Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

PHÂN TÍCH TÁC PHẨM VỢ CHỒNG A PHỦ (Tô Hoài)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.46 KB, 5 trang )

VỢ CHỒNG A PHỦ (Tô Hoài)

1/ Nhà văn Tô Hoài và hòan cảnh sáng tác truyện ngắn “Vợ chồng A
Phủ”
- Tô Hoài: Là một nhà văn có bút lực dồi dào, có vốn sống phong phú,
có khả năng quan sát và năng lực nắm bắt tinh nhạy, diễn tả chính xác
những đặc điểm của chân dung nhân vật, của phong cảnh thiên nhiên
và của những phong tục tập quán trong những vùng cư dân khác nhau.
- Hoàn cảnh sáng tác:
+ “Vợ chồng Aphủ” là một trong ba truyện ngắn trong tập Truyện
Tây Bắc - tập truyện được giải nhất về truyện, ký của Hội Văn nghệ Việt
Nam 1954 - 1955. Đây là kết quả của chuyến thâm nhập thực tế của Tô
Hoài cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952.
+ Trong chuyến đi này, Tô Hoài đã sống và gắn bó nghĩa tình với
đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Và chính cuộc sống của đồng bào miền
núi đã khơi nguồn cảm hứng sáng tạo để Tô Hoài hoàn thành 3 truyện
ngắn Cứu đất cứu mường; Mường Giơn giải phóng; Vợ chồng A Phủ.

2/ Tóm tắt cốt truyện và nêu chủ đề
* Tóm tắt cốt truyện:
- Mị là cô gái trẻ đẹp, yêu đời, có khát vọng tự do, hạnh phúc. Chỉ
vì món nợ cha mẹ Mị vay nặng lãi của thống lý Pá Tra mà Mị bị bắt về
làm dâu để trừ nợ cho nhà thống lý.

1


- Lúc đầu, Mị phản kháng lại cuộc sống bất công ở nhà Pá Tra,
nhưng dần dần cô đành rơi vào câm lặng, chỉ “lùi lũi như con rùa nuôi
trong xó cửa”.
- Đêm tình xuân đến, Mị muốn đi chơi nhưng đã bị A Sử trói đứng


vào cột nhà.
- A Phủ là một thanh niên khỏe mạnh, lao động giỏi, nhưng A Phủ
không lấy được vợ vì mồ côi. Vào một đêm mùa xuân, vì bất bình với
hành động bạo ngược của A Sử, nên A Phủ đã đánh nhau với A Sử. A
Phủ bị bắt, bị phạt vạ và trở thành kẻ đi ở trừ nợ cho nhà thống lí.
- Vì để mất một con bò, A Phủ bị Pá Tra bắt trói đứng mấy ngày
đêm. Mị cảm thông, cởi trói cho A Phủ. Với khát vọng sống mãnh liệt,
Mị chạy theo A Phủ.
- Hai người đến Phiềng Sa thành vợ thành chồng. Họ được giác
ngộ cách mạng, cùng dân làng chống thực dân Pháp và tay sai.
* Chủ đề: Tác phẩm phản ánh số phận nô lệ và sức sống tiềm tàng, khát
vọng tự do của những dân lao động nghèo miền núi dưới sự áp bức của
bọn phong kiến chúa đất và bọn thực dân. Từ đó, nhà văn đã thức tỉnh
họ, đưa họ đến với cách mạng và cho họ một cuộc sống mới.
3/ Giá trị nội dung tư tưởng
Giá trị hiện thực:
- Phản ánh bộ mặt của chế độ phong kiến miền núi khắc nghiệt,
tàn ác với những cảnh tượng hãi hùng như địa ngục trần gian

2


- Phản ánh cuộc sống cơ cực, bò đè nén bởi áp bức nặng nề
của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách thống trò của bọn phong
kiến thực dân.
- Phản ánh những quy luật của xã hội:
+ Bị đày ải lâu trong một thế giới khơng có nhân tính, khơng có
tình người, cả Mị và A Phủ đều trở thành những con người an
phận, thiếu ý thức đấu tranh, thậm chí lạnh lùng vơ cảm.
+ Nhưng khi bị ức hiếp, bị đẩy đến đường cùng, người lương thiện

(Mị và A Phủ) sẽ vùng dậy tự giải phóng mình. Tình hữu ái giai
cấp sẽ tạo sức mạnh để họ tự giải thốt.
Giá trị nhân đạo:
- Cái nhìn nhân văn về thiên nhiên và con người Tây Bắc
- Lòng thương cảm sâu sắc của nhà văn với người dân lao động nghèo
miền núi:
+ Cảm thơng sâu sắc với số phận cùng khổ của người dân bị áp bức.
+ Căm ghét, lên án thế lực thống trị tàn bạo.
+ Ngợi ca những gì tốt đẹp của người dân lao động.
- Trân trọng, đề cao những khát vọng chính đáng và tin vào khả năng
tự làm chủ cuộc đời của người dân lao động.
- Đi tìm hướng đi cho nhân vật bằng cách chỉ ra con đường giải phóng
cho những người dân lao động có cuộc đời tăm tối và số phận bi thảm.

4/ Những đặc sắc về nghệ thuật

3


- Nghệ thuật xây dựng và miêu tả tâm lý, tính cách nhân vật sinh động,
có cá tính đậm nét.
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt (miêu tả
phong tục, tập quán chân thực, đậm màu sắc dân tộc (cảnh xử kiện,
không khí lễ hội mùa xuân, tục cướp vợ, tục cho vay nặng lãi<) ; Miêu
tả thiên nhiên miền núi với những chi tiết, hình ảnh thấm đượm chất
thơ.
- Ngôn ngữ tinh tế, đậm màu sắc miền núi.

5/ Trong phần mở đầu của truyện ngắn, Tô Hoài đã để cho Mị xuất hiện
bên tảng đá, cạnh tàu ngựa. Cách giới thiệu nhân vật Mị đó của nhà văn

có ý nghĩa gì?
- Khắc đậm dáng vẻ lầm lũi, lam lũ của Mị...
- Hé mở cho người đọc cảm nhận phần nào số phận éo le, khổ đau
của nhân vật (đặt bên cạnh cảnh giàu sang, tấp nập của nhà thống lý Pá
Tra thì cái mảng tối tăm, im lìm, cực nhọc của cuộc đời Mị càng thêm nổi
bật và trớ trêu).

6/ Tiếng sáo đêm tình xuân có vai trò gì trong việc thể hiện sức sống tiềm
tàng của nhân vật Mị
- Tiếng sáo là biểu tượng đẹp đẽ nhất của tình duyên, của tuổi
thanh xuân căng đầy sức sống của Mị.
- Trong đêm tình xuân, tiếng sáo ấy làm Mị “thiết tha, bổi hổi”, là
tác nhân quan trọng làm thức dậy trong Mị khát vọng tình yêu và hạnh

4


phúc - dấu hiệu đầu tiên của sự hồi tỉnh là Mị sống lại với những kỉ
niệm ngày trước. Nếu như trước đây, Mị tồn tại trong trạng thái vô hồn,
vô cảm, với cảm thức phi thời gian, thì bây giờ Mị đã có ý thức về thời
gian, trái tim đã đập những nhịp bồi hồi , xao xuyến , thôi thúc Mị bất
chấp cảnh ngộ, muốn đi chơi.

7/ Hình ảnh “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống má đã xám đen
lại”của A Phủ khi bị trói dứng có ý nghĩa gì đối với việc Mị cắt dây trói
cho A Phủ?
Đây là một chi tiết nhỏ nhưng đầy sức nặng về nghệ thuật và tư tưởng:
- Đó là phím bấm làm mở ra cánh cửa bí mật tâm hồn (tưởng như
đã chai lì, vô cảm) của Mị và dẫn đến những bước ngoặt trong cuộc đời
Mị và A phủ.

- Dòng nước mắt đau đớn, tuyệt vọng trào ra từ một chàng trai
cường tráng, giàu sức sống đã đưa Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ, từ
trạng thái vô ý thức trở về có ý thức, từ thương mình đến thương người
cùng cảnh ngộ. Tình thương ấy đã khiến Mị đi đến một hành động táo
bạo và quyết liệt: giải thoát cho A Phủ và cũng là giải thoát cho chính
Mị.

5



×