ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỘC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
…….. ……
VI THỊ HUYÊN
TÊN ĐỀ TÀI :
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CHO CÁC
HỘ DÂN TỘC BỐ Y (PU-Y) TẠI XÃ QUYẾT TIẾN
HUYỆN QUẢN BẠ TỈNH HÀ GIANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính Quy
Chuyên ngành
: Phát Triển Nông Thôn
Lớp
: K44 - PTNT
Khoa
: Kinh Tế Và Phát Triển Nông Thôn
Khóa Học
: 2012 – 2016
Thái nguyên, Năm 2016
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỘC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
…….. ……
VI THỊ HUYÊN
TÊN ĐỀ TÀI :
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU NHẬP CHO CÁC
HỘ DÂN TỘC BỐ Y (PU-Y) TẠI XÃ QUYẾT TIẾN
HUYỆN QUẢN BẠ TỈNH HÀ GIANG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
: Chính Quy
Chuyên ngành
: Phát Triển Nông Thôn
Lớp
: K44 - PTNT
Khoa
: Kinh Tế Và Phát Triển Nông Thôn
Khóa Học
: 2012 – 2016
Giảng viên hƣớng dẫn
: ThS. Vũ Thị Hiền
Thái nguyên, Năm 2016
i
LỜI CẢM ƠN
Với phương châm: “ học đi đôi với hành”, “ lý thuyết gắn liền với thực tiễn,
nhà trường gắn liền với xã hội”. Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên hàng
năm tổ chức cho sinh viên năm cuối đi thực tập tốt nghiệp. Đây là cơ hội quý báu
để sinh viên tiếp cận và làm quen với công việc sẽ làm sau khi ra trường. Được
vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Từ đó nâng cao kiến thức và kỹ
năng cho bản thân. Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban giám hiệu nhà
trường, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và PTNT tôi đã tiến hành thực hiện khóa
luận tốt nghiệp “Thực trạng và giải pháp nâng cao thu nhập cho các hộ dân
tộc Bố Y (Pu-Y) tại xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang”.
Đây là lần đầu tiên tôi thực hiện một khóa luận. Vì vậy, khóa luận
không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý và phê
bình từ quý thầy, cô giáo, các bạn sinh viên để khóa luận của tôi được hoàn
thiện hơn.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, Ban
chủ nhiệm khoa Kinh tế và PTNT. Đặc biệt cảm ơn sự tận tình giúp đỡ của cô
giáo Th.S Vũ Thị Hiền – giảng viên khoa Kinh tế và PTNT là người đã truyền
đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến Ban lãnh đạo cán bộ xã Quyết
Tiến và toàn thể bà con nhân dân trong các thôn được chọn làm địa bàn
nghiên cứu đã cung cấp những số liệu cần thiết và giúp đỡ tôi trong quá trình
tìm hiểu, thu thập số liệu tại địa phương.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2016
Sinh viên
Vi Thị Huyên
ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
BQ
Bình quân
CC
Cơ cấu
CN
Công nghiệp
CNH - HĐH
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CB - CNVC
Cán bộ, công nhân viên chức
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
GT
Giá trị
KD - DV
Kinh doanh dịch vụ
KH & ĐT
Kế hoạch và đầu tư
Ng
Người
NLN
Nông, lâm nghiệp
NK
Nhân khẩu
LĐ
Lao động
TB
Trung bình
THPT
Trung học phổ thông
THCS
Trung học cơ sở
TN
Thu nhập
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp
SL
Số lượng
UBND
Ủy ban nhân dân
iii
MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ...................................................................................3
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................3
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học.................................................3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ...............................................................................................4
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU .............................................5
2. 2. Cơ sở lý luận .......................................................................................................5
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................................5
2.1.1.1. Khái niệm về hộ .............................................................................................5
2.1.1.2. Khái niêm về hộ nông dân .............................................................................5
2.1.2. Thu nhập và các vấn đề liên quan đến thu nhập ...............................................6
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài .....................................................................................9
2.2.1. Tình hình lao động việc làm và thu nhập của Việt Nam hiện nay ....................9
2.2.2. Tình hình thu nhập của người dân nông thôn Việt Nam.................................12
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập ..............................................................14
2.2.3.1. Nhóm các nhân tố tự nhiên ..........................................................................14
2.2.3.2. Nhóm các nhân tố kinh tế – xã hội...............................................................15
2.2.3.3. Nhóm các nhân tố thuộc về cơ chế chính sách ............................................17
2.2.4. Kinh nghiệm, giải quyết việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người
dân ở trong nước và quốc tế ......................................................................................17
2.2.4.1. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở nước ta ..............17
2.2.4.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của một số nước
trên thế giới ...............................................................................................................22
2.3. Đặc trưng kinh tế văn hóa của dân tộc Bố Y .....................................................25
2.3.1. Một số nét chung về dân tộc Bố Y ..................................................................25
2.3.2. Đặc trưng kinh tế của người dân tộc Bố Y .....................................................26
iv
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...28
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................28
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................28
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................28
3.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................28
3.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................29
3.3.1. Phương pháp thu thập số liêu ..........................................................................29
3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................................................29
3.3.3. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................30
3.3.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ....................................................................30
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN....................................31
4.1. Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu ........................................................................31
4.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên.......................................................................31
4.1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................31
4.1.1.2. Địa hình ........................................................................................................31
4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết...........................................................................................32
4.1.1.4. Thủy Văn ......................................................................................................33
4.1.1.5. Tài nguyên rừng ...........................................................................................33
4.1.1.6. Tài nguyên khoáng sản.................................................................................33
4.1.1.7. Tài nguyên nước...........................................................................................33
4.1.1.8. Tài nguyên đất ..............................................................................................34
4.1.2. Đặc điểm về điều kiện kinh tế xã hội ..............................................................38
4.1.2.1. Đặc điểm về kinh tế......................................................................................38
4.1.2.2. Đặc điểm về văn hóa - xã hội .......................................................................40
4.2. Thực trạng về lao động, việc làm của các hộ dân tộc Bố Y...............................45
4.2.1. Tình hình sử dụng đất đai, vốn và tư liệu sản xuất chính của các hộ điều tra 45
4.2.1.1. Tình hình sử dụng đất đai.............................................................................45
4.2.1.2. Tình hình sử dụng vốn và cơ sở vật chất của hộ ..........................................47
4.2.2. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra .....................................49
v
4.3. Thực trạng về thu nhập của các hộ dân tộc Bố Y trên địa bà xã Quyết Tiến ....53
4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ .......................................................64
4.4.1. Do các yếu tố tự nhiên ....................................................................................64
4.4.2. Do thiếu vốn để sản xuất .................................................................................64
4.4.3. Sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả ...............................................................65
4.4.4. Do trình độ lao động thấp................................................................................65
4.4.5. Do cơ cấu kinh tế lạc hậu, phân công lao động không hợp lí và bị ảnh hưởng
của tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp .............................................................65
4.4.6. Do ảnh hưởng của thị trường ..........................................................................66
4.4.7. Do cơ sở hạ tầng thấp kém ..............................................................................66
4.4.8. Nhà nước và chính quyền địa phương chưa có những chính sách hợp lí để giải
quyết việc làm ...........................................................................................................67
4.4.9. Ảnh hưởng của lối sống thiếu lành mạnh và một số phong tục tập quán lạc
hậu .............................................................................................................................67
4.5. Một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho các hộ tại xã
Quyết Tiến .................................................................................................................67
4.5.1. Đối với hộ điều tra ..........................................................................................67
4.5.2. Đối với xã Quyết Tiến .....................................................................................68
4.5.2.1. Giải pháp đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho người lao động ......68
4.5.2.2. Giải pháp đẩy mạnh khai hoang phục hóa chuyển đổi cơ cấu cây trồng và
tăng diện tích deo trồng .............................................................................................69
4.5.2.3. Giải pháp về phát triển chăn nuôi ................................................................69
4.5.2.4. Giải pháp về đất đai......................................................................................70
4.5.2.5. Giải pháp phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp .................................70
4.5.2.6. Giải pháp về vốn ..........................................................................................70
4.5.2.7. Giải pháp về khoa học kỹ thuật ....................................................................71
4.5.2.6.1. Giải pháp về thị trường .............................................................................72
4.5.2.9. Giải pháp về việc giải quyết tốt các vấn đề xã hội và đặc biệt quan tâm tới
chính sách giải quyết việc làm ..................................................................................72
vi
PHẦN 5: KẾT LUÂN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................73
5.1. Kết luận ..............................................................................................................73
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................74
5.2.1. Đối với tỉnh .....................................................................................................74
5.2.2. Đối với huyện Quản Bạ ...................................................................................75
5.2.3. Đối với cấp xã .................................................................................................75
5.2.4. Đối với hộ điều tra ..........................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................77
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu dân số của xã Quyết Tiến phân theo thành phần dân tộc năm 2015.... 25
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Quyết Tiến qua 3 năm (2013 -2015) ........... 35
Bảng 4.2. Tình hình dân số và lao động của xã Quyết Tiến qua 3 năm(2013 – 2015) .... 40
Bảng 4.3. Tình hình cơ sở vật chất của xã Quyết Tiến qua 3 năm (2013 – 2015)............ 43
Bảng 4.4. Tình hình sử dụng đất đai của các nhón hộ điều tra ........................................... 46
Bảng 4.5. Tình hình sử dụng vốn và cơ sở vật chất phục vụ sản xuất phân theo nhóm hộ
(tính bình quân trên 1 hộ) ....................................................................................................... 48
Bảng 4.6. Bảng tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra ........................... 49
Bảng 4.7. Trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật của các nhóm hộ điều tra .................. 50
Bảng 4.8. Tình hình việc làm của các nhóm hộ điều tra ..................................................... 52
Bảng 4.9. Tình hình diện tích và năng suất một số cây trồng chính phân theo loại hộ .... 53
Bảng 4.10. Giá trị sản xuất từ trồng trọt phân theo loại hộ ................................................. 55
Bảng 4.11. Các loại vật nuôi chính của hộ năm 2016 ......................................................... 56
Bảng 4.12.Thu nhập từ ngành chăn nuôi của các nhóm hộ điều tra .................................. 57
Bảng 4.13. Cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ điều tra........................................................ 58
Bảng 4.14. Thực trạng về chi phí hàng năm của các hộ điều tra ........................................ 60
Bảng 4.15.Cơ cấu thu nhập phân theo lao động và nhân khẩu của các nhóm hộ điều tra61
Bảng 4.16. Thu nhập thực tế của các nhóm hộ điều tra....................................................... 63
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Cơ cấu đất đai của xã Quyết Tiến năm 2015 ...........................................37
Hình 4.2. Tình hình việc làm của các nhóm hộ điều tra ...........................................52
Hình 4.3. Cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ điều tra ...............................................59
Hình 4.4. Cơ cấu thu nhập phân theo lao động và nhân khẩu các nhóm hộ điều tra.....62
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Vùng núi Việt Nam có số dân khoảng 25 triệu người, trong đó có hơn
10 triệu người là dân tộc thiểu số, còn lại là người Kinh chuyển từ vùng đồng
bằng lên miền núi để tăng cường cán bộ và phát triển các vùng kinh tế mới.
Trên các điều kiện sinh thái và dân cư đa dạng đó có thể sản xuất ra các sản
phẩm phong phú về chủng loại có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, do điều kiện
địa hình phức tạp, trình độ của người dân còn chưa cao đang là trở ngại lớn
cho việc phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng đường sá, tiếp nhận thông tin, mở
mang thị trường vì vậy hiện nay ở các tỉnh miền núi này đời sống kinh tế của
người dân còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập thấp, tỉ lệ hộ nghèo còn cao đặc
biệt là các hộ dân tộc thiểu số.
Hà Giang là một trong những tỉnh Miền núi nghèo nằm ở vùng cao biên
giới địa đầu cực Bắc của Tổ quốc, là một trong số ít những tỉnh có dân tộc Bố
Y sinh sống, nằm cách xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước địa hình, điều
kiện tự nhiên khắc nghiệt, trình độ sản xuất và nhận thức của đồng bào dân
tộc thiểu số còn nhiều hạn chế, giao thông đi lại gặp rất nhiều khó khăn, thu
nhập bình quân đầu người còn rất thấp, đặc biệt là thu nhập của người nông
dân. Nếu như thu nhập bình quân đầu người của người nông dân cả nước là
0.8 triệu đồng một tháng thì của người nông dân Hà Giang chỉ khoảng 0.45
triệu đồng một tháng. Hà Giang là tỉnh có tỉ lệ hộ nghèo cao trên 35% đặc biệt
ở một số huyện vùng cao núi đá phía bắc (Đồng Văn, Mèo Vạc, Xín Mần) của
tỉnh có tỉ lệ hộ nghèo trên 50%.Với điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, sản
xuất nông nghiệp còn ở trình độ thấp, sản xuất hàng hóa nhỏ, phổ biến ở hầu
hết tất cả các huyện trong đó có huyện Quản Bạ. Mặc dù phát triển sản xuất
và thu nhập của các hộ đã từng bước có nhiều chuyển biến, nhưng ở các hộ
2
vẫn chủ yếu là sản xuất tự cung, tự cấp, tâm lý tiểu nông vẫn còn tồn tại, sản
xuất theo hình thức trang trại còn ít, đã có sự chuyển dịch sang sản xuất hàng
hóa nhưng còn chưa phổ biến và chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh
của huyện.
Là huyện cửa ngõ của cao nguyên đá với 22 dân tộc anh em cùng sinh
sống, là địa phương duy nhất của tỉnh Hà Giang có dân tộc Bố Y sinh sống
(hiện còn hơn 808 người) sống tập trung chủ yếu ở xã Quyết Tiến .
Xã Quyết Tiến nằm trên quốc lộ 4C cách trung tâm huyện Quản Bạ
9km, trong những năm qua tình hình phát triển kinh tế của xã đã có những
chuyển biến và đạt được một số thành tựu, song bên cạnh còn rất nhiều khó
khăn, đặc biệt là cuộc sống của các hộ dân tộc thiểu số. Dân tộc Bố Y là một
trong tám dân tộc ít người nhất ở Việt Nam. Ở đây đời sống vật chất, tinh thần
đồng bào dân tộc Bố Y còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo của đồng bào dân
tộc Bố Y còn cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, tập quán canh tác
sản xuất còn lạc hậu, thu nhập bình quân đầu người còn thấp so với bình quân
chung của cả tỉnh. Tỉ lệ thất nghiệp cao, khả năng tiếp cận thị trường kém. Có
một số bộ phận thoát nghèo nhưng thiếu bền vững, nguy cơ tái nghèo cao.
Chính những vấn đề trên làm cho việc sản xuất kinh doanh của các hộ
dân tộc Bố Y còn gặp nhiều khó khăn kéo theo thu nhập của các hộ còn tương
đối thấp. Trên cơ sở đó, nhằm đưa ra giải pháp để cải thiện thu nhập cho hộ
dân tộc Bố Y ở xã Quyết Tiến, đồng thời nâng cao chất lượng đời sống vật
chất và tinh thần của người dân, làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, văn
hoá, xã hội địa phương hoà nhập với tiến trình phát triển chung của cả tỉnh.
Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng và giải pháp nâng cao thu nhập
cho các hộ dân tộc Bố Y (Pu-Y) tại xã Quyết Tiến huyện Quản Bạ tỉnh Hà
Giang”.
3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
- Đánh giá thực trạng thu nhập của các hộ dân tộc Bố Y tại xã Quyết
Tiến, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ dân
tộc Bố Y trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến vấn đề thu
nhập của hộ nông dân ở Việt Nam nói riêng và các nước trong khu vực nói
chung.
- Đánh giá được đặc điểm, về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của xã
Quyết Tiến.
- Đánh giá thực trạng thu nhập của các hộ dân tộc Bố Y tại xã Quyết
Tiến.
- Tìm hiểu các nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của
các hộ dân tộc Bố Y tại xã Quyết Tiến.
- Đề xuất định hướng một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho các
hộ dân tộc Bố Y trên địa bàn xã trong thời gian tới.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài giúp cho sinh viên nâng
cao được năng lực cũng như rèn luyện kỹ năng của mình, vận dụng những
kiến thức đã được học ở nhà trường vào thực tiễn, đồng thời bổ sung những
kiến thức còn thiếu và kỹ năng tiếp cận các phương pháp nghiên cứu khoa
học cho bản thân phục vụ tốt cho công việc sau này.
Đề tài nghiên cứu về một vấn đề mang tính nổi cộm do vậy kết luôn
của đề tài sẽ là tiền đề là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo, đồng thời cũng
4
là cơ sở khoa học để đưa ra những quy hoạch hợp lý, góp phần thiết thực
trong việc thực hiện có hiệu quả quá trình CNH – HĐH.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Vấn đề được quan tâm nhất và rất cần thiết với người dân là thu
nhập, vậy kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ được coi là tài liệu thiết thực
giúp xã Quyết Tiến thấy được thực tế đời sống của người dân. Đồng thời
các giải pháp của đề tài đưa ra có ý nghĩa thực tiễn đối với vấn đề tạo việc
làm, ổn định và tăng thu nhập cho người dân góp phần thực hiện thắng lợi
quá trình CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.
5
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.2. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1. Khái niệm về hộ
Có rất nhiều nhà khoa học quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứu những vẫn
đề xung quanh về hộ và hộ nông dân mỗi người có một quan niệm khác nhau:
-Theo Weberster – từ điển kinh tế học năm(1990): Hộ là những người
cùng sống chung một mái nhà, cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ.
-Theo Mc Gê năm (1989): Hộ là một nhóm người có cùng chung huyết tộc
hoặc không cùng chung huyết tộc ở chung một mái nhà và ăn chung một mâm cơm.
Theo các tác giả nhóm nhân chủng học từ năm 1982 – 1985: Hộ là đơn
vị đảm bảo quá trình tái sản xuất lao động tiếp theo thông qua quá trình sản
xuất lao động tiếp theo thông qua quá trình tổ chức nguồn thu nhập nhằm chi
tiêu cho các cá nhân và đầu tư vào sản xuất.[6]
Như vậy các cá nhân và các tổ chức khi nhìn nhận và quan niêm về hộ
không giống nhau. Tuy nhiên, trong đó có những nét chung để phân biệt về
hộ đó là:
+ Chung hay không cùng chung huyết tộc
+ Cùng chung sống dưới một mái nhà
+ Cùng chung một nguồn thu nhập (ngân quỹ)
+ Cùng ăn chung
+ Cùng tiến hành sản xuất chung
2.1.1.2. Khái niêm về hộ nông dân
- Theo giáo sư Franmekellist (1988) cho rằng: Hộ nông dân là các hộ
sản xuất, thu nhập, kiếm sống, chủ yếu từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu là lao
động gia đình vào sản xuất luôn nằm trong một hệ thống kinh tế rộng lớn,
6
nhưng cơ bản được đặc trưng bởi sự tham gia từng phần vào thị trường với
mức độ hoàn hảo không cao.[6]
Như vậy, qua các quan điểm của nhà khoa học về hộ nông dân có thể
thống nhất được rằng: Hộ nông dân là một bộ phân kinh tế nằm trong hệ
thống kinh tế quốc dân, bộ phận này không thể tách rời nền kinh tế quốc dân
và thu nhập của các hộ nông dân chủ yếu là dựa vào đất đai và sống chủ yếu ở
khu vực nông thôn.
2.1.2. Thu nhập và các vấn đề liên quan đến thu nhập
- Khái niệm về thu nhập
Thu nhập: Là phần còn lại của giá trị tổng thu từ các ngành sản xuất
kinh doanh như: Trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất ngành nghề sau khi đã trừ các
khoản chi phí vật chất, khấu hao, lãi vay, công lao động, công thuê ngoài.[3]
Thu nhập của hộ dân cư: Là toàn bộ số tiền và giá trị của hiện vật sau
khi trừ chi phí sản xuất mà hộ dân cư và các thành viên của hộ nhận được
trong 1 thời kỳ nhất định, thường là 1 năm.[3]
+ Thu nhập hỗn hợp (MI): Là một phần của giá trị gia tăng sau khi đã
trừ đi khấu hao tài sản cố định (A), thuế (T) và lao động thuê ngoài (nếu có).
Như vậy, thu nhập hỗn hợp bao gồm cả công lao động gia đình. MI = VA –
(A+T) – Lao động thuê ngoài (nếu có).[3]
+ Thu nhập thường xuyên: được hiểu là các khoản thu nhập phát sinh
thường xuyên, có tính chất đều đặn và ổn định trong năm và có thể dự tính
được, bao gồm: Các khoản thu nhập dưới các hình thức: tiền lương, tiền công,
tiền thù lao; Các khoản thu nhập dưới hình thức là các khoản thưởng mang
tính chất tiền lương, tiền công bằng tiền, bằng hiện vật từ các nguồn khác
nhau của người lao động làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc các
thành phần kinh tế, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức
quốc tế tại Việt Nam.[3]
7
+Thu nhập không thường xuyên: là các khoản thu nhập phát sinh theo
từng lần, từng đợt riêng lẻ, không có tính chất đều đặn, bao gồm:
Đi làm thuê khi hết mùa vụ, thời gian nông nhàn…
Thu nhập về từ quà biếu, qùa tặng bằng hiện vật do các tổ chức, cá
nhân từ nước ngoài gửi về cho cá nhân Việt Nam dưới mọi hình thức.
Trúng thưởng xổ số.[3]
Thu nhập bình quân đầu người: Là chỉ tiêu kinh tế - xã hội quan trọng
phản ánh “mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của các tầng lớp dân cư”. Chỉ
tiêu này dùng để đánh giá mức sống, phân hóa giàu nghèo, tính tỷ lệ nghèo
làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách nhằm nâng cao mức sống của nhân
dân, xóa đói, giảm nghèo. Thu nhập bình quân đầu người được tính toán trên
cơ sở cuộc khảo sát mức sống dân cư hộ gia đình.
Thu nhập bình quân đầu người 1 tháng được tính bằng cách chia tổng
thu nhập trong năm của hộ dân cư cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12
tháng.[8]
Giá trị sản xuất(GO): Là toàn bộ giá trị sản phẩm và dịch vụ mà các hộ
thu được trong một chu kỳ sản xuất.[8]
Nội dung và phương pháp tính tổng thu của hộ
*Nội dung
Tổng thu của hộ có được từ hoạt động sản xuất khác nhau trong nông
hộ do các thành viên cùng chung gánh vác tạo ra. Một số khác lại cho rằng
việc kiếm được từ các công việc khác ngoài nông hộ như làm thuê, lương
hưu, v.v.. cũng làm tăng nguồn thu cho hộ.
Như vậy, tổng thu của hộ có được từ 3 nguồn chính là thu từ hoạt động
sản xuất nông nghiệp, thu nhập từ hoạt động phi nông nghiệp và thu nhập từ
các khoản thu nhập khác.
8
*Phương pháp tính tổng thu của hộ
Thu từ sản xuất nông nghiệp = ∑Số lượng sản phẩm chính(phụ) x giá
bán.
Thu từ chăn nuôi =∑ Số lượng sản phẩm chính (phụ) x giá bán.
Thu từ hoạt động phi nông nghiệp = ∑ Số lượng hàng hoá x giá bán
Thu nhập khác = Tổng các khoản thu thực tế khác trong năm.[4]
Khái niệm chi phí, nội dung và cách tính chi phí
Chi phí sản xuất bao gồm những chi phí vật tư đầu vào sản xuất, khấu
hao tài sản, công lao động…mà hộ đã chi ra trong một vụ sản xuất trồng trọt
hoặc một chu kì chăn nuôi.
*Nội dung
Chi phí sản xuất thể hiện bằng tiền hoặc hiện vật các yếu tố sản xuất
được đưa vào một hoặc nhiều quá trình sản xuất.
Thực chất, chi phí sản xuất bao gồm chi phí tự có của hộ (phần không
phải trả) và toàn bộ phần phải chi khác (phần phải trả) để có thể tạo ra một
lượng sản phẩm tương ứng với thời kỳ một năm.
*Phương pháp tính chi phí của hộ
Tổng chi phí SX = CP trồng trọt + CP chăn nuôi + CP chung khác. [4]
Nội dung và phương pháp tính thu nhập của hộ
*Nội dung
Thu nhập của hộ là phần còn lại sau khi đã trừ hết chi phí sản xuất. Như
vậy, thu nhập của hộ bao gồm lợi nhuận kinh doanh, tiền công của chủ hộ và
các thành viên trong hộ, và các khoản thu nhập ngoài nông hộ. Một phần thu
nhập sẽ được sử dụng vào chi tiêu đời sống, sinh hoạt, một phần dùng để đầu
tư cho quá trình sản xuất tiếp theo hay gửi tiết kiệm.
*Phương pháp tính thu nhập
TN của hộ = Tổng thu của hộ - Tổng chi phí SX – Chi phí sinh hoạt.
9
Tổng TN của hộ = TN từ HĐSXNN + TN từ phi NN + TN khác không
những làm tăng khối lượng của sản phẩm mà còn làm giảm được chi phí sản
xuất. Thực tế cho thấy, ở cùng một diện tích giống nhau, muốn tạo ra cùng
một lượng sản phẩm, nơi nào đất đai mầu mỡ sẽ bỏ ra chi phí ít hơn, vì vậy
thu nhập cũng lớn hơn.[4]
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Tình hình lao động việc làm và thu nhập của Việt Nam hiện nay
Trong những năm qua, lĩnh vực lao động xã hội nói chung, lao độngviệc làm nói riêng đã được Đảng và Chính phủ hết sức quan tâm, coi đây là
một trong những lĩnh vực quan trọng tác động trực tiếp tới sự ổn định chính
trị, phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần
của nhân dân.
Về giải quyết việc làm. Năm 2015, tăng trưởng kinh tế của cả nước đạt
6,68%, đầu tư trong nước được đẩy mạnh, thu hút được một lượng đáng kể
vốn đầu tư nước ngoài (trên 21,1 tỷ USD), các chương trình phát triển nông
nghiệp nông thôn, xây dựng và phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp
tập trung, khu công nghệ cao, các dự án trọng điểm kinh tế - xã hội được thực
hiện trên phạm vi cả nước đã góp phần tạo việc làm cho trên 1.200 nghìn lao
động (chiếm 76,3% tổng số việc làm trong nước được tạo ra). Bên cạnh đó, từ
năm 1992 đến nay, dự án vay vốn 120 (nay là dự án Vay vốn tạo việc làm từ
Quỹ Quốc gia về việc làm thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia về việc
làm) được triển khai hàng năm đã hỗ trợ người lao động tạo và tự tạo việc làm
(năm 2015 tạo việc làm cho 1,6 triệu lao động), bảo đảm cho mọi người có
khả năng lao động đều có cơ hội tìm được việc làm và tự tạo việc làm, góp
phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân. Song song với
việc đẩy mạnh tạo việc làm trong nước, Việt Nam cũng tích cực đưa người lao
động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, năm 2015 đưa được trên 90 nghìn
10
lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đến nay, nước ta đã có trên 500 nghìn lao
động đang làm việc ở trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, đem lại nguồn thu
nhập đáng kể cho bản thân, gia đình người lao động và xã hội.[14]
Về phát triển thị trường lao động
Thứ nhất, Đảng và Nhà nước ta ngày càng nhận thức rõ về vai trò của
phát triển thị trường lao động theo định hướng XHCN, Nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XII xác định “phát triển thị trường lao động trong
mọi khu vực kinh tế, tạo sự gắn kết cung – cầu lao động, phát huy tính tích
cực của người lao động trong học nghề, tự tạo và tìm việc làm”, “phát triển
đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thị trường cơ bản theo cơ
chế cạnh tranh lành mạnh”.
Thứ hai, về phát triển cung lao động, Việt Nam có lợi thế về nguồn
nhân công dồi dào, giá nhân công tương đối rẻ so với các nước trong khu vực
và trên thế giới. Chất lượng lao động ngày càng được cải thiện, năm 2015 tỷ
lệ lao động chưa biết chữ chỉ chiếm 3,5% trong khi tỷ lệ lao động tốt nghiệp
THPT là 23,5%, so với các nước có cùng mức phát triển, trình độ học vấn của
lực lượng lao động Việt Nam tương đối cao. Trình độ chuyên môn kỹ thuật
ngày càng được nâng cao, năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 31,5% (tỷ
lệ lao động đã được đào tạo nghề trên 20%). Bên cạnh đó, Việt Nam hiện có
hơn 30 nghìn tiến sĩ, thạc sĩ; 30 nghìn cán bộ khoa học- công nghệ và trên 43
nghìn giảng viên các trường đại học và cao đẳng.
Thứ ba, về phát triển cầu lao động, hiện nay khoảng 234 nghìn doanh
nghiệp đăng ký kinh doanh, khoảng 2 nghìn làng nghề, 110 nghìn trang trại, 2
triệu hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương, tiểu chủ đã thu hút hàng chục triệu lao
động vào làm việc, đưa tổng số lao động làm công ăn lương lên khoảng 13
triệu người (trong đó khoảng gần 2 triệu làm việc trong khu vực hành chính sự
nghiệp), chiếm 30% lao động xã hội.[14]
11
Cơ cấu lao động Việt Nam đang chuyển dịch theo hướng tích cực.
Giảm tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực nông- lâm- ngư nghiệp và tăng
lao động làm việc trong khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Năm
2015, tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm
dần, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ ngày càng tăng.
Tuy nhiên, theo số liệu thống kê của Viện Khoa học Lao động và xã
hội, tỉ lệ thất nghiệp của cả nước tính đến hết tháng 6 – 2015 ở khoảng 1,84%,
nằm trong tóp những nước có tỉ lệ thất nghiệp thấp trên thế giới. Tuy nhiên,
điều đó không có nghĩa là Việt Nam đang có tình trạng việc làm ổn định cho
người dân.
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (World Bank), thì nước ta đang
rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao và chất
lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng thấp hơn nhiều so với các nước khác.
Trong khi tồn tại một nghịch lý đó là cử nhân, thạc sĩ ra trường không có việc
làm vẫn còn ở mức báo động. Từ con số 72.000 người không có việc làm tăng
lên đến 162.000 người trong đầu năm nay, trong đó, nhóm người không có
chuyên môn kỹ thuật chiếm gần 60% tổng số lao động thất nghiệp, nhóm có
bằng đại học và trên đại học chiếm gần 17%.[1]
Như vậy, so với thế giới, Việt Nam thuộc diện có tỉ lệ thất nghiệp thấp
nhưng đối với tình hình lao động việc làm trong nước thì tỉ lệ thất nghiệp vẫn
chiếm tỉ lệ cao.
Đến nay mặc dù kinh tế có ấm dần lên và dự báo cả năm nay sẽ tăng
trưởng lạc quan nhưng tình trạng thất nghiệp và giải quyết việc làm chưa
đồng hành tương ứng, thậm chí sắp tới còn bi quan hơn nhiều.
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước thì thu nhập của
người dân Việt Nam đã dần được cải thiện tuy nhiên hiện nay theo Nghiên
cứu của Viện Khoa học lao động và xã hội cho biết, thu nhập bình quân tháng
12
từ công việc chính của lao động tăng rất chậm, chỉ tăng 0,5%/năm, đạt 4,36
triệu/người/tháng trong giai đoạn 2010-2015. Thu nhập bình quân tháng từ
công việc chính của lao động nông thôn thấp hơn của thành thị, tuy nhiên
khoảng cách cũng đã cải thiện đáng kể (từ 66% năm 2010 lên 73.2% năm
2015) do thu nhập thành thị giảm trong khi thu nhập của nông thôn lại tăng.
Khảo sát cho biết, trong quí 4 năm 2015, thu nhập bình quân tháng của
lao động nhóm ngành “nông-lâm nghiệp và thủy sản” vẫn thấp nhất, chỉ đạt
2,85 triệu/tháng, so với ngành “công nghiệp-xây dựng” có mức 4,24 triệu
đồng/tháng và nhóm ngành “dịch vụ” có mức 4,9 triệu đồng/tháng.
Tính theo nghề, lao động giản đơn có mức thu nhập thấp nhất (3 triệu
đồng/lao động/tháng). Thu nhập bình quân quí 4-2015 của nhóm “lã nh đa ̣o”
là cao nhấ t (6,93 triê ̣u đồ ng/lao động/tháng, gấp 2,33 lần lao động giản đơn);
tiế p đế n là nhóm “chuyên môn k
ỹ thuật bậc cao” (6,38 triệu đồng/lao
động/tháng), bằng 2,15 lần nhóm “lao đô ̣ng giản đơn” (3 triê ̣u đồ ng).[1]
2.2.2. Tình hình thu nhập của người dân nông thôn Việt Nam
Thu nhập biểu thị bằng một lượng giá trị hoặc hiện vật mà người lao
động nhận được bằng hoạt động lao động của mình.
Như vậy, với nền kinh tế quốc dân, thu nhập là tổng giá trị sản lượng
hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trong một đơn vị thời gian. Với
chủ doanh nghiệp tư nhân, thu nhập là lợi nhuận ròng mà họ có được sau mỗi
chu kỳ sản xuất kinh doanh. Với người công nhân, thu nhập của họ chính là
tiền lương mà họ nhận được.
Với người lao động nông thôn, thu nhập có hai phần cơ bản:
- Thu nhập tạo ra từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tiền công
do làm thuê
- Các khoản hỗ trợ từ người thân, họ hàng, các khoản trợ cấp...
13
Trong cơ cấu thu nhập của lao động nông thôn, phần thu nhập từ hoạt
động sản xuất kinh doanh, làm thuê..chiếm tỷ lệ tuyệt đối lớn và có vai trò
quyết định đến sự phát triển của kinh tế nông thôn. Phần được hỗ trợ chiếm tỷ
lệ nhỏ bé và không thường xuyên, nó chỉ có vai trò giúp cho lao động nông
thôn giảm phần nào gánh nặng của cuộc sống trong thời kỳ khó khăn.
Trong thời kỳ hiện nay, thu nhập của lao động nông thôn nước ta có
hai biểu hiện rất rõ nét:
Thứ nhất: Thu nhập của lao động nông thôn là rất thấp và có khoảng
cách khá xa so với thành thị. Theo số liệu thống kê năm 2014 thu nhập /đầu
người ở khu vực thành thị cao gấp 1,87 lần so với khu vực nông thôn và
khoảng cách này ngày càng nới rộng. Điều đó thể hiện mức thu nhập của lao
động nông thôn thấp. Sự chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị là
do cơ hội việc làm ở thành thị lớn hơn, năng suất lao động hay hiệu quả công
việc ở thành thị cao hơn. Đây là lý do hình thành luồng di dân từ nông thôn ra
thành thị với mức độ ngày càng tăng. Điều đó tạo ra yêu cầu khách quan là
phải có giải pháp hợp lý nhằm tạo việc làm cho lao động nông thôn và nâng
cao hiệu quả của lao động nông thôn, hạn chế sự chênh lệch quá lớn về thu
nhập giữa nông thôn và thành thị từ đó khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực
do sự chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị gây ra.
Thứ hai: Thu nhập của lao động nông thôn không ổn định. Nông
nghiệp nước ta cơ bản vẫn là nền nông nghiệp sản xuất nhỏ, trình độ canh tác
cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu do đó chứa đựng những rủi ro
lớn.
Những năm qua, các hiện tượng thiên tai như lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh
làm cuộc sống của cư dân một số vùng nông thôn thêm khó khăn.
Một số năm gần đây, dịch bệnh như cúm gia cầm, bệnh lở mồm long
móng làm nhiều nông dân mất đi tài sản có giá trị lớn, nhiều người trở thành
14
mắc nợ. Ngoài sự rủi ro vì những yếu tố bất thường của tự nhiên, người nông
dân cũng phải đối mặt với những rủi ro về thị trường do giá cả nông sản
không ổn định.
Trong nông thôn, thị trường lao động cũng thiếu tính ổn định do tính
thời vụ của sản xuất nông nghiệp. Trong kỳ thời vụ, nhu cầu thuê lao động
tăng nhưng thuê nhân công vừa khó vừa phải trả tiền công cao. Ngược
lại, thời kỳ nhàn rỗi nhu cầu thuê lao động thấp, người nông dân không có
việc làm nên họ sẵn sàng làm thuê với mức tiền công thấp, Thu nhập của lao
động nông thôn không ổn định thể hiện rõ ở những vùng sản xuất thuần
nông.[2]
Thu nhập của nông hộ chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố nhưng cơ
bản có những nhóm yếu tố chủ yếu sau.
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập
2.2.3.1. Nhóm các nhân tố tự nhiên
Thu nhập của lao động nông thôn một phần rất lớn là thu từ nông
nghiệp, do đó các yếu tố về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất
nông nghiệp, từ đó ảnh hưởng lớn đến thu nhập của lao động nông thôn.
Các yếu tố về điều kiện tự nhiên gồm:
+ Vị trí địa lý
Những vùng thuận lợi là những vùng gần các trung tâm đô thị, các
trung tâm kinh tế và văn hoá sẽ thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với các
thông tin khoa học kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và dịch vụ cũng như
mua sắm các tư liệu sản xuất phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Ngược lại,
những vùng nông thôn, cách xa các trung tâm kinh tế và văn hoá sẽ rất khó
khăn trong việc phát triển sản xuất hàng hoá, sản xuất thuần nông là chính,
trình độ sản xuất hạn chế dẫn tới thu nhập thấp.
+ Điều kiện về đất đai, địa hình
15
Những vùng trung du và miền núi (đặc biệt là miền núi) có địa hình
hiểm trở bị chia cắt do đó rất khó khăn trong việc phát triển giao thông và
thuỷ lợi. Việc áp dụng máy móc kỹ thuật cũng rất hạn chế do đất đai bị chia
cắt manh mún. Vì vậy, năng suất lao động thấp, hạn chế trong khả năng giao
lưu kinh tế và tiếp cận với thị trường, với các thông tin về văn hoá, khoa học
kỹ thuật do vậy cũng hạn chế quá trình sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến
thu nhập.
+ Điều kiện khí hậu, thuỷ văn
Điều kiện về khí hậu và thuỷ văn có vai trò vô cùng quan trọng trong
phát triển nông nghiệp. Các vùng có khí hậu thuận lợi, điều kiện tưới tiêu
thuận lợi sẽ có năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp cao mang lại
thu nhập cao cho nông dân. Ngược lại những vùng có nhiều yếu tố bất lợi về
thời tiết khí hậu, khan hiếm nguồn nước sẽ khó khăn trong phát triển sản xuất
và từ đó ảnh hưởng tới thu nhập và đời sống của dân cư.
2.2.3.2. Nhóm các nhân tố kinh tế – xã hội
Nhóm các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập
của lao động nông thôn bao gồm:
- Mức độ hoàn thiện của hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.
Đây là yếu tố có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trước hết là hệ thống giao
thông, thuỷ lợi, hệ thống thông tin và năng lượng. Hệ thống giao thông thuận
lợi sẽ giảm chi phí vận tải, thuận lợi cho giao lưu kinh tế và văn hoá với các
vùng khác từ đó hình thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá và phát triển
các ngành nghề phi nông nghiệp. Hệ thống điện, thông tin giúp cho người dân
có khả năng trang bị máy móc kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất lao
động, thuận lợi trong việc tiếp thu những thành tựu mới về khoa học kỹ thuật,
trình độ dân trí được nâng cao. Hệ thống trường học, bệnh viện có vai trò
quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân và đào tạo nhân lực.