SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH YÊN BÁI
CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TẬP HUẤN
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM
CỦA CHỦ NGUỒN THẢI CTNH
NỘI DUNG TẬP HUẤN
CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
1. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
2. Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của
Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu.
3. Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015
của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy
hại.
4. Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31
tháng 12 năm 2015 của liên Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về quản lý chất thải y tế.
CÁC TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ NGUỒN THẢI CTNH
Điều 7, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Chủ
nguồn thải CTNH như sau:
1. Đăng ký Chủ nguồn thải CTNH với Sở Tài nguyên và Môi trường
nơi có cơ sở phát sinh CTNH.
2. Có biện pháp giảm thiểu phát sinh CTNH; tự chịu trách nhiệm về
việc phân định, phân loại, xác định số lượng CTNH phải báo cáo
và quản lý.
3. Có khu vực lưu giữ tạm thời CTNH; lưu giữ CTNH trong các bao
bì hoặc thiết bị lưu chứa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình
quản lý theo quy định.
4. Trường hợp không tự tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử lý, thu
hồi năng lượng từ chất thải nguy hại tại cơ sở, chủ nguồn thải chất
thải nguy hại phải ký hợp đồng để chuyển giao chất thải nguy hại
với tổ chức, cá nhân có giấy phép phù hợp.
CÁC TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ NGUỒN THẢI CTNH
5. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm định kỳ 06 (sáu)
tháng báo cáo về việc lưu giữ chất thải nguy hại tại cơ sở phát sinh
với Sở Tài nguyên và Môi trường bằng văn bản riêng hoặc kết hợp
trong báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ khi chưa chuyển
giao được trong các trường hợp sau:
a) Chưa có phương án vận chuyển, xử lý khả thi;
b) Chưa tìm được chủ xử lý chất thải nguy hại phù hợp.
6. Lập, sử dụng, lưu trữ và quản lý chứng từ chất thải nguy hại, báo
cáo quản lý chất thải nguy hại (định kỳ và đột xuất) và các hồ sơ, tài
liệu, nhật ký liên quan đến công tác quản lý chất thải nguy hại theo
quy định.
7. Khi chấm dứt hoạt động phát sinh chất thải nguy hại, phải thông
báo bằng văn bản cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở phát
sinh chất thải nguy hại trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng.
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÁC THỦ TỤC, HỒ SƠ,
BÁO CÁO VỀ CTNH CỦA CHỦ NGUỒN THẢI
CÁC THỦ TỤC, HỒ SƠ, BÁO CÁO THUỘC TRÁCH NHIỆM
CỦA CHỦ NGUỒN THẢI TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI CTNH
Đối tượng đăng ký chủ nguồn thải CTNH:
Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hoạt động phát sinh CTNH.
Nguyên tắc xác định chủ nguồn thải CTNH:
1. Việc xác định chủ nguồn thải CTNH để đăng ký chủ nguồn thải
và quản lý CTNH phải căn cứ vào nơi phát sinh CTNH;
2. Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh CTNH bên
ngoài cơ sở của mình phải có văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá
nhân quản lý nơi phát sinh về việc lựa chọn một trong hai đối tượng
này để đăng ký chủ nguồn thải CTNH trừ trường hợp CTNH phát
sinh do sự cố hoặc trường hợp bất khả kháng;
3. Chủ nguồn thải CTNH được đăng ký chung cho các cơ sở phát
sinh do mình sở hữu hoặc điều hành trong phạm vi một tỉnh hoặc
được lựa chọn một điểm đầu mối để đại diện đăng ký chung đối với
cơ sở phát sinh CTNH có dạng tuyến trải dài trên phạm vi một tỉnh.
Thời điểm đăng ký chủ nguồn thải CTNH:
Khi bắt đầu có hoạt động phát sinh CTNH.
1. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI CTNH
Chủ nguồn thải
CTNH
Phân loại đối tượng
Chủ nguồn thải
CTNH
Hình thức đăng ký
chủ nguồn thải CTNH
- Thời gian hoạt động
không quá 01 năm.
- Số lượng CTNH
phát sinh < 600
kg/năm.
- Cơ sở dầu khí ngoài
biển
Đăng ký bằng Báo
cáo QLCTNH định
kỳ
Các Chủ nguồn thải
CTNH còn lại
Lập Hồ sơ đăng ký
để được cấp Sổ
đăng ký chủ nguồn
thải CTNH
1. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI CTNH
Hồ sơ đăng ký cấp Sổ đăng ký Chủ nguồn thải CTNH bao gồm:
1. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI CTNH
Trình tự, thủ tục đăng ký cấp Sổ chủ nguồn thải CTNH:
Lập 01 bộ
Hồ sơ
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ
05 ngày làm việc
Chủ nguồn thải
CTNH
Gửi trực tiếp
Bưu điện
Thời gian thẩm định là 30 ngày
trong trường hợp tự tái sử dụng, sơ
chế, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu
hồi năng lượng từ CTNH trong
khuôn viên cơ sở phát sinh
Sở TN&MT
Kiểm tra tính đầy đủ,
hợp lệ của hồ sơ
Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ 15 hoặc 30 ngày làm việc
1. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI CTNH
Hướng dẫn kê khai Đơn đăng ký chủ nguồn thải CTNH
Một số lỗi thường gặp khi kê khai:
1. Đăng ký không đầy đủ các cơ sở phát sinh CTNH do mình quản
lý, điều hành.
2. Kê khai không đầy đủ các dữ liệu về sản xuất như: Danh sách
nguyên liệu thô/hóa chất (đầu vào); danh sách máy móc, thiết bị;
danh sách sản phẩm (đầu ra).
3. Không quy đổi đơn vị tính số lượng CTNH phát sinh ra kilogam
(kg). Một số đơn vị vẫn để đơn vị là cái, chiếc,…
4. Kê khai sai mã CTNH.
5. Không kê khai danh sách CTNH tồn lưu (trường hợp có CTNH
tồn lưu tại cơ sở phát sinh).
1. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI CTNH
Cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH
Đối tượng phải đăng ký để được cấp lại Sổ:
1. Thay đổi tên chủ nguồn thải hoặc địa chỉ, số lượng cơ sở phát sinh
CTNH.
2. Thay đổi, bổ sung phương án tự tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý, xử
lý và thu hồi năng lượng từ CTNH tại cơ sở.
Hồ sơ đăng ký cấp lại Sổ chủ nguồn thải:
1. Đơn đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 (A), Thông tư số
36/2015/TT-BTNMT.
2. Các giấy tờ, hồ sơ liên quan đến việc thay đổi, bổ sung so với hồ sơ
đăng ký cấp lần đầu.
Trình tự, thủ tục đăng ký cấp lại Sổ đăng ký chủ nguồn thải
CTNH: tương tự như đối với trường hợp cấp Sổ lần đầu.
1. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ CHỦ NGUỒN THẢI CTNH
Đăng ký chủ nguồn thải CTNH bằng báo cáo QLCTNH định kỳ:
Lập Báo cáo QLCTNH
(lần đầu) theo mẫu tại
Phụ lục 4 (A), Thông tư
36/2015/TT-BTNMT
Chủ nguồn thải
CTNH
Gửi trực tiếp
Bưu điện
Sở TN&MT
Văn bản tiếp nhận kèm
theo 01 bản sao báo cáo
(Có giá trị tương đương
Sổ chủ nguồn thải)
2. BÁO CÁO QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI ĐỊNH KỲ
Trách nhiệm của Chủ nguồn thải CTNH:
Lập Báo cáo quản lý CTNH định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ
ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) và gửi về Sở Tài nguyên
và Môi trường trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo.
(Trường hợp cơ sở phát sinh CTNH có thời gian hoạt động không quá
01 năm thì chỉ báo cáo 01 lần trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày
chấm dứt hoạt động).
Mẫu Báo cáo QLCTNH định kỳ:
Quy định tại Phụ lục 4 (A), Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.
Ngoài ra, các chủ nguồn thải CTNH phải báo cáo đột xuất theo yêu
cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. BÁO CÁO QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI ĐỊNH KỲ
Hướng dẫn lập Báo cáo quản lý CTNH định kỳ
Một số lỗi thường gặp khi lập Báo cáo:
1. Vẫn sử dụng mẫu Báo cáo quy định tại Thông tư số 12/2011/TTBTNMT nên nhiều chủ nguồn thải vẫn lập Báo cáo QLCTNH định
kỳ 8 tháng (Theo quy định mới Chủ nguồn thải chỉ phải lập 01
lần/năm với kỳ báo cáo cả năm).
2. Không kê khai các mục 2, 3, 4 trong báo cáo. Chỉ kê khai mỗi
phần Phụ lục.
3. Tại phụ lục 1, phần a:
- Không thống kê số lượng CTNH phát sinh trong kỳ báo cáo mà
thống kê số lượng CTNH đang tồn lưu tại cơ sở (tính cả của kỳ báo
cáo trước).
- Không kê khai phương pháp xử lý và tổ chức tiếp nhận CTNH
trong trường hợp có thuê Chủ xử lý CTNH vận chuyển, xử lý.
4. Không nộp chứng từ CTNH và bản sao Hợp đồng.
3. BÁO CÁO VỀ VIỆC LƯU GIỮ CTNH TẠI CƠ SỞ PHÁT SINH
Trách nhiệm của Chủ nguồn thải CTNH:
Định kỳ 06 (sáu) tháng báo cáo về việc lưu giữ chất thải nguy hại tại
cơ sở phát sinh với Sở Tài nguyên và Môi trường khi chưa chuyển
giao được trong các trường hợp sau:
a) Chưa có phương án vận chuyển, xử lý khả thi;
b) Chưa tìm được chủ xử lý chất thải nguy hại phù hợp.
Hình thức báo cáo:
Bằng văn bản riêng hoặc kết hợp trong báo cáo QLCTNH định kỳ (Chỉ
áp dụng đối với kỳ báo cáo 6 tháng cuối năm).
Không quy định mẫu báo cáo về việc lưu giữ CTNH tại cơ sở phát sinh.
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUẢN LÝ CHẤT THẢI
NGUY HẠI TẠI CƠ SỞ PHÁT SINH
Quy trình quản lý CTNH tại cơ sở phát sinh
1. THU GOM
Thu gom CTNH:
Chủ nguồn thải CTNH có trách nhiệm thu gom toàn bộ CTNH phát
sinh từ hoạt động của mình.
Trường hợp CTNH phát sinh ngoài cơ sở phát sinh CTNH của chủ
nguồn thải thì phải có văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân quản
lý nơi phát sinh về việc lựa chọn một trong hai đối tượng này để
đăng ký chủ nguồn thải CTNH trừ trường hợp CTNH phát sinh do sự
cố hoặc trường hợp bất khả kháng.
2. PHÂN LOẠI
Phân loại CTNH:
CTNH phải được chủ nguồn thải phân loại bắt đầu từ các thời điểm:
- Khi đưa vào khu vực lưu giữ CTNH tại cơ sở phát sinh CTNH.
- Khi chuyển giao CTNH đi xử lý bên ngoài cơ sở mà không đưa vào
khu vực lưu giữ CTNH tại cơ sở phát sinh CTNH.
Trường hợp CTNH được đưa vào tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý,
đồng xử lý, thu hồi năng lượng tại cơ sở sau khi phát sinh thì dựa vào
công nghệ, kỹ thuật hiện có, chủ nguồn thải CTNH được lựa chọn
phân loại hoặc không phân loại.
Các CTNH phải được phân loại theo mã CTNH để lưu giữ trong các
bao bì hoặc thiết bị lưu chứa phù hợp. Được sử dụng chung bao bì
hoặc thiết bị lưu chứa đối với các mã CTNH có cùng tính chất, không
có khả năng gây phản ứng, tương tác lẫn nhau và có khả năng xử lý
bằng cùng một phương pháp.
3. LƯU GIỮ
CTNH phải được lưu giữ trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa
đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Bao bì CTNH
1.1. Bao bì CTNH (vỏ cứng hoặc vỏ mềm) bảo đảm lưu giữ an
toàn CTNH, không bị hư hỏng, rách vỡ vỏ.
1.2. Bao bì mềm được buộc kín và bao bì cứng có nắp đậy kín
để bảo đảm ngăn chất thải rò rỉ hoặc bay hơi.
1.3. Chất thải lỏng, bùn thải dạng nhão hoặc chất thải có các
thành phần nguy hại dễ bay hơi phải chứa trong bao bì cứng
không vượt quá 90% dung tích hoặc mức chứa cao nhất cách
giới hạn trên của bao bì là 10 cm.
3. LƯU GIỮ
CTNH phải được lưu giữ trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa
đáp ứng các yêu cầu sau:
Một số loại bao bì lưu giữ CTNH
3. LƯU GIỮ
CTNH phải được lưu giữ trong các bao bì hoặc thiết bị lưu chứa
đáp ứng các yêu cầu sau:
2. Thiết bị lưu chứa CTNH
2.1. Thiết bị lưu chứa (có vỏ cứng với cỡ lớn hơn các bao bì
thông thường, như các bồn, bể, công ten nơ...) phải đáp ứng các
yêu cầu chung như sau:
2.1.1. Bảo đảm lưu chứa an toàn CTNH, có gia cố hoặc thiết kế
đặc biệt tại điểm tiếp nối và vị trí xếp, dỡ hoặc nạp, xả chất thải
để tránh rò rỉ.
2.1.2. Kết cấu cứng chịu được va chạm, không bị hư hỏng, biến
dạng, rách vỡ bởi trọng lượng chất thải trong quá trình sử dụng.
2.1.3. Có biển dấu hiệu cảnh báo theo Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN 6707:2009 về chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo,
phòng ngừa (sau đây viết tắt là TCVN 6707:2009) với kích thước
ít nhất 30 (ba mươi) cm mỗi chiều.