Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

đề cương đường lối Đảng cộng sản Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.84 KB, 16 trang )

ĐỀ CƯƠNG
ĐƯỜNG LỐI CÁCH
MẠNG CỦA ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM

1


Contents

2


Câu 1. Dựa vào đâu (cơ sở nào) để Đảng ta thực hiện công nghiệp hóa thời kỳ Đổi
mới?
Đường lối công nghiệp hóa được Đảng xác định là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cho nên Đảng ta luôn luôn tập trung trí tuệ của
Đảng
phát
triển
đường
lối
này.
- Đường lối công nghiệp hóa đất nước đã được hình thành từ Đại hội III (tháng 91960) của Đảng. Hội nghị TW lần thứ 7 (khóa III) nêu phương hướng chỉ đạo xây
dựng và phát triển công nghiệp là: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách
hợp lý, kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp với phát triển nông nghiệp, ra sức
phát triển công nghiệp nhẹ song song với việc ưu tiên phát triển công nghiệp nặng,
ra sức phát triển công nghiệp trung ương, đồng thời đẩy mạnh phát triển công
nghiệp địa phương. Chiến lược “Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng…” tiếp tục
được khẳng định lại sau 16 năm tại Đại hội IV của Đảng (1976).
Tuy nhiên, do trên thực tế chúng ta chưa có đủ điều kiện để thực hiện (nguồn viện


trợ từ nước ngoài đột ngột giảm, cách thức quản lý nền kinh tế nặng tính quan liêu,
bao cấp, nhiều công trình nhà nước xây dựng dở dang vì thiếu vốn, công nghiệp
trung ương giảm, nhiều mục tiêu không đạt được…) nên đây vẫn là sự biểu hiện của
tư tưởng nóng vội trong việc xác định bước đi, và sai lầm trong việc lựa chọn ưu tiên
giữa công nghiệp và nông nghiệp. Kết quả là thời kỳ 1976 – 1980 nền kinh tế lâm
vào khủng hoảng, suy thoái, cơ cấu kinh tế mất cân đối nghiêm trọng.
- Dựa trên thực tiễn đất nước sau Đại hội III, Đại hội VI của Đảng là đất nước lâm vào
khủng hoảng trì truệ, thực tiễn đó đòi hỏi Đảng phải đổi mới tư duy về công nghiệp
hóa. Vì vậy, Đảng đã tập trung trí tuệ nghiên cứu nhiệm vụ trung tâm là phát triển
công nghiệp hóa. Đường lối công nghiệp hóa bắt đầu đổi mới từ Đại hội lần thứ V
của Đảng (3-1982), Đảng ta đã xác định: Thứ nhất, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội là chặng đường dài với nhiều chặng đường, công nghiệp hóa phải được thực hiện
qua nhiều giai đoạn; Thứ hai, Đảng ta xác định đất nước ta đang trong chặng đường
đầu
tiên
của
thời
kỳ
quá
độ.
Từ đó, Đảng đưa ra nhiệm vụ của nước ta trong chặng đường đầu tiên này là: Thứ
nhất, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân; Thứ hai, tích lũy vốn để phục vụ công
nghiệp hóa trong chặng đường tiếp theo. Đảng đưa ra phương hướng công nghiệp
hóa thời kỳ này là phải lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển
công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; việc xây dựng và phát triển công nghiệp nặng
trong giai đoạn này cần làm có mức độ, vừa sức, nhằm phục vụ thiết thực, có hiệu
quả cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Đại hội V coi đó là nội dung chính của
công nghiệp hóa trong chặng đường trước mắt. Đây là bước điều chỉnh rất đúng
đắn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Nhờ vậy, nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ
này đã có sự tăng trưởng khá hơn so với thời kỳ 5 năm trước đó.

Tuy nhiên, trên thực tế chính sách này vẫn không có mấy thay đổi so với trước. Mặc
dù nông nghiệp được xác định là mặt trận hàng đầu nhưng Đại hội vẫn xác định
“Xây dựng cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp hiện đại, lấy hệ thống công nghiệp
nặng tương đối phát triển làm nòng cốt”. Sự điều chỉnh không dứt khoát đó đã khiến
3


cho nền kinh tế Việt Nam không tiến xa được bao nhiêu, trái lại còn gặp nhiều khó
khăn và khuyết điểm mới, tình hình kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân sau 5 năm
không những không ổn định được mà còn lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12-1986) với tinh thần “nhìn thẳng
vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, từ việc chỉ ra những sai lầm,
khuyết điểm, Đại hội VI đã cụ thể hóa nội dung chính của công nghiệp hóa xã hội
chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên là phải thực sự coi nông nghiệp là mặt trận
hàng đầu, phải thực hiện cho bằng được 3 chương trình lương thực, thực phẩm;
hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu trong những năm còn lại của chặng đường đầu
tiên của thời kỳ quá độ; phải thực hiện hai mục tiêu đặt ra trong Đại hội V. Sự điều
chỉnh về đường lối công nghiệp hóa của Đảng đã thực sự đi vào đời sống nhân dân,
làm
cho
đất
nước
phát
triển
nhanh
chóng.
- Tiếp theo, Đại hội VII (năm 1991) Đảng ta tiếp tục có những nhận thức mới, ngày
càng toàn diện và sâu sắc hơn về công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa. Đại hội đã
tập trung xây dựng Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã
hội cho nên đường lối công nghiệp hóa không được nghiên cứu chi tiết tại Đại hội

VII.
- Đại hội Đảng VIII (năm 1996) đã ra hàng loạt quyết định mới: Thứ nhất, Đại hội VIII
xem xét lại chặng đường công nghiệp hóa đầu tiên, Đảng kết luận là nhiệm vụ đề ra
cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã
cơ bản hoàn thành chặng đường đầu tiên của thời kỳ công nghiệp hóa đầu tiên, nhìn
lại đất nước sau 10 năm đổi mới đã nhận định: nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng
kinh tế - xã hội. Thứ hai, Đại hội quyết định cho phép nước ta chuyển sang thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để nhằm vào mục tiêu năm 2020
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại.- Đại hội IX
(năm 2001) và Đại hội X (năm 2006) Đảng ta tiếp tục bổ sung và nhấn mạnh một số
điểm mới trong tư duy về công nghiệp hóa.
Câu 2. So sánh điểm giống nhau và khác nhau trong đường lối công nghiệp hóa
thời kỳ trước đổi mới và đường lối công nghiệp hóa thời kỳ đổi mới?
Sự giống nhau:
- Đảng ta luôn luôn khẳng định công nghiệp hóa đối với nước ta là một tất yêu,
khách quan. Bởi vì, công nghiệp hóa là vấn đề không mới, mà các nước tư bản chủ
nghĩa đã thực hiện từ lâu, công nghiệp hóa còn được đề cập trong chủ nghĩa Mác –
Lê-nin. Đồng thời, tình hình đất nước ta tồn tại nền sản xuất nhỏ lẻ, thủ công, manh
mún,
lạc
hậu…
- Điểm xuất phát của nước ta thấp do đi lên từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tiến
thẳng lên chủ nghĩa xã hội không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa nên
cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất của xã hội thiếu thốn và thấp kém, năng suất lao động
thấp, đời sống nhân dân nghèo nàn, lạc hậu, công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc
nhiều
khó
khăn…
- Ngay từ đầu quá trình công nghiệp hóa, Đảng ta đã xác định công nghiệp hóa xã
4



hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
ở nước ta.
Sự khác nhau:
- Đường lối công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới là ưu tiên phát triển công nghiệp
nặng một cách hợp lý. Ở thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và
công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên,
môi
trường.
Đặc điểm của nước ta là tồn tại nền sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, năng suất lao động
thấp, cơ sở hạ tầng chưa hình thành… do đó cần phải tiến hành công nghiệp hóa.
Công nghiệp hóa được hiểu quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động sử
dụng
máy
móc.
Trên thế giới, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã chuyễn lao động
bằng máy móc, công cụ sang giai đoạn mới là tự động hóa, điều khiển hóa, đây là
quá trình hiện đại hóa. Như vậy, bối cảnh thế giới mang đến cho chúng ta nhiều cơ
hội

thách
thức
mới.
Chính vì vậy, công nghiệp hóa phải gắn với hiện đại hóa, nghĩa là chúng ta lựa chọn
mô hình công nghiệp hóa theo hướng rút ngắn bằng cách kết hợp hai quá trình đó
là: quá trình tuần tự (từ sử dụng lao động thủ công chuyển sang sử dụng máy móc,
rồi từ sử dụng máy móc chuyển sang tự động hóa, điều khiển hóa), quá trình nhảy
vọt (lĩnh vực nào đủ điều kiện thì phải hiện đại hóa ngay lập tức, phải đi trước đón
đầu,

hội
nhập
với
thời
đại).
- Công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới tiến hành theo mô hình nền kinh tế khép
kín, hướng nội. Còn công nghiệp hóa thời kỳ đổi mới thì lấy công nghiệp hóa, hiện
đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội
nhập
kinh
tế
quốc
tế.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển nền kinh tế thị trường giúp khai
thác hiệu quả mọi nguồn lực của nền kinh tế, sử dụng chúng hiệu quả để đẩy mạnh
quá
trình
công
nghiệp
hóa,
hiện
đại
hóa.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh
tế, tất yếu phải hội nhập và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc
tế, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài,
thu hút công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới... sớm
đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm khai
thác hiệu quả thị trường thế giới. Hội nhập quốc tế là việc kết hợp sức mạnh dân tộc
với

sức
mạnh
thời
đại.
- Công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới, chủ lực thực hiện công nghiệp hóa là Nhà
nước và doanh nghiệp nhà nước. Thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa trở
thành sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế mà trong đó kinh tế nhà
nước

chủ
đạo.
- Công nghiệp hóa ở thời kỳ trước đổi mới, phương thức phân bổ nguồn lực để thực
hiện công nghiệp hóa được thực hiện bằng cơ chế kế hoạch hóa tập trung của Nhà
nước, theo kế hoạch của Nhà nước thông qua các chỉ tiêu pháp lệnh. Thời kỳ đổi
5


mới, chủ yếu thực hiện bằng cơ chế kinh tế thị trường, doanh nghiệp tự hạch toán
kinh
tế.
- Công nghiệp hóa ở thời kỳ trước đổi mới, chủ yếu dựa vào lợi thế về lao động, tài
nguyên đất đai và nguồn viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa. Công nghiệp hóa ở
thời kỳ đổi mới, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển
nhanh và bền vững; coi phát triển khoa học và công nghệ là nền tảng, là động lực
công
nghiệp
hóa,
hiện
đại
hóa.

Con người là yếu tố cơ bản tham gia vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
để phát triển yếu tố con người cần đặc biệt chú trọng phát triển giáo dục, đào tạo.
Nguồn nhân lực cho công nghiệp hóa hiện đại hóa đòi hỏi phải đủ số lượng, cân đối
về cơ cấu và trình độ, có khả năng nắm bắt và sử dụng các thành tựu khoa học và
công nghệ tiên tiến của thế giới và có khả năng sáng tạo công nghệ mới.
Khoa học và công nghệ có vai trò quyết định đế tăng năng suất lao động, giảm chi
phí sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế. Ở nước ta,
muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế
tri thức thì phát triển khoa học và công nghệ là yêu cầu tất yếu và bức xúc. Phải đẩy
mạnh việc chọn lọc nhập công nghệ, mua sáng chế kết hợp với phát triển công
nghệ
nội
sinh.
- Công nghiệp hóa ở thời kỳ trước đổi mới, tiến hành một cách nóng vội, giản đơn,
chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh, làm lớn, không quan tâm đến hiệu quả kinh tế
xã hội. Còn ở thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển
nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và
công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta thực chất là nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Để thực hiện mục tiêu đó, trước hết kinh
tế phải phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Phát triển kinh tế cũng là để thực
hiện các vấn đề an sinh xã hội, vấn đề văn hóa – xã hội... vì mục tiêu phát triển con
người,
mọi
người
đều
hưởng
thành
quả
của

sự
phát
triển.
- Công nghiệp hóa ở thời kỳ trước đổi mới, kết hợp chặt chẽ phát triển công nghiệp
với phát triển nông nghiệp, ra sức phát triển công nghiệp nhẹ song song với việc ưu
tiên phát triển công nghiệp nặng, ra sức phát triển công nghiệp trung ương, đồng
thời đẩy mạnh phát triển công nghiệp địa phương. Ở thời kỳ đổi mới, phải phát triển
các ngành và lĩnh vực kinh tế trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Một là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp nông thôn giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn,
nông dân. Hai là, phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Ba là,
phát triển kinh tế vùng. Bốn là, phát triển kinh tế biển. Năm là, dịch chuyển cơ cấu
lao động, cơ cấu công nghệ. Sáu là,bảo vệ, sử dụng, hiệu quả tài nguyên quốc gia,
cải thiện môi trường tự nhiên.
Câu 3. So sánh nội dung của Luận cương lĩnh chính trị tháng 2 – 1930 với Luận
cương lĩnh chính trị tháng 10 – 1930?
Phương hướng chiến lược cách mạng
6


• Nhiệm vụ cách mạng
• Lực lượng cách mạng
• Phương pháp cách mạng
• Lãnh đạo cách mạng
• Quan hệ cách mạng
 Giống nhau:
So sánh Cƣơng lĩnh chính trị 2/1930 và Luận cƣơng chính trị 10/19301. Về phương
hướng chiến lược cách mạng:
Cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ
nghĩa để đi tới xã hội cộng sản

2. Về nhiệm vụ cách mạng:
Chống đế quốc, phong kiến để lấy lại ruộng đất và giành độc lập
3. Lực lượng cách mạng: Công nhân và nông dân là 2 lực lượng nòng cốt và cơ bản
4. Phương pháp cách mạng:
Sử dụng sức mạnh của số đông dân chúng Việt Nam cả về chính trị và vũ trang
5. Lãnh đạo cách mạng:
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng
6.Quan hệ cách mạng: là bộ phận khắng khít của cách mạng thế giớiKẻ thù Đánh
Phápđánh phong kiến Đánh đế quốc và phong kiến đồng thời
Phạm vi ảnh hƣởng
Kẻ thù
Nhiệm vụ
Mục tiêu

Lực lƣợng cách mạng

Cương lĩnh tháng 2/1930
Việt Nam
Đánh Phápđánh phong
kiến
Độc lập dân tộc là nhiệm
vụ quan trọng nhất
Làm cho Việt Nam độc
lập,nhân dân tự do, dân
chủ, nình
đẳng, tịch thu ruộng đất
của đê quốc chia cho dân
nghèo
Giai cấp công nhân liên
minh đoàn kết với tiểu tƣ


Luận cương tháng 10/1930
3 nƣớc Đông Dƣơng
Đánh đế quốc và phong
kiến đồng thời
Nhiệm vụ dân tộc và
nhiệm vụ dân chủ đƣợc
tiến hành cùng một lúc
Làm cho Đông Dƣơng
hoàn toàn độc lập, giải
quyết 2 mâu thuẫn cơ
bản: dân tộc >< giai cấp
Công nhân, nông dân
chƣa phát huy đƣợc sức
7


sản lợi dụng hoặc tập
trung phú nông trung tiểu
địa chủ

mạnh của khối đại đoàn
kết dân tộc, tiểu tƣ sản,
tƣ sản, 3 nƣớc Đông
Dƣơng

IV. Kết luận chung
Ƣu điểm của Cƣơng lĩnh
Tuy ngắn gọn nhưng phản ánh tương đối đầy đủ những quy luật vận động phát triển
nội tại của XHVN, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản và cấp bách của nhân dân ta

Phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới
Xác định đường lối, phương hướng chiến lược đúng đắn “Tiến hành cách mạng tư
sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản”
Nhuần nhuyễn quan điểm giai cấp và thấm đượm tinh thần dân tộc vì độc lập tự do.
Mặt hạn chế của Luận cƣơng
Không vạch ra được mâu thuẫn chủ yếu
Không đề ra được một liên minh dân tộc và giai cấp rộng rãi cho cuộc đấu tranh
chống Đế quốc Pháp và tay sai
Chưa đánh giá đúng mức vai trò cách mạng của các giai cấp
Đã không đúng khi thủ tiêu Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái
Quốc soạn thảo

Sự thống nhất:
-Luận cương lĩnh chính trị tháng 2 – 1930 và Luận cương lĩnh chính trị tháng 10 –
1930 cơ bản có sự thống nhất với nhau về nhiều nội dung quan trọng, cụ thể như là:
- Thống nhất về và phương hướng chiến lược: CMVN trải qua 2 giai đoạn CM: giai
đoạn đầu phải tiến hành CMTS dân quyền, sau đó tiến lên CMXHCN để xây dựng
CNXH

CNCS

VN,
bỏ
qua
giai
đoạn
phát
triển
TBCN.
- Thống nhất về nhiệm vụ chiến lược: Cả 2 văn kiện đều đi sâu nghiên cứu về CMTS

dân quyền và đều cho rằng cuộc CM này có 2 nhiệm vụ là đánh đổ đế quốc để giành
độc lập dân tộc và đánh đổ phong kiến để đem lại dân chủ cho nhân dân (thực hiện
khẩu hiệu “người cày có ruộng”); như vậy CMTSDQ để giải quyết 2 vấn đề là vấn đề
dân
tộc

vấn
đề
giai
cấp.
- Thống nhất về lực lượng cách mạng: Nhìn chung cả 2 văn kiện đều cho rằng lực
lượng cách mạng chủ yếu dựa vào công nhân và nông dân, nghĩa là dựa vào 2 giai
8


cấp

bản
nhất
của

hội
VN.
- Thống nhất về phương pháp cách mạng: Cả 2 văn kiện đều chỉ ra rằng phương
pháp cách mạng Việt Nam phải tiến hành bằng con đường đấu tranh cách mạng chứ
không thể thực hiện từng phần theo kiểu cải cách dân chủ, đấu tranh theo kiểu cải
lương.
- Thống nhất về quan hệ của CMVN với cách mạng thế giới: Khi nhận định về mới
quan hệ giữa CMVN với CMTG, cả 2 văn kiện đều cho rằng CMVN là một bộ phận của
CMTG, cho nên CMVN phải đặt trong dòng chảy chung của CMTG để kết hợp được

sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại.
Sự khác nhau:
Giữa Luận cương chính trị tháng 2 – 1930 và Luận cương chính trị tháng 10 – 1930

sự
khác
nhau
là:
- Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 không đưa nhiệm vụ giải quyết vấn đề dân
tộc lên hàng đầu mà đưa vấn đề giai cấp lên làm nhiệm vụ chủ yếu, do chưa nhìn
thấy mâu thuẫn cơ bản chủ yếu của xã hội thuộc địa đó là mâu thuẫn dân tộc rất
gay
gắt.
- Luận cương chính trị tháng 2 – 1930 đã hạn chế lực lượng cách mạng trong công
nhân và nông dân mà không mở rộng ra khối đại đoàn kết toàn dân tộc, do sự nhìn
nhận vấn đề giai cấp là chủ yếu nên xác định lực lượng cách mạng là công nhân và
nông dân, không nhìn thấy được sức mạnh của những giai tầng yêu nước khác. Từ
đó, Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 đã không đề ra một chiến lược liên minh
dân tộc và giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược và tay
sai.
Nguyên nhân:
- Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 chưa tìm ra và chưa nắm vững đặc điểm của
xã hội thuộc địa nửa phong kiến VN, một xã hội mà mâu thuẫn dân tộc bao trùm cả
mâu
thuẫn
giai
cấp.
- Nhận thức giáo điều, máy móc về vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp trong cách
mạng thuộc địa, lại chịu ảnh hưởng trực tiếp của khuynh hướng “tả” của Quốc tế
Cộng sản và một số đảng viên cộng sản trong thời gian đó. Cho nên, BCH trung

ương của Hội nghị tháng 10 – 1930 đã bác bỏ những quan điểm mới, sự sáng tạo, sự
độc lập tự chủ của Nguyễn Ái Quốc nêu trong Luận cương chính trị tháng 2 – 1930,
Hội nghị này đã ra một án nghị quyết thủ tiên Luận cương chính trị tháng 2 – 1930
mang đậm dấu ấn tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc.
Câu 4. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam giống nhau và
khác nhau so với nhà nước pháp quyền tư bản chủ nghĩa như thế
nào?
• Sự giống nhau:

9


- Phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước phải do pháp luật
quy định. Nhà nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước đặc biệt mà ở đó
pháp luật có giá trị thực thi cao nhất với nội dung thực hiện quyền lực của nhân dân.
- Nhà nước và công dân phải thừa nhận tính tối cao của pháp luật. Pháp luật không
những được coi là công cụ chủ yếu để quản lý mọi hoạt động của xã hội công dân,
mà còn xác định ở vị trí cao nhất, tuyệt đối vượt qua mọi quyền lực của tổ chức
chính
trị,

hội

mỗi
công
dân
trong

hội
đó.

- Quyền lực nhà nước được xác định gồm: quyền lập pháp, quyền hành pháp và
quyền

pháp;
- Có hệ thống pháp luật đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, thể hiện ý chí và nguyện vọng
của nhân dân để điều chỉnh những quan hệ pháp luật phát sinh trong xã hội. Nhà
nước pháp quyền là một hình thức tổ chức nhà nước mà ở đó quyền lực Nhà nước
thể hiện được lợi ích và ý chí của đại đa số nhân dân, thực hiện chế độ dân chủ
trong việc thiết lập quyền lực nhà nước, thực hiện chế độ trưng cầu ý dân. Mỗi cá
nhân phải có nghĩa vụ, trách nhiệm quyền lợi theo quy định của pháp luật.


Sự khác nhau: Sự khác biệt giữa nhà nước pháp quyền XHCNVN và nhà nước
pháp quyền TBCN là:
- Một là, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền tư sản đều
phải thừa nhận phương thức tổ chức, xây dựng và vận hành bộ máy nhà nước do
pháp luật quy định. Tuy nhiên, bản chất và nội dung pháp luật về tổ chức, xây dựng
và vận hành bộ máy của hai nhà nước đó có nhiều điểm khác nhau rất cơ bản. Rõ
nhất là, sự khác nhau trong các quy phạm của hiến pháp và pháp luật về tổ chức, cơ
cấu nhân sự và việc xây dựng, vận hành của bộ máy quyền lực như: Quốc hội và
Nghị viện; Tổng thống và Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án, Tòa án Hiến
pháp, v.v.. Pháp luật trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thừa nhận tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân bầu ra các cơ quan quyền lực
(Quốc hội, Chính phủ...) và chỉ có nhân dân trực tiếp hoặc thông qua các đại biểu
của mình là chủ thể duy nhất có quyền tuyên bố chấm dứt hoạt động của Quốc hội,
Chính phủ hoặc tổ chức ra Quốc hội và Chính phủ nhiệm kỳ mới. Trong khi đó, Hiến
pháp và pháp luật tư sản lại thừa nhận quyền lực của cá nhân Tổng thống hoặc cá
nhân Thủ tướng có quyền giải tán Nghị viện (Quốc hội) hoặc giải tán Chính phủ...
- Hai là, trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nước và công dân đều
phải thừa nhận tính tối cao của pháp luật, vì pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý

chí và nguyện vọng của toàn thể nhân dân. Trong Nhà nước pháp quyền tư sản, nhà
nước và công dân cũng phải thừa nhận tính tối cao của pháp luật, nhưng pháp luật
tư sản không phải là pháp luật của toàn dân, không thể hiện đầy đủ ý chí, nguyện
vọng của toàn dân mà chỉ phản ánh ý chí, nguyện vọng của một bộ phận nhân dân,
đó là những người giàu, là giai cấp tư sản. Nói cách khác, luật pháp của Nhà nước
pháp quyền tư sản chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản và gạt ra ngoài lề quyền lợi
của người lao động - những người bị áp bức bóc lột. Đây là nội dung khác biệt cơ
bản nhất giữa Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền tư
sản.

10


- Ba là, nhà nước pháp quyền tư sản coi thuyết "tam quyền phân lập" là học thuyết
cơ bản trong việc thực hiện quyền lực nhà nước, các cơ quan lập pháp, hành pháp,
tư pháp hoàn toàn độc lập với nhau trong việc thực hiện ba quyền lập pháp, hành
pháp và tư pháp. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không thừa nhận việc phân
chia quyền lực mà coi quyền lực nhà nước là thống nhất và thuộc về nhân dân;
trong đó, có sự phân công, phối hợp, để thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp
và tư pháp nhằm bảo đảm cho quyền lực nhà nước thống nhất, được thực hiện với
hiệu quả cao nhất.
- Bốn là, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam dựa trên cơ sở kinh tế là
chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và mang bản chất giai cấp công nhân, nhà nước
là công cụ duy trì quyền lực của đa số nhân dân lao động, thực hiện dân chủ đối với
nhân dân và chuyên chính đối với kẻ thù xã hội chủ nghĩa. Trong khi đó, nhà nước
pháp quyền tư sản dựa trên cơ sở kinh tế là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và
mang bản chất giai cấp tư sản, nhà nước là công cụ bạo lực của giai cấp thống trị,
đó là thiểu số người giàu có trong xã hội – giai cấp tư sản.
- Năm là, bên cạnh sự khác nhau về tính giai cấp, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa chỉ công nhận các quy phạm pháp luật khi nó được xác lập và thông qua theo

một trình tự và thủ tục nhất định; trong khi đó, Nhà nước pháp quyền tư sản thường
coi "án lệ" hoặc "tập quán" như một loại quy phạm pháp luật "bất thành văn".
Câu 5.

Mỗi người cần làm gì để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc (mỗi sinh viên phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân nh ững kỹ
năng cần thiết, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nỗ lực rèn luyện vì lợi
ích chung của cộng đồng và vì chính sự phát triển của cá nhân. Quan trọng hơn, các b ạn tr ẻ
cần xây dựng bản lĩnh văn hóa, sẵn sàng đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa
không lành mạnh.)
Để phát huy vai trò của thanh niên trong giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, thiết
nghĩ cần phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, thanh niên phải nhận thức rõ ý nghĩa tầm quan trọng của việc giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, bởi chỉ có trên cơ sở
nhận thức đúng thì mới giúp thanh niên có những hành động đúng trong việc đề ra
chương trình, kế hoạch hành động có hiệu quả nhất. Không chỉ có vậy, nó còn là cơ
sở, động lực cho thanh niên tích cực nghiên cứu, tìm hiểu bản sắc văn hóa dân tộc,
tham gia vào các lễ hội với một thái độ nghiêm túc, cầu thị và biết tiếp thu chọn lọc
có phê phán tinh hoa văn hóa dân tộc và thế giới, thấy được cái hay, cái tiến bộ cần
phải trân trọng giữ gìn, quảng bá.
Thứ hai, phải đề ra chương trình, kế hoạch hành động cụ thể thiết thực để giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc. Sau khi đã có nhận thức đúng thì thanh niên phải xây
dựng kế hoạch, đề ra những biện pháp cụ thể hữu ích để làm cho những di tích lịch
sử, những lễ hội truyền thống của dân tộc như lễ hội Đền Hùng ở Phú Thọ, lễ hội
chùa Hương ở Hà Nội…. được thăng hoa có ý nghĩa quan trọng về mặt tinh thần.
11


Thông qua công tác tuyên truyền vận động, giáo dục, thanh niên cần ý thức và giúp
người dân biết giữ gìn những gì đã có, hiểu rõ đâu là cái cần phải giữ gìn, bảo vệ

không những cho hôm nay mà còn cho mãi mãi về sau và cái gì cần phê phán, loại
bỏ ra khỏi đời sống xã hội. Ở những cuộc thi, những chương trình, những lễ hội là
dịp tốt nhất để cho thanh niên phát huy hết vai trò, sở trường, năng lực của bản
thân góp phần định hướng những giá trị về đạo đức, lối sống có văn hóa cho thanh
niên và các tầng lớp khác.
Thứ ba, phát huy tính tích cực, chủ động của thanh niên trong giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc. Điều kiện bên ngoài có thuận lợi bao nhiêu chăng nữa, nhưng nếu bản
thân mỗi thanh niên không tích cực nghiên cứu, tìm hiểu thì sẽ không bao giờ phát
huy được vai trò của bản thân mình. Không ai hết mà chính thanh niên phải là người
chiến sĩ xung phong trên mặt trận văn hóa như Hồ Chí Minh đã từng nói: Mỗi người
phải là một chiến sĩ trong cuộc đấu tranh chống lại văn hóa lai căng, xấu độc từ bên
ngoài. Thấy được vai trò của mình, có những bạn sinh viên đã vượt qua chặng
đường hàng mấy trăm cây số để lên vùng cao đem cái chữ đến với đồng bào, góp
phần xóa mù chữ, giúp đồng bào biết được ánh sáng của sự văn minh tiến bộ và tích
cực ủng hộ những chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Thứ tư, thanh niên phải tích cực đấu tranh chống lại âm mưu chống phá của chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên mặt trận văn hóa tư tưởng. Hiện nay chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang triệt để lợi dụng cuộc đấu tranh trên mặt
trận văn hóa và chúng coi đây là mũi nhọn xung kích làm phai nhạt mục tiêu lý
tưởng của thanh niên. Những biểu hiện xấu của văn hóa phương Tây với lối sống
thực dụng, sống chỉ có biết hôm nay, không biết đến có ngày mai; những hành vi đi
ngược lại với lợi ích của quốc gia, dân tộc; sự thích thú những bộ phim nước ngoài
với nội dung chém giết, võ thuật và nhiều tệ nạn trong thanh niên hiện nay chính là
những phản văn hóa, những việc làm và hành động tác động rất mạnh đến tâm lý
của thanh niên. Sự tác động xấu đó dễ làm cho một bộ phận thanh niên chúng ta
quay lưng lại với lịch sử dân tộc, với phong tục tâp quán của con người Việt Nam, với
văn hóa Việt Nam. Thanh niên là những người hàng ngày hàng giờ phải đối mặt,
phải tiếp xúc với văn hóa đó nhiều nhất cho nên phải chủ động kế thừa những cái
tiến bộ và lọc bỏ những cái không phù hợp, đi ngược lại với văn hóa của dân tộc.

Thanh niên phải nhận thức rõ văn hóa Việt Nam là thành quả của sự kết tinh văn
hóa dân tộc và văn hóa thế giới, phải trang bị cho mình một hệ thống tri thức vững
vàng, đầy đủ để không bị động bất ngờ, thường xuyên tìm hiểu văn hóa dân tộc và
văn hóa thế giới để tạo hành trang tri thức, góp phần xây dựng đất nước.
Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là quá trình lâu dài, gian khổ, phức tạp đòi hỏi
phải có sự nỗ lực cố gắng của cả hệ thống chính trị. Trong quá trình hội nhập mở
cửa, chúng ta phải luôn coi trọng việc bảo tồn, giữ gìn những tinh hoa văn hóa của
dân tộc. Có như vậy, chúng ta mới không đánh mất mình, hòa nhập nhưng không
hòa tan và giữ được lối sống cốt cách tâm hồn của con người Việt Nam. Văn hóa còn
thì đất nước còn, mất văn hóa thì mất tất. Câu nói đó không chỉ có ý nghĩa trong
12


hiện tại, tương lai mà còn mãi mãi về sau. Nó luôn nhắc nhở thế hệ ngày hôm nay,
trong đó có thanh niên chúng ta, hãy biết giữ gìn, trân trọng nền văn hóa của dân
tộc đồng thời phải không ngừng bổ sung, phát triển, quảng bá cho văn hóa tương lai
của dân tộc.
Câu 6. vấn đề xã hội hiện nay. phân tích các quan điểm để giải quyết các vấn đề
xã hội của Đảng trong thời kì đổi mới
Trên cơ sở khái quát những thành tựu và hạn chế của 20 năm đổi mới, trong đó có
thành tựu và hạn chế của việc xây dựng và phát triển các vấn đề xã hội, Đại hội X
của Đảng khẳng định quan điểm: “Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã
hội trong phạm vi cả nước, ở từng lĩnh vực, địa phương; thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển, thực hiện tốt các
chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến
và hưởng thụ, tạo động lực mạnh mẽ và bền vững hơn cho phát triển kinh tế xã
hội.... Tập trung giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc” 5. Nội dung chủ yếu của
quan điểm Đại hội X là:
Thứ nhất, kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội, trên bình diện
cảnước cũng như từng lĩnh vực, địa phương. Sự kết hợp các mục tiêu kinh tế với các

mục tiêu xã hội được xác định ở tất cả các cấp, các ngành không chỉở Trung ương
mà từng ngành, từng địa phương, tạo thành sự thống nhất trong chính sách kinh tế
và chính sách xã hội của địa phương, ngành và cơ sở. Sự kết hợp này bảo đảm tính
đồng bộ, công bằng và bình đẳng cho mọi người dân, mọi vùng miền, khắc phục
tình trạng phân hoá, bất bình đẳng do các khuyết tật của cơ chế thị trường và
những phát sinh do nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi gây ra.
Thứ hai,thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính
sách phát triển. Tiếp tục kế thừa và phát triển những quan điểm được xác định từĐại
hội XIII, Đại hội X khẳng định, cần phải thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay
trong từng chính sách phát triển. Điều đó được thể hiện qua các nội dung sau:
- Thực hiện tốt các chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn bó hữu cơ
giữa quyền lợi và nghĩa vụ, cống hiến và hưởng thụ. Như vậy, yêu cầu này nhằm
nhấn mạnh phải tập trung phát triển kinh tế, một nhiệm vụ trọng tâm. Đồng thời,
thực hiện tốt chính sách xã hội, không chỉđảm bảo cho sự phát triển bền vững của
nền kinh tếmà còn thúc đẩy kinh tế phát triển. Sự gắn bó giữa quyền lợi và nghĩa
vụ, cống hiến và hưởng thụ là vấn đề có tính nguyên tắc trong xã hội. Gắn nghĩa vụ
với quyền lợi cống hiến với hưởng thụ là bảo đảm sự công bằng trong đời sống xã
hội, chống ỷ lại, trông chờ, thụđộng.
- Coi trọng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người gắn với chỉ tiêu phát triển con người
(HDI). Từđiểm xuất phát thấp, trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước, chúng ta phải rất quan tâm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, rút
ngắn khoảng cách giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy,
13


coi trọng chỉ tiêu tăng trưởng GDP là rất cần thiết. Mặt khác, mục tiêu phát triển
kinh tế là để phục vụ con người, để con người phát triển toàn diện. Chỉ tiêu HDI liên
quan trực tiếp đến các mức độđáp ứng các nhu cầu xã hội của con người đến chất
lượng cuộc sống. Tăng trưởng GDP là cơ sởđể thực hiện chiến lược con người và các
chính sách xã hội. Vì vậy, Đại hội X xác định yêu cầu coi trọng chỉ tiêu GDP phải gắn

liền với chỉ tiêu con người HDI trong suốt quá trình phát triển và trong từng chính
sách kinh tế- xã hội. Từ thực tiễn xây dựng đất nước trong những năm qua, nhằm
từng bước thực hiện quan điểm của Đảng để xây dựng và phát triển các vấn đề xã
hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng ta cần đồng thời
triển khai thực hiện các chủ trương và giải pháp lớn như sau:
Trước hết là khuyến khích mọi người dân làm giàu theo pháp luật, thực hiện có hiệu
quả các chính sách xoá đói giảm nghèo. Với nội dung này, trong những năm tới cần
thực hiện các yêu cầu là tạo điều kiện và cơ hội tiếp cận bình đẳng nguồn lực phát
triển, hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản, vươn lên xoá đói giảm nghèo bền vững ở
các vùng, khắc phục tình trạng bao cấp dàn đều, tư tưởng ỷ lại, phấn đấu không còn
hộđói, giảm mạnh hộnghèo, tăng nhanh hộ giàu, từng bước xây dựng gia đình cộng
đồng và xã hội phồn vinh. Tạo được động lực làm giàu trong đông đảo các tầng lớp
dân cư, khuyến khích những người đã thoát nghèo mạnh dạn vươn lên làm giàu và
giúp những người khác sớm thoát khỏi hộnghèo. Xây dựng chương trình xoá đói
giảm nghèo sát với điều kiện cụ thể của từng địa phương, dành nguồn ưu tiên hỗ trợ
các vùng xa, khó khăn, có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số. Giảm dần chênh lệch về
phát triển kinh tế và đời sống của nhân dân giữa các vùng, miền và các tầng lớp
dân cư. Phấn đấu đến năm 2010 giảm 1/2 tỷ lệ nghèo theo Chuẩn quốc tế so với
năm 2000. Giảm 3/4 tỷ lệ nghèo về lương thực, thực phẩm so với năm 2000. Giảm
3/5 tỷ lệ hộ nghèo so với năm 2000 theo chuẩn của Chương trình mục tiêu quốc gia.
Thứ hai, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống chính sách bảo đảm cung ứng dịch vụ công
cộng thiết yếu, bình đẳng cho mọi người dân về giáo dục và đào tạo, tạo việc làm,
chăm sóc sức khoẻ, văn hoá - thông tin, thể dục thể thao. Xây dựng hệ thống an
sinh xã hội đa dạng; phát triển mạnh hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiến
tới bảo hiểm y tế toàn dân. Đa dạng hoá các loại hình cứu trợ xã hội, tạo việc làm,
đẩy mạnh xuất khẩu lao động, hướng tới xuất khẩu lao động trình độ cao; Tiếp tục
đổi mới chính sách tiền lương; Phân phối thu nhập xã hội công bằng, hợp lý để tạo
được động lực phát triển mạnh, góp phần phòng chống tiêu cực, tệ nạn xã hội; Tăng
nguồn lực đầu tư của nhà nước để phát triển các lĩnh vực xã hội và thực hiện các
mục tiêu xã hội, đồng thời đẩy mạnh xã hội hoá, coi đây là một chính sách có tính

chiến lược, nhằm huy động mọi nguồn lực, trí tuệ của các thành phần kinh tế, của
các tổchức xã hội, của mọi người.
Thứ ba, phát triển hệ thống y tế công bằng và hiệu quả, bảo đảm mọi người dân
được chăm sóc và nâng cao sức khoẻ. Củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở,
hệ thống các chính sách bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Đổi mới
cơ chế khám, chữa bệnh. Nhà nước tăng đầu tư, nâng cao mức và chất lượng chăm
sóc sức khoẻ cơ bản cho toàn dân, quan tâm nhiều hơn nữa cho các đối tượng chính
14


sách, đồng bào dân tộc thiểu số và vùng sâu, vùng xa, hộ nghèo. Chú trọng phát
triển các dịch vụ y tế công nghệ cao, khuyến khích phát triển đa dạng, các dịch vụ y
tế ngoài công lập. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực y
tế.
Có chiến lược, quy hoạch phát triển và cơ chế chính sách hợp lý để phát triển hệ
thống sản xuất, lưu thông, phân phối thuốc chữa bệnh, từng bước xây dựng ngành
công nghiệp dược, ngành công nghiệp thiết bị y tế trở thành ngành kinh tế- kỹ thuật
đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Thứ tư, xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khoẻ, tầm vóc con người Việt
Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống nòi. Cụ thể, phát triển mạnh thể
dục thể thao với phương châm kết hợp tốt thể thao phong trào và thể thao thành
tích cao, dân tộc và hiện đại, chú trọng phát triển thể dục thể thao trường học, nâng
cao chất lượng phong trào thể dục thể thao quần chúng. Có chính sách và cơ chế
cần thiết để phát hiện, bồi dưỡng và phát triển tài năng thể thao phù hợp với điều
kiện và tố chất người Việt Nam, đưa nền thể thao nước ta tới vị trí cao của khu vực,
từng bước tiếp cận với châu lục và quốc tếở những bộ môn thểthao mà Việt Nam có
ưu thế. Nghiên cứu xây dựng và tuyên truyền hướng dẫn chếđộ dinh dưỡng trong cơ
cấu bữa ăn phù hợp với lứa tuổi. Quan tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Đẩy mạnh
phong trào xã hội chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được
sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, phát triển hài hoà về trí tuệ, đạo đức,

giảm nhanh tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng. Đẩy mạnh công tác bảo vệ giống nòi, bảo
vệ sức khoẻ nhân dân, thực hiện các giải pháp mạnh mẽ, kiên trì và có hiệu quảđể
phòng chống HIV/AIDS và các tệnạn xã hội.
Thứ năm, thực hiện tốt các chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình. Cụ thể là
giảm tốc độ dân số. Tiếp tục duy trì kế hoạch giảm sinh, phấn đấu sớm đạt mục tiêu
mức sinh quy định, đảm bảo quy mô và cơ cấu dân số hợp lý. Nâng cao chất lượng
dân số. Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích
ứng với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xây dựng gia
đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổấm của mỗi người, là tế bào
lạnh mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục
nhân cách của con người, bảo tồn nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo
tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thứ sáu, chú trọng các chính sách ưu đãi xã hội. Cụ thể là thực hiện tốt chính sách
xã hội đối với người có công, gia đình thương binh liệt sỹ như vấn đề nhà ở, khám
chữa bệnh và điều dưỡng phục vụ sức khoẻ, các chính sách ưu tiên trong giáo dục,
vấn đề trợ cấp cho những người có công với cách mạng. Vận động toàn dân tham
gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn đối với các lão thành
cách mạng, người có công với nước, người được hưởng chính sách xã hội. Chăm sóc
đời sống vật chất và tinh thần của người già. Giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam,
người tàn tật, trẻ mồ côi.
15


Thứ bảy, đổi mới cơ chế quản lý và phương thức cung ứng các dịch vụ công cộng
cụthể là phát triển về quy mô gắn với chất lượng và hiệu quả các dịch vụ công cộng,
nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị
công lập và huy động mạnh mọi nguồn lực của xã hội. Nhà nước tiếp tục tăng nguồn
lực, đầu tư tập trung cơ sở vật chất- kỹ thuật để nâng cao phúc lợi chung cho toàn
xã hội... Quan tâm vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo, vùng đồng bảo dân tộc thiểu số.

Từng bước chuyển các cơ sở công lập dịch vụcông cộng đang hoạt động theo cơ chế
sự nghiệp mang nặng tính hành chính bao cấp sang cơchế tự chủ, không bao cấp
tràn lan và không vì mục tiêu lợi nhuận. Công khai mức phí tại các cơ sở dịch vụ
công lập và ngoài công lập. Thúc đẩy các cơ sở công lập và ngoài công lập vềdịch
vụ công cộng cả về quy mô và chất lượng.
Các vấn đề xã hội có vị trí và vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội. Qua hơn
20 năm đổi mới, nhận thức mới của Đảng ta về những vấn đề xã hội thể hiện ở hệ
thống quan điểm, giải pháp về xây dựng và phát triển các vấn đề xã hội, trong thời
kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Quán triệt để vận dụng quan điểm, giải
pháp trên vào thực tiễn là yêu cầu quan trọng hiện nay đểđường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước ta trở thành hiện thực.

16



×