Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, một số đặc tính sinh học của vi khuẩn e coli gây tiêu chảy ở bê, nghé tại huyện cao lộc, tỉnh lạng sơn và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHÙNG THU HƯƠNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, MỘT SỐ ĐẶC
TÍNH SINH HỌC CỦA VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI
GÂY TIÊU CHẢY Ở BÊ, NGHÉ TẠI HUYỆN CAO LỘC,
TỈNH LẠNG SƠN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

PHÙNG THU HƯƠNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, MỘT SỐ ĐẶC
TÍNH SINH HỌC CỦA VI KHUẨN ESCHERICHIA COLI
GÂY TIÊU CHẢY Ở BÊ, NGHÉ TẠI HUYỆN CAO LỘC,
TỈNH LẠNG SƠN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Chuyên ngành: THÚ Y
Mã số: 60 64 01 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. NGUYỄN VĂN SỬU
2. GS. TS. NGUYỄN QUANG TUYÊN

THÁI NGUYÊN - 2016

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Tác giả

Phùng Thu Hương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




ii

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm,
chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và sự
động viên khích lệ của gia đình. Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới:
Tập thể giảng viên hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Sửu và GS. TS.
Nguyễn Quang Tuyên đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi hết sức tận tình trong suốt
quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý Đào tạo, Ban chủ
nhiệm khoa và các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y- Trường Đại học Nông lâm Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các hộ gia đình nuôi bê, nghé và các thú y viên
tại một số xã thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn và các đồng nghiệp trong ngành
đã giúp tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự ủng hộ, động viên, giúp đỡ
của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn
thành tốt luận văn này.

Lạng Sơn, tháng 8 năm 2016
Tác giả

Phùng Thu Hương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT ............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................. 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................. 3
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Một số hiểu biết chung về hội chứng tiêu chảy ................................................... 4
1.1.1. Khái niệm về hội chứng tiêu chảy..................................................................... 4
1.1.2. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy ở gia súc .................................................... 4
1.1.3. Một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở gia súc .................................... 8
1.1.4. Bệnh lý, lâm sàng của hội chứng tiêu chảy....................................................... 8
1.1.5. Chẩn đoán bệnh tiêu chảy do E. coli ở bê, nghé ............................................. 10
1.1.6. Biện pháp phòng trị bệnh tiêu chảy cho gia súc ............................................. 10
1.2. Vai trò của vi khuẩn E. coli trong hội chứng tiêu chảy ..................................... 11
1.2.1. Đặc điểm hình thái .......................................................................................... 11
1.2.2. Đặc điểm cấu trúc............................................................................................ 11
1.2.3. Đặc tính sinh vật học của vi khuẩn E. coli ...................................................... 13
1.2.4. Đặc tính gây bệnh của vi khuẩn E. coli........................................................... 14
1.2.5. Khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn E. coli ................................ 17
1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ........................................................ 18
1.3.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước................................................................. 18
1.3.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .................................................................. 20


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




iv
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 25
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ....................................................................... 25
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 25
2.1.2. Nguyên vật liệu dùng trong nghiên cứu .......................................................... 25
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu .......................................................................... 26
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 26
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 26
2.3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 26
2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở bê, nghé từ sơ
sinh đến 12 tháng tuổi tại một số xã thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn ........ 26
2.3.2. Phân lập, xác định một số đặc tính sinh học của các chủng E. coli phân
lập được ............................................................................................................ 26
2.3.3. Xây dựng và thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy bê, nghé do
vi khuân E. coli gây ra tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn................................... 27
2.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 27
2.4.1. Phương pháp điều tra dịch tễ học .................................................................... 27
2.4.2. Thu thập mẫu và phân lập vi khuẩn ................................................................ 27
2.4.3. Phương pháp xác định đặc tính sinh hoá của vi khuẩn E. coli ....................... 30
2.4.4. Phương pháp xác định serotype kháng nguyên O của các chủng vi khuẩn
E. coli phân lập được ........................................................................................ 30
2.4.5. Phương pháp xác định các yếu tố gây bệnh của các chủng vi khuẩn E. coli
phân lập được .................................................................................................... 31
2.4.6. Phương pháp xác định độc lực của các chủng vi khuẩn E. coli ..................... 32

2.4.7. Phương pháp xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của các chủng
vi khuẩn E. coli phân lập được ......................................................................... 33
2.4.8. Xây dựng phác đồ điều trị tiêu chảy ở bê, nghé .............................................. 33
2.5. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 33
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 34
3.1. Kết quả điều tra một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở bê, nghé
từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi tại một số xã thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh
Lạng Sơn từ 8/2015 - 6/2016............................................................................ 34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




v
3.1.1. Tỷ lệ bê, nghé tiêu chảy và chết do tiêu chảy tại một số xã thuộc huyện
Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn từ 8/2015 - 6/2016 ..................................................... 34
3.1.2. Tỷ lệ bê, nghé tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo lứa tuổi ............................ 37
3.1.3. Tỷ lệ bê, nghé mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo mùa vụ ..................... 40
3.1.4. Triệu chứng lâm sàng ở bê, nghé mắc tiêu chảy ............................................. 42
3.1.5. Bệnh tích đại thể ở bê, nghé bị chết do tiêu chảy ........................................... 44
3.2. Kết quả phân lập và xác định một số đặc tính sinh học của các chủng E. coli phân
lập được........................................................................................................................... 46
3.2.1. Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli ở bê, nghé bị tiêu chảy và bình thường................ 46
3.2.2. Kết quả phân lập E. coli từ bệnh phẩm bê, nghé chết do mắc tiêu chảy
từ các mẫu bệnh phẩm của bê, nghé chết do mắc tiêu chảy ............................. 49
3.2.3. Kết quả xác định một số đặc tính sinh học của các chủng vi khuẩn E. coli
phân lập được .................................................................................................... 50
3.2.4. Kết quả xác định serotype của các chủng E. coli phân lập được .................... 52
3.2.5. Kết quả xác định các yếu tố gây bệnh của các chủng vi khuẩn E. coli phân
lập được ............................................................................................................ 54

3.2.6. Kết quả xác định độc lực của các chủng E. coli phân lập được trên động
vật thí nghiệm ................................................................................................... 56
3.2.7. Kết quả xác định tính mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn
E. coli phân lập được ........................................................................................ 58
3.3. Kết quả thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy bê, nghé do vi khuân
E. coli gây ra tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn ............................................ 60
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 65
1. Kết luận ................................................................................................................. 65
2. Đề nghị .................................................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 67
PHỤ LỤC ẢNH ....................................................................................................... 76
PHỤ LỤC THỐNG KÊ .......................................................................................... 79

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vi
DANH MỤC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT

EPEC

:

Enteropathogenic Escherichia coli

ETEC

:


Enterotoxigenic Escherichia coli

BHI

:

Brain-heart infusion

PBS

:

Phosphate buffer saline

DHL

:

Deoxycholate Hydrogen sulfide Lactose agar

MR

:

Methyl Red

cs

:


Cộng sự

Nxb

:

Nhà xuất bản

PCR

:

Polymerase Chain Reaction

SLT

:

Shiga-like toxin

SLT1

:

Shiga-like toxin 1

SLT2

:


Shiga-like toxin 2

ST (a,b)

:

Heat- Slable toxin (a,b)

LT

:

Heat-Labile toxin

NCCLS

:

National Committee for Clinical Laboratory Standards

tr

:

trang

pg

:


page

TT

:

Thể trọng

VP

:

Voges Pros Kaver

VT2e

:

Verotoxin 2e

VTEC

:

Verotoxigenic Escherichia coli

SS

:


Sơ sinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1.

Tỷ lệ bê, nghé tiêu chảy và chết do tiêu chảy tại một số xã thuộc
huyện Cao Lộc .................................................................................... 34

Bảng 3.2.

Tỷ lệ bê, nghé tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo lứa tuổi ................ 37

Bảng 3.3.

Tỷ lệ bê, nghé mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo mùa vụ ......... 40

Bảng 3.4.

Triệu chứng lâm sàng ở bê, nghé bị tiêu chảy..................................... 43

Bảng 3.5.


Bệnh tích đại thể ở bê, nghé bị chết do tiêu chảy................................ 44

Bảng 3.6.

Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ phân bê, nghé bị tiêu chảy
và bình thường ..................................................................................... 46

Bảng 3.7.

Kết quả phân lập vi khuẩn E. coli từ các mẫu bệnh phẩm của bê,
nghé chết do mắc tiêu chảy ................................................................. 49

Bảng 3.8.

Kết quả giám định một số đặc tính sinh học của các chủng E. coli phân
lập được............................................................................................................ 51

Bảng 3.9.

Kết quả xác định serotype kháng nguyên O của các chủng vi khuẩn
E. coli phân lập được....................................................................................... 52

Bảng 3.10.

Kết quả xác định tỷ lệ các chủng vi khuẩn E. coli mang gen quy
định sinh tổng hợp các yếu tố gây bệnh .............................................. 54

Bảng 3.11.

Kết quả xác định độc lực của một số chủng vi khuẩn E. coli trên

chuột bạch............................................................................................ 57

Bảng 3.12.

Kết quả xác định tính mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi
khuẩn E. coli phân lập được ................................................................ 59

Bảng 3.13.

Kết quả thử nghiệm phác đồ điều trị cho bê, nghé mắc tiêu chảy
tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn ....................................................... 61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1:

Biểu đồ về tỷ lệ bê, nghé tiêu chảy và chết do tiêu chảy tại một số
xã thuộc huyện Cao Lộc ........................................................................ 36

Hình 3.2:

Biểu đồ tỷ lệ bê, nghé mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo lứa tuổi....... 39

Hình 3.3:


Biểu đồ tỷ lệ bê, nghé mắc tiêu chảy và chết do tiêu chảy theo mùa
vụ ........................................................................................................... 41

Hình 3.4:

Biểu đồ về tỷ lệ các cơ quan có bệnh tích ở bê, nghé bị mắc tiêu chảy ........ 45

Hình 3.5:

Biểu đồ về tỷ lệ phân lập vi khuẩn E. coli từ phân bê, nghé bị tiêu
chảy và bình thường .............................................................................. 47

Hình 3.6:

Biều đồ về tỷ lệ các mẫu bệnh phẩm dương tính với E. coli ................49

Hình 3.7.

Biểu đồ về tỷ lệ các serotype kháng nguyên O của các chủng vi
khuẩn E. coli phân lập được .................................................................. 53

Hình 3.8.

Biểu đồ về tỷ lệ các chủng vi khuẩn E. coli mang gen quy định sinh
tổng hợp các yếu tố gây bệnh ................................................................ 56

Hình 3.9.

Biểu đồ tỷ lệ mẫn cảm với kháng sinh của các chủng vi khuẩn E.
coli phân lập được .......................................................................... 60


Hình 3.10. Biểu đồ về tỷ lệ bê, nghé khỏi bệnh sau điều trị thử nghiệm ........... 63

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cao Lộc là một huyện biên giới nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn có ngành
chăn nuôi trâu, bò khá phát triển. Chăn nuôi trâu, bò trở thành một trong những nguồn
thu chủ yếu của người dân địa phương. Giai đoạn 2011 - 2014, tổng đàn trâu bò của
huyện giảm liên tục từ 16.762 con xuống 12.631 con; vì vậy tỉnh đã có cơ chế chính
sách thích hợp và việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi để giải
quyết vấn đề phát triển quy mô đàn bò. Đến 6 tháng đầu năm 2015, số lượng trâu, bò
trên địa bàn huyện đã tăng khoảng 2% tổng đàn so với cùng kỳ năm 2014. Tuy nhiên,
quá trình nhân đàn trâu, bò gặp không ít khó khăn khi dịch bệnh vẫn thường xảy ra;
đặc biệt phải kể đến bệnh tiêu chảy ở bê, nghé. Bệnh thường xảy ra ở bê, nghé dưới
1 năm tuổi làm cho con vật gầy, còm, ốm yếu, giảm khả năng sản xuất…; bệnh có tỷ
lệ chết cao ở giai đoạn bê, nghé dưới 3 tháng tuổi nên gây ra thiệt hại không nhỏ cho
người chăn nuôi.
Hội chứng tiêu chảy gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi gia súc nói chung và chăn
nuôi trâu, bò nói riêng. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi: gia súc sinh sản, gia súc thịt, gia
súc sau cai sữa. Hội chứng tiêu chảy do nhiều nguyên nhân gây ra như chăm sóc, nuôi
dưỡng, thời tiết thay đổi... hay do các loại vi sinh vật gây nên: E.coli, Samonella, C.
perfringer, Streptococcus, Rotarvirus, Coronavirus... Ngoài ra tiêu chảy còn do một
số loại kí sinh trùng gây ra: giun, sán, cầu trùng...
Hội chứng tiêu chảy xảy ra quanh năm nhưng nhiều nhất vào thời gian thay

đổi mùa do khí hậu thay đổi đột ngột. Theo Lê Minh Chí (1995) [3] hội chứng tiêu
chảy có thể gây ra tình trạng thiếu sữa, bào thai phát triển chậm và khả năng nuôi con
kém ở trâu, bò sinh sản. Bê, nghé giảm khả năng sinh trưởng, còi cọc, tỷ lệ tử vong
cao. Trong các nguyên nhân gây tiêu chảy cho bê, nghé thì vi khuẩn E.coli có một
vai trò đặc biệt quan trọng bởi vì ngoài gây tiêu chảy vi khuẩn này còn gây chết bê,
nghé theo thể nhiễm trùng huyết, bại huyết. Đào Trọng Đạt và cs. (1995) [10] cho
biết: chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các vi khuẩn đường ruột gây tiêu chảy là E.coli
(45,6%). Theo Nguyễn Văn Sửu (2005) [39] khi nghiên cứu ở 3 tỉnh miền núi phía
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




2
Bắc đã kết luận: vi khuẩn E.coli , Salmonella và Cl. perfringens thấy ở bê, nghé bị
tiêu chảy cao hơn bê, nghé ở trạng thái bình thường. Nguyễn Văn Quang (2004) [36]
khi nghiên cứu vai trò của vi khuẩn Salmonella và E. coli trong hội chứng tiêu chảy
của bò, bê ở các tỉnh Nam Trung bộ đã cho biết: khi bò, bê bị tiêu chảy, E. coli bội
nhiễm với số lượng cao gấp 3 lần (số vi khuẩn /1gam phân). Phạm Sĩ Lăng và Phan
Địch Lân (1997) [26] mùa xuân, mùa có mưa phùn ẩm ướt và mùa hè nóng ẩm, bệnh
ỉa chảy ở bê, nghé xảy ra nhiều, có khi chiếm 40 - 50% tổng số bê, nghé ở cơ sở giống
như một ổ dịch. Các cơ sở chăn nuôi bò sữa, thường thấy bê non phát bệnh nhiều vào
mùa hè thời tiết nóng ẩm, sau các trận mưa rào làm chuồng trại bãi chăn ẩm ướt và ô
nhiễm.
Tại Việt Nam, đã có một vài công trình nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy ở
bê, nghé và đưa ra các biện pháp phòng trị bệnh. Tuy nhiên, các công trình nghiên
cứu về hội chứng tiêu chảy ở bê, nghé còn chưa đầy đủ, ít được quan tâm đúng mức
nên bệnh vẫn thường xuyên xảy ra. Chính vì vậy, bệnh tiêu chảy ở bê, nghé vẫn là
nguyên nhân gây thiệt hại lớn đến các hộ gia đình chăn nuôi trâu, bò.
Việc nghiên cứu vi khuẩn E. coli, tỷ lệ nhiễm và một số đặc tính sinh vật học

cũng như vai trò gây bệnh của chúng là việc làm cần thiết để góp phần hạn chế bệnh
tiêu chảy do vi khuẩn E. coli gây ra cho bê, nghé và làm giảm thiệt hại cho người
chăn nuôi.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
đặc điểm dịch tễ, một số đặc tính sinh học của vi khuẩn E. coli gây tiêu chảy ở bê,
nghé tại huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn và biện pháp phòng trị”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở bê, nghé nuôi tại một
số xã thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
- Phân lập, giám định một số đặc điểm sinh vật, hóa học của vi khuẩn E.coli
gây tiêu chảy ở bê, nghé phân lập được.
- Xây dựng và đề xuất phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy cho bê, nghé có hiệu
quả cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




3
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài là một công trình nghiên cứu có hệ thống, lý luận gắn liền với thực
tiễn sản xuất, chứng minh vai trò gây bệnh của E. coli trong hội chứng tiêu chảy ở bê,
nghé nuôi tại một số xã thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học phục vụ cho các nghiên cứu
tiếp theo về hội chứng tiêu chảy ở bê, nghé, biện pháp phòng trị bệnh và công tác bào
chế các chế phẩm phòng bệnh (vaccine, kháng thể…), đồng thời đóng góp thêm tư
liệu tham khảo cho nghiên cứu và giảng dạy, cho cán bộ thú y cơ sở và người chăn
nuôi.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy ở bê, nghé có hiệu quả cao
sẽ giúp cho thú y cơ sở, người chăn nuôi trong phòng trị bệnh, góp phần giảm thiệt
hại và tăng thu nhập trong chăn nuôi trâu, bò.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số hiểu biết chung về hội chứng tiêu chảy
1.1.1. Khái niệm về hội chứng tiêu chảy
Theo Phạm Ngọc Thạch (1996) [42] hội chứng tiêu chảy là hội chứng bệnh lý
đường tiêu hoá, là hiện tượng con vật ỉa nhanh, nhiều lần trong ngày, tỷ lệ nước trong
phân cao đến 80 - 90% do rối loạn chức năng tiêu hoá (ruột tăng cường co bóp và tiết
dịch) hoặc chỉ phản ánh đơn thuần sự thay đổi tạm thời của phân gia súc bình thường
khi gia súc đang thích ứng với những thay đổi trong khẩu phần ăn.
Archie H. (2000) [1] cho biết tiêu chảy xảy ra ở nhiều bệnh và bản thân nó
không phải là bệnh đặc thù, với bất kỳ cách gọi thế nào thì tiêu chảy luôn được đánh
giá là hội chứng phổ biến trong các dạng bệnh của đường tiêu hoá, xảy ra ở mọi nơi,
mọi lúc các triệu chứng chung là: ỉa chảy, mất nước và chất điện giải, suy kiệt, có thể
dẫn đến chết.
1.1.2. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy ở gia súc
Tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý có liên quan đến nhiều yếu tố, có yếu tố
là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát. Vì vậy việc phân biệt
rạch ròi giữa các nguyên nhân gây tiêu chảy là rất khó khăn.
1.1.2.1. Tiêu chảy do vi khuẩn
Đào Trọng Đạt và cs. (1996) [11] cho biết: chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các

vi khuẩn đường ruột gây tiêu chảy là E. coli (45,6%). Cũng theo tác giả, trong đường
tiêu hoá của gia súc có hệ vi khuẩn gọi là hệ vi khuẩn đường ruột, được chia thành 2
loại, trong đó vi khuẩn có lợi, có tác dụng lên men phân giải các chất dinh dưỡng,
giúp cho quá trình tiêu hoá được thuận lợi và vi khuẩn có hại, khi có điều kiện thì gây
bệnh.
Theo Lê Văn Tạo (1996) [40], họ vi khuẩn đường ruột gồm những vi khuẩn
cộng sinh thường trực trong đường ruột. Những vi khuẩn này, muốn từ vi khuẩn cộng
sinh trở thành gây bệnh phải có 3 điều kiện:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




5
- Trên cơ thể vật chủ có cấu trúc giúp cho vi khuẩn thực hiện được chức năng
bám dính.
- Vi khuẩn phải có khả năng sản sinh các yếu tố gây bệnh, đặc biệt là sản sinh
độc tố, trong đó quan trọng nhất là độc tố đường ruột Enterotoxin.
- Có khả năng xâm nhập vào lớp tế bào biểu mô của niêm mạc ruột, từ đó
phát triển nhân lên.
Theo Hồ Văn Nam và cs. (1997) [30], vi khuẩn đường ruột có vai trò không
thể thiếu được trong hội chứng tiêu chảy.
Nguyễn Văn Quang (2004) [36] khi nghiên cứu vai trò của Salmonella và E.
coli trong hội chứng tiêu chảy của bò, bê đã cho biết khi bò, bê bị tiêu chảy E. coli và
Salmonella bội nhiễm với số lượng cao (vi khuẩn /1g phân). E. coli gấp 3 lần,
Salmonella gấp 1,98 lần.
Theo Nguyễn Văn Sửu (2005) [39] khi nghiên cứu ở 3 tỉnh miền núi phía Bắc
đã kết luận: vi khuẩn E. coli, Salmonella và Cl. perfringens thấy ở bê, nghé bị tiêu
chảy cao hơn bê, nghé ở trạng thái bình thường.
Trương Văn Quang và cs. (2006) [37]cho biết: khi bê, nghé bị tiêu chảy thì số

lượng và tỷ lệ các chủng vi khuẩn E. coli phân lập được mang các yếu gây bệnh và
sản sinh độc tố tăng rất cao so với bê, nghé bình thường. Điều này khẳng định vi
khuẩn E. coli có vai trò đặc biệt quan trọng và thực sự là tác nhân làm cho quá trình
tiêu chảy ở bê, nghé càng trầm trọng hơn.
Phạm Hồng Ngân (2007) [33], ở bê dưới 6 tháng tuổi khi bị tiêu chảy: 61,35%
số mẫu phân phân lập được Salmonella với số lượng rất lớn: 26,00 - 43,70 x 106
CFU/g phân.
Như vậy, các loài vi khuẩn như: E. coli, Salmonella, Clostridium perfringens
là những vi khuẩn thường gặp trong các loại vi khuẩn gây tiêu chảy cho bê, nghé.
1.1.2.2. Tiêu chảy do virus
Virus cũng là tác nhân gây bệnh tiêu chảy ở bê, nghé. Sự xuất hiện của virus
đã làm tổn thương niêm mạc ruột, làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể và thường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




6
gây ỉa chảy ở dạng cấp tính với tỷ lệ chết cao (Phạm Ngọc Thạch, 1996) [42].
Rotavirus và Coronavirus là những virus gây tiêu chảy quan trọng ở gia súc non
mới sinh như nghé, dê cừu con, lợn con, ngựa con và đặc biệt là bê do những virus này
có khả năng phá huỷ màng ruột và gây tiêu chảy nặng (Archie H., 2000 [1]).
1.1.2.3. Tiêu chảy do ký sinh trùng
Ký sinh trùng ở đường tiêu hoá là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy
ở gia súc. Tác hại của chúng không chỉ cướp đi các chất dinh dưỡng của vật chủ mà
còn tiết ra độc tố đầu độc vật chủ làm giảm sức đề kháng, gây trúng độc, tạo điều kiện
cho các bệnh khác phát sinh. Theo Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996) [24], chính
phương thức sống ký sinh ở đường tiêu hoá của các loài giun sán đã làm tổn thương
niêm mạc ruột, nhờ đó các loại mầm bệnh dễ xâm nhập gây viêm ruột, gây rối loạn
quá trình tiêu hoá hấp thu, kích thích nhu động ruột, gây ỉa chảy và hiện tượng nhiễm

trùng.
Khảo sát một số cơ sở chăn nuôi trâu, bò sữa cho thấy, có 7 loài cầu trùng là
một trong những nguyên nhân gây ỉa chảy ở bê, nghé non (dẫn theo Phạm Sĩ Lăng và
cs., 2002 [27]).
Phạm Sĩ Lăng và cs. (2002) [27] cho biết giun đũa Toxocara vitulorum thường
gây ỉa chảy phân trắng ở bê, nghé non 1 - 3 tháng tuổi. Sán lá gan Fasciola gigantica,
Fasciola hepatica trong quá trình ký sinh cũng tiết độc tố gây ỉa chảy cho bê, nghé
non.
Cầu trùng, sán lá và một số loại giun tròn là một trong những nguyên nhân gây
tiêu chảy cho gia súc mắc bệnh (Nguyễn Thị Kim Lan, 2012) [25].
Đặc điểm chủ yếu của tiêu chảy do ký sinh trùng là con vật mắc bệnh bị tiêu
chảy nhưng không liên tục, có sự xen kẽ giữa tiêu chảy và bình thường, cơ thể thiếu
máu, da nhợt nhạt, gia súc kém ăn, thể trạng sa sút.
1.1.2.4. Tiêu chảy do môi trường ngoại cảnh
Môi trường ngoại cảnh là một trong 3 yếu tố cơ bản gây ra bệnh dịch, mối
quan hệ giữa Cơ thể - Mầm bệnh - Môi trường là nguyên nhân của sự không ổn định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




7
sức khoẻ, đưa đến phát sinh bệnh (Nguyễn Như Thanh và cs., 1997) [43].
Môi trường ngoại cảnh bao gồm các yếu tố: nhiệt độ, ẩm độ, các điều kiện về
chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại, sự di chuyển, thức ăn, nước uống… Khi
gia súc bị nhiễm lạnh kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm tác dụng thực
bào, làm cho gia súc dễ bị nhiễm khuẩn gây bệnh (Hồ Văn Nam và cs., 1997) [30].
Khẩu phần ăn cho vật nuôi không thích hợp, trạng thái thức ăn không tốt, thức
ăn kém chất lượng như mốc, thối và nhiễm các tạp chất, các vi sinh vật có hại dễ dẫn
đến rối loạn tiêu hoá kèm theo viêm ruột, ỉa chảy ở gia súc (Hồ Văn Nam và cs.,

1997) [30].
Khi gặp điều kiện ngoại cảnh không thuận lợi, thay đổi đột ngột về thức ăn,
vitamin, protein, thời tiết, vận chuyển…làm giảm sức đề kháng của con vật thì vi
khuẩn thường trực sẽ tăng độc tố và gây bệnh (Bùi Quý Huy, 2003) [19].
Như vậy, nguyên nhân môi trường ngoại cảnh gây bệnh tiêu chảy không mang
tính đặc hiệu mà mang tính tổng hợp. Lạnh và ẩm gây rối loạn hệ thống điều hoà trao
đổi nhiệt của cơ thể bê, nghé; dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi chất, làm giảm sức
đề kháng của cơ thể, từ đó các mầm bệnh trong đường tiêu hoá có thời cơ tăng cường
độc lực và gây bệnh.
1.1.2.5. Ảnh hưởng của nuôi dưỡng không đúng kỹ thuật
Trong chăn nuôi bê, nghé phải thực hiện đúng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng:
bê, nghé phải phải bú đầy đủ sữa đầu, đảm bảo vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn
nuôi. Khi thay đổi thức ăn đột ngột, đặc biệt là tăng lượng đạm và chất béo làm cho
bê, nghé rối loạn tiêu hoá, dẫn đến viêm ruột. Thức ăn bị ôi thiu, nấm mốc đặc biệt là
nấm Candia albicans xâm nhập vào ruột cũng gây tác hại tương tự như các vi khuẩn.
Ngoài tác hại phá hoại tổ chức dạ dày, ruột gây ỉa chảy, nấm còn tiết độc tố gây nhiễm
độc toàn thân.
Như vậy, hội chứng tiêu chảy ở bê, nghé do nhiều nguyên nhân gây ra. Chính
vì vậy, sự xuất hiện của bệnh phụ thuộc vào sự xuất hiện các nguyên nhân và sự tương
tác giữa nguyên nhân với cơ thể bê, nghé. Các yếu tố như tuổi, mùa vụ, thức ăn,
chuồng trại, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng… đều có ảnh hưởng đến bệnh tiêu chảy
ở bê, nghé.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




8
1.1.3. Một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở gia súc
Hội chứng tiêu chảy ở gia súc do nhiều nguyên nhân gây ra. Chính vì vậy, sự

xuất hiện của bệnh phụ thuộc vào sự xuất hiện các nguyên nhân và sự tương tác giữa
nguyên nhân với cơ thể gia súc. Các yếu tố như tuổi gia súc, mùa vụ, thức ăn, chuồng
trại, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng… đều có ảnh hưởng đến bệnh tiêu chảy ở gia
súc. Fairbrother J. M. (1992) [61] và Archie H. (2000) [1] cho rằng, khi tiêu chảy xảy
ra, thường gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi.
Tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy trong một số cơ sở chăn nuôi phụ thuộc vào điều
kiện chăm sóc, vệ sinh thú y ở đó, còn tỷ lệ chết, mức độ trầm trọng của phụ thuộc
vào giai đoạn mắc bệnh (Đoàn Kim Dung, 2003) [5].
1.1.4. Bệnh lý, lâm sàng của hội chứng tiêu chảy
1.1.4.1. Cơ chế sinh bệnh
Trịnh Văn Thịnh (1985) [45] cho rằng do một tác nhân bất lợi nào đó, trạng
thái cân bằng của khu hệ vi khuẩn đường ruột bị phá vỡ, tất cả hoặc chỉ một loài nào
đó sinh sản quá nhiều sẽ gây hiện tượng loạn khuẩn, gây ra sự biến động ở nhóm vi
khuẩn đường ruột, cũng như ở nhóm vi khuẩn vãng lai, các vi khuẩn gây bệnh có cơ
hội tăng mạnh cả về số lượng và độc lực, các vi khuẩn có lợi cho quá trình tiêu hoá
do không cạnh tranh nổi nên giảm đi, cuối cùng loạn khuẩn xảy ra, hấp thu bị rối loạn,
gây tiêu chảy.
Theo Phạm Ngọc Thạch (1996) [42] khi thiếu mật thì tới 60% mỡ không tiêu
hoá được, gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu và ỉa chảy, hoặc việc giảm hấp thu cũng
dẫn đến ỉa chảy.
1.1.4.2. Đặc điểm bệnh lý
Bệnh lý, lâm sàng của hội chứng tiêu chảy ở gia súc đó là sự biến đổi về tổ
chức, tình trạng mất nước và chất điện giải, trạng thái trúng độc của cơ thể bệnh.
Mặt khác, khi cơ thể mất nước và chất điện giải sẽ kéo theo sự biến đổi của
hàng loạt các bệnh lý khác nhau.
Hiện tượng trúng độc xảy ra do thức ăn lên men phân giải sinh độc tố, hệ vi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





9
khuẩn đường ruột sinh sôi, sản sinh ra nhiều độc tố. Các độc tố đó cùng với các sản
phẩm của viêm, tổ chức phân huỷ, ngấm vào máu, tác động vào gan làm chức năng
gan rối loạn, gia súc bị trúng độc, đồng thời tác động cản trở quá trình tiêu hoá tiếp
tục gây tiêu chảy nặng hơn, tăng nguy cơ nhiễm độc máu và gây tử vong.
Hậu quả trực tiếp và nặng nề của hiện tượng tiêu chảy là sự mất nước và mất
các chất điện giải của cơ thể, kéo theo hàng loạt các biến đổi bệnh lý (Lê Minh Chí,
1995) [3].
1.1.4.3.Triệu chứng của bê, nghé bị tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy của bê, nghé do vi khuẩn E. coli gây ra thường có những triệu
chứng như: sốt và tiêu chảy. Khi sốt, con vật không bú, nằm một chỗ, ủ rũ, lông xù,
mũi khô, lờ đờ, ít vận động. Sau một ngày, phân lỏng dần mầu vàng hay trắng xám,
có khi có bọt, có thể có máu. Phân chua và rất thối, ấn vào bụng bê đau, bụng căng,
hậu môn bê bết phân. Con vật đau bụng, rặn nhiều, thích nằm, đứng dậy miễn cưỡng.
Nhịp tim nhanh và yếu. Tần số hô hấp tăng cao. Con vật yếu dần, thân nhiệt hạ xuống
dưới mức bình thường, chân lạnh, mắt lõm, hốc hác và chết nhanh. Nếu kế phát thêm
viêm phổi thì bê ho, thở khò khè, chết nhanh.
Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào liều lượng và độc lực của vi khuẩn hay sức đề
kháng của con vật. Trung bình bê kéo dài 4 - 8 ngày, bệnh thường ở 2 thể:
- Thể cấp tính: bệnh tiến triển không quá 5 - 10 ngày, nếu con vật không chết
thì thời kỳ phục hồi dài, bê khỏi bệnh phát triển còi cọc.
- Thể mãn tính: bệnh kéo dài hàng tuần, hàng tháng và có đặc điểm như: viêm
phổi, viêm khớp, có khi bệnh tiến triển không thể thấy được (Sydney, 1986) [82].
1.1.4.4. Bệnh tích
Theo Lừ Văn Trường (2008) [48], bệnh tích ở bê, nghé bị tiêu chảy như sau:
- Thể cấp tính: ruột chứa đầy hơi, phân lỏng chứa nhiều bọt khí. Niêm mạc
ruột đỏ, có khi mỏng đi, xuất huyết mạnh, đặc biệt là ruột già xuất huyết lấm tấm
hoặc xuất huyết tràn lan, hạch ruột và gan hơi sưng. Bê bị tiêu chảy do Salmonella
thấy rõ lách sưng to, còn với bê bị E. coli thấy lách hơi sưng.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




10
- Thể mãn tính: lách vẫn sưng to, có những ổ hoại tử ở gan và lách.
1.1.5. Chẩn đoán bệnh tiêu chảy do E. coli ở bê, nghé
Theo Phạm Sĩ Lăng và cs. (2002) [27] thì việc chẩn đoán bệnh tiêu chảy do vi
khuẩn E. coli gây ra rất phức tạp bởi vì những triệu chứng, bệnh tích xuất hiện tương
tự như bệnh tiêu chảy do các nguyên nhân vi khuẩn khác, các loại đơn bào và vi rút,
hơn nữa vi khuẩn E. coli thường gây bệnh kết hợp với các mầm bệnh khác. Việc nuôi
cấy phân lập từ phân bê, nghé bị bệnh cũng rất dễ dàng nhưng phải tiến hành xác định
xem có phải vi khuẩn E. coli gây bệnh hay là vi khuẩn E. coli cộng sinh. Vì vậy, sau
khi phân lập vi khuẩn E. coli phải xác định các yếu gây bệnh như K99, Enterotoxin
đồng thời xác định thêm các loại mầm bệnh khác như Rotavirut, Coronavirut,
Salmonella, nhưng có thể phân biệt pH của phân vì nếu tiêu chảy do vi khuẩn E. coli
gây ra thường pH của phân nghiêng về bazơ (pH > 7), còn tiêu chảy do Rotavirut,
Coronavirut phân thường nghiêng về axit (pH < 7).
1.1.6. Biện pháp phòng trị bệnh tiêu chảy cho gia súc
1.1.6.1. Phòng bệnh
Phòng bệnh là biện pháp chủ động không để bệnh xảy ra. Các biện pháp phòng
bệnh đều xoay quanh các vấn đề về môi trường, vật chủ và mầm bệnh.
Phạm Khắc Hiếu và Trần Thị Lộc (1998) [14] cho rằng, để phòng bệnh tiêu
chảy, trước hết cần hạn chế, loại trừ các yếu tố stress sẽ mang lại hiệu quả tích cực,
đồng thời khắc phục những yếu tố khí hậu, thời tiết bất lợi để tránh rối loạn tiêu hoá,
giữ ổn định trạng thái cân bằng giữa cơ thể và môi trường.
Theo Nguyễn Văn Quang (2004) [36] dùng giống vi khuẩn E. coli đã
được chọn từ các chủng phân lập được từ bò, bê bị tiêu chảy để sản xuất

kháng thể từ lòng đỏ trứng gà thử nghiệm cho uống với liều 25 ml /10 kg thể
trọng, 3 lần /ngày thì sau 3 - 5 ngày điều trị khỏi 100% số bê bị tiêu chảy.
1.1.6.2. Điều trị bệnh
Phạm Ngọc Thạch (1996) [42] cho biết, để điều trị hội chứng tiêu chảy ở gia
súc, nên tập trung vào 3 khâu là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




11
- Loại trừ những sai sót trong nuôi dưỡng như: loại bỏ thức ăn kém phẩm chất
(ôi mốc...), giảm thức ăn xanh chứa nhiều nước, chăm sóc nuôi dưỡng tốt; loại bỏ
thức ăn không tiêu hoá được, đang lên men trong đường ruột.
- Khắc phục rối loạn tiêu hoá và chống nhiễm khuẩn - những vi khuẩn đã phân
lập được ở gia súc viêm ruột ỉa chảy.
- Điều trị hiện tượng mất nước và chất điện giải.
Phạm Quang Phúc (2003) [35] phác đồ điều trị dùng 3 loại kháng sinh:
Norfloxacin, Gentamycin và Neomycin có kết quả tốt, kết hợp bổ sung muối, chất
điện giải và chống độc cho bê, nghé, ngoài ra nên sử dụng thêm thuốc nam thì hiệu
quả điều trị sẽ tốt hơn.
Theo Nguyễn Văn Sửu (2005) [39] Phác đồ điều trị đạt hiệu quả cao nhất dùng
các thuốc kháng sinh Norfloxacin, Kanamycin kết hợp sử dụng chất điện giải là
Oresol và thuốc làm se niêm mạc ruột, chất trợ lực cafein và bổ sung các vitamin.
1.2. Vai trò của vi khuẩn E. coli trong hội chứng tiêu chảy
1.2.1. Đặc điểm hình thái
Vi khuẩn E. coli là trực khuẩn hình gậy ngắn hai đầu tròn, có kích thước 2 - 3 x
0,3 - 0,6 µm; ở môi trường nuôi cấy, trong canh khuẩn già xuất hiện những trực khuẩn
dài 4 - 8 µm. Trong cơ thể người và động vật, vi khuẩn thường có hình trực khuẩn,
đứng riêng lẻ, đôi khi xếp thành chuỗi ngắn. Phần lớn vi khuẩn E. coli có khả năng di

động do có lông ở xung quanh thân, không sinh nha bào, có thể có giáp mô. Vi khuẩn
bắt màu gram âm, có thể bắt màu đều hoặc sẫm ở hai đầu, khoảng giữa nhạt hơn. Nếu
lấy vi khuẩn từ khuẩn lạc nhầy để nhuộm, có thể thấy giáp mô, nhưng khi soi tươi thì
thường không nhìn thấy được (Nguyễn Quang Tuyên, 2008) [47].
1.2.2. Đặc điểm cấu trúc
Vi khuẩn E. coli được phân làm các serotype khác nhau dựa vào cấu trúc kháng
nguyên thân O, giáp mô K, lông H và kháng nguyên bám dính F.
Khi xác định serotype đầy đủ của một chủng E. coli thì phải xác định đủ cả 3
loại kháng nguyên nói trên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




12
- Kháng nguyên O (Kháng nguyên thân - Ohne Hauch) Kháng nguyên O được
xác định là có mặt trên tất cả các chủng vi khuẩn đường ruột dạng S. Kháng nguyên
này nằm trên lớp lipopolisaccharide của thành tế bào trực khuẩn gram âm, có bản chất
là polysaccharide, bền với nhiệt và không bị biến tính ở nhiệt độ 1000C. Đây là kháng
nguyên được coi là một yếu tố độc lực có thể tìm thấy ở thành tế bào và có liên hệ trực
tiếp với hệ thống miễn dịch. Kháng nguyên O khi gặp kháng huyết thanh tương ứng sẽ
xảy ra phản ứng ngưng kết, tạo thành những hạt nhỏ, khó tan.
- Kháng nguyên H (kháng nguyên lông - Hauch) là thành phần lông vi khuẩn,
có bản chất protein, kém bền vững hơn so với kháng nguyên O. Kháng nguyên H
không phải là yếu tố độc lực của vi khuẩn, nhưng có khả năng tạo phản ứng miễn
dịch xảy ra nhanh hơn so với kháng nguyên O. Kháng nguyên H của vi khuẩn E. coli
không có vai trò bám dính, không có tính độc và cũng không có ý nghĩa trong đáp
ứng miễn dịch phòng vệ nên ít được quan tâm nghiên cứu, nhưng nó có ý nghĩa rất to
lớn trong xác định giống, loài của vi khuẩn.
- Kháng nguyên K (Kháng nguyên vỏ bỏ - Capsular) còn được gọi là kháng

nguyên bề mặt (OMP - Outer membrane protein) hoặc kháng nguyên vỏ bọc
(Capsular). Vai trò của kháng nguyên K chưa được thống nhất, có nhiều ý kiến cho
rằng nó không có ý nghĩa về độc lực của vi khuẩn vì thấy độc lực của chủng E. coli
có kháng nguyên K cũng giống độc lực của chủng không có kháng nguyên K (Orskov
F., 1978) [76].
Tuy nhiên, có ý kiến khác cho rằng nó có ý nghĩa về độc lực vì nó tham gia
bảo vệ vi khuẩn trước những yếu tố phòng vệ của vật chủ. Phần lớn các ý kiến đều
thống nhất kháng nguyên K có hai nhiệm vụ sau:
+ Hỗ trợ trong phản ứng ngưng kết của kháng nguyên O, nên thường ghi liền
công thức serotype của vi khuẩn là Ox:Ky như E. coli O2, O8, O9, O101, O139,
O149, O138, O138, O157…
+ Tạo thành hàng rào bảo vệ vi khuẩn chống lại tác động của ngoại cảnh và
hiện tượng thực bào, yếu tố phòng vệ của vật chủ. Như vậy, dựa vào kháng nguyên
O, vi khuẩn E. coli được phân làm nhiều nhóm; căn cứ vào cấu tạo kháng nguyên O,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




13
K, H vi khuẩn E. coli lại chia làm nhiều type, mỗi type đều được ghi thứ tự các yếu
tố kháng nguyên O, K, H.
- Kháng nguyên F (kháng nguyên Fimbriae): Kháng nguyên bám dính là yếu
tố quan trọng, nhờ vào kháng nguyên này mà vi khuẩn E. coli thực hiện các bước đầu
tiên của quá trình gây bệnh là bám dính của vi khuẩn vào niêm mạc ruột nhờ một hay
nhiều loại kháng nguyên bám dính như F4 (K88), F5 (K99), F6 (K987), F18 hoặc
F41. Bản chất của các fimbriae là các protein và được phân loại bằng các phản ứng
huyết thanh học.
Vi khuẩn E. coli gây bệnh thường có khả năng sản sinh độc tố Enterrotoxin,
các yếu tố bám dính,… đó là các nguyên nhân gây tiêu chảy ở động vật khi nhiễm vi

khuẩn này cùng các vi khuẩn gây bệnh khác (Fairbrother J. M., 1992) [61].
1.2.3. Đặc tính sinh vật học của vi khuẩn E. coli
1.2.3.1. Đặc tính nuôi cấy
Theo Nguyễn Quang Tuyên (2008) [47], vi khuẩn E. coli là trực khuẩn hiếu
khí và yếm khí tùy tiện, có thể sinh trưởng ở phổ nhiệt độ khá rộng từ 5 - 400C, nhiệt
độ thích hợp là 370C, pH thích hợp là 7,4. Vi khuẩn E. coli phát triển dễ dàng trên các
môi trường nuôi cấy thông thường.
1.2.3.2. Đặc tính sinh hóa
Phản ứng lên men đường: vi khuẩn E. coli lên men sinh hơi các loại đường
Lactose, Frutose, Glucose, Levulose, Galactose, Xylose, Manitol; lên men không
chắc chắn các loại đường Duncitol, Saccarose và Salixin. Hầu hết các chủng E. coli
đều lên men đường Lactose nhanh và sinh hơi, đây là đặc điểm quan trọng để dựa
vào đó phân biệt vi khuẩn E. coli và Salmonella.
Một số phản ứng sinh hoá khác: phản ứng sinh Indol và MR (Methyl Red)
dương tính, phản ứng H2S, VP (Voges Proskauer) âm tính, hoàn nguyên nitrat thành
nitrit (Nguyễn Quang Tuyên, 2008) [47].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




14
1.2.4. Đặc tính gây bệnh của vi khuẩn E. coli
1.2.4.1. Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn E. coli
Dho-Moulin M. và Fairbrother J. M. (1999) [58] cho thấy để có thể gây bệnh,
trước hết vi khuẩn E. coli phải bám dính vào tế bào nhung mao ruột bằng các yếu tố
bám dính như kháng nguyên F. Sau đó, nhờ các yếu tố xâm nhập (Invasion), vi khuẩn
sẽ xâm nhập vào tế bào biểu mô của thành ruột. Vi khuẩn phát triển, nhân lên, phá
huỷ lớp tế bào biểu mô, gây viêm ruột, đồng thời sản sinh độc tố đường ruột
Enterotoxin. Độc tố đường ruột tác động vào quá trình trao đổi muối, nước, làm rối

loạn chu trình này. Nước từ cơ thể tập trung vào lòng ruột làm căng ruột, cùng với
khí do lên men ở ruột gây nên một tác dụng cơ học, làm nhu động ruột tăng, đẩy nước
và chất chứa ra ngoài, gây nên hiện tượng tiêu chảy.
Sau khi đã phát triển ở thành ruột, vi khuẩn vào hệ lâm ba, đến hệ tuần hoàn,
gây nhiễm trùng máu. Trong máu, vi khuẩn chống lại hiện tượng thực bào, gây dung
huyết, làm cho cơ thể thiếu máu. Từ hệ tuần hoàn, vi khuẩn đến các tổ chức cơ quan.
Ở đây, vi khuẩn lại phát triển nhân lên lần thứ hai, phá huỷ tế bào tổ chức, gây viêm
và sản sinh độc tố gồm Enterotoxin và Verotoxin, phá huỷ tế bào tổ chức, gây tụ
huyết và xuất huyết.
1.2.4.2. Các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E. coli
Các yếu tố gây bệnh của E. coli bao gồm khả năng kháng khuẩn, yếu tố bám
dính, khả năng xâm nhập, yếu tố gây dung huyết và khả năng sản xuất độc tố. Các
chủng E. coli không có các yếu tố trên thì không có khả năng gây bệnh. Dựa vào các
yếu tố gây bệnh nói trên, người ta đã phân loại vi khuẩn E. coli thành các loại sau:
Enterotoxigenic E. coli (ETEC), Enteropathgenic E. coli (EPEC), Adherence
Eteropathogenic E. coli (AEEC) và Verotoxingenic E. coli (VTEC) (Lê Văn Tạo,
1997) [41].
- Yếu tố kháng khuẩn:
Nhiều chủng E. coli có khả năng sản sinh ra chất kháng khuẩn có tác dụng ức
chế hoặc tiêu diệt các loại vi khuẩn khác gọi là ColicinV. Vì vậy, yếu tố này cũng
được coi là một trong các yếu tố độc lực của vi khuẩn E. coli gây bệnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN




15
- Yếu tố bám dính:
Jones G. W. and Rutter J. M. (1974) [69] cho biết khả năng bám dính của vi
khuẩn là yếu tố gây bệnh quan trọng để thực hiện bước đầu tiên của quá trình gây

bệnh đường ruột, đó là một quá trình liên kết vững chắc giữa bề mặt tế bào vi khuẩn
và tế bào vật chủ.
Bằng phương pháp chụp vi khuẩn dưới kính hiển vi điện tử và các phản ứng
sinh hóa, PCR đã xác định được cấu trúc vi thể thực hiện chức năng bám dính của vi
khuẩn E. coli. Đó là các pili (fimbriae) bao gồm các đơn vị cấu trúc nhỏ gọi là sợi bám
dính, có tính kháng nguyên gọi là kháng nguyên bám dính F (Elsinghorst E. A. và Weit
J. A., 1994 [59]). Để gây bệnh, các chủng ETEC phải bám dính lên trên tế bào biểu mô
của ruột non. Hầu hết các chủng ETEC đều có mang một hoặc nhiều các yếu tố bám
dính như F4 (K88), F5 (K99), F6 (987P), F17, F18, F41, F42 và F165.
Theo Vũ Khắc Hùng và cs. (2005) [18] qua phản ứng PCR trong số 220 chủng
E. coli phân lập từ lợn con từ 1 - 14 ngày tuổi bị tiêu chảy có 82 chủng mang kháng
nguyên bám dính.
Phạm Thế Sơn và Phạm Khắc Hiếu (2008) [38] khi nghiên cứu về đặc tính của
vi khuẩn E. coli, Salmonella, Cl. perfringens gây bệnh lợn con tiêu chảy ở Hưng Yên
và Hà Nội đã có kết luận: số chủng E. coli mang kháng nguyên bám dính F4 (K88)
là 78%, F5 (K99) là 22%. Số chủng mang F4 ở Hưng Yên là 80% và Hà Nội là 76%.
- Yếu tố xâm nhập của vi khuẩn E. coli:
Sau khi bám dính, vi khuẩn sẽ thực hiện quá trình xâm nhập vào sâu bên trong
các lớp tế bào. Tại đây, vi khuẩn E. coli nhân lên với tốc độ lớn đồng thời sản sinh ra
độc tố đường ruột, gây phản ứng niêm mạc và đầu độc cơ thể.
Theo Giannella R. A. và cs. (1976) [64] khả năng xâm nhập của vi khuẩn là
một khái niệm dùng để chỉ quá trình mà nhờ đó vi khuẩn đường ruột qua được hàng
rào bảo vệ của lớp mucosa trên bề mặt niêm mạc để xâm nhập vào tế bào biểu mô
(Epithel), đồng thời sản sinh và phát triển trong lớp tế bào này. Trong khi đó, những
vi khuẩn khác không có khả năng xâm nhập, không thể qua được hàng rào bảo vệ của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN





×