ vai trò này cho tới ngày nay.
Sau đợt mở rộng địa giới hành chính vào tháng 8 năm 2008, Hà Nội hiện nay
gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện ngoại thành. Hiện nay, Hà Nội và Thành phố Hồ
Chí Minh thành phố Đà Đẵng là trung tâm kinh tế - xã hội đặc biệt quan trọng của Việt
Nam. Hà Nội cũng là một trung tâm văn hóa, giáo dục với các nhà hát, bảo tàng, các
làng nghề truyền thống, những cơ quan truyền thông cấp quốc gia và các trường đại

học lớn.
 Vị trí địa lí
Hà Nội nằm chếch về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông
Hồng, Hà Nội có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ
Đông, tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nam, Hòa Bình
phía Nam, Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên phía Đông, Hòa Bình cùng Phú Thọ
SVTH: Huỳnh Văn Nguyên _ Lớp: CCQC06C

Trang 5


Lập kế hoạch truyền thông cho hội nghị thượng đỉnh Á - Âu.

phía Tây. Hà Nội cách thành phố cảng Hải Phòng 120 km. Sau đợt mở rộng địa giới
hành chính vào tháng 8 năm 2008, thành phố có diện tích 3.324,92 km², nằm ở cả hai
bên bờ sông Hồng, nhưng tập trung chủ yếu bên hữu ngạn.
Địa hình Hà Nội thấp dần theo hướng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông
với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Nhờ phù sa bồi đắp, ba
phần tư diện tích tự nhiên của Hà Nội là đồng bằng, nằm ở hữu ngạn sông Đà, hai bên
sông Hồng và chi lưu các con sông khác. Phần diện tích đồi núi phần lớn thuộc các
huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức, với các đỉnh núi cao như Ba Vì (1.281 m),
Gia Dê (707 m), Chân Chim (462 m), Thanh Lanh (427 m), Thiên Trù (378 m)... Khu
vực nội thành có một số gò đồi thấp, như gò Đống Đa, núi Nùng.
 Khí hậu
Khí hậu Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu cận nhiệt
đới ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa về đầu mùa và có mưa
phùn về nửa cuối mùa. Nằm về phía bắc của vành đai nhiệt đới, thành phố quanh nǎm
tiếp nhận lượng bức xạ Mặt Trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Và do tác động của
biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn, trung bình 114 ngày mưa một năm. Một
đặc điểm rõ nét của khí hậu Hà Nội là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh.

Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9, kèm theo mưa nhiều, nhiệt độ trung bình
28,1 °C. Từ tháng 11 tới tháng 3 năm sau là mùa đông với nhiệt độ trung bình 18,6 °C.
Trong khoảng thời gian này số ngày nắng của thành phố xuống rất thấp, bầu trời
thường xuyên bị che phủ bởi mây và sương, tháng 2 trung bình mỗi ngày chỉ có 1,8
giờ mặt trời chiếu sáng. Cùng với hai thời kỳ chuyển tiếp vào tháng 4 (mùa xuân) và
tháng 10 (mùa thu), thành phố có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu và đông.
 Giao thông
Là thành phố thủ đô và có vị trí ở khu vực trung tâm của miền Bắc, bên cạnh con
sông Hồng, giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam tương đối thuận
tiện, bao gồm cả đường không, đường bộ, đường thủy và đường sắt. Giao thông đường
không, ngoài sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm khoảng 35 km, thành phố còn có
sân bay Gia Lâm ở phía Đông, thuộc quận Long Biên, từng là sân bay chính của Hà
Nội những năm 1970, hiện sân bay Gia Lâm chỉ phục vụ cho các chuyến bay dịch vụ
của trực thăng, gồm cả dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó là sân bay Bạch Mai thuộc quận
Đống Đa được xây dựng từ năm 1919 và có thời gian đóng vai trò như một sân bay
SVTH: Huỳnh Văn Nguyên _ Lớp: CCQC06C

Trang 6


Lập kế hoạch truyền thông cho hội nghị thượng đỉnh Á - Âu.

quân sự. Ngoài ra, Hà Nội còn có sân bay quân sự Hòa Lạc tại huyện Ba Vì, sân bay
quân sự Miếu Môn tại huyện Mỹ Đức. Hà Nội là đầu mối giao thông của năm tuyến
đường sắt trong nước và một tuyến liên vận sang Bắc Kinh, Trung Quốc, đi nhiều
nước châu Âu, một tuyến quốc tế sang Côn Minh, Trung Quốc. Các bến xe Phía Nam,
Gia Lâm, Lương Yên, Nước Ngầm, Mỹ Đình là nơi các xe chở khách liên tỉnh đi khắp
đất nước theo các quốc lộ 1A xuyên Bắc – Nam, quốc lộ 2 đến Hà Giang, quốc lộ 3
đến Cao Bằng; quốc lộ 5 đi Hải Phòng, quốc lộ 18 đi Quảng Ninh, quốc lộ 6 và quốc
lộ 32 đi các tỉnh Tây Bắc. Ngoài ra, Hà Nội còn có các nhiều tuyến đường cao tốc trên

địa bàn như đại lộ Thăng Long, Pháp Vân-Cầu Giẽ, ngoài ra các tuyến cao tốc Hà NộiLạng Sơn, Hà Nội-Hải Phòng, Nội Bài-Lào Cai, Hà Nội-Thái Nguyên cũng đang trong
quá trình xây dựng. Về giao thông đường thủy, Hà Nội cũng là đầu mối giao thông
quan trọng với bến Phà Đen đi Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì và bến Hàm
Tử Quan đi Phả Lại.
 Văn hóa
Hà Nội thường được xem như nơi tập trung những tinh hoa văn hóa của miền
Bắc và cả Việt Nam. Trong hàng ngàn năm, vị trí kinh đô khiến thành phố này trở
thành nơi quy tụ của những nhân vật ưu tú, những thương nhân, những nghệ nhân,
những thợ thủ công lành nghề. Họ tới đây lập nghiệp, mang theo những phong tục, tập
quán địa phương và Hà Nội trở thành mảnh đất tiêu biểu cho nền văn hóa của cả Việt
Nam. Những danh nhân, nhân vật nổi tiếng của Việt Nam phần đông xuất thân từ
những vùng đất khác, nhưng kinh đô Thăng Long thường là nơi họ xây dựng nên sự
nghiệp. Môi trường cạnh tranh của đất kinh thành khiến những thương nhân, thợ thủ
công trụ vững lại Hà Nội phải là những người xuất sắc, tài năng. Khi những người dân
tứ xứ về định cư tại Thăng Long, các phong tục tập quán mà họ mang theo cũng dần
thay đổi, tạo nên nét văn hóa của Hà Nội.
Thăng Long – Hà Nội, kinh đô của Việt Nam, còn là nơi giao thoa của những nền
văn hóa lớn. Hơn một nghìn năm Bắc thuộc đã để lại trên vùng đất Hà Nội ít nhiều
những dấu ấn của nền văn minh Trung Hoa. Khi những người Pháp vào Việt Nam,
nhiều người trong số họ chỉ coi Hà Nội như một tỉnh của Trung Quốc, hoặc đơn thuần
là một vùng chuyển tiếp giữa Ấn Độ và Trung Hoa. Qua những người Pháp, Hà Nội –
trung tâm văn hóa của quốc gia – biết tới nền văn minh phương Tây để rồi xây dựng
nên những cơ sở đầu tiên của nền nghệ thuật Việt Nam hiện đại với tân nhạc, thơ mới,
SVTH: Huỳnh Văn Nguyên _ Lớp: CCQC06C

Trang 7


Lập kế hoạch truyền thông cho hội nghị thượng đỉnh Á - Âu.


hội họa, văn học hiện đại, điện ảnh, nhiếp ảnh. Nhưng Hà Nội đầu thế kỷ 20 cũng là
nơi những giá trị Pháp thống trị, cửa sổ mở ra thế giới mới của giới thượng lưu Việt
Nam. Như lời của sử gia về Đông Nam Á Pierre-Richard Féray: "Ngay khi một người
Việt Nam đạt được giàu sang và sống tại thành phố, anh ta bắt đầu trở nên đặc trưng
Pháp. Anh ta cố gắng nói đúng giọng Pháp. Anh ta ăn, sống và thở theo cách
Pháp".Những thập niên gần đây, một lần nữa, Hà Nội cùng Việt Nam lại tiếp nhận
những làn sóng văn hóa từ châu Âu và Mỹ.
Tuy là thủ đô, trung tâm văn hóa của Việt Nam, nhưng một số sự kiện văn hóa tổ
chức ở Hà Nội gần đây đã xảy ra nhiều sự việc đáng chú ý, điển hình là vụ tàn phá hoa
của người Hà Nội tại Lễ hội hoa anh đào diễn ra giữa thủ đô năm 2008, hay những
hành động thiếu ý thức, kém văn minh và đáng xấu hổ tại Lễ hội phố hoa Hà Nội vào
Tết Dương lịch 2009 tổ chức tại hồ Hoàn Kiếm. Nhà văn Băng Sơn phát biểu: "Tôi
cảm thấy buồn và xấu hổ. Người Hà Nội làm xấu Hà Nội đi. Bao nhiêu năm hội hoa ở
Đà Lạt, ở TP HCM mà không phải làm hàng rào vẫn giữ được cho đến ngày cuối
cùng". Những vụ việc trên đã dấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ từ dư luận cả nước
trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặt câu hỏi lớn về “văn hóa người Tràng An”
trong thời đại ngày nay
1.3.2. Phân tích SWOT
1.3.3.

Điểm mạnh

Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu ( ASEM) là một chương trình được tổ chức đều
đặn, hai năm một lần, Với quy mô trên toàn hai châu lục, chương trình được phát động
trên nhiều phương tiện truyền thông nên được nhiều người biết đến, quan tâm và cùng
nhau hưởng ứng chương trình. Chương trình quy tụ được nhiều quốc gia, thành phố
cùng tham gia.
Như chúng ta đã biết, Việt Nam là một quốc gia nằm ở phía đông bán đảo Đông
Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á, là một đất nước có tình hình an ninh ổn định,
không có tình trạng chiến tranh, khủng bố. Hiện nay, Việt Nam theo chế độ xã hội chủ

nghĩa. Hệ thống chính trị đã thực hiện theo cơ chế chỉ có duy nhất một đảng chính trị
là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, với tôn chỉ là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý
và nhân dân làm chủ thông qua cơ quan quyền lực là Quốc hội Việt Nam, bộ máy
chính quyền thông suốt từ trung ương đến địa phương. Trước những điều kiện đó,
chương trình “ ASEM 12 ” chắc chắn sẽ có một môi trường diễn ra an toàn.
SVTH: Huỳnh Văn Nguyên _ Lớp: CCQC06C

Trang 8


Lập kế hoạch truyền thông cho hội nghị thượng đỉnh Á - Âu.

Địa điểm tổ chức chương trình Hà Nội – , đô thị loại đặc biệt của Việt Nam, là
thành phố đứng đầu Việt Nam về diện tích với 3328,9 km2, đồng thời cũng là địa
phương đứng thứ nhì về dân số với 6.699.600 người.

Hà Nội nằm giữa đồng bằng

sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm chính trị và tôn giáo ngay
từ những buổi đầu của lịch sử Việt Nam.
Hà Nội là một trong hai trung tâm kinh tế - xã hội đặc biệt quan trọng của Việt
Nam. Hà Nội cũng là một trung tâm văn hóa, giáo dục với các nhà hát, bảo tàng, các
làng nghề truyền thống, những cơ quan truyền thông cấp quốc gia và các trường đại
học lớn.
Không chỉ có ưu thế về tìm năng thiên nhiên, con người Hà Nội năng động, cần
cù,sáng tạo; đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm thực tế, dám nghĩ, dám làm, dám chịu
trách nhiệm đã đề ra nhiều chủ trương thích hợp và thuận lợi. Đây là thành phố phát
triển vượt bậc tập trung đội ngũ nhân viên sáng tạo, chuyên nghiệp, tây nghề cao cũng
như các công ty, doanh nghiệp lớn phát triển mọi mặt phục vụ và đáp ứng đủ mọi yêu
cầu đặt ra. Nguồn nhân lực có tay nghề cao trong việc tổ chức sựu kiện, quảng cáo và

PR – tuyên truyền.
1.3.4.

Điểm yếu

Bên cạnh yếu tố chương trình được phát động trên toàn các châu lục và có nhiều
quốc gia tham gia, tuy nhiên các hoạt động vẫn còn riêng lẽ, chưa thực sự thống nhất.
Về mọi mặt, Hà Nội vẫn con chưa theo kịp so thủ đô các nước Á – Âu trong tổ chức
ASEM về cả mặt phát triển kinh tế lẫn chính trị vì Việt Nam vẫn là một nước nhỏ đang
phát triển. Đăng cai tổ chức ASEM lần này trọng trách phải đưa được hình ảnh đẹp của
đất nước Việt Nam ra khỏi lãnh thổ đến với bạn bè năm châu. Do đó, cần có đội ngũ tổ
chức chương trình chuyên nghiệp, người viết bài, đưa tin là giới truyền thông phải thật
sự nhạy bén.
Trong khi đó tuy Hà Nội là thành phố với các công ty tổ chức sự kiện cộng với
truyền thông mạnh trong nước nhưng so với thế giới thì truyền thông một nước nông
nghiệp như Việt Nam còn kém xa.
Cơ sở vật chất cũng có phần thua kém các nước khác nên Việt Nam cần phải cố
gắng nhiều mới có được sự hoàn thiện trong tổ chức
1.3.5.

Cơ hội

Sự phát triển quan hệ ngoại giao, cũng như những đóng góp của Việt Nam
SVTH: Huỳnh Văn Nguyên _ Lớp: CCQC06C

Trang 9


Lập kế hoạch truyền thông cho hội nghị thượng đỉnh Á - Âu.


trên trường quốc tế ngày càng được các quốc gia và các tổ chức lớn trên Thế Giới coi
trọng là điều kiện thuận lợi để Hà Nội, các thành phố lớn của nước ta nói riêng và
Việt Nam nói chung có những cơ hội đăng cai tổ chức các sự kiện chính trị, thể
thao, giải trí lớn mang tầm vóc Quốc Tế.
Nền kinh tế thế giới với xu hướng tự do thương mại đang thịnh hành tạo điều
kiện để tăng cơ hội kinh doanh theo xu hướng song phương, đa phương tạo cơ hội cho
Việt Nam hòa nhập, đông thời có cơ hội cho việc học hỏi làm tiền đề cho các chương
trình thuyền thông lớn sau này.
Tổ chức ASEM 12 tạo cơ hội cho bạn bè quốc tế trên các quốc gia biết đến đất
nước Việt Nam, tổ chức ASEM là cách quảng bá Việt Nam ra quốc tế một cách hữu
hiệu.
1.3.6.

Thách thức

ASEM là một tiến trình mở và tự nguyện nhưng trên thực tế những năm hoạt
động vừa qua cho thấy vẫn chưa đạt như mục tiêu đề ra, quan hệ thương mại EU với
châu Á dường như dậm chân tại chỗ vì vậy sự nhiệt tình đã giảm xuống ở một số thành
viên của ASEM
Tình hình thế giới có nhiều biến động về an ninh, chính trị yêu cầu phải có
những biện pháp nhằm đảm bảo an toàn các sự kiện tránh khủng bố và các âm mưa
diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.
Những hoạt động chống phá điên cuồng của lực lượng khủng bố quốc tế làm tình
hình thế giới và 2 châu lục nói riêng đứng trước những thách thức khôn lường, đòi hỏi
phải có biện pháp ngăn chặn.

SVTH: Huỳnh Văn Nguyên _ Lớp: CCQC06C

Trang 10



Lập kế hoạch truyền thông cho hội nghị thượng đỉnh Á - Âu.

CHƯƠNG 2: LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CHO
CHƯƠNG TRÌNH HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH Á – ÂU (ASEM)
LẦN THỨ 11 NĂM 2016 TẠI THỦ ĐÔ HÀ NỘI.
2.1. Mục tiêu truyền thông cho chương trình hội nghị thượng đỉnh Á- Âu (ASEM)
11 năm 2016, tại Hà Nội”
Nhằm nâng cao nhận biết của hội nghị thượng đỉnh Á – Âu tới toàn bộ công
chúng hai châu lục Á - Âu nói riêng và toàn bộ nhân dân thế giới nói chung biết đến
tầm quan trọng của hội nghị này. Vì đây là hội nghị có tầm quốc tế, lợi ích hướng về
nhân dân hai châu Á – Âu, do vậy cần 80% nhân dân 2 châu lục biết đến hội nghị và
nhận thức được tầm quan trọng của diễn đàn hợp tác Á – Âu. Phát triển mối quan hệ
hữu nghị lâu dài giữa các nước thành viên với nhau, gắn chặt tình đoàn kết giữa các
dân tộc với, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình phát triển mọi mặt lĩnh vực.
Nhắc nhở với tất cả công chúng về sự tồn tại và phát triển của diễn đàn hợp tác Á
– Âu (ASEM), là một chương trình được tổ chức hai năm mỗi lần, đồng thời qua đó
thuyết phục, nâng cao ý thức của mọi người về tầm quan trọng các vấn đề chính trị vì
tầm ảnh hưởng của chương trình là rất rộng và có rất nhiều lợi ích cho việc phát triển
Việt Nam.
Thông qua Hội nghị ban tổ chức mong muốn nhân dân các nước thành viên của
hai châu Á - Âu biết đến và cùng nhau chung sống hòa bình, đẩy tình hữu nghị lên tầm
cao mới. Ngoài ra thông qua hội nghị lần này Nhà nước Việt Nam và các nước thành
viên còn mong muốn tất cả những nước bạn bè khác trên thế giới, đặc biệt là các nước
trong hai châu lục biết đến nhằm làm gương cho các nước để cùng nhau hợp tác phát
triển ổn định khu vực.
Hội phát triển quan hệ rộng rãi với các tổ chức chính trị- xã hội, các nhà doanh
nghiệp ở Việt Nam vì lợi ích của nhân dân các nước thành viên, vì hoà bình, hợp tác và
phát triển ở hai châu lục và trên thế giới.
Tạo mối quan hệ tốt giữa hai châu lục cùng nhau hợp tác phát triển về mọi mặt:

kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, an ninh quốc phòng, đặc biệt là trên lĩnh vực
chính trị.
Cùng hợp tác về để thúc đẩy nền tảng của các nước thành viên vững chắc hơn.
Đưa nền văn hóa Việt Nam ra khắp năm châu, là cơ hội đưa Việt Nam đến với
thế giới và đưa thế giới đến với Việt Nam
SVTH: Huỳnh Văn Nguyên _ Lớp: CCQC06C

Trang 11


Lập kế hoạch truyền thông cho hội nghị thượng đỉnh Á - Âu.

Đăng cai tổ chức ASEM 11 là một vinh dự lớn của Việt Nam đại diện cho châu
Âu và châu Á nên chương trình truyền thông nhằm để mọi người dân thủ đô Hà Nội và
toàn thể người dân trong nước, nước ngoài biết và mong muốn tìm hiểu về hội nghị
đang diễn ra tại Việt Nam.
Nâng cao nhận thức người dân Hà Nội về tầm quan trọng của hội nghị để nhận
sự hưởng ứng từ phía người dân tạo nên không khí bên ngoài hội nghị thoải mái và
nhộn nhịp.
Xây dựng hình ảnh Việt Nam tươi đẹp trong mắt các ban lãnh đạo cấp cao cùng
với các nhà báo đại diện truyền thông tới dự hội nghị. Ngoài ra sẽ làm thay đổi và giáo
dục nhận thức của một bộ phận thanh, thiếu niên, giúp các bạn có cái nhìn sâu và rộng
hơn đối với việc nước nhà đăng cai tổ chức ASEM 11, tạo cơ hội để học sinh, sinh
viên và các nhóm thanh niên tìm hiểu, chia sẻ quan tâm và có những hành động tích
cực trong việc tuyên truyền vào chương trình ASEM 11.
2.2. Đối tượng truyền thông cho chương trình hội nghị thượng đỉnh Á- Âu
(ASEM) 11 năm 2016, tại Hà Nội.
Ngoài việc xác định được mục tiêu thì việc xác định đúng đối tượng mục tiêu là
một điều rất quan trọng và thuận lợi trong việc thực hiện thành công chiến lược truyền
thông. Vì vậy đối tượng mục tiêu mà nhắm đến trong việc quảng bá lần này chính là:

 Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, các cơ quan tổ chức.
Đây là đối tượng mục tiêu quan trọng trong kế hoạch truyền thông, vì thông qua
chương trình vừa nâng cao sự hưởng ứng vừa kêu gọi tài trợ của các doanh nghiệp.
Chính vì vậy cần có những kế hoạch truyền thông đến đối tượng này
 Nhân dân trên cả nước.
Một trong những mục tiêu quan trọng trong kế hoạch truyền thông cho chương
trình lần này là nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi công dân, cho họ biết
được ý nghĩa đẻ họ hưởng ứng tốt về hội nghị này nhằm đề cao nhận thức của mỗi
công dân.
 Sinh viên – Học sinh.
Đây sẽ là nhóm công chúng có sự lan tỏa mạnh nhất trong chiến dịch truyền
thông. Sinh viên- học sinh những lực lượng luôn tràn đầy năng lực sống và nhiệt huyết
trong những công tác xã hội, đoàn thể. Bên cạnh đó, chính những lực lượng trẻ này là
những người luôn thích nghi tốt và đi tiên phong với những điều mới mẻ, mang tính
SVTH: Huỳnh Văn Nguyên _ Lớp: CCQC06C

Trang 12


Lập kế hoạch truyền thông cho hội nghị thượng đỉnh Á - Âu.

hiện đại. Sẽ không có sự giới hạn hay biên giới cho sự ràng buộc trong nhóm công
chúng này. Họ có thể là các bạn sinh viên đến từ các trường THPT hay Đại học, Cao
đẳng hay trung cấp nghề.
2.3. Thông điệp truyền thông cho chương trình hội nghị thượng đỉnh Á- Âu
(ASEM) 11 năm 2016, tại Hà Nội.

Hình 2.1. Biểu tượng của hội nghị thượng đỉnh Á – Châu.
ASEM là một chương trình có quy mô toàn cầu do diễn đàn hợp tác Á – Âu khởi
xướng, kêu gọi người dân và doanh nghiệp mỗi quốc gia hai châu lục Á, Âu hưởng

ứng, mỗi năm lại có những thông điệp khác nhau từ chương trình để mọi người có thể
cùng nhau hưởng ứng và tuyên truyền cho nước nhà. Và để công chúng biết hơn về
chương trình lơn nhất trong năm này, tác động mạnh vào ý thức của mỗi người. Thông
điệp của kế hoạch truyền thông lần này là:
“Một thế giới hoà bình, phát triển – cùng chung sức vì tương lai ASEM”
Khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và tích cực đóng góp và việc tăng cường vai
trò và hợp tác ASEM, cũng như xây dựng ASEM đoàn kết, liên kết và vững mạnh, mở
rộng quan hệ hợp tác với các đối tác, vì hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển ở khu
vực.
Việt Nam cũng ủng hộ và đề cao việc ASEM tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo
trong cấu trúc hợp tác khu vực và trong việc thúc đẩy hòa bình, an ninh và phát triển ở
khu vực, đoàn kết có tiếng nói và xử lý hiệu quả các vấn đề nảy sinh và các thách thức
đặt ra ở khu vực.
Thông điệp dễ hiểu, với mong muốn ASEM 11 sẽ trở thành một dấu ấn quan
trọng trong việc củng cố và phát triển hơn nữa mối quan hệ đối tác bình đẳng giữa 2
châu lục ở cả bề rộng và chiều sâu. Đưa tiến trình hợp tác Á – Âu lên một tầm cao mới
sống động và thực chất hơn, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích nhân dân ở các quôc gia.
Vế 1 của thông điệp “một thế giới hoà bình, phát triển” thể hiện sự mong muốn
hoà bình, bình đẳng, chung tay hợp tác xây dựng diễn đàn, mong muốn kết nối mọi
SVTH: Huỳnh Văn Nguyên _ Lớp: CCQC06C

Trang 13


Lập kế hoạch truyền thông cho hội nghị thượng đỉnh Á - Âu.

con người trên thế giới lại với nhau cũng như mục đích đăng cai tổ chức là để Việt
Nam ra thế giới và thế giới biết tới Việt Nam.
Vế 2 như một khẩu hiệu đánh vào tâm lý mọi người, để người đọc – người nghe
cảm thấy mình ở trong khẩu hiệu đó, thôi thúc việc cùng nhau tuyên truyền, hỗ trợ hội

nghị ASEM 11 diễn ra tại Hà Nội năm 2016 diễn ra thành công. Tương lai diễn đàn
hợp tác Á – Âu (ASEM) không chỉ góp phần cho tương lai phát triển Việt Nam mà
toàn thể các quốc gia trên cả 2 châu lục. Hai vế của thông điệp như tương hổ lẫn nhau
để cùng đạt được mục tiêu truyền thông.
Thông điệp được thể hiện theo hướng diễn dịch, đầu tiên là làm cho công chúng
nhớ về chương trình thông qua mục đích hoà bình, phát triển toàn thế giới, đồng thời
kêu gọi những hành động tuyên truyền có ý thức, chống bạo động chính trị.. như hiện
nay. Kết thúc câu thông điệp bằng một câu kêu gọi hành động, hãy cùng chung tay vì
tương lai, nó như tạo một dư âm trong lòng người nhận thông điệp, chính họ là những
người chủ của tương lai này, chính vì vậy ngay từ bây giờ hãy cùng nhau hành động,
bằng những cử chỉ có ý thức vì mỗi một người dân có ý thức sẽ mang tầm ảnh hưởng
đóng góp một đất nước lớn mạnh, vì cả một tương lai bền vững, thịnh vượng.
2.4. Chiến lược truyền thông cho chương trình hội nghị thượng đỉnh Á- Âu
(ASEM) 11 năm 2016, tại Hà Nội”
Để truyền thông một cách hiệu quả thì bất kỳ một tổ chức, cá nhân, hội, đoàn thể
nào cũng cần phải vạch ra cho mình những chiến lược cụ thể để biết được mình cần
phải làm gì, kế hoạch của mình đã có những gì và thiếu những gì. Có những chiến
lược hay, đi đúng hướng thì coi như ta đã thành công 50%. Đối với kế hoạch truyền
thông cho chương trình “hội nghị thượng đỉnh ASEM 11 diễn ra tại Hà Nội” vào
tháng 7 năm 2016 thì có những ba giai đoạn truyền thông như sau:
Giai đoạn thứ nhất từ ngày 01/01- 30/03/2016. Là giai đoạn thu hút sự chú ý và



nâng cao nhận thức của công chúng toàn quốc và hai châu lục về nội dung và tầm
ảnh hưởng của “ hội nghị Thượng đỉnh ASEM 11”.
ASEM 11 kêu gọi sự hưởng ứng của rất nhiều các đối tượng công chúng, bao
gồm các cá nhân, tổ chức…. đồng thời nâng cao nhận thức của họ về một chương trình
đầy ý nghĩa mang tầm ảnh hưởng quốc tế này thì đòi hỏi phải có những chiến lược sau
đây là một số biện pháp cụ thể:

-

Thu hút các nhà tài trợ cho chương trình các nhà tài trợ ở đây là các ngân

SVTH: Huỳnh Văn Nguyên _ Lớp: CCQC06C

Trang 14


Lập kế hoạch truyền thông cho hội nghị thượng đỉnh Á - Âu.

hàng, các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, truyền thông
cho ASEM 11 là một chương trình có quy mô trên toàn quốc và 2 châu lục Á - Âu. Vì
vậy, để cho chương trình có thể thành công thì chi phí dành cho chương trình rất quan
trọng. Từ đó chúng ta cũng có thể thấy được việc thu hút các nhà tài trợ là rất quan
trọng. Sau đây là một số biện pháp để thu hút các nhà tài trợ :
- Gửi giấy mời xin tài trợ đến các ngân hàng, công ty tài chính, các doanh nghiệp,
nhà máy, các tổ chức phi chính phủ. Viết thông cáo báo chí đang trên website chính
của ban tổ chức
- Thu hút sự quan tâm của các hội, nhóm, học sinh, sinh viên. Thành lập một đội
thanh niên tình nguyện (có thể là sự tham gia của các đoàn viên trong các trường đại
học, trung cấp chuyên nghiệp, các thành viên trong các hội, nhóm….) đến làm việc
trực tiếp với các ban đoàn trường tuyên truyền họ vận động các đoàn viên tham gia
hưởng ứng. Ngoài vai trò như những người đi tiên phong và kêu gọi hưởng ứng từ mọi
người về ASEM 11 thì nhóm thanh niên tình nguyện này còn tạo nên một luồng gió
mới tươi trẻ thu hút sự chú ý của mọi người.
 Giai đoạn hai từ ngày 01/03- 30/05/2016. Là giai đoạn truyền thông bằng cách
tổ chức các chương trình nghệ thuật liên quan tới hội nghị nhằm giúp người dân hay
các nhân tham gia để họ hiểu biết về hội nghị ASEM 11.
- Tổ chức chương trình liên hoan biểu diễn nghệ thuật nhằm cổ động, tuyên

truyền cho ASEM 11 tại cung văn hóa hữu nghị Hà Nội với 2 hoạt động chính là liên
hoan các ban nhạc pop/rock và thiết kế mẫu thời trang Á –Âu.
- Tổ chức cuộc thi thiết kế logo và vẽ tranh cổ động dành cho mọi người trên
toàn quốc với nội dung về ASEM và nhằm tuyên truyền cho ASEM 11.
- Quan hệ với giới truyền thông. ASEM 11là hội nghị bàn về các vấn đề đa lĩnh
vực như: kinh tế, chính trị, văn hóa, là một chương trình vì cộng đồng có quy mô lớn,
thu hút sự tham gia của nhiều đối tượng công chúng. Chính vì vậy, cần phải có những
chiến lược truyền thông hiệu quả nhằm thu hút, gây được sự chú ý về chương trình.
Quan hệ với giới truyền thông cũng là một trong những chiến lược được thực hiện
trong kế hoạch truyền thông cho chương trình này và thực hiện mối quan hệ này bằng
cách mở ra cuộc họp báo mời các nhà báo lớn đến tham gia nhằm mục đích đăng
thông tin cho cuộc hội nghị thượng đỉnh Á – Âu.
- Trong đó sẽ cho mời đại diện của các công ty tài chính, ngân hàng, các doanh
SVTH: Huỳnh Văn Nguyên _ Lớp: CCQC06C

Trang 15


Lập kế hoạch truyền thông cho hội nghị thượng đỉnh Á - Âu.

nghiệp, các nhà tài trợ đã từng tài trợ cho chương trình “ASEM” như Tổng Công ty
Bưu chính Việt Nam (VNPT), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Tân Á
Đại Thành, Tập đoàn cà phê Trung Nguyên Việt Nam…và từ đó cùng nhau kêu gọi sự
tài trợ các nhà doanh nghiệp, tập đoàn khác cho chương trình.
 Giai đoạn ba từ ngày 01/05 đến ngày tổ chức hội nghị ASEM 11 lần thứ 11.
Đây là giai đoạn truyền thông mạnh mẽ rộng khắp và biểu hiện rỏ nhất và chương
trình truyền thông được thực hiện như sau:
- Xây dựng các chương trình quảng cáo để quảng bá, truyền thông cho chương
trình như : quảng cáo trên báo, truyền hình, truyền thanh, internet, ngoài trời với
những thông điệp dễ hiểu, có ý nghĩa, hình ảnh đa dạng vào những ngày của tháng

7/2016, trước ngày diễn ra chương trình để thu hút công chúng.
-Tổ chức họp báo sau hội nghị để tuyên bố thành công hay những ấn tượng để lại
của hội nghị cũng như hình ảnh Việt Nam trong lòng các ban lãnh đạo và bạn bè quốc
tế.
Tóm lại, những chiến lược truyền thông sao cho rộng khắp nhằm đảm bảo chất
lượng truyền thông mà thông tin vẫn dày đặc trên mọi phương tiện nhằm hỗ trợ cao
nhất cho chương trình hội nghị sắp tới.
2.4. Chiến thuật truyền thông cho hội nghị thượng đỉnh Á- Châu (ASEM) 11 tại
Hà Nội.
Quảng bá và truyền thông cho hội nghị có vai trò rất quan trọng. quảng bá càng
chuyên nghiệp không chỉ tạo được ấn tượng tốt cho các đoàn tham gia Hội nghị đó
cũng là một cách tốt để quảng bá hình ảnh quốc gia với các nước trên thế giới. Đối với
các sự kiện chính trị, đặc biệt là các sự kiện chính trị quốc tế thì công tác quảng bá sự
kiện phải được thực hiện thực sự tốt. Nhằm đảm báo cho những hoạt động quảng bá sự
kiện được diễn ra liên tục và chuyên nghiệp.
2.4.1.
2.4.2.

Quan hệ công chúng.
Tổ chức cuộc mitting “ Đạp xe đạp diễu hành đường phố ”

Đây là hoạt động xã hội ngoài trời rất quen thuộc nhưng nó có một ý nghĩa rất
lớn, giúp quảng bá chương trình một cách hiệu quả, kêu gọi mọi người dân hưởng ứng
không khí nô nức chào đốn ASEM 11 trên nước Việt Nam. Đồng thời, hoạt động này
cũng tạo được một sự chú ý lớn của công chúng đối với chương trình.
Hoạt động đạp xe đạp truyền thông sẽ được diễn ra vào sáng ngày 06/07/2016
SVTH: Huỳnh Văn Nguyên _ Lớp: CCQC06C

Trang 16



Lập kế hoạch truyền thông cho hội nghị thượng đỉnh Á - Âu.

trước 2 ngày diễn ra “hội nghi Thượng đỉnh ASEM lần thứ 11”
Địa điểm: Quanh các tuyến đường lớn tại 3 thành phố lớn của đất nước đó là: Hà
Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. Sau đây là kế hoạch dự trù của hoạt động đạp xe đạp,
cụ thể như sau:
Đồng nhất thời gian và ngày xuất phát đó là đúng 7h30 sáng, ngày thứ bảy đầu
tiên của tháng 7
- Tại thủ đô Hà Nội: xuất phát tại đầu tuyến đường Nguyễn Trãi, quận Thanh
Xuân, Hà Nội đến hết tuyến đường Tây Sơn, Quận Đống Đa, Hà Nội. Đây là những
tuyến đường tập trung rất nhiều trường Đại học ở Hà Nội như ĐH KHXH&NV, ĐH
Tự nhiên, ĐH Hà Nội, ĐH Kiến trúc, HV Bưu chính viễn thông, ĐH An ninh...
- Tại TP Đà Nẵng: xuất phát tại đầu tuyến đường Nguyễn Văn Linh, đường 2
tháng 9, đường Lê Duẫn và đến đường Hùng Vương.
- Tại TP Hồ Chí Minh: xuất phát tại nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, thuộc đường Đồng
Khởi, quận 1. TP HCM, đến tuyến đường Tôn Đức Thắng.
Mỗi đoàn sẽ có 250 người, là những tình nguyện viên, những thành viên của các
trường đại học, cao đẳng. trung cấp họ sẽ mặc những chiếc áo thun có in logo của
“ASEM 11” và thông điệp của chương trình truyền thông… tại nơi tổ chức hoạt động,
cùng với xe đạp, cờ tổ quốc, cờ in logo của chương trình “ASEM 11”, thông điệp
truyền thông cho chương trình. Và dưới đây là hình ảnh cuộc mittimg chào mừng cho
hội thượng đỉnh ASEM lần thứ 11.

Hình 2.2. Cuộc mitting trên đường chào mừng hội nghị thượng đỉnh ASEM

SVTH: Huỳnh Văn Nguyên _ Lớp: CCQC06C

Trang 17



Lập kế hoạch truyền thông cho hội nghị thượng đỉnh Á - Âu.

2.4.3.

Tổ chức cuộc thi hiết kế logo và vẽ tranh cổ động cho ASEM 11

• Thiết kế logo:
Có thể nói đây là một công tác quan trọng thể hiện ý tưởng và nguyện vọng của
nước chủ nhà Việt Nam. Theo thông lệ quốc gia đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh
Á – Âu đều phải xây dựng biểu tượng riêng cho từng kỳ hội nghị.
Cuộc thi thiết kế logo cho ASEM 11 sẽ được phát động trên báo Thanh Niên, báo
Lao Động, báo Nhân Dân vừa thể hiện mối quan hệ hợp tác Á – Âu vừa thể hiện bản
sắc Việt Nam. Cuộc thi nhằm tuyên truyền, quảng bá sâu rộng cho hội nghị ASEM 11
trong tháng 7, áp dụng từ 01/01 đến 01/05/2016.
Theo đó, người tham gia thiết kế sẽ gửi bài dự thị đến trang web chính của ban tổ
chức www.asem11.gov.vn, sau đợt tổng kết chọn ra logo ý nghĩa và đẹp nhất sẽ nhân
giải theo cơ cấu giải thưởng chương trình tài trợ.
Biểu tượng chính thức cho ASEM 11, 2016 là hình ảnh những chú chim bồ câu
đang đậu trên quả cầu, bên dưới là dòng chữ ASEM 11, Hà Nội 2016 thể hiện cho sự
gắn kết Á – Âu cũng như triển vọng hợp tác lâu dài sâu rộng của 2 châu lục vì hòa
bình, thịnh vượng và phát triển bền vững. Chim bồ câu thể hiện sự yêu chuộng hòa
bình, lấy hòa bình làm nền tảng cho sự phát triển tính hữu nghị. Những đường nét màu
xanh được lấy từ cảm hứng màu xanh của liên minh châu Âu tượng trưng cho các
thành viên ASEM, màu vàng tượng trưng cho nền văn minh quả cầu tượng trưng cho
ngôi nhà của các thành viên trong cộng châu Á. Toàn cảnh biểu tượng gợi lên hình ảnh
cánh chim hòa bình. Đây là biểu tượng mang nhiều ý nghĩa và sâu sắc.

Hình 2.3. Biểu tượng của ASEM 11
2.4.4.


Tổ chức sự kiện liên hoan biểu diễn nghệ thuật chào mừng ASEM 11

Hoạt động văn hóa – văn nghệ chào mừng ASEM 12 là chương trình nằm trong
kế hoạch truyền thông cho hội nghị. Trong chương trình có 2 hoạt động chính là liên
hoan hoan các ban nhạc pop/rock và thiết kế mẫu thời trang Á –Âu diễn ra tại cung
SVTH: Huỳnh Văn Nguyên _ Lớp: CCQC06C

Trang 18


Lập kế hoạch truyền thông cho hội nghị thượng đỉnh Á - Âu.

văn hóa hữu nghi Hà Nội vào lúc19h30- 21h30 trong ngày 06/01/20116 Liên hoan các
ban nhạc pop/rock Á – Âu có sựu tham gia của các ban nhạc nổi tiếng nước ngoài.
Liên hoan cùng với sự góp mặt của các vị lãnh đạo cấp cao, các ban ngành liên
quan, khách mời phải mang theo giấy mời, an ninh quanh cung văn hóa hữu nghị phải
đảm bảo an toàn tuyệt đối vì chương trình có các khách mời là lãnh đạo của tất cả các
nước thành viên cùng các quan chức cấp cao Việt Nam.
Sân khấu được thiết kế và trang bị bằng những thiết bị hiện đại nhất. Tham dự
liên hoan khách mời phải có thẻ đại biểu và giấy mời tham dự, tránh tình trạng xáo
trộn và khủng bố, bạo loạn vì những phần tử xấu vì đây là chương trình liên quan đến
sự kiện chính trị to lớn ASEM 11 có sự góp mặt của các quan chức cao cấp.
2.4.5.

Tổ chức họp báo:

Họp báo sẽ được tổ chức hai lần đợt 1 vào ngày 08/05/ 2016 và đợt 2 sau khi kết
thúc hội nghị ngày 10/07/2016.
Địa điểm 2 cuộc họp báo: tại cung văn hóa hữu nghị Hà Nội

Đối tượng tham gia trong buổi họp báo: bộ trưởng bộ ngoại giao, chủ tịch UBND
thành phố Hà Nội,các cơ quan chính quyền, đại diện các doanh nghiệp tài trợ chương
trình như: FPT, Tân Á Đại Thành, VNPT, Trung Nguyên, BIDV,…
Cơ quan truyền thông: báo nhân dân, báo lao động, báo than niên và một số báo
trong nước và ngoài nước khác.
• Họp báo trước khai mạc (08/05/ 2016)
Thời gian cụ thể: 07h30 ngày 08/05/2016
Nội dung cụ thể:
Cuộc họp báo diễn ra vào ngày 08/05/2016 nhằm mục đích thông báo ngày giờ
khai mạc, nội dung, tiến trình cũng như hoạt động của hội nghị thượng đỉnh ASEM sẽ
diễn ra vào tháng 7. Đồng thời thông tin cho nhà báo viết bài về các sự kiện, hoạt động
xã hội và các cuộc thi bên lề hội nghị ASEM 11 và cung cấp thời gian địa điểm nằm
trong kế hoạch của ban tổ chức chương trình.
Giới thiệu những hoạt động truyền thông, trình bày những chương trình cụ thể
thông qua buổi họp báo, công chúng biết được những sự kiện sẽ diễn ra trong năm.

SVTH: Huỳnh Văn Nguyên _ Lớp: CCQC06C

Trang 19


Lập kế hoạch truyền thông cho hội nghị thượng đỉnh Á - Âu.

Thông cáo báo chí cho hội nghị thượng đỉnh ASEM lần thứ 11 tại Hà Nội
Bộ Ngoại Giao
Số 01 Tôn Thất Đàm, Ba Đình, Hà Nội
ĐT 04 37992000 Fax: 04 37992682
Email: ttll.mfa @ mofa.gov.vn
Website:


THÔNG CÁO BÁO CHÍ
KHAI MẠC HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH Á - ÂU (ASEM)
LẦN THỨ 11 TẠI HÀ NỘI
Hà Nội, ngày 08 tháng 04 năm 2016
Nhằm tạo điều kiện cho kinh tế, chính trị các nước trong khu vực Á – Châu phát
triển đồng thời khắc phục những khó khăn gặp phải trong thời gian gần đây. Thủ đô
Hà Nội đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh mang tầm vĩ mô với chủ đề “Một thế giới
hoà bình, phát triển – cùng chung sức vì tương lai ASEM”. Hội nghị sẽ được diển ra
vào lúc 7h00 trong 2 ngày từ ngày 8-9 tháng 07 năm 2016 tại Melia Hotel Hà Nội Số
44B Phố Lý Thường Kiệt, Quận Hoàn Kiếm Hà Nội. Đây là dịp để các Bộ trưởng, Bộ
Ngoại Giao ASEM thảo luận những định hướng lớn, các biện pháp cụ thể nhằm tăng
cường hợp tác giữa các thành viên và chủ quyền lãnh thổ giữa các quốc gia trong cộng
đồng ASEM, bên cạnh đó thực hiện nội dung tiếp tực giữ gìn phát huy bản sắc của
ASEM.
Hội nghị thượng đỉnh có sự tham gia của Bộ trưởng, Bộ Ngoại Gia, các Đại Sứ
Quán của 51 thành viên (20 Á và 31 Âu), các đại diện cấp cao của Việt Nam và các
nước trong khu vực. Trong hội nghị có lời phát biểu của thứ trưởng Nguyễn Tấn Dũng.
Hội nghị thể hiện sự quan tâm của cộng đồng ASEM với sự đoàn kết bềnh vững
phát triển giữa các nước thành viên của tổ chức ASEM với các quốc gia trong khu vực
Á - Châu hứa hẹn sẽ mang lại những bước tiến mới cho nền chính trị trên khu vực khu
vực.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
Bộ Ngoại Giao
ĐT: 04 37992000
Email: ttll.mfa @ mofa.gov.vn
- Hết thông cáo –

SVTH: Huỳnh Văn Nguyên _ Lớp: CCQC06C

Trang 20



×