Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thử nghiệm giường bệnh nhân điều khiển điện 5 chức năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.21 MB, 123 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Kết quả nghiên cứu trong đề tài này là của riêng tôi. Những kết quả nghiên
cứu đƣợc trình bày trong đề tài là trung thực, không vi phạm bất cứ điều gì trong
luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc pháp
luật.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Nhật Duẩn

Page 1


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: NGUYỄN NHẬT DUẨN
Chuyên ngành: Kỹ thuật Y Sinh

Khóa: 2012B

Cán bộ Hƣớng dẫn: TS. NGUYỄN THÁI HÀ
Đơn vị:

Bộ Môn Công nghệ điện tử và Kỹ thuật y sinh

Viện Điện tử Viễn Thông - Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội
Tên đề tài: “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thử nghiệm giường bệnh nhân
điều khiển điện 5 chức năng”
Tên tiếng Anh là: “Design and manufacture an electric - five function bed
for patient”.
TÓM TẮT
Giƣờng bệnh nhân điều khiển điện 5 chức năng đƣợc sử dụng rộng rãi trong
các phòng chăm sóc đặc biệt (Hồi sức tích cực - ICU). Đề tài nghiên cứu thiết kế và


chế tạo thử nghiệm 01 giƣờng bệnh nhân điều khiển điện bao gồm: Mô phỏng thiết
kế cơ khí 3D; thiết kế hoàn thiện 01 mô đun điều khiển: nguồn điều khiển nạp ắc
quy thông minh (dùng khi mất điện); Khối xử lý trung tâm; bàn phím điều khiển
trung tâm và bàn phím điều khiển cầm tay; 5 chức năng điều khiển gồm: nâng - hạ
phần đầu; nâng hạ phần chân; nâng hạ đều toàn giƣờng; nâng hạ phần đầu giƣờng;
nâng hạ phần cuối giƣờng; nghiêng trái-phải. Định hƣớng gia công sản xuất loạt
trong nƣớc có mở rộng tính năng trong quản lý và giám sát theo dõi bệnh nhân.
ABSTRACTS
An electric - five functions bed for patient was usefull in recovery rooms or
intensive care units. The thesis researchs about Design and manufacture an electric
- five function bed for patient, including: Simulation of mechanical design; 01
complete design of control module, 01 intelligent control battery charging module
(using a power AC failure); central processing Unit; Center control and portable
control keyboards; five functions control module, which include: Lifting up - down
the patient head’s; Lifting up - down the legs; Lifting up - down the whole bed;
Tilting the head - end of the bed; Tilting the left-right of the bed. In future, this
product will be improved more, for managing and monitoring issues of patients in
ICU.
Page 2


MỤC LỤC
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................. 2
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ..................................................................................... 5
CHƢƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 11
............................................. 11
1.1.1 Tính cấp thiết ............................................................................................. 11
1.1.2 Quá trình thực hiện .................................................................................... 13
1.1.3 Nội dung Đề tài nghiên cứu: ..................................................................... 14
1.1.4 Các vấn đề cần nghiên cứu, tìm hiểu để thực hiện gồm:........................... 15

1.1.5 Kết quả Đề tài đạt đƣợc: ........................................................................... 15
1.2 Công tác chăm sóc bệnh nhân tại đơn vị Hồi sức (Intensive Care Units - ICU) ..... 16
1.2.1 Đơn vị Hồi sức tích cực là gì? ................................................................... 16
1.2.2 Phục hồi sức khỏe sau điều trị tích cực: .................................................... 18
1.2.3 Phục hồi chức năng: .................................................................................. 20
1.2.4 Trang thiết bị đặc thù của các đơn vị hồi sức:........................................... 20
1.2.5 Các đƣờng ống nối tới bệnh nhân: ............................................................ 23
1.2.6 Những khó khăn về kỹ thuật trong công tác chăm sóc bệnh nhân tại Phòng
chăm sóc đặc biệt. .............................................................................................. 25
................................................... 30
............................................................................................... 30
.................................................................................................. 33
2.2.1 Giƣờng hồi sức: ......................................................................................... 33
2.2.2 Tiêu chí đánh giá giƣờng hồi sức: ............................................................. 33
2.2.3 Ý nghĩa các chức năng điều khiển tới công tác chăm sóc ngƣời bệnh ..... 35
........................................................................ 37
......................................................................................... 37
............................... 37
.......................................................... 37
............................................................................................ 38
.................................................................... 38
ết kế: ............................... 39
Page 3


........................................................................ 39
........................................................................... 40
........ 42
4.1


.......................................................................... 42
............................................................ 42
............................................................................... 42

4.2

.......................................................................................... 44
............................................................................. 44
...................................................................... 45
................................................................................ 46
4.3.1 Thiết kế nguồ

.................................................................................... 46

4.3.2 Thiết kế phần mạch điều khiển chính: ...................................................... 54
a)Chip điều khiển trung tâm ATmega16 ............................................................ 54
b)Nguồn trung tâm của mạch điều khiển: .......................................................... 58
........................................................................................ 59
d)Các khối phụ trợ khác: .................................................................................... 59
............................................................ 65
4.4 Xây dựng thuật toán, lập trình phần mềm điều khiển: ........................................ 69
4.4.1 Các yêu cầu về phần mềm: ........................................................................ 69
4.4.2 Thuật toán điều khiển: ............................................................................... 69
4.4.3 Kết quả đạt đƣợc: ...................................................................................... 72
CHƢƠNG 5: TỔNG HỢP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ................................................. 73
5.1 Mục tiêu thiết kế đặt ra: ...................................................................................... 73
5.2 Kết quả đạt đƣợc: ................................................................................................ 74
5.2.1 Về phần Cơ khí:......................................................................................... 74
5.2.2 Về phần điện tử điều khiển........................................................................ 76
5.3 Đánh giá ứng dụng thực tế: ................................................................................. 79

5.4 Hƣớng phát triển của sản phẩm: ......................................................................... 82
......................................................................................... 86
PHỤ LỤC 1. Chƣơng trình phần mềm ..................................................................... 87
Phụ lục 2: MỘT SỐ BẢN VẼ THIẾT KẾ CƠ KHÍ ............................................... 123
Page 4


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2. 1- Giƣờng bệnh nhân 1 tay quay cơ khí .......................................................30
Hình 2. 2- Mẫu giƣờng bệnh nhân hai chức năng điều khiển cơ khí – điện .............31
Hình 2. 3 - Giƣờng bệnh nhân 3 chức năng điều khiển ............................................32
Hình 2. 4 - Giƣờng bệnh nhân 4 chức năng điều khiển quay tay .............................32
Hình 2. 5 - Giƣờng bệnh nhân 5 chức năng điều khiển ............................................33
Hình 3. 1- Giao điện khởi động của Autodesk Inventor Professional 2012 .............38
Hình 3. 2- Cửa sổ làm việc của Autodesk Inventor 2012 .........................................39
Hình 3. 3- Mô phỏng giƣờng HS 5 chức năng điều khiển điện Phƣơng án 1 ...........41
Hình 3. 4- Mô phỏng giƣờng HS 5 chức năng điều khiển điện Phƣơng án 2 ...........41
Hình 4. 1- Sơ đồ khối toàn bộ hệ thống điện điều khiển giƣờng ..............................43
Hình 4. 2 - Sơ đồ nguyên lý nguồn Nạp cho ắc quy .................................................46
Hình 4. 3- Hình ảnh thực tế của IC LM2576 ............................................................48
Hình 4. 4-Sơ đồ cấu trúc bên trong của IC LM2576 ................................................48
Hình 4. 5-Sơ đồ nguyên lý khối nguồn nạp trung tâm ..............................................49
Hình 4. 6-Sơ đồ chân của IC 74HC4053 ..................................................................50
Hình 4. 7- Bảng chân lý của IC 74HC4053 ..............................................................50
Hình 4. 8- Sơ đồ nguyên lý của HC4053 ..................................................................51
Hình 4. 9-LM339 ứng dụng báo trạng thái nạp của ắc quy (đang nạp) ....................52
Hình 4. 10- Hình 4. 11-LM339 ứng dụng báo trạng thái nạp của ắc quy (BattLow)
...................................................................................................................................53
Hình 4. 12- Sơ đồ đấu nối nguyên lý khối nguồn 12V; ............................................53
Hình 4. 13 – Hình ảnh thực của Chip Vi điều khiển trung tâm Atmega16L ............56

Hình 4. 14-Ký hiệu các chân của Vi điều khiển Atmega16L ...................................56
Hình 4. 15-Sơ đồ cấu trúc bên trong của Chip Atmega16L......................................57
Hình 4. 16- Sơ đồ đấu nối nguyên lý mạch điều khiển trung tâm Atmega16L ........57
Hình 4. 17-Khối nguồn nuôi và nguồn điều khiển của khối điều khiển trung tâm...58
Hình 4. 18-Nguyên lý khối báo trạng thái ................................................................59
Hình 4. 19-Sơ đồ nguyên lý khối đệm dòng và các chân Jump kết nối ....................60
Hình 4. 20- Sơ đồ nguyên lý đấu nối hệ rơ le điều khiển Motor ..............................61
Page 5


Hình 4. 21-Sơ đồ chân và hình ảnh rơ le G2R-2 Omron 12VDC .............................62
Hình 4. 22- Cách đấu nối rơ le điều khiển và nguyên lý bảo vệ theo cách mắc cầu H
...................................................................................................................................63
Hình 4. 23-Sơ đồ nguyên lý mạch bảo vệ chống ngắn mạch cho motor ..................64
Hình 4. 24-Sơ đồ nguyên lý khối giao tiếp RS232 ...................................................65
Hình 4. 25-Sơ đồ mạch in Modul điều khiển trung tâm (Mặt trên) ..........................65
Hình 4. 26- Sơ đồ mạch in Modul điều khiển trung tâm (Mặt dƣới) ........................66
Hình 4. 27-Sơ đồ bố trí linh kiện mạch điều khiển trung tâm ..................................66
Hình 4. 28 Sơ đồ mạch in Modul nguồn nạp (Mặt dƣới)..........................................67
Hình 4. 29 Sơ đồ mạch in Modul nguồn nạp (Mặt trên) ...........................................67
Hình 4. 30- Sơ đồ bố trí linh kiện nguồn nạp............................................................68
Hình 4. 31-Sơ đồ thuật toán nguồn nạp một chiều thông minh ................................70
Hình 4. 32-Sơ đồ thuật toán lập trình cho khối điều khiển trung tâm ......................71
Hình 5. 1- Mẫu giƣờng hồi sức 5 chức năng theo phƣơng án 1 ...............................74
Hình 5. 2- Mẫu giƣờng hồi sức 5 chức năng theo phƣơng án 2 ...............................75
Hình 5. 3-Hình ảnh thực tế của khối điều khiển trung tâm .......................................76
Hình 5. 4-Hình ảnh thực tế khối nguồn nạp cho ắc quy ...........................................76
Hình 5. 5-Hình ảnh thực tế Modul nguồn nạp cho ắc quy ........................................77
Hình 5. 6 - Bảng điều khiển trung tâm của giƣờng ...................................................77
Hình 5. 8 - Hình ảnh bảng điều khiển .......................................................................78

Hình 5. 9-Bàn phím điều khiển cầm tay ...................................................................78
Hình 5. 10 - Giƣờng hồi sức 5 chức năng đã hoàn thiện thay thế phần ....................79
điện tử và một số mo đun cơ khí; ..............................................................................79
Hình 5. 11 - Bảng so sánh hình ảnh, chất lƣợng các phần gia công chính ...............81

Page 6


LỜI NÓI ĐẦU
Những thành tựu khoa học kỹ thuật mà con ngƣời đạt đƣợc đã và đang góp
phần vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của xã hội. Và yếu tố con ngƣời ngày
càng đƣợc quan tâm và đƣa lên hàng đầu. Một quốc gia hùng mạnh, một xã hội văn
minh đó phải là một đất nƣớc “khỏe về trí, giàu về lực”. Để làm đƣợc điều đó thì Y
học với sự đóng góp của những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã thực sự làm nên những
cuộc cách mạng trong chẩn đoán và điều trị bệnh.
Ngày nay, ngành công nghiệp thiết bị y tế đang bùng nổ. Ngành công nghiệp
này đã không ngừng tăng trƣởng mặc dù nền kinh tế toàn cầu có nhiều biến động.
Lý do chính cho sự thành công này có lẽ xuất phát từ ý thức giữ gìn chăm sóc sức
khỏe của mỗi chúng ta. Về bản chất, cùng một công nghệ nhƣng nó giúp mang lại
các kỹ thuật chăm sóc sức khỏe có thể kéo dài tuổi thọ, nâng cao chất lƣợng cuộc
sống cho con ngƣời nên đó không phải là điều bất ngờ. Nhu cầu về đƣợc đào tạo
thiết kế thiết bị y tế tăng lên rất nhiều trong vài năm qua. Nhƣng thực tế trong
trƣờng đại học và sách giáo khoa thƣờng chỉ cung cấp một cái nhìn lƣớt qua về
công nghệ về thiết bị y tế. Tuy nhiên đi vào thực tiễn, đƣợc tiếp xúc với nhiều
chủng loại trang thiết bị từ lâm sàng tới cận lâm sàng, chúng ta mới thấy đƣợc sự
phong phú và đa dạng của các chủng loại trang bị. Vì vậy việc tiếp cận, khai thác,
nghiên cứu thiết kế hƣớng tới sản xuất trang thiết bị y tế cần đƣợc sự quan tâm rất
lớn các cấp, ngành theo chiến lƣợc phát triển quốc gia.
Ở Việt Nam chúng ta, trên con đƣờng phát triển hòa nhịp chung cùng với thế
giới, những trang thiết bị y tế đƣợc đầu tƣ hiện đại và đang tiếp tục đƣợc đầu tƣ lắp

đặt cho các bệnh viện, các cơ sở y tế.
Đối với chúng ta, những ngƣời làm công tác kỹ thuật cần đƣợc trang bị
những kiến thức cần thiết để có thể vận hành, lắp đặt, bảo dƣỡng và tiến tới nghiên
cứu chế tạo đƣa vào sản xuất hàng loạt phục vụ trong nƣớc đúng theo định hƣớng
phát triển khoa học kỹ thuật giai đoạn 2011-2020 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính Phủ
phê duyệt;
Trong quá trình công tác, làm việc tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức - một
Bệnh viện ngoại khoa lớn nhất cả nƣớc và có tầm ảnh hƣởng lớn với Quốc tế. Với
Page 7


nhiệm vụ là quản lý và sửa chữa trang thiết bị y tế, là cơ hội cho Tôi đƣợc tiếp cận,
đƣợc nghiên cứu học hỏi để nắm bắt tất cả các chủng loại thiết bị y tế đƣợc sử dụng
tại đây. Và cũng chính tại đây, Tôi cũng thấy đƣợc còn rất nhiều những bất cập,
những khó khăn trong công tác quản lý, sửa chữa, khai thác sử dụng trang thiết bị.
Với niềm đam mê nghiên cứu, sáng tạo Tôi luôn mong muốn kéo dài tuổi thọ
làm việc cho các trang thiết bị theo phƣơng châm: tôn trọng tính năng - chức năng
hoạt động nguyên thủy, để từ đó phát triển và nâng cấp nó lên đáp ứng yêu cầu
trong tình hình mới.
Một số lƣợng lớn trang thiết bị y tế viện trợ, trang thiết bị y tế đầu tƣ tƣơng
đối hiện đại đã phải đƣa vào danh sách hủy (có khi chỉ sử dụng đƣợc vài năm đã
phải đắp chiếu vì hết bảo hành, hãng dừng sản xuất, vì thiếu linh kiện vật tƣ … để
bỏ đi cỗ máy hàng vài trăm triệu đến vài tỷ đồng). Vậy làm thế nào để kéo dài tuổi
thọ cho nó? Tại sao không khai thác nó, mổ xẻ nó để bắt nó phải làm việc theo ý
của mình?
Giƣờng hồi sức điều khiển điện sử dụng trong Khoa Gây mê hồi sức, thuộc
Trung tâm hồi sức tích cực của Bệnh viện Việt Đức là một trong số những trang bị
nhƣ vậy. Số lƣợng trang bị này là 18 chiếc, theo dự án ODA của chính Phủ Đức từ
năm 2000. Giƣờng sử dụng đƣợc khoảng 6 năm, đến năm 2006 bắt đầu hỏng nặng
và có nguy cơ phải thanh lý là rất lớn. Chi phí đầu tƣ lớn (khoảng >500 triệu/chiếc)

và tính đến thời điểm 2013, những chiếc giƣờng có tuổi 12-13 năm này vẫn là một
trong những chiếc giƣờng hiện đại nhất mà Bệnh viện Việt Đức có;
Đến với chƣơng trình đào tạo Cao học khóa 2012B chuyên ngành Điện tử y
sinh, đƣợc trang bị một khối lƣợng kiến thức lớn về chuyên ngành y sinh, đã thôi
thúc Tôi thực hiện quyết tâm với ý tƣởng nghiên cứu chế tạo sản xuất nó, Tôi đã đề
xuất với Giáo viên Hƣớng dẫn đề tài:
“Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thử nghiệm giường bệnh nhân điều khiển
điện 5 chức năng”
Tên tiếng Anh là: “Design and manufacture an electric - five function bed
for patient”.
Nội dung của Đề tài đƣợc triển khai gồm:
Page 8


Chương I - Đặt vấn đề
Nội dung chính trong chƣơng này muốn nêu rõ tính cấp thiết, mục đích
yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu chế tạo thử nghiệm. Tìm hiểu chung về công tác
chăm sóc bệnh nhân, bảo quản, bảo dƣỡng các trang thiết bị trong Phòng Hồi sức
tích cực; Các văn bản và quy định pháp lý cho việc nghiên cứu thiết kế chế tạo
thiết bị y tế;
Chương II - Giường Hồi sức bệnh nhân
Nội dung chính trong chƣơng này là tìm hiểu khái quát chung về các loại
giƣờng bệnh nhân, giƣờng hồi sức bệnh nhân có điều khiển, các thành phần và tính
năng của nó khi sử dụng tại các đơn vị chăm sóc đặc biệt;
Chương III - Thiết kế cơ khí
Trong chƣơng này sẽ đƣa ra phác họa ý tƣởng phần khung xƣơng cho chiếc
giƣờng, chi tiết hóa các thành phần của nó và có mô hình 3D cụ thể. Tính toán sơ bộ
kết cấu cơ khí, lựa chọn vật liệu.
Chương IV - Thiết kế phần điện, điện tử
Đây là phần trọng tâm của Đề tài, nội dung chính của chƣơng này sẽ tập

trung vào việc nghiên cứu, tìm hiểu lựa chọn bài toán thiết kế sao cho tối ƣu hóa
phần cứng, phần mềm điều khiển. Thiết kế các mô đun điều khiển: Nguồn, nguồn
nạp, Xử lý trung tâm, bàn phím điều khiển (trung tâm và cầm tay), các chức năng
mở rộng; Thuật toán điều khiển, lập trình vi điều khiển cho phần cứng;
Chương V - Tổng hợp đánh giá kết quả
Nội dung chính của chƣơng này là: Tổng hợp các kết quả đã thực hiện đƣợc
trong chƣơng III và Chƣơng IV; Các kết quả thử nghiệm thực tế, hƣớng mở rộng và
phát triển;
Kết luận
Thực tế trong quá trình thực hiện, với nhiều hạng mục nội dung nghiên cứu,
thiếu tài liệu kỹ thuật, tài liệu tham khảo và kinh tế vì vậy Đề tài không tránh khỏi
nhiều thiếu sót. Tôi rất mong đƣợc đón nhận sự quan tâm góp ý và giúp đỡ của các
Thầy cô, bạn bè, các nhà đầu tƣ … để cùng nhau hợp tác phát triển mở rộng định
hƣớng này sớm cho ra mắt một sản phẩm thực sự.
Page 9


Cuối cùng, Tôi cũng xin chân thành cám ơn các Thầy, các Cô trong Bộ môn
Công nghệ Điện tử và Kỹ thuật y sinh; Trung tâm Điện tử Y sinh, Khoa Điện tử
Viễn thông Đại học Bách Khoa Hà Nội. Đặc biệt là Giáo Sƣ Nguyễn Đức Thuận đã
dành nhiều thời gian giúp đỡ Tôi hoàn thành đồ án, Tiến sỹ Nguyễn Thái Hà là
ngƣời hƣớng dẫn trực tiếp đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua, định
hƣớng góp ý chỉnh sửa cho tôi hoàn thành tốt đề tài này.
Tôi cũng xin chân thành cám ơn Vụ trang thiết bị và công trình y tế, Viện tự
động hóa Kỹ thuật Quân sự/Viện KHCNQS/Bộ quốc phòng và những ngƣời bạn đã
luôn sẵn sàng chia sẻ góp ý giúp tôi hoàn thành đề tài này;
Tôi cũng xin chân thành cám ơn Ban Giám đốc, Phòng VT-TBYT, Phòng
Hồi sức tích cực Bệnh viện HN Việt Đức đã cho tôi cơ hội đƣợc thực hiện thực tế,
đƣợc áp dụng thử nghiệm sản phẩm của mình. /.
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2014

Học viên thực hiện

Ks. Nguyễn Nhật Duẩn

Page 10


CHƢƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1
1.1.1 Tính cấp thiết
Là cái nôi của ngành ngoại khoa Việt Nam, là một Trung tâm phẫu thuật lớn
nhất của cả nƣớc, Bệnh viện Việt Đức gắn liền với tên tuổi nhà phẫu thuật nổi tiếng
Tôn Thất Tùng cùng phƣơng pháp mổ gan Việt Nam mang tên ông, đã đƣợc phổ
biến rộng rãi trên thế giới trong gần 4 thập kỷ qua.
Ngày nay, với 1400 giƣờng bệnh (QĐ 822/QĐ - BYT ngày08/2/2013)
chuyên về Ngoại khoa, 30 phòng mổ thuộc các chuyên ngành sâu về phẫu thuật
đƣợc trang bị hiện đại theo tiêu chuẩn của các nƣớc tiên tiến: phẫu thuật Thần kinh
Sọ não, phẫu thuật Tim mạch, phẫu thuật Gan mật, phẫu thuật Tiêu hoá, phẫu thuật
Chấn thƣơng Chỉnh hình, phẫu thuật Tiết niệu, phẫu thuật Nhi khoa, phẫu thuật cấp
cứu và phẫu thuật các bệnh nhân nhiễm khuẩn v. v. . .

g quy.
.
. Hàng năm Bệnh viện phẫu thuật tới gần 30
nghìn ca các loại.
Cùng với đội ngũ các Giáo sƣ, Tiến sỹ, các chuyên gia phẫu thuật và kỹ thuật
viên đƣợc đào tạo cơ bản ở trong và ngoài nƣớc, bệnh viện đang phát huy truyền
thống của cơ sở chuyên khoa đầu ngành trong các lĩnh vực: triển khai và phổ biến
các kỹ thuật ngoại khoa, đào tạo các bác sỹ phẫu thuật, các bác sỹ gây mê hồi sức. .
. Triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nƣớc và cấp Bộ, đặc biệt là mở

rộng hợp tác quốc tế với nhiều nƣớc và nhiều tổ chức phi chính phủ ở các châu lục
khác nhau trên lĩnh vực Ngoại khoa.
thêm
. Đến thời điểm hiện nay đã có 6 vệ tinh thuộc các tỉnh Miền Bắc.
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, hợp tác quốc tế, từ năm 2008 Bệnh
viện HN Việt Đức đã chủ trƣơng xã hội hóa, đa dạng hóa, cùng với thực hiện cơ chế
Page 11


tự thu chi, Bệnh viện đã đầu tƣ dự án tòa nhà trung tâm kỹ thuật cao 11 tầng. Tòa
nhà đƣợc thiết kế tiêu chuẩn, với hệ thống trang thiết bị tiêu chuẩn, hiện đại đáp ứng
khắt khe nhất về công tác ngoại khoa, tƣơng đƣơng với trung tâm ngoại khoa các
nƣớc tiên tiến.
Bệnh viện có một trung tâm hồi sức tích cực với gần 30 giƣờng bệnh; Bên
cạnh đó còn mở rộng tại 3 phòng Hồi tỉnh (Recovery Room) và 01 phòng hồi sức
của Khoa Phẫu thuật thần kinh. Tổng số giƣờng phục vụ cho Hồi sức tích cực, hồi
sức sau mổ là: 50 giƣờng. Số giƣờng hồi sức này hoạt động 24/24 với trang thiết bị
y tế hiện đại, đội ngũ nhân viên y bác sỹ chuyên môn sâu. Khi tòa nhà 11 tầng đi
vào hoạt động, sẽ nâng tổng số giƣờng phục vụ Hồi sức tích cực lên khoảng 100
giƣờng. Với con số này sẽ đảm bảo cho Bệnh viện sẽ không bao giờ bị quá tải ít
nhất trong thời gian 5 năm tới.
Với một số lƣợng lớn trang bị, viện trợ nhiều, tuy nhiên công tác kỹ thuật
còn nhiều bất cập. Công tác quản lý, bảo trì bảo dƣỡng, sửa chữa có nhiều hạn
chế, một phần do yếu tố con ngƣời, một phần do thiếu tài liệu kỹ thuật. Đại đa số
các trang bị là nhập khẩu, xuất xứ ở nhiều nƣớc: Đức, Pháp, Nhật, Ý, Nga, Tây
Ban Nha, Anh, Thụy điển… Tài liệu không có, vật tƣ thì đặc chủng, công nghệ
bản quyền, do đó việc tiếp cận khai thác sửa chữa thực sự khó khăn: Nhƣ máy
mê, máy thở, Monitor, Dao mổ siêu âm, hệ thống nội soi, Máy hấp tiệt trùng …
Trong số đó có Giƣờng hồi sức bệnh nhân 18 chiếc (02 chiếc của Anh
quốc, 16 chiếc của Đức). Đây là lô giƣờng đƣợc đầu tƣ theo Dự án của Đức dành

cho Khu nhà Mổ. Số giƣờng này đƣợc tiếp nhận năm 2000, đƣợc đánh giá là
giƣờng hiện đại bậc nhất vào thời điểm đó và hiện nay nó vẫn đƣợc đánh giá là
giƣờng bệnh nhân hiện đại nhất của Bệnh viện Việt Đức đến thời điểm này.
Tuy nhiên, tính đến năm 1012 đã gần 12 năm toàn bộ lô giƣờng này đã bị
hỏng nhiều, chủ yếu là phần điện điều khiển, hệ thống phanh và bánh xe di
chuyển. Từ trƣớc những năm 2008, Phòng VT-TBYT của Bệnh viện đã mời một
số đơn vị đến khảo sát để bảo dƣỡng, sửa chữa lớn cho cả lô giƣờng này. Tuy
nhiên, sau khi khảo sát đơn vị lên giá thành báo giá quá cao. Trong số đó vẫn
không xử lý đƣợc phần điều khiển mà vẫn phải chờ nhập từ Đức về; Chi phí đầu
Page 12


tƣ mua mới 01 chiếc là khoảng 20.000 EUR đến 30.000 EUR. Còn chi phí vật tƣ
sửa chữa khoảng 7.000 đến 10000 EUR/chiếc;
Năm 2010, đơn vị sử dụng đã chuyển 02 chiếc hỏng nặng nhất ra kho đề
nghị xin thanh lý (huỷ): mất hết các modul, bàn phím điều khiển; hỏng toàn bộ động
cơ, cơ khí biến dạng. . .
Năm 2011, khi về công tác tại Bệnh viện, sau khi tiến hành khảo sát đánh giá
thực trạng lô giƣờng này, đặc biệt có điều kiện khảo sát kỹ 02 chiếc đang xin hủy.
Với những kinh nghiệm trong công tác và mối quan hệ với các đơn vị bạn, Tôi đã
mạnh dạn báo cáo Ban giám đốc đề nghị cho khôi phục và cải tiến lại 02 chiếc
giƣờng hỏng này. Nếu thành công, sẽ là nền tảng cơ sở tốt để khôi phục cải tiến cho
toàn bộ 16 chiếc còn lại, cũng nhƣ cơ hội mở ra chúng ta có thể sản xuất đƣợc
giƣờng điện chủng loại này.
1.1.2 Quá trình thực hiện
Sau khi khảo sát, lập phƣơng án Tôi đã làm báo cáo lên Ban Giám đốc. Song
song với việc đề xuất phƣơng án nghiên cứu khôi phục cải tiến cho 02 chiếc giƣờng
này, Tôi còn mạnh dạn đề xuất khôi phục cải tiến cho nhiều trang bị khác nhƣ: máy
phun dung dịch khử trùng, máy rửa khử khuẩn; máy sấy dụng cụ kỹ thuật cao, xe
kéo dãn cột sống, máy hấp ẩm công, máy chạy thận nhân tạo, máy chuyển bệnh

phẩm xử lý mô… Ban Giám đốc đã rất phấn khởi và hoàn toàn ủng hộ các đề xuất.
Nhƣng khi triển khai thực hiện rất khó khăn về vấn đề tài chính. Bộ phận tài
chính chỉ đồng ý cấp kinh phí khi sản phẩm hoàn thiện, đƣa vào hoạt động ổn định
và đƣợc chuyên môn chấp nhận. Thực tế, từ trƣớc tới nay, việc khôi phục sửa chữa,
cải tiến chƣa có tiền lệ. Một số ý kiến chuyên môn không ủng hộ. Họ lo lắng cho
công tác an toàn, họ cho rằng áp dụng theo tiêu chuẩn của Tây vì Việt Nam chƣa có
tiêu chuẩn nào về trang thiết bị. Nếu không may làm ra mà bệnh nhân có vấn đề thì
ai chịu trách nhiệm? Rồi làm sao để có thể kiểm chuẩn đƣợc đạt yêu cầu chỉ tiêu
chất lƣợng… Tóm lại kết luận là: Đồng ý cho phép khôi phục, nghiên cứu sửa chữa
các sản phẩm Hãng không sửa đƣợc, không còn vật tƣ thay thế. Nếu sửa chữa, khôi
phục thành công thì cho thanh toán theo thực tế.

Page 13


Với một suy nghĩ: Đằng nào thì trang bị cũng xin hủy, nếu sửa đƣợc khôi
phục đƣợc thì cứu đƣợc 16 chiếc còn lại, một cơ số không nhỏ và tiết kiệm đƣợc rất
nhiều ngân sách. Nếu không thành công cũng là bài học cho những trang bị tiếp
theo.
án báo cáo xin tự tổ chức thực hiện bằng kinh phí tự bỏ ra: Phần Cơ khí 15 triệu +
Phần điện tử 5 triệu, không tính chi phí khác, Tôi đã hoàn thành đƣợc sản phẩm
theo đúng phƣơng án đã trình bày.
Giƣờng đã đƣợc nghiệm thu trƣớc sự chứng kiến của 3 bên: Chuyên môn,
Kỹ thuật, Tài chính. Giƣờng đƣợc đƣa vào sử dụng thử nghiệm 6 tháng để đánh giá,
nếu đáp ứng yêu cầu chuyên môn, lúc đó Bộ phận tài chính mới cho phép thanh
toán. Và đến thời điểm hiện nay gần 2 năm, chiếc giƣờng - sản phẩm khôi phục cải
tiến của Tôi vẫn hoạt động ổn định, đƣợc chuyên môn đánh giá cao. Và sau gần 14
tháng, mỗi chiếc giƣờng khôi phục tổng chi phí đƣợc duyệt là 30 triệu/chiếc giƣờng.
1.1.3 Nội dung Đề tài nghiên cứu:
Từ kết quả đạt đƣợc và đứng trƣớc yêu cầu bức thiết trên, Học viên đã đề

xuất với giáo viên Hƣớng dẫn, xin đƣợc phát triển nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
thiết kế và chế tạo thử nghiệm giường bệnh nhân điều khiển điện 05 chức năng”
dùng chăm sóc các bệnh nhân hồi sức tích cực.
Mục tiêu của Đề tài: Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thử nghiệm 01 sản phẩm
giường bệnh nhân có kích thước, tính năng tương đương với giường điện hiện
có của Bệnh viện”:
+ Chức năng chính đạt đƣợc: Giƣờng điều khiển điện gồm 5 chức năng: nânghạ phần đầu; nâng hạ phần chân; nâng hạ đều toàn giƣờng; nâng hạ phần đầu
giƣờng; nâng hạ phần cuối giƣờng; nghiêng trái-phải.
+ Điều khiển: Bảng điều khiển trung tâm; bàn phím điều khiển cầm tay.
+ Nguồn điện 220V-50Hz; điện áp động cơ: DC, đảm bảo cách ly an toàn;
+ Đảm bảo sử dụng đƣợc khi mất điện bằng hệ thống ắc quy;
+ Đảm bảo thao tác nâng hạ khẩn cấp bằng tay có khi sự cố về phần điều khiển.
+ Có hệ thống phanh đồng bộ, di chuyển cơ động, nhẹ nhàng;
+ Cải tiến thêm: Tính năng tự động khoá hệ thống khi không thao tác;
Page 14


Hƣớng phát triển mở rộng:
-

Tích hợp hệ thống cân điện tử bệnh nhân; bổ sung tính năng báo động,
gọi y tá, dịch vụ giải trí cho bệnh nhân: ti vi, kết nối mạng hữu tuyến
hoặc vô tuyến, giám sát theo dõi qua camera.

-

Tích hợp Monitor theo dõi, Xây dựng giao diện chuẩn trong truyền
thông y tế, kết nối về trung tâm hữu tuyến hoặc vô tuyến (wifi) để bác
sỹ có thể theo dõi đƣợc từ xa đối với bệnh nhân của mình;


1.1.4 Các vấn đề cần nghiên cứu, tìm hiểu để thực hiện gồm:
-

Công tác chăm sóc bệnh nhân trong đơn vị Hồi sức tích cực;

-

Những khó khăn, sự cố thường xảy ra trong quá trình sử dụng trang
bị này tại đơn vị sử dụng;

-

Các văn bản pháp lý;

-

Chuẩn quy trình thiết kế thiết bị y tế;

-

Công tác an toàn trang bị và các giải pháp an toàn;

-

Thiết kế cơ khí, thủy lực, chọn vật liệu;

-

Chuẩn truyền thông trong y tế;


-

Kỹ thuật mạch điện tử, vi xử lý. . . .

-

Xây dựng bài toán điều khiển, lập trình phần cứng;

-

Thử nghiệm đánh giá và kiểm định của Vụ trang thiết bị và Công trình
y tế;

1.1.5 Kết quả Đề tài đạt đƣợc:
-

Phần cơ khí: Thiết kế tương đối chi tiết các thành phần kết cấu,

thiết lập mô hình giường hồi sức 3D trực quan;
-

Phần điện, điều khiển: 01 bộ sản phẩm hoàn thiện, lắp đặt chạy

thử nghiệm trên giường hồi sức của Đức tại Bệnh viện HN Việt Đức;

Page 15


1.2 Công tác chăm sóc bệnh nhân tại đơn vị Hồi sức (Intensive Care Units - ICU)
1.2.1 Đơn vị Hồi sức tích cực là gì?

Phòng Hồi sức tích cực là một đơn vị chăm sóc đặc biệt (Intensive Care
Units - ICU) trong các Bệnh viện chuyên khoa. Tại đây sẽcó các chế độ chăm sóc
đặc biệt (điều trị và theo dõi giám sát) cho những ngƣời ở trong tình trạng bị bệnh
nặng hoặc không ổn định.
ICU còn đƣợc gọi là đơn vị chăm sóc quan trọng hoặc khoa điều trị chuyên
sâu. Mỗi bệnh nhân nằm trong ICU đều cần đƣợctheo dõi, hồi sức liên tục và hỗ trợ
chức năng để giữ cho cơ thể của họ “sống”. Họ không có khả năng tự thở và có thể
bị suy đa cơ quan.
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây racác tổn thƣơng nặng cho các cơ
quan nội tạng của bệnh nhân. Phổ biến nhất bao gồm:
• Tai nạn nghiêm trọng: tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc chấn
thƣơng sọ não nghiêm trọng;
• Đột quỵ cấp tính (ngắn hạn) tình trạng sức khỏe nghiêm trọng: một cơn
đau tim, hay đột quỵ (khả năng cung cấp máu cho nãobị gián đoạn).
• Nhiễm trùng nghiêm trọng nhƣ viêm phổi nặng (viêm phổi) hoặc nhiễm
trùng huyết (ngộ độc máu).
•Phẫu thuật lớn: sau một cuộc đại phẫu thuật, và yêu cầu hậu phẫu đƣợc chỉ
định phải đƣa về trung tâm ICU phục hồi sau phẫu thuật hoặc một biện pháp khẩn
cấp nếu có biến chứng trong phẫu thuật;
Thiết bị y tế sử dụng trong các đơn vị này là 24/24/7, để điều trị và theo dõi
giám sát đến khi ngƣời bệnh phục hồi. Bên cạnh các bệnh nhân nặng (suy đa tạng,
do bệnh lý) thì một số trƣờng hợp bệnh nhân có thể vẫn đƣợc nhận vào ICU nhƣ khi
phẫu thuật, hoặc sau một tai nạn hoặc bệnh tật nghiêm trọng hoặc theo yêu cầu
chuyên khoa.
Giƣờng bệnh nhân trong ICU là một trang bị rất hiện đại và có giá thành
đắtvì chúng mang tính đặc thù.

Page 16



Thiết bị giám sát chuyên môn:phục vụ công tác chuyên môn, đƣợc truy
cập theo dõi liên tục từ các điều dƣỡng có kinh nghiệm (thông thƣờng là
một y tá cho mỗi giƣờng).
Một số đơn vị ICU gắn vào khu vực điều trị các điều kiện cụ thể, theo
từng chuyên khoa và các bác sỹ chuyên khoa sẽ phụ trách việc theo dõi,
điều trị. Đơn vị ICU có thể chuyên về :
- Rối loạn thần kinh
- Tim mạch
- Sơ sinh (chăm sóc tích cực trẻ sơ sinh - NIC) - nhƣ khuyết tật tim, hoặc
có một biến chứng sau khi sinh;
- Trẻ em (chăm sóc đặc biệt cho trẻ em Pediatric Intensive Care - PIC) cho trẻ em dƣới 16 tuổi.
- Chấn thƣơng
- Tiêu hóa

Thực tế cơ hội sống cho các bệnh nhân đƣợc điều trị trong đơn vị này là
không cao, chi phí điều trị tốn kém, thậm chỉ BHYT chỉ đƣợc phần nhỏ, những máy
móc chuyên sâu, thuốc đặc trị thì không đƣợc hƣởng BHYT. Các nhân viên ICU rất
hiểu điều này và họ đƣợc đào tạo rất chuyên sâu để đảm bảo tốt công tác chuyên
môn chăm sóc

cung cấp hỗ trợ cho gia đình của họ. Các bệnh nhân tại đây

thƣờng nội trú điều trị dài ngày, đƣợc tiêm thuốc giảm đau và an thần li

. Sử

dụng nhiều trang bị hiện đại cùng một lúc kết nối với ngƣời bệnh, do đó có thể gây
lên rất khó chịu cho bệnh nhân: đƣờng ống dây thở, ống truyền dịch, đƣờng dẫn hút
dịch…
Khi bệnh nhân có dấu hiệu tự thở đƣợc, cơ chế hoạt động đã cơ bản đƣợc

phục hồi, các giác quan có phản hồi, lúc này có thể qua giai đoạn chăm sóc đặc biệt
và bệnh nhân này có thể đƣợc chuyển về đơn vị điều trị chuyên khoa để tiếp tục
phục hồi của họ. Đây là một bƣớc tiến triển tốt từ bệnh nhân, từ đơn vị chăm sóc
đặc biệt về chuyên khoa. Thời gian để hồi phục giữa bệnh nhân cũng khác nhau,
phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ tuổi tác, mức độ sức khỏe và vận động tập thể dục,
cũng nhƣ tình trạng bệnh nhân khi vào đơn vị ICU.
Page 17


Khi bệnh nhân đƣợc xuất viện, bệnh nhân vẫn cần một thời gian nghỉ ngơi
hoặc điều trị thêm để đảm bảo ổn định hoàn toàn, thì thông thƣờng đƣợc chuyển về
theo dõi các bệnh viện tuyến dƣới, hoặc các đơn vị điều trị dịch vụ theo yêu cầu.
Tại các phòng khám, hội trƣờng của đơn vị HSTC cho phép ngƣời nhà bệnh
nhân có thể trao đổi với các nhân viên chăm sóc, với bác sỹ về các vấn đề liên quan
đến bệnh nhân:
-

Phƣơng pháp điều trị và thủ tục cho bệnh nhân, cung cấp thông tin cũng
nhƣ trao đổi về tiền sử của bệnh nhân cho nhân viên y tế biết.

-

Vấn đề phục hồi của bệnh nhân và tình trạng bệnh nhân, thời gian và
phƣơng pháp giúp nhanh phục hồi của bệnh nhân.

1.2.2 Phục hồi sức khỏe sau điều trị tích cực:
chăm sóc đặc biệt
cả về thể chất và tinh thần. Thậm chí quá trình này còn kéo dài sau
khi bệnh nhân đã đƣợc xuất viện, quá trình hồi phục của bệnh nhân có thể chậm lại.
Một vấn đề phổ biến nhất bệnh nhân có thể gặp phải trong khi phục hồi đƣợc mô tả

dƣới đây:
-

Tình trạng mệt mỏi: Điểm yếu nghiêm trọng và mệt mỏi là vấn đề phổ
biến nhất của trong quá trình phục hồi. Rất khó để xác định kéo dài trong
bao nhiêu thời gian, nhƣng nó sẽ cải thiện theo thời gian. Nhiều ngƣời đã
đƣợc chăm sóc đặc biệt bắt đầu cảm thấy tốt hơn sau 2-3 tháng. Tuy
nhiên, nó có thể mất đến sáu tháng trƣớc khi sức khỏe của bệnh nhân
hoàn toàn trở lại bình thƣờng.

Nếu bệnh nhân

chấn thƣơng nghiêm trọng, chẳng hạn nhƣ chấn thƣơng sọ

não, có thể mất nhiều thời gian hơn. Khi bệnh nhân đƣợc chăm sóc đặc biệt trong
một thời gian dài nguy cơ giảm cân và giảm sức mạnh cơ bắp. Điều này là do
khoảng thời gian bệnh nhân đã bất động. Các khớp xƣơng, các bó cơ của bệnh nhân
không vận động nên có thể rất rệu rã, nhức mỏi. Để khắc phục điều này, bệnh nhân
cần thể dục điều độ bằng cách đi bộ, vận động nhẹ nhàng và tăng dần mức độ luyện
tập, bệnh nhân luyện tập cần có ngƣời nhà hỗ trợ. Bệnh nhân có thể phục hồi chức
năng bằng vật lý trị liệu. Các bác sỹ hoặc nhân viên phục hồi chức năng sẽ quyết
định các bài tập và nâng dần mức độ vận động. Bệnh nhân đƣợc trợ thở một thời
Page 18


gian dài thì giọng nói của bệnh nhân có thể khàn, nhƣng điều này sẽ đƣợc cải thiện
khá nhanh chóng.
-

Không có khả năng nắm các vật dụng nhỏ: Sau khi đƣợc chăm sóc đặc

biệt trong một thời gian, bệnh nhân cũng có thể cảm thấy khó khăn để
nắm các vật dụng nhỏ. Ví dụ, lần đầu tiên, bệnh nhân có thể không có khả
năng giữ một cây bút để viết.

-

Cảm thấy chán nản: Nếu bệnh nhân đã đƣợc chăm sóc đặc biệt trong một
thời gian, bệnh nhân có thể cảm thấy dễ bị trầm cảm. Một số ngƣời cảm
thấy lo âu (cảm giác khó chịu), trong một số trƣờng hợp có thể trở nên tồi
tệ sau khi ra viện.

Một số ngƣời cũng có thể:
• Cảm thấy tức giận
• Cảm thấy đầy nƣớc mắt
• Cảm thấy hoảng sợ
• Có những đoạn hồi tƣởng
• Có những cơn ác mộng
-

Rối loạn căng thẳng: Trong trƣờng hợp nghiêm trọng, một số ngƣời đƣợc
chăm sóc đặc biệt phát triển rối loạn căng thẳng sau chấn thƣơng. Điều
này thƣờng xảy ra trong giấc ngủ hay giật mình mê sảng hoặc có những
cơn hoảng loạn, cũng nhƣ hình ảnh đau buồn hay cảm giác. Bệnh nhân
thƣờng xảy ra trong khoảng một tháng đầu sau khi xuất viện. Nếu bệnh
nhân đang gặp khó khăn có hiện tƣợng này xảy ra hoặc bất kỳ lý do nào
bất thƣờng, bệnh nhân nên đến bác sĩ gia đình hoặc quay trở lại phòng
khám theo dõi của bệnh nhân hoặc dịch vụ tiếp cận cộng đồng.

-


Chức năng nhận thức: Sau khi đƣợc chăm sóc đặc biệt, một số ngƣời gặp
vấn đề với chức năng nhận thức của họ (khả năng tâm thần). Ví dụ, bệnh
nhân có thể cảm thấy khó khăn để tập trung hoặc gặp khó khăn khi ghi
nhớ những điều.

Page 19


1.2.3 Phục hồi chức năng:
Khi còn điều trị tại Bệnh viện, bệnh nhân sẽ đƣợc đánh giá để xác định xem
bệnh nhân có nguy cơ phát triển bất kỳ khó khăn về thể chất hoặc tinh thần sau điều
trị tại ICU. Thông tin đƣợc trao đổi, thông tin tới ngƣời nhà bệnh nhân nhƣ:
• Các vấn đề về thể chất bệnh nhân đang có
• Các vấn đề thông tin liên lạc bệnh nhân đang có
• Các triệu chứng tâm lý mà bệnh nhân có, nhƣ trầm cảm hoặc lo âu. Nếu
bệnh nhân có nguy cơ gặp vấn đề trong quá trình phục hồi của bệnh nhân, ngƣời
nhà bệnh nhân có thể thiết lập một số mục tiêu phục hồi chức năng nhằm mục đích
giúp cải thiện tốt nhất sự hồi phục cho bệnh nhân.
Các thông tin này sẽ đƣợc gửi tới đội ngũ chuyên gia chăm sóc sức khỏe
ngƣời có trách nhiệm chăm sóc của bệnh nhân sau khi bệnh nhân rời khỏi ICU. Các
chuyên gia chăm sóc sẽ xây dựng các bài tập, chế độ dinh dƣỡng tốt nhất để phục
hồi chức năng cho bệnh nhân.
1.2.4 Trang thiết bị đặc thù của các đơn vị hồi sức:
Nhƣ đã trình bày trên, đơn vị ICU đƣợc trang bị các trang thiết bị thiết bị rất
hiện đại, đắt tiền vàđặc thù chuyên ngành theo từng chuyên khoa.
Yêu cầu tiêu chuẩn cho một phòng chăm sóc đặc biệt:
+ Hệ thống điện ổn định (có qua UPS trung tâm);
+ Hệ thống khí sạch, ô xy sạch đƣợc cấp tại các ổ gắn trên tƣờng, hệ thống
này đƣợc cung cấp từ trung tâm oxy, khí nén của Bệnh viện;
+ Hệ thống hút dịch trung tâm;

+ Hệ thống lọc khí và điều hòa không khí trong Phòng;
+ Hệ thống báo động: báo cháy, cảnh báo nhiệt độ, áp suất phòng;
+ Giƣờng hồi sức có điều khiển điện;
+ Máy thở;
+ Monitor theo dõi bệnh nhân: 5-7 thông số (Sp02; etC02; Huyết áp, nhiệt độ,
Mạch, nhịp tim …);
+ Các máy bơm tiêm, truyền dịch;
+ Máy sốc tim;
Page 20


+ Máy chụp Xquang di động;
+ Máy xét nghiệm đông máu, công thức máu;
+ Máy hút dịch di động;
+ Đèn phẫu thuật 1 - 3 chao di động;
+ Các thiết bị chuyên khoa: Máy đo áp lực nội sọ; Buồng ấm trẻ sơ sinh;
máy chạy thận nhân tạo…
Các loại thiết bị lắp đặt tại ICU sẽ phụ thuộc vào loại bệnh nhân chuyên
khoa. Các trang bị đều đƣợc cài đặt các chế độ cảnh báo bằng tín hiệu âm thanh báo
động. Các âm thanh đặc trƣng sẽ làm cho nhân viên biết về những thay đổi nhỏ để
tình trạng bệnh nhân, hoặc thông báo cho họ khi có một điều gì để điều chỉnh các
thông số cho phù hợp.
1.2.4.1 Máy thở
Là thiết bị hỗ trợ, điều khiển cƣỡng bức thở cho bệnh nhân. Nếu phổi của
bệnh nhân bị tổn thƣơng nặng và bệnh nhân không thể tự thở đƣợc, bệnh nhân cần
phải đƣợc gắn với một máy thở. Máy thở thực chất là một máy di chuyển dòng
không khí có oxy làm giàu vào và ra khỏi phổi của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân chỉ
cần trợ thở cho một vài ngày, bệnh nhân có thể dùng ống thở từ máy thở đặt trong
miệng của bệnh nhân, hoặc qua ống nội khí quản hoặc ETT, đôi khi cũng đặt vào
mũi của bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân phải trợ thở dài ngày, bệnh nhân có

thể có một hoạt động ngắn gọi là khí quản. Ống trong miệng của bệnh nhân sẽ đƣợc
thay thế bằng một ống ngắn hơn đƣợc đặt trực tiếp vào khí quản của bệnh nhân (khí
quản). Có thể dùng phƣơng pháp thở không xâm lấn bằng mặt nạ thở (Mask thở).
1.2.4.2 Monitor giám sát
Là thiết bị đƣợc gắn kết đo và giám sát theo dõi: Điện tim ECG, nhịp tim
HR, nhịp thở RESP, nhịp mạch PR, nồng độ ôxy bão hòa SpO2, huyết áp không
thiệp NIBP, nhiệt độ cơ thể TEMP.
1.2.4.3 Máy truyền dịch, bơm tiêm điện
Có chức năng cung cấp cho cơ thể ngƣời bệnh một nguồn cung cấp ổn
định của chất lỏng cần thiết, các vitamin, chất dinh dƣỡng và thuốc men. Các loại
Page 21


thuốc đƣợc truyền vào từ từ và liên tục trong công tác điều trị chăm sóc đặc biệt có
thể bao gồm:
- Thuốc an thần - để giảm lo âu và kích thích cho bệnh nhân ngủ
- Thuốc kháng sinh - loại thuốc thƣờng đƣợc dùng với liều cao và đƣợc sử
dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn
- Thuốc giảm đau - còn đƣợc gọi là thuốc giảm đau
1.2.4.4 Máy sốc tim
Đƣợc sử dụng khi bệnh nhân cấp cứu tim ngừng đập. Vấn đề này đƣợc sử
dụng thƣờng xuyên trong đơn vị điều trị tích cực;
1.2.4.5 Máy chụp Xquang di động
Đƣợc sử dụng khi có yêu cầu theo dõi lâm sàng diễn tiến quá trình hồi sức
bệnh nhân, tình trạng bệnh nhân suy đa tạng…
1.2.4.6 Các máy hút dịch di động
Đƣợc sử dụng khi hệ thống hút trung tâm bị sự cố hoặc cấp cứu bệnh nhân
tại vị trí xa ổ hút trung tâm; Đƣờng ống hút đƣợc đƣa vào bên trong của ống nội khí
quản của bệnh nhân (ống thở) và gắn liền với một máy bơm hút. Máy bơm hút đƣợc
sử dụng để loại bỏ chất tiết dƣ thừa (chất lỏng) và giúp giữ sạch cho đƣờng hô hấp

của bệnh nhân.
1.2.4.7 Giƣờng hồi sức
Là thiết bị trung tâm của bệnh nhân, cũng là chiếc giƣờng nằm điều trị,
nhƣng giƣờng hồi sức cần có những tính năng chuyên biệt để phục vụ cho công tác
chuyên môn. Giƣờng hồi sức thực tế là giƣờng bệnh nhân có điều khiển đƣợc các tƣ
thế sao cho đảm bảo chuyển động nhẹ nhàng êm đều đảm bảo tốt cho bệnh nhân ở
các tƣ thế, bên cạnh đó giúp cho công tác chuyên môn có thể thực hiện dễ dàng,
nhanh chóng khi có sự cố xảy ra đối với bệnh nhân.
1.2.4.8 Máy chạy thận
Thận có chức năng lọc các chất thải từ máu của bệnh nhân và quản lý các
cấp của chất lỏng trong cơ thể. Nếu thận của bệnh nhân bị hƣ, suy không còn chức
Page 22


năng, máy chạy thận có thể thay thế chức năng này. Trong kỳ lọc máu, máu của
bệnh nhân sẽ đƣợc đƣa qua máy chạy thận (quá trình lọc máu), máy lọc sẽ làm việc
nhƣ một quả thận để loại bỏ các loại độc tố, chất thải… ra ngoài.
1.2.4.9 Máy đo áp lực nội sọ
Dùng cho các chấn thƣơng sọ não, máy đo theo dõi áp lực nội sọ để đánh
giá đƣợc mức độ tổn thƣơng, khả năng phục hồi tình trạng bệnh nhân để cho bác sỹ
quyết định có hay không nên phẫu thuật, dừng lại hay tiếp tục việc điều trị…;
1.2.4.10 Giƣờng ấm trẻ em sơ sinh
Sử dụng hồi sức cho trẻ sơ sinh. Đối với Trẻ sơ sinh chăm sóc đặc biệt
Neonatal Intensive Care –NIC làcác thiết bị chuyên dụng để chăm sóc cho em bé
không khỏe, hoặc những bé sinh non (trƣớc 37 tuần của thai kỳ). Trẻ sơ sinh trong
chăm sóc đặc biệt đƣợc đặt trong lồng ấp, đƣợc kiểm soát nhiệt độ cơ thể của bé và
đảm bảo vô trùng. Các lồng ấp có lỗ tay có kích thƣớc cho phép các bác sĩ chăm sóc
đặc biệt và y tá có thể chăm sóc các bé sơ sinh. Trẻ sơ sinh trong chăm sóc đặc biệt
đƣợc theo dõi và điều trị theo cách tƣơng tự nhƣ ngƣời lớn. Nhiệt độ cơ thể của bé
của bệnh nhân có thể đƣợc theo dõi bằng một cảm biến nhỏ trên da. Mức độ oxy

trong máu của họ cũng có thể đƣợc đo bằng cách sử dụng một đoạn gắn liền với bàn
tay hoặc bàn chân của họ. Nếu em bé của bệnh nhân không thể tự thở, yêu cầu
thông gió nhân tạo thông qua một máy thở. Họ cũng có thể cần phải đƣợc cho ăn
bằng đƣờng tĩnh mạch (thông qua một ống trực tiếp vào tĩnh mạch).
1.2.5 Các đƣờng ống nối tới bệnh nhân:
1.2.5.1 Ống thở
Có thể là đƣờng ống kẹp vào 2 lỗ mũi; mặt nạ thở hoặc đƣờng ống mở nội
khí quản.
1.2.5.2 Ăn uống
Khi bệnh nhân cần trợ thở thông qua một máy thở, bệnh nhân sẽ không thể
nuốt bình thƣờng (đặc biệt là đặt ống nội khí quản). Một ống truyền dinh dƣỡng
(thức ăn lỏng) đƣợc đặt theo đƣờng mũi của bệnh nhân, thông qua cổ họng của bệnh
Page 23


nhân và xuống dạ dày của bệnh nhân. Các thức ăn dinh dƣỡng lỏng chứa tất cả các
chất dinh dƣỡng mà bệnh nhân có thể gồm:
• protein
• carbohydrate
• vitamin và khoáng chất
• chất béo
Tuy nhiên, nếu hệ thống tiêu hóa của bệnh nhân không làm việc, việc cung
cấp dinh dƣỡng có thể đƣợc đƣa trực tiếp vào tĩnh mạch của bệnh nhân.
Nếu trƣờng hợp bệnh nhân hồi sức mà bị tắc ngẽn thực quản, có thể còn
đƣợc đặt trực tiếp ống dẫn thức ăn vào dạ dày qua đƣờng mở ở bụng. Đƣờng ống
này cho phép dùng xy lanh hoặc máy truyền dịch bơm trực tiếp thức ăn vào dạ dày.
1.2.5.3 Ống dẫn dịch
Sau khi phẫu thuật, ống gọi là đƣờng dẫn dịch có thể đƣợc sử dụng để loại bỏ
bất cứ tích tụ máu hoặc chất dịch tại vùng phẫu thuật của vết thƣơng. Đƣờng ống
này thƣờng sẽ đƣợc gỡ bỏ sau khi một vài ngày.

1.2.5.4 Ống thông tiểu
Là ống thông mỏng, ống linh hoạt có thể đƣợc chèn vào bàng quang. Chúng
cho phép nƣớc tiểu đƣợc thông qua ra khỏi cơ thể mà không cần phải vào nhà vệ
sinh. Có thể có một túi ni lông dẻo đặc biệt, trong suốt treo bên giƣờng của bệnh
nhân. Này đƣợc gọi là ống thông Foley và đƣợc kết nối thẳng vào bàng quang bệnh
nhân. Nó đƣợc sử dụng để đo lƣợng nƣớc tiểu bệnh nhân bài tiết. Điều này cũng
cho phép đánh giá đƣợc chức năng thận của bệnh nhân.

Page 24


1.2.6 Những khó khăn về kỹ thuật trong công tác chăm sóc bệnh nhân tại
Phòng chăm sóc đặc biệt.
1.2.6.1 Trách nhiệm của khối chuyên môn Hồi sức tích cực:
-

Bác sỹ: Ngƣời ra y lệnh, ký chịu trách nhiệm về mặt điều trị cho mỗi

bệnh nhân. Mỗi Bác sỹ có thể theo dõi, điều trị liên tục cho một hoặc một nhóm
bệnh nhân. Các thông tin đƣợc theo dõi hàng ngày, khi có bất kỳ tình huống nào về
tình trạng bệnh nhân mà các y sỹ, điều dƣỡng, kỹ thuật viên báo cáo thì Bác sỹ phải
có chỉ định điều chỉnh, hoặc hƣớng dẫn xử lý ngay. Điều chỉnh đặt các chế độ thở,
thông số thở máy cho bệnh nhân;
-

Đối với các y sỹ, điều dƣỡng:
Điều dƣỡng trƣởng của Khoa sẽ quản lý, theo dõi, tổng hợp … thông tin

từ các điều dƣỡng viên trong khoa, quản lý số lƣợng, nắm tình trạng hỏng hóc của
trang thiết bị trong Khoa, Phòng của mình để kịp thời tham mƣu, báo cáo Ban lãnh

đạo Khoa, Phòng có hƣớng xử lý, giải quyết; Tổ chức giảng bài, phân công nhiệm
vụ, phân tua trực … cho các điều dƣỡng viên;
Các điều dƣỡng viên: Tiếp nhận, bàn giao, chăm sóc theo dõi bệnh nhân
hàng ngày, trong tua trực của mình. Nhiệm vụ của các điều dƣỡng là thay ga, đệm,
quần áo cho bệnh nhân, theo dõi vệ sinh đƣờng thở, vết thƣơng, vết phẫu thuật…
cho bệnh nhân. Kiểm tra đo nhiệt độ, theo dõi các thông số thở, nhịp tim, huyết áp
… ghi chép các thông chúng vào Tờ bệnh án theo dõi hàng ngày theo giờ đúng chỉ
định của Bác sỹ. Khi thấy các thông số bất thƣờng, tình trạng bệnh nhân phải kịp
thời thông báo tới Bác sỹ trực trong tua, hoặc Bác sỹ điều trị của bệnh nhân;
Ngoài ra, nhiệm vụ của các điều dƣỡng còn: Bảo quản vệ sinh các máy
móc, trang bị đƣợc giao tại từng giƣờng hồi sức. Nhận ca và hết ca đều phải bảo
quản, vệ sinh máy móc, trang bị, dụng cụ theo đúng quy định kỹ thuật (chỉ đƣợc bảo
quản bề mặt ngoài của máy, các núm nút). Đối với các dụng cụ, đƣờng ống … phải
súc rửa, ngâm dung dịch sát khuẩn, khử khuẩn hoặc đăng ký đƣa đi tiệt khuẩn theo
đúng quy định;
Điều dƣỡng còn phải đƣợc hƣớng dẫn vận hành cài đặt các chế độ hoạt
động của những thiết bị cơ bản nhƣ: Bơm tiêm, bơm truyền dịch, monitor theo dõi
Page 25


×