Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu giải pháp tích hợp hệ thống giám sát và quản lý máu trong lưu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.39 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------------

ĐỖ THANH HẢI

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TÍCH HỢP
HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ QUẢN LÝ MÁU
TRONG LƢU TRỮ VÀ VẬN CHUYỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KĨ THUẬT
Chuyên ngành: Kĩ thuật y sinh

Hà Nội - Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------------

ĐỖ THANH HẢI

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TÍCH HỢP
HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ QUẢN LÝ MÁU
TRONG LƢU TRỮ VÀ VẬN CHUYỂN

Chuyên ngành: Kĩ thuật y sinh

LUẬN VĂN THẠC SĨ KĨ THUẬT

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. NGUYỄN VĂN KHANG

Hà Nội - Năm 2015

Page 2


LỜI CAM ĐOAN
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới tập thể các thầy cô
trong Viện Điện tử viễn thông, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo ra một
môi trường thuận lợi về cơ sở vật chất cũng như về chuyên môn trong quá trình tôi
thực hiện đề tại. Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô trong Viện Đào tạo sau đại học đã
quan tâm đến khóa học này, tạo điều kiện cho các học viên có điều kiện thuận lợi để
học tập và nghiên cứu. Và đặc biệt Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo
PGS.TS. Nguyễn Văn Khang đã tận tình chỉ bảo, định hướng khoa học và hướng
dẫn, sửa chữa cho nội dung của luận văn này.
Tôi xin cam đoan rằng nội dung của luận văn này là hoàn toàn do tôi tìm
hiểu, nghiên cứu và viết ra. Tất cả đều được tôi thực hiện cẩn thận và có sự định
hướng và sửa chữa của giáo viên hướng dẫn.
Tôi xin chịu trách nhiệm với những nội dung trong luận văn này.
Tác giả
Đỗ Thanh Hải

Page 3


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN………………………………………………………………….3
MỤC LỤC…………………………………………………………………………..4
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ…………………………………………………….6

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU…………………………………………………8
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………9
CHƢƠNG 1: VẤN ĐỀ LƢU TRỮ VÀ BẢO QUẢN MÁU VÀ CÁC CHẾ
PHẨM TỪ MÁU .....................................................................................................11
1.1. Giới thiệu chung về máu ...............................................................................11
1.2. Các chế phẩm từ máu .....................................................................................14
1.3. Sử dụng máu hợp lý ......................................................................................19
1.4. Vấn đề lưu trữ bảo quản máu và chế phẩm từ máu ......................................19
1.5. Giám sát máu và các chế phẩm về máu ........................................................20
1.6. Quản lý máu và các chế phẩm từ máu ..........................................................21
1.7. Kết luận chương ............................................................................................22
CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG LƢU TRỮ, GIÁM SÁT, QUẢN LÝ VÀ VẬN
CHUYỂN MÁU VÀ CÁC CHẾ PHẨM TỪ MÁU ..............................................22
2.1. Tổng quan hệ thống lưu trữ, giám sát, quản lý và vận chuyển máu tại một số
trung tâm huyết học truyền máu................................................................................22
2.2. Hệ thống lưu trữ , giám sát, quản lý và vận chuyển máu tại một số trung tâm
huyết học truyền máu trên thế giới ...........................................................................24
2.3. Hệ thống lưu trữ, giám sát, quản lý và vận chuyển máu tại một số trung tâm
huyết học truyền máu trong nước .............................................................................24
2.4. Trung tâm Truyền máu khu vực Hà Nội ( Viện huyết học truyền máu trung
ương) .........................................................................................................................27
2.5. Trung tâm Truyền máu khu vực Huế............................................................40
2.6. Trung tâm Truyền máu khu vực Chợ Rẫy ....................................................47
2.7. Trung tâm Truyền máu khu vực Cần Thơ (Bệnh viện Huyết học - truyền
máu Cần Thơ)............................................................................................................54

Page 4


2.8. Một số nhận xét .............................................................................................57

2.9. Kết luận chương ............................................................................................58
CHƢƠNG 3: LỰA CHỌN THIẾT BỊ VÀ TÍCH HỢP HỆ THỐNG ................59
3.1. Lựa chọn thiết bị hệ thống giám sát và quản lý ............................................59
3.2. Tích hợp hệ thống .........................................................................................71
3.3. Vận hành thử nghiệm và kết quả ..................................................................83
3.4. Kết luận chương ............................................................................................86
KẾT LUẬN ..............................................................................................................87

Tài liệu tham khảo .............................................................................................. 88

Page 5


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1.Mô hình tổng quan của hệ thống ..........................................................23
Hình 2.2.Mô hình kết nối tổng quan.....................................................................23
Hình 2.3.Sơ đồ tổ chức Viện HHTM TW ............................................................28
Hình 2.4.Bản vẽ phòng lƣu trữ của Viện HHTM TW ........................................33
Hình 2.5.Tủ lạnh lƣu trữ Sanyo MBR-1405GR ..................................................33
Hình 2.6.Nhiệt điện trở PT100 ..............................................................................35
Hình 2.7.Cấu tạo của đầu cảm biến nhiệt độ Pt-100...........................................36
Hình 2.8.Độ tuyến tính của điện trở Bạch kim theo nhiệt độ ............................36
Hình 2.9.Vị trí lắp đặt cảm biến PT100 trên bình theo dõi ................................37
Hình 2.10.Tủ lạnh âm sâu Operon DFUD-374A .................................................38
Hình 2.11.Sơ đồ tổ chức TTTMKVH ...................................................................41
Hình 2.12.Tủ lƣu trữ lạnh Evermed BBR W440 PRO .......................................42
Hình 2.13.Tử lƣu trữ máu Sanaky VH-1200HP..................................................43
Hình 2.14.Bộ đo nhiệt độ LogTag TRIX-8 và bộ đế đọc dữ liệu .......................45
Hình 2.15.Tủ lạnh âm sâu Vestfrost VT307 ........................................................46
Hình 2.16.Tủ lƣu trữ máu Haier HXC-936 .........................................................48

Hình 2.17.Vị trí lắp cảm biến nhiệt độ PT100 .....................................................50
Hình 2.18.Tủ lạnh âm sâu Haier DW-40L508 .....................................................51
Hình 2.19.Mô hình giám sát nhiệt độ ...................................................................53
Hình 2.20.Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BVHHTMCT .............................................55
Hình 2.21.Tủ lƣu trữ lạnh Alaska G2500-L5F ....................................................56
Hình 3.1.Cảm biến nhiệt độ DS18B20 và các thông số đặc trƣng .....................60
Hình 3.2.ZigBee Terminal F8914-E hãng Four-Faith Hồng Kông ...................61

Page 6


Hình 3.3.Sơ đồ chân dây cáp kết nối RS232 với ZigBee Terminal F8914-E ....64
Hình 3.4.Sơ đồ chân dây cáp kết nối RS485 với ZigBee Terminal F8914-E ....65
Hình 3.5.Giao diện kết nối IO/ADC .....................................................................65
Hình 3.6.Zigbee+GPRS IP Modem F8114 ...........................................................67
Hình 3.7.Giao diện phần mềm trạm trung tâm thu thập số liệu .......................70
Hình 3.8.Sơ đồ của hệ thống..................................................................................72
Hình 3.9.Giao diện phần mềm cảm biến đo nhiệt độ ..........................................74
Hình 3.10.Giao diện phần mềm IP Modem Configure Tool ..............................75
Hình 3.11.Giao diện Data Service Center Settings .............................................77
Hình 3.12.Giao diện IP Modem Setting ...............................................................78
Hình 3.13.Giao diện Other Setting .......................................................................79
Hình 3.14.Giao diện Scheduled Power On/Off Setting .......................................79
Hình 3.15 Giao diện cấu hình trực tiến/ngoại tuyến theo thời gian cài đặt ......80
Hình 3.16.Giao diện Zigbee Setting ......................................................................81
Hình 3.17.Giao diện Zigbee Setting của Zigbee Terminal F8914-E ..................83
Hình 3.18.Kết quả thu số liệu thu đƣợc trong thời gian thử nghiệm ................83

Page 7



DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.Danh sách các trung tâm HHTM tại Việt Nam....................................26
Bảng 2.2.Danh sách trung tâm truyền máu khu vực ...........................................26
Bảng 2.3.Tiêu chuẩn thiết kế phòng lƣu trữ .........................................................32
Bảng 2.4.Thông số kỹ thuật chính Sanyo MBR-1405GR ....................................34
Bảng 2.5.Thông số kỹ thuật của Operon DFUD-374A ........................................39
Bảng 2.6.Thông số kỹ thuật Evermed BBR W440 PRO .....................................43
Bảng 2.7.Thông số kỹ thuật của Sanaky VH-1200HP .........................................44
Bảng 2.8.Thông số kỹ thuật của LogTag TRIX-8 ................................................45
Bảng 2.9.Thông số kỹ thuật của Vestfrost VT307................................................46
Bảng 2.10.Thông số kỹ thuật Haier HXC-936 ......................................................50
Bảng 2.11.Thông số kỹ thuật Haier DW-40L508 .................................................52
Bảng 2.12.Thông số kỹ thuật Alaska G2500-L5F ................................................56
Bảng 3.1.Thông số kỹ thuật cơ bản của ZigBee Terminal F8914-E ...................63
Bảng 3.2.Các chân cắm ZigBee Terminal F8914-E .............................................64
Bảng 3.3.Bảng thông số kỹ thuật ...........................................................................69
Bảng 3.4.Danh sách các thiết bị sử dung tích hợp hệ thống................................71
Bảng 3.5.Sơ đồ kết nối các chân của cảm biến với Zigbee Terminal F8914-E ..73

Page 8


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và khả thi của luận văn
Máu là thành phần không thể thiếu đối với cơ thể sống. Máu giúp hô hấp,
vận chuyển dinh dưỡng, bài tiết chất cặn bã cũng như giúp điều hòa hoạt động của
cơ thể và điều hòa thân nhiệt. Cho đến nay dù loài người đã tiến xa trong lĩnh vực
khoa học và công nghệ nhưng vẫn chưa điều chế được chất thay thế máu và các chế
phẩm từ máu. Nhu cầu sử dụng máu trong điều trị và cấp cứu rất lớn. Theo WHO

thì cần phải có 2% dân số của mỗi nước hiến máu 1 lần/năm mới đáp ứng nhu cầu
máu của một quốc gia.
Vấn đề đảm bảo chất lượng truyền máu là một vấn đề quan trọng trong việc
nâng cao chất lượng sức khỏe con người không chỉ tại Việt Nam mà còn trên thế
giới. Hiện nay ở nước ta các hệ thống giám sát, quản lý máu và các chế phẩm từ
máu tại các cơ sở truyền máu, ngân hàng máu còn nhiều bất cập, nhất là vấn đề
giám sát máu trong lưu trữ và trong quá trình vận chuyển.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật nói chung và đặc biệt là công
nghệ thông tin nói riêng cho phép chúng ta ứng dụng và phát triển các giải pháp và
công nghệ truyền dẫn, đặc biệt là công nghệ truyền dẫn không dây ở các cự ly khác
nhau. Các thiết bị sản xuất ngày càng nhỏ gọn, đa dạng về chủng loại, dễ dàng tích
hợp và triển khai trên diện rộng đang được ứng dụng hiệu quả trong nhiều lĩnh vực
của đời sống. Trong lĩnh vực y tế các thiết bị sử dụng phương thức truyền dẫn, kết
nối, trao đổi thông tin ở các cự ly và mô hình khác nhau: Wifi, Wimax, GSM,
Zigbee, UHF, VHF… cũng đang được tích hợp và phát triển mạnh mẽ.
Chính vì vậy mà việc nghiên cứu tích hợp một giải pháp và thiết bị giám sát,
quản lý máu trong lưu trữ và vận chuyển là việc rất cần thiết, cấp bách và khả thi
trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục tiêu và nội dung thực hiện của luận văn
Với tính cần thiết và khả thi như trên, mục tiêu của luận văn “nghiên cứu
giải pháp tích hợp hệ thống giám sát và quản lý máu trong lƣu trữ và vận
chuyển” là đề xuất tích hợp một hệ thống lấy số liệu số hóa về nhiệt độ của thiết bị

Page 9


bảo quản máu trong lưu trữ và vận chuyển, bảo đảm giám sát và quản lý được chất
lượng máu trong thời gian thực mà các thiết bị hiện có của ngành y tế chưa giải
quyết được như:
-


Tính tự động cao: tốc độ lấy mẫu nhanh, giá thành rẻ;

-

Bảo đảm độ chính xác và tin cậy cao.

Do hạn chế về thời gian nên luận văn tập trung vào tích hợp một hệ thống
gồm hai nút mạng giám sát máu khi bảo quản và vận chuyển, làm cơ sở cho việc
xây dựng mạng chuyên dùng cho các trung tâm lưu trữ và ngân hàng máu hỗ trợ
giám sát chất lượng máu trong tương lai.
Nội dung của luận văn gồm 3 chương:
 Chương I: Vấn đề lưu trữ và bảo quản máu và các chế phẩm từ máu.
 Chương II: Hệ thống lưu trữ, giám sát, quản lý và vận chuyển máu và cách
chế phẩm từ máu
 Chương III: Lựa chọn thiết bị và tích hợp hệ thống.
3. Kết quả đạt đƣợc
Bằng kết quả thực nghiệm, mạng truyền dẫn không dây đã đáp ứng các yêu
cầu sau:
-

Thiết bị tích hợp nhỏ gọn, trực quan;

-

Các thông số hiển thị trên màn hình máy tính điều khiển;

-

Truyền dữ liệu nhanh, bảo đảm thời gian thực ở các cự ly khác nhau.


Để có thể thực hiện và hoàn thành đề tài này, tôi xin được chân thành cảm ơn
PGS.TS.Nguyễn Văn Khang đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Học viên
Đỗ Thanh Hải

Page 10


CHƢƠNG 1: VẤN ĐỀ LƢU TRỮ VÀ BẢO QUẢN MÁU VÀ
CÁC CHẾ PHẨM TỪ MÁU
Máu đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình sống của con người cũng như
các cá thể sống trên trái đất. Chất lượng các thành phần trong máu đặc biệt quan
trọng trong việc duy trì chất lượng cuộc sống của con người. Các chế phẩm từ máu
bao gồm rất nhiều loại và được chia làm bốn loại chính như: khối hồng cầu, khối
tiểu cầu, huyết tương, khối bạch cầu.

1.1. Giới thiệu chung về máu

Hình 1.1. Thành phần của máu
Máu là một tổ chức di động được tạo thành từ thành phần hữu hình là các tế
bào (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương. Chức năng chính của của máu là
cung cấp các chất nuôi dưỡng và cấu tạo các tổ chức cũng như loại bỏ các chất thải
trong quá trình chuyển hóa của cơ thể như khí carbonic và acid lactic. Máu cũng là
phương tiện vận chuyển của các tế bào (cả tế bào có chức năng bảo vệ cơ thể lẫn tế
bào bệnh lý) và các chất khác nhau (các amino acid, lipid, hormone) giữa các tổ
chức và cơ quan trong cơ thể. Các rối loạn về thành phần cấu tạo của máu hay ảnh
hưởng đến sự tuần hoàn bình thường của nó có thể dẫn đến rối loạn chức năng của


Page 11


nhiều cơ quan khác nhau. Có hai vòng tuần hoàn tương đối độc lập về mặt giải phẫu
nhưng liên quan chặt chẽ về mặt chức năng: tuần hoàn phổi (hay còn gọi là tiểu tuần
hoàn) và tuần hoàn hệ thống (hay còn gọi là đại tuần hoàn). Hai vòng tuần hoàn này
đều hoạt động chủ yếu bởi sức bơm của cơ tim. Máu chiếm 7% trọng lượng cơ thể,
với tỷ trọng trung bình khoảng 1060 kg/m3, gần giống với tỷ trọng nước nguyên
chất (1000 kg/m3). Người trưởng thành trung bình có khoảng 5 lít máu, bao gồm
một số loại huyết cầu khác nhau hay còn gọi là thành phần hữu hình và huyết tương.
Huyết cầu gồm hồng cầu, bạch cầu, và tiểu cầu. Theo thể tích hồng cầu chiếm
khoảng 45% số tế bào máu, huyết tương chiếm khoảng 54,3%, và bạch cầu khoảng
0,7%.
Ở các quốc gia phát triển trên thế giới như: Anh, Pháp, Thụy Điển… thì máu
đóng vai trò rất quan trọng bởi từ khi y học mới phát triển thì máu được biết đến như
một dạng thuốc đặc biệt mà con người không thể điều chế được bằng các nghiên cứu
hóa học, mà nhu cầu sử dụng máu phục vụ cho ngành y tế trong việc điều trị, nghiên
cứu… ngày càng tăng. Ở các nước phát triển trên thế giới do số lượng dân số ít nên
khi xảy ra các thảm họa thiên tai, dịch bệnh diện rộng thì nhu cầu về máu trở nên càng
cấp thiết hơn vì vậy các nước này đã có ý thức rất sớm về vai trò không thể thay thế
của máu.
Ở nước ta do đặc thù là một nước Nông nghiệp, lạc hậu và là đất nước thường
xuyên phải hứng chịu thiên tai như mưa, bão, lũ, lũ quét… Mặt khác đất nước ta đã
phải trải qua nhiều năm đương đầu với các cuộc chiến tranh xâm lược cho nên nhu
cầu về máu vẫn luôn là vấn đề được quan tâm thường xuyên của nước ta. Trong thời
kỳ chống Thực dân Pháp, những năm 1945 theo thống kê dân số là hơn 22 triệu
người và số lượng người chết do nạn đói, chiến tranh là hơn 2 triệu người; Năm
1960-1975 là thời kỳ chống chiến tranh xâm lược của Đế quốc Mỹ thì dân số nước ta
vào khoảng 47 triệu người và dân số chết là xấp xỉ 5 triệu người trong đó có khoảng
1 triệu quân nhân và 4 triệu thường dân. Trong thời kỳ này nước ta bị phân chia làm

hai miền, miền Bắc đi theo con đường XHCN và tương trợ cho chiến trường miền
Nam. Miền Bắc từ đấy đã tiếp cận được nền y học phát triển hơn so với trước đây.

Page 12


Đi liền với sự phát triển y học thời kỳ này, đặc biệt Chính phủ đã kêu gọi được đội
ngũ y sĩ, bác sĩ, giáo sư từng học và nghiên cứu tại các học viện y tế có tiếng ở nước
ngoài về phục vụ đất nước và giúp nâng cao trình độ cán bộ y tế cho đất nước, như:
GS.BS. Đặng Văn Ngữ, BS.Trần Duy Hưng... Trong giai đoạn chiến tranh chống
phá hoại miền Bắc, ở giai đoạn chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, thống kê số
người chết là khoảng 14.000 bộ đội, dân quân và khoảng 60.000 dân thường. Trong
giai đoạn chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai, theo thống kê là khoảng 1.624
thường dân thiệt mạng.
Ngày nay trong thời kỳ Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mật độ dân số nước ta tăng nhanh đạt hơn 93
triệu dân đứng thứ 15 trên thế giới. Trong khi đó, phần hạ tầng và y tế, giao thông của
nước ta chỉ phát triển ở tầm trung bình so với khu vực; khoảng cách giàu nghèo, khác
biệt giữa các vùng miền về nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực y tế cùng với đấy tai
nạn giao thông thường xuyên xảy ra (Theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu An
toàn Giao thông, căn cứ vào số liệu từ website của Cục Cảnh sát Giao thông đường bộ
- đường sắt (www.csgt.vn). Tình hình tai nạn giao thông trong 4 tháng đầu năm 2014
(tính từ ngày 01/01/2014 đến ngày 29/04/2014), toàn quốc đã xảy ra 5.057 vụ tai nạn
giao thông đường bộ) nhiều năm tăng cao, chưa được kìm chế, số lượng người chết do
tai nạn giao thông trong quý I năm 2014 là 2.525 người và bị thương là 3.606 người;
Thảm họa do thiên nhiên như thiên tai, lũ lụt cũng cướp đi nhiều mạng sống của con
người, chỉ riêng trong năm 2013 ở nước ta đã phải hứng chịu 9 cơn bão lớn làm 313
người chết và mất tích, 1.150 người bị thương. Ngoài ra, từ khi đất nước chuyển sang
nền kinh tế thị trường, do phát triển kinh tế nhanh vấn đề ô nhiễm môi trường liên tục
xảy ra đặc biệt là ở các trung tâm kinh tế, các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu

chiết xuất.v.v… dẫn đến ảnh hưởng tới môi trường sống và sức khỏe con người, nhiều
dịch bệnh diễn ra với tần xuất liên tục, kéo dài…
Trải qua các thời kỳ, máu luôn đóng vai trò to lớn trong việc cứu chữa đối với
người dân Việt Nam. Không chỉ đóng vai trò giúp cứu sống các bệnh binh, dân thường
trong chiến tranh mà khi bước sang giai đoạn phát triển kinh tế máu lại càng cấp thiết

Page 13


hơn nhằm nâng cao sức khỏe và cuộc sống của hàng chục triệu con người Việt Nam.

1.2. Các chế phẩm từ máu

Hình 1.2. Các chế phẩm từ máu
- Máu toàn phần
Là máu lấy từ mạch máu người cho máu được bảo quản trong túi (chai) có
chất chống đông và bảo quản máu. Hiện nay dung dịch bảo quản máu thông thường
là CPDA gồm citrate, phosphat, đường dextrose, adenin. Mỗi đơn vị máu toàn phần
250 ml có khoảng 30-40 g huyết sắc tố. Ở Việt Nam có các loại đơn vị máu 250ml,
350ml, 450ml. Ngoài ra còn một số đơn vị có dung tích ít hơn (50,100,150 ml) cho
trẻ em.
Bảo quản máu toàn phần ở 2-6°C, thời gian bảo quản tối đa là 42 ngày (với
dung dịch bảo quản là CPDA). Máu toàn phần lưu trữ chứa thành phần chính là hồng
cầu, nếu mới thu nhận còn có tiểu cầu và một số yếu tố đông máu. Bạch cầu đoạn
nhanh chóng bị huỷ và giải phóng ra các chất trung gian. Ngoài ra trong đơn vị máu
toàn phần còn chứa các tế bào lympho và yếu tố huyết tương.
Chỉ định: Trường hợp bệnh nhân mất nhiều máu (mất ≥1/3 lượng máu cơ thể)
Không nên dùng: Bệnh nhân suy thận, suy tim, chỉ thiếu máu đơn thuần.
- Khối hồng cầu


Page 14


Là máu toàn phần đã được ly tâm và tách phần huyết tương ở trên sang 1 túi
khác. Tuỳ cách sản xuất mà có các loại khối hồng cầu sau:
- Khối hồng cầu đậm đặc
Sản xuất đơn giản bằng cách ly tâm, tách phần lớn huyết tương trên sang 1 túi
khác, để lại trong túi là khối hồng cầu có Hematocrit khoảng 75%.
Thành phần: Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, một ít huyết tương.
Bảo quản: 2-6°C
Chỉ định: Các trường hợp thiếu máu
Một số bất lợi: Vì đậm đặc nên truyền chậm, nhất là lúc mới bắt đầu truyền
cho người bệnh, còn nhiều bạch cầu nên có thể gây phản ứng truyền máu và gây tan
másớm do các chất giải phóng từ bạch cầu, còn huyết tương chứa kháng thể.
- Khối hồng cầu có dung dịch bảo quản
Sau khi tách huyết tương khỏi hồng cầu, trả lại dung dịch bảo quản.
Thành phần: hồng cầu và dung dịch bảo quản, còn ít bạch cầu, lượng huyết sắc
tố tương tự máu toàn phần.
Bảo quản: 2-6°C thời gian 42 ngày.
Chỉ định: Các trường hợp thiếu máu: thiếu máu do suy tim, suy thận...
- Khối hồng cầu nghèo bạch cầu
Là máu toàn phần được tách huyết tương và tách thành phần Buffy coast (lớp
giữa huyết tương và hồng cầu)
Thành phần:
* Hồng cầu.
* Bạch cầu đã được loại bỏ hầu hết, chỉ còn lại khoảng 10% so với khối hồng
cầu thông thường.
Ưu điểm:
* Giảm phản ứng do bạch cầu ( kháng thể kháng bạch cầu, bạch cầu lympho,
chất trung gian)

* Giảm nguy cơ lây bệnh mà tác nhân cư trú trong bạch cầu

Page 15


Chỉ định: Những trường hợp thiếu máu đơn thuần.

- Khối hồng cầu rửa
Máu toàn phần hoặc khối hồng cầu được ly tâm bỏ hết huyết tương rồi thay
thế nước muối trộn đều ly tâm tiếp để rửa 3 lần.
Thành phần: hồng cầu + nước muối
Bảo quản: ở + 2 ÷ + 6 °C: ≤ 24 giờ; ở 22 °C: ≤ 6 giờ
Chỉ định: Truyền cho bệnh nhân thiếu máu tan máu tự miễn
- Khối hồng cầu lọc bạch cầu và khối hồng cầu chiếu xạ
Là khối hồng cầu đã được dùng màng lọc bạch cầu hay tia xạ hoặc cả hai.
Bảo quản: 2-6 °C ≤ 2 tuần từ khi chiếu xạ, nếu dùng màng lọc rời ( hở) thì sau
lọc không để quá 24 giờ.
Thành phần: Hồng cầu, Bạch cầu còn lại rất ít ( lọc bạch cầu), Bạch cầu bị bất
hoạt ( chiếu xạ)
Chỉ định: Cho bệnh nhân thiếu máu có giảm nặng miễn dịch, đặc biệt bệnh
nhân ghép tạng, BN chuẩn bị ghép
Thông thường để đảm bảo an toàn, người ta sử dụng cả chiếu xạ và lọc bạch
cầu cho đơn vị máu sẽ truyền cho bệnh nhân ghép.
- Khối tiểu cầu
Có hai loại khối tiểu cầu:
Khối tiểu cầu tách từ máu toàn phần
Bằng ly tâm các túi máu toàn phần, gạn lấy lớp Buffy coast rồi ly tâm tách lấy
tiểu cầu. Thường từ 3-4 đơn vị máu toàn phần cùng nhóm ABO có thể chuẩn bị (sản
xuất) được 1 đơn vị pool tiểu cầu (tập hợp tiểu cầu từ nhiều người cho máu).
Bảo quản: Nếu chưa pool (chưa trộn) để 22°C, lắc liên tục 3-5 ngày. Nếu đã

pool ( trộn) qua hệ thống hở để ≤ 24 giờ
Thành phần: Số lượng tiểu cầu/ pool khoảng 1,5 x 1011.

Page 16


Chỉ định : Các bệnh gây giảm tiểu cầu đặc biệt giảm tiểu cầu sau điều trị bệnh
ác tính.

- Khối tiểu cầu tách chiết ( apheresis)
Dùng máy tách tế bào với bộ kit ( dụng cụ) chuyên dụng để lấy tiểu cầu từ
một người cho
Thành phần : có ≥ 3,0 x 1011 tiểu cầu/ đơn vị, có ít bạch cầu
Bảo quản : 22 °C trong máy lắc liên tục, tối đa được 5 ngày
Chỉ định: Các bệnh giẩm tiểu cầu nặng; sốt xuất huyết có giảm tiểu cầu nặng,
giảm tiểu cầu sau điều trị hóa chất, trong các bệnh suy tủy, rối loạn sinh tủy.
Đối với xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch, chỉ định khối tiểu cầu khi xuất
huyết, nguy cơ xuất huyết nặng, hoặc số lượng tiểu cầu thấp (< 20.109/l).
- Huyết tƣơng tƣơi đông lạnh
Phần huyết tương tách ra từ máu toàn phần trong thời hạn 6 giờ kể từ lúc lấy
máu gọi là huyết tương tươi (HTT). Huyết tương tươi bảo quản đông lạnh gọi là
huyết tương tươi đông lạnh (HHTĐL).
Thành phần:
+ Các yếu tố huyết tương: Albumin, globulin miễn dịch
+ Yếu tố đông máu bền vững
+ Yếu tố VIII, còn khoảng 70%
Lượng huyết tương tách từ một đơn vị máu hiện nay có dung tích khoảng 125150ml. Người ta thường pool (gộp) lượng HTT của hai đơn vị máu toàn phần cùng
nhóm và như vậy dung tích khoảng 250-300ml.
Bảo quản: -25 °C, thời hạn 1 năm, nếu để < - 25 °C có thể được 2 năm
Chỉ định:

+ Thay thế huyết tương
+ Rối loạn đông máu
+ Bệnh Hemophilia A & B

Page 17


+ Tai biến dùng quá liều kháng vitamin K.
+ Bù các thành phần và thể tích huyết tương, shock do bỏng.
+ Mất nhiều máu do chấn thương, phẫu thuật (phối hợp truyền khối hồng
cầu và khối tiểu cầu)
Lưu ý: Huyết tương cũng chứa các yếu tố lây nhiễm nên có thể dùng hóa chất
hoặc tia cực tím ức chế virus.
- Tủa (cryo)
Để HTTĐL ở 4 °C, huyết tương tan ra có 1 phần tủa, li tâm thu nhận các tủa
này đó là cryo (tủa VIII)
Thành phần: Nồng độ VIII khoảng 2-3 đơn vị/ ml, Yếu tố V, Fibrinogen.
Bảo quản như HHTĐL
Chỉ định:

+ Bệnh nhân rối loạn đông máu: (mất fibrinogen, DIC)
+ Bệnh nhân Hemophilia A.

- Huyết tƣơng tƣơi đã tách tủa
Phần huyết tương tách ra sau khi lấy tủa ở HTTĐL có thể bảo quản lại - 25°C.
Thành phần: Albumin, một số globulin, một số yếu tố đông máu (yếu tố IX).
Bảo quản: Như HHTĐL
Chỉ định:

+ Mất huyết tương, hemophilia B

+ Tai biến quá liều kháng vitamin K.

- Các chế phẩm khác
Khối bạch cầu hạt
Tách từ phần Buffy Coast và tập hợp (pool) của nhiều người cho máu.
Thành phần: Chứa nhiều bạch cầu hạt, hồng cầu và một số tế bào lympho, các
chất bạch cầu giải phóng, tập hợp từ nhiều người cho nên nguy cơ nhiễm virus rất
cao.
Bảo quản: 22 °C, ≤ 24 giờ
Chỉ định: bệnh nhân nhiễm trùng nặng, không còn bạch cầu hạt, điều trị bằng
kháng sinh không kết quả.
Chế phẩm huyết tương bất hoạt virus

Page 18


Dùng các hóa chất, hoặc tia cực tím chiếu bất hoạt virus
Yếu tố VIII cô đặc: bất hoạt virus và cô đặc từ nhiều người cho
Các chất chiết từ huyết tương: Albumin, globulin.

1.3. Sử dụng máu hợp lý
- Chỉ sử dụng khi cần cho điều trị
- Chỉ định loại thành phần hợp lý nhất
- Lựa chọn chế phẩm ít pool (từ ít người cho)
- Tìm các biện pháp tránh truyền máu
+Nếu giảm thể tích: dung dịch cao phân tử.
+Nếu thiếu hoocmon: tiêm chất kích thích ví dụ điều trị thiếu máu bằng
Erythropoietin
+Điều trị sắt nếu thiếu sắt
- Lưu ý các tác dụng phụ sau truyền máu

+Tan máu sau truyền máu
+Nhiễm virus sau truyền máu
+Miễn dịch đồng loạt sau truyền máu
- Một số biện pháp giảm truyền máu đồng loại
+Truyền máu tự thân: Có nhiều hình thức truyền máu tự thân như: Thu
gom lưu trữ máu nhiều ngày trước mổ, pha loãng máu đẵng thể tích,
truyền máu hoàn hồi...
+Dùng các thế phẩm tổng hợp (yếu tố VIII tái tổng hợp)...

1.4. Vấn đề lƣu trữ bảo quản máu và chế phẩm từ máu
Thời kỳ 1945, ở thời kỳ này y tế công cộng đối với người dân gần như không có
dẫn đến việc không có máu để bảo quản.Thời kỳ chống chiến tranh xâm lược 19601975, ở thời kỳ này y học đã có những bước phát triển hơn ở giai đoạn trước, việc
bảo quản máu đã được quan tâm để phục vụ cho y học. Do chiến tranh xảy ra ác liệt
nên đối tượng phục vụ của y tế chủ yếu là thương binh và người dân sống trong khu
vực chiến sự. Khi miền Bắc bước vào công cuộc đi lên CNXH việc lấy máu lưu trữ
bảo quản và truyền đã được nâng lên một bước nhờ các thiết bị hỗ trợ lưu trữ bảo

Page 19


quản từ Xô Viết cùng các công nghệ do các y sĩ, giáo sư đang được đào tạo tại các
nước phát triển trở về hỗ trợ đất nước. Ngoài ra, nhu cầu khám chữa bệnh của người
dân đặc biệt là các cán bộ chiến sĩ chiến đấu ở chiến trường miền Nam là rất cần thiết
trong giai đoạn này, việc bảo quản máu để vận chuyển đi các chiến trường kịp thời là
rất cần thiết.
Ngày nay do dân số cao, kinh tế phát triển, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, tai
nạn thì nhu cầu về khám chữa bệnh của người dân càng tăng cao, nhu cầu về máu và
các chế phẩm để đáp ứng các nhu cầu trên lại càng cần thiết. Mặt khác, các tổ chức
chính trị-xã hội, các bộ ngành, cơ quan các đội ngũ học sinh, sinh viên, bộ đội vũ
trang công nhân viên chức và người lao động hàng năm thường xuyên tổ chức các

cuộc hiến máu nhân đạo với số lượng đông đảo, việc lấy máu, phân tích, lưu trữ và
bảo quản số lượng lớn hơn 10.000 đơn vị máu và các chế phẩm để duy trì chất lượng
tốt nhất phục vụ trong lĩnh vực y tế là nhu cầu cấp bách đặt ra với đất nước và ngành
y tế.
Hơn nữa do khoa học công nghệ trên thế giới có những bước phát triển vượt bậc
về vấn đề này như phân tách máu toàn phần thành các chế phẩm và bảo quản lưu trữ
ở các mức nhiệt độ khác nhau nhằm lưu trữ được lâu dài, sử dụng các hóa chất nhằm
chống đông máu, công nghệ lưu trữ máu cuống rốn và tế bào gốc .v.v… Việt Nam
cũng đã và đang từng bước tiếp cận và ứng dụng các công nghệ mới tiên tiến trong
lĩnh vực bảo quản này nhằm nâng cao chất lượng máu trong lưu trữ và truyền máu
cho người bệnh.

1.5. Giám sát máu và các chế phẩm về máu
Công việc giám sát trạng thái của máu và các chế phẩm từ máu từ khi lấy ra từ
người hiến qua quá trình xét nghiệm, phân tích, tách các thành phần có ích ngoài việc
sử dụng truyền ngược trở lại cho bệnh nhân thì máu và các chế phẩm còn được lưu
trữ và giám sát nghiêm ngặt ở cả quy mô nhỏ (tại trung tâm truyền máu) và quy mô
lớn (trong ngân hàng máu). Việc giám sát là quá trình hết sức quan trọng, quyết định
tới chất lượng của máu và các chế phẩm. Theo tiêu chuẩn quốc tế và các quy định
hiện hành của bộ y tế Việt Nam thì trong quá trình lưu trữ một trong những yếu tố

Page 20


quan trọng nhất mang tính chất quyết định là nhiệt độ sử dụng để lưu trữ và bảo quản
máu (Theo bộ tiêu chuẩn về ngân hàng máu và truyền máu của AABB-Hiệp hội ngân
hàng máu Hoa Kỳ và Chương IV của thông tư hướng dẫn hoạt động truyền máu
26/2013/TT-BYT đã quy định các mức nhiệt độ trong lưu trữ máu và các chế phẩm
từ máu).
Xuất phát từ vấn đề trên, trong khuôn khổ của luận văn tôi nhận thấy việc giám

sát trạng thái về nhiệt độ lưu trữ máu và các chế phẩm phải được đề cập trong khuôn
khổ luận văn. Cụ thể là: thành phần giám sát trạng thái nhiệt độ trong hệ thống phải
được thiết kế có tính năng giám sát nhiệt độ theo thời gian thực đồng thời phải có các
cảnh báo cần thiết tại các giới hạn nhiệt độ cận trên và nhiệt độ cận dưới theo tiêu
chuẩn của quốc tế và các quy định hiện hành của ngành y tế Việt Nam. Ví dụ: các
tiêu chí đặt ra Khối Hồng cầu bảo quản ở nhiệt độ: từ 2°C đến 6°C, Khối Tiểu cầu
bảo quản ở nhiệt độ: từ 20 - 22°C, Khối Bạch cầu bảo quản ở nhiệt độ thường khoảng
24°C, Khối Huyết tương bảo quản ở nhiệt độ: từ -18°C đến -24°C.v.v…

1.6. Quản lý máu và các chế phẩm từ máu
Máu và các chế phẩm từ máu ngoài việc giám sát trạng thái nhiệt độ liên tục thì
một trong những khâu đặc biệt quan trọng là quản lý về hồ sơ bao gồm: thông tin về
người cho hiến máu, nhóm máu, các chế phẩm đi kèm, thời gian địa điểm …Trong
quá trình lưu trữ ở quy mô nhỏ hoặc quy mô lớn thì việc quản lý và lưu trữ dưới dạng
hồ sơ phục vụ cho công tác quản lý, chỉ định điều trị cho bệnh nhân chính xác và đạt
hiệu quả cao trong công tác truyền máu nói riêng và khám chữa bệnh nói chung.
Những năm trước đây, việc quản lý này chỉ được nhập liệu và lưu trữ dưới dạng
hồ sơ giấy. Với dạng nhập liệu này thường sẽ gây ra các sai sót khách quan như do
nhập sai số liệu, số liệu được nhập không rõ ràng…, khó khăn trong truyền số liệu,
cập nhật sử dụng số liệu và quan trọng việc lưu trữ một lượng lớn hồ sơ qua các năm
là vô cùng khó khăn. Ngày này, do công nghệ phát triển có các giải pháp hỗ trợ cho
điều trị người ta áp dụng rất nhiều công nghệ, như: RFID, Barcode, Thẻ từ… Trong
khuôn khổ của luận văn đối với thành phần quản lý của hệ thống sẽ phải thực hiện
tổng hợp nghiên cứu, đánh giá để lựa chọn ra giải pháp quản lý bằng công nghệ phù

Page 21


hợp với điều kiện hiện nay, có tính mở và khả năng nhân rộng trên quy mô lớn.


1.7. Kết luận chƣơng
Chương 1 giới thiệu về việc cần thiết lưu trữ, giám sát máu và các chế phẩm từ
máu. Chương 2 luận văn sẽ tổng hợp hiện trạng các thiết bị công nghệ đang được ứng
dụng để bảo quản, lưu trữ máu và các chế phẩm từ máu.

CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG LƢU TRỮ, GIÁM SÁT, QUẢN LÝ
VÀ VẬN CHUYỂN MÁU VÀ CÁC CHẾ PHẨM TỪ MÁU
2.1. Tổng quan hệ thống lƣu trữ, giám sát, quản lý và vận chuyển máu
tại một số trung tâm huyết học truyền máu
Việc quản lý, theo dõi giám sát các thông số liên quan tới máu và các chế
phẩm từ máu từ các công đoạn đầu vào cho đến công đoạn quyết định lựa chọn và
truyền cho người bệnh được thực hiện thông qua nhiều bước tuân thủ các qui trình
nghiêm ngặt. Một trong các công đoạn hết sức quan trọng, mang tính quyết định
đến chất lượng của các đơn vị máu sau khi đã thực hiện các công đoạn đầu vào là
việc quản lý và giám sát tập trung giá trị nhiệt độ trong lưu trữ, vận chuyển máu và
các chế phẩm từ máu theo thời gian thực. Nó đặc biệt đóng vai trò rất quan trọng để
đảm bảo chất lượng y tế trong cấp cứu, chữa bệnh và được tiến hành tại hầu hết các
trung tâm HHTM theo một quy phạm chặt chẽ và thống nhất. Số liệu này giúp xác
định được tình trạng của máu và các chế phẩm từ máu còn đảm bảo được yêu cầu
trong truyền máu và nghiên cứu.

Page 22


Hình 2.1.Mô hình tổng quan của hệ thống

Hình 2.2.Mô hình kết nối tổng quan

Page 23



2.2. Hệ thống lƣu trữ , giám sát, quản lý và vận chuyển máu tại một số
trung tâm huyết học truyền máu trên thế giới
Trên thế giới, các nước phát triển, từ lâu đã quan tâm đến việc lưu trữ, giám
sát, quản lý và vận chuyển máu và các chế phẩm từ máu nhằm nâng cao khả năng
cứu chữa trong y tế và nâng cao đời sống người dân. Cùng với sự phát triển của
công nghệ thông tin nói riêng và sự lớn mạnh của khoa học nói chung đã giúp hình
thành các hệ thống lưu trữ, giám sát, quản lý hiện đại. Hệ thống này không chỉ hỗ
trợ cho y tế mà còn giúp tăng khả năng lưu trữ lương thực thực phẩm cho người dân
sử dụng trong thời gian dài. Trong phạm vi ngành y tế thì hệ thống này cũng giúp
ích rất nhiều trong việc bảo quản các dung dịch hóa chất, vaccine, máu và các chế
phẩm từ máu .v.v… Riêng trong ngành huyết học truyền máu, để đảm bảo nghiêm
ngặt chất lượng máu và các chế phẩm từ máu, các nhà khoa học đã và đang đầu tư
rất nhiều chất xám giúp ngày càng hiện đại hóa các thiết bị lưu trữ, phát triển các
công nghệ giám sát làm tăng thời gian lưu trữ, tăng chất lượng bảo quản của máu và
các chế phẩm từ máu không chỉ trong khâu lưu trữ mà còn ở khâu vận chuyển từ
các trung tâm thu nhận máu đến ngân hàng máu, từ ngân hàng máu đến các bệnh
viện và cụ thể là đến các bệnh nhân cần sử dụng máu và các chế phẩm từ máu. Từ
nhu cầu cấp thiết trên, các mô hình hệ thống lưu trữ, giám sát, quản lý và vận
chuyển máu tại một số trung tâm huyết học truyền máu đã được xây dựng và hình
thành để phù hợp với từng khu vực, đất nước và vùng miền đa dạng.
Qua nhiều năm nghiên cứu, ứng dụng và triển khai, các tổ chức y tế hàng đầu
thế giới đã đưa ra một sơ đồ khối điển hình cho hệ thống lưu trữ, giám sát, quản lý
và vận chuyển máu và các chế phẩm từ máu.

2.3. Hệ thống lƣu trữ, giám sát, quản lý và vận chuyển máu tại một số
trung tâm huyết học truyền máu trong nƣớc
Ở nước ta hiện nay, do phải trải qua các cuộc kháng chiến chống xâm lược
cùng với đó là sự phát triển bùng nổ của kinh tế thị trường và phải gánh chịu nặng
nề của thiên tai lũ lụt thường xuyên nên nhu cầu sử dụng máu, các chế phẩm từ máu

rất lớn. Trong khi đó, với những bất cập hiện nay trong công tác thu gom và dự trữ,

Page 24


bảo quản máu, Việt Nam đang rất cần các trung tâm truyền máu khu vực. Lượng
máu thu được hiện chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu điều trị. Không chỉ các bệnh
viện lớn, đông bệnh nhân nặng mới thiếu máu mà ngay cả các cơ sở nhỏ ở vùng xa,
ít bệnh nhân cũng không đủ máu cho mổ cấp cứu, chưa kể các bệnh về máu khác.
Các bệnh viện không đủ điều kiện để lấy, sàng lọc và bảo quản một lượng máu lớn.
Sự ra đời các trung tâm truyền máu sẽ giải quyết những vấn đề trên. Mỗi trung tâm
sẽ đảm nhiệm việc thu gom máu ở các địa phương, sàng lọc, sản xuất các sản phẩm
máu và cung cấp trở lại cho các bệnh viện. Như vậy, máu cung cấp cho điều trị sẽ
tăng cả về lượng và chất.
Nhờ sự quan tâm của Đảng và nhà nước cùng với sự hỗ trợ của các nguồn
vay vốn thế giới ( ví dụ: nguồn vốn của chính phủ Lucxembua, ngân hàng thế giới
.v.v…), nước ta đã xây dựng được ngân hàng máu, trung tâm truyền máu khu vực
phủ khắp các tỉnh thành với mô hình của hệ thống lưu trữ, giám sát, quản lý và vận
chuyển máu và các chế phẩm từ máu được học tập từ các mô hình của các nước
phát triển và đang được áp dụng triển khai phù hợp với Việt Nam.
Nhưng hiện nay, công việc giám sát còn chủ yếu dựa trên các thiết bị đo đạc
thủ công, do đó việc cung cấp số liệu số hóa cho các mô hình quản lý còn gặp nhiều
khó khăn. Để khắc phục các nhược điểm trên, các thiết bị đo đạc điện tử được giám
sát, quản lý bằng hệ thống phần mềm đã và đang được sử dụng rộng rãi ở nước ta
và nhiều nước khác.
STT Danh sách trung tâm truyền máu khu vực
Trung tâm Truyền máu khu vực Hà Nội
1
( Viện huyết học truyền máu trung ương)
Trung tâm huyết học truyền máu Bệnh viện

2
Bạch Mai
Trung tâm huyết học truyền máu Bệnh viện
3
108
Trung tâm huyết học truyền máu Bệnh viện
4
198
Trung tâm huyết học truyền máu Hải Phòng
5
(Trung tâm Huyết học và Truyền máu Bệnh
viện hữu nghị Việt Tiệp)
6
Trung tâm huyết học truyền máu tỉnh Thái

Page 25

Năm thành lập
2009
2004
2008
2010
2008
2008


×