Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (Nguyễn Minh Châu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.47 KB, 8 trang )

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA (Nguyễn Minh Châu)
1/ Trình bày những hiểu biết của anh/chị về nhà văn Nguyễn Minh Châu
- Nguyễn Minh Châu (1930-1989), là nhà văn quân đội, viết rất đều và
viết rất khỏe. Suốt đời cầm bút, ông luôn trăn trở về số phận nhân dân
và trách nhiệm của nhà văn. Sáng tác của Nguyễn Minh Châu có thể
chia làm hai thời kỳ:
+ Trước thập niên 80 của thế kỷ XX, là nhà văn sử thi, có thiên
hướng trữ tình lãng mạn.
+ Từ đầu thập niên 80, ông chuyên hẳn sang cảm hứng thế sự với
những vấn đề đạo đức và triết học nhân sinh.
- Tác phẩm tiêu biểu: Cửa sông (1967); Dấu chân người lính (1972);
Những vùng trời khác nhau (1970); Lửa từ những ngôi nhà (1977);
Những người đi từ trong rừng ra (1982);<

2/ Xuất xứ, thời điểm và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm
-“Chiếc thuyền ngoài xa” được Nguyễn Minh Châu viết năm 1983,
in lần đầu trong tập “Bến quê”, sau được in trong tập truyện ngắn cùng
tên, xuất bản năm 1987.
- “Chiếc thuyền ngoài xa” thuộc mảng sáng tác của nhà văn Nguyễn
Minh Châu ở giai đọan thứ hai và là một trong những tác phẩm có tính
“mở đường” cho nền văn học nước nhà thời kỳ mới: Tác phẩm tiêu biểu
cho hướng tiếp cận đời sống ở góc độ đời tư - thế sự của nhà văn ở giai
đọan sáng tác sau 1975.

1


3/ Tóm tắt cốt truyện và nêu chủ đề tác phẩm
Cốt truyện:
Trưởng phòng yêu cầu Phùng đi săn ảnh để làm lịch Tết. Anh đã có
được bức ảnh “Chiếc thuyền ngoài xa” tuyệt đẹp. Nhưng Phùng tình cờ


chứng kiến và hiểu tấn bi kịch chua xót của một gia đình ngư dân.
Người chồng vũ phu, tàn nhẫn. Người vợ cam chịu, nhẫn nhục. Đứa con
có phản ứng mãnh liệt với cha và tình thương yêu vô hạn với mẹ. Tình
cờ Phùng cũng có mặt trong buổi xét xử của toà án về việc đánh vợ của
người chồng vũ phu kia. Phùng luôn bị ám ảnh bởi những gì đã chứng
kiến và có những suy nghĩ, trăn trở về cuộc sống về con người.
Chủ đề: Từ câu chuyện về một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời
đằng sau bức ảnh, tác phẩm là bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc
sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra
bản chất thật sự sau vẻ ngoài đẹp đẽ của hiện tượng. Đồng thời, tác
phẩm cũng nhấn mạnh thêm mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và
cuộc đời.

4/ Nêu tình huống của câu truyện? Cho biết ý nghĩa phát hiện và khám
phá từ tình huống ấy?
a) Tình huống truyện là tình huống nhận thức, thể hiện một cốt
truyện có chiều sâu tâm trạng. Đó là :
+ Nhận thức của Phùng về cái đẹp của nghệ thuật qua việc phát
hiện bức tranh chiếc thuyền ngoài xa “một cảnh đắt trời cho mà suốt
đời cầm máy chưa bao giờ nhìn thấy”.

2


+ Nhận thức của Phùng về bạo lực gia đình qua bi kịch gia đình
của người dân chài: Người chồng đánh vợ tàn nhẫn, người vợ nhẫn
nhục chịu đựng, đứa con trai bảo vệ mẹ và phản kháng lại cha<
+ Nhận thức của Phùng qua câu chuyện của người đàn bà làng chài
và cách giải quyết ban đầu của chánh án Đẩu.
b) Ý nghĩa phát hiện và khám phá của tình huống

Tình huống truyện thể hiện cái nhìn và sự cảm nhận của nghệ sĩ Phùng
và chánh án Đẩu là sự khám phá, phát hiện sâu sắc về đời sống và con
người: Đẩu đã hiểu được nguyên do người đàn bà bỏ chồng là vì những
đứa con. Anh vỡ lẽ ra nhiều điều trong cách nhìn nhận cuộc sống.
Phùng như thấy chiếc thuyền nghệ thuật thì ở xa, còn sự thật cuộc đời
lại rất gần. Câu chuyện của người đàn bà ở tào án huyện giúp anh hiểu
rõ hơn cái có lí trong cái tưởng như nghịch lý ở gia đình thuyền chài.
Anh hiểu thêm tính cách Đầu và hiểu thêm chính mình.
 Tình huống truyện đã nhấn mạnh thêm mối quan hệ gắn bó giữa nghệ
thuật và đời sống; khẳng định cái nhìn đa diện - nhiều chiều về đời sống;
gợi mở những vấn đề mới cho sáng tạo nghệ thuật.

5/ Những phát hiện cũng như thái độ, tâm trạng của nhân vật Phùng tại
nơi anh đi tìm bức ảnh theo yêu cầu của nghề nghiệp
a) Hai phát hiện của người nghệ sĩ:
- Phát hiện 1: bức tranh chiếc thuyền ngoài xa “một cảnh đắt trời
cho mà suốt đời cầm máy chưa bao giờ nhìn thấy”  Trước vẻ đẹp của
nghệ thuật, anh bộc lộ rung sự rung động “trong trái tim tôi như có cái

3


gì bóp thắt vào” và đồng thời anh cũng “phát hiện ra… khoảng khắc
trong ngần của tâm hồn”. Phùng còn nhận ra trong suy nghĩ của mình
đẹp phải kết hợp với cái tâm, cái tài kết hợp với cái thiện)
- Phát hiện 2: Tình trạng bạo lực trong gia đình qua cảnh: chiếc
thuyền vào bờ và hành động đánh vợ của người đàn ông làng chài ;
người vợ nhẫn nhục chịu đựng ; đứa con vì bảo vệ mẹ đã phản kháng lại
cha< hiện thực phũ phàng của cuộc sống làm cho Phùng cảm thấy

cay đắng trước sự thật ẩn chứa đằng sau vẻ mặt trong ngần và tươi đẹp
của cảnh vật: “mà nhìn…”

6/ Ý nghĩa câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện
Câu chuyện là sự thật về cuộc đời, giúp Phùng và Đẩu hiểu được
nguyên do của những điều tưởng chừng rất vô lý:
+ Người đàn bà bị đánh nhưng vẫn chấp sống với người đàn ông
vũ phu.
+ Lí do của sự chấp nhận đó: “người ta sống cho con chứ không
phải sống cho mình” và phải biết “chắt lọc hạnh phúc” dù rất nhỏ nhoi
“vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no...”
 Không thể dễ dãi và đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự vật, hiện
tượng trong đời sống. Đằng sau mỗi sự vật, hiện tượng, đôi khi là một
câu chuyện khác, lí lẽ khác, không giống như vẻ bề ngoài của nó.

4


7/ Quan niệm nghệ thuật và tấm lòng của nhà văn trong tác phẩm ?
- Tấm ảnh đẹp trên tờ lịch chỉ là ảnh nghệ thuật chứ chưa phải là bức
tranh cuộc sống, vẫn thiếu hơi thở của cuộc sống. Đằng sau bức ảnh đẹp
hoàn hảo có thể làm rung động tâm hồn con người là biết bao số phận
cay đắng, bao mảnh đời éo le.
- Đoạn kết là sự tự ý thức của người nghệ sĩ về mối quan hệ giữa văn
học và đời sống: Nghệ thuật chân chính bao giờ cũng bắt nguồn từ cuộc
sống, phục vụ cuộc sống:
+ Cuộc đời không đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng nhiều
nghịch lý, luôn tồn tại những mặt đối lập, những mâu thuẫn đẹp - xấu,
thiện - ác. Cái đẹp của nghệ thuật là bản thân cuộc sống với những gam

màu tối sáng, những qui luật tất yếu lẫn ngẫu nhiên, may rủi, khó bề
lường hết.
+ Người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật không thể dễ dãi khi
nhìn cuộc đời và con người chỉ ở bề ngoài, mà phải thâm nhập vào
mạch ngầm cuộc sống để khám phá những vẻ đẹp tìm ẩn bên trong.
Tâm điểm khám phá của Nguyễn Minh Châu trong chiếc thuyền ngoài
xa là vẻ đẹp con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn
tìm kiếm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách, thấy được điều chưa hoàn
thiện của tác phẩm nghệ thuật do mình sáng tạo để tự đấu tranh và
hoàn thiện hơn.
 Nhà văn bày tỏ khát vọng hướng đến Chân - Thiện - Mỹ. Nghệ
thuật phải quan tâm đến số phận con người, Cái Đẹp không tách rời
cái Chân thật.

5


8/ Các hình ảnh biểu tượng:
a/ Tấm ảnh về chiếc thuyền ngoài xa: Hình tượng đầy sức sống,
vừa lãng mạn, vừa hiện thực.
- Là biểu tượng của bức tranh thiên nhiên về biển và cuộc sống sinh
hoạt của người dân hàng chài. (Bức ảnh nghệ thuật)
- Là hình ảnh gợi cảm ám ảnh về sự bấp bênh, dập dềnh của những
thân phận, cuộc đời trôi nổi trên sông nước. (Cảnh đời ngang trái)
- Trở thành biểu tượng thẩm mĩ mang đến cho người đọc những nhận
thức mới mẻ về mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống: Thông
điệp đầy ý nghĩa về sáng tạo nghệ thuật, về cuộc sống con người,
về những nghịch lý cuộc đời<
b/ “Bãi xe tăng hỏng”: được nhắc lại 7 lần – là một hình ảnh biểu
tượng đa nghĩa

- Bằng chứng sinh động cho chiến thắng của dân tộc trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ. (Phùng và Đẩu là những người lính từng
tham gia chiến đấu).
- Cuộc chiến chống nghèo khổ tăm tối còn mới bắt đầu, cũng gian
khổ và quyết liệt không kém (Gia đình người đàn bà hàng chài là
nạn nhân)
- Con người chưa thoát khỏi nghèo khổ thì còn phải sống chung với
cái xấu, cái ác.

9/ Giá trị nội dung và nghệ thuật

6


a/ Giá trị nội dung :
- Thái độ quan tâm đến những con người bất hạnh của nhà văn:
+ Phê phán hành động vũ phu của người chồng.
+ Đứng về phía công lý để bênh vực cho người phụ nữ.
+ Gióng lên hồi chuông báo động những vấn đề xã hội nhức
nhối, đấu tranh cho cái thiện.
- Phát hiện và khẳng định cái đẹp, cái thiện của con người:
+ Dù trong hoàn cảnh nghèo khổ, lạc hậu, người đàn bà
vùng biển xấu xí, nhẫn nhục vẫn lóe lên vẻ đẹp của tình mẫu
tử, của lòng bao dung, vị tha...
+ Thể hiện niềm khát khao hạnh phúc bình dị của người lao
động: hạnh phúc đơn sơ được sống cuộc sống no đủ, bình
yên.
- Khẳng định niềm tin của tác giả vào cái đẹp của con người
trong hoàn cảnh nghiệt ngã: Dẫu bão tố của thiên nhiên, sóng gió của
cuộc đời vẫn luôn rình rập, đe dọa, dẫu còn nhiều nghịch lý, nghiệt ngã

những phận đời, nhưng con người vẫn tồn tại vững vàng, vượt lên trên
nghịch cảnh...
b/ Giá trị nghệ thuật:
- Nghệ thuật kể chuyện.
- Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật, nghệ thuật tạo dựng tình
huống truyện.
- Nghệ thuật xây dựng những hình ảnh ẩn dụ - biểu tượng, nghệ
thuật đối lập, so sánh; ngôn ngữ đối thọai sinh động<

7


10/ Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
- Nhan đề mang ý nghĩa ẩn dụ về mối quan hệ giữa cuộc đời và
nghệ thuật. Đó là chiếc thuyền có thật, không gian sinh sống chật hẹp,
bấp bênh của gia đình người hàng chài vừa là bức tranh nghệ thuật.
Chiếc thuyền ngoài xa trong lớp sương mờ ảo mang một vẻ đẹp toàn
bích nhưng khi lại gần, bên trong vẻ đẹp ấy lại ẩn chứa nghịch lí về
nghèo đói và nạn bạo hành gia đình. Những cảnh đời ấy, nếu đứng
đằng xa, thiếu sẻ chia thì không thể nhận thấy được.
- Nhan đề đưa ra bài học nhìn nhận cuộc sống và con người phải
đúng đắn, đa diện, nhiều chiều ; nghệ thuật chân chính phải luôn gắn
với cuộc đời và vì con người, người nghệ sĩ phải trung thực, dũng cảm
nhìn vào hiện thực và số phận mỗi con người.

8




×