Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phân tích tác phẩm Số phận con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (508.54 KB, 6 trang )

“SỐ PHẬN CON NGƯỜI” của Sô-lô-khốp
(Văn học Nga)
1/ Những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Sô-lô-khốp:
- Mikhaiin SoloKhop (1905 - 1984) là nhà văn Nga lỗi lạc, đã nhận
được giải thưởng Noben về văn học. Ông xuất thân trong một gia đình
nông dân vùng thảo nguyên cạnh sông Đông. Ông tham gia cách mạng từ
rất sớm. Trong chiến tranh chống phát xít, ông là phóng viên mặt trận.
- Tác phẩm của Sô-lô-khốp thể hiện cách nhìn chân thực về cuộc sống,
về con người và chiến tranh. Ông đã để lại nhiều tác phẩm tiêu biểu: Sông
Đông êm đềm; Truyện Sông Đông; Số phận con người.

2/ Những điểm cơ bản trong cuộc đời của M.Sôlôkhôw giúp ta hiểu thêm về
văn nghiệp của ông:
- Sôlôkhôp sinh ra và lớn lên ở vùng sông Đông của nước Nga. Cuộc
sống của ông gắn bó máu thịt với cảnh vật và con người quê hương trong
những bước chuyển mình đau đớn và phức tạp của lịch sử. Chính vì thế, tác
phẩm của ông thấm đẫm hơi thở và linh hồn của cuộc sống vùng sông
Đông. Tiêu biểu như bộ tiểu thuyết “Sông Đông êm đềm”.
- Ông trực tiếp tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc nên có điều kiện
hiểu biết về cuộc sống của nhân dân mình trong và sau chiến tranh cùng
với những phẩm chất kiên cường, nhân hậu của họ. Tác phẩm “Số phận con

1


người” là cảm hứng về chiến tranh. Tác phẩm đã tạo một bước ngoặt mới
trong sang tác của ông.

3/ Xuất xứ, thời điểm sáng tác và vị trí truyện ngắn “Số phận con người”
của Sô-lô-khốp:
- Truyện ngắn “Số phận con người” của Sô-lô-khốp được công bố lần


đầu tiên trên báo “Sự thật” ngày 31/12/1956  Đây là tác phẩm đầu tiên
trong văn học Xô viết đã tập trung thể hiện hình tượng con người bất hạnh
sau chiến tranh, nhìn cuộc sống và chiến tranh một cách toán diện và chân
thực.
- Về sau, truyện được in trong tập Truyện sông Đông.

4/ Tóm tắt cốt truyện và ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm:
a/ Tóm tắt truyện “Số phận con người” của Sô-lô-khốp
- Mùa xuân đầu tiên sau chiến tranh, tác giả gặp một người đàn ông dắt tay một
em bé khoảng chừng năm, sáu tuổi trên bến đò. Hai người chào nhau rồi chuyện
trò. Người đàn ông tên là Xô-cô-lốp. Xô-cô-lốp đã kể cho tác giả nghe câu chuyện
của đời mình. Chuyện kể rằng:
+ Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ, Xôcôlôp nhập ngũ rồi bị
thương. Sau đó, anh bị đoạ đày trong trại giam của bọn phát xít. Khi thoát
khỏi nhà tù, anh nhận được tin vợ và 2 con gái bị bom giặc sát hại. Đúng
vào ngày chiến thắng, con trai anh đã bị kẻ thù bắn chết. Niềm hi vọng
cuối cùng của anh tan vỡ.
2


+ Kết thúc chiến tranh, Xôcôlôp giải ngũ, anh về sống với vợ chồng
người bạn, nhận công việc lái xe, đau buồn nên hay vào quán uống rượu
và ngẫu nhiên anh gặp được bé Vania. Cả bố mẹ em đều bị chết trong chiến
tranh, chú bé phải sống bơ vơ không nơi nương tựa. Anh nhận Vania làm
con nuôi và yêu thương, chăm sóc chú bé thật chu đáo, coi đó là một nguồn
vui lớn. Tuy vậy, Xôcôlôp vẫn bị ám ảnh bởi những nỗi đau buồn vì mất
vợ, mất con “nhiều đêm thức giấc gối ướt đẫm nước mắt”nhưng anh vẫn cố
giấu không cho bé Vania biết nỗi khổ của mình. Rồi Xôcôlôp gặp chuyện rủi
ro, bị tịch thu mất bằng lái. Anh đưa bé Va-ni-a đến một nơi ở khác, hai cha
con anh cùng đi bộ.

- Tác giả tạm biệt hai cha con chú bé trong niềm xúc động, tin tưởng vào lòng
nhân ái và ý chí kiên cường của người Nga.
b/ Ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm :
- Tác phẩm vừa tố cáo chiến tranh phát xít tàn bạo, vừa thể hiện sự
cảm thông, yêu thương những số phận bất hạnh do chiến tranh gây ra ;
vừa biểu dương, ca ngợi tính cách kiên cường và nhân hậu, niềm tin vào
cuộc sống của nhân dân Nga.
- Đồng thời thông qua tác phẩm, Sô-lô-khốp muốn nhắc nhở, kêu gọi
sự quan tâm của toàn xã hội đối với cá nhân con người ; khẳng định vai trò
của nhân dân tạo nên lịch sử, song cũng nhấn mạnh lịch sử phải có trách
nhiệm trước mỗi cá nhân.

5/ Hình tượng nhân vật Xô-cô-lôp trong truyện ngắn “Số phận con người”:
3


Xô-cô-lốp là biểu tượng cho số phận và nghị lực phi thường, lòng nhân ái
vượt qua số phận của người dân Nga trong và sau chiến tranh phát xít:
a/ Số phận đau thương:
- Trong chiến tranh : anh đi lính, bị thương, bị đọa đày trong trại tập
trung; vợ con bị phát xít giết hại.
- Sau chiến tranh : anh rơi vào cảnh ngộ không gia đình, người thân,
cô đơn, đau khổ, phiêu bạt nhiều nơi để kiếm sống.
b/ Nghị lực và lòng nhân ái vượt qua số phận:
- Bị chiến tranh vùi dập nhưng vẫn không mất niềm tin và hy vọng.
Bằng ý chí kiên cường của người lính, anh tiếp tục sống và làm việc.
- Bằng sự đồng cảm và tấm lòng nhân hậu, Xôcôlôp nhận nuôi bé
Vania, yêu thương, chăm sóc chu đáo cho Vania bằng tình cảm cha con.
Anh âm thầm chịu đựng những mất mát, đau thương của bản thân không
cho bé Vania biết, vì sợ em buồn.

Tóm lại, qua nhân vật Xô-cô-lốp, nhà văn đề cao chủ nghĩa nhân đạo cao
cả, nghị lực phi thường của người lính và nhân dân Xô viết thời hậu
chiến: Chính ý chí,nghị lực, lòng nhân ái và niềm tin vào tương lai sẽ giúp
con người vượt qua những mất mát do chiến tranh gây nên và bi kịch của
số phận.

6/ Ý nghĩa tiếng khóc của bà chủ nhà trong đoạn trích “Số phận con
người”?
- Đó là tiếng khóc thương cho hoàn cảnh của bé Va-ni-a.
4


- Đó là tiếng khóc thương cho cả Xô-cô-lốp.
- Đó là tiếng khóc cảm phục trước lòng tốt của Xô-cô-lốp.
- Đó cũng là tiếng khóc tự thương cho hoàn cảnh của mình (bà cũng
không có con)

7/ Cách kể chuyện của tác giả có gì đặc biệt? Nhận xét về thái độ của người
kể chuyện?
Truyện được kết cấu theo lối truyện lồng trong truyện, người kể kể lại câu
chuyện được nghe từ người khác.
- Người kể chuyện thứ hai là Xô-cô-lốp xưng “tôi”, tự kể lại câu
chuyện của đời mình theo giọng điệu, suy nghĩ, tâm hồn của bản thân.
Người đọc cảm nhận anh là người bộc trực, cởi mở, có tâm hồn đa cảm,
vừa kiên cường, vừa nhân hậu.
- Người kể chuyện thứ nhất (là nhà văn) cũng xưng “tôi”. Sô-lô-khốp
tỏ ra rất khách quan để ghi lại câu chuyện cuộc đời của người lính. Nhưng
qua giọng điệu, một vài cử chỉ của tác giả, ta hiểu được tấm lòng và tình
cảm, sự khâm phục của ông đối với nhân vật. Điều đó được thể hiện sâu
sắc qua những đoạn trữ tình ngoại đề cuối tác phẩm.


8/ Ý nghĩa của lời trữ tình ngoại đề cuối truyện “Số phận con người”
Lời trữ tình ngoại đề ở cuối tác phẩm chính là lời giãi bày đầy cảm xúc của
người kể chuyện thứ nhất, cũng chính là lời giãi bày của nhà văn Sô-lôkhốp về số phận con người:
5


- Sự đau đớn,xót xa,đồng cảm của nhà văn về số phận của con người
trước bão tố phũ phàng của chiến tranh.
- Dự báo những khó khăn chướng ngại mà con người phải vượt qua
trên con đường hướng tới tuơng lai.
- Bày tỏ lòng khâm phục tin tưởng vào phẩm chất của con người Nga
kiên cường và nhân hậu sẽ giúp họ đứng vững được, đương đầu với mọi
thử thách, luôn sẵn sàng khi Tổ quốc kêu gọi.
- Nhà văn còn đặt ra vấn đề : Xã hội và người lớn cần có trách nhiệm
quan tâm đối với số phận cá nhân, đặc biệt là đối với trẻ em là những nạn
nhân của chiến tranh.
Tóm lại, theo Sô- lô-khốp, số phận là cái mà con người không thể tránh
khỏi, không thể lường trước, nhưng tâm hồn và bản lĩnh của con người
là điều số phận không thể tước đoạt.

6



×