Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

ĐỊA LÝ KINH TẾ VÀ VĂN HÓA CÁC NƯỚc Địa lý văn hóa Kinh tế Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.88 KB, 17 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

ĐỊA LÝ KINH TẾ VÀ VĂN HÓA CÁC NƯỚC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SVTH: Đào Văn Khoa
GVHD: HUỲNH THỊ THẢO NGUYÊN


Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại

Địa lý Kinh tế & Văn hóa các nước

1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ
1.1. Vị trí địa lý
- Việt Nam là dải đất cong hình chữ S,nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông
Dương, thuộc khu vực Đông Nam Á.
- Hệ toạ độ địa lý:
+ Vĩ độ: 23023'B - 8034' B (kể cả đảo: 23023' B - 6050' B)
+ Kinh độ: 102009’Đ - l09024'Đ (kể cả đảo 1010Đ – l07020’Đ).
- Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km2.
- Biên giới:
+ Phía Bắc giáp Trung Quốc.
+ Phía Tây giáp Lào và Campuchia.
+ Phía Đông và Nam giáp biển dài 3260km.
- Nước ta có hơn 4000 đảo lớn nhỏ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa (Đà
Nẵng), Trường Sa (Khánh Hoà).
- Diện tích biển khoảng 1 triệu km2
1.2. Ý nghĩa của vị trí địa lý
1.2.1. Ý nghĩa về tự nhiên


- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Đa dạng về động - thực vật, nông sản.
- Nằm trên vành đai sinh khoáng nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.
- Có sự phân hoá da dạng về tự nhiên, phân hoá Bắc – Nam, Đông - Tây, thấp cao.
Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán.

2


Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại

Địa lý Kinh tế & Văn hóa các nước

1.2.2. Ý nghĩa kinh tế văn hóa, xã hội và quốc phòng
- Về kinh tế:
+ Có nhiều thuận lợi để phát triển cả về giao thông đường bộ, đường biển,
đường không với các nước trên thế giới tạo điều kiện thực hiện chính sách mở
cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Vùng biển rộng lớn, giàu có, phát triển các ngành kinh tế (khai thác, nuôi
trồng, đánh bắt hải sản, giao thông biển, du lịch…).
- Về văn hoá - xã hội:
+ Thuận lợi cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị và cùng
phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Về chính trị và quốc phòng:
+ Là khu vực quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á.
2. Dân cư và thể chế chính trị
2.1. Dân cư
Theo sô liệu của tổng cục thống kê 2014
- Dân sô : 90,7 triệu người, đứng hạng 13 trong danh sách những nước đông dân
nhất thế giới và thứ 3 trong Đông Nam Á

-Tỉ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 2009-2014 thấp: 1,06% năm
- Tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động (15-64) của VN là 69.4 %, tỷ trọng dân
số phụ thuộc ( dưới 12 và trên 65) là 30.6% => VN vẫn trong thời kỳ “cơ cấu
dân số vàng”
-Tuổi thọ trung bình tăng từ 68 (năm 1999) lên 73,2 tuổi ( 2014). Nhờ vào các
chính sách, chương trình y tế, chăm sóc bà mẹ & trẻ em.

3


Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại

Địa lý Kinh tế & Văn hóa các nước

-Việt Nam có 54 dân tộc ,trong đó có 53 dân tộc thiểu số , chiếm khoảng 14%
tổng số dân của cả nước. Dân tộc Việt (còn gọi là người Kinh) chiếm gần 86%
2.2. Hệ thống chính trị
-Tên quốc gia: Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Gồm 63 tỉnh, thành phố, Thủ đô :Hà Nội
- Chính trị Việt Nam đi theo nguyên mẫu nhà nước xã hội chủ nghĩa đơn đảng,
điều này có nghĩa là chỉ có một đảng chính trị duy nhất theo luật pháp quy định
có quyền nắm quyền cai trị.


Hệ thống chính trị:

- Đảng Cộng Sản Việt Nam là hạt nhân lãnh đạo bộ hệ thống chính trị, đứng đầu
Tổng bí thư.
- Đứng đầu Nhà nước là Chủ tịch nước Việt Nam do Quốc hội bầu ra trong số
các đại biểu Quốc hội với nhiệm kỳ 5 năm. Nhà nước Việt Nam bao gồm 4 cơ

quan là:


Cơ quan quyền lực nhà nước (lập pháp): Quốc hội là cơ quan đại diện



quyền lực của nhân dân. Đứng đầu là Chủ tịch Quốc hội
Cơ quan hành chính nhà nước (hành pháp) :Chính phủ là cơ quan chấp
hành của Quốc hội Việt Nam và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.
Chính phủ chịu sự giám sát của Quốc hội và Chủ tịch nước. Đứng đầu là



Thủ tướng
Cơ quan xét xử nhà nước (tư pháp), Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam là
cơ quan xét nhà nước xử cao nhất. Đứng đầu Tòa án Tối cao là Chánh án
Tối cao.

4


Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại



Địa lý Kinh tế & Văn hóa các nước

Cơ quan kiểm sát nhà nước (công tố): Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao là
cơ quan kiểm sát và công tố nhà nước cao nhất. Đứng đầu Viện Kiểm sát


-

Tối cao là Viện trưởng Kiểm sát Tối cao
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh và liên hiệp các tổ chức
chính trị, xã hội, tôn giáo, và các đoàn thể thanh thiếu niên tại Việt Nam.
MTTQVN do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Đứng đầu MTTQVN là Chủ tịch Mặt

-

trận
3. Kinh tế
Đơn vị tiền tệ: VNĐ

- Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường , phụ thuộc cao vào xuất khảu thô và
đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2014 đạt 2.028 USD, tương
đương 169 USD/tháng, tăng 5,98% so với năm 2013.
- Về cơ cấu kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng
18,12%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,50%; khu vực dịch vụ
chiếm 43,38%(2014).
+ Nông lâm nghiệp gồm các ngành chủ yếu: trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng,
nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.
+ Công nghiệp gồm: công nghiệp khai thác mỏ và khoáng sản, công nghiệp chế
biến, xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất và phân phối khí, điện,
nước…
+ Dịch vụ gồm: thương mại, tài chính, du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế, giải trí,…
- Sản phẩm chính:
+ Nông nghiệp: gạo, cà phê, cao su, chè, hạt tiêu, trái cây, các loại thủy hải sản,
gỗ, trâu, bò, lợn, gà, vịt,…

5


Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại

Địa lý Kinh tế & Văn hóa các nước

+ Công nghiệp: chế biến thực phẩm, đẹt may, giầy dép, máy xây dựng-nông
nghiệp;khai thác mỏ, than, apatit, bô xít, dầu thô, khí đốt, xi măng, phân đạm,
thép, kính, xăm lốp; điện thoại di động; công nghiệp xây dựng;sản xuất điện.
+ Dịch vụ: Du lịch, nhà hàng, khách sạn, giáo dục tư nhân, y tế, chăm sóc sức
khỏe, giải trí…
- Các loại hàng nhập khẩu chính: Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, máy vi
tính, sản phẩm diện tử và linh kiện, điện thoại các loại và linh kiện, sắt thép các
loại, sản phẩm từ sắt thép, xăng dầu các loại, chất dẻo nguyên liệu, sản phẩm
chất dẻo, nhóm hàng nguyên, phụ liệu dệt may, da, giày, thức ăn gia súc và
nguyên liệu, ô tô nguyên chiếc. Các TT: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU,
Đài Loan, Singapore, Hoa Kỳ, Thái Lan,…
- Một số mặt hàng xuất khẩu chính: điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính,
sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, hàng dệt
may, giày dép các loại, xơ, sợi dệt các loại, túi xách, ví, vali, mũ và ô dù, gỗ và
sản phẩm gỗ, dâu thô, gạo, cà phê, hàng thủy sản. Các TT: Hoa Kỳ, EU, Trung
Quốc, ASEAN, Nhật Bản,…


Các cảng lớn:
+ Cảng Sài Gòn: là trung tâm chuyển hàng hóa của toàn bộ khu vực

phía nam, bao gồm các cảng vad ICD: ICD Cát Lái, ICD Khánh Hội, ICD Hiệp
Phước, ICD Tân Thuận, ICD Bến Nghé, ICD Tân Cảng, ICD VICT, ICD Tân

Thuận, ICD Transimex, ICD Tanamexco-Tây Nam, ICD Sóng Thần, ICD
Sotrans, ICD Phước Long I,II,III, ICD Phúc Long.
+ Cảng Cái Mép(TCIT):thuộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

6


Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại

Địa lý Kinh tế & Văn hóa các nước

+ Cảng Hải Phòng(HPH): nằm ở phía bắc Việt Nam, là trung tâm trung
chuyển hàng hóa của toàn bộ khu vực phía bắc.
+ Cảng Đà Nẵng(DAD): thuộc thành phố Đà Nẵng, là trung tâm trung
chuyển hàng hóa của toàn bộ khu vực miền trung Việt Nam
+ Cảng Quy Nhơn: Cảng Quy Nhơn là Cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối
khu vực( loại 1) của nhóm Cảng biển Nam trung bộ.
4. Văn hóa
1.Tôn giáo – Tín ngưỡng:
- Tôn giáo Việt Nam khá đa dạng, gồm có các nhánh Phật giáo như Đại thừa,
Tiểu thừa, Hòa hảo,…một số nhánh Kito giáo như Công giáo Rôma, Tin Lành,
tôn giáo nội sinh như Đạo Cao Đài, và một số tôn giáo khác. Nền tín ngưỡng dân
gian bản địa cho tới nay vẫn có ảnh hưởng nhất định tại Việt Nam.
- Nhiều người dân Việt Nam xem họ là những người không tôn giáo, mặc dù họ
có đi đến các địa điểm tôn giáo vào một vài dịp trong năm.
- Trong số các tôn giáo ở Việt Nam, Phật giáo có số tín đồ đông đảo nhất.
Ngoài ra từ 80% đến 90% dân số Việt Nam mang thiên hướng Phật giáo.
- Theo số liệu của Ban tôn giáo Chính phủ năm 2012 ở Việt Nam có khoảng hơn
80% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có khoảng 24 triệu tín đồ
của 13 tôn giáo, chiếm 27% dân số. Cụ thể:

+ Phật giáo: Hơn 10 triệu tín đồ (những người quy y Tam Bảo), có mặt hầu
hết ở các tỉnh, thành phố trong cả nước.
+ Công giáo: Hơn 6,2 triệu tín đồ, có mặt ở 50 tỉnh, thành phố.
7


Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại

Địa lý Kinh tế & Văn hóa các nước

+ Đạo Cao Đài: Hơn 2,4 triệu tín đồ có mặt chủ yếu ở các tỉnh Nam.
+ Phật giáo Hoà Hảo: Gần 1,3 triệu tín đồ, tập trung chủ yếu ở các tỉnh
miền Tây Nam Bộ.
+ Đạo Tin lành: khoảng 1 triệu tín đồ, tập trung ở các tỉnh: Đà Nẵng, Quảng
Nam, TP Hồ Chí Minh, Bến Tre, Long An, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk
Nông, Bình Phước... và một số tỉnh phía Bắc.
+ Hồi Giáo: Hơn 60 nghìn tín đồ, tập trung ở các tỉnh: An Giang, TP Hồ Chí
Minh, Bình Thuận, Ninh Thuận…
Ngoài các tôn giáo trên, còn có một số nhóm tôn giáo địa phương, đặc điểm và
tình hình tôn giáo ở nước ta hiện nay là cơ sở quan trọng để hoạch định các
chính sách tôn giáo và thực hiện công tác tôn giáo nhằm thực hiện mục tiêu “
Tôn giáo đồng hành cùng dân tộc” trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2. Ngôn ngữ:
-

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là quốc ngữ của Việt Nam
Về mặt ngôn ngữ, các nhà dân tộc học đã chia các dân tộc ở Việt Nam thành 8
nhóm ngôn ngữ của họ:
• Nhóm Việt-Mường: gồm người Việt, người Mường, người Chứt, người





Thổ
Nhóm Tày-Thái: gồm người Tày, Thái, Nùng, Bố Y, Sán Chay, Lào,...
Nhóm Dao-Hmông: gồm người Hmông, Dao, Pà Thẻn,...
Nhóm Tạng-Miến: gồm người Hà Nhì, Lô Lô, Si La, La Hủ,...
Nhóm Hán: gồm người Hoa, Sán Dìu, Ngái,...
Nhóm Môn-Khmer: gồm người Khmer, Kháng, Hrê, Xơ Đăng, Ba Na,



Khơ Mú, Cơ Ho, Mạ, Xinh Mun,...
Nhóm Mã Lai-Đa đảo: gồm người Chăm, Gia Rai, Ê Đê, Ra Glai, Chu



Ru,...
Nhóm hỗn hợp Nam Á: gồm la Chí, La Ha, Pu Chéo, Cơ Lao,...





8


Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại

Địa lý Kinh tế & Văn hóa các nước


3. Phong tục:
-

Theo nghĩa Hán-Việt, Phong là nền nếp đã lan truyền rộng rãi và Tục là
thói quen lâu đời. Phong tục ở Việt Nam có truyền thống lâu đời hàng
ngàn năm nay, nó đã trở thành luật tục, sâu đậm và gắn chặt trong người
dân có sức mạnh hơn cả những đạo luật. Theo sự thăng trầm của lịch sử
của dân tộc, phong tục của người Việt Nam cũng không ngừng biến đổi
theo trào lưu biến đổi văn hoá xã hội. Tuy nhiên có những phong tục mất
đi những cũng có nhưng phong tục khẳng định được tính đúng đắn, cái
hay, cái đẹp của nó qua việc những phong tục đó còn hiện hữu trong cuộc



sống ngày nay của người Việt Nam
Các phong tục tiêu biểu:
Sớm nhất được nhắc đến trong lịch sử là tục ăn trầu có từ thời Hùng
Vương trải qua hàng nghìn năm người Việt cùng một số dân tộc khác vẫn



giữ được tập tục này trong cuộc sống ngày nay
Cùng ra đời từ xa xưa với tục ăn trầu là phong tục đón năm mới hay còn
gọi là Tết, Tết vừa là một phong tục đồng thời cũng là một tín ngưỡng và
cũng là một lễ hội của người Việt cùng một số dân tộc khác. Một số dân



tộc khác đón năm mới trong thời gian khác và tên gọi đặc trưng của mình.

Không thấy nhắc đến sớm trong sử sách nhưng các phong tục hôn
nhân, sinh đẻ, tang lễ, cũng đã song hành với người Việt Nam từ xa xưa và
đến ngày nay vẫn là những phong tục gắn liền với đời sống người Việt
Nam.

4.
-

Lễ hội
Theo thống kê 2009, hiện cả nước Việt Nam có 7.966 lễ hội; trong đó có
7.039 lễ hội dân gian (chiếm 88,36%), 332 lễ hội lịch sử (chiếm 4,16%),
9


Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại

Địa lý Kinh tế & Văn hóa các nước

544 lễ hội tôn giáo (chiếm 6,28%), 10 lễ hội du nhập từ nước ngoài (chiếm
-

0,12%), còn lại là lễ hội khác (chiếm 0,5%).
Trong kho tàng văn hóa của dân tộc Việt Nam, sinh hoạt lễ hội là vùng văn
hóa rất đặc trưng. Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian hầu như có mặt ở
khắp mọi miền đất nước. Nhiều lễ hội ra đời cách đây hàng nghìn năm đến
nay vẫn được duy trì. Lễ hội ở Việt Nam bao giờ cũng hướng tới một đối
tượng thiêng liêng cần suy tôn là nhân thần hay nhiên thần. Đó chính là
hình ảnh hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất của con người. Giúp con
người nhớ về nguồn cội, hướng thiện và nhằm tạo dựng một cuộc sống tốt


-

lành, yên vui.
Lễ hội truyền thống ở Việt Nam thường diễn ra vào mùa Xuân và số ít
vào mùa Thu là hai mùa đẹp nhất trong năm, đồng thời cũng là lúc nhà
nông có thời gian nhàn rỗi. Trong số các lễ hội Việt Nam thì phải kể đến
những lễ hội chi phối hầu hết các gia đình trên mọi miền tổ quốc, đó là Tết
Nguyên Đán, Lễ Vu Lan và tết Trung Thu. Gần đây một số lễ hội được
nhà nước và nhân dân quan tâm như: Lễ hội đền Hùng,Lễ hội Tịch điền

-

Đọi Sơn, Giáng Sinh, Hội Phật Tích.
Tính đến hết năm 2014, Việt Nam có 27 lễ hội được đưa vào danh mục Di



sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia gồm:
12 lễ hội được công nhận theo Quyết định số 5079/QĐ-BVHTTDL ngày
27/12/2012 là: Hội Gióng đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội), hội
Lim(Bắc Ninh), Lễ hội Thổ Hà (Bắc Giang), Lễ hội Nhảy lửa của người
Pà Thẻn (Hà Giang),, Lễ hội Kiếp Bạc (Hải Dương), Lễ hội Chọi trâu Đồ
Sơn (Hải Phòng), Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa (Khánh Hòa), Lễ hội Gầu
Tào (Lào Cai, Hà Giang), Lễ hội Kỳ Yên ở đình Gia Lộc (Tây Ninh), Lễ
hội Tháp Bà (Ponagar) Nha Trang (Khánh Hòa), Lễ hội Lồng Tông của
người Tày (Tuyên Quang)

10



Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại



Địa lý Kinh tế & Văn hóa các nước

4 lễ hội được công nhận theo Quyết định số 3084/QĐ-BVHTTDL ngày
9/9/2013:Lễ hội Phủ Dầy, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định; Lễ
hội chùa Vĩnh Nghiêm, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang và
Lễ hội Nghinh Ông, huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh,hội làng



Đồng Kị(Bắc Ninh)
2 lễ hội được công nhận theo Quyết định số 3820/QĐ-BVHTTDL ngày
31/10/2013:Lễ hội Roóng poọc của người Giáy (Tả Van, Sa Pa, Lào Cai)



và Lễ Pút tồng của người Dao đỏ (Sa Pa, Lào Cai).
10 lễ hội được công nhận theo Quyết định số 4205/QĐ-BVHTTDL ngày
22/12/2014:Lễ hội Đền Trần Nam Định, Lễ hội Trường Yên Ninh Bình,
Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ núi Sam An Giang, Lễ hội Lồng tồng Ba Bể Bắc
Kạn, Lễ hội làng Lệ Mật Hà Nội, Lễ hội Khô già của người Hà Nhì đen,
Đại lễ Kỳ Yên đình Tân Phước Tây - Long An, Lễ hội vía Bà Ngũ hành
Long An, Lễ làm chay (Long An), Lễ hội Rước cộ Bà chợ Được (Quảng
Nam).

5. Văn học Việt Nam.
-


Văn học Việt Nam là sự tích hợp từ hai dòng văn học dân gian và văn học
việt của những người dùng tiếng Việt. Trong suốt thời phong kiến, phần
lớn các tác phẩm thành văn của văn học Việt Nam được viết bằng chữ
Hán do nhiều nguyên nhân: ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc, thiếu chữ
viết bản địa, chữ Nôm ra đời lại không được triều đình khuyến khích... Về

-

sau, văn học Việt Nam được thống nhất viết bằng chữ quốc ngữ.
Văn học dân gian là nền tảng của văn học viết, là chặng đầu của nền văn
học dân tộc. Khi chưa có chữ viết, nền văn học Việt Nam chỉ có văn học
dân gian; khi có chữ viết nền văn học Việt Nam mới bao gồm hai bộ phận:
văn học dân gian và văn học viết.
11


Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại

-

Địa lý Kinh tế & Văn hóa các nước

Văn học viết chịu ảnh hưởng của văn học dân gian về nhiều phương diện,
từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật. Văn học viết cũng có tác
động trở lại đối với văn học dân gian trên một số phương diện. Mối quan
hệ giữa văn học dân gian với văn học viết cũng như vai trò, ảnh hưởng của
văn học dân gian đối với văn học thể hiện trọn vẹn hơn cả ở lĩnh vực sáng

-


tác và ở bộ phận thơ văn quốc âm.
Văn học dân gian Việt Nam cũng như văn học dân gian của nhiều dân tộc
khác trên thế giới có những thể loại chung và riêng hợp thành một hệ
thống. Mỗi thể loại phản ánh cuộc sống theo những nội dung và cách thức
riêng. Hệ thống văn học dân gian Việt Nam gồm có: sử thi, truyền thuyết,
thần thoại,truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, tục ngữ, câu đố, ca
dao, vè, truyện thơ, chèo.

6. Ẩm thực:
-

Ẩm thực Việt Nam chú trọng ăn ngon tuy đôi khi không đặt mục tiêu hàng
đầu là ăn bổ. Bởi vậy trong hệ thống ẩm thực người Việt ít có những món
hết sức cầu kỳ, hầm nhừ ninh kỹ như ẩm thực Trung Hoa, cũng không
thiên về bày biện có tính thẩm mỹ cao độ như ẩm thực của Nhật Bản, mà
thiên về phối trộn gia vị một cách tinh tế để món ăn được ngon, hoặc sử
dụng những nguyên liệu dai, giòn thưởng thức rất thú vị dù không thực sự

-

bổ béo.
Trong thực tế nhiều người nhận thấy, một cách cảm tính, đặc trưng ẩm
thực Việt Nam là sự trung dung trong cách pha trộn nguyên liệu không
quá cay, quá ngọthay quá béo. Các nguyên liệu phụ (gia vị) để chế biến
món ăn Việt Nam rất phong phú, bao gồm nhiều loại rau thơm, gia vị thực
vật, quả hoặc lá non; các gia vị lên men và các gia vị đặc trưng của các
dân tộc Đông Nam Á nhiệt đới nói trên được sử dụng một cách tương sinh
hài hòa với nhau và thường thuận theo nguyên lý "âm dương phối triển".
12



Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại

-

Địa lý Kinh tế & Văn hóa các nước

Số lượng món ăn và cách thức kết hợp thực phẩm trong món ăn Việt Nam
là vô cùng đa dạng do có sự kết hợp Đông Tây, ẩm thực Trung Hoa và ẩm
thực các nước Đông Nam Á, đặc biệt là sự sáng tạo của người Việt để bản
địa hóa và tìm ra những phương thức thích hợp nhất. Có những món ăn
không hề thay đổi trong hàng nghìn năm qua

7.Âm nhạc:
-

Âm nhạc cổ truyền Việt Nam cũng có truyền thống lâu đời, bắt đầu
với chầu văn, quan họ, ca trù, hát ví, dân ca, vọng cổ, nhạc cung
đình,...của người Việt và bên cạnh đó là âm nhạc dân gian của các dân tộc
khác như hát lượn của người Tày, hát Sli của người Nùng, hát Khan của
người Ê Đê, hát dù kê của người Khmer...Cùng với các môn nghệ thuật
hiện đại khác, nền âm nhạc hiện đại Việt Nam từ những năm 1930 được
hình thành và phát triển đến ngày nay được gọi là tân nhạc Việt Nam với
các dòngnhạc tiền chiến, nhạc đỏ, tình khúc 1954-1975, nhạc vàng, nhạc
hải ngoại và nhạc trẻ. Tính đến tháng 12 năm 2013, 6 trong số các hình
thức âm nhạc cổ truyền Việt Nam là dân ca quan họ, ca trù, nhã nhạc cung
đình Huế, hát xoan, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên (bao
gồm cả âm nhạc Cồng Chiêng) và đờn ca tài tử được UNESCO vinh danh
là kiệt tác di sản truyền khẩu văn hóa phi vật thể của nhân loại (ở Việt

Nam cũng thường gọi là Di sản văn hóa phi vật thể của thế giới)

8. Kiến trúc:
-

Bắt đầu sớm nhất với kiến trúc dân gian với những hoạ tiết về nhà cửa trên
mặt trống đồng Đông Sơn vào khoảng thế kỷ 7 trước công nguyên, trải
qua thời bắc thuộc kiến trúc Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của nền kiến
trúc Trung Quốc, từ thế kỷ 10 khi giành được độc lập kiến trúc Việt Nam
13


Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại

Địa lý Kinh tế & Văn hóa các nước

là sự kết hợp giữa kiến trúc bản địa cùng với những ảnh hưởng từ Trung
Quốc. Các công trình của Việt Nam quy mô thường không lớn, nhưng
thường là sự kết hợp hài hoà giữa công trình chính và cảnh quan xung
quanh, đặc biệt là sử dụng hồ, ao, sông ngòi để điều tiết khí hậu và tạo
cảnh quan. Từ cuối thế kỷ 19, với việc đô hộ của thực dân Pháp, kiến trúc
Việt Nam bắt đầu áp dụng rộng rãi các khuông mẫu và thủ pháp kiến trúc,
xây dựng của phương Tây, nhiều công trình còn tồn tại đến ngày nay ở các
đô thị, đặc biệt là tại Hà Nội đã để lại một sắc thái kiến trúc đẹp và độc
đáo
5. Mối quan hệ của Việt Nam và ASEAN.
-

Ngày 28/07/1995, tại Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 28 ở Brunei,
dã diễn ra buổi lễ trọng thể kết nạp Việt Nam làm thành viên thứ 7 của

Hiệp hội. Ngay sau khi trở thành thành viên ASEAN, Viêt Nam chủ động
tích cực tham gia hoạt động hợp tác trên mọi lĩnh vực. Viêt Nam còn là 1
trong những thành viên sáng lập Diễn đàn khu vực ASEAN(ARF), góp
phần xây dựng ARF trở thành Diễn đàn quan trọng đối thoại về an ninh
khu vực.

14


Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại

Địa lý Kinh tế & Văn hóa các nước

5.1. Về chính trị, ngoại giao, an ninh quốc phòng.
-

Việt Nam là 1 trong 18 thành viên tham gia diễn đàn khu vực ASEAN
ngay từ đầu. Với tư cách là chủ tịch ARF nhiệm kỳ 2000-2001, Việt Nam
đã phối hợp chặc chẽ với các nước khác trong ASEAN để duy trì những
nguyên tắc cơ bản. Tiếp tục thực hiện các biện pháp xây dựng và củng cố
lòng tin, hiểu biết lẫn nhau trên con đường tiến tới “ Ngoại giao phòng

-

ngừa”.
Ngoài sáng kiến xây dựng chương trình “ Hà Nội năm 1998”, Việt Nam
cùng với các nước ASEAN kiên trì thương lượng với Trung Quốc để có 1
“ Tuyên bố về nguyên tắc ứng xử biển Đông” vào năm 2002. Gần đây,
Việt Nam đã tích cực và chủ động trong việc đóng góp nội dung cho “
Tuyên bố Bali II” và “ Dự thảo cộng đồng ASEAN” nhằm hình thành


-

Tuyên bố và Kế hoạch hành động của cộng đồng an ninh ASEAN.
Năm 2010, Việt Nam đảm nhiệm cương vị chủ tịch ASEAN. Hơn 20 năm
đổi mới, mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, sức mạnh của đất nước được
15


Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại

Địa lý Kinh tế & Văn hóa các nước

tăng cường, chính trị xã hội ổn định, đọc lập chủ quyền, toàn vẹn laxh thổ,
quốc phòng- an ninh được giữ vững. Việt Nam trên trường quốc tế ngày
càng nâng cao.
5.2. Về kinh tế.
-

Từ khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã thực hiện lộ trình AFTA, chủ động

-

tham gia hợp tác kinh tế của ASEAN, phù hợp với quyền lợi của đất nước.
1995-2000, Việt Nam đã đưa vào danh sách CEPT 4,233 mặt hàng chiếm

-

67% trong tổng số 6,332 mặt hàng trong biểu thế nhập khẩu ưu đãi MFN.

Tháng 2/2001, chính phủ Việt Nam đã công bố cắt giảm thuế theo hiệp
định CEFT cho đến ngày 1/1/2006 là thời điểm hội nhập đầy đủ vào
AFTA. Việt Nam tham gia ký kết hiệp định chung về khu vực đầu tư
ASEAN(7/10/1998) với mục tiêu tạo ra khu vực đầu tư tự do trong nội bộ

-

cách nước ASEAN(2010) và cho các nước khác ngoài ASEAN(2020)
Về quan hệ mậu dịch, từ sau khi Việt Nam vào ASEAN năm 1995 tốc độ
tăng trưởng hằng năm đạt trên 20%. Năm 1994, giá trị nhập khẩu của Việt

-

Nam và ASEAN chiếm 21%, đầu năm 2000 chiếm 25%.
Về đầu tư, tháng 6/1995, các nước ASEAn đầu tư 200 dự án với số vốn
trên 2 tỉ USD, chiếm 15% FDI vào Việt Nam. Năm 2004, các nước
ASEAN đầu tư trên 600 dự án với số vốn trên 10 tỉ USD, chiếm 27% FDI.
Singapore đã trở thành nước đầu tư số 1 tại Việt Nam với 400 dự án lên
đến 8 tỉ USD, Malaysia và Thái Lan cũng là những nước đầu tư lớn với số
vốn trên 1 tỉ USD.

5.3.Về văn hóa xã hội.
-

Tích cực hội nhập với khu vực Đông Nam Á và thế giới, Việt Nam luôn
giữ gìn bả sắc văn hóa dân tộc đồng thời tiếp thu văn hóa của khu vực và
thế giới, giao lưu học hỏi, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa các nước
trong ASEAN.
16



Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại

Địa lý Kinh tế & Văn hóa các nước

5.4.Về giáo dục.
-

Từ đầu những năm 1990, Bộ giáo dục đào tạo Việt Nam đã coi việc mở
rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực Đông Nam Á là một ưu
tiên.Tháng 2/1990, Bộ giáo dục đào tạo chính thức gia nhập tổ chức Bộ

-

trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO)
Sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính của ASEAN, Bộ Giáo dục
Đào tạo Việt Nam đã trở thành thành viên của Tiểu ban Giáo dục của
ASEAN (ASCOE). Đã tích cực phối hợp với các nước trong khu vực với
nhiều hoạt động thiết thực, có hiệu quả và được đánh giá cao.

17



×