Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phân tích tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.42 KB, 7 trang )

THUỐC
Lỗ Tấn
1/ Tác giả:
- Lỗ Tấn (1881-1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, là nhà văn cách mạng lớn
của Trung Quốc và nhân loại. Ông xuất thân trong một gia đình quan lại sa sút ở
tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Lỗ Tấn là một trí thức yêu nước có tư tưởng tiến
bộ, từng học nhiều nghề là khai mỏ, hàng hải, nghề thuốc. Ông đã từ bỏ nghề
thuốc để làm văn nghệ vì cho rằng chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa
bệnh tinh thần.
- Khi chuyển sang làm văn nghệ, ông chủ trương dùng ngòi bút để phanh
phui và chữa trị căn bệnh tinh thần cho nhân dân Trung Quốc. Đó là căn bệnh tinh
thần đã khiến cho nhân dân mê muội, tự thỏa mãn “ngủ say trong cái nhà hộp bằng
sắt”. Chủ trương sáng tác đó của ông được thể hiện qua một số tác phẩm tiêu biểu:
“Gào thét”; “Bàng hoàng”; “Chuyện cũ viết lại” và một số tác phẩm tạp văn khác...
 Tóm lại, Lỗ Tấn xứng đáng là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc
của văn học hiện đại Trung Quốc và của thế giới. Năm 1981, nhân dịp kỷ
niệm 100 năm ngày sinh của ông, Lỗ Tấn được được tôn vinh là danh nhân
văn hóa thế giới.
2/ Trước khi chuyển sang sáng tác văn chương, Lỗ Tấn đã học những ngành
gì? Lý do vì sao ông chuyển sang làm văn nghệ? Khi làm văn nghệ, Lỗ Tấn đã
thể hiện chủ trương - quan điểm sáng tác văn chương như thế nào?; Tác phẩm
tiêu biểu nào thể hiện chủ trương – quan điểm sáng tác của Lỗ Tấn?
- Trước khi trở thành nhà văn Lỗ Tấn đã học những nghề: học nghề hàng hải
với ước mong mở rộng tầm mắt – học nghề khai mỏ với nguyện vọng làm giàu
cho Tổ quốc – học nghề y để chữa bệnh cho dân nghèo.
1


- Đang học y khoa ở Nhật ông đột ngột đổi nghề vì: Một lần xem phim, ông
thấy những người Trung Quốc khỏe mạnh hăm hở đi xem người Nhật chém người
Trung Quốc làm gián điệp cho Nga. Ông giật mình, nghĩ rằng chữa bệnh thể xác


không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần.
- Khi làm văn nghệ, ông chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui và chữa
trị căn bệnh tinh thần cho nhân dân Trung Quốc. Căn bệnh tinh thần đã khiến cho
nhân dân mê muội, tự thỏa mãn “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt”.
- Các phẩm thể hiện rõ chủ trương sáng tác của Lỗ Tấn là: Thuốc, AQ chính
truyện.
3/ Xuất xứ, thời điểm, hoàn cảnh và mục đích sáng tác truyện ngắn “Thuốc”:
- “Thuốc” được viết ngày 25/4/1919 và được đăng trên tạp chí “Tân thanh
niên” đúng vào dịp phong trào Ngũ tứ nổ ra ở Trung Quốc.
- Mục đích viết “Thuốc” của Lỗ Tấn:
+ Chống sự mù quáng, mê tín dị đoan của người dân Trung Quốc, làm cho
mọi người phải thức tỉnh để hiểu rõ thân phận của mình. Từ đó, tìm ra phương
thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với
quần chúng.
+ Bày tỏ lòng tôn kính những người bạn đồng hương cùng chí hướng.
+ Rút ra bài học chua xót cho thế hệ mai sau về con đường và cách thức làm
cách mạng.
+ Bộc lộ niềm hy vọng: máu của các liệt sĩ cách mạng sẽ không bị lãng quên.
4/ Tóm tắt cốt truyện và nêu ý nghĩa văn bản
* Tóm tắt cốt truyện:

2


- Vợ chồng lão Hoa Thuyên – chủ quán trà có con trai bị bệnh lao. Nhờ
người giúp, lão Hoa Thuyên đi tìm mua chiếc bánh bao tẩm máu người tử tù về
cho con ăn, vì cho rằng như thế sẽ khỏi bệnh.
- Đêm mùa thu, lão Hoa Thuyên xách đèn lồng đi mua bánh bao tẩm máu
người và trở về nhà khi trời sáng. Buổi sáng hôm ấy, quán trà rất đông. Người ta
bàn tán về phương thuốc bánh bao tẩm máu người có thể chữa lành bất kì kiểu

bệnh lao nào, về người tử tù vừa bị chém sáng nay là Hạ Du, một nhà cách mạng
kiên cường, nhưng chẳng ai hiểu gì về anh, nhiều người cho là anh bị điên.
- Thế rồi, cậu Thuyên cũng chết vì chiếc bánh bao ấy không trị được bệnh
lao.
- Năm sau, vào tiết thanh minh, mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên ra nghĩa địa
thăm mộ con. Gặp nhau, hai người mẹ đau khổ và có sự đồng cảm với nhau. Họ rất
ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du xuất hiện một vòng hoa, hoa trắng hoa hồng
xen lẫn nhau. Hai bà mẹ cùng nhau ra về. Mẹ Hạ Du vừa bước đi vừa lẩm bẩm nói
một mình “Thế là thế nào nhỉ?”
*Ý nghĩa tác phẩm “Thuốc”:
- Người Trung Quốc cần có một thứ thuốc để chữa trị tận gốc căn bệnh mê
muội về tinh thần.
- Nhân dân Trung Quốc không nên “ngủ say trong cái nhà hộp bằng sắt”;
và người cách mạng thì không nên “bôn ba trong chốn quạnh hiu” mà phải gần
gũi với quần chúng để vận động và giác ngộ họ.
5/ Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Thuốc”:
“Thuốc” là một tiêu đề đa nghĩa:
- Thuốc cái bánh bao tẩm máu người mà người dân u mê đã sùng bái nó,
cho đó là thứ thuốc chữa bệnh lao.Thứ thuốc ấy đã không cứu chữa được bệnh

3


nhân mà còn giết chết bệnh nhân... Như vậy nhan đề mang ý nghĩa chống mê tín,
sùng tín.
- Thuốc lại được pha chế bằng máu của người cách mạng, những người đã
đổ máu vì nhân dân. Cho nên, “Thuốc” đề cập đến một vấn đề khác sâu xa và khái
quát hơn: đó là sự u mê, đớn hèn, mông muội về chính trị của quần chúng và bi
kịch không được hiểu, không được ủng hộ của những người cách mạng. Như
vậy nhan đề mang ý nghĩa nhận thức về chính trị. Từ đó, tiêu đề tác phẩm có thêm

một tầng nghĩa nữa sâu sắc hơn: phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng
giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng.
 Tóm lại, “Thuốc” được xem là một phương thuật để giác ngộ quần chúng
Trung Quốc của Lỗ Tấn.
6/ Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người tử tù cách mạng thể hiện :
- Tình trạng mê muội về y học của người dân Trung Quốc (qua thái độ,
hành động, tâm lý của vợ chồng lão Hoa Thuyên mua thuốc là chiếc bánh bao
tẩm máu cho cậu Thuyên ăn với niềm tin con mình sẽ khỏi bệnh; thái độ của của
số đông người trong quán trà bàn luận về thuốc, xem đó như là thần dược sẽ chữa
khỏi bệnh lao cho cậu Thuyên)
- Tình trạng ấu trĩ về cách mạng của người dân Trung Quốc (qua việc
mua và bán bánh bao tẩm máu của người tử tù cách mạng, qua những lời kháo
nhau việc giao nộp Hạ Du - người chiến sĩ cách mạng để lĩnh thưởng)...
7/ Ý nghĩa của hình tượng những bông hoa trên mộ Hạ Du:
- Những bông hoa trên mộ Hạ Du đã cho thấy: phải chăng đã có người đã
hiểu sự hi sinh cao cả, lí tưởng đẹp đẽ của Hạ Du và bày tỏ niềm cảm phục tiếc
thương Hạ Du.

4


Điều đó chứng tỏ sự chuyển biến về tình cảm và nhận thức của nhân dân
Trung Quốc trước sự hy sinh của những chiến sĩ Cách mạng: không phải tất cả
mọi người đều vô tình, hờ hững mà vẫn có những người thương tiếc, kính trọng họ.
- Từ đó Lỗ Tấn bày tỏ niềm hy vọng và mong ước nhân dân Trung Quốc
sẽ tiến bộ hơn, có cái nhìn đúng hơn về cách mạng và những chiến sĩ cách mạng
Trung Quốc trong tương lai.
8/ Hình tượng Hạ Du trong tác phẩm. Qua cuộc bàn luận về Hạ Du trong quán
trà, Lỗ Tấn muốn nói lên điều gì?
- Hạ Du không xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm nhưng là một mắt xích

quan trọng tạo nên ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm.
- Hạ Du là hình tượng tiêu biểu cho những người cách mạng sớm giác ngộ lí
tưởng, dũng cảm, hiên ngang, dám tuyên truyền lí tưởng cách mạng với cả cai
ngục trong những ngày chờ ra pháp trường. Nhưng buồn thay, nhân dân u mê
không hiểu việc làm của anh: chú của anh thì cho là anh “làm giặc” nên đã đi tố
giác anh, người dân thì chờ anh chết để lấy máu chữa bệnh, mọi người cho là anh
bị “điên”, thậm chí mẹ anh cũng không hiểu được con mình.
 Tóm lại,xây dựng nhân vật Hạ Du, tác giả tuy có bày tỏ thái độ trân trọng
và kính phục lý tưởng của người làm cách mạng, song cũng ngầm ý phê phán
cách mạng tư sản Trung Quốc buổi đầu còn rời quần chúng.
9/ Dụng ý sắp xếp thời gian nghệ thuật của Lỗ Tấn ở hai thời điểm mùa thu và
mùa xuân trong tác phẩm Thuốc?
- Mùa thu, diễn ra hai cái chết của hai người trai trẻ với hai số phận khác
nhau. Sự ra đi của họ như đồng điệu với cái tàn tạ vốn có của mùa thu.
- Mùa xuân, hai người mẹ có chung nỗi đau khổ mất con, dường như đã
đồng cảm với nhau.
5


Tóm lại,đặt câu chuyện vào vào thời gian của hai mùa: một mùa có tính chất tàn
tạ và khép lại, một mùa có tính chất hồi sinh; tác giả dường như muốn gửi gắm
vào đó một niềm hy vọng: Hi vọng về một sự hồi sinh. Từ đó nhà văn gieo vào
lòng người đọc một niềm tin, một niềm hi vọng về một cuộc sống mới mẻ hơn, đỡ u
ám hơn cho những số phận tối tăm đau khổ trong tác phẩm.
10/ Ý nghĩa câu hỏi “Thế là thế nào?” của mẹ Hạ Du khi nhìn thấy vòng hoa
trên nấm mộ Hạ Du?
- Câu hỏi trước hết chính là thể hiện sự bế tắc, lạ lẫm của bà mẹ khi ngay
cả bà cũng không hiểu ý nghĩa việc làm của con trai.
- Câu hỏi còn thể hiện sự băn khoăn, đau khổ, tự trách của bà mẹ.
- Câu hỏi cũng là sự day dứt của nhà văn về mối quan hệ gắn bó giữa

quần chúng và cách mạng.
11/ Ý nghĩa của hình ảnh khu nghĩa địa và hình ảnh con đường mòn trong tác
phẩm Thuốc của Lỗ Tấn?
- Hình ảnh: "nghĩa địa những người chết chém, chết tù ở phía tay trái và
nghĩa địa người nghèo phía tay phải" nói lên: không có sự phận biệt giữa những
người làm cách mạng với những kẻ trộm cướp. Những chiến sĩ cách mạng cũng bị
xem là “giặc”.
- Hình ảnh: “... cả hai nơi mộ dày khí , lớp này lớp khác như bánh bao
nhà giàu ngày mừng thọ" nói lên: số người chết chém hoặc chết tù cũng nhiều
như số người chết vì nghèo đói. Một con số gợi nên thực trạng xã hội vừa đen tối
vừa tàn bạo của đất nước Trung Hoa đương thời.
- Hình ảnh “con đường mòn nhỏ hẹp” nói lên: nó không chỉ là ranh giới
tự nhiên mà nó còn là ranh giới vô hình của lòng người với những định kiến xã

6


hội về người làm cách mạng. Nó còn nói lên sự cách biệt xa rời quần chúng của
người cách mạng.
 Từ đó nói lên ước nguyện của tác giả: muốn cứu nước Trung Hoa cần phải
xóa đi con đường mòn ấy.Cho nên, cuối tác phẩm, tác giả đã để hai bà mẹ
bước qua con đường mòn để đến với nhau.

7



×