Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

dạy học tích hợp bài 28 không khí sự cháy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 20 trang )

LỜI MỞ ĐẦU

Với xu thế dạy học hiện nay thì việc dạy học tích hợp các môn học là rất
cần thiết. Qua đó học sinh có thể vận dụng những kỹ năng học được ứng dụng
vào trong thực tế cuộc sống.
Đồng thời qua bài học KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY (hóa học 8) giáo viên
sẽ trang bị cho học sinh những kiến thức liên môn như Hóa học, Sinh học, Giáo
dục công dân, Địa lý. Giáo dục bảo vệ môi trường sống, giáo dục kỹ năng sống
cho học sinh là việc làm rất cần thiết.
Với việc tích hợp kiến thức môn hóa học và những môn học khác sẽ làm
cho học sinh thích thú hơn trong học tập. Giáo viên cần hướng dẫn học sinh
tham khảo những tài liệu có liên quan đến bài học như: Sự phân bố rừng ở nước
ta, sự ô nhiễm môi trường sống, những điều luật về môi trường, cách trồng và
chăm sóc cây xanh, sự trao đổi chất của động thực vật…
Tóm lại với những kiến thức tích hợp vào bài học sẽ đem lại tính hiệu quả
cao và giúp học sinh có năng lực giải quyết những vấn đề thực tế. Đồng thời
giáo dục nhân cách cho học sinh.

trang 1


MỤC LỤC
1. Tên hồ sơ dạy học
2. Mục tiêu dạy học
2.1 Kiến thức
2.2 Kỹ năng
2.3 Thái độ
3. Đối tượng dạy học của bài học
4. Ý nghĩa của bài học
5. Thiết bị dạy học, học liệu
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học


6.1. Kiểm tra kiến thức cũ
6.2. Giảng kiến thức mới
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
8. Các sản phẩm của học sinh
Phụ lục
Giáo án bài dạy
Bản đồ tư duy

trang 6
trang 6
trang 6
trang 7
trang 7
trang 8
trang 8
trang 8
trang 8
trang 8
trang 8
trang 14
trang 14
trang 16
trang 23
trang 30

DANH MỤC VIẾT TẮT
GV

giáo viên


GDCD

giáo dục công dân
trang 2


HS

học sinh

SGK

sách giáo khoa

THCS

trung học cơ sở

1. Tên hồ sơ dạy học:

SỬ DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN GDCD, SINH HỌC,
ĐỊA LÝ ĐỂ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SỐNG
KHI DẠY BÀI KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY
trang 3


(HÓA HỌC 8)
2. Mục tiêu dạy học:
2.1 KIẾN THỨC
2.1.1. Đối với môn Hóa học 8:

- Biết không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần theo thể tích của không
khí gồm 78% nitơ, 21% oxi, 1% các khí khác.
- Biết sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng, còn sự oxi hóa chậm cũng
là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
- Biết và hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt sự cháy.
- HS hiểu và có ý thức giữ cho bầu không khí không bị ô nhiễm và phòng chống
cháy.
2.1.2 Đối với môn GDCD:
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh bằng những việc làm cụ
thể như: không xả rác, vứt rác bừa bãi, không quăng xác động vật xuống các
nguồn nước.
- Giáo dục HS về phòng chống cháy nổ. Bảo vệ rừng, cây xanh quanh trường
học.
- Giáo dục HS không mê tín dị đoan khi thấy hiện tượng ma trơi ở những nơi
nghĩa địa, những nơi có xác chất động vật...
2.1.3. Đối với môn Sinh học:
- Giáo dục HS trong việc trồng cây xanh, hoa cây cảnh...
- Làm rõ vai trò của khí oxi đối với quá trình trao đổi chất trong cơ thể người,
động vật, thực vật...
- Rất quan trọng cho quá trình hô hấp của con người, động vật, thực vật...
- Liên hệ những căn bệnh do môi trường ô nhiễm gây ra.
2.1.4. Đối với môn Địa lý:
- Giới thiệu sự phân bố rừng ở nước ta, khí hậu của nước ta.
2.2. KỸ NĂNG
trang 4


2.2.1. Đối với môn Hóa học:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, tìm hiểu các hiện tượng thí nghiệm hoặc giải
thích sự cháy và dập tắt sự cháy.

2.2.2. Đối với môn GDCD:
- Giáo dục kỹ năng sống, ứng xử đúng cho HS.
2.2.3. Đối với môn Sinh học:
- Rèn luyện kỹ năng trồng và chăm sóc cây xanh.
- Kỹ năng tự bảo vệ mình trước những bệnh có liên quan đến ô nhiễm môi
trường sống.
2.2.4. Đối với môn Địa lý:
- Kỹ năng tìm hiểu về hệ sinh thái thực vật ở Việt Nam, tìm hiểu các kiểu khí
hậu ở Việt Nam.
2.3. THÁI ĐỘ
2.3.1. Đối với môn Hóa học:
- Hiểu và có ý thức giữ cho bầu không khí không bị ô nhiễm và phòng chống
cháy nổ.
- Ý thức trồng và bảo vệ cây xanh.
2.3.2. Đối với môn GDCD:
- Có thái độ ứng xử đúng theo pháp luật về môi trường, cuộc sống.
2.3.3. Đối với môn Sinh học:
- Hiểu đúng vai trò của không khí trong việc duy trì sự sống, quá trình trao đổi
chất của cơ thể.
2.3.4. Đối với môn Địa lý:
- Yêu và bảo vệ thiên nhiên, không gây ô nhiễm không khí, nguồn nước, đất...
Qua đó bài học này, học sinh cần phải có năng lực vận dụng những kiến thức
liên môn như: Hóa học, GDCD, Sinh học, Địa lý để giải quyết bài học này.
3. Đối tượng dạy học của bài học:
- HS lớp 8A1, 8A2 với tổng số lượng 73 HS.
4. Ý nghĩa của bài học:
trang 5


- Biết rõ trong không khí có những khí nào (khí nitơ, khí oxi, khí cacbonic,

bụi...)
- Ý thức bảo vệ môi trường
- Ý thức phòng, chống cháy, nổ...
5. Thiết bị dạy học, học liệu:
5.1. Bộ thí nghiệm thành phần không khí:
- Dụng cụ: ống thuỷ tinh hình trụ; Nút cao su đậy vừa ống hình trụ, có muôi đốt
hoá chất xuyên qua; Chậu thuỷ tinh; Đèn cồn.
- Hoá chất: Phốt pho đỏ
5.2. Ứng dụng công nghệ thông tin:
- Máy chiếu, laptop
- Chiếu các hình ảnh về rừng, môi trường, sự cháy và cách phòng chống cháy,
các bệnh liên quan đến ô nhiễm môi trường.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
6.1. Kiểm tra kiến thức cũ
Giáo viên gọi 2 HS lên bảng sửa bài tập 4, 6 trang 94 SGK.
6.2. Giảng kiến thức mới
BÀI 28 KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY
I. Thành phần của không khí:
Giáo viên giới thiệu mục tiêu, nội dung bài học, kỹ năng giải quyết vấn đề thực
tế có liên quan đến bài học.
1. Thí nghiệm:
Giáo viên làm thí nghiệm. Giáo viên yêu cầu HS quan sát.
Thí nghiệm xác định thành phần không khí

trang 6


Giáo viên đặt câu hỏi:
- Khi phot pho cháy, mực nước trong ống thủy tinh thay đổi như thế nào?
- Chất gì trong ống đã tác dụng với P để tạo khói trắng P 2O5 bị tan dần trong

nước?
- Mực nước trong ống thủy tinh dâng đến vạch thứ 2 (1/5 thể tích) có giúp ta
suy ra tỉ lệ thể tích khí oxi có trong không khí được không?
- Tỉ lệ thể tích khí còn lại trong ống là bao nhiêu? Chất khí đó là nitơ, khí nitơ
chiếm tỉ lệ thế nào trong không khí?
- Không khí có thành phần như thế nào?
GV cho HS thảo luận theo cặp, sau đó đại diện các cặp HS trả lời các câu hỏi.
Giáo viên gọi HS nhận xét các câu trả lời của HS.
2. Ngoài khí oxi và khí nitơ, không khí còn chứa những chất gì khác?
Giáo viên đặt câu hỏi:
- Hãy tìm dẫn chứng nêu rõ trong không khí có chứa một ít hơi nước?
- Dẫn chứng rằng trong không khí có chứa khí cacbonic?
- Ngoài khí oxi và khí nitơ, không khí còn chứa những chất gì khác?
Giáo viên chiếu nội dung, GV cho HS thảo luận theo cặp, sau đó đại diện các
cặp HS trả lời các câu hỏi. Giáo viên gọi HS nhận xét các câu trả lời của HS.
Không khí là 1 hỗn hợp khí trong đó khí oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích chính
xác hơn là khí oxi chiếm 21% thể tích không khí, phần còn lại hầu hết là khí
nitơ.
Ngoài ra không khí còn chứa khoảng 1% các khí khác: hơi nước, CO 2,
khí hiếm, bụi, khói, . . .)
trang 7


3. Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm:
Giáo viên chiếu nội dung, GV cho HS thảo luận theo cặp, sau đó đại diện các
cặp HS trả lời các câu hỏi
- Không khí bị ô nhiễm gây ra những tác hại gì?
- Phải làm gì để bảo vệ không khí tránh ô nhiễm?
Gọi HS nhận xét.
GV chiếu những hình ảnh về rừng, cây xanh, môi trường, những bệnh có liên

quan đến ô nhiễm môi trường sống.
Qua đó GV giáo dục kỹ năng sống, ý thức bảo vệ môi trường... GV gợi ý HS
dựa vào kiến thức môn Địa lý GV đặt câu hỏi: hãy nêu những nơi nào còn có
rừng? Vùng khí hậu của nước ta? Sự ô nhiễm của môi trường do hoạt động của
con người?

Không khí bị ô nhiễm, không những gây tác hại đến sức khỏe con
người và đời sống của động vật, thực vật, mà còn phá hoại dần những công
trình xây dựng như cầu cống, nhà cửa, di tích lịch sử, . . .
trang 8


Phải xử lí khí thải của các nhà máy, các lò đốt, các phương tiện giao
thông . . .để hạn chế đến mức thấp nhất việc đưa vào khí quyển các khí có
hại như CO2, CO, bụi, khói...
Bảo vệ rừng, trồng rừng, trồng cây xanh là những biện pháp tích cực
bảo vệ không khí trong lành.
II. Sự cháy và sự oxi hóa chậm:
1) Sự cháy:
Giáo viên chiếu nội dung câu hỏi: Khi đốt than củi có hiện tượng gì?
HS trả lời.
GV thông báo: Người ta gọi đó là sự cháy. Vậy sự cháy là gì?
HS trả lời, nhận xét
GV chiếu những hình ảnh về sự cháy. Từ đó giáo dục HS về ý thức và cách
phòng chống cháy nổ.

Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
2) Sự oxi hóa chậm:

trang 9



GV giới thiệu: Các đồ vật bằng gang thép để lâu ngày bị gỉ, chúng ta đang hô
hấp bằng không khí. Các hiện tượng đó là sự oxi hóa chậm. Vậy sự oxi hóa
chậm là gì?
- Sự oxi hóa chậm và sự oxi hóa có gì giống và khác nhau?
- Sự cháy 1 chất trong oxi và không khí có gì giống và khác nhau?
- Thế nào là sự tự bốc cháy?
GV cho HS thảo luận theo cặp nhóm, sau đó trả lời, HS nhận xét lẫn nhau.
GV chiếu những hình ảnh về sự oxi hóa chậm: hình ảnh hen gỉ của tàu biển, sắt
thép...
Qua đó giáo dục ý thức bảo vệ những vật dụng dễ bị oxi hóa. GV liên hệ cho
HS về việc phủ lớp bảo vệ những sản phẩm như: xe hơi, xe máy, đồ sắt... Nhằm
vừa tạo tính thẩm mỹ cho sản phẩm vừa chống sự oxi hóa chậm.
Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
Trong điều kiện nhất định, sự oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy, đó
là sự tự bốc cháy.
GV giảng giải về hiện tượng ma trơi ở những nơi có chôn người chết, đó là hiện
tượng đóm lửa lập lòe. Đó là hiện tượng tự bốc cháy của khí photphin PH 3 thoát
trang 10


ra của xác chết. Khí photphin PH3 sẽ tự bốc cháy khi gặp khí oxi có trong không
khí. Nếu ta chạy thì ngọn lửa sẽ chạy theo ta. Nên ngày xưa người ta nói nó là
ma trơi.
3) Điều kiện phát sinh và các biện pháp dập tắt sự cháy:

GV hỏi: Điều kiện để phát sinh sự cháy là gì?
GV gọi HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
GV chiếu những hình ảnh về những vấn đề phát sinh sự cháy. Từ đó giáo dục

HS về cách phòng cháy, hình thành kỹ năng chữa cháy cho HS.
* Các điều kiện phát sinh sự cháy:
- Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.
- Phải có đủ khí oxi cho sự cháy.
GV hỏi: Biện pháp nào để dập tắc sự cháy? Có bắt buộc phải thực hiện cả 2 biện
pháp cùng lúc không?
GV gọi HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
GV chiếu những hình ảnh hoặc phim về tình hình cháy nổ ở nước ta nhất là vào
mùa khô. Những hình ảnh về cách dập tắt sự cháy, hình ảnh của những người
lính cứu hỏa đang làm nhiệm vụ chữa cháy. Qua đó GV cho HS thấy vai trò của
những người lính cứu hỏa cũng như định hướng nghề nghiệp cho HS sau này.
trang 11


Từ đó giáo dục HS về cách chữa cháy, hình thành kỹ năng phòng cháy chữa
cháy cho HS.
* Muốn dập tắt sự cháy, cần thực hiện 1 hay đồng thời cả 2 biện pháp sau:
- Hạ nhiệt độ chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
- Cách li chất cháy với khí oxi.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Học sinh sẽ vận dụng kiến thức kỹ năng do giáo viên tích hợp các môn học tốt
hơn. Đồng thời tiết học sẽ trở nên sinh động hơn khi kiến thức môn Hóa học
được bổ sung thêm bởi kiến thức các môn học khác. Hầu hết học sinh sẽ rất
thích tiết học này và hiểu bài này để vận dụng vào trong thực tế cuộc sống.
8. Các sản phẩm của học sinh.
- Bản đồ tư duy của bài học.
- Tranh ảnh do học sinh sưu tầm có liên quan đến bài học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Sưu tầm những hình ảnh từ internet

2- Tham khảo các tài liệu từ internet
3- Sách giáo khoa hóa học 8 – nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

trang 12


PHỤ LỤC
1. Môi trường ô nhiễm là gì?
Môi trường ô nhiễm là sự tác động của con người làm thay đổi tính chất
của môi trường, thay đổi những tiêu chuẩn của môi trường. Đó là sự làm thay
đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các tính chất vật lí, hóa học, sinh học… Những chất
gây ô nhiễm chính là nhân tố làm cho môi trường trở nên độc hại hoặc có tiềm
ẩn nguy cơ gây độc hại, nguy hiểm đến sức khỏe con người và động thực vật
sống trong môi trường đó.
2.Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong giảng dạy Hóa học ở trường
THCS
Môi trường hiện nay ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang có
những báo động đỏ về sự thay đổi của môi trường theo hướng bất lợi cho con

trang 13


người, đặc biệt là những yếu tố tự nhiên như đất, nước, không khí, hệ sinh thái
động thực vật.
Tình trạng môi trường bị thay đổi và ô nhiễm đang từng ngày diễn ra trên
phạm vi của mỗi quốc gia cũng như trên toàn thế giới. Chưa bao giờ môi trường
bị ô nhiễm trầm trọng như hiện nay, ô nhiễm đang là vấn đề nóng và nan giải
của các quốc gia. Do đó việc giáo dục bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ
thiên nhiên, tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học là vấn đề cần thiết, cấp
bách và bắt buộc khi giảng dạy trong nhà trường phổ thông, đặc biệt với bộ môn

Hóa học thì đây là vấn đề hết sức cần thiết. Kiến thức Hóa học về môi trừng sẽ
cung cấp cho học sinh những kỹ năng cơ bản về môi trường, sự ô nhiễm môi
trường… tăng cường sự hiểu biết của học sinh về mối quan hệ tác động qua lại
giữa con người với tự nhiên trong sinh hoạt và lao động sản xuất thuộc tất cả
các lĩnh vực, góp phần hình thành ở học sinh ý thức và đạo đức mới đối với môi
trường. Do đó giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh là việc làm có tác dụng
rộng lớn nhất, sâu sắc và bền vững nhất.
3. Một số nội dung bảo vệ môi trường
a. Ô nhiễm không khí, sự suy giảm tầng ozon
Khí quyển của chúng ta được chia thành nhiều tầng, trong đó có tầng ozon
(cách mặt đất khoảng 25 km). Ozon (Ozone theo tiếng Hy Lạp nghĩa là “tỏa
mùi”), được Friederich Schoben người Thụy Sỹ phát hiện năm 1840 và năm
1858 đã được Houzeau người Pháp xác định là thành phần quan trọng của khí
quyển.
Ozon do 3 nguyên tử oxi kết hợp với nhau, chúng được hình thành dưới tác
dụng của bức xạ mặt trời, sấm sét… Độ dày mỏng của tầng ozon ở mỗi nơi là
không giống nhau. Tầng ozon có tác dụng quan trọng trong việc ngăn cản các
tia cực tím nguy hiểm từ mặt trời chiếu xuống trái đất.
Hiện nay, tầng ozon đã bị báo động là đang “thủng” nghiêm trọng. Hiện
tượng này được giải thích có nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân
là do các khí thải công nghiệp như CFC, NO2
trang 14


Những dữ liệu năm 1994 của UNEP-WMO (tổ chức môi trường thế giới) đã
chứng minh rằng các hợp chất hữu cơ có chứa clo và brom khi đi vào tầng bình
lưu đã giải phóng nguyên tử clo và brom, đưa chúng về chu kỳ xúc tác phá hoại
ozon. Axit clohdric do núi lửa phun ra không hòa tan được trong nước khí
quyển và không bị nước mưa quét sạch trước khi đi vào tầng bình lưu. Năm
1979 người ta mới phát hiện ra tầng ozon đang bị bào mòn và cho đến nay đã bị

thủng ở rất nhiều nơi. Theo ước tính, khi tầng ozon giảm 10% thì lượng tia cực
tím tăng lên khoảng 13%. Và cứ giảm 11% ozon thì sẽ làm tăng 2% trường hợp
ung thư da.
Một số tác nhân gây thủng tầng ozon: Các chất clofloucacbon (CFC) có tác
dụng làm phồng các tấm cách nhiệt (cách âm) và dung môi trong công
nghiệp điện tử, cơ khí, chất làm lạnh trong tủ lạnh, chất đẩy trong các bình xịt
tóc…là một trong số những tác nhân nguy hiểm nhất với tầng ozon. Loại hay
dùng nhất là Freon, có thời gian tôn tại rất lâu dài, từ 50-400 năm tùy loại.
Chúng bay lên không trung tận tầng cao nhất của khí quyển, gặp các tia cực tím
và bị vỡ ra làm clo được giải phóng. Mỗi nguyên tử clo phá hủy một phân tử
ozon và để tạo thành một phân tử Clo, oxit này lại phản ứng với một oxi nguyên
tử để tái tạo clo nguyên tử, sau đó, tiếp tục đi phá hủy một phân tử ozon khác.
Một nguyên tử clo có thể phá hủy khoảng 100 nghìn phân tử ozon trước khi bị
phản ứng trở lại thành dạng ổn định gọi là “bình chứa”.
Cơ chế của sự phá hủy tầng ozon: Rất may, hiện nay, chất CFC đã bị cấm sử
dụng. Nhưng không phải vì thế mà tầng ozon không tiếp tục bị thủng, lượng tàn
dư của nó trong khí quyển vẫn còn, thêm vào đó các oxit của nitơ và lưu huỳnh
cũng có tác hại tàn phá tương tự.
Một số nguồn khí thải gây ô nhiễm không khí:
- Nguồn ô nhiễm công nghiệp: các chất độc hại trong khí thải công nghiệp như
COx, NOx, SO2… và tro bụi. Các nhà máy sản xuất thủy tinh thải ra một lượng
lớn bụi HF, O2. Các nhà máy gạch, nung vôi thải ra đáng kể một lượng bụi CO x,

trang 15


NOx. Công nghiệp luyện kim, cơ khí thải ra một lượng đáng kể bụi khói kim
loại và nhiều chất độc hại.
- Nguồn ô nhiễm do giao thông vận tải: Các chất khí độc hại do động cơ đốt
trong thải ra, hơi chì, làm ô nhiễm không khí, hành lang hai bên của tuyến giao

thông. Một phần không nhỏ bụi bị cuốn theo sự chuyển động của các phương
tiện giao thông và vận tải hàng không, đặc biệt là các máy bay siêu âm ở độ cao
lớn thải ra một lượng lớn NOx có hại cho tầng ozon.
- Nguồn ô nhiễm không khí do sinh hoạt: khí thải ra do nguồn này chỉ chiếm
một phần rất nhỏ, đa phần là các khí CO x. Hàm lượng tuy nhỏ, nhưng chúng
phân bổ dày và cục bộ trong phạm vi nhỏ hẹp của gia đình cho nên có ảnh
hưởng trực tiếp đến con người.
- Các hạt bụi và sol khí là đối tượng chính chứa các kim loại nặng trong khí
quyển, là nguồn gốc tạo nên hiện tượng “khói mù quang học”, cản trở ánh sáng
và phản xạ ánh sáng mặt trời.
- Hậu quả của việc thủng tầng ozon tới khí hậu: giảm thời gian có nắng, đồng
nghĩa với việc thời gian mưa sẽ tăng lên. Đất đai không có vôi, tăng nồng độ
axit dẫn đến cằn cỗi.
- Hậu quả trực tiếp với con người: tăng rối lọan tim mạch, hô hấp, các bệnh
phổi, hen, ung thư phổi, các bệnh ung thư da và các bệnh da liễu…
Với các công trình nghệ thuật lịch sử: đá bị ăn mòn, mặt ngoài công trình bị cáu
bẩn, các bộ phận kim loại gỉ sét nhanh chóng…
b. Ô nhiễm nguồn nước
Nước là nguồn sống của con người và mọi loại sinh vật, nó rất cần thiết cho
rất nhiều ngành công nghiệp, sinh hoạt và nông nghiệp… Tuy nhiên hiện nay,
nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng nề. Có nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm
nguồn nước trong đó có một số nguyên nhân sau:
* Ô nhiễm hóa học: do các chất thải công nghiệp chưa được xử lí, bao gồm chất
thải vô cơ và chất thải hữu cơ. Nhiều chất chỉ cần với hàm lượng 1mg/lit cũng
đủ để giết chết các động vật (như cromat, xianua…),cũng có thể là
trang 16


hydrocacbua, các chất tẩy rửa. Chất bẩn từ quần áo, chất thải từ phân người có
khoảng 4,9g Phốtpho/ngày. Hậu quả là nếu thải vào nguồn nước sẽ làm tăng

nhanh các sinh vật nổi và thủ tiêu dần các một số động vật khác dưới nước.
* Ô nhiễm hữu cơ: do nước thải ở các hệ thống thoát nước đô thị, các lò sát
sinh, trại chăn nuôi, nhà máy thực phẩm, nhà máy giấy… Lượng chất hữu cơ
này trong nước đã tiêu thụ một phần không nhỏ lượng oxi hòa tan trong nước và
hệ quả là làm chết các động - thực vật nước.
* Ô nhiễm nhiệt học: các chất hữu cơ của nhà máy nhiệt điện và điện nguyên tử
đã là tăng nhiệt độ của nước. Nước nóng sẽ làm tỷ lệ oxi hòa tan trong nước
giảm. Khiến cho các loài thủy sản dễ bị ngạt thở, rối loạn chu kỳ sinh học, thậm
chí dẫn tới hủy diệt một số loài.
* Ô nhiễm có nguồn gốc nông nghiệp: nguồn gốc của loại này chủ yếu do hàm
lượng nitơ trong đất quá mức cho phép vì dùng phân hóa học không đúng cách
và không đúng liều lượng, hoặc sử dụng phân chuồng chưa qua xử lí các độc tố.
Các độc tố đọng lại trong các loại thực phẩm, vật nuôi sẽ xâm nhập vào cơ thể
con người khi sử dụng. Một nguồn ô nhiễm nông nghiệp khác là do sử dụng quá
liều lượng các hóa chất diệt cỏ, trừ sâu hại… Các loại hóa chất này tồn tại rất
lâu trong đất, gây ảnh hưởng không chỉ đến nguồn đất mà còn cả nguồn nước và
tất yếu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con người.
Các tác hại khi bị ô nhiễm nguồn nước:
- Đối với các loại động thực vật trong nước: động thực vật sống được trong
nước là do quang hợp được từ ánh sáng mặt trời kết hợp với việc sử dụng oxi
hòa tan trong nước để hô hấp, quang hợp.Đồng thời, chúng cũng lấy các chất
dinh dưỡng trong nước để sống. Khi các chất thải hữu cơ đổ vào nước, chúng sẽ
làm giảm lượng oxi hòa tan trong nước, một số hợp chất hữu cơ tích tụ, đóng
váng, kết bè trên mặt nước làm giảm khả năng quang hợp của các loài thực vật,
chưa kể đến các chất độc hại mà những nguồn chất thải này mang đến. Hậu quả
là nhiều loại vi sinh vật bị chết, có loài bị nhiễm độc. Và hậu quả thật khó lường
khi con người tiêu thụ các thực phẩm từ những nguồn nhiễm độc này.
trang 17



- Đối với con người: do dùng nước sinh hoạt bị ô nhiễm để ăn uống, tắm rửa,
người ta có thể bị nhiễm khuẩn gây các bệnh phổ biến, các bệnh dạ dày, ruột,
nhiễm virut, viêm gan, nhiễm kí sinh trùng, giun sán… Ngoài ra, bị các khoáng
chất độc hại xâm nhập cơ thể như: thủy ngân, chì, antimon, các nitrat làm thay
đổi hồng cầu, ngăn cản quá trình cố định oxi, rất nguy hiểm, gây tỷ lệ tử vong
cao ở trẻ sơ sinh. Nước nhiễm độc flou khi uống có thể gây hỏng men răng…
c. Ô nhiễm đất nông nghiệp.
Đất có thể bị ô nhiễm tự nhiên do thành phần của nó. Từ quá trình hình thành
vỏ trái đất, đất đá đó chứa sẵn trong nó những kim loại nặng và á kim. Ở một
liều lượng nhất định trong khi khai thác sử dụng và qua các phản ứng hóa học
tiếp theo, những kim loại và những á kim đều độc hại với con người và động
thực vật trên trái đất.
Nhưng đất cũng có thể bị ô nhiễm do các hoạt động của con người bằng các
chất gây ô nhiễm hữu cơ vi mô trực tiếp thấm dần xuống đất qua sự hấp thụ của
cây cối hoặc theo các mạch nước ngầm. Từ đó theo đường tiêu hóa hoặc bụi
bặm tác động tới cơ thể con người và động vật gây ung thư, hay đột biến gen…
Cây trồng cũng có thể bị lây nhiễm các chất độc vô cơ qua không khí, theo gió
thấm vào cành lá. Những nơi thường bị ô nhiễm đất nghiêm trọng là: quanh các
mỏ khoáng sản, các vùng nông nghiệp thâm canh sử dụng phân phốtphat với
liều lượng cao, vùng trồng nho sử dụng nhiều CuSO 4, vùng tiếp giáp các xa lộ,
các sân bay lớn, vùng công nghiệp tập trung, bãi rác thành phố, bùn nạo vét từ
các cống rãnh, ao hồ, sông ngòi…
Một nguyên nhân gây ô nhiễm đất nông nghiệp hiện nay là do: sử dụng các
loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng kích thích không đúng liều
lượng và không đúng quy định. Lượng tích tụ lâu dài của các nguồn này gây ô
nhiễm nghiêm trọng tài nguyên đất nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến sản
xuất và sức khỏe con người. Ô nhiễm đất do chất thải sinh hoạt và chất thải
công nghiệp. Chất thải công nghiệp gây ô nhiễm ở cả 3 trạng thái: rắn, lỏng,
khí. Trong đó chất thải rắn chiếm khoảng 50%, và có khoảng 15% có khả năng
trang 18



gây độc nguy hiểm. Đặc biệt nghiêm trọng là các chất thải là các hóa chất, các
kim loại nặng (Pb, Hg, As…). Chất thải khí gồm nhiều khí độc như H 2S, NOx,
COx,… đây là nguyên nhân gây ra mưa axit, làm chua đất, phá hoại sự phát triển
của thảm thực vật.
Hàng ngày, con người và các động vật đã thải ra một số lượng lớn các chẩt
thải. Khu vực càng đông người thì phế thải càng lớn. Chất thải này có nhiều
nguồn khác nhau, chính vì vậy gây khó khăn trong việc thu gom, xử lí. Trong
khi đó, ý thức bảo vệ môi trường còn kém, dẫn đến tình trạng xả rác “vô tội vạ”.
Hàng năm, chúng ta sản xuất được 240.000 tấn Axit sunfuric, trong đó có
180.000 tấn đi từ quặng pirit. Tất cả đều dùng chất thải một lớp, hiệu suất
chuyển hóa thấp, lượng chất thải cao. Hàng năm thải ra môi trường khoảng hơn
4000 tấn SO2 và khoảng 80.000 tấn xỉ pirit. Ô nhiễm đất do phân bón hóa học
và thuốc bảo vệ thực vật Loại ô nhiễm này do sử dụng phân bón hóa học, thuốc
bảo vệ thực vật gây ra, chất tăng trưởng kích thích… trong sản xuất nông
nghiệp gây ra là chủ yếu. Sử dụng phân bón quá liều lượng, làm cho đất bị chua,
cứng đất gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Đất có thể bị chua tự nhiên do
mưa nhiều sinh, một số hợp chất hữu cơ bị chuyển hóa thành lưu huỳnh, tạo
thành axit sunfuric, cuối cùng tạo thành gốc sunfat gây chua đất. Đất cũng có
thể bị chua do sử dụng phân đạm sunfat không hợp lí. Việc ô nhiễm đất có thể
kéo theo việc ô nhiễm trực tiếp nguồn nước và có thể cả không khí. Ở nước ta
việc sử dụng phân bón chưa nhiều như các nước trong khu vực và trên thế giới
nên chưa thấy rõ hiện tượng ô nhiễm đất do dùng phân bón (trừ một số vùng ở
Hà Nội và Đà Lạt) Thuốc bảo vệ thực vật có thể chia làm 5 loại: thuốc trừ sâu,
thuốc trừ nhện, thuốc trừ gặm nhấm, thuốc trừ nấm và thuốc trừ cỏ dại. Cũng
như phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật cũng bị rửa trôi theo nguồn nước
rất lớn, gây ô nhiễm trực tiếp nguồn nước. Việc sử dụng quá liều thuốc bảo vệ
thực vật còn có thể làm cho con người và các loài động vật bị nhiễm độc nếu
tiêu thụ các thực phẩm đó. Thuốc bảo vệ thực vật đã làm giảm đáng kể số lượng

một số loài sinh vật có ích (ong mắt đỏ, nấm có ích), làm giảm sự đa dạng sinh
trang 19


học, làm xuất hiện một số loại sâu bệnh kháng thuốc, bùng nổ nạn dịch rầy nâu,
đạo ôn ở một số vùng. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác gây ô nhiễm đất
như: ô nhiễm đất do tác nhân sinh học, tác nhân vật lí, do sự cố tràn dầu, do hệ
quả của chiến tranh, do thảm họa bình địa, ô nhiễm do các tác nhân phóng xạ…
d. Hiệu ứng nhà kính (Green House Effect)
Ở một số nước hàn đới, hàng ngày mặt đất nhận được khá ít nhiệt từ mặt trời
chiếu xuống. Chính vì vậy, để có thể trồng trọt được họ phải trồng cây trong
những ngôi nhà làm bằng kính. Tác dụng của ngôi nhà kính này là: ngăn không
cho ánh sáng phản xạ trở lại khí quyển khi tiếp xúc với mặt đất, khi đó lượng
nhiệt từ mặt trời chiếu xuống được tận dụng tối đa để cung cấp cho các loại cây
trồng. Nói cách khác, những ngôi nhà kính có tác dụng như những ”cái lồng
nhốt ánh sáng”. Trên bề mặt trái đất cũng xảy ra một hiện tượng tương tự như
vậy, và người

trang 20



×