Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Liên môn Bạo lực gia đình Vấn nạn nhức nhối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.58 MB, 45 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO BẮC GIANG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HIỆP HÒA
TRƯỜNG THCS DANH THẮNG

BÀI DỰ THI
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN

BẠO LỰC GIA ĐÌNH – VẤN NẠN NHỨC NHỐI

Hiệp Hòa, tháng 10 năm 2016


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO BẮC GIANG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HIỆP HÒA
THÔNG TIN VỀ HỌC SINH

Họ và tên:

La Thu Hằng

Họ và tên:Nguyễn Thúy Hải

Ngày sinh: 30/12/2002

Ngày sinh:24/12/2002
Lớp: 9A

Lớp: 9A

I .TÊN TÌNH HUỐNG:


BẠO LỰC GIA ĐÌNH – VẤN NẠN NHỨC NHỐI
Đến tận bây giờ, khi sang quê ngoại của chúng em (Thôn Chớp- Xã Lương
Phong- Hiệp Hòa- Bắc Giang), nghe lại câu chuyện đau lòng của cô Dương Thị
2


Hồng mà chúng em vẫn cảm thấy bàng hoàng, rùng mình, sợ hãi. Câu chuyện cô
Hồng bị chồng cắt gân tay, gân chân và gây thương tích nặng ở mắt, đã gây xôn
xao dư luận trong thời gian qua. Thật quá xót xa! Hi vọng thời gian sẽ chữa lành
vết thương cho cô Hồng về tinh thần và thể xác. Tại sao những “hung thần” bạo
lực gia đình, những “bóng ma” bạo lực gia đình vẫn ám ảnh, nhiều gia đình như
gia đình nhà cô Hồng như vậy? Chúng em chợt nghĩ, phải chăng do xã hội đổi
thay, mọi toan tính nhỏ nhen của cuộc sống làm lòng người thay đổi. Cuộc sống
vô tâm làm nguội lạnh trái tim mỗi người. “ Gia đình là nơi để yêu thương” ấy
vậy mà, nhiều gia đình hạnh phúc thì ít, đắng cay lại nhiều. Bao nhiêu mảnh đời
bất hạnh vì gia đình tan vỡ, không hạnh phúc, những nguy hiểm luôn rình rập…
Đấy là thảm họa hay nghịch cảnh trần gian? Thật nhức nhối! Xã hội nói chung
và bản thân chúng em nói riêng rất căm ghét và lên án hành động xấu xa, tàn ác
này - bạo lực gia đình. Vì vậy, chúng em rất muốn tìm hiểu về bạo lực gia đình.
II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Kiến thức: Giải quyết tình huống trên, mục đích của chúng em là giúp các
bạn học sinh :
- Hiểu rõ khái niệm về gia đình, vai trò của gia đình, các thành viên trong gia
đình. Khái niệm về bạo lực và bạo lực gia đình.
- Nguyên nhân nào dẫn đến bạo lực gia đình, thực trạng của bạo lực gia đình
trên đất nước ta nói chung và địa phương chúng em nói riêng. Biết được tác hại
khôn lường của bạo lực gia đình.
- Đưa ra được những giải pháp nhằm hạn chế, ngăn chặn bạo lực gia đình.
- Sử dụng kiến thức của các môn học để giải quyết tình huống trên.
2. Kỹ năng:

Phát triển kỹ năng tìm hiểu thông tin, xử lý thông tin và đưa ra kết luận.
3. Thái độ:
- Hình thành ý thức ý thức trách nhiệm của các thành viên trong gia đình.
- Sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình.Giáo dục lòng khoan dung, tha
thứ, lòng yêu thương con người, sống đoàn kết. Tôn trọng kỷ luật, pháp luật.
3


- Từ các kiến thức thu thập được giúp chúng em có thể tuyên truyền luật phòng
chống bạo lực gia đình. Nói không với bạo lực gia đình.
- Rèn luyện ý chí bản thân để tự rèn cho mình ý thức phòng chống bạo lực gia
đình.
4. Phát triển năng lực của học sinh:
- Bản thân chúng em phát triển được các năng lực: Tự học, tự giải quyết vấn đề,
tư duy sáng tạo, tự quản lý và giao tiếp.
- Giúp phát triển năng lực ngôn ngữ, thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin ở SGK,
sách tham khảo, trong cuộc sống, trên mạng Internet... và năng lực vận dụng
kiến thức trong cuộc sống, năng lực giải quyết các hiện tượng thực tế.
III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG TRÊN.
Để giải quyết được tình huống nêu trên thì chúng em cần có những hiểu biết
cơ bản về các môn học liên quan.
1. Môn Sinh học 8: Sự ảnh hưởng về tâm lý của người gây ra bạo lực, người bị
bạo lực, tâm lý hoang mang của mọi người trong gia đình và xã hội.
2. Môn Văn học: Kĩ năng viết văn nghị luận, văn thuyết minh và văn kể
chuyện. Bài thuyết trình có bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ,
một số câu thành ngữ, tục ngữ , ca dao…liên quan đến gia đình.
3. Môn Toán: Thống kê số liệu .
4. Môn Lịch sử: Nhận định của Ph.Ăngghen trong tác phẩm: “ Nguồn gốc gia
đình, chế độ tư hữu và nhà nước”

5. Môn Địa lý: Vẽ biểu đồ thống kê.
6. Giáo dục công dân: Tuyên truyền nâng cao ý thức phòng chống bạo lực gia
đình. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự,
nhân phẩm. Rèn luyện phẩm chất, đạo đức học sinh. Khơi dậy tình lòng yêu
thương con người, sự sẻ chia, lòng bao dung, vị tha. Tôn trọng lẽ phải, sống
chan hòa, đoàn kết với mọi người.Có ý thức xây dựng gia đình văn hóa, giữ gìn
và phát huy truyền thống gia đình dòng họ. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt

4


đẹp của dân tộc. Có ý thức tuyên truyền và chấp hành luật phòng chống bạo lực
gia đình. Quyền được khiếu nại , tố cáo của công dân.
Rèn kĩ năng sống cho học sinh: các kĩ năng ứng xử, kĩ năng giao tiếp lắng
nghe, kĩ năng kiềm chế cảm xúc, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị,
kĩ năng ứng phó với căng thẳng, kĩ năng tự bảo vệ…
7. Môn Tin học: Thiết kế hình ảnh, sưu tầm tài liệu.
8. Môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp và môn Mĩ thuật: Vẽ tranh tuyên truyền
nói không với bạo lực gia đình.
9. Môn âm nhạc: Một số bài hát về chủ đề gia đình : “Mẹ yêu con” của Nguyễn
Văn Tý; “ Chỉ có một trên đời” của Trương Quang lục; “Ba ngọn nến lung linh”
của Ngọc Lễ; “ Gia đình nhỏ hạnh phúc to” của Nguyễn Văn Chung…
10. Kiến thức thực tế: Tìm hiểu thực trạng bạo lực gia đình ở nước ta nói
chung và địa phương chúng em nói riêng. Luật phòng, chống bạo lực gia đình.
Một số câu nói của Bác Hồ về gia đình.
IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
1. Thành lập nhóm nghiên cứu
Gồm 2 thành viên: 1. La Thu Hằng
2. Nguyễn Thúy Hải
2. Tiến hành nghiên cứu: Bằng các phương pháp

2.1. Thu thập thông tin, tìm hiểu tư liệu liên quan: Thông tin qua sách báo, mạng
xã hội và qua thực tế.
2.2. Thống kê một số vụ việc về bạo lực gia đình gây xôn xao dư luận trong thời
gian vừa qua.
2.3. Phân tích, đánh giá .
- Nguyên nhân nào dẫn đến bạo lực gia đình, thực trạng của bạo lực gia đình,
biết được tác hại khôn lường của bạo lực gia đình.
- Đưa ra được những giải pháp nhằm hạn chế bạo lực gia đình.
- Sử dụng kiến thức của các môn học để giải quyết tình huống trên.
V. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG.
5


1. Lập kế hoạch
Thời gian

Ngày 6/10->
7/10/2016

Ngày 8/10->
10/10/2016

Nội dung công việc

Người thực hiện

- Lên kế hoạch nội dung tình huống.
- Phân công công việc cho từng - Cả nhóm
thành viên trong nhóm.
- Thu thập thông tin .

- Chụp ảnh lấy tư liệu ...

- Cả nhóm

- Tìm hiểu tư liệu trên sách, báo,
Ngày 11/10
->12/10/2016
Ngày13/10->
15/10/2016
Ngày 16/10
->20/10/2016

- Cả nhóm

Internet...
- Tham khảo ý kiến của các thầy cô
giáo bộ môn có liên quan.
Lập dàn ý

- Cả nhóm

Viết bài, sửa chữa và nộp bài.
- Cả nhóm

2. Bài viết giải quyết tình huống:
2.1 Khái niệm về gia đình, và vai trò của gia đình.
Dưới góc độ xã hội học: gia đình được coi là tế bào của xã hội. Không
giống bất cứ nhóm xã hội nào khác, gia đình có sự đan xen các yếu tố sinh học,
kinh tế, tâm lý, văn hóa... Những mối liên hệ cơ bản của gia đình bao gồm vợ
chồng, cha mẹ và con, ông bà và cháu, những mối liên hệ khác: cô, dì, chú, bác

với cháu, cha mẹ chồng và con dâu, cha mẹ vợ và con rể... Mối quan hệ gia đình
được thể hiện ở các khía cạnh như: có đời sống tình dục, sinh con và nuôi dạy
con cái, lao động tạo ra của cải vật chất để duy trì đời sống gia đình và đóng góp
cho xã hội. Mối liên hệ này có thể dựa trên những căn cứ pháp lý hoặc có thể
dựa trên những căn cứ thực tế một cách tự nhiên, tự phát.
Dưới góc độ pháp lý: gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau
hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh nghĩa vụ
6


và quyền giữa họ với nhau theo quy định của luật này (Điều 8, Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2000)
Tuy nhiên, trong thực tế đời sống cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về
khái niệm gia đình: gia đình là tập hợp những người cùng có tên trong một sổ hộ
khẩu. Gia đình là tập hợp những người cùng chung sống với nhau dưới một mái
nhà…
Từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, gia đình được chia thành rất nhiều
dạng thức khác nhau: gia đình hiện đại và gia đình truyền thống; gia đình hạt
nhân và gia đình đa thế hệ; gia đình khuyết thiếu và gia đình đầy đủ…
Đúng vậy,Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi con người sinh ra và lớn
lên, là nơi thế hệ trẻ được chăm lo cả về thể chất, trí tuệ lẫn đạo đức, nhân
cách để hội nhập vào cuộc sống cộng đồng và xã hội. Trong gia đình, những
đứa trẻ lớn lên, dần được hình thành và thấm sâu nhu cầu “thuộc về một cái
gì đó lớn hơn và tốt hơn bản thân mình”. Cũng trong gia đình, lần đầu tiên,
những đứa trẻ biết quý trọng tình nghĩa, biết kính trọng và yêu thương. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội,
xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của
xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý
hạt nhân cho tốt”. Nhưng thật đáng buồn, hiện nay, bạo lực gia đình ở nước
ta nói chung và địa phương chúng em nói riêng đang trở thành một vấn nạn,

gây nhức nhối trong toàn xã hội.
2.2 Khái niệm bạo lực và bạo lực gia đình
Trong Tiếng Việt, bạo lực được hiểu là "sức mạnh dùng để cưỡng bức,
trấn áp hoặc lật đổ" . Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng tới các hoạt
động chính trị, nhưng trên thực tế bạo lực được coi như một phương thức hành
xử trong các quan hệ xã hội nói chung. Các mối quan hệ xã hội vốn rất đa dạng
và phức tạp nên hành vi bạo lực cũng rất phong phú, được chia thành nhiều dạng
khác nhau tùy theo từng góc độ nhìn nhận: bạo lực nhìn thấy và bạo lực không
nhìn thấy được, bạo lực với phụ nữ, với trẻ em…

7


Bạo lực gia đình là : “hành vi cố ý của các thành viên gia đình gây tổn
hại hoặc đe dọa gây tổn hại… với các thành viên khác trong gia đình” (Điều 1,
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình). Nói một cách dễ hiểu hơn, đó là việc “các
thành viên gia đình vận dụng sức mạnh để giải quyết các vấn đề gia đình”. Gia
đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có
thể coi như là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với rất nhiều dạng thức khác
nhau. Xét về hình thức, có thể phân chia bạo lực gia đình thành các hình thức
chủ yếu sau:
- Bạo lực thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn
thương tới sức khỏe, tính mạng của họ.
- Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới
danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình.
- Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các
quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.
- Bạo lực về tài chính: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của
thành viên gia đình (quyền tự do lao động, tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài
sản…)


Mỗi hình thức bạo lực có thể được biểu hiện dưới nhiều hành vi khác
nhau. Luật phòng, chống bạo lực gia đình đã quy định các hành vi bạo lực bao
gồm:
- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ,
tính mạng.
- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
8


- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm
trọng.
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà
và cháu, giữa cha, mẹ và con, giữa vợ và chồng, giữa anh, chị, em với nhau.
- Cưỡng ép quan hệ tình dục, cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc
cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản
riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên
gia đình.
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả
năng của họ. kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng
phụ thuộc về tài chính.
- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
2.3. Thực trạng bạo lực gia đình ở nước ta nói chung và địa phương em nói
riêng.
2.3.1. Thực trạng bạo lực gia đình ở nước ta.
Theo số liệu khảo sát của các cơ quan chức năng cho thấy, ở nước ta có
25% gia đình có hành vi bạo lực tinh thần; có khoảng 15% vợ bị chồng đánh;
gần 80% bị chồng chửi,; 70% bị chồng bỏ mặc trong cuộc sống gia đình; 30%
cặp vợ chồng có hiện tượng ép buộc quan hệ tình dục gọi là "bạo lực tình dục"

hoặc việc buộc phải đẻ con trong khi sức khoẻ của người phụ nữ không đảm
bảo, hoặc buộc phải phá thai cũng được xem như một hình thức của bạo lực tình
dục
Gần đây, sự gia tăng của hiện tượng này đang ngày càng làm cho người ta cảm
thấy lo ngại hơn bao giờ hết, bởi nó ngày càng cản trở mạnh mẽ sự phát triển
của gia đình, của văn hoá và đạo đức gia đình ở nước ta. Bạo lực gia đình diễn
ra ở mọi nơi, không những ở các vùng nông thôn, mà còn ở cả các đô thị, không
những trong nhóm những người nghèo, mà còn ở cả nhóm những người có thu
nhập cao. Trong xã hội có muôn kiểu bạo lực gia đình.
a) Bạo lực giữa vợ và chồng
9


Bạo lực của người chồng đối với người vợ trong gia đình: đây là hình thức
bạo lực được coi là phổ biến nhất trong gia đình. Không cần nhiều số liệu chứng
minh chúng ta cũng có thể khẳng định bạo lực do người chồng gây ra chủ yếu và
lớn nhất là bạo lực về thể chất. Đây là hình thức bạo lực dễ nhận thấy nhất và bị
lên án mạnh mẽ nhất. Sở dĩ người đàn ông chọn cách sử dụng “nắm đấm” để
dạy vợ vì họ không nhận thức được rằng hành vi của mình là vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, không phải tất cả hành vi bạo lực của người chồng đều là bạo lực về
thể chất mà có những lúc, họ dùng tới nhiều cách khác để gây ra những tổn
thương về tâm lý cho người vợ: mắng mỏ, chửi bới, xúc phạm…; hoặc có những
hành vi cưỡng bức về tình dục, kiểm soát về kinh tế… Tại Hội thảo công bố kết
quả điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em - phụ nữ 2014 (MICS) do Tổng cục
Thống kê và Quỹ Dân số Liên hợp quốc vừa tổ chức, 50% phụ nữ (từ 14-49
tuổi) cho biết, chồng đánh vợ có lý do là chấp nhận được. Đặc biệt, có đến
28,2% phụ nữ cho rằng, người chồng có thể đánh vợ vì các lý do: đi chơi không
nói với chồng, bỏ bê con cái, cãi lại chồng, từ chối quan hệ tình dục và… làm
cháy thức ăn. Phụ nữ ở vùng sâu vùng xa, nông thôn, trình độ văn hóa thấp thì
càng dễ chấp nhận bị chồng đánh vì mọi lý do.

Ví dụ như cô Nguyễn Thị Hồng (38 tuổi, trú xã Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ
An) gần 2 tuần qua phải đi sống nhờ nhà người thân mà không dám về nhà vì sợ
bị chồng bạo hành, đánh đập. Trên khuôn mặt khắc khổ ấy, những vết thâm tím
vẫn còn nguyên. Cô tâm sự cô thường xuyên bị chồng đánh vì mọi lí do: chậm
nấu cơm cô cũng bị phang cả cái nồi vào đầu, không rót nước khi chồng đi làm
về cũng bị chửi là chậm chạp. Suốt 13 năm cô sống như “con giun, cái kiến”
trong nhà lúc nào cũng nơm nớp lo sợ bị chồng đánh. Một hôm, không chịu
được cô cãi chồng, bất ngờ chồng cô chạy đến bóp cổ, rồi lấy kéo cắt nhơm nhở
tóc của cô, tát, đấm cô liên tục. Ít phút sau, chồng cô còn lấy chiếc tô inox nung
cho đỏ rồi lao đến dí cả vào mặt cô.

10


(Những trận đòn và hậu quả mà cô Hồng phải chịu đựng trong bạo hành gia đình)
Còn đầu năm 2015, dư luận cả nước phẫn nộ khi Vũ Trung Hiếu (41 tuổi,
TP Hải Dương, là cán bộ Phòng thanh tra kho bạc Nhà nước chi nhánh Hải
Dương) đánh vợ gẫy 13 xương sườn, vỡ tim, rách phổi… Nguyên nhân sự việc
do ông Hiếu không hài lòng cho vợ mặc váy đi ăn cưới nên xảy ra cãi vã. Trong
cơn bực tức, ông Hiếu đánh vợ thậm tệ dẫn đến tử vong.
Bên cạnh sự bạo hành của người chồng đối với vợ thì ngược lại, trong xã
hội ngày nay, hiện tượng người vợ sử dụng bạo lực với chồng cũng không phải
là hiếm. Không chỉ dừng lại ở những lời lẽ chua ngoa, những cách xử sự thô bạo
mà họ còn trực tiếp gây ra những tổn thương về thể chất cho chồng. Một ví dụ
điển hình là vụ bà Trần Thúy Liễu, vợ nhà báo Lê Hoàng Hùng giết chồng được
rất nhiều người quan tâm. Bà liễu đã khai nhận: có hai nguyên nhân dẫn đến
việc bà sát hại chồng. Một là, ông Hùng biết chuyện tình cảm của bà ở bên
ngoài, hai là vấn đề kinh tế gia đình khó khăn. Về chuyện tình cảm, gần đây ông
Hùng phát hiện vợ có quan hệ tình cảm với một vài người khác nên nảy sinh
ghen tuông. Bà Liễu khai ông Hùng có chửi mắng và đánh bà. Ngoài ra, bà Liễu

đã sang Campuchia đánh bạc, do thua bạc, thiếu nợ nên bà Liễu đề nghị ông
Hùng bán căn nhà đang ở nhưng ông Hùng không đồng ý. Nên bà đã đi mua
bịch xăng tạt vào giường ông Hùng đang nằm ngủ và châm lửa đốt. Thấy lửa đã
cháy, bà Liễu đi về phòng nằm như không có chuyện gì xảy ra. Khi ông Hùng bị
11


bỏng tung cửa chạy ra kêu cứu, bà Liễu mới cùng hai con chạy ra dập lửa trên
người ông Hùng và cùng kêu cứu. Do bị bỏng quá nặng nhà báo Lê Hoàng Hùng
đã tử vong.
Bạo lực gia đình từ cả hai phía vợ, chồng đang ngày càng phát triển và gây
nhức nhối trong xã hội.
b. Bạo lực giữa cha mẹ và con cái
Bạo lực gia đình giữa cha mẹ với con cái cũng khá phổ biến và được xã hội
chấp nhận. Đó thường là những hành động “dạy bảo” con cái, xuất phát từ quan
niệm “yêu cho roi cho vọt, gét cho ngọt cho ngào” và giáo dục cần phải nghiêm
khắc. Rất nhiều ông bố bà mẹ coi việc đánh đập, chửi mắng con cái khi chúng
mắc lỗi là cần thiết để chúng nhận ra sai lầm và sửa chữa, hay coi việc mạt sát,
trách móc là động lực để chúng phấn đấu. Trên thực tế, cách làm này phần nào
phù hợp với tâm lý người Việt và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên,
trong thời đại ngày nay, khi những chuẩn mực tiến bộ về quyền con người đã và
đang được phổ biến trên thế giới thì những tư tưởng, cách làm này cần được loại
bỏ. Đặc biệt là những trường hợp bạo lực với con cái vượt ra ngoài phạm vi giáo
dục, một tình trạng ngày càng gia tăng, thì càng cần phải bị trừng trị nghiêm
khắc.
Gần đây, nổi cộm trên các sách báo, các phương tiện thông
tin đại chúng là các vụ thương tâm về bạo hành trẻ nhỏ khiến
người xem không ngừng suy nghĩ. Cách đây không lâu, dư luận
người dân không khỏi xôn xao và cảm thương cho cháu bé 15
tháng tuổi ở TP.HCM bị chính cha mẹ mình đánh chấn thương sọ

não. Một sự thật ngỡ ngàng khiến người xem bất bình khi thủ
phạm lại quá thản nhiên cho rằng đó là “chuyện bình thường”.
Khi nghe người mẹ trả lời câu hỏi của phóng viên nhà báo: “Nó
bị té xe mà!”. Một lời nói lạnh lùng tới tận xương tủy, thậy đau
xót, đấy cũng gọi là mẹ sao? – người mang nặng chín tháng
mười ngày, chúng em tự hỏi không biết số phận, cho tương lai
12


của đứa trẻ này sẽ ra sao. Hay em Nguyễn Kim Nhật (13 tuổi) ở Gia Lai
cũng thường xuyên bị bố đẻ của mình đánh đập như kẻ thù. Em thường bị cha
xích lại để đánh, rồi dùng dao cứa tay con mình cho đến khi chảy máu rồi bắt
cháu nuốt hết những giọt máu trên. Thật quá tàn nhẫn! Còn đâu là tình cha con,
tình cảm gia đình.
Cùng trên tuyến đường chạy dọc vào miền Nam yêu
quý,vẫn còn hiện lên trên nét mặt của mỗi người dân Hậu Giang
thôn quê nghèo một nỗi bàng hoàng như cắn xé tâm can khi
được ai đó hỏi về chuyện cậu học sinh cấp 1 bị cha và mẹ kế
đánh gãy xương sườn, nhốt vào chuồng chó 3 ngày không cho
ăn. Hay em Trần Thị Kim Ngân ( 4 tuổi) ở Bình Dương bị mẹ đẻ
và cha hờ đánh đập dã man. Ngân thường bị mẹ la mắng, rồi dùng thanh
que tre đánh nhiều nhát vào mông và hai tay. Thấy mẹ đánh, cha hờ cũng lao
vào dùng tay đánh đấm vào đầu, mặt Ngân. Sau trận đánh, người cha trói Ngân
lại bắt em quỳ trên sàn nhà. Ngân bị bầm tím sưng húp mặt mũi, mẹ Ngân vẫn
không đưa em đi bệnh viện. Những người ở cùng phòng trọ phát hiện em Ngân
gào khóc nên xông vào giải cứu, đưa đến bệnh viện. Các bác sĩ nhận định, Ngân
bị chấn thương sọ não dạng rạn nứt hình lưới và nhiều vết thương trên mặt. Đó
là một sự thật quá chua chát! Đúng là địa ngục trần gian. Tại
sao lại thế? Những người làm cha mẹ đó liệu họ có cảm thấy
đớn đau khi hành hạ con cái mình không? Hay vì do em lỡ mang

số kiếp con riêng để “đến đây” làm người?

13


(Những thương tích mà em Nhật và em Ngân phải gánh chịu trong vụ bạo hanh gia đình)
Bên cạnh những hành vi bạo lực từ phía cha mẹ, bạo lực gia đình xuất
phát từ người con đối với cha mẹ mình cũng đang ngày một gia tăng. Một số
trường hợp những người trẻ tuổi gây ra nhưng tổn thương về cả vật chất, tinh
thần cho cha mẹ do sự bốc đồng tuổi trẻ, thiếu kiềm chế, do đua đòi hư hỏng
hoặc lý do khác. Tuy nhiên, không thể bào chữa, biện hộ cho những người con
cái đã khôn lớn trưởng thành nhưng lại bỏ bê, không chăm sóc phụng dưỡng cha
mẹ, thậm chí tàn nhẫn hơn là đánh đập, chửi mắng, xỉ nhục những người đã sinh
ra mình. Lý do rất đơn giản là những người già thì sức khỏe yếu, không còn sức
lao động nên cần có người chăm sóc, trong khi những đứa con không đủ yêu
thương nên không muốn tốn kém tiền của, thời gian, công sức của mình cho cha
mẹ, đúng như câu ca dao xưa “Mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/Con nuôi mẹ con
kể từng ngày”. Điều này chứng tỏ một sự xuống cấp đạo đức nghiêm trọng, hoàn
toàn ngược lại với truyền thống đề cao chữ “hiếu” của dân tộc Việt Nam.
Mới đây cộng đồng mạng đã cùng nhau chia sẻ một clip về người con trai liên
tục rủa mẹ mình với những từ ngữ khó nghe: “Bà chết đi”, “Sao bà mãi chưa
chết”, “Cả bao năm nay bà đã chết đâu” tại phòng chờ của một bệnh viện ở
Quỳnh Phụ, Thái Bình. do người mẹ già bị mắc bệnh hiểm nghèo, gây phiền
phức cho các con nên người con trai này đã phũ phàng mắng chửi mẹ mình giữa
chốn đông người bằng những lời lẽ quá sốc.Và gần đây nhất, trên mạng xã hội
xô xao dư luận, ai cũng rợn người vì những vụ con cái nhẫn tâm giết chết cha
14


mẹ đẻ của mình. Ví dụ như vụ án con giết cả cha lẫn mẹ xảy ra tại huyện miền

núi Như Xuân (Thanh Hóa). Do mâu thuẫn với cha mẹ, trong bữa cơm trưa, Lê
Cẩm Quynh (23 tuổi, thôn Tân Lợi, xã Cát Tân, huyện Như Xuân) bất ngờ cầm
búa đinh, cây gậy trong góc nhà đập nhiều nhát vào đầu, mặt cha mẹ đến khi hai
người nằm gục dưới đất, Người cha đã tử vong trước đó, còn người mẹ bị đa
chấn thương, nhiều vết thương vùng đầu. Tại Hà Nội cũng xảy ra một vụ nghịch
tử dùng kéo đâm nhiều nhát vào ngực cha mình do không xin được tiền. Khiến
người cha phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.Và liên tiếp những vụ án
nghịch tử sát hại cha mẹ trong thời gian qua khiến dư luận vô cùng phẫn nộ.
c) Bạo lực giữa các thành viên khác trong gia đình
Bạo lực giữa các thành viên khác trong gia đình với nhau cũng đã tồn tại
từ lâu nhưng chiếm tỷ lệ không lớn, vì mức độ phụ thuộc giữa các thành viên
này là không cao như giữa vợ chồng hay cha mẹ với con. Nạn nhân của loại bạo
lực này vẫn chủ yếu là phụ nữ và trẻ em khi mà các thành viên này muốn tham
gia vào việc “giáo dục” những người làm dâu, làm con trong gia đình. Ngoài ra,
những mâu thuẫn trong gia đình không tìm được cách giải quyết cũng dẫn tới
nạn bạo lực giữa những thành viên khác: anh em, chú cháu đánh nhau vì xích
mích trong cuộc sống, vì tranh chấp tài sản, chị em mắng chửi, nói xấu nhau…
Một sự việc mà chúng em được biết ở đây là một gia đình ở (quận Tân Phú,
TPHCM) đã ùa vào trói ngoặt tay chân của con dâu, vứt ra giữa đường. Cậu con
trai 5 tuổi của cô muốn vào cứu mẹ nhưng bị ông nội tát vào mặt ngăn cản, đứa
con nhỏ còn nằm nôi khóc tím tái không ai dỗ. Bà con chòm xóm và người đi
đường chứng kiến cảnh tượng này đã hết sức bất bình, cố gắng xông vào cứu cô
nhưng đều gặp phải sự kháng cự quyết liệt của gia đình chồng cô.
Cậu con trai nhỏ của cô nước mắt giàn giụa chạy lại định cởi trói cho mẹ
nhưng bị một người cô chạy đến ôm lại, đánh vào mặt. Cô gái trẻ này vừa ôm
cháu vừa ngồi đè lên người chị dâu.

15



( Chị Trinh – TPHCM, bị gia đình nhà chồng trói quẳng ra đường)

Đúng là muôn kiểu bạo lực gia đình- vấn nạn nhức nhối trong xã hội. Trên
đây, chỉ là một số vụ việc nổi cộm mà chúng em được biết về bạo lực gia đình
trong thời gian vừa qua gây xôn xao dư luận trên cả nước.
2.3 .2.Thực trạng bạo lực gia đình ở địa phương chúng em.
Trước thực trạng bạo lực gia đình trên đất nước ta như vậy , chúng em đã có
rất nhiều trăn trở, nhiều câu hỏi được đặt ra. Và để tìm hiểu về thực trạng bạo
lực gia đình ở địa phương, chúng em đã khảo sát thu thập ý kiến từ các bạn học
sinh. Sau đây là câu hỏi qua phiếu điều tra khảo sát.
+ Gia đình bạn có xảy ra bạo lực gia đình ( Bao gồm cả bạo lực về thể chất,
tinh thần, tài chính) hay không?
1. Thường xuyên
2. Thỉnh thoảng
3. Không bao giờ
Chúng em khảo sát từ 100 bạn học sinh và thu được kết quả như sau:
1. Thường xuyên 80%
2. Thỉnh thoảng 10%
3. Không bao giờ 10%
Chúng em đã lập biểu đồ thống kê số liệu để cho tất cả các bạn học sinh trong
trường thấy được thực trạng bạo lực gia đình ở địa phương chúng em.
BIỂU ĐỒ SỐ LIỆU KHẢO SÁT
THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở ĐỊA PHƯƠNG

16


Kết quả khảo sát trên là một thực trạng đáng lo ngại. Đúng vậy, thời gian gần
đây, dư luận xã hội hết sức bất bình trước những vụ việc vợ chồng, con cái gây
trọng án, danh dự nhân phẩm bị chà đạp, coi giá trị đồng tiền trên các giá trị đạo

đức, ngày càng gia tăng. Ở Bắc Giang có những vụ bạo lực gia đình nghiêm
trọng đã xảy ra như : Ở Song Khê- Yên Dũng; Vân Động - Lục Nam; Mỹ Điền
-Việt Yên; Phúc Hòa- Tân Yên; Hoàng An, Lương Phong- Hiệp Hòa…Thật đáng
buồn, bạo lực gia đình, trọng án trong gia đình đang trở nên báo động, là vấn đề
nhức nhối, là nỗi lo không của riêng ai!
Mới đây thôi, người dân Bắc Giang nói chung và người dân (thôn Chớp, xã
Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang) nói riêng rất đau xót và phẫn nộ về
hành động vô nhân tính mà chú Chu Quang Đạo (SN 1966) đã gây ra cho cô
Dương Thị Hồng (SN 1981). Sự việc xảy ra là do không chịu nổi được người
chồng vũ phu, có tiền án, tiền sự mới đi tù về và thường ngày hay rượu chè,
đánh đập nên Cô Hồng đã làm đơn ly hôn. Tuy nhiên, khi các thủ tục chưa hoàn
thành thì xảy ra vụ việc chú Đạo nhẫn tâm cắt gân chân, gân tay và gây thương
tích nặng cho người vợ ở mắt. Cô Hồng phải đưa đi viện cấp cứu trong tình
trạng nguy kịch.

17


( Cô Hồng với nhiều thương tích trên cơ thể sau khi bị chồng truy sát)

Một sự việc khác cũng rất đau lòng và ghê rợn hơn mà chúng em được biết
đó là: mới tảng sáng, người dân xã Hoàng An - huyện Hiệp Hoà, Bắc Giang náo
động khi phát hiện xác một người đàn ông nằm úp ở ven đường, trước cửa chùa
Sứt, thôn Hoàng Liên, người bê bết máu, mặt mũi biến dạng đến thảm hại; trên
người mặc mỗi chiếc quần dài, chân không dép...Các cơ quan chức năng có mặt
ngay tại hiện trường để khám nghiệm tử thi và xác định được người chết là ông
Dương Văn Thung ( trú tại xã Hoàng An). Ngay lập tức, gia đình nạn nhân được
mời lên cơ quan công an làm việc. Khi được hỏi về cái chết của chồng- bà
Dương Thị Hưởng nói không biết ai đánh và xin đem chôn bởi gia đình không
kiện cáo ai. Nhưng qua thu thập chứng cứ, cơ quan điều tra nhận định thủ phạm

là người thân. Không ngờ, sau một hồi đấu tranh quyết liệt, cơ quan cảnh sát đã
tìm được hung thủ giết ông Thung chính là bà Hưởng. Bà Hưởng khai ông
Thung là người chơi bời, có một tiền án về tội trộm cắp tài sản, lại là một con
nghiện ma tuý. Để có tiền chơi bạc và hút hít, ông Thung thường lấy tài sản nhà
đem cầm cố, lại còn đánh đập, xé quần áo, đuổi mẹ con bà Hưởng ra khỏi nhà.
Một bữa tối, khi cả gia đình đang quây quần quanh mâm cơm thì vợ chồng bà
Hưởng quay sang cãi nhau chuyện một con gà. Ông Thung nổi điên quăng mâm
bát, rồi vớ chiếc búa nện vào lưng bà Hưởng. Đến đêm, nhìn ông Thung ngủ,
những uất ức đè nén lâu nay trong bà Hưởng bỗng nhiên trỗi dậy. Tay cầm chiếc
búa đinh, bà giáng nhiều nhát vào đầu chồng. Để chắc ăn, bà còn dùng dao đâm
nhiều nhát vào ngực ông Thung. Biết chắc chồng đã chết, bà Hưởng dùng chăn
bọc xác để máu đỡ chảy, phi tang các hung khí. Đợi đến khoảng 1h sáng , bà
18


Hưởng đem xác chồng vứt cách nhà 500 m. Xong đâu đấy, bà phi tang chiếc
chăn xuống giếng bỏ hoang nhà hàng xóm và đi ngủ. Trước vành móng ngựa bà
Hưởng phải cúi đầu nhận tội và trả giá vì hành vi giết chồng.
Trên đây là hai vụ việc điển hình trong rất nhiều vụ việc về bạo lực gia đình ở
địa phương Hiệp Hòa gây xôn xao dư luận trong thời gian vừa qua.
2.4 . Những nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình
Theo các nghiên cứu gần đây về bạo lực gia đình kết luận rằng, bạo lực gia
đình xuất hiện bởi các nguyên nhân sau đây :
2.4.1. Nguyên nhân do phong tục, tập quán :
Việt Nam là một nước Á Đông với tư tưởng gia trưởng còn nặng nề, điều
này có ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay. Tính
gia trưởng được chấp nhận trong gia đình và ngoài xã hội đã tạo ra một vị trí đặc
biệt cho những người đàn ông trong gia đình. Họ có quyền quyết định những
vấn đề quan trọng, quyết định thái độ ứng xử với các thành viên khác, họ có
quyền “dạy dỗ” vợ con theo ý mình... Thậm chí, có người coi việc sử dụng bạo

lực là ứng xử cần thiết để đảm bảo hạnh phúc gia đình. Đi cùng với đó là tư
tưởng “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, " vợ chồng đóng cửa bảo nhau" nên những
việc trong gia đình thì những người khác thường không muốn can thiệp vào.
Đây là những yếu tố gây ra khó khăn rất lớn trong công tác phòng, chống bạo
lực gia đình hiện nay.
2.4.2. Nguyên nhân lịch sử và định kiến giới
Quan niệm trọng nam khinh nữ đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt
Nam từ hàng ngàn năm nay. Điều đó thực sự đã và đang cướp đi nhiều quyền lợi
chính đáng của người phụ nữ. Người vợ, người mẹ thường không có được sự tôn
trọng xứng đáng trong gia đình, không được hưởng những quyền lợi về vật chất,
về tinh thần và thường xuyên phải chịu những tổn thương: bị đánh đập, bị xúc
phạm danh dự, bị cưỡng ép tình dục… Ngay cả với trẻ em, quan niệm “con gái
là con người ta” cũng khiến nhiều bé gái bị thiệt thòi hơn so với bé trai. Sự bất
bình đẳng về giới này được cả xã hội chấp nhận, thậm chí cả chính những người
19


phụ nữ cũng coi đó là bình thường. Điều này cũng là nguyên nhân trực tiếp nhất
dẫn tới nạn bạo hành với người phụ nữ trong gia đình.Tư tưởng “trọng nam
khinh nữ” coi trọng quyền lực, vị thế của người đàn ông trong gia đình đã tồn tại
lâu đời và dai dẳng trong quan hệ gia đình của hầu hết các quốc gia, đặc biệt là
các quốc gia phương Đông. Sự bất bình đẳng giữa vợ chồng bắt nguồn từ truyền
thống gia trưởng của người đàn ông và tư tưởng an phận, chấp nhận hành vi bạo
lực của người vợ. Do quan niệm phong kiến lạc hậu, tư tưởng trọng nam khinh
nữ, các chuẩn mực đạo đức, các giá trị truyền thống chi phối. Các quan niệm
như “Trai năm thê bảy thiếp, gái chín chuyên một chồng” hay “Tam tòng tứ
đức”, làm cho vị trí của người phụ nữ trong xã hội thấp hơn so với nam giới.
Điều đó giải thích tại sao bạo lực trong gia đình xảy ra rất nhiều nhưng nạn nhân
chủ yếu lại là phụ nữ. Đây là một nguyên nhân mang tính lịch sử đúng như nhận
định của Ph.Ănghen “Trong 3 hình thức bất bình đẳng lớn nhất của lịch sử nhân

loại thì quan hệ bất bình đẳng giữa nam và nữ chính là nguồn gốc đích thực có
tính chất lịch sử, xã hội của những mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu giữa vợ và
chồng”( Tác phẩm Nguồn gốc gia đình, chế độ Tư hữu và nhà nước ).
2.4..3 Nguyên nhân từ kinh tế
Sự biến đổi của nền kinh tế thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề bạo
lực gia đình. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu về bạo lực gia đình thì nguyên
nhân kinh tế chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng
bạo lực gia đình. Khi điều kiện kinh tế khó khăn, người ta phải lo nghĩ đến
miếng cơm manh áo và điều họ quan tâm nhất là làm sao dể đảm bảo cho gia
đình đủ chi tiêu. Những điều đó khiến cho các thành viên trong gia đình luôn
cảm thấy mệt mỏi, căng thăng, dễ cáu bẳn, họ cũng không có thời gian quan tâm
đến cách ứng xử, thái độ, tình cảm của các thành viên khác trong gia đình. Có
nhiều trường hợp chỉ vì kinh tế gia đình khó khăn mà vợ chồng trở nên lục đục.
Ông bà, cha mẹ, con trở nên bất hoà. Người đàn ông dễ sinh ra cờ bạc, rượu chè,
còn phụ nữ thì cũng tỏ ra khó chịu. Vì thế, từ cả những điều nhỏ nhặt trong gia
đình cũng có thể xảy ra xô xát khiến gia đình trở nên lục đục, bầu không khí gia
đình căng thẳng. Ngoài ra khi nền kinh tế gia đình khá giả, cuộc sống gia đình
20


đựơc cải thiện thì cũng không ít các thành viên trong gia đình có sự thay đổi về
thái độ đối với các thành viên khác trong gia đình. Nhiều cặp vợ chồng, khi cuộc
sống gia đình còn khó khăn thì luôn thương yêu, hoà thuận với nhau, nhưng khi
trong gia đình đã có của ăn của để thì lại trở nên bất hòa. Nhiều khi người đàn
ông còn đánh đập, ruồng rẫy vợ con. Khi người chồng là người có thu nhập
chính thì họ thường tỏ ra coi thường vợ, nhiều người còn coi vợ như một kể ăn
bám, họ thường cho mình quyền quyết định mọi vấn đề trong gia đình. Ngược
lại, khi người vợ là trụ cột nuôi sống gia đình thì người chồng lại lo sợ mình
thấp kém, sợ uy quyền của mình trong gia đình bị giảm sút, vai trò của mình
trong gia đình sẽ bị lu mờ và lúc này cách thức cứu vãn mà rất nhiều người đàn

ông lựa chọn là sử dụng bạo lực với vợ mình và các thành viên khác trong gia
đình.
2.4.4 Nguyên nhân từ trình độ dân trí và các chính sách xã hội :
Hiện nay bạo lực gia đình xảy ra rất nhiều nhưng vẫn còn rất thiếu các văn
bản pháp luật điều chỉnh về vấn đề này, các văn bản có hiệu lực đang thi hành
hiện nay như Bộ luật Hình sự, Bộ luật Dân sự, Luật HN &GĐ 2000 hầu hết mới
chỉ quan tâm đến vấn đề bảo vệ quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia
đình mà chưa có sự quan tâm thích đáng đến việc quy định các chế tài đối với
các hành vi vi phạm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Vì chưa có một hệ
thống chế tài đủ cứng rắn, nên bạo lực gia đình có cơ hội phát sinh. Bên cạnh đó
là sự thờ ơ của các cấp chính quyền trước nạn bạo lực. Các cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền trong việc ngăn chặn bạo lực gia đình thì đa phần hoạt động không
có trách nhiệm, nặng về tính hình thức, khi nạn nhân bạo lực gia đình kêu cứu
yêu cầu được giúp đỡ can thiệp khi các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan
phần lớn tỏ ra không quan tâm và để mặc cho nạn nhân bạo lực gia đình tự giải
quyết.
Ngoài nguyên nhân trên, chúng ta không thể loại trừ các nguyên nhân như:
học vấn của người dân còn thấp, nhận thức kém, thiếu hiểu biết pháp luật... cũng
là một trong số các nguyên nhân gây ra bạo lực gia đình. Người dân còn nhận
thức rất mơ hồ về luật phòng, chống bạo lực gia đình. Nhiều người thậm chí
21


không biết mình có quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm khỏi sự lăng mạ, xỉ
nhục, đánh đập, hành hạ. Họ chưa ý thức được quyền được bảo vệ mình như thế
nào. Vì vậy, Ở Việt Nam, bạo lực gia đình đang phát triển mạnh và có chiều
hướng gia tăng.
Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về vấn đề phòng chống bạo lực gia
đình còn rất hạn chế. Những chính sách xã hội như chính sách về dân số, kế
hoạch hoá gia đình, cứu trợ xã hội bên cạnh những tác tích cực cũng đã có

những ảnh hưởng không tốt đến bạo lực gia đình, làm phát sinh bạo lực gia đình.
Ví dụ như việc chậm trễ trong việc triển khai thực hiện các kế hoạch, chính sách
đã được đề ra khiến cho nhiều vụ bạo lực gia đình xảy ra nhưng không được can
thiệp và giải quyết kịp thời. Các chính sách giảm biên chế, lao động khiến cho
nhiều thành viên trong gia đình mất đi công việc, nhiều gia đình mất đi trụ cột
lao động chính. Nó tác động xấu làm cho nhiều gia đình trở nên khó khăn, bạo
lực gia đình cũng phát sinh từ đấy.
2.4.5 Các nguyên nhân khác :
- Sự nghiện ngập: Kết quả nhiều nghiên cứu cho hay, có đến một nửa trường
hợp bạo hành là do người nghiện rượu nghiện ma túy gây ra. Khi say rượu, sử
dụng ma túy( Nhất là ma túy đá) sẽ buồn chán, luôn có cảm giác mệt mỏi, kiệt
sức, chậm chạp hoặc lầm lỳ, rất dễ bị kích động, dễ nổi giận, có thể hoang tưởng
ảo giác, không kiểm soát được cảm xúc, hành vi, lý trí bị tê liệt, họ có những
hành động không hợp lý, gây ra bạo lực, thậm chí giết cả người thân do sử dụng
ma túy đá (như vụ Đỗ Đức Mạnh Hùng ở Nam Định vác dao bầu giết cả bố và
mẹ; Ma Đình Tiệp ở Thái Nguyên chém chết bác ruột; Gần đây nhất là vụ Doãn
Trung Dũng ở Quảng Ninh giết cô và ba đứa cháu bên nhà vợ) .
- Ghen tuôn: Người chồng thường buộc tội vợ dan díu lăng nhăng với người
khác, đôi khi vợ có bầu với mình nhưng cứ ngược ngạo nói là con người nào đó
rồi hành hung vợ.
- Gia đình có khó khăn tài chính, công việc của người chồng có nhiều trở ngại,
căng thẳng, nội tình xáo trộn vì bệnh tật, vì mâu thuẫn giữa bố mẹ, con cái.

22


- Một số người còn ôm lấy cái quan niệm cũ xưa cho rằng vợ con là sở hữu của
họ, muốn chứng tỏ họ là chúa, nên khi chỉ một bực mình nhỏ nhặt là họ mang vợ
ra hành hạ. Nhiều người không cần phải có lý do, muốn hành hung lúc nào là
làm.

- Có người khi còn bé chứng kiến bạo lực xảy ra giữa bố mẹ rồi cho sự hành
hung vợ là chuyện bình thường trong mọi hôn nhân.
-

Ngoài những nguyên nhân như đã nêu trên, thì ở Việt Nam còn có một

nguyên nhân đặc thù nữa góp phần làm nảy sinh bạo lực gia đình có cơ hội phát
triển mạnh. Đó là người phụ nữ Việt Nam kể từ khi sinh ra đã được dạy dỗ về
đạo làm vợ, làm mẹ, về nhiệm vụ và bổn phận của người phụ nữ trong gia đình,
về sự chịu đựng để giữ sự yên ấm trong gia đình. Vì thế, phụ nữ Việt Nam luôn
có tư tưởng cam chịu “Một sự nhịn chín sự lành”, “bát đĩa trong chạn còn có
lúc xô”. Họ mặc nhiên coi các hành vi đánh đập của người chồng là chuyện bình
thường, là chuyện đương nhiên thể hiện vị thế người chủ gia đình của người đàn
ông và vì thế họ tự nguyện chấp nhận những hành vi bạo lực gia đình, nhận mọi
lỗi lầm thuộc về mình, mục đích cũng chỉ là mong muốn giữ cho gia đình được
trong ấm ngoài êm.
- Trong gia đình, tâm lý “kính già yêu trẻ”, “kính trên nhường dưới” vẫn được
đề cao. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố văn hóa, sự áp đặt của những
thành viên lớn tuổi với các thành viên nhỏ hơn trong gia đình là khá phổ biến và
thường xuyên quan niệm “khôn không đến trẻ, khỏe không đến già”. Trong xã
hội hiện nay, điều này thường làm phát sinh tư tưởng chống đối ở giới trẻ khiến
các mối quan hệ trong gia đình trở nên căng thẳng, dễ làm phát sinh bạo lực gia
đình.
Ðiều đáng quan tâm nữa là một số nạn nhân của bạo lực gia đình có tâm lý
cam chịu, không muốn tố cáo, sợ “vạch áo cho người xem lưng”. Nhiều vụ bạo
lực gia đình gây hậu quả nghiêm trọng nhưng hình phạt dường như còn quá nhẹ.
Vì vậy tính phòng ngừa răn đe hạn chế.
2.5 Hậu quả của bạo lực gia đình.

23



Tình hình bạo lực gia đình đang xảy ra khá phổ biến tại khắp các vùng miền
trên cả nước. Hành vi bạo lực dưới nhiều dạng thức khác nhau đều để lại những
hậu quả nặng nề về thể chất, sức khỏe, tinh thần, kinh tế, mất đi những giá trị
truyền thống tốt đẹp của dân tộc…
* Đối với nạn nhân trẻ em thì những hành vi này sẽ để lại dấu ấn sâu sắc trong
tâm hồn trẻ, chi phối đến sự hình thành nhân cách sau này. Những trẻ em là nạn
nhân trực tiếp của bạo lực gia đình phải gánh chịu nỗi đau về thể xác, tinh thần
lớn lao, rất dễ có những phản ứng tiêu cực. Còn với những em phải chứng kiến
nạn bạo lực giữa các thành viên trong gia đình, đặc biệt là bạo lực giữa bố mẹ
chúng thì thậm chí còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn, có thể gây nên những chấn
thương tâm thần, đôi khi kéo dài suốt cả cuộc đời. Những đứa trẻ này thường lo
lắng, bất an, khó hòa nhập cuộc sống, từ đó nảy sinh tư tưởng chán đời, học
hành sa sút, dễ mắc các bệnh trầm cảm… Nguy hiểm hơn, đây chính là mảnh
đất để ươm mầm những hành vi bạo lực gia đình trong tương lai, khi mà những
đứa trẻ trưởng thành cũng có xu hướng sử dụng bạo lực để giải quyết các mâu
thuẫn trong gia đình.
* Đối với nạn nhân phụ nữ
- Hậu quả về thể chất: Phụ nữ bị đánh đập thâm tím, tổn thương và chấn thương
các cơ quan, bộ phận cơ thể. Nhiều phụ nữ bị tàn phế suốt đời. Nhiều phụ nữ bị
chết do thương tật quá nặng. Phụ nữ bị có thai ngoài ý muốn. Phụ nữ mang thai
có nguy cơ sẩy thai. Hoặc bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục
HIV/AIDS, các bệnh phị khoa khác.
-Hậu quả về tinh thần: Ức chế thần kinh, uất ức, căm phẫn, lo lắng, sợ hãi, tự
ti, cảm giác bị phụ thuộc, gây ám ảnh xấu, căng thẳng sau chấn thương. Tuyệt
vọng bi quan dẫn đến tự tử. Các rối loạn tinh thần khác.
- Các hậu quả khác: Những người phụ nữ bị đánh đập cần nhiều chi phí cho sự
chữa trị và phục hồi sức khoẻ. Những phụ nữ bị thương tật do bị đánh đập
thường phải nghỉ việc để chữa trị hoặc dành nhiều thời gian cho quá trình ra toà.

Họ phải nghỉ làm việc trong nhiều ngày. Phụ nữ bị hành hạ đánh đập, họ không
còn điều kiện tham gia đầy đủ vào các hoạt động xã hội để phát triển toàn diện
24


khả năng, năng lực vốn có của họ. Kìm hãm sự tiến bộ của phụ nữ, hạn chế sự
đóng góp của phụ nữ đối với sự phát triển của xã hội.
* Ảnh hưởng đối với gia đình: Chúng ta có thể thấy rõ bạo lực gia đình ảnh
hưởng không nhỏ đến gia đình như:
- Tạo nên những mối bất hoà trong gia đình và ảnh hưởng đến tâm lý của mọi
thành viên.
- Làm tổn thương hình ảnh người chồng, người vợ, người cha, người mẹ trong
gia đình, ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, tình cảm và thể chất.
- Làm mất đi sự đóng góp tích cực của nạn nhân đối với sự phát triển gia đình.
- Gây thiệt hại đến kinh tế gia đình do đập phá đồ đạc, phải chữa chạy vết
thương và bệnh tật…
- Huỷ hoại hạnh phúc gia đình, gia đình đổ vỡ, ly hôn, mọi thành viên đề phải
chịu hậu quả, con cái thiếu sự chăm sóc giáo dục của cha mẹ là một trong những
nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội gia tăng.
- Có những trẻ em bỏ nhà ra đi vì không chịu được cảnh bạo hành gia đình, tình
trạng nguyên nhân này gây tác hại xấu cho trẻ.
- Những em sống trong gia đình xảy ra nhiều bạo lực thường cảm thấy cô đơn
buồn chán và mặc cảm. Nhiều em có khuynh hướng trở nên ác độc, lì lợm và
hay xúc phạm những người khác. Chính những em phải chứng kiến và làm quen
với bạo lực từ tuổi ấu thơ sẽ là người nuôi sống bạo lực từ thế hệ này sang thế hệ
khác. Hậu quả này không thể lường hết được.
- Những người bạo lực đánh đập vợ con cũng bị thành viên còn lại trong gia
đình và những người ngoài xã hội coi thường.
- Họ đánh mất tình yêu của chính gia đình mình.
- Đôi khi người gây ra bạo lực có thể bị bỏ tù.

- Ảnh hưởng đến chuyện học hành của các con. Nhiều đứa con đôi khi còn gặp
khó khăn trong việc kết bạn.
- Nhiều đứa con bị thương tật, xây xát khi cố bảo vệ mẹ trong những lần bị đánh
đập.

25


×