Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ SPR trong chẩn đoán ung thư sớm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 65 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được thực
hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Trương Quốc Phong. Nội dung luận văn
có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác
phẩm, tạp chí và các website theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Kết quả trình bày trong luận văn được thu thập được trong quá trình nghiên
cứu là trung thực chưa từng được ai công bố trước đây.
Hà Nội, tháng 6 năm 2012
Tác giả luận văn

Trần Thanh Hoài


2
Luận văn thạc sĩ

Trần Thanh Hoài
MỤC LỤC

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT……………………....4
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. 4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ......................................................... 4
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 6
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN ......................................................................... 8
1.1. Biomaker và ứng dụng trong chẩn đoán ........................................ 8
1.1.1. Biomaker ..................................................................................... 8
1.1.2. Ứng dụng của biomarker trong chẩn đoán bệnh ........................... 8
1.2. Các phƣơng pháp chẩn đoán dựa vào biomaker .......................... 14


1.2.1. Kỹ thuật PCR, real-time PCR .................................................... 14
1.2.2. Kỹ thuật ELISA (Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay) ....... 15
1.2.3. Kỹ thuật protein array ................................................................ 16
1.2.4. Kỹ thuật tương tác cộng hưởng bề mặt....................................... 17
1.3. Ứng dụng phƣơng pháp tƣơng tác cộng hƣởng bề mặt trong
nghiên cứu nhận diện protein huyết thanh ............................................ 29
1.3.1. Tầm quan trọng của các protein trong huyết thanh ..................... 29
1.3.2. Những hạn chế trong nghiên cứu protein huyết thanh ................ 33
1.3.3. Phương pháp tương tác cộng hưởng bề mặt giải pháp cho phân
tích nhận diện protein huyết thanh.......................................................... 33
CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 37
2.1. Vật liệu nghiên cứu........................................................................... 37


3
Trần Thanh Hoài

Luận văn thạc sĩ

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................... 37
2.1.2. Hóa chất và thiết bị sử dụng ......................................................... 37
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................. 37
2.2.1. Phương pháp gắn ligand IL2-antibody lên chip GLC.................... 37
2.2.2. Phương pháp phân tích mẫu ......................................................... 40
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ...................................................... 42
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................. 45
3.1. Đánh giá khả năng gắn kháng thể kháng IL-2 lên sensor chíp GLC
45
3.2. Đánh giá ảnh hƣởng của mẫu huyết thanh đến tín hiệu đo ........... 47
3.3. Phân tích protein IL-2 trong mẫu huyết thanh ............................ 52

3.3.1. Phân tích các nồng độ khác nhau của protein IL-2 trong huyết
thanh 52
3.3.2. Phân tích tính ổn định của tín hiệu đo protein IL-2 trong huyết
thanh 58

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 62


4
Luận văn thạc sĩ

Trần Thanh Hoài

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DNA: Deoxyribo Nucleic Acid
IL-2 : Interleukin 2
IL-2 Ab : Interleukin 2 antibody – Kháng thể kháng interleukin 2
KD : Equilibrium kinetic – hằng số cân bằng
kd : Dissociation kinetic – hằng số động học liên kết
ka : Association kinetic – hằng số kết hợp
PCR: Polymerase Chain Reaction
RNA: Ribonucleic acid
RU: Response units
SPR: Surface plasma resonance – Cộng hưởng bề mặt

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng


Trang

Bảng 1.1: Các loại protein microarray [21]................................................... 17
Bảng 1.2. Sự thay đổi nồng độ protein trong huyết thanh bệnh nhân ung thư
[32] .............................................................................................................. 32
Bảng 2.1. Điều kiện chạy trên chip GLC ...................................................... 38
Bảng 2.2. Vị trí đặt ligand và dung dịch đệm trên giá đựng mẫu .................. 39
Bảng 2.3. Vị trí đặt IL-2 và dung dịch đệm trên giá đựng mẫu ..................... 41
Bảng 2.3. Vị trí đặt mẫu phân tích và dung dịch đệm trên giá đựng mẫu ...... 41
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình

Trang

Hình 1.1.Cụm tế bào lai (clone) dòng AFP-2 đang phát triển, độ phóng đại
10×20 và 10×10 [7]. ..................................................................................... 10


5
Trần Thanh Hoài

Luận văn thạc sĩ

Hình 1.2. BNP trong hướng dẫn chẩn đoán khó thở cấp và suy tim [5] ........ 11
Hình 1.4. Động học của liên kết phân tích. ................................................... 21
Hình 1.5. Hình ảnh mô phỏng array tương tác protein-ligand 6x6 ............... 25
Hình 1.6. Hình ảnh các thông số động học của tương tác IL2 cytokine và IL2
antibody. ...................................................................................................... 26
Hình 1.7. Biểu đồ biểu diễn thành phần 22 protein (chiếm 99%) trong huyết
thanh [32]. .................................................................................................... 31

Hình 3.1. Quá trình gắn IL-2 antibody lên bề mặt chip ................................. 47
Hình 3.2. Quá trình phân tích protein IL-2 ................................................... 49
Hình 3.2. Phân tích các hằng số động học tương tác giữa IL-2 với ligand .... 52
Hình 3.3. Quá trình tương tác IL-2 với các nồng độ trong mẫu huyết thanh 54
Hình 3.4. Phân tích các hằng số động học tương tác giữa IL-2 với ligand với
các mẫu huyết thanh có độ pha loãng khác nhau .......................................... 57
Hình 3.5. Phân tích tính ổn định của tín hiệu tương tác giữa các lần đo ........ 59


6
Luận văn thạc sĩ

Trần Thanh Hoài
MỞ ĐẦU

Hiện nay, số lượng bệnh nhân bị ung thư đang gia tăng nhanh chóng.
ACS ước tính có tổng cộng có hơn 1.5 triệu bệnh nhân bị ung thư ở Mỹ trong
đó có hơn 500 trăm nghìn ca đã tử vong trong năm 2010. Do đó chẩn đoán
ung thư sớm là một việc rất quan trọng để hạn chế những ca tử vong do ung
thư. Ung thư có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu chúng ta phát hiện sớm khi
căn bệnh mới bắt đầu.
Để chẩn đoán ung thư, có thể lấy các mẫu như sinh thiết, gen, máu hoặc
nước tiểu. Mẫu máu được xem là mẫu phân tích tiềm năng để phát hiện các
chỉ thị sinh học nói chung và các chỉ thị ung thư nói riêng. Vì máu được luân
chuyển đến mọi cơ quan của cơ thể và chứa nhiều thành phần khác nhau như
lipid, đường, các enzym, kháng thể…Xét nghiệm máu sẽ cung cấp nhiều
thông tin quan trọng về tình trạng sức khỏe. Có rất nhiều kỹ thuật có thể được
dùng để phân tích mẫu máu đã và đang được ứng dụng như kỹ thuật PCR,
real-time PCR, ELISA, kỹ thuật protein array... Đây là các kỹ thuật chẩn đoán
dựa vào các biomaker. Mỗi phương pháp có một ưu nhược điểm riêng. Trong

đó kỹ thuật protein array là kỹ thuật mới có độ nhạy cao và cho phép phân
tích nhiều mẫu cùng lúc, tuy nhiên cần phải đánh dấu mẫu bằng phóng xạ, các
chất phát quang…có thể làm biến đổi cấu trúc của mẫu cần phân tích. Để
khắc phục nhược điểm này, kỹ thuật phân tích mẫu bằng tương tác cộng
hưởng bề mặt (SPR) không cần đánh dấu đang được nghiên cứu phát triển.
Tương tác cộng hưởng bề mặt (SPR) cho phép phân tích tương tác của
nhiều loại phân tử, từ những phân tử có khối lượng nhỏ đến những phân tử có
khối lượng lớn (vài triệu Daltons), và những phân tử có hàm lượng thấp.
Tương tác cộng hưởng bề mặt (SPR) không chỉ đưa ra kết quả định tính định
lượng của các phân tử cần phân tích mà còn cung cấp các thông số động học


7
Trần Thanh Hoài

Luận văn thạc sĩ

của quá trình tương tác. Một số nghiên cứu cho thấy tiềm năng của kỹ thuật
tương tác cộng hưởng bề mặt (SPR) trong chẩn đoán ung thư sớm. Kỹ thuật
này đang thu hút sự quan tam của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Tuy
nhiên, ở Việt Nam, kỹ thuật này còn rất mới mẻ. Việc nghiên cứu và phát
triển kỹ thuật này trong nghiên cứu proteomic nói chung và trong chẩn đoán
sớm ung thư nói riêng sẽ mang lại nhiều lợi ích. Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn
đề tài “ Nghiên cứu ứng dụng công nghệ SPR trong chẩn đoán ung thư sớm”.
Trong giới hạn của luận văn cao học, tôi xin trình bày những khảo sát
ban đầu của nghiên cứu ứng dụng công nghệ SPR trong chẩn đoán ung thư
sớm. Nội dung chính của luận văn:
- Đánh giá khả năng gắn kháng thể kháng IL-2 lên sensor chip GLC.
- Đánh giá ảnh hưởng của mẫu huyết thanh đến tín hiệu đo.
- Phân tích IL-2 trong mẫu huyết thanh

+ Phân tích các nồng độ khác nhau của protein IL-2 trong huyết
thanh.
+ Phân tích tính ổn định của tín hiệu đo protein IL-2 trong huyết
thanh


8
Luận văn thạc sĩ

Trần Thanh Hoài
CHƢƠNG I. TỔNG QUAN

1.1.

Biomaker và ứng dụng trong chẩn đoán

1.1.1. Biomaker
Biomarker là những phân tử biểu hiện một dữ kiện sinh học. Biomarker
có thể đơn thuần là hóa chất, như glucose là chỉ điểm của bệnh tiểu đường,
hoặc phân tử protein như các kháng thể (antibody) là dấu hiệu của bệnh
nhiễm trùng, và gene hay DNA marker là dấu hiệu cho các bệnh liên quan đến
di truyền. Với phát triển của những kỹ thuật sinh học hiện đại có khả năng
nghiên cứu nhiều phân tử trên cùng một mẫu phẩm như microarray,
proteonomics, ngày nay biomarker có thể là một nhóm gene hay protein liên
quan đến một trạng thái bệnh lý nào đó [6].
Về bệnh lý, khác với các yếu tố bệnh (pathogen agent) được mô tả dưới
dạng thức phân tử như gene hay vi khuẩn là những “nguyên nhân” gây bệnh,
biomarker chỉ là “biểu hiệu” (symbol) của bệnh. Những biểu hiện này bao
gồm tất cả mọi thay đổi của tế bào có liên quan đến bệnh lý.Như vậy,
biomarker bao gồm những phân tử gây bệnh và những phân tử được tạo ra sau

khi bệnh phát triển [6].
1.1.2. Ứng dụng của biomarker trong chẩn đoán bệnh
Những nghiên cứu gần đây đã chứng minh tính hữu dụng của
biomarker trong các lĩnh vực sinh học từ nghiên cứu đến ứng dụng. Các nhà
nghiên cứu biomarker tin tưởng rằng chỉ điểm sinh học chứa đựng những bí
ẩn về bệnh lý, cho nên việc truy tìm biomarker sẽ giúp đạt được những kết
quả có tầm ứng dụng hữu hiệu và lớn lao trong y học. Những ứng dụng này
gồm các phương pháp chẩn đoán chính xác cho các bệnh phức tạp liên hệ đến
nhiều gene (ung thư, tiểu đường, tim mạch, thần kinh...), hoặc các bệnh miễn


9
Trần Thanh Hoài

Luận văn thạc sĩ

nhiễm, di truyền, nhiễm trùng hay bệnh do yếu tố môi trường. Biomarker
cũng có nhiều kỳ vọng trong ứng dụng đo lường hiệu ứng của thuốc [6].
Chúng ta thường biết đến nhiều khám phá của gene và bệnh lý, nhưng
trên thực tế việc ứng dụng của các gene này cho chẩn đoán cũng như trị liệu
rất ít ỏi và giới hạn.Ngoại trừ một số bệnh do di truyền gây ra mà gen đóng
một vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán, phần lớn các bệnh mãn tính như
đái đường, ung thư, bệnh tim, tai biến, loãng xương, v.v… thì gen không
đóng một vai trò quan trọng như nhiều người tưởng. Do đó, việc chẩn đoán
bằng gen cho các bệnh này chưa thể đem lại lợi ích cho người bệnh. Có hai lý
do chính về hạn chế này. Thứ nhất, phần lớn các gene liên hệ đến di truyền có
tần số (frequency) rất thấp trong quần thể đa dạng sinh học; thứ hai, các bệnh
đều có sự tham gia của một phức hệ gene, mà phần lớn chưa biết tới, chứ
không phải từ một gene. Vì những lý do trên, biomarker đã là một trong
những nghiên cứu trọng yếu của sinh học hiện đại trong những năm qua, và

đã có những kết quả cho thấy tầm quan trọng của biomarker trong việc mang
lại ứng dụng của gene cho chẩn đoán bệnh lý cũng như rất nhiều khía cạnh y
học, khoa học khác. Trong giới hạn của luận văn, tôi sẽ trình bày ứng dụng
của chỉ thị sinh học (biomaker) trong chẩn đoán ung thư và bệnh tim mạch
[6].
1.1.2.1. Ứng dụng của biomarker trong chẩn đoán ung thƣ
Để chẩn đoán bệnh ung thư, người ta có thể sử dụng nhiều phương
pháp khác nhau như phương pháp vật lý, phương pháp giải phẫu bệnh – sinh
thiết và phương pháp hóa sinh, hoặc kết hợp các phương pháp này. Mỗi
phương pháp có ưu và nhược điểm riêng. Ví dụ phương pháp sinh thiết, giải
phẫu bệnh cung cấp cho chúng ta thông tin chính xác về khối u, nhưng hạn
chế về mặt tâm lý, đau khi chọc hút sinh thiết và có thể kích thích di căn.
Phương pháp hóa sinh “enzym-miễn dịch” áp dụng các thành tựu nghiên cứu


10
Luận văn thạc sĩ

Trần Thanh Hoài

trong ung thư học về các chỉ thị ung thư (tumor marker) để chẩn đoán sớm
căn bệnh. Phương pháp này phát hiện chính xác các chỉ thị marker, thông qua
mẫu máu hoặc nước tiểu [7].
Trong số các chỉ thị ung thư, alpha-fetoprotein (AFP) chính là marker được sử
dụng để hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh ung thư tế bào gan. Ở
người bình thường, hàm lượng AFP cao khi mới sinh nhưng giảm dần và duy
trì rất thấp ở người trưởng thành, tuy nhiên hàm lượng này có thể tăng lên bất
thường trong một số bệnh về gan như viêm gan B, viêm gan C ... Khi hàm
lượng này tăng cao tới một mức nhất định nào đó (trong trường hợp này là >
100 ng/ml) thì các bác sĩ có thể nghi ngờ là ở người bệnh đã xuất hiện khối u

ung thư ở gan. Trong những trường hợp hàm lượng AFP vượt mức 4000
ng/ml bác sĩ có thể khẳng định bệnh nhân bị ung thư gan tiên lượng xấu.
Ngoài ra AFP cũng rất hữu ích trong việc kiểm tra hiệu quả chữa trị cho bệnh
nhân ung thư tế bào gan. Nếu khối u được cắt bỏ hoàn toàn sau phẫu thuật thì
hàm lượng AFP sẽ trở lại bình thường và ngược lại, nếu hàm lượng này tăng
cao trở lại có nghĩa là khối u lại phát triển [7].

Hình 1.1.Cụm tế bào lai (clone) dòng AFP-2 đang phát triển, độ phóng đại
10×20 và 10×10 [7].
1.1.2.2. Ứng dụng của biomarker trong chẩn đoán tim mạch
Nhiều chỉ thị sinh học đã được nghiên cứu trong hội chứng mạch vành
cấp. Các nghiên cứu nhằm tìm ra chỉ thị sinh học lý tưởng với độ nhạy và đặc


11
Trần Thanh Hoài

Luận văn thạc sĩ

hiệu 100% vẫn còn tiếp tục. Dưới đây là một số chỉ thị sinh học được dùng
trong cấp cứu:
Peptide lợi niệu type B (BNP) [20]:
Peptide lợi niệu type B (BNP) được tiết ra chủ yếu từ cơ tâm thất để đáp ứng
với sức căng thành thất như quá tải thể tích và quá tải áp lực của tâm
thất.Nhiều nghiên cứu cho thấy BNP là một chỉ số có ích cho tiên lượng trong
hội chứng vành cấp. Nhóm nghiên cứu TIMI đã thực hiện vài nghiên cứu cho
thấy nồng độ BNP giúp tiên đoán tử vong tim mạch và các biến cố tim mạch
nặng khác của hội chứng mạch vành cấp. Tỷ lệ tử vong gần như tăng gấp đôi
khi cả TnI và BNP đều tăng.
Hiện tại, BNP còn được dùng để hướng dẫn chẩn đoán suy tim (hình 1.2).

Đây là một chỉ số đơn giản và khách quan giúp đánh giá chức năng tim. Quan
trọng hơn, BNP giúp phân biệt nguyên nhân tại tim hay ngoài tim của các khó
thở cấp tính, nhất là giúp xác định có hay không có suy tim kèm theo ở bệnh
nhân nhập viện vì đợt cấp COPD. Giá trị tiên đoán âm cao của BNP đặc biệt
có ích để loại trừ suy tim. Ngoài ra, BNP còn được dùng để hướng dẫn can
thiệp sớm trong hội chứng mạch vành cấp [5].

Hình 1.2. BNP trong hướng dẫn chẩn đoán khó thở cấp và suy tim [5]
C-reactive protein (CRP) [20]:


12
Trần Thanh Hoài

Luận văn thạc sĩ

CRP là một chỉ thị viêm không đặc hiệu, được xem là có liên quan trực tiếp
đến mảng xơ vữa động mạch vành. Nhiều nghiên cứu bắt đầu từ đầu những
năm 1990 cho thấy CRP gia tăng giúp tiên đoán độc lập các biến cố tim mạch
nặng tiên phát và thứ phát.
Dữ kiện hiện tại cho thấy CRP là một yếu tố tiên lượng có ích ở bệnh nhân
hội chứng mạch vành cấp. Tăng CRP là yếu tố tiên đoán độc lập cho tử vong
tim mạch, nhồi máu cơ tim và suy tim sung huyết. Cùng với TnI và BNP,
CRP là một chỉ thị có ích nhưng do không đặc hiệu nên làm hạn chế việc sử
dụng CRP như là một chỉ thị trong hội chứng mạch vành cấp.
Myeloperoxidase (MPO)[20]:
MPO là một men có trong bạch cầu, sinh phản ứng với các chất có gốc
oxidant, làm cho mảng xơ vữa không ổn định và gây co thắt mạch. Các
nghiên cứu cho thấy nồng độ MPO tăng đáng kể ở bệnh nhân đã được xác
định có bệnh mạch vành qua chụp mạch máu. Điều này làm cho các nhà khoa

học tin rằng MPO là một chỉ thị lý tưởng .
Brennan và cộng sự đã xem xét MPO như là một yếu tố tiên đoán nguy cơ tim
mạch trong 604 bệnh nhân liên tiếp nhập phòng cấp cứu vì đau ngực. Kết quả
cho thấy: Tăng MPO giúp tiên đoán nguy cơ bị các biến cố tim mạch nặng
như nhồi máu cơ tim cấp, tái nhồi máu, sự cần thiết phải tái lưu thông mạch
vành và tử vong vào ngày 30 và sau 6 tháng. Ở nhóm nhập cấp cứu vì đau
ngực nhưng đã được loại trừ nhồi máu cơ tim, tăng MPO giúp tiên đoán nguy
cơ bị các biến cố tim mạch nặng trong tương lai [15].
MPO có thể là một chỉ thị tim sớm và có ích trong cấp cứu vì nó phản ánh
tình trạng không ổn định của mảng xơ vữa, nguyên nhân của hội chứng mạch
vành cấp. Nhiều nghiên cứu nữa về MPO để xác định độ nhạy, độ đặc hiệu,
giá trị tiên đoán dương và âm thì cần thiết trước khi được áp dụng trên lâm
sàng [20].


13
Trần Thanh Hoài

Luận văn thạc sĩ

Albumin bị biến đổi do thiếu máu cục bộ (Ischemia modified albumin:
IMA) [20]:
Các chỉ thị hiện có như troponin và CK-MB thì nhạy với hoại tử cơ tim. Đó là
chỉ thị của các tế bào cơ tim bị chết trong nhồi máu cơ tim cấp. Tuy nhiên,
phần lớn bệnh nhân với hội chứng mạch vành cấp có thiếu máu cục bộ cơ tim
mà không bị nhồi máu. Vì vậy, một chỉ thị nhạy cho thiếu máu cục bộ cơ tim
là mối quan tâm của các nhà nghiên cứu.
Dấu ấn lý tưởng cho thiếu máu cục bộ cơ tim-Albumin bị biến đổi do thiếu
máu cục bộ được tạo ra khi albumin huyết thanh trong hệ tuần hoàn tiếp xúc
với mô cơ tim bị thiếu máu cục bộ. IMA có thể được đo bằng thử nghiệm gắn

Cobalt Albumin. Thử nghiệm này dựa trên nguyên tắc không thể gắn Cobalt
của Albumin bị biến đổi do thiếu máu cục bộ. Thử nghiệm cho kết quả nhanh
sau 30 phút, được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ chấp thuận
và đã có trên thị trường.
IMA tăng trong vòng vài phút sau khi thiếu máu cục bộ, đạt đỉnh sau 6 giờ và
tăng kéo dài đến 12 giờ. Các nghiên cứu sử dụng IMA ở bệnh nhân đau ngực
trong phòng cấp cứu có độ nhạy là 71-98% và độ đặc hiệu là 45-65% với giá
trị tiên đoán âm cho hội chứng mạch vành cấp là 90-97%.
Sinha và cộng sự cho rằng, tiếp cận dựa trên nhiều chỉ thị như điện tim, TnT
và IMA có độ nhạy là 95% trong hội chứng mạch vành cấp [29]. Anwarrudin
và cộng sự nhận thấy kết hợp myoglobin, CK-MB, IMA và TnI giúp phát
hiện thiếu máu cục bộ cơ tim với độ nhạy là 97% [13]. Tuy nhiên, IMA cũng
tăng ở bệnh nhân xơ gan, vài loại nhiễm trùng và ung thư đang tiến triển nên
làm giảm độ đặc hiệu của thử nghiệm này. Nhiều nghiên cứu tiếp theo thì cần
thiết để đánh giá ích lợi của IMA trong chẩn đoán hội chứng mạch vành cấp
khi ECG và các troponin tim không giúp ích cho chẩn đoán.


14
Trần Thanh Hoài

Luận văn thạc sĩ

Có nhiều chỉ thị khác nhau như AST, CK, LDH, CK-MB, Myoglobin, IMA...
nhưng hiện được sử dụng phổ biến nhất là CK-MB và troponin. Tùy theo
bệnh cảnh lâm sàng, các thầy thuốc sẽ chọn lựa chỉ thị thích hợp [20].
Các chỉ thị tim được xem như là nền tảng trong chẩn đoán hội chứng mạch
vành cấp. Chẩn đoán hội chứng mạch vành cấp thường khó và chủ yếu dựa
vào bệnh sử, thăm khám lâm sàng và động học của các chỉ thị. Các chỉ thị tim
không giúp ích để loại trừ bệnh nhất là trong những giờ đầu sau khi khởi phát

triệu chứng. Tuy nhiên, các chỉ thị có giá trị tiên đoán dương cao nên các thầy
thuốc không nên "xem nhẹ" các kết quả dương tính, nhất là khi trên lâm sàng
nghi ngờ có hội chứng mạch vành cấp [5].
1.2.

Các phƣơng pháp chẩn đoán dựa vào biomaker
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều phương pháp chẩn đoán dựa vào

biomarker đã và đang phát triển. Trong giới hạn của luận văn, tôi xin trình
bày một số kỹ thuật truyền thống đã được sử dụng và những kỹ thuật mới
đang được phát triển trên thế giới
1.2.1. Kỹ thuật PCR, real-time PCR
Kỹ thuật PCR cho phép thu nhận thông tin về trình tự gen rất nhanh
bằng cách khuếch đại đoạn gen chứa điểm đột biến và sau đó phân tích trực
tiếp các sản phẩm PCR thu được. Khả năng nhận dạng nhanh các đột biến
không chỉ quan trọng trong chẩn đoán lâm sàng, mà còn đẩy nhanh việc
nghiên cứu các bệnh di truyền. Độ nhạy cao của kỹ thuật PCR cho phép ứng
dụng dễ dàng trong các chẩn đoán bệnh nhiễm trùng. Ví dụ: việc khuếch đại
một số lượng lớn DNA virus trong các mẫu bệnh cho khả năng chẩn đoán
bệnh sớm hơn trước khi triệu chứng bệnh bắt đầu xuất hiện. Điều này giúp
cho thầy thuốc có phác đồ điều trị bệnh thích hợp, đặc biệt các bệnh ung thư
do virus gây ra (ví dụ: ung thư vòm họng do papillomavirus người gây ra) và
thông thường có kết quả hơn nếu như bắt đầu điều trị ở giai đoạn sớm. Tuy


15
Trần Thanh Hoài

Luận văn thạc sĩ


nhiên phương pháp này phải tiến hành qua nhiều bước thí nghiệm: tách chiết
thu DNA, phản ứng PCR với DNA thu được, và chạy điện di kiểm tra sản
phẩm PCR [8].
Real-time PCR là kỹ thuật PCR mà kết quả khuếch đại DNA đích hiển
thị được ngay sau mỗi chu kỳ nhiệt của phản ứng. Như vậy, có thể nói realtime PCR là kỹ thuật nhân bản DNA đích trong ống nghiệm thành hành tỷ
bản sao dựa vào các chu kỳ nhiệt và kết quả khuếch đại trong ống phản ứng
được hiển thị cùng lúc với phản ứng khuếch đại xảy ra để người làm thí
nghiệm có thể thấy được.
Đặc trưng của real-time PCR là phát hiện sản phẩm khuếch đại trong
quá trình chạy PCR khi sản phẩm khuếch đại từ DNA đích được nhân bản đạt
đủ số lượng làm cho ống phản ứng phát được huỳnh quang khi nhận được
nguồn sáng kích thích. Chính đặc trưng này mà người làm thí nghiệm có thể
biết được số lượng bản DNA đích ban đầu có trong ống phẩn ứng dựa vào sự
xuất hiện huỳnh quang của ống phản ứng sớm hay muộn, tức là chu kỳ
ngưỡng (Ct) của ống phản ứng nhỏ hay lớn.Kỹ thuật real-time PCR cho kết
quả nhanh và chính xác hơn kỹ thuật PCR truyền thống.Tuy nhiên, kỹ thuật
này bị giới hạn bởi số lượng chất đánh dấu đặc hiệu. Hơn nữa, hạn chế chung
của PCR cũng như Real time PCR đó là cần tách chiết vật liệu di truyền của
tác nhân gây bệnh hoặc đối tượng bệnh. Việc tách chiết này đối với các tác
nhân gây bệnh nhiều khi gặp khó khan về hàm lượng ít, do đó kết quả phân
tích nhiều khi không chính xác [8].
1.2.2. Kỹ thuật ELISA (Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay)
Phương pháp ELISA có rất nhiều dạng mà đặc điểm chung là đều dựa
trên sự kế hợp đặc hiệu giữa kháng nguyên và kháng thể, trong đó kháng thể
được gắn với một enzyme. Khi thêm cơ chất thích hợp (thường là nitrophenol
phosphate) vào phản ứng, enzyme sẽ thủy phân cơ chất thành một chất có


16
Trần Thanh Hoài


Luận văn thạc sĩ

màu. Sự xuất hiện màu chứng tỏ đã xảy ra phản ứng đặc hiệu giữa kháng thể
với kháng nguyên và thông qua cường độ màu mà biết được nồng độ kháng
nguyên hay kháng thể cần phát hiện. Phương pháp này cho phép phát hiện,
định lượng trực tiếp peptides, protein, kháng thể, hoocmon…có mặt trong
mẫu phân tích. Kỹ thuật này khá nhạy và đơn giản cho phép xác định kháng
nguyên hoặc kháng thể ở nồng độ thấp (khoảng 0,1ng/ml). Vì phương pháp
này đòi hỏi kháng nguyên và kháng thể phải gắn enzyme để nhận biết thông
qua phản ứng tạo màu nên gây ra hạn chế của phương pháp trong việc gắn
enzyme hay việc tìm ra hai kháng thể đặc hiệu cho một protein đích (trong
phương pháp ELISA kẹp) [4].
1.2.3. Kỹ thuật protein array
Protein array là một trong những công cụ dùng để nghiên cứu tương tác
giữa protein-protein, protein với các phân tử khác như DNA, RNA...để phát
hiện protein đích và dự đoán chức năng của protein nghiên cứu.
Công nghệ microarray cho phép phân tích đồng thời hàng nghìn tham số trong
một thí nghiệm.Protein microarray chứa một lượng nhỏ protein tinh khiết trên
một mảng với mật độ lớn. Các protein có thể được sàng lọc với hiệu suất cao
cho hoạt tính hoá sinh, các tương tác protein-protein, protein-DNA, proteinRNA và protein-phối tử [34].
Trong kỹ thuật protein array, phiến kính thuỷ tinh là khuôn, trên đó gắn
hàng ngàn mẫu dò protein.Sau đó cho mẫu sinh học đi qua chip và đánh giá
hiệu quả gắn. Protein chip là các công cụ được dành để xác định các cơ sở
phân tử của bệnh, cơ chế cơ bản của hoạt tính thuốc và độc tính [25]. Kết quả
phân tích dựa trên các tín hiệu như huỳnh quang, phát quang hóa học, quang
phổ, phóng xạ, điện hóa phát ra trên từng điểm nhỏ. Cường độ tín hiệu tỉ lệ
thuận với lượng protein liên kết với mẫu dò. Nên phương pháp này cho phép
định lượng protein đích trong mẫu thí nghiệm.



17
Luận văn thạc sĩ

Trần Thanh Hoài
Bảng 1.1: Các loại protein microarray [21].
Loại array

Mổ tả
Sử dụng mẫu dò là các kháng thể đơn dòng hoặc đa

Mảng kháng thể

dòng để phát hiện hoặc định lượng các protein đặc
hiệu trong mẫu sinh học
Mảng kháng nguyên

Sử dụng mẫu dò là các kháng nguyên đơn dòng hoặc
đa dòng để phát hiện hoặc định lượng các protein
đặc hiệu trong mẫu sinh học

Mảng chức năng

Sử dụng chip có gắn các protein tinh khiết để xác
định

tương

tác


protein-protein,

protein-DNA,

protein- các tiểu phân tử (lyposome, cơ chất...)
Mảng

ligand

và Các phân tử không phải protein nhưng có khả năng
tương tác với protein được cố định trên bề mặt

receptor

khuôn. Chúng có dải tương tác rộng hướng tới tính
chất hóa học bề mặt như Ciphergen protein chip
hoặc có tính đặc hiệu cao như các phân tử polyme
hoặc aptammer oligonucleotide.
Các kỹ thuật sử dụng protein array có độ nhạy cao và cho phép phân
tích nhiều mẫu cùng lúc, tuy nhiên cần phải đánh dấu mẫu bằng phóng xạ, các
chất phát quang…có thể làm biến đổi cấu trúc của mẫu cần phân tích. Để
khắc phục nhược điểm này, kỹ thuật phân tích mẫu bằng tương tác cộng
hưởng bề mặt không cần đánh dấu đang được nghiên cứu phát triển.
1.2.4. Kỹ thuật tƣơng tác cộng hƣởng bề mặt
1.2.4.1. Nguyên lý cộng hƣởng bề mặt (Surface Plasmon Resonance SPR)


18
Trần Thanh Hoài


Luận văn thạc sĩ

Tương tác cộng hưởng bề mặt (Surface Plasmon Resonance -SPR) là
hiện tượng khi ánh sáng chiếu tới màng kim loại (như là vàng) được đặt ở mặt
giới hạn giữa hai môi trường với độ khúc xạ khác nhau (như lăng kính và
nước) [28].
Khi ánh sáng chiếu qua kính và đi vào môi trường nước thì tốc độ truyền của
nó sẽ tăng lên vì nước có chỉ số khúc xạ thấp hơn. Nếu ánh sáng di chuyển
với một góc nào đó để khi nó đi qua bề mặt giới hạn thì nó sẽ phản xạ lại
kính. Với một góc tới hạn nào đó, ánh sáng không thể đi vào môi trường nước
mà truyền dọc theo bề mặt giới hạn. Bước sóng ánh sáng này được gọi là
bước sóng evanescent, là bước sóng được tạo bởi sự hấp thụ một phần ánh
sáng tới lên bề mặt vàng. Vàng cũng như các kim loại khác có nhưng tính
chất như các electron tự do hoạt động như một một thiết bị tích điện và có thể
đáp ứng lại các kích thích. Khi ánh sáng chiếu tới bề mặt vàng thì các hạt điện
tích âm chuyển từ trạng thái cân bằng sang trạng thái hoạt động và dao động
cùng tần số với bước sóng của ánh sáng tới. Hiệu ứng này được gọi là cộng
hưởng bề mặt (SPR). Khi quan sát kỹ thì nhận thấy một vệt mỏng trên hình
ảnh phản xạ của ánh sáng tới bề mặt vàng với một góc tới thích hợp. Vệt này
được gọi là SPR dip và góc của ảnh sáng tới gây ra SPR dip (góc SPR) có thể
được đo bằng detector quang học [28].
Cảm biến sinh học quang học SPR đáp ứng trong thời gian thực về sự thay
đổi của các chỉ số khúc xạ gần bề mặt (trong vùng bước sóng evanescent)
được gây ra bởi sự liên kết và phân ly của hai protein. Protein thứ nhất sẽ
được gắn trên lớp vàng của bề mặt cảm biến. Protein thứ hai nằm trong dung
dịch được bơm qua protein thứ nhất đã được cố định. Khi protein trong dung
dịch liên kết với protein cố định, chỉ số khúc xạ ở gần bề mặt cảm biến sẽ
tăng lên, dẫn đến sự thay đổi góc SPR. Khi phức hợp hai protein phân ly,
protein thứ hai theo dung dịch được rửa khỏi bề mặt cảm biến, thì chỉ số phản



19
Trần Thanh Hoài

Luận văn thạc sĩ

xạ giảm và góc SPR trở lại trạng thái ban đầu trước khi tương tác. Cảm biến
sinh học quang học ghi lại sự thay đổi của góc SPR dưới dạng hàm số thời
gian trong dạng của một sensorgram. Sự thay đổi của góc được đo bằng đơn
vị đáp ứng RU (response units). (1RU= 10-6 sự thay đổi chỉ số khúc xạ).
Sensorgram biểu diễn khoảng thời gian liên kết của chất phân tích với ligand
trên bề mặt chip. Trong pha kết hợp, dung dịch chứa chất phân tích được bơm
qua bề mặt ligand và chất phân tích sẽ liên kết với ligand. Nếu pha kết hợp đủ
dài thì phản ứng sẽ đạt tới cân bằng được thể hiện qua tỉ lệ kết hợp bằng tỉ lệ
phân ly. Khi chất phân tích được bơm hết, pha phân ly bắt đầu và sensorgram
giảm khi chất phân tích bị đẩy ra khỏi bề mặt ligand [28].
Sự thay đổi của góc SPR có thể được đo chính xác nên động học liên kết của
tương tác protein có thể được đo mà không cần đánh dấu, đo được đến khối
lượng vài picogram protein trên mỗi milimet vuông bề mặt cảm biến [28].

Hình 1.3. Sự thay đổi vị trí của góc SPR [28].
Trong đó:
A. Khi chất phân tích liên kết với phân tử ligand gắn trên bề mặt sensor
chip, cường độ nhỏ nhất được tạo bởi sự cộng hưởng bề mặt Plasmon
ảnh hưởng tới sự thay đổi vị trí của tia tới.
B. Cường độ thay đổi được đo bằng thời gian thực tại 36 điểm tương tác
và 42 interspot references
C. Mỗi kết quả đưa ra bởi sensorgram phù hợp với mô hình toán tương
ứng để mổ ta định lượng của các tương tác protein.
1.2.4.2. Ƣu điểm của phƣơng pháp



20
Trần Thanh Hoài

Luận văn thạc sĩ

Hầu như mọi cấu trúc tế bào và quá trình sống đều phụ thuộc vào các
tương tác protein. Sự sao chép và phiên mã DNA, sự ghép nối và dịch mã
RNA, sự thay đổi và loại bỏ protein, sự điều khiển chu trình tế bào và sự tự
chết của tế bào, sự phát triển của tế bào và sự trao đổi chất trung gian, sự
truyền tính trạng, và sự biểu hiện gen. Tất cả đều nhờ vào các tương tác
protein phức tạp để thực hiện và duy trì các quá trình sống trong tế bào [28].
Tương tác cộng hưởng bề mặt plasmon (SPR) là một kỹ thuật phân tích
không yêu cầu đáng dấu phóng xạ hay huỳnh quang để đưa ra dữ liệu về thời
gian thực theo ái lực và động học của quá trình tương tác protein. Tương tác
cộng hưởng bề mặt đưa ra các dữ liệu tương tác cần cho việc xác định vai trò
chức năng của protein, hiểu được chức năng tế bào và phát triển các loại
thuốc mới trong điều trị một số bệnh [26].
Động học tương tác
Tương tác protein được xác định bằng cách sử dụng sự phân loại theo
ái lực, theo dữ liệu trong thư viện, và các phương pháp array cơ bản như
...array protein, phân giải protein, liên kết ngang. Các cặp tương tác được xác
định rất tiềm năng, tuy nhiên, đây chỉ là những bước đầu để hiểu được ảnh
hưởng của các liên kết này trong tế bào. Chúng ta cần phải tìm hiểu sâu hơn
về loại tương tác nào thực sự xuất hiện trong tế bào. Chính vì vậy, động học
liên kết của các tương tác này cũng như môi trường phản ứng trong tế bào
phải được đánh giá [26].
Để đánh giá cường độ và phạm vi của tương tác xuất hiện trong tế bào thì cần
phải hiểu các thông số động học của nó. Cường độ tương tác giữa hai phân tử

được thể hiện bằng hằng số phân ly KD= P L / PL , trong đó P là nồng độ
protein tự do, L là nồng độ của ligand, và PL là nồng độ của phức hợp. K D
cho biết tỉ lệ phức hợp tạo thành (được biểu diễn bằng hằng số kết hợp k a) và
tỉ lệ phân ly (được biểu diễn bởi hằng số phân ly k d), như vậy KD= kd/ka. Một


21
Luận văn thạc sĩ

Trần Thanh Hoài

tương tác có ái lực mạnh sẽ cho KD thấp, các chất phản ứng nhanh chóng
được nhận diện và liên kết với nhau (k a cao), và phức hợp hình thành ổn định
(kd thấp) (hình 1.4 ). Nhiều kỹ thuật thông thường được sử dụng (ví dụ ngưng
kết miễn dịch, sự thẩm tách cân bằng) cho việc đo K D. Tuy nhiên, hầu hết các
phương pháp này không đo được thời gian thực cần được xác định để tính các
thông số động học liên kết và phân ly.

Hình 1.4. ộng h c của li n kết ph n t ch: đường cong ph a tr n biểu di n
cho tương tác có ái lực cao với hằng số ka cao (li n kết nhanh chóng), kd thấp
(ph n ly chậm); đường cong ph a dưới biểu di n cho tương tác có ái lực thấp
với hằng số ka thấp, kd cao [26].
Việc xác định được mối liên hệ tỷ lệ giữa hằng số động học liên kết và
phân ly rất có giá trị khi nghiên cứu sự biến đổi của các acid amin còn lại cho
nghiên cứu tương tác protein hoặc khi thay đổi các hợp chất dẫn có kích
thước phân tử để tối ưu liên kết của thuốc với đích. Sự thay đổi của các phân
tử tường tác có thể vẫn chưa ảnh hưởng đến toàn bộ ái lực liên kết nhưng có
thể dẫn đến thay đổi đáng kể về tỷ số giữa hằng số kết hợp và phân ly. Từ
công thức KD= kd/ka cho thấy nếu cả hai hằng số đều tăng hoặc giảm trong
liên kết sau sự thay đổi của một phân tử thì khi đó các thay đổi có thể xem xét

nếu xác định được riêng lẻ từng hằng số liên kết. Khi xác định được hai hằng


22
Trần Thanh Hoài

Luận văn thạc sĩ

số kết hợp và phân ly thì sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc tìm hiểu chức
năng sinh học của các tương tác, xác định các phân tử thích hợp khác có thể
liên kết trực tiếp, và lựa chọn các hợp chất có thể liên kết với đích với những
tính chất thân thiện. Những dữ liệu về ái lực cũng cung cấp thông tin liệu hai
phân tử có thực sự tương tác với nhau trong môi trường tế bào. Nếu một
protein và một ligand tương tác trong tế bào trong một thời gian đáng kể thì
nồng độ của chúng trong tế bào phải nằm trong vùng nồng độ với giá trị KD.
Giá trị KD càng thấp thì nồng độ cần để hai phân tử protein này có thể liên kết
với nhau trong tế bào càng thấp, giá trị KD càng cao, thì nồng độ kết hợp trong
tế bào càng cao. Vì vậy, dữ liệu về ái lực kết hợp với nồng độ trong tế bào
được xác định sẽ cung cấp những chuẩn đoán đáng tin cậy hơn về sự tác động
của protein trong tế bào [26].
Từ protein bề mặt đến các phức hợp của nhiều đơn vị, hệ thống tương tác sẽ
cung cấp dữ liệu đáng tin cậy để giải mã các tương tác cơ bản nằm dưới chức
năng của protein.
Dù một protein và ligand của nó thể hiện ái lực liên kết mạnh với nhau
và được biểu hiện ở đủ các mức độ trong một mô cụ thể thì có ảnh hưởng qua
lại đến chức năng. Một phân tử nào đó như là các ion và cofactors có thể
quyết định đến sự liên kết, trong khi đó một số khác lại có thể ức chế liên kết.
Những biến đổi ở mức độ phân tử, những thay đổi về cấu tạo, sự phân chia tế
bào, các động học màng tế bào, hay sự thay đổi pH của môi trường tế bào
cũng có thể làm tăng hay ức chế sự tương tác. Hơn nữa, proteins là một phần

của mạng lưới chức năng tạp nên các tương tác chặt chẽ của các protein trong
một nhóm, tham gia các liên kết lỏng lẻo với nhóm khác (Spirin và Mirny
2003) [30]. Cảm biến sinh học SPR có thể cung cấp những dữ liệu hữu ích ở
mức độ cao của cấu trúc tế bào bằng cách đưa ra những dữ liệu nhất định của
thí nghiệm về sự hình thành và ổn định của các nhóm protein.


23
Trần Thanh Hoài

Luận văn thạc sĩ

Tương tác cộng hưởng bề mặt [28]
Tương tác cộng hưởng bề mặt đưa ra tín hiệu với độ nhạy cao và trong
thời gian thực về sự xuất hiện, sự liên kết và phân ly của hai phân tử tương tác
với nhau để từ đó cung cấp dữ liệu về tỷ số của liên kết và phân ly.
Tương tác cộng hưởng bề mặt phân tích các tương tác mà không cần đánh dấu
huỳnh quang hay phóng xạ, do đó tiết kiệm được thời gian phản ứng và hạn
chế được sự biến đổi ngẫu nhiên của các nhóm hóa học trong phản ứng đánh
dấu. Cảm biến sinh học SPR có thể xác định các protein ở các mức độ dưới
một phần triệu phân tử và nhiều phân tử khác có khối lượng nhỏ đến vài triệu
Daltons và tương thích về nhiệt độ, môi trường hóa học trong phạm vi sinh
học. Tương tác cộng hưởng bề mặt phân tích nhanh ,có thể phân tích mẫu có
hàm lượng thấp và có thể ứng dụng để nghiên cứu hầu hết các loại phân tử
sinh học bao gồm DNA, RNA, lipids, và carbohydrate cũng như đối với
protein. Khi sử dụng tương tác cộng hưởng, trạng thái tự nhiên của protein có
thể được mô phỏng và biến đổi nếu cần để giải mã cơ chế tương tác của nó
với các phân tử sinh học khác. Tương tác cộng hưởng bề mặt được bổ sung
rất nhiều kỹ thuật để liên kết một cách hiệu quả giữa cơ chế tương tác và chức
năng sinh học. Cảm biến sinh học SPR được sử dụng hiệu quả trong mô tả,

phát triển kháng thể, và trong nghiên cứu tương tác của thuốc với đích. Sử
dụng cùng với các kỹ thuật khác như lai tế bào nấm men và phage display,
tương tác cộng hưởng bề mặt sẽ cung cấp các dữ liệu về động học để xác định
phạm vi mà một tương tác có thể xảy ra. Kết hợp với sự đột biến có định
hướng và tinh thể X-ray, SPR có thể giúp nhận diện và xác nhận những thành
phần đóng vai trò là chìa khóa hay phần then chót trong liên kết; dữ liệu SPR
có thể phân biệt các thành phần của liên kết bề mặt mà ảnh hưởng đến sự
nhận biết và hình thành từ những phần duy trì ổn định [16]. Tóm lại, với
những kỹ thuật được sử dụng để định dạng và mô tả các phức hợp protein và


24
Trần Thanh Hoài

Luận văn thạc sĩ

các nhóm protein, Tương tác cộng hưởng bề mặt có thể cung cấp các dữ liệu
về sự hình thành và sự ổn định của các phức hợp protein gồm rất nhiều các
chất có khả năng tương tác với protein [30].
Hệ thống tương tác Protein ProteOn XPR36 array [26]
Hệ thống ProteOn XPR36 là một thiết bị hoạt động dựa trên nguyên lý của
tương tác cộng hưởng có khả năng đo đồng thời 36 tương tác của từng phân
tử. Nó được tích hợp một hệ thống vi điều khiển chất lỏng rất hiệu quả và một
hệ thống quang học có độ nhạy cao để đưa dữ liệu tương tác trên từng điểm
trên array khi phân tích tương tác của 6 protein với 6 ligand.
Array tƣơng tác ghép với hệ thống điều khiển chất lỏng [26]
Array tương tác 6x6 được tạo ra bởi hệ thống điều khiển chất lỏng ở chính
giữa, là một module nhiều kênh (Multichannel module-MCM). MCM tạo
thành 6 kênh trên bề mặt cảm biến chip ProteOn và trên đó 6 mẫu ligand khác
nhau được cố định trên mỗi kênh. Nhóm kênh thứ 2 hình thành trực giao với 6

nhóm kênh thứ nhất tạo thành mô hình đan chéo của 2 dòng kênh trực giao
(Hình 1.5). Trên nhóm kênh thứ hai, sáu mẫu phân tích có thể được bơm song
song vào. Sự phản hổi tương tác ở mỗi spot sẽ được ghi lại và đưa ra 36
sensorgram tương ứng với 6 mẫu phân tích tương tác với 6 ligand. Dòng chất
lỏng liên kết đảm bảo sự ổn định và êm dịu của dòng mẫu và đệm để đo chính
xác động học liên kết.


25
Trần Thanh Hoài

Luận văn thạc sĩ

Hình 1.5. Hình ảnh mô phỏng array tương tác protein-ligand 6x6
A. Sáu ligand được cố định trên sáu kênh ligand song song.
B. Sáu mẫu ph n t ch được bơm vào sáu k nh ph n t ch trực
giao với sáu kênh ligand.
C. Chi tiết từng spot tương tác ligand- chất phân tích cho thấy
các vị trí của 2 spot đối chứng (màu vàng)
Cải tiến thiết bị quang học [26]
Hệ thống ProteOn 36XPR cũng được có những được điểm của thiết bị quang
học có khả năng tạo ra phản hồi có chất lượng cao qua toàn bộ array. Sự chiếu
sáng liên tục đồng bộ và hệ thống hình ảnh phát hiện sự đáp ứng SPR khi ánh


×