Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Nghiên cứu xử lý bã rượu từ nhà máy sản xuất cồn để sản xuất nguyên liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.91 KB, 58 trang )

LỜI CẢM ƠN

Sau hơn một năm làm việc, luận văn này đã được hoàn thành với sự giúp đỡ và
ủng hộ của rất nhiều người.
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Chu Kỳ Sơn đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy các cô thuộc Bộ môn Công nghệ
Thực phẩm, Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội cùng TS. Phạm Kim Đăng và thầy cô thuộc Khoa Chăn nuôi, Học
viện Nông nghiệp Việt Nam đã hỗ trợ tôi thực hiện được các thí nghiệm của luận văn.
Bên cạnh đó tôi cũng xin được cảm ơn các bạn cùng phòng thí nghiệm Bộ môn
Công nghệ Thực phẩm đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin gửi những lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè, những người đã
luôn động viên và ở bên cạnh tôi trong những thời điểm khó khăn.
Hà Nội, ngày 24 tháng 12 năm 2015
Học viên

Bùi Thị Thu Hằng

Bùi Thị Thu Hằng – 14BCNTP.KH

1


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Bã rượu khô (Distillers’ Dried Grains - DDG và Distillers’ Dried Grains with
Solubles - DDGS) là phụ phẩm của quá trình sản xuất cồn sử dụng nguyên liệu giàu
tinh bột như gạo, ngô, sắn... thu được sau khi sấy bã rượu hoặc sau khi cô đặc và sấy
khô bã rượu, được sử dụng làm một trong những nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn
nuôi. Để nâng cao giá trị gia tăng của nguồn phụ phẩm này, chúng tôi đã nghiên cứu
công nghệ sản xuất bã rượu khô từ phụ phẩm của nhà máy cồn từ gạo theo công nghệ


Dịch hóa, Đường hóa và Lên men Đồng thời (SLSF).
Sau quá trình lên men cồn kết thúc, ta thu được hỗn hợp gồm nước, cồn, bã rượu
và các chất hòa tan. Trong nghiên cứu này, tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng của các
chất trợ lắng (muối vô cơ và polymer) đến hiệu quả lắng tách bã của dịch sau lên men.
Kết quả cho thấy việc bổ sung chất trợ lắng là không cần thiết. Ngoài ra, chúng tôi tiến
hành nghiên cứu quá trình ly tâm tách bã của dịch sau lên men. Kết quả ly tâm ở 4000
vòng/phút (1792 g) trong 10 phút là hiệu quả. Bã rượu ướt sau ly tâm sấy ở nhiệt độ
90oC trong 0,5 giờ, 80oC trong 2 giờ và 75oC trong 1 giờ để thu được bã rượu khô
(DDG). Dịch trong sau khi chưng cất thu cồn và cô đặc ở 80oC trong 12 giờ đến 50 Bx
được phối trộn với bã rượu khô và sấy ở 75oC trong 2 giờ, thu được bã rượu khô có bổ
sung dịch cô đặc (DDGS). Tuy nghiên, sản xuất DDGS là không kinh tế do chi phí sản
xuất khá cao. Chúng tôi xác định thành phần của bã rượu khô (DDG) từ gạo theo công
nghệ SLSF và so sánh với DDG thu được từ các nhà máy cồn (Việt Pháp Victory, Sài
Gòn- Đồng Xuân); DDG từ sắn của BSR-BF và DDGS từ ngô (Kurt. A. Rosentrater et
al., 2007) lần lượt là protein (52,9%; 72,3%; 70,4%; 11,9%; 28,8%), tinh bột (17,9%;
11,5%; 10,1%; 25,4%; 11,7%), chất béo (7,2%; 8,2%; 14,7%; 2,4%; 11,0%), hàm
lượng xơ (9,4%; 4,6%; 2,9%; 32,8%; 7,1%), tro (1,6%; 1,5%; 2,9%; 8,3%; 3,8%),
canxi (0,35%; 0,32%; 0,03%; 0,58%; 0,67%), photpho (0,29%; 0,23%; 0,37%; 0,17%;
0,87%) và ME (4316 kcal/kg; 4815 kcal/kg; 4952 kcal/kg; 1377 kcal/kg; 4061
kcal/kg). Kết quả trên cho thấy sản phẩm bã rượu khô có thành phần dinh dưỡng cao,
đáp ứng được yêu cầu của nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra cũng cho thấy sự
khác nhau giữa thành phần của các mẫu nguyên liệu.
Nghiên cứu này góp phần sử dụng có hiệu quả lượng phụ phẩm của công nghệ
sản xuất cồn, làm nâng cao giá trị của phụ phẩm của nhà máy sản xuất cồn cũng như
giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đa dạng hóa nguyên liệu, giảm thiểu nhập khẩu cho
ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.

Bùi Thị Thu Hằng – 14BCNTP.KH

2



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. 1
TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................................................. 2
DANH MỤC KÝ TỰ VIẾT TẮT................................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG....................................................................................................... 6
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ 7
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 8
PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 9
1.1. Tình hình sản xuất thức và tiêu thụ ăn chăn nuôi (TACN) trên thế giới và Việt
Nam.......................... .......................... .......................... .......................... ..................9
1.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ TACN trên thế giới ...............................................9
1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ TACN ở Việt Nam................................................9
1.2. Thành phần cơ bản của TACN.......................... .......................... .........................10
1.3. Nguyên liệu sản xuất TACN.......................... .......................... .............................11
1.3.1. Nguyên liệu chính................................................................................................11
1.3.2. Nguyên liệu bổ sung ............................................................................................13
1.4. Công nghệ sản xuất cồn và thu hồi bã rượu................ .......................... ................16
1.4.1. Quy trình sản xuất cồn.........................................................................................16
1.4.2. Quy trình thu hồi, bảo quản và chế biến bã rượu ................................................21
1.5. Mục đích của đề tài. .......................... .......................... .........................................30
PHẦN 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 31
2.1. Vật liệu.......................... .......................... .......................... .................................. 31
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................... .......................... ..................................32
2.2.1. Phương pháp hóa lý .............................................................................................32
2.2.2. Phương pháp toán học .........................................................................................35
2.2.3. Bố trí thí nghiệm..................................................................................................35
PHẦN 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 38
Bùi Thị Thu Hằng – 14BCNTP.KH


3


3.1. Nghiên cứu quá trình lắng để tách bã rượu............................................................ 38
3.2. Nghiên cứu quá trình ly tâm để tách bã rượu......................................................... 41
3.3. Nghiên cứu quá trình cô đặc dịch trong sau chưng cất.......................................... 43
3.4. Nghiên cứu quá trình sấy sản xuất bã rượu khô (DDG)......................................... 44
3.5. Nghiên cứu quá trình sấy sản xuất bã rượu khô có bổ sung dịch cô đặc (DDGS) 46
3.6. Đánh giá chất lượng bã rượu khô DDG..................................................................49
3.6.1. Thành phần dinh dưỡng của bã rượu khô DDG ..................................................49
3.6.2. Hàm lượng khoáng của bã rượu khô DDG .........................................................50
3.6.3. Đánh giá năng lượng tiêu hóa (DE) và năng lượng trao đổi (ME) của bã rượu
khô
..........................................................................................................................51
3.6.4. Hàm lượng axit amin của bã rượu khô DDG ......................................................52
3.6.5. Tính toán sơ bộ giá thành sản phẩm....................................................................53
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 54
4.1. Kết luận.................................................................................................................. 54
4.2. Kiến nghị ............................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 55
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ .............................................................. 58

Bùi Thị Thu Hằng – 14BCNTP.KH

4


DANH MỤC KÝ TỰ VIẾT TẮT


1.
2.
3.
4.

WDG (Wet Distiller’s Grains): Bã rượu ướt
DDG (Distillers’ Dried Grains): Bã rượu khô
DDGS (Distillers’ Dried Grains with Solubles): Bã rượu khô có bổ sung dịch cô đặc
SLSF (Simultaneous Liquefaction, Saccharification and Fermentation): Quy trình
Dịch hóa, Đường hóa và Lên men Đồng thời
5. TACN: Thức ăn chăn nuôi
6. DE (Digestible Energy): Năng lượng tiêu hóa
7. ME (Metabolizable Energy): Năng lượng trao đổi

Bùi Thị Thu Hằng – 14BCNTP.KH

5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Số lượng nhà máy thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam năm 2013..................... 10
Bảng 1.2. Thành phần cơ bản của TACN cho từng loại vật nuôi ................................. 11
Bảng 1.3. Nhu cầu dinh dưỡng của heo thịt trong các giai đoạn phát triển.................. 11
Bảng 1.4. Thành phần cơ bản của DDGS từ ngô.......................................................... 13
Bảng 1.5. Hàm lượng axit amin của DDGS từ ngô ..................................................... 14
Bảng 1.6. Hàm lượng các thành phần khoáng của DDGS từ ngô ................................ 15
Bảng 1.7. Thành phần chính của một số nguyên liệu sản xuất cồn .............................. 16
Bảng 1.8. Một số phương pháp và thiết bị sấy sản xuất bã rượu khô ........................... 26
Bảng 3.1. Thành phần dịch sau lên men ....................................................................... 38
Bảng 3.2. Khối lượng bã rượu ướt thu được khi ly tâm trong 20 phút ......................... 41

Bảng 3.3. Khối lượng bã rượu ướt sau ly tâm với tốc độ 4000 vòng/phút (1792 g) .... 42
Bảng 3.4. Thành phần bã rượu ướt ............................................................................... 42
Bảng 3.5. Thành phần dịch sau lên men, dịch sau chưng cất và dịch sau cô đặc ......... 43
Bảng 3.6. Năng lượng tiêu tốn cho quá trình cô đặc..................................................... 44
Bảng 3.7. Độ ẩm và năng lượng tiêu tốn của một số chế độ sấy DDG ........................ 44
Bảng 3.8. Độ ẩm và năng lượng tiêu tốn của một số chế độ sấy DDGS ...................... 46
Bảng 3.9. Thành phần bã rượu ướt (WDG), bã rượu khô (DDG) và bã rượu khô có bổ
sung dịch cô đặc (DDGS) ............................................................................................. 48
Bảng 3.10. Thành phần cơ bản của bã rượu khô DDG ................................................. 49
Bảng 3.11. Hàm lượng khoáng của bã rượu khô DDG................................................. 51
Bảng 3.12. Năng lượng tiêu hóa (DE) và năng lượng trao đổi (ME) của bã rượu khô 51
Bảng 3.13. Hàm lượng axit amin của bã rượu khô DDG ............................................. 52
Bảng 3.14. Chi phí và giá thành/ kg sản phẩm ............................................................. 53

Bùi Thị Thu Hằng – 14BCNTP.KH

6


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sản lượng thức ăn chăn nuôi trên thế giới giai đoạn 2011-2014 .................... 9
Hình 1.2. Một số sản phẩm bã rượu từ ngô................................................................... 16
Hình 1.3. Quy trình sản xuất cồn từ gạo theo công nghệ SLSF.................................... 17
Hình 1.4. Quy trình sản xuất cồn từ gạo của Việt Pháp Victory ................................. 18
Hình 1.5. Quy trình sản xuất cồn từ gạo của Sài Gòn-Đồng Xuân.............................. 19
Hình 1.6. Quy trình sản xuất cồn từ sắn của BSR-BF .................................................. 20
Hình 1.7. Quy trình sản xuất cồn (SLSF), thu hồi, bảo quản và chế biễn bã rượu ....... 21
Hình 1.8. Thiết bị sấy thùng quay trực tiếp tuần hoàn một phần khí thải (Rotary directfired PGR dryers) .......................................................................................................... 27
Hình 1.9. Thiết bị sấy vòng tuần hoàn một phần khí thải (Ring PGR dryers).............. 28
Hình 1.10. Thiết bị sấy thùng quay ống dòng (Rotary steam-tube dryers).................... 28

Hình 1.11. Một số phương pháp cô đặc ........................................................................ 30
Hình 2.1. Dịch sau lên men........................................................................................... 31
Hình 2.2. Bã rượu ướt ................................................................................................... 31
Hình 2.3. Quá trình lắng có bổ sung chất trợ lắng ........................................................ 36
Hình 2.4. Quy trình sản xuất DDG và DDGS............................................................... 37
Hình 3.1. Sự phân lớp của dịch sau lắng 24h................................................................ 39
Hình 3.2. Độ trong của dịch lắng .................................................................................. 40
Hình 3.3. Thể tích dịch trong và bã sau lắng ................................................................ 41
Hình 3.4. Quá trình cô đặc dịch trong........................................................................... 43
Hình 3.5. Quy trình sản xuất bã rượu khô (DDG) ........................................................ 45
Hình 3.6. Quy trình sản xuất bã rượu khô có bổ sung dịch cô đặc (DDGS) ................ 47

Bùi Thị Thu Hằng – 14BCNTP.KH

7


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi cũng như nhu cầu về thức ăn chăn
nuôi (TACN) đang phát triển một cách mạnh mẽ. Tuy nhiên, giá TACN ngày càng
tăng, nguyên nhân là do nguyên liệu TACN như ngũ cốc và những nguồn nguyên liệu
giàu tinh bột khác đang được sử dụng ngày cành nhiều để sản xuất nhiên liệu sinh học
và hầu như nguyên liệu TACN Việt Nam đều phải nhập khẩu. Trong năm 2013, Việt
Nam nhập khẩu lên đến 9 triệu tấn nguyên liệu thức ăn gia súc, trị giá 4 tỷ USD (Pham
Kim Dang, 2013), trong đó bã rượu khô (DDGS) từ ngô chiếm đến 630 nghìn tấn trị
giá 200 triệu USD (Viện Chăn Nuôi, 2013).
Tại Việt Nam, với sản lượng cồn công nghiệp lớn, trên 67 triệu lít (năm 2014)
(Bộ Công thương, 2015), dự báo đến năm 2025, sản lượng cồn sẽ đạt trên 440 triệu lít
(Bộ Công thương, 2009). Thông thường các nhà máy sản xuất cồn với nồng độ 14 %
v/v sẽ thải ra lượng bã rượu khoảng 30% nguyên liệu (D.A. Monceaux and D.

Kuehner, 2009). Từ đó, với sản lượng cồn trên 67 triệu lít (2014) và ngày càng tăng,
chúng ta có thể tính toán sơ bộ, hàng năm, ngành sản xuất cồn sẽ thải ra khoảng 45
nghìn tấn bã rượu tươi có độ ẩm 80%, chủ yếu dùng làm thức ăn tươi cho gia súc, phân
bón hoặc thải ra môi trường gây ô nhiễm và lãng phí.
Giải pháp kỹ thuật tối ưu để vượt qua trở ngại trên là khai thác, sử dụng hiệu quả
những nguyên liệu không truyền thống, các phụ phẩm của các ngành sản xuất công
nghiệp như ngành công nghiệp sản xuất cồn.
Chính vì vậy, nghiên cứu và sử dụng có hiệu quả bã rượu (phụ phẩm của ngành
sản xuất cồn) làm TACN có ý nghĩa quan vô cùng quan trọng và góp phần giảm chi phí
nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, giảm thiểu chi phí xử lí ô nhiễm
môi trường.
Do đó, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu xử lý bã rượu từ nhà máy
sản xuất cồn để sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi”.

Bùi Thị Thu Hằng – 14BCNTP.KH

8


PHẦN 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sản xuất thức và tiêu thụ ăn chăn nuôi (TACN) trên thế giới và Việt
Nam
1.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ TACN trên thế giới
Khảo sát do Alltech tiến hành được công bố vào tháng 1 năm 2015 ước tính có
980 triệu tấn thức ăn chăn nuôi được sản xuất trên toàn cầu, trị giá 460 tỷ USD, với
350,54 triệu tấn được sản xuất tại khu vực Châu Á, trong đó, Trung Quốc dẫn đầu với
182,69 triệu tấn, đứng thứ 5 là Ấn Độ với 29,4 triệu tấn và Việt Nam xếp thứ 17 với
14,10 triệu tấn (Alltech, 2015).

Hình 1.1. Sản lượng thức ăn chăn nuôi trên thế giới giai đoạn 2011-2014

Nguồn: (Alltech, 2015)
Khi phân tích theo loài, sản lượng thức ăn gia cầm giữ vị trí dẫn đầu với 439 triệu
tấn, chiếm 45% thị phần. Thức ăn cho heo tăng trưởng rõ rệt với 256 triệu tấn chiếm
27%, trong đó 128,5 triệu tấn đến từ Châu Á. Thị trường thức ăn thủy sản cũng nhích
lên, chiếm 4% tương đương hơn 41 triệu tấn, tuy nhiên sản lượng thức ăn cho ngựa lại
suy giảm (Alltech, 2015).
1.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ TACN ở Việt Nam
Theo Hiệp hội TACN Việt Nam, năm 2013, Việt Nam có khoảng 272 nhà máy
sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) và chủ yếu tập trung tại Đồng bằng Sông Hồng với
sản lượng 12,5 triệu tấn (Pham Kim Dang, 2013).

Bùi Thị Thu Hằng – 14BCNTP.KH

9


Bảng 1.1. Số lượng nhà máy thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam năm 2013
Nước
ngoài

Liên
doanh

Địa
phương

Tổng

Vùng núi phía Bắc


2

1

14

17

Đồng bằng Sông Hồng

20

2

90

112

Phía Bắc

4

-

12

16

Tây Nguyên


0

0

0

0

Đồng bằng sông Mê Kông

13

1

33

47

Đông Nam Bộ

22

2

56

80

Tổng


61

6

205

272

Khu vực

Nguồn: (Pham Kim Dang, 2013)
Từ nhiều năm nay, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu sản
xuất thức ăn chăn nuôi. Theo đó, trong số 12,5 triệu tấn TACN tiêu thụ mỗi năm thì
lượng nhập khẩu chiếm tới trên 70%, tương đương 9 triệu tấn với tổng giá trị khoảng 4
tỷ USD (Pham Kim Dang, 2013).
Cụ thể, trong số 9 triệu tấn nguyên liệu nhập dùng để sản xuất TACN thì phải
nhập khẩu 4 triệu tấn khô dầu đậu tương, 1,9 triệu tấn ngô, 603 nghìn tấn DDGS (trị
giá 200 triệu USD) và các thành phần khác như: cám gạo, bột xương cá, bột mỳ…
trong đó kim ngạch nhập khẩu đứng đầu từ Achentina với ước tính đạt 1,1 tỷ USD, thứ
2 là Hoa Kỳ với 370 triệu USD, đứng thứ 3 là Braxin với 249 triệu USD (Viện Chăn
Nuôi, 2013) .
Nhu cầu về sản xuất, tiêu thụ TACN ngày càng tăng, tuy nhiên với áp lực về giá
và chất lượng cũng đưa đến nhiều giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng cũng như giảm
giá thành thức ăn chăn nuôi.
1.2. Thành phần cơ bản của TACN
Thành phần cơ bản của TACN tùy thuộc từng đối tượng vật nuôi cũng như độ
tuổi, cân nặng. Dưới đây là thành phần cơ bản của một loại TACN cho heo con cai sữa
(từ 10 – 20 kg thể trọng) và gà con siêu thịt (từ 1 – 21 ngày tuổi)

Bùi Thị Thu Hằng – 14BCNTP.KH


10


Bảng 1.2. Thành phần cơ bản của TACN cho từng loại vật nuôi
Thành phần

Heo con cai sữa
(10 – 20 kg)

Gà con siêu thịt
(1 – 21 ngày tuổi)

Protein (%)

18,0

21,0

Xơ (%)

4,0

5,0

Canxi (%)

0,7 – 1,2

0,8 – 1,2


Photpho (%)

0,5 – 0,9

0,5 – 0,9

Lysine (%)

1,3

1,1

Methyonine và Cystine (%)

0,7

0,9

ME (kcal/kg)

3.200

3.050
Nguồn: INVIVO NSA Việt nam

Trên đây là ví dụ cho thành phần thức ăn cho hai đối tượng vật nuôi cụ thể, tuy
nhiên, tùy từng đối tượng, lứa tuổi và cân năng mà vật nuôi có những nhu cầu về thành
phần dinh dưỡng là khác nhau.
Bảng 1.3. Nhu cầu dinh dưỡng của heo thịt trong các giai đoạn phát triển


Tập ăn – 20kg 20kg – 40kg Trên 40kg 40kg – 60kg Trên 60kg
Protein (%)

19

17

15

15

14

Xơ (%)

5

8

8

8

9

Nguồn: INVIVO NSA Việt nam

Bảng 1.3 cho thấy nhu cầu đối với các thành phần dinh dưỡng của heo thịt các
giai đoạn phát triển cũng thay đổi. Do đó, thức ăn chăn nuôi cần cung cấp đầy đủ cũng

như cân bằng các chất dinh dưỡng cho từng giai đoạn phát triển của vật nuôi.
1.3. Nguyên liệu sản xuất TACN
1.3.1. Nguyên liệu chính
 Hạt ngũ cốc
 Ngô
Ngô là cây lương thực được trồng phổ biến với sản lượng hàm năm trên 800
triệu tấn vào năm 2012. Mỹ và Trung Quốc là hai nước có sản lượng ngô lớn nhất,
chiếm 60% tổng sản lượng thế giới (Tổng cục thống kê, 2013). Ngô cũng chính là
Bùi Thị Thu Hằng – 14BCNTP.KH

11


nguồn nguyên liệu chính để sản xuất xăng sinh học và bã rượu khô DDGS trên toàn thế
giới.
Ngô có chứa 60 – 65 % tinh bột, 8 – 10 % protein, 6 – 8 % chất béo và các thành
phần khác.
 Gạo:
Việt nam có 2 vùng trồng lúa chính : đó là đồng bằng sông Cửu Long và đồng
bằng sông Hồng. Năm 2010, sản lượng gạo toàn quốc đạt 39,5 triệu tấn, trong đó
chúng ta đã xuất khẩu 6,5 triệu tấn (Tổng cục thống kê, 2013).
Gạo chứa tinh bột (70 – 80%), protein (8 – 12%), chất béo (0,4 – 0,6%) và những
thành phần khác.
 Nguyên liệu giàu tinh bột
 Sắn
Ở Việt Nam, sản lượng sắn đã có mức tăng trưởng đáng kinh ngạc trong thời gian
gần đây: 9,445 triệu tấn vào năm 2009, gấp gần 5 lần so với sản lượng năm 2000 (Tổng
cục thống kê, 2013).
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích trồng sắn sẽ đạt
khoảng 450.000 ha trong thời gian từ năm 2011 đến 2015, và năng suất sẽ tăng từ 16,9

– 20 tấn/ha năm 2011 lên 23 – 24 tấn/ha vào năm 2015 bằng việc ứng dụng những
công nghệ mới.
Sắn khô chứa tinh bột (65 – 80%), protein (1 – 2%), chất béo (0,5 – 1%) và một
số chất khác. Ngoài ra, tinh bột sắn bao gồm 18 – 22% amylose và 78 – 82%
amylose-pectine (10) .
 Một số khoáng chất
 Bột xương cá
Là phụ phẩm của ngành sản xuất thủy sản, cung cấp canxi và photpho giúp tăng
cường tiêu hóa cũng như sự phát triển của vật nuôi.
 Khô đậu tương
Chứa nhiều protein (35 – 40%) và rất nhiều các vitamin nhóm B. Chất bép còn lại
trong khô dầu khoảng 7 – 9%

Bùi Thị Thu Hằng – 14BCNTP.KH

12


1.3.2. Nguyên liệu bổ sung
Bã rượu là phụ phẩm của ngành công nghiệp sản xuất cồn. Nguyên liệu sản xuất
cồn là các nguyên liệu chứa tinh bột như gạo, ngô, sắn, lúa mì… Sau quá trình lên men,
tinh bột từ nguyên liệu chuyển hóa thành ethanol. Hỗn hợp còn lại chứa nhiều chất
dinh dưỡng (protein, chất béo, chất xơ, khoáng), nấm men, các axit amin. Có thế nói,
bã rượu là một nguồn nguyên liệu có giá trị, rất thích hợp cho ngành công nghiệp sản
xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) (Green field, 2014).
Bã rượu được phân loại tùy theo độ ẩm và quy trình sản xuất.
(1). Bã rượu ướt (Wet Distillers’ Grains -WDG) là bã rượu sau khi đã được lắng,
lọc hoặc ly tâm, có độ ẩm khoảng 70 – 80%, rất khó bảo quản và vận chuyển, thường
được sử dụng làm TACN dạng tươi hoặc làm phân bón.
(2). Bã rượu khô là bã rượu ướt đã được sấy khô đến độ ẩm dưới 10%

Bã rượu khô gồm 2 loại:
DDG (Distillers’ Dried Grains): Bã rượu sấy khô và không bổ sung dịch trong đã
được cô đặc.
DDGS (Distillers’ Dried Grains with Solubles): Bã rượu sấy khô có bổ sung dịch
trong đã được cô đặc.
Bã rượu khô có thể bảo quản trong thời gian dài, dễ dàng vận chuyển (Green
field, 2014).
Hiện nay, DDGS thu được sau quá trình sản xuất cồn từ ngô được biết đến như
một nguyên liệu sản xuất TACN với hàm lượng dinh dưỡng cao với các thành phần
protein, chất béo, xơ, các axit amin và khoáng.
Bảng 1.4. Thành phần cơ bản của DDGS từ ngô
Thành phần

K.A. Rosentrater,
2007

Cromwell
et al, 1993

Belyea et al,
2004

KeShu
Liu, 2008

Độ ẩm (%)

10,8

-


-

-

Chất khô (%)

89,3

90,5

-

-

Protein thô (%)

28,8

29,7

31,4

27,4

Xơ thô (%)

7,1

-


10,2

-

Chất béo (%)

11,0

10,7

12,0

11,7

Bùi Thị Thu Hằng – 14BCNTP.KH

13


Tro (%)

3,84

5,3

4,6

4,4


Tinh bột tổng (%)

11,7

-

5,3

4,9

(Kurt. A. Rosentrater et al., 2007)

(Cromwell GL et al., 1993)

(Belyea et al., 2004)

(Liu, 2008)

Bảng 1.5. Hàm lượng axit amin của DDGS từ ngô
Axit amin
(%)

K.A. Rosentrater,
2007

Cromwell et
al, 1993

Batal and
Dale, 2006


Han and Liu,
2010

Alanine

2,50

-

1,78

2,07

Arginine

1,08

1,18

1,09

1,29

Axit aspartic

1,66

-


1,,75

1,97

Cystine

0,80

0,59

0,56

0,57

Axit glutamic

4,61

-

3,49

5,48

Glycine

1,05

-


-

1,19

Histidine

0,76

0,80

0,69

0,91

Isoleucine

1,00

1,13

0,97

1,03

Leucine

3,18

3,69


3,05

3,50

Lysine

0,80

0,78

0,71

1,04

Methionine

0,59

0,57

0,54

0,72

Phenylalanine

1,34

1,61


1,31

1,50

Proline

2,12

-

1,99

2,19

Serine

1,24

-

1,09

1,45

Threonine

0,92

1,13


0,96

1,17

Tyrosine

1,07

-

0,96

1,02

Tryptophan

0,28

0,22

0,20

-

Valine

1,41

1,49


1,33

1,56

(Batal and Dale, 2006)

(Han and Liu, 2010)

Bùi Thị Thu Hằng – 14BCNTP.KH

14


Bảng 1.6. Hàm lượng các thành phần khoáng của DDGS từ ngô
Thành phần
khoáng

Spiehs et al,
2002

K (mg/g)

9,4

9,1

11,22

11,44


P (mg/g)

8,9

6,8

8,52

8,73

Mg (mg/g)

3,3

2,8

3,48

3,45

S (mg/g)

4,7

8,4

5,76

6,83


Na (mg/g)

2,4

2,5

1,30

2,63

Ca (mg/g)

0,6

2,9

0,28

0,37

Fe (µg/g)

119,8

149

98,7

21,47


Zn (µg/g)

97,5

61

113,7

65,15

Mn (µg/g)

15,8

22

17,0

15,81
5,55

Cu (µg/g)

Batal and Dale, Belyea et al,
2003
2006

5,9

10


5,6

(Spiehs et al., 2002)

(Batal. A and Dale, 2003)

(Belyea et al., 2006)

Han and
Liu, 2010

Bã rượu khô có bố sung dịch cô đặc (DDGS) từ ngô chứa nhiều thành phần dinh
dưỡng quan trọng với hàm lượng cao như protein (27,4 – 31,4%), chất béo (10,7 –
12%), chất xơ (7,1 – 10,2%) (Bảng 1.3) và chất khoáng với các thành phần khoáng như
photpho (6,8 – 8,9 mg/g), canxi (0,37 – 2,9 mg/g).... (Bảng 1.5). Ngoài ra còn nhiều
các axit amin quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển của gia súc, gia cầm như
Lysine (0,71 – 1,04%), Methyonine (0,54 – 0,72%), Tryptophan (0,20 – 0,28%) (Bảng
1.4).
Sản xuất DDGS vừa tận dụng được nguồn phụ phẩm khổng lồ của ngành sản xuất
cồn, vừa giúp giảm thiểu ô nhiễm cũng như chi phí xử lý môi trường và tạo ra một
nguyên liệu cho ngành sản xuất TACN với giá trị dinh dưỡng cao.
Chính vì vậy, bã rượu khô đã và đang được sử dụng như một nguồn nguyên liệu
để sản xuất TACN tiềm năng, thân thiện với môi trường và gia tăng giá trị phụ phẩm
của ngành công nghiệp sản xuất cồn.

Bùi Thị Thu Hằng – 14BCNTP.KH

15



WDG – Wet Distillers’ Grains DDG – Distillers’ Dried DDGS – Distillers’ Dried
– Bã rượu ướt
Grains – Bã rượu khô
Grains with Solubles – Bã
rượu khô có bổ sung dịch cô
đặc

Hình 1.2. Một số sản phẩm bã rượu từ ngô
1.4. Công nghệ sản xuất cồn và thu hồi bã rượu
1.4.1. Quy trình sản xuất cồn
Sản xuất cồn từ các nguyên liệu được sử dụng từ rất lâu và phổ biến trên thế giới.
Các nguồn nguyên liệu chủ yếu như gạo, ngô, sắn, lúa mì, lúa mạch đen, lúa miến… và
những nguyên liệu này cũng quyết định đến chất lượng cũng như thành phần của phụ
phẩm (bã rượu).
Bảng 1.7. Thành phần chính của một số nguyên liệu sản xuất cồn
Thành phần (%)

Ngô

Gạo

Sắn

Lúa mì

Lúa mạch

Tinh bột


65 – 72

70 – 80

65 – 80

67 – 70

65 – 80

Protein

9 – 12

8 – 12

1–2

12 – 14

10 – 11

Chất béo

4,5

0,4 – 0,6

0,5 – 1


3,0

2,5 – 3

Tro

1,0

-

-

2,0

2,3

Nguồn: (D.A. Monceaux and D. Kuehner, 2009)
 Sản xuất cồn từ gạo
Hiện nay, công nghệ Dịch hóa, Đường hóa và Lên men Đồng thời (SLSF) (Hình
1.3) là một phương pháp mới để sản xuất cồn tiết kiệm năng lượng và nâng cao hiệu
quả. Với phương pháp này, cả 3 quá trình dịch hóa, đường hóa và lên men được kết
hợp lại trong một công đoạn duy nhất, trong cùng một thiết bị và ở cùng một nhiệt độ.
Sau khi trộn bột gạo với nước, ta bổ sung thêm hỗn hợp alpha-amylase và glucoamylase (chế phẩm Stargen002), là chế phẩm enzym có khả năng thủy phân tinh bột
Bùi Thị Thu Hằng – 14BCNTP.KH

16


thành dường glucose ngay cả ở điều kiện nhiệt độ thường (20 – 40oC). Đồng thời nấm
men và các chất dinh dưỡng cũng được bổ sung vào trong dịch để thực hiện quá trình

SLSF.
Ưu điểm của quy trình SLSF so với quy trình sản xuất cồn truyền thống đó là
không cần gian nhiệt trong suốt quá trình lên men tạo ra cồn. Vì thế bã rượu tạo ra bởi
quy trình này sẽ ít bị tác động nhiệt, ít bị biến đổi một số thành phần hóa học cũng như
dinh dưỡng và giảm thiểu tổn thất.
Gạo tấm
-

Nghiền mịn
Hòa bột với nước
Hiệu chỉnh pH
Định mức

Urê

Stargen002
Amigase Mega L
Fermgen

Ly tâm

rượu

Dịch sau lên men

Chưng cất

Cồn
Nguồn: (Chu Ky Son et al., 2015)


Hình 1.3. Quy trình sản xuất cồn từ gạo theo công nghệ SLSF

Bùi Thị Thu Hằng – 14BCNTP.KH

17


 Quy trình sản xuất cồn từ gạo của Công ty cổ phần Việt Pháp Victory – Tân
Vinh, Lương Sơn, Hòa Bình.
Gạo tấm
Termamyl SC

-

Nghiền mịn
Hòa bột với nước
o
92 – 93 C trong
30 – 60 phút

Dịch hồ hóa

o

Dextrozyme
GA
Ure

58 – 60 C trong
30 phút


Dịch đường hóa

Nấm men
-

o

30 – 32 C trong
100 giờ

Dịch sau lên men
Lọc

rượu

Chưng cất

Cồn

Hình 1.4. Quy trình sản xuất cồn từ gạo của Việt Pháp Victory

Bùi Thị Thu Hằng – 14BCNTP.KH

18


 Quy trình sản xuất cồn từ gạo của Công ty cổ phần bia, rượu Sài Gòn – Đồng
Xuân – Khu 6, Thị trấn Thanh Ba, Huyện Thanh Ba, Tỉnh Phú Thọ.


Gạo tấm

-

Termamyl SC

Nghiền mịn
Hòa bột với nước
o
90 – 92 C trong
4 giờ

Dịch hồ hóa
Spirizyme
Ure

o

58 – 60 C trong
30 phút

Dịch đường hóa
Nấm men
-

o

30 – 32 C trong
120 giờ


Dịch sau lên men

Chưng cất

Lọc

rượu

Cồn

Hình 1.5. Quy trình sản xuất cồn từ gạo của Sài Gòn-Đồng Xuân

Bùi Thị Thu Hằng – 14BCNTP.KH

19


 Sản xuất cồn từ sắn
Quy trình sản xuất cồn từ sắn của Công ty CP Nhiên liệu sinh học dầu khí Miền
Trung (BSR-BF) – KCN Nghi Sơn, Quảng Ngãi.

Săn khô

-

Termamyl SC

Nghiền mịn
Hòa bột với nước
o

90 – 92 C trong
4 giờ

Dịch hồ hóa
-

Spirizyme
Ure

o

58 – 60 C trong
30 phút

Dịch đường hóa
Nấm men
-

o

30 – 32 C trong
120 giờ

Dịch sau lên men

Chưng cất

Lọc

rượu


Cồn

Hình 1.6. Quy trình sản xuất cồn từ sắn của BSR-BF
Quy trình sản xuất cồn khác nhau dẫn đến đặc điểm của bã rượu thu được cũng
khác nhau:
-

Quy trình SLSF: Không có quá trình gia nhiệt nên bã nhớt, khó lọc, tuy nhiên
nhiều thành phần dinh dưỡng còn giữ được.
Quy trình truyền thống: Có quá trình gia nhiệt nên bã rượu tơi, dễ lọc, tuy
nhiên nhiều thành phần bị mất đi do nhiệt độ cao.

Bùi Thị Thu Hằng – 14BCNTP.KH

20


1.4.2. Quy trình thu hồi, bảo quản và chế biến bã rượu
Nhìn chung khi sản xuất cồn từ nguyên liệu tinh bột thì chỉ có 1/3 lượng chất khô
trong nguyên liệu được chuyển thành rượu, phần chất khô còn lại không được lên men,
trong đó có 1/3 chuyển vào bã rượu, phần còn lại là protein, chất béo, tro.

Nguồn: (Chu Ky Son et al., 2015)

Hình 1.7. Quy trình sản xuất cồn (SLSF), thu hồi, bảo quản và chế biễn bã rượu
Hiện nay có nhiều phương pháp thu hồi bã rượu bao gồm lắng, ly tâm nhằm mục
đích thu hồi tối đa lượng bã rượu cũng như tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất.
1.4.2.1. Thu hồi bã rượu
Hỗn hợp dịch sau chưng cất được tách bằng thiết bị ly tâm. Tại đây, dưới tác

dụng của lực ly tâm, các phần tử chất rắn và chất rắn lơ lửng trong khối dịch sẽ
được tách riêng. Lượng chất rắn có dạng sệt chứa lượng nước nước tương đối lớn
(70 – 80%), được gọi là WDG (Wet Distillers’ Grains) hay bã rượu ướt và phần
chất lỏng chứa các thành phần hòa tan, gọi là "Dịch sau ly tâm" (Thin stillage).
Dịch sau ly tâm được cô đặc và phối trộn với bã rượu khô DDG (Distillers’ Dried

Bùi Thị Thu Hằng – 14BCNTP.KH

21


Grains) (thu được sau khi sấy khô WDG đến độ ẩm <10% ) ta thu được bã rượu khô
có bổ sung dịch cô đặc DDGS (Distillers’ Dried Grains with Solubles).
Do đặc điểm của bã rượu từ quy trình SLSF nhớt, khó lọc bằng máy lọc khung
bản, do đó, giải pháp sử dụng chất trợ lắng và ly tâm là khả thi.
 Quá trình lắng có bổ sung chất trợ lắng
Là quá trình cơ học để phân riêng một phần hỗn hợp không đồng nhất bằng trọng
lực hoặc có bổ sung chất trợ lắng (Lưu Duẩn et al., 1996).
Trong thực tế, để tăng tốc độ lắng người ta thường áp dụng các biện pháp sau
đây: trước hết cần xử lý nguyên liệu trước khi lắng đúng kỹ thuật nhằm làm kết tủa tập
trung cao, kích thước lớn và đồng đều. Nếu kết tủa ở dạng keo thực hiện quá trình keo
tụ để tạo thành dạng xốp. Nếu các chất keo ở dạng phân tán thì dùng các chất hấp phụ
để tách keo (Lưu Duẩn et al., 1996).
Chất trợ lắng hay còn gọi là chất kết tụ thường là các polymer tổng hợp. Cơ chế
keo tụ của chất trợ lắng được giải thích như sau: do tích điện âm (–) chúng hút các chất
kết tủa trong dung dịch có điện tích (+), tạo thành một khối lớn có khả năng lắng nhanh
(tốc độ lắng có thể tăng lên 5 – 7 lần) (Lưu Duẩn et al., 1996).
Thực nghiệm cho thấy trong lượng phân tử của chất trợ lắng tăng thì khả năng
tăng tốc lắng càng cao. Có thể giải thích như sau: nếu trọng lượng phân tử nhỏ chúng
chỉ có tác dụng như một chất ổn định, chưa có khả năng liên kết giữa các phân tử với

nhau. Chỉ khi trọng lượng đủ lớn tác dụng chất trợ lắng mới rõ rệt. Tuy nhiên đó không
phải là yếu tố độc nhất. Hiệu quả chất trợ lắng của các polymer còn phụ thuộc vào bản
chất của nó và đặc biệt là tính chất dung dịch cần lắng (Lưu Duẩn et al., 1996).
 Một số chất trợ lắng:
 Phèn nhôm
Có cấu tạo phân tử Al2(SO4)3.18H2O
Phèn nhôm là loại hóa chất keo tụ tham gia vào quá trình keo tụ nhằm làm kết
dính các hạt keo lơ lửng trong nước thành các hạt cặn lớn hơn có thể loại bỏ được tạo
các bể lắng. Ứng dụng trên xuất phát từ chỗ phèn nhôm thuỷ phân khá mạnh ở trong
nước tạo thành nhôm hydroxit.
Al2(SO4)3 + 6H2O → 2Al(OH)3 + 6H+ + 3SO42Ưu điểm của phèn nhôm:
Bùi Thị Thu Hằng – 14BCNTP.KH

22


-

Có năng lực keo tụ cao trong các muối ít độc hại
Ít độc, có sẵn trên thị trường, chi phí sử dụng thấp
Dễ dàng kiểm soát khi sử dụng phèn nhôm cho quy trình keo tụ.

Nhược điểm của phèn nhôm:
-

Làm giảm pH, do đó khi sử dụng phèn nhôm phải sử dụng thêm NaOH để
tăng pH, dẫn đến chi phí tăng.
- Cần tính tán kỹ lưỡng sao cho lượng phèn nhôm sử dụng là vừa đủ, khi cho
quá lượng dẫn đến keo tụ bị phá hủy, không có tác dụng nữa.
- Hàm lượng nhôm dư trong nước lớn hơn tiêu chuẩn (0,2 mg/l) so với các chất

keo tụ khác.
- Khả năng loại bỏ các chất hữu cơ tan và không tan cùng các kim loại nặng
thường hạn chế
- Ngoài ra có thể làm tăng lượng SO42- trong nước thải xử lý là loại có độc tính
đối với vi sinh vật.
 Phèn sắt
Phèn sắt bao gồm muối sắt sunfat Fe2(SO4)3.nH2O hoặc muối sắt Clorua
FeCl3.nH2O (n = 1 – 6). Tuy chưa được sử dụng rộng rãi tại việt nam nhưng lại được
sử dụng rộng rãi ở các nước công nghiệp.
Hoá học của muối sắt tương tự như muối nhôm nghĩa là khi thuỷ phân sẽ tạo axit,
vì vậy cần đủ độ kiềm để giữ pH không đổi.
Fe3+ + 3H2O → Fe(OH)3 + 3H+
Phèn sắt (III) khi thuỷ phân ít bị ảnh hưởng của nhiệt độ.
Vùng pH tối ưu: 5 – 9
So sánh keo của phèn nhôm và phèn sắt được tạo thành cho thấy:
- Độ hoà tan của keo Fe(OH)3 trong nước nhỏ hơn Al(OH)3
- Tỉ trọng của Fe(OH)3 = 1,5 Al(OH)3 (trọng lượng đơn vị của Al(OH)3 = 2,4 còn
của Fe(OH)3 = 3,6). Do vậy keo sắt tạo thành vẫn lắng được khi trong nước có ít chất
huyền phù.
Ưu điểm của phèn sắt so với phèn nhôm:
- Liều lượng phèn sắt (III) dùng để kết tủa chỉ bằng 1/3 – 1/2 liều lượng phèn
nhôm.
Bùi Thị Thu Hằng – 14BCNTP.KH

23


- Phèn sắt ít bị ảnh hưởng của nhiệt độ và giới hạn pH rộng.
- Nhược điểm của phèn sắt (III) là ăn mòn đường ống mạnh hơn phèn nhôm (vì
trong quá trình phản ứng tạo ra axit).

Ở nước ta, vẫn quen dùng phèn nhôm. Để khắc phục nhược điểm của mỗi loại có
thể dùng kết hợp cả phèn sắt và phèn nhôm tương ứng là 1:1 hoặc 2:1. Kết tủa hỗn hợp
thích hợp nhất vào mùa lạnh.
Lưu ý: Trên thực tế, việc lựa chọn loại phèn, tính toán liều lượng phèn và liều
lượng chất kiềm hoá cần phải được xác định bằng thực nghiệm. Các muối phèn đưa
vào xử lý nước là dạng dung dịch.
 Polymer Praestol 852BC
Là chất trợ lắng có nguồn gốc là polymer
Deutschland GmbH của Đức.

được sản xuất tại

Ashland

Praestol 852BC dạng hạt trắng, là polymer điện phân khối lượng phân tử lớn,
điện tích cation trung bình dựa trên aryamide và dẫn xuất cationic acrylamide.
Khoảng pH hoạt động là 1 – 14, liều lượng dùng 0,05% – 0,1%.
Sản phẩm chủ yếu dùng để làm sạch nước thải, tác dụng làm đặc, và loại nước
cho bùn thải công nghiệp và đô thị (lọc ly tâm, lọc nén băng chuyền, lọc buồng nén).
Sản phẩm đặc biệt phù hợp trong trường hợp cần loại bỏ hạt keo tụ bằng lực cắt lớn.
Cơ chế hoạt động của các sản phẩm cationic về cơ bản dựa vào sự trao đổi ion
giữa điện tích dọc theo chuỗi polymer vốn có trong dung dịch, và phần điện tích trên
bề mặt các hạt rắn lơ lửng. Điện tích trên bề mặt các hạt được trung hòa và sau đó có
thể tiến hành quá trình làm đông lại hoặc keo tụ.
 Polymer Praestol 2640Z
Là chất trợ lắng có nguồn gốc là polymer
Deutschland GmbH của Đức.

được sản xuất tại


Ashland

Praestol 2640Z dạng hạt trắng vàng nhạt, là polymer điện phân khối lượng phân
tử lớn, điện tích anion trung bình dựa trên acrylamide cationic và natri acrylate.
Khoảng pH hoạt động từ 6 – 10, liều lượng dùng 0,05% – 0,1%.
Polymer này chủ yếu dùng để đông tụ khoáng và hydroxit dạng rắn, keo tụ.

Bùi Thị Thu Hằng – 14BCNTP.KH

24


Dạng polymer này đã được ứng dụng để làm trong dịch trong công nghiệp mía
đường, mục đích để làm đông tụ các hạt thành phần rắn ở dạng hạt mịn đến dạng keo
tụ, vốn ở dạng huyền phù trong nước trung tính đến kiềm với chủ yếu các hạt vô cơ.
 Quá trình ly tâm
Là phương pháp tách một cách nhanh chóng các phân tử khối lượng riêng khác
nhau. Thường tách pha rắn ra khỏi pha lỏng khi nồng độ pha rắn lớn nhờ lực ly tâm
(Lưu Duẩn et al., 1996).
Là phương pháp rất phổ biến trong công nghệ thực phẩm nhằm các mục đích:
- Chuẩn bị cho quá trình tiếp theo, ví dụ ly tâm trước khi đun nóng để tách các
phần tử gây cháy hoặc tách vi khuẩn, ly tâm trước khi lọc nhằm tăng năng suất máy,
giảm thời gian, giảm hao phí trong sản xuất nước quả, dầu thực vật...
- Làm sạch, tách tạp chất trong sản xuất dầu ăn, nâng cao chất lượng sản phẩm
trong sản xuất tinh bột, tách axit glutamic...
Trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm các máy có thể hoạt động theo nhiều
phương thức: gián đoạn, bán liên tục hoặc liên tục với tốc độ ly tâm thường 900 – 960
vòng/phút, cao tốc 1450 vòng/phút, siêu tốc >3000 vòng/phút. Một vài loại sản phẩm
như ly tâm đường trắng với tốc độ 950 vòng/phút trong 4 – 6 phút, đối với đường nâu
(độ nhớt cao và tinh thể nhỏ) nên dùng với tốc độ >1450 vòng/phút trong 16 – 25 phút,

tinh bột là 15 phút, enzyme > 3000 vòng/phút trong 45 – 60 phút và nhiệt độ thấp (Lưu
Duẩn et al., 1996).
1.4.2.2.

Bảo quản và chế biến bã rượu

Hiện nay, các hộ nông dân sau khi thu bã rượu từ nhà máy sản xuất cồn đều cho
gia súc ăn trực tiếp, ngoài ra còn ủ chua với rau cỏ cho trâu, bò, ngựa ăn. Tuy nhiên, đó
vẫn là những biện pháp bảo quản cũng như chế biến thô sơ, không sử dụng được lâu
dài. Do đó, sấy bã rượu là một biện pháp hiệu quả để bảo quản bã rượu, sử dụng lâu dài
cũng như là nguyên liệu cho các quy trình khác.
 Quá trình sấy
Tách nước (ẩm) ra khỏi vật liệu rắn hay dung dịch là một quá trình kỹ thuật rất
phổ biến và quan trọng đối với nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành hóa
chất và thực phẩm. Với mục đích: bảo quản tốt vật liệu hoặc để giảm năng lượng tiêu
tốn trong quá trình vận chuyển vật liệu, hoặc để đảm bảo các thông số kỹ thuật cho các
quá trình gia công vật liệu tiếp theo.(Nguyễn Bin, 2004)
Bùi Thị Thu Hằng – 14BCNTP.KH

25


×