Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phân tích tác phẩm Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.94 KB, 5 trang )

§ 1: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP ( Hồ Chí Minh)
1/ Hoàn cảnh, đối tượng và mục đích sáng tác
a/Hoàn cảnh sáng tác:
- Ngày 19/8 /1945, Cách mạng tháng Tám thành công.Ngày
28/8/1945, Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về thủ đô Hà Nội. Tại căn
nhà số 48 Hàng Ngang, Người soạn thảo bản “Tuyên ngôn Độc Lập”.
Ngày 2/9/1945, trên quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt
Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Tuyên Ngôn Độc
Lập trước hành chục vạn đồng bào.
- Tuyên Ngôn Độc lập ra đời trong hoàn cảnh bọn đế quốc, thực dân
đang chuẩn bị chiếm lại nước ta. Dưới danh nghĩa quân đồng minh vào
giải giáp vũ khí quân đội Nhật, quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc
tiến vào từ phía Bắc ; quân đội Anh tiến vào từ phía Nam ; thực dân
Pháp theo chân Đồng minh, tuyên bố: Đông Dương là đất “bảo hộ” của
người Pháp bị Nhật chiếm, nay Nhật đã đầu hàng, vậy đông Dương
phải thuộc quyền của Pháp.
b/ Mục đích và đối tượng sáng tác:
- “Tuyên ngôn Độc lập” không chỉ đọc trước đồng bào cả nước mà còn
hướng tới nhân dân tiến bộ trên thế giới và các thế lực ngoại xâm đang
âm mưu xâm lược nước ta.
- Từ đó, mục đích của “Tuyên ngôn Độc lập” hướng tới:
+ Tuyên bố hoà bình độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ
Cộng hoà.

1


+ Ngăn chặn và đập tan âm mưu xâm lược nước ta của các thế lực
ngoại xâm, đặc biệt là thực dân Pháp.
+ Tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế
giới đối với cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta.



2/ Bố cục và chủ đề của “Tuyên ngôn độc lập”:
Bố cục ba phần, chặt chẽ- lôgic:
+ Phần mở : Nêu cơ sở pháp lý bằng trích dẫn hai đoạn văn tiêu biểu
nói về quyền con người trong hai bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp ở thế
kỷ XVIII.
+ Phần thân bài : Hồ Chí Minh nêu cơ sở thực tế bằng việc tố cáo tội
ác của thực dân Pháp (tội cướp nước và tội bán nước ta hai lần cho
Nhật). Trước hiện thực đó, nhân dân Vịêt Nam đã gan góc đấu tranh
giành được chính quyền.
+ Phần kết: Tuyên bố khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà,
đồng thời nêu cao tinh thần quyết tâm giữ vững nền tự do độc lập vừa
giành được.
Ý nghĩa: Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử có giá trị to lớn,
một áng văn nghị luận bất hủ: Tuyên bố xoá bỏ chế độ phong kiến tồn
tại hàng nghìn năm, chấm dứt hơn 80 năm thực dân Pháp cai trị và áp
bức nhân dân ta và mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên tụ do độc lập
của dân tộc.

3/ Nêu giá trị bản “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh?

2


a. Giá trị lịch sử: Tuyên bố xoá bỏ chế độ thực dân, phong kiến, khẳng
định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc.
b. Giá trị tư tưởng: Tác phẩm là kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng
dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập tự do.
c. Giá trị nghệ thuật: là một áng văn chính luận mẫu mực, lập luận
chặt chẽ, lời lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục,

ngôn ngữ gợi cảm, hùng hồn.

4/ Nhận xét về cách nêu vấn đề trong phần mở đầu bản “Tuyên ngôn độc
lập” của Hồ Chí Minh Cho biết tác dụng của cách nêu vấn đề ấy?
- Cách nêu vấn đề bằng cách gián tiếp bằng cách:
+ Trích nêu những đoạn văn tiêu biểu trong 2 bản tuyên ngôn nổi
tiếng của thế giới: “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Mỹ và “Tuyên ngôn
Nhân quyền và Dân quyền” của nước Pháp.
+ Từ nội dung của 2 bản tuyên ngôn trên, Bác khái quát và khẳng
định quyền tự do và quyền bình đẳng của các dân tộc trên thế giới –
trong đó có dân tộc Việt Nam.
- Tác dụng của cách nêu vấn đề:
+ Tạo được sức thuyết phục cho bản tuyên ngôn vì: hai bản tuyên
ngôn của Pháp và Mỹ đã từng được xem là chân lý của loài người, được
thế giới thừa nhận “Tuyên ngôn độc lập” của Việt Nam có căn cứ sâu xa,
có sự hậu thuẫn bởi lý lẽ của loài người - được loài người công nhận và bảo vệ.
+ Tăng sức chiến đấu cho bản tuyên ngôn của dân tộc Việt Nam
bằng cách dùng “gậy ông đập lưng ông” (dùng lời của tổ tiên người

3


Pháp để nói tới âm mưu đi ngược nhân quyền của thực dân Pháp trong
hiện tại).
+ Thể hiện sự sáng tạo trong cách nêu vấn đề (so với 2 bản tuyên
ngôn của Pháp Và Mỹ) : Từ quyền con người mở rộng ra nói về quyền
dân tộc.
+ Thể hiện niềm tự hào và niềm kiêu hãnh khi Bác đặt bản Tuyên
ngôn của nước ta ngang hàng với 2 bản tuyên ngôn của Pháp và Mỹ (là
hai cường quốc lớn mạnh nhất của thế giới lúc bấy giờ)

* Tóm lại, với cách cách đặt vấn đề khéo léo, lập luận chặt chẽ, giàu
tính chiến đấu, Bác buộc thế giới phải công nhận độc lập tự do của dân
tộc Việt Nam.

5/ Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong đoạn văn cuối của
bản “Tuyên ngôn độc lập”
- Về nội dung :
+ Tuyên bố độc lập trên hai mặt pháp lý và thực tế.
+ Tuyên bố ý chí, quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc vừa
giành được.
- Về nghệ thuật: Giọng văn trịnh trọng, trang nghiêm – thiêng liêng và
hàm súc, nhằm động viên tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập tự do của
nhân dân và cảnh cáo âm mưu và hành động xâm lược của kẻ thù.

4


6/ Điểm mới mẻ và tiến bộ của Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh với
tác phẩm văn học được xem là hai bản tuyên ngôn thời phong kiến (Nam
quốc sơn hà; Bình Ngô đại cáo)?
- Hai bản tác phẩm văn học “Nam quốc sơn hà” (Lý Thường Kiệt)
và “Bình Ngô đại cáo” (Nguyễn Trãi) được xem là “Tuyên ngôn Độc
lập” thời phong kiến mới chỉ giải quyết được nhiệm vụ độc lập cho dân
tộc mà chưa giải quyết được nhiệm vụ dân chủ cho nhân dân  do hạn
chế của lịch sử.
- “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh đã giải quyết cùng một
lúc cả hai nhiệm vụ: Độc lập dân tộc và Dân chủ nhân dân  điểm tiến
bộ, trên cơ sở và phát huy truyền thống yêu nước, độc lập tự do của dân
tộc.


5



×