Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Kiến thức, thái độ và nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh hai trường trung học phổ thông Nguyễn Đức Cảnh và Nguyễn Trãi, tỉnh Thái Bình năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.76 KB, 71 trang )

1
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI SINH VIÊN NCKH

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ NHU CẦU GIÁO DỤC
GIỚI TÍNH CỦA HỌC SINH HAI TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG NGUYỄN ĐỨC CẢNH VÀ NGUYỄN TRÃI,
TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2016

THÁI BÌNH – NĂM 2016

1


2

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI SINH VIÊN NCKH

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ NHU CẦU GIÁO DỤC
GIỚI TÍNH CỦA HỌC SINH HAI TRƯỜNG TRUNG HỌC
PHỔ THÔNG NGUYỄN ĐỨC CẢNH VÀ NGUYỄN TRÃI,
TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2016

Sinh viên tham gia:
Trần Thị Khuyên – Lớp YTCC3.K1
Trương Diệu Thu – Lớp YTCC3.K1


Đào Huy Cừ – Lớp YTCC3.K1
Nguyễn Thế Duy – Lớp YTCC3.K1

THÁI BÌNH – 2016
2


3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCS

Bao cao su

BPTT

Biện pháp tránh thai

BLTQĐTD

Bệnh lây truyền qua đường tình dục

GDGT

Giáo dục giới tính

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình


NHT

Nạo hút thai

NPT

Nạo phá thai

QHTD

Quan hệ tình dục

SKSS

Sức khỏe sinh sản

TD

Tình dục

TDAT

Tình dục an toàn

VTN

Vị thành niên

MỤC LỤC


3


4

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12
Bảng 3.13
Bảng 3.14
Bảng 3.15

Một số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu
Phân bố tỷ lệ học sinh có kiến thức đúng về tuổi bắt đầu
dậy thì theo địa bàn nghiên cứu
Hiểu biết của học sinh về dấu hiệu dậy thì của nữ giới
theo địa bàn nghiên cứu
Hiểu biết của học sinh về dấu hiệu dậy thì của nam giới
theo địa bàn nghiên cứu
Hiểu biết về quan hệ tình dục theo địa bàn nghiên cứu

Hiểu biết của học sinh về thời điểm mang thai trong chu
kì kinh theo địa bàn nghiên cứu
Hiểu biết của học sinh về các biện pháp tránh thai theo
địa bàn nghiên cứu
Hiểu biết của học sinh về các bệnh lây truyền qua
đường tình dục theo địa bàn nghiên cứu
Quan điểm của học sinh về việc nạo phá thai ở tuổi vị
thành niên
Quan niệm của học sinh về việc nạo phá thai ở tuổi vị
thành niên
Mức độ tìm hiểu thông tin giáo dục giới tính của học
sinh theo địa bàn nghiên cứu
Những nội dung về giáo dục giới tính học sinh mong
muốn tìm hiểu theo địa bàn nghiên cứu
Nhu cầu giáo dục giới tính trong nhà trường theo địa
bàn nghiên cứu
Đồi tượng học sinh lựa chọn để chia sẻ vấn đề giới tính
Nhu cầu của học sinh về hình thức giáo dục giới tính
theo giới

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
4

Trang
28
29
30
31
32
32

33
34
36
36
37
38
38
39
40


5

Biểu đồ 3.1

Trang
Hiểu biết của học sinh về chu kì kinh nguyệt theo địa
29

Biểu đồ 3.2

bàn nghiên cứu
Hiểu biết của học sinh về hiện tượng sinh dục bất

30

Biểu đồ 3.3

thường ở nữ giới theo địa bàn nghiên cứu
Kiến thức của học sinh về dấy hiệu sinh dục bất thường


31

Biểu đồ 3.4

ở nam giới theo địa bàn nghiên cứu
Hiểu biết của học sinh về khả năng có thai khi quan hệ

33

Biểu đồ 3.5

tình dục theo địa bàn nghiên cứu
Hiểu biết của học sinh về cách sử dụng một số biện

34

Biểu đồ 3.6

pháp tránh thai theo địa bàn nghiên cứu
Kiến thức về cách phòng bệnh lây truyền qua đường

35

Biểu đồ 3.7

tình dục theo địa bàn nghiên cứu
Đánh giá tổng điểm kiến thức của học sinh về giáo dục

35


Biểu đồ 3.8

giới tính theo địa bàn nghiên cứu
Đánh giá tổng điểm thái độ của học sinh về giáo dục

37

Biểu đồ 3.9

giới tính theo địa bàn nghiên cứu
Nhu cầu của học sinh về hình thức giáo dục giới tính

40

theo địa bàn nghiên cứu
Biểu đồ 3.10 Đánh giá chung về nhu cầu giáo dục giới tính của học

41

sinh theo địa bàn nghiên cứu

5


6
ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 1,7 tỷ người ở độ tuổi vị thành
niên (VTN), chiếm khoảng ¼ dân số thế giới. Ở Việt Nam, có tỷ lệ VTN cao

và ngày càng gia tăng, năm 1999 VTN là 17,3 triệu người chiếm 22,7%, năm
2009 là 27,9% [23]. Sự phát triển đất nước phụ thuộc vào thể chất và trí tuệ
của lớp người này. Chính vì vậy, nghiên cứu chăm sóc sức khỏe sinh sản
(SKSS) và nhu cầu giáo dục giới tính (GDGT) ở VTN đã và đang trở thành
một vấn đề bức thiết, quan trọng hàng đầu trong chiến lược dân số cũng như
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
Theo tổ chức y tế thế giới tình hình quan hệ tình dục sớm và nạo phá thai
ở tuổi VTN tại nhiều nước đang tăng lên ở mức báo động, đặc biệt là ở các
nước đang phát triển. Ở các nước phát triển như Newzealand có 49% VTN
(15-19 tuổi) đã có quan hệ tình dục (QHTD) trước hôn nhân, ở Mỹ là 46% và
ở Thụy Điển là 54,2% nam VTN đã có QHTD [38]. Tại Indonesia, theo Cơ
quan kế hoạch quốc gia đã đưa ra thông báo hơn một nửa số thanh thiếu niên
ở Jakarta đã tham gia vào QHTD trước hôn nhân (51 trong 100 thanh thiếu
niên) [37]. Một trong những nguyên nhân là do các em không được trang bị
đầy đủ các kiến thức về giới tính, đây chính là những lỗ hổng GDGT cho học
sinh hiện nay.
Theo điều tra của Vũ Quý Nhân và cộng sự cho thấy số VTN có
QHTD trước hôn nhân chiếm 14,8% đối với nam và 2,4% đối với nữ. Tỷ lệ
phụ nữ chưa chồng nạo hút thai (NHT) chiếm 20-30% tổng số phụ nữ NHT ở
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh [39]. QHTD trước hôn nhân và có thai
ngoài ý muốn trước khi lập gia đình dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề. Số VTN
nạo phá thai (NPT) trong tổng số phụ nữ NPT ngày càng tăng. Điều này là
hậu quả của việc có QHTD sớm nhưng thiếu hiểu biết. Một khảo sát về kiến
thức, thái độ và hành vi ở tuổi VTN trên 1.100 đối tượng VTN tại thành phố


7
Hải Phòng cho thấy sự hiểu biết về các vấn đề có liên quan đến SKSS còn rất
hạn chế: trong số các đối tượng được phỏng vấn có 79% đối tượng cho rằng
có hiểu biết về sự thụ thai thì chỉ có 41,6% biết thời gian có thai theo chu kỳ

kinh nguyệt. Trong số 16,5% đối tượng có QHTD chỉ có 18,8% biết dùng các
biện pháp tránh thai [32]. Ở Thái Bình theo con số hiện nay của cơ sở y tế,
hàng năm có khoảng 20.000 ca nạo hút thai, 30% trong số ca trên là người
chưa có gia đình (15-24 tuổi) trên thực tế con số này còn lớn hơn nhiều [28].
Những thách thức to lớn mà tuổi VTN khi QHTD sớm đó là mang thai
ngoài ý muốn, nạo phá thai, HIV/AIDS. Vì vậy, rất cần có sự chuyển biến phù
hợp trong bộ máy quản lý xã hội, hệ thống giáo dục và sự quan tâm của gia
đình. Cho đến thời điểm này, tại Thái Bình chưa có báo cáo điều tra nghiên
cứu về các hoạt động chăm sóc SKSS ở trẻ VTN, chưa có nhiều số liệu chính
thức, đầy đủ về nhu cầu giáo dục giới tính, cũng như kiến thức và thái độ về
hoạt động tình dục ở lứa tuổi học sinh. Trước thực trạng trên cũng như dựa
trên tổng quan tài liệu nghiên cứu về hiểu biết của các em học sinh trường
trung học phổ thông liên quan vấn đề giáo dục giới tính, chúng tôi thực hiện
nghiên cứu: “Kiến thức, thái độ và nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh
hai Trường trung học phổ thông Nguyễn Đức Cảnh và Nguyễn Trãi, tỉnh
Thái Bình năm 2016”, nhằm mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ của học sinh về giới tính ở 2
Trường trung học phổ thông Nguyễn trãi và Trường trung học phổ
thông Nguyễn Đức Cảnh năm 2016.
2. Mô tả nhu cầu về giáo dục giới tính của học sinh ở 2 Trường nêu
trên năm 2016.


8
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái niệm về giáo dục giới tính và vị thành niên.
1.1.1. Một số khái niệm.
GDGT là một thuật ngữ rộng miêu tả việc giáo dục về giải phẫu sinh
dục, sinh sản, QHTD, SKSS, các quan hệ tình cảm, quyền sinh sản và các

trách nhiệm, tránh thai, và các khía cạnh khác của thái độ tình dục của con
người. Theo tác giả Đỗ Hà Thế Bình “Giáo dục giới tính là một quá trình
hướng vào việc vạch ra những nét, những phẩm chất, những đặc trưng cũng
như khuynh hướng phát triển của nhân cách, xác định thái độ xã hội cần thiết
của con người đối với người khác.” [12]. Tác giả Bùi Ngọc Oánh đã kết luận:
“Giáo dục giới tính là quá trình giáo dục con người (thanh thiếu niên), nhằm
làm cho họ có nhận thức đầy đủ, có thái độ đúng đắn về giới tính và quan hệ
giới tính, có nếp sống văn hoá giới tính, hướng hoạt động của họ vào việc rèn
luyện để phát triển nhân cách toàn diện, phù hợp với giới tính, giúp cho họ
biết tổ chức tốt nhất cuộc sống riêng cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc,
xã hội phát triển.” [9].
GDGT gồm nhiều nội dung: sự phát triển của giới tính, SKSS, các mối
quan hệ cá nhân, tình cảm, về ngoại hình, về vai trò của giới. GDGT giúp trẻ
VTN có một quan điểm tích cực về tình dục, đồng thời cung cấp các thông tin
và kỹ năng để trẻ VTN có được thái độ và hành vi đúng, hiểu biết và có trách
nhiệm về những quyết định của mình [15].
Theo tổ chức y tế thế giới, VTN là những người trong độ tuổi 10-19,
đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh về mặt thể chất và hoàn thiện bộ máy
sinh sản, trưởng thành về tâm lý xã hội và hình thành nhân cách. Cũng theo
WHO, thanh niên là những người ở độ tuổi từ 15-24 tuổi và những người trẻ
tuổi là những người ở độ tuổi từ 10-24 tuổi [8], [11], [14]. Căn cứ vào tình


9
hình thực tế của Việt Nam, một số tác giả chia tuổi của VTN thành hai nhóm
tuổi: tuổi vị thành niên sớm từ 10-14 tuổi và vị thành niên mộn từ 15-19 tuổi
[13].
VTN là một quá trình chuyển tiếp từ tuổi ấu thơ thành người trưởng
thành. Tuổi từ 10 đến 19 là một khoảng thời gian thay đổi nhanh chóng cả về
thể chất, tâm lý cũng như bắt đầu phát triển các mối quan hệ xã hội. Mặc dù

không còn là trẻ con, song những người ở độ tuổi này cũng chưa phải là người
lớn, họ phải đối mặt với những thách thức về sự phát triển thể chất và tâm lý
cũng như sự nhìn nhận và hòa nhập với xã hội xung quanh, họ có thể đặt mình
vào những nguy cơ mà không suy xét đến hậu quả. Về mặt sinh học, họ có thể
trở thành những người làm cha mẹ nhưng chưa sẵn sàng về bổn phận. Họ tự
cảm thấy tính độc lập của bản thân rất cao, song phần lớn các nhu cầu vật chất
ở tuổi VTN vẫn lệ thuộc vào người lớn.
Thông thường, người ta chia tuổi VTN làm 3 giai đoạn [5], [11]:
- Giai đoạn VTN sớm (10-13 tuổi): Giai đoạn này đặc trưng bởi sự phát triển
nhanh chóng về thể chất và quá trình trưởng thành về tính dục. Ở độ tuổi
này có sự phát triển tư duy trừu tượng rất rõ rệt.
- Giai đoạn VTN trung bình (14-16 tuổi): Về thể chất vẫn tiếp tục thay đổi
với tốc độ chậm hơn, nhưng những thay đổi về tâm lý trở nên mạnh mẽ
hơn, các em có xu hướng tách khỏi gia đình để tìm đến các mối quan hệ
với bạn bè đồng lứa. Các em ở độ tuổi này hay tò mò và bắt đầu quan tâm,
muốn khám phá năng lực bản thân trong QHTD.
-

Giai đoạn VTN muộn (17-19 tuổi): Sự phát triển về thể chất và tâm lý

dần ổn định hơn. Các em ở độ tuổi này phát triển mạnh mẽ tư duy trừu tượng,
đưa ra nhiều ý tưởng hơn cũng như có xu hướng bảo vệ chính kiến của mình
mạnh mẽ hơn.


10
1.1.2. Những biến đổi về thể chất [6], [8].
Ở tuổi VTN, cơ thể biến đổi nhanh về vóc dáng, cơ quan sinh dục phát
triển, các đặc điểm giới tính khác như lông, râu, ngực trở nên rõ rệt, các em
gái bắt đầu có kinh nguyệt, em trai có hiện tượng xuất tinh. Chiều cao có khác

nhau giữa nam và nữ do thời kỳ dậy thì xảy ra ở độ tuổi khác nhau, thường
gặp sớm hơn ở các em gái. Đến cuối tuổi dậy thì, các em đã trở thành những
chàng trai, cô gái với vóc dáng, khả năng thể chất và sức mạnh khác nhau.
Đôi khi những biến đổi quá nhanh gây tình trạng sốc hoặc cảm giác e thẹn,
xấu hổ, không yên tâm, thiếu tự tin, lúng túng ở một số VTN do các em chưa
có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết đầy đủ về bản thân.
1.1.3. Những biến đổi về sinh lý [8].
Ở nữ giới xảy ra hiện tượng kinh nguyệt, là dấu hiệu thông báo sự
trưởng thành của bộ máy sinh sản ở nữ. Nam giới thường dậy thì muộn
hơn nữ khoảng 2 năm, biểu hiện là sự hoạt động của tinh hoàn. Hiện tượng
cương dương vật và xuất tinh ban đêm (giấc mộng ướt hay còn gọi là mộng
tinh) cho thấy khả năng sinh sản của nam giới đã bắt đầu.
Nhưng từ tuổi VTN đến tuổi hôn nhân cũng còn trên dưới 10 năm. Vì
vậy, trẻ VTN cần hiểu điều này mà tăng cường việc học tập, rèn luyện để
tránh những hành động sai lầm đáng tiếc làm tổn hại đến sức khoẻ và hạnh
phúc, tương lai như QHTD sớm, tảo hôn…
1.1.4. Những biến đổi về tâm lý [8].
Ở tuổi này, các em bắt đầu phát triển ý thức tự trọng, tính độc lập trong
suy nghĩ và hành động.
Các em cần được tiếp cận với các hệ thống hỗ trợ cũng như cơ hội để
phát triển những mối quan hệ gần gũi, gắn bó với gia đình, nhà trường, bạn
bè và cộng đồng… Nếu thiếu sự hỗ trợ này, các em sẽ bị người khác lạm
dụng và bóc lột. Sự hỗ trợ của gia đình, trường học, bạn bè, người thân… sẽ


11
tạo ra một môi trường an toàn trong đó các em vừa được bảo vệ, vừa có khả
năng chủ động và độc lập.
Các em đã có những xúc cảm giới tính, bắt đầu quan tâm đến bạn khác
giới. Tâm trạng cũng thay đổi rất nhanh và biến động mạnh. Nhưng thời gian

này, lý trí chưa đủ giúp các em làm chủ được bản thân. Vì vậy, các em cần
được rèn luyện những kỹ năng sống để giúp các em xây dựng được các mối
quan hệ bạn bè, giải quyết mâu thuẫn, biết cách cùng hợp tác với người khác
trong nhóm, hình thành lòng tự trọng cũng như biết kìm chế trước sức ép từ
bạn bè cùng lứa và người lớn khác để không tham gia vào những hành vi
nguy cơ có hại cho sức khoẻ và an toàn của bản thân và của người khác.
Có sự mất cân bằng trong tâm lý và sinh lý, tuy rằng chỉ là tạm thời,
song một số hành vi và sự chọn lựa của tuổi VTN có thể gây hậu quả suốt
đời nếu các em thiếu sự hướng dẫn và hỗ trợ của người lớn, đồng thời thiếu
kiến thức và kỹ năng tự bảo vệ.
1.2. Khái niệm về sức khỏe sinh sản.
Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới WHO- Sức khỏe là tình trạng
phát triển hài hòa của mỗi người về thể lực, trí tuệ và khả năng hòa nhập cộng
đồng, chứ không phải chỉ là không có bệnh tật, ốm đau hoặc không tàn phế.
Từ đó, sức khỏe sinh sản là một trạng thái hoàn hảo về mặt thể chất, tinh thần
chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật trong mọi vấn đề liên quan đến
hệ thống sinh sản, chức năng sinh sản và quá trình sinh sản [10], [13], [14].
Như thế SKSS cũng có thể hiểu là mọi người có thể có cuộc sống TDAT, hài
lòng, họ có khả năng sinh sản, tự do quyết định có sinh con hay không, sinh
con khi nào và sinh bao nhiêu con. Chương trình hành động của Hội nghị
Cairo cũng đã đề cập đến nội dung cơ bản của chăm sóc SKSS là:
- Tư vấn, giáo dục, truyền thông và dịch vụ KHHGĐ an toàn, hiệu quả
và chấp nhận tự do lựa chọn của khách hàng, kể cả nam giới.


12
- Chú trọng sức khỏe VTN ngay từ lúc bước vào tuổi hoạt động tình dục
và sinh sản.
- Giáo dục sức khỏe và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh, bao gồm
cả chăm sóc trong lúc có thai, khi đẻ và sau đẻ.

- Phòng ngừa và điều trị bệnh viêm nhiễm đường sinh dục và các
BLTQĐTD.
- Điều trị vô sinh.
- Xử trí các vấn đề sức khỏe phụ nữ như các bệnh phụ khoa, giáo dục
tình dục học cho cả nam và nữ, huy động nam giới có trách nhiệm trong mỗi
hành vi tình dục và sinh sản…[13]
SKSS VTN là những nội dung về SKSS liên quan đến lứa tuổi VTN, bao
gồm sức khỏe và dinh dưỡng, nhất là đối với vị thành niên gái. Những hiểu
biết về cách giữ gìn sức khỏe khi có thai, biến đổi của cơ thể trong giai đoạn
phát triển quan trọng này của mỗi con người, phát triển hiểu biết về tình dục
học và sức khỏe tình dục là những mặt quan trọng của SKSS trong suốt đời
người. Ngoài ra, những vấn đề khác của tuổi VTN hiện còn là những bất cập
như tình yêu, quan hệ tình dục, phòng tránh thai, nạo hút thai, sinh đẻ ở tuổi
VTN, viêm nhiễm đường sinh sản, các BLTQĐTD, bao gồm cả HIV/AIDS
[13].
Hội nghị Quốc tế về dân số và phát triển cũng thu hút sự chú ý đến
những nhu cầu về SKSS của VTN đã và đang bị các dịch vụ SKSS hiện hành
ở phần lớn các nước bỏ quên. Chương trình hành động của Hội nghị tuyên bố
rất rõ ràng rằng cần phải cung cấp rộng rãi các thông tin và dịch vụ cho vị
thành niên để giúp họ hiểu được các nhu cầu tình dục của bản thân và bảo vệ
họ trước nguy cơ có thai ngoài ý muốn và BLTQĐTD. Làm mẹ khi ở tuổi
VTN thì người mẹ có nguy cơ tử vong cao hơn rất nhiều so với mức bình
thường và tăng rủi ro đau ốm/bệnh tật và tử vong cho con cái họ. Ở nhiều
nước, vị thành niên bị ép buộc hoặc bị thúc bách phải có hoạt động tình dục.


13
Phụ nữ trẻ, đặc biệt là thanh thiếu niên nghèo, là nhóm dễ gặp rủi ro nhất.
VTN (cả trai và gái) sớm bắt đầu QHTD càng dễ gặp nguy cơ lây nhiễm các
bệnh lây truyền qua QHTD kể cả HIV/AIDS, bởi họ thường không được ai

chỉ bảo cách tự bảo vệ mình như thế nào [4].
1.3. Những vấn đề liên quan đến giáo dục giới tính ở vị thành niên trên
thế giới.
Theo thống kê của WHO, hiện nay còn khoảng 120 triệu cặp vợ chồng
trẻ chưa được hưởng dịch vụ KHHGĐ và khoảng 60 - 80 triệu cặp vợ chồng
trẻ bị vô sinh, mà nếu biết được sớm từ khi VTN thì có thể khắc phục được.
Ngoài ra, hàng năm còn có 20 triệu trường hợp nạo hút thai (NHT) không an
toàn, trong đó có nhiều người mang thai ngoài ý muốn vì không có thông tin
từ thời VTN. Mỗi năm có khoảng 10% số trẻ được sinh ra từ các bà mẹ ở
tuổi VTN. Mỗi năm còn có 585.000 phụ nữ chết do thai nghén hoặc sinh đẻ
và 25 triệu trẻ em sinh ra thiếu cân vì mẹ thiếu dinh dưỡng và thiếu kiến thức
chăm sóc thai nghén [30].
Theo ước tính của Văn phòng thông tin dân số Mỹ về SKSS của lớp
người trẻ, thì có ít nhất 80% số người bước vào tuổi 20 ở vùng cận sa mạc
Sahara đã trải qua hoạt động tình dục. Đó là một trong những nguyên nhân xã
hội làm cho BLTQĐTD và nhất là HIV/AIDS phát triển rất nhanh ở vùng này.
Thống kê của Quỹ Liên hiệp quốc về phòng chống AIDS cho biết, số người bị
nhiễm HIV/AIDS ở khu vực này chiếm 2/3 tổng số người nhiễm HIV/AIDS
trên toàn thế giới [29].
Hiện nay, hàng năm có khoảng 15 triệu VTN nữ sinh con, chiếm 10%
số phụ nữ sinh con trên thế giới, trong đó, số mang thai trước khi cưới và
không có ý định cưới ngày một tăng. Một điều tra ở Kenia đưa ra tỷ lệ phụ
nữ 15-19 tuổi có thai ngoài ý muốn chiếm 47% phụ nữ có chồng và 74% phụ
nữ chưa chồng. Ở Peru, có tỷ lệ tương tự là 51% và 69%. Tổng hợp số liệu từ
các nước và các khu vực khác cho thấy [29]:


14
- Bắc Phi và Tây Á, 15% - 23% số VTN sinh con ngoài ý muốn.
- Ấn Độ và Pakistan có số sinh con ngoài dự định khoảng 16%.

- Philippin, Bangladesh, Srilanka và Thái Lan có tỷ lệ sinh con ngoài dự
định là 23% - 41%.
- Ở một số nước thuộc châu Mỹ Latinh, số VTN mang thai ngoài ý muốn từ
20% - 52%.
Tình hình trên khiến cho mức độ NHT của VTN rất cao. Ví dụ ở
Tanzania có 71% VTN NHT, trong khi số VTN chỉ chiếm 24% mẫu điều tra.
Hàng năm, thế giới có khoảng 4,4 triệu trường hợp NHT của VTN [29]. Đây
là con số đáng báo động về SKSS do các hoạt động tình dục không an toàn,
thiếu chủ động và thiếu hiểu biết mang lại.
1.4. Tình hình kiến thức, thái độ và nhu cầu về giáo dục giới tính của vị
thành niên Việt Nam.
Giai đoạn VTN là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ em thành người lớn, được
đánh dấu bằng những thay đổi đặc tính về mặt thể chất cũng như tâm tư, tình
cảm. Những vấn đề sức khỏe của VTN có ảnh hưởng và để lại hậu quả nặng
nề cho cả cuộc đời họ về sau. Vì vậy sức khỏe của nhóm người trẻ tuổi này
là yếu tố then chốt cần đầu tư vì sự tiến bộ và phát triển kinh tế-xã hội cho
mỗi quốc gia và toàn cầu. Để thích ứng với sự phát triển về thể chất và bảo
vệ SKSS ở VTN là rất quan trọng. Chính vì vậy, GDGT cho đối tượng VTN
là một vấn đề vô cùng cấp thiết.
Nhiều công trình nghiên cứu về SKSS VTN đã được tiến hành ở các
nước phát triển và các nước đang phát triển. Trong vài thập kỷ nay, cũng đã
có nhiều công trình nghiên cứu tiến hành ở nhiều nước khác nhau thuộc cả
châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Kết quả nghiên cứu đã được phổ biến
rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới [26].
Nhiều nghiên cứu về chỉ tiêu hình thái cơ thể người như chiều cao, cân
nặng, vòng ngực và chỉ số phát triển thể lực như Pignet, BMI của các tác giả


15
Trần Thị Loan [24], Vương Thị Thu Thủy [34],... cho thấy trong những năm

gần đây có sự gia tăng so với số liệu nghiên cứu trước năm 1975 và trong
thập niên 80, điều này liên quan đến điều kiện sống ngày càng tốt hơn.
Về tuổi dậy thì chính thức ở VTN, một số nghiên cứu đã đưa ra kết quả
là tuổi dậy thì chính thức trung bình của VTN ở thành thị và nông thôn đồng
bằng có chiều hướng sớm hơn trước đây; tuổi dậy thì chính thức trung bình
của VTN ở một số dân tộc ít người: nữ là 14,29 ± 1,25, nam là 15,42 ± 1,08
(ở Vĩnh Phúc và Phú Thọ) [20], muộn hơn so với thành thị, nhưng tương
đương so với vùng nông thôn; hoặc nữ là 14,38 tuổi, nam là 15,4 tuổi, muộn
hơn so với đồng bằng nhưng không khác biệt so với học sinh miền núi khác
(trường nội trú tỉnh Sơn La) [19].
Theo kết quả điều tra cơ bản của Quàn Lệ Nga và cộng sự tại Hà Nội,
Vĩnh Phú và Thái Bình mô tả khía cạnh liên quan đến kiến thức, thái độ và
hành vi của VTN về SKSS cho thấy, tỷ lệ hiểu biết của VTN về BPTT cũng
hạn chế, chỉ có khoảng một nửa biết về bao cao su (BCS) và 1/3 biết về dụng
cụ tử cung [22].
1.4.1. Kiến thức và thái độ của vị thành niên về các vấn đề giới tính và sức
khỏe sinh sản.
Theo báo cáo Savy (Bộ Y tế-2003) thì các vấn đề liên quan đến sức
khỏe thường gặp ở VTN bao gồm [33]:
- Còn thiếu kiến thức về SKSS: thiếu kiến thức về các biện pháp tránh thai,
đặc biệt là về các BLTQĐTD và thời điểm dễ thụ thai trong chu kỳ kinh
nguyệt của nữ thanh niên. Tỷ lệ phá thai ở độ tuổi VTN và vấn đề mang
thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn được coi là vấn đề sức khỏe
nghiêm trọng, ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần, ảnh hưởng đến giống
nòi cũng như các quan niệm về giá trị trong xã hội.
- Thiếu tiếp cận với các nguồn thông tin chính xác: VTN phần nào được
cung cấp thông tin về SKSS, về các biện pháp tránh thai. Tuy nhiên,


16

những thông tin này chưa được đầy đủ, đặc biệt là các thông tin về bệnh
nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục. Nguồn thông tin chính xác và
tin cậy thì khó tiếp cận. Ví dụ như: VTN thiếu cả những thông tin cơ bản
về tình dục an toàn và phòng tránh thai ngoài ý muốn. Việc triển khai các
chương trình giáo dục, các mô hình can thiệp cho VTN về SKSS, an toàn
tình dục và phòng chống HIV/AIDS còn ít và chưa đầy đủ. Phần lớn các
chương trình can thiệp chỉ nhằm vào yếu tố nguy cơ và bệnh tật hơn là
quan tâm xây dựng môi trường lành mạnh để từ đó giảm thiểu các yếu tố
nguy cơ và khuyến khích các yếu tố bảo vệ.
- QHTD trước hôn nhân ở VTN: Tình trạng QHTD trước hôn nhân đã trở
nên khá phổ biến ở VTN. Tuy nhiên, môi trường xã hội không ủng hộ
khiến cho các bạn trẻ gặp phải khó khăn khi cần được tư vấn, hỗ trợ cụ thể
để quyết định hành vi tình dục của mình. Bên cạnh đó, tình dục đồng giới
là vấn đề rất nhạy cảm, thậm chí còn là điều cấm kỵ, khiến cho việc thảo
luận và chia sẻ các quan điểm về sở thích, hành vi tình dục của VTN càng
trở nên khó khăn hơn.
- Ít tiếp cận với BCS: Hầu hết VTN đều biết được tác dụng của BCS nhưng
thái độ đối với BCS còn khá tiêu cực, đồng nhất việc sử dụng BCS với
QHTD không đúng đắn và vấn đề mại dâm, điều này cũng là một sự cản
trở cho VTN trong việc sử dụng BCS.
- Thiếu hiểu biết về HIV/AIDS: Có mối liên hệ giữa trình độ học vấn của
VTN và hiểu biết về HIV/AIDS. Trong số VTN chưa bao giờ đến trường
thì có gần ¼ chưa bao giờ nghe nói về HIV/AIDS. Mặc dù đa số VTN có
nhận thức cao về HIV/AIDS, nhưng mức độ nhận thức không đồng nghĩa
với tính chính xác của kiến thức. Với khoảng 70% người nhiễm HIV trong
độ tuổi dưới 30 là bằng chứng cho thấy sự thiếu kiến thức và thiếu kỹ
năng đã khiến cho VTN chưa có khả năng thực hành hành vi TDAT và
không biết cách tự bảo vệ mình tránh lây nhiễm HIV/AIDS. Bên cạnh đó,



17
sự kỳ thị với người nhiễm HIV cũng là một vấn đề khiến cho việc phòng
lây nhiễm HIV/AIDS trong nhóm VTN trở nên khó khăn hơn.
- Thiếu tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng: Tình hình tiếp cận các
dịch vụ y tế, nhất là các dịch vụ y tế công ở tất cả các nhóm VTN rất thấp,
đặc biệt ở những nhóm thiệt thòi như VTN đường phố, khuyết tật, VTN
dân tộc thiểu số…[6].
Theo một nghiên cứu của Lê Huỳnh Thị Cẩm Hồng và Trương Trọng
Hoàng năm 2008, những kiến thức về những thay đổi bình thường ở tuổi
dậy thì và kiến thức về điều kiện tiếp xúc giữa nam và nữ có thể có thai là
được biết đến nhiều nhất vì đây là những kiến thức phổ thông và tương đối
dễ tiếp cận hơn so với một số chủ đề tế nhị khác như thủ dâm, nạo phá thai
(NPT), các BPTT và các BLTQĐTD có ít học sinh có kiến thức đúng. Tỷ lệ
học sinh có kiến thức chung đúng về các vấn đề giới tính không cao (31,5%).
Điều này cho thấy việc cung cấp kiến thức cho các em học sinh hiện nay là
vô cùng cần thiết [17].
Nhìn chung phần lớn học sinh không chấp nhận việc QHTD trước hôn
nhân nhưng vẫn còn một tỷ lệ khá cao (20,3%) coi việc QHTD ở tuổi VTN
là bình thường trong tình yêu. Cuộc khảo sát cũng cho thấy những học sinh
nam có thái độ đồng ý việc QHTD ở tuổi VTN cao gấp 2,87 lần so với học
sinh nữ. Có đến gần phân nửa số học sinh tham gia nghiên cứu (48,3%) đồng
ý với ý kiến “nếu lỡ mang thai ở tuổi VTN (10-19 tuổi) thì nên phá thai”
[17]. Theo điều tra quốc gia về VTN và thanh niên Việt Nam, khi tìm hiểu
thái độ của thanh thiếu niên về vấn đề tình dục trước hôn nhân, cho thấy nam
thanh thiếu niên có thái độ chủ động và chấp nhận đối với vấn đề này hơn là
nữ thanh thiếu niên (32,5% nam và 14,7% nữ đồng ý) [5].
Hầu hết học sinh (97%) tham gia nghiên cứu đồng ý việc GDGT cho
học sinh. Tỷ lệ này ở nghiên cứu của Nguyễn Thị Linh Đơn thực hiện năm



18
2006 là 95,2% [36]. Như vậy cho thấy GDGT ngày càng được các em học
sinh chấp nhận.
Trong một cuộc điều tra tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và
các tỉnh Thái Bình, Bình Định và Bình Dương về Sức Khỏe VTN năm 2002
với đối tượng VTN từ 10-19 tuổi, cỡ mẫu 4.675 người cho kết quả như sau
[26]:
- Tỷ lệ VTN hiểu biết về thời điểm dễ có thai trong chu kỳ kinh nguyệt còn
rất thấp, chỉ chiếm dưới 10%.
- Hiểu biết của VTN về các BPTT còn hạn chế, rất ít các em biết biện pháp
tính vòng kinh, xuất tinh ngoài âm đạo. Mặc dù có tỷ lệ nhất định VTN kể
được tên các BPTT nhưng đa số các em lại không biết cách sử dụng.
- Trong khi có 81,4% VTN nghe nói về HIV/AIDS thì rất ít VTN biết về các
BLTQĐTD dục như lậu, giang mai, viêm gan B. Điều này có thể do việc
chỉ tuyên truyền nặng về HIV/AIDS mà ít hơn về các bệnh khác trên các
phương tiện thông tin.
Tuy nhiều em biết về HIV/AIDS nhưng hiểu về nguồn gốc và cách phòng
tránh còn rất hạn chế. Theo nghiên cứu tại Chí Linh, Hải Dương về kiến thức
bộ phận sinh dục và dậy thì cho thấy, biết ít nhất 1 dấu hiệu dậy thì của nữ chỉ
có 60,3% VTN liệt kê được [16].
1.4.2. Thực trạng tìm hiểu thông tin về giới tính.
Nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu dân số và sức khỏe nông thôn
Trường Đại học Y Thái Bình cho thấy nhà trường đóng vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc GDGT cho học sinh bởi có 30% số VTN được nhận thông
tin về bộ phận sinh dục nam và nữ từ thầy, cô giáo. Sách báo, tạp chí là
nguồn cung cấp thông tin quan trọng thứ hai (16,6%); sau đó là đài, vô tuyến
truyền hình; các nguồn khác rất thấp (0,6%) [26].
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2008
có 51,7% được nhận thông tin từ sách, báo, tài liệu và 36% học sinh nhận



19
thông tin này từ bạn bè, nghiên cứu này nói rằng việc đưa thông tin GDGT
vào sách, báo sẽ là một giải pháp hiệu quả cho việc cung cấp những thông tin
tế nhị này [17].
Một điểm cần quan tâm là 49,6% cho rằng yếu tố cản trở họ tìm hiểu
thông tin về giới tính là sợ bị người khác hiểu lầm là tìm hiểu thông tin không
lành mạnh. Chính quan niệm về việc tìm hiểu thông tin về giới tính ở tuổi
VTN của các em là không tốt, làm cho các em e ngại không dám tiếp cận
với những thông tin trên hoặc tìm hiểu một cách lén lút. Điều này thật sự còn
nguy hiểm hơn là cung cấp cho các em những thông tin khoa học để biết tự
bảo vệ bản thân [17].
Trong một nghiên cứu tại huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, chỉ có
khoảng một nửa số trường hợp được hỏi (49,6%) đã từng nghe nói về các
BPTT. Trong đó biện pháp được biết đến nhiều nhất là BCS với hơn 4/5 số
VTN trả lời, tiếp theo là thuốc tránh thai với tỷ lệ 77,9% và dụng cụ tử cung
chiếm tỷ lệ 36,0%. Khi được hỏi về thời điểm dễ thụ thai nhất, chỉ có 12,8%
VTN trả lời đúng [16]. Một nghiên cứu khác về hiểu biết của các cô gái về
các BPTT cho thấy, có 91% nói là BCS, 77% nói về thuốc viên, 56,0% nói về
xuất tinh ngoài âm đạo và 54,0% nói về tính thời kỳ an toàn. Hầu hết được
trang bị những kiến thức về BPTT thường qua sách báo (61,0%), xem tivi
(47,0%). Chỉ có 10% được nghe BPTT ở trường học và 56,0% chưa bao giờ
nghe nói về BPTT, 24,0% nói rằng họ nhận được thông tin từ quảng cáo
nhưng các kiến thức này không được cụ thể. Trong thực tế 40% không sử
dụng BPTT nào, 36% xuất tinh ngoài âm đạo và 24,0% không trả lời, chỉ 15%
đã sử dụng BPTT hiện đại (14,0% dùng BCS, 1% dùng thuốc viên) [27].
1.4.3. Nhu cầu của vị thành niên về các thông tin liên quan đến
giáo dục giới tính.
Đa số các điều tra tại Việt Nam dù với quy mô lớn hay nhỏ đều cho thấy
nhu cầu cấp thiết của VTN về các vấn đề giới tính và GDGT. VTN nói chung



20
và đặc biệt tuổi dậy thì nói riêng đều có những nhu cầu để hiểu biết, tìm hiểu
những cái mới trong xã hội trong đó có các vấn đề về SKSS và GDGT.
Nhìn chung đối tượng VTN chưa được quan tâm, giúp đỡ cũng như
hướng dẫn về các vấn đề liên quan đến tình dục và sinh sản, việc tiếp cận các
kiến thức và dịch vụ chăm sóc SKSS chưa đầy đủ. Trong khi đó, nhu cầu tìm
hiểu thông tin của VTN là rất lớn. Các nguồn cung cấp thông tin về GDGT
cho VTN hiện nay vần chủ yếu là gia đình, các phương tiện truyền thông đại
chúng và nhân viên có chuyên môn về y tế và giáo dục [31].
Trong khi đó, GDGT chưa được các bậc phụ huynh cũng như các nhà
giáo dục, các nhà quản lý xã hội chưa quan tâm đúng mức. Không ít cha mẹ
cho rằng GDGT là “vẽ đường cho hươu chạy”, còn các nhà giáo dục cho rằng
đó là vấn đề tế nhị, riêng tư, không nghiêm túc, khó trình bày trên bục
giảng,... Vì những lẽ đó, cho đến nay chúng ta vẫn gặp nhiều khó khi thực
hiện GDGT cho VTN.
Bên cạnh gia đình và nhà trường, các phương tiện thông tin đại chúng
cũng là một nguồn cung cấp thông tin chủ yếu cho VTN. Cùng với sự phát
triển của xã hội, đặc biệt là sự phát triển không ngừng của công nghệ thông
tin, Internet là một trong những địa chỉ mà VTN tìm đến nhiều nhất. Tuy
nhiên, nguồn thông tin này cũng nhiều bất cập bởi chứa trong đó là những địa
chỉ không lành mạnh mà VTN dễ dàng có thể tiếp cận được. Việc giáo dục
cho VTN sử dụng hiệu quả nguồn thông tin này cũng là một thách thức.
1.5. Môi trường xã hội và những yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức, thái độ
và nhu cầu giáo dục giới tính của vị thành niên.
Theo nhận định trong Chiến lược quốc gia về Chăm sóc SKSS giai
đoạn 1001-2010 [5]: “Dân số nước ta mỗi năm vẫn tăng thêm khoảng một
triệu người, như vậy dự tính vào năm 2020 dân số có thể lên tới gần 100
triệu, trong đó có khoảng 22 triệu người thuộc nhóm VTN từ 10-19 tuổi.

Nhóm dân số này là nguồn nhân lực chủ yếu của đất nước trong tương lai


21
gần và cũng là đối tượng có nguy cơ cao về SKSS nhưng việc chăm sóc
SKSS cho VTN chưa làm được bao nhiêu. Tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩn
đường sinh sản và BLTQĐTD khá cao, sự tăng nhanh HIV/AIDS, đặc biệt là
trong những thanh niên dưới 25 tuổi đang là điều đáng lo ngại. Trong khi đó
việc giáo dục tuyên truyền và cung cấp các dịch vụ phòng và chữa chưa
được phổ cập rộng rãi với sự phối hợp tham gia của mọi cơ sở trong và ngoài
ngành y tế, cơ sở y tế công lập cũng như tư nhân.”
Ở Việt Nam hiện nay, với nền kinh tế thị trường, môi trường xã hội
ngày một phức tạp, sự tiếp xúc các nguồn thông tin rất đa dạng, lối sống tự
do, hệ thống giá trị chuẩn mực xã hội thay đổi nhiều, đối tượng VTN càng dễ
đi đến những hành vi không có lợi cho sức khỏe nếu không được trang bị
thông tin đầy đủ, thành đúng đắn, đặc biệt với học sinh trung học phổ thông
là đối tượng trong độ tuổi VTN, độ tuổi mà họ có thể đã hình thành những
hành vi nguy cơ. Vì vậy, một cuộc nghiên cứu tìm hiểu kiến thức, thái độ và
nhu cầu GDGT ở lứa tuổi phổ thông trung học là rất cần thiết.
1.6. Tình hình giáo dục giới tính và các vấn đề về sức khỏe sinh sản của
vị thành niên tại Thái Bình.
Việc triển khai công tác chăm sóc SKSS đã được quan tâm hưởng ứng
của các cấp chính quyền, các tổ chức quần chúng và cộng đồng người dân
nói chung và VTN nói riêng ngày càng được tiếp cận nhiều với thông tin và
dịch vụ SKSS, nhưng các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ chủ yếu phục vụ
các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ mà chưa có sự quan tâm đầy đủ đối
với lứa tuổi VTN. Công tác tuyên truyền, giáo dục về SKSS cho VTN vẫn
còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được với nhu cầu khách hàng. Các thông
tin đến với tuổi VTN vừa nghèo nàn cả nội dung và hình thức chuyển tải;
Kiến thức và kỹ năng cung cấp dịch vụ SKSS cho VTN của cán bộ Y tế

tuyến cơ sở chưa được đào tạo. Kinh phí cho các dịch vụ chăm sóc SKSS
VTN chưa đáp ứng đủ nhu cầu hoạt động.


22
Theo thống kê của Trung tâm Chăm sóc SKSS tỉnh Thái Bình, năm
2012, Trung tâm phải xử lý cho 419 trường hợp VTN (VTN) mang thai
ngoài ý muốn, năm 2013 là 474 trường hợp, 3 tháng năm 2014 là 190 trường
hợp. Tỉ lệ nạo hút thai ở VTN năm 2014 là 7,1%, năm 2015 là 6,2% [25].
Toàn bộ những thông tin từ các nghiên cứu trên cho thấy, vấn đề GDGT
ở VTN là một vấn đề quan trọng và việc nghiên cứu, thu thập thông tin về
VTN với các vấn đề liên quan đến SKSS là điều hết sức cần thiết để làm cơ
sở để xây dựng những phương pháp hỗ trợ phù hợp hơn, góp phần nâng cao
sức khỏe cho những chủ nhân tương lai của đất nước.


23
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa bàn, đối tượng và thời gian nghiên cứu.
2.1.1. Địa bàn nghiên cứu.
* Trường THPT Nguyễn Đức Cảnh, Thành phố Thái Bình: Trường
THPT Nguyễn Đức Cảnh nằm ở đường Lý Thường Kiệt, phường Kỳ Bá,
thành phố Thái Bình, với hơn 2000 học sinh, đa phần học sinh trong trường
sinh sống ở khu vực Thành phố Thái Bình.
* Trường THPT Nguyễn Trãi, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình: Trường
THPT Nguyễn Trãi nằm ở xã Hòa Bình, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình,
trường có 1867 học sinh và đa phần là học sinh trong trường sống ở vùng
nông thôn.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu.

Học sinh đang học tại Trường Trung học phổ thông từ 15 đến 18 tuổi.
* Tiêu chuẩn chọn mẫu: Đưa vào nghiên cứu các trường hợp sau:
− Học sinh đang học tại THPT Nguyễn Đức Cảnh và Trường
THPT Nguyễn Trãi.
− Không phân biệt tuổi, giới tính, tôn giáo và vùng miền sinh
sống.
2.1.3. Thời gian nghiên cứu.
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 09/2015 đến tháng 06/2016.
2.2. Phương pháp nghiên cứu.
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp dịch tễ học mô tả qua
điều tra cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu.


24
 Cỡ mẫu
Cỡ mẫu được tính toán dựa vào công thức ước tính cho một tỷ lệ:
n= ×
Trong đó:
• α: Mức ý nghĩa thống kê (α = 0,05)
• Z(1-α/2): Giá trị Z thu được tứng với giá trị α (Z(1-α/2) = 1,96)
• p: là tỷ lệ ước tính học sinh trường PTTH có kiến thức về tình dục giới
tính. Do chưa có nghiên cứu trước đó nên chúng tôi chọn p= 0,5.
• d: Khoảng sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ p thu được từ mẫu và tỷ lệ thực
từ quần thể. Do hạn chế về nguồn lực chúng tôi chọn d=0,06.
Thay vào công thức trên: n = 267. Gia tăng 10% trừ trường hợp không
hợp tác hoặc vắng đối tượng, cỡ mẫu nghiên cứu sẽ là 294 học sinh. Nghiên
cứu tiến hành tại hai trường, như vậy tổng số đối tượng điều tra của nghiên
cứu sẽ là: n = 294 x 2 = 588 học sinh.

Thực tế chúng tôi điều tra được 592 học sinh ở 2 Trường THPT
 Phương pháp chọn mẫu:
Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên phân tầng.
Do trường THPT có 3 khối lớp, mỗi khối lớp có tuổi khác nhau (lớp 10:
16 tuổi; lớp 11: 17 tuổi; lớp 12: 18 tuổi). Tại mỗi khối lớp được định nghĩa là
1 tầng. Từ trong mỗi tầng chọn ngẫu nhiên 3 – 4 lớp học, sau đó điều tra tất
cả học sinh của các lớp được chọn. Mục đích của nghiên cứu là mong muốn
tìm hiểu thực trạng những thông tin đầy đủ về nhận thức SKSS của cả nhóm
học sinh nữ và nhóm học sinh nam.
Các bước tiến hành chọn mẫu cụ thể như sau:
- Bước 1: Chọn có chủ đích hai Trường ở hai vùng, 1 trường ở thành phố và
1 trường ở vùng nông thôn.


25
- Bước 2: Từ mỗi trường được phân 3 tầng.
- Bước 3: Từ mỗi tầng lập danh sách số lượng lớp cho mỗi tầng (khung
mẫu).
- Bước 4: Tiến hành chọn lớp theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn,
điều tra tất cả học sinh của lớp đã chọn.
- Bước 5: Tiến hành phỏng vấn tất cả các đối tượng đã được chọn.
 Phương pháp thu thập thông tin:
- Công cụ thu thập thông tin: Đây là một bộ câu hỏi phỏng vấn được thiết
kế để thu thập thông tin bao gồm 4 phần:
+ Phần A: Thông tin chung của học sinh: 3 câu hỏi về tuổi, giới và
khu vực sinh sống.
+ Phần B: Kiến thức về giáo dục giới tính: gồm 18 câu hỏi sự hiểu biết
của học sinh về GDGT.
+ Phần C: Thái độ về giáo dục giới tính: gồm 8 câu hỏi về thái độ của
học sinh về GDGT.

+ Phần D: Nhu cầu về giáo dục giới tính: gồm 8 câu hỏi học sinh về
GDGT.
- Thử nghiệm phiếu điều tra: Phiếu điều tra sau khi được thiết kế
được tiến hành thử nghiệm trong 2 ngày với 20 học sinh tại Trường THPT Lê
Quý Đôn, TP.Thái Bình.
2.2.3. Tổ chức thu thập số liệu.
Điều tra viên là sinh viên lớp YTCC3 K1, Trường Đại học Y Dược Thái
Bình. Nhóm điều tra viên sẽ được tập huấn về công cụ thu thập thông tin cho
các điều tra viên với các nội dung sau:
- Làm quen với các câu hỏi.
- Phương pháp điều tra và cách thu thập thông tin cho từng câu hỏi.
- Phương pháp chọn mẫu, chọn đối tượng vào nghiên cứu.
- Ghi lại các câu trả lời và phản hồi của đối tượng nghiên cứu


×