ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PHỤC VỤ DẠY VÀ HỌC Ở TIỂU HỌC
ThS. Bùi Thị Tuyết Nhung
Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được xác định trong các
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII), Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và
đã được thể chế hóa trong Luật Giáo dục và được cụ thể trong Chỉ thị 15 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo.
Trong Luật Giáo dục, khoản 2, Điều 24 đã ghi: “phương pháp giáo dục
phổ thông phải phát huy tính cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù
hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui,
hứng thú học tập cho học sinh”.
Để thực hiện nhiệm vụ này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quán triệt trong
việc biên soạn lại giáo trình, sách giáo khoa, sử dụng các trang thiết bị hiện đại,
bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên…Đồng thời, nhiều hội thảo đã
được tổ chức, nhiều phần mềm phục vụ dạy học đã được xây dựng nhằm hạn
chế tới mức tối đa cách dạy nhồi nhét, xa rời thực tiễn, cách học thụ động của
học sinh, sinh viên…
Là cấp học phổ thông đầu tiên trong hệ thống giáo dục, các trường tiểu
học trong cả nước, nói chung và ở Hà Nội nói riêng, đã tích cực cải tiến phương
pháp dạy và học, trong đó hướng ứng dụng phần mềm vào dạy và học đã được
quan tâm đặc biệt.
Việc ứng dụng phần mềm là một trong những yếu tố quan trọng góp phần
đổi mới phương pháp dạy của thầy, học của trò, nhằm làm cho người học tiếp
cận nhanh, chính xác và cập nhật tới những vấn đề mới, giúp cho giờ học sinh
động hơn, đặc biệt với lứa tuổi tiểu học sẽ giúp cho giờ học không căng thẳng,
thu hút được sự chú ý, hứng thú của học sinh.
1
I. SỬ DỤNG CÁC PHẦN MỀM Ở TIỂU HỌC CÓ THỂ THEO CÁC
HƯỚNG SAU:
1) Thiết kế toàn bộ bài giảng:
- Ưu điểm:
+ Tiết kiệm thời gian trên lớp;
+ Tiết học sinh động, học sinh hứng thú trong giờ học;
+ Thầy trò được tiếp cận với các thiết bị hiện đại.
- Nhược điểm:
+ Nội dung đôi khi bị cứng nhắc, khó thay đổi khi có tình huống sư phạm
xảy ra;
+ Học sinh có thể bị chi phối mà không tập trung vào nội dung chính của bài
giảng;
+ Lớp học phải đảm bảo rộng để học sinh không bị ảnh hưởng tới tầm nhìn
hoặc bị che khuất bởi các thiết bị được sử dụng;
+ Giáo viên mất nhiều thời gian để soạn một giáo án.
2) Thiết kế một nội dung, một trong các bước của bài giảng:
- Ưu điểm:
+ Khắc phục được phần nào sự bị động của thầy khi có tình huống sư phạm
xảy ra;
+ Giáo viên có thể đẽ dàng thay đổi và kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy
trong một tiết học.
- Nhược điểm:
+ Đòi hỏi giáo viên sử dụng thành thạo, thao tác nhanh, chính xác khi thay
đổi hình thức sử dụng phương tiện dạy học;
+ Các phương tiện dạy học phải đồng bộ.
3) Thiết kế nội dung phục vụ ngoại khóa
4) Thiết kế các tài liệu giúp giáo viên, các bộ quản lý theo dõi kết quả học
tập, rèn luyện của học sinh (đặc biệt với tiểu học, giáo viên phải dạy nhiều
môn học và mỗi môn, học sinh có nhiều đầu điểm)
2
II. MỘT SỐ NỘI DUNG CÓ THỂ SỬ DỤNG PHẦN MỀM Ở TIỂU
HỌC:
1) Hình thành các khái niệm, các bảng cộng, trừ, nhân, chia, các thuật toán
hoặc một số kỹ năng như đo, nhận dạng, đếm hình…;
2) Xây dựng hệ thống câu hỏi kiểm tra bài cũ; củng cố kiến thức sau bài học,
sau một chương hoặc một nội dung nào đó;
3) Xây dựng một trò chơi phục vụ cho phần củng cố bài hoặc cho giờ ngoại
khoá;
4) Xây dựng các hình ảnh động để dạy phân môn Tìm hiểu tự nhiên xã hội,
Lịch sử, Sức khoẻ, Toán…;
5) Sử dụng các tranh ảnh, những đoạn phim minh họa sinh động, tư liệu đã
có trong thực tế để đưa vào bài giảng;
6) Xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm để học sinh tự kiểm tra kiến thức
đã học.
III. TÌM HIỂU THỰC TẾ VỀ VIỆC SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ TIN
HỌC VÀO DẠY HỌC Ở NỘI THÀNH HÀ NỘI:
1) Số lượng máy vi tính tại các trường rất ít so với số lớp. Ví dụ một trường
có tới 57 lớp, nhưng chỉ có 15 máy vi tính;
2) Hầu hết các trường chỉ sử dụng phần mềm để dạy học trong một vài giờ
thao giảng và chỉ tập trung vào một vài giáo viên biết sử dụng;
3) Đại đa số giáo viên ngại sử dụng phần mềm dạy học với một số lý do sau:
+ Trình độ, kỹ năng sử dụng máy vi tính của giáo viên còn rất hạn chế;
+ Mất nhiều thời gian, công sức để thiết kế bài giảng;
+ Các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học theo
hướng hiện đại nói chung, cho việc sử dụng phần mềm dạy học nói riêng,
hiện nay hầu hết còn rất hạn chế tại các trường tiểu học ở nội thành Hà Nội.
Qua quan sát, tôi được biết, có giáo viên đã phải thuê các thiết bị dạy học
phục vụ cho tiết thao giảng có sử dùng phần mềm dạy học là 400.000 đồng.
Song, tiết dạy chưa đạt được kết quả như mong muốn vì sĩ số lớp học cao,
phòng học ngắn và rộng về chiều ngang nên học sinh khó quan sát; và nếu đủ
3
ánh sáng để học sinh đọc được sách giáo khoa, vở bài tập thì màn hình trình
chiếu mờ, mà giảm độ sáng lại càng không ổn.
Vậy để có tiết giảng hiệu quả thì vấn đề phối hợp sử dụng sách giáo khoa, vở
bài tập…trong giờ có sử dụng phần mềm dạy học là vấn đề cần phải bàn.
IV. MỘT SỐ PHẦN MỀM HIỆN ĐANG ĐƯỢC SỬ DỤNG Ở TIỂU
HỌC:
Phần mềm Violet, Powerpoint, Flash, Maccomedia dirent
Những phần mềm nêu trên hiện là công cụ hữu ích, mang tính thời sự nhằm
phục vụ cho việc tạo ra các tài liệu điện tử, phục vụ việc đổi mới phương pháp
dạy học ở phổ thông nói chung và ở tiểu học nói riêng.
Ví dụ phần mềm Violet có giao diện rộng, được thiết kế trực quan, sử dụng
hoàn toàn bằng Tiếng Việt, nên dễ dàng cho mọi đối tượng sử dụng, đáp ứng
được với đại đa số trình độ về tin học, cũng như ngoại ngữ của giáo viên tiểu
học hiện nay. Ngoài ra, phông chữ trong các sản phẩm của Violet rõ ràng, đẹp và
dễ theo dõi.
V. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ:
1) Để đổi mới phương pháp dạy học nói chung, sử dụng phần mềm vào dạy
học ở phổ thông nói riêng thì trước hết trong các trường sư phạm phải đựợc tiến
hành trước nhiều năm, toàn diện và đồng bộ. Nghĩa là, trong sự chỉ đạo của
Lãnh đạo các trường đến đội ngũ cán bộ, giảng viên, sinh viên phải ý thức được
sự cần thiết, tính thời sự của nhiệm vụ đổi mới; cơ sở vật chất, giáo trình, trang
thiết bị phải được kiện toàn tương xứng với mục tiêu đổi mới…;
2) Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi giảng viên được trang bị kiến thức để sử
dụng phần mềm vào dạy học;
3) Việc đánh giá một giảng viên hoặc một giờ dạy của giảng viên không nên
đặt ra nhiệm vụ phải sử dụng phần mềm, vì như vậy sẽ dẫn đến lãng phí, hình
thức và đôi khi còn làm mất đi tính sư phạm.
4