Tải bản đầy đủ (.docx) (94 trang)

Bài hướng dẫn Tour Tiền Giang Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.15 KB, 94 trang )

ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG – BINH DƯƠNG UNIVERSITY
CHƯƠNG TRÌNH TOUR:
“TP HỒ CHÍ MINH – TIỀN GIANG – TP HỒ CHÍ MINH”
Đoàn khách: Vận động viên từ nhiều quốc gia
Ngày khởi hành: 14/11/2015
Ngày kết thúc: 15/11/2015
Ngày 1 (14/11/2015) Bình Dương – Tiền Giang
a)Đón khách:
- Xe khởi hành từ trụ sở công ty ở Thủ Dầu Một đến Nhà thi đấu thể dục thể thao
Phú Thọ ở số 1 Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, Hồ Chí Minh để đón khách vào lúc
- Sau khi gặp khách, tự giới thiệu mình
- Tiếp theo, giúp khách chuyển hành lý vào thùng xe, kiểm tra số lượng khách,
hướng dẫn khách lên xe và chọn chỗ ngồi phù hợp.
+ Xin chào anh/ chị.., tôi tên Ngân và là hướng dẫn viên chuyến du lịch Tiền
Giang của các bạn ngày hôm nay. Mọi người hãy kiểm tra lại hành lý của
mình trước khi đưa vào thùng xe. ( Đợi vài phút). Mời mọi người di chuyển
lên xe để bắt đầu chuyến tham quan. (kiểm tra số lượng hành khách trên xe,
phát nước và khăn giấy). Mời anh/chị ổn định chỗ ngồi để xe bắt đầu khởi
hành.
b) Thuyết minh trên xe:

1


+ Lời đầu tiên, xin gửi tới đoàn chúng ta một lời chúc sức khỏe và một lời chào
trân trọng nhất. Một lần nữa, xin tự giới thiệu, tôi tên Tô Thị Huỳnh Ngân, là thành
viên của công ty …….., tôi sẽ là hướng dẫn viên của chuyến du lịch Tiền Giang
ngày hôm nay , người đồng hành với chúng ta không kém phần quan trọng là bác
tài xế…..Xe chúng ta di chuyển khá sớm nên chắc mọi người chưa chuẩn bị đồ ăn
sáng đúng không ạ? Đừng lo lắng bởi vì một lát nữa thôi chúng ta sẽ được thưởng
thức những đặc sản nổi tiếng của Mỹ Tho, đó là hủ tiếu Mỹ Tho. Hủ tiếu ở đây rất


đặc biệt, nó không hề giống những hủ tiếu mà quý khách ăn ở nơi khác bởi vì cọng
hủ tiếu ở đây ăn sẽ không bị chua . Tô hủ tiếu thơm ngon ăn kèm cọng hủ tiếu dai
dai, nước lèo đậm đà đặc trưng, đây là món ăn đặc sản mà quý khách không nên bỏ
qua khi đến Tiền Giang.
Đoàn chúng ta sẽ dùng bữa sáng tại nhà hàng Trung Lương, sau khi ăn xong,
chúng ta sẽ tiếp tục tham quan chùa Vĩnh Tràng , sau đó, xe sẽ đưa quý khách đến
bến tàu 30/4. Chúng ta lên tàu trên sông Tiền để ngắm bốn cù lao Long – Lân –
Qui – Phụng , tàu sẽ dừng lại cù lao Thới Sơn để du khách có thể thưởng thức đặc
sản nước Trà Mật Ong, tham quan vườn Ong .Tiếp tục chương trình đoàn giao lưu
“Đờn ca Tài tử Nam Bộ” với những người dân địa phương và thưởng thức trái cây
đặc trưng của vùng đất Thới Sơn. Sau đó đoàn lên xuồng ba lá len lỏi trong rạch
dừa nước ra đến sông lớn.Tại đây, quý khách lên tàu đi tham quan cơ sở sản xuất
Kẹo Dừa Bến Tre, tại đây quý khách có thể tìm hiểu quy trình làm kẹo và thưởng
thức kẹo dừa miễn phí.
Buổi trưa, quý khách sẽ thưởng thức món ăn miệt vườn tại Cồn Quy. Sau khi ăn
trưa xong, quý khách sẽ tham quan Cồn Phụng và tìm hiểu Đạo Vừa (Đạo Dừa).
Buổi chiều, quý khách sẽ trở về lại thành phố Mỹ Thọ và nhận phòng ở nhà khách
Chương Dương. Buổi tối, quý khách sẽ ăn tối và giao lưu văn nghệ tại nhà hàng
Chương Dương. Đây là toàn bộ lịch trình của chúng ta trong ngày hôm nay.
2


……..
Tỉnh Tiền Giang, một trong các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Có quý du khách nào biết tại sao lại gọi là sông Cửu Long mà không phải là
sông khác không?
Theo giả thuyết: sông này có tên là sông Cửu Long vì : Sông này bắt nguồn
từ Tây Tạng (cao hơn 5000m so với mực nước biển); trải qua Trung Quốc,
Lào, Campuchia và đổ vào Nam Bộ. Sông có tên khác là MêKông (dài
4220km) phiên âm từ tiếng Lào là Mè Khoỏng, nghĩa là “sông Mẹ”. Khi

chảy qua lãnh thổ Việt Nam theo 9 cửa (9 đầu rồng): trong đó chảy vào sông
Tiền là 6 cửa (cửa Tiểu; Cửa Đại; Cửa Ba Lai; Cửa Hàm Luông, Cửa Cổ
Chiên; Cửa Cung Hầu); sông Hậu 3 cửa (Cửa Định An, Tranh Đề Và Bát
Xác). Nên gọi là Cửu Long
Đây là vùng đất hình thành do sự bồi đắp của Sông Mê Kông đây cũng là
vùng châu thổ lớn nhất nước.
Đồng Bằng sông Cửu Long ngày nay thuộc vương quốc Phù Nam ngày xưa,
vương quốc Phù Nam có một phần lãnh địa thuộc đồng bằng sông Cửu Long
vào đầu công nguyên.
Phù Nam là vương quốc rất hùng mạnh và thời kỳ cường thịnh nhất của
vương quốc này khỏang từ thế kỷ thứ III -> thế kỷ V bắt đầu triều đại Phạm
Sự Nan khoảng từ năm 205 đến 255. Vương quốc Phù Nam phát triển chính
trên địa bàn vùng hạ lưu và châu thổ sông Cửu Long.
Phù Nam là tên gọi theo cách phát âm Founan của người Trung Hoa, vị vua
đầu tiên của người Phù Nam được biết đến đầu tiên trong lịch sử là Hỗn
Điền. Theo truyền thuyết vị vua nay rất tôn sùng các vị thần BaLaMôn. Một
3


hôm ông nằm mơ thấy các vị thần BaLaMôn trao cho mình một cây cung và
truyền lệnh xuất dương trên một thương thuyền lớn. Sáng hôm sau ngài vào
đền thờ làm lễ và thấy cây cung ở dưới gốc cây, bèn dong bườm ra biển, gió
thần đưa thuyền đến vùng đất tại đây có một nữ vương tên Liễu Diệp, trẻ,
khỏe, không khác gì con trai nổi danh trong các cuộc chinh phục các quốc
gia láng giềng. Vị nữ quân thấy thuyền lạ liền xua quân ra định đánh cướp
nhưng bị Hỗn Điền bắn một phát tên thần xuyên thũng mạng thuyền đến tận
chỗ Liểu Vương đứng, trúng một tên quân. Liễu Diệp hoảng sợ xin hàng
phục. Sau đó họ lấy nhau rồi cai trị xứ sở nay lập nên vương quốc Phù Nam .
Trong thời kỳ hưng thịnh họ khống chế nền thương nghiệp hàng hóa cả miền
Đông Nam A và tự xưng là “Phù Nam Đại Vương “. Sử liệu còn ghi lại mối

quan hệ ngọai giao và thương mại giữa Phù Nam với Trung Hoa, Ấn Độ.
Nhờ tài nguyên phong phú và nhờ vào vị trí trung gian trên con đường hàng
hải Ấn –Trung mà Óc Eo được coi là thành phố cảng của Phù Nam đã sớm
trở thành một thị trấn quốc tế .
Giai đọan cuối của lịch sử Phù Nam trùng hợp với sự phát triển của Chân
lạp. Mâu thuẩn giữa hai thế lực này dẫn đến sự sụp đỗ của vương quốc Phù
Nam vào thế kỷ thứ 6 (theo tài liệu cổ Trung Hoa, vương quốc Phù Nam bị
Chân lạp xâm chiếm vào khoảng năm 550 nhưng vẫn còn chống giữ đến
năm 627). Sau khi bị Chăm Pa xâm chiếm Phù Nam chia làm hai quốc gia
Lục Chân Lạp và Thủy Chân Lạp (một phần thuộc ĐBSCL). Thủy Chân Lạp
nằm gần bờ biển, vùng ĐBSCL; Lục Chân Lạp thuộc vùng đất cao chính là
Campuchia ngày nay .
Từ thế kỷ 7 đến TK10 vùng đất này bị nhấn chìm trong lũ lụt, chỉ còn vài gò
đất nổi lên. Từ khoảng TK 10-17 người Việt, Khmer đến định cư vì thế nơi
4


đây hình thành nên nhóm dân tộc chính là người Kinh, Khmer, Chăm, Hoa
với nền văn hóa đa dạng. Đồng thời trong thời gian này các tôn giáo được
truyền bá và phát triển như đạo phật, đạo Hồi, đạo Thiên Chúa …
Người Việt và người Khmer sống chung với nhau,văn hoá đã ảnh hưởng qua
lại lẫn nhau. Điều đó biểu hiện rõ nét qua một số địa danh. Một số nơi, tên
gọi nghe qua thì rất Việt Nam nhưng lại bắt nguồn từ tiếng Khmer; người
Việt đã Việt hoá một cách tài tình.
Ví dụ như:
Khi đối chiếu địa danh Cần Thơ với tên Khmer nguyên thủy của vùng này là
Prek Rusey (sông tre), nếu dò tìm trong hướng các địa danh Việt hoá, người
nghiên cứu có thể thấy ngữ âm của Cần Thơ rất gần với ngữ âm của từ
Khmer "kìntho", là một loại cá hãy còn khá phổ biến ở Cần Thơ, thông
thường được gọi là cá sặc rằn, nhưng người ở Bến Tre vẫn gọi là cá "lò tho".

Hoặc như thành phố Mỹ Tho mà chúng ta sắp đến:
Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu
Anh về học lấy chữ nhu
Chín trăng em đợi mười thu em chờ
Người Khmer thời trước gọi vùng đất Mỹ Tho là srock mé sa, mi so. Nghĩa
là xứ (srock) có nàng con gái (mé) có nước da trắng (sa, so). Khi sang Việt
ngữ, dân gian gọi là Mỹ Tho, đã bỏ đi chữ srock, chỉ còn giữ lại mi so và
đọc trại lại thành Mỹ Tho.
Cà Mau khỉ khọt trên bưng
5


Dưới sông sấu lội, trong rừng cọp um
Cà Mau là sự Việt hoá của tiếng Khmer "Tưck Khmau", có nghĩa là nước
đen. ước ngập quanh năm, nước tích tụ lâu ngày chảy ngang qua rừng đầy lá
mục của dừa nước, tràm, gừa, ráng, choại, dớn, lát, sậy, năn, cỏ nước mặn,…
nên nước màu vàng đậm như nước trà, nhiều khi đen, có mùi hôi và vị phèn
chua, mặn,…
Hoặc như:
Bến Tre nhiều gái má hồng
Không tin thì xuống Mỹ Lồng mà coi
Theo cụ Vương Hồng Sển thì Bến Tre vốn là xứ sinh sản và sản xuất nhiều
cá tôm, cho nên xưa, người Khmer gọi là Srok treay (đọc là sốc tre), nhưng
sau này người Khmer gọi theo người Kinh là bến có nhiều tre để phân biệt
với địa danh Cần Thơ, cũng có nhiều tre, người Khmer gọi tre là rusei, nên
có hai địa danh rành rẽ: prêk rusei (sông tre) chỉ Cần Thơ / prêk kompong
rusei để chỉ Bến Tre.
Xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho: xe lửa đầu tiên ở Đông Dương.
Sài Gòn – Mỹ Tho là tuyến xe lửa đầu tiên ở Việt Nam (và cả Đông Dương),

được xây dựng sau khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta. Tuyến xe lửa này
đã chứng kiến bao thăng trầm của gần 100 năm Pháp đô hộ nước ta. Những
người đề xướng xây dựng tuyến xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho nhắm đến việc
khai thác vùng đồng bằng Nam bộ trù phú, tuyến xe lửa không chỉ kết thúc ở
Mỹ Tho, mà sẽ kéo dài đến Cần Thơ, rồi vòng qua PhnômPênh. Khó khăn
nhất của các hãng thi công là tuyến đường này đi qua vùng đất thấp và bùn
lầy, thêm 2 con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây ngăn cách Sài Gòn với
6


Mỹ Tho. Chuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho đầu tiên chạy vào ngày
20/7/1885.
Vừa thi công tuyến đường, các nhà thầu vừa đặt hãng Eiffel bên Pháp chế
tạo 2 cây cầu sắt Bến Lức (bắc qua sông Vàm Cỏ Đông) và cầu Tân An (qua
sông Vàm Cỏ Tây) để xe lửa qua sông. Tuyến đường sắt dài 70km Sài Gòn Mỹ Tho hoàn thành vào giữa năm 1885, trong khi 2 cây cầu chưa làm xong.
Nhà cầm quyền Pháp quyết định cho tuyến đường sắt hoạt động mà không
chờ 2 cây cầu. Những chiếc phà khổng lồ được đưa vội vã từ Pháp sang để
đưa xe lửa tuyến Sài Gòn – Mỹ Tho qua sông. Hình ảnh chiếc xe lửa dài
ngoằn chạy “xì khói” ầm ầm trên 2 thanh sắt đã là “kỳ quan” đối với người
dân đồng bằng, nhưng chính hình ảnh những chiếc phà “cõng” xe lửa qua
sông mới thật sự khó tưởng tượng. Việc xe lửa qua sông “lụy phà” kéo dài
đúng 1 năm thì chấm dứt khi 2 cây cầu sắt Bến Lức và Tân An được lắp đặt
vào tháng 5.1886.
Xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho ngày ấy sử dụng đầu kéo là máy hơi nước. Xe lửa
chạy nhanh hay chậm tùy vào “hơi” của nồi “súp de”, đến khi lên dốc qua
cầu, nếu nồi “súp de” không đủ mạnh thì xe chạy không nổi, bị tuột lên tuột
xuống. Học giả Vương Hồng Sển, một nhà nghiên cứu uyên bác về vùng đất
Nam bộ, đã miêu tả hài hước trong cuốn Sài Gòn năm xưa như sau: “Mỗi lần
chạy đầu xe lửa Le Myre de Villers vừa ho vừa khạc ra khói vừa thét ra lửa,
mà có khi không đủ trớn lên dốc cầu Tân An và cầu Bến Lức, trèo lên tụt

xuống, lên dốc không nổi... trối kể, xe cặp bến cũng còi, cũng “xả hơi” ồn ào
oai vệ khiếp”. Mãi đến năm 1896, các đầu máy loại mới 220-T-SACM có
công suất kéo lớn hơn được đưa vào Nam kỳ thì tuyến xe lửa Sài Gòn – Mỹ
Tho mới hết cảnh “cà xịch cà lụi” mỗi khi qua cầu. Sau nhiều tranh cãi, cuối
cùng tuyến xe lửa dừng lại ở Mỹ Tho, không kéo dài thêm về miền Tây.
7


Theo nhiều sử gia, nếu tuyến xe lửa này kéo dài đến Cần Thơ và qua
PhnômPênh như dự tính ban đầu, giao thương trong vùng ĐBSCL đã sớm
phát triển, chứ không lạc hậu kéo dài. Theo đó, cũng có thể nền kinh tế của
miền Tây cũng đã phát triển hơn. Đến thập niên 1950, với sự phát triển của
đường bộ và sự lơ là của chính quyền chỉ lo tập trung cho chiến tranh, không
quan tâm đầu tư hạ tầng, đã làm cho tuyến xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho ngày
càng xuống cấp, không còn thu hút hành khách như trước. Cuối cùng, vào
năm 1958, Ngô Đình Diệm đã quyết định kết thúc tuyến xe lửa. Tuyến xe
lửa Sài Gòn – Mỹ Tho bị “cắt cụt”, năm 1958 đã bị chính quyền Ngô Đình
Diệm xóa bỏ, điều đó đã kéo lùi sự phát triển giao thông, theo đó là kinh tế xã hội của cả vùng ĐBSCL.
Tuyến xe lửa có tổng cộng có 17 ga, trung bình 2 ga cách nhau khoảng 4km.
Ban đầu, khi xe lửa còn qua 2 chiếc phà, thời gian chạy từ Sài Gòn đến Mỹ
Tho mất 3 tiếng rưỡi, về sau có cầu Bến Lức và cầu Tân An, thời gian chạy
rút xuống còn 2 tiếng rưỡi, rồi chưa tới 2 tiếng. Xe lửa xuất phát từ ga Sài
Gòn (công viên 23.9 ngày nay) đi theo các đường: Cống Quỳnh - Phạm Viết
Chánh – Hùng Vương – Hồng Bàng – Kinh Dương Vương – Ngã ba An Lạc
- Quốc lộ 1. Trên Quốc lộ 1, xe lửa dừng lại ở các ga: Bình Điền, Bình
Chánh, Gò Đen, Bến Lức, Cầu Voi, Tân An, Tân Hương, Tân Hiệp, Trung
Lương và kết thúc tại ga Mỹ Tho nằm sát sông Tiền chỗ tượng đài Thủ Khoa
Huân ngày nay. Ga cuối của tuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho nằm bên bờ
sông Tiền, gần vườn hoa Lạc Hồng bây giờ. Đây cũng là nhà ga duy nhất
còn sót lại. Mong cho nhà ga này không bị biến mất như số phận của hàng

chục nhà ga khác, để người đời sau còn nhìn thấy một chút gì còn lại của
tuyến xe lửa đầu tiên ở Đông Dương.

8


Với độ dài 73 năm tồn tại, tuyến xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho đã tác động mạnh
vào đời sống, tình cảm, tập quán, văn hóa... của người dân Nam bộ, đặc biệt
là khu vực phía bắc sống Tiền. Trong cuốn Sài Gòn năm xưa, học giả Vương
Hồng Sển đã ghi lại khá nhiều mẫu chuyện, câu ca dao có liên quan đến
tuyến xe lửa này. Chẳng hạn, câu thơ truyền miệng tả cảnh ga Bến Thành
như sau: “Mười giờ tàu lại Bến Thành/ Xúp lê vội thổi, bộ hành lao xao”.
Bên cạnh đó, người ta con nghe: “Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ - Đèn
Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu...”. Đây cũng là những câu ca ra đời trong giai đoạn
tuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho đang thời sung túc. Nhờ có tuyến đường mà
vị thế của đô thị Mỹ Tho trở nên nổi trội hơn cả so với các đô thị khác ở
miền Tây, kể cả Cần Thơ. Người Sài Gòn về miền Tây lúc ấy bằng cách ngồi
xe lửa tới Mỹ Tho, rồi đi tiếp bằng tàu ghe đến những nơi cần đến. Ngược
lại, bà con miền sông nước muốn đi Sài Gòn thay vì lênh đênh trên ghe tàu
chậm chạp, giờ chỉ cần đi tàu ghe đến Mỹ Tho, rồi chuyển qua đi xe lửa vừa
nhanh vừa đẹp.
Tại sao nhiều nơi ở Nam Bộ cùng có huyện Châu Thành ?
“Châu thành” là một danh từ chung (từ Hán-Việt), có mặt trong ngôn ngữ
Nam Kỳ vào cuối thế kỷ 19, với nghĩa là “nơi dân cư đông đúc, chốn phồn
hoa, đô hội, văn minh”. Đến năm 1867, Châu Thành bắt đầu xuất hiện với tư
cách là một đơn vị hành chính cấp hạt tham biện (arondissemnent) do người
Pháp đặt tên. Châu Thành được người Pháp dùng đạt tên cho đơn vị hành
chánh cấp quận từ năm 1912. Từ năm 1912, “châu thành” có sự “chuyển
nghĩa” sang chỉ “vùng phụ cận, vùng ven thuộc phạm vi thành phố, thị xã”
với một loạt các quận mang tên Châu Thành được đặt từ 1912-1944 dưới

thời Pháp thuộc. Từ năm 1954 trở đi, dưới thời chính quyền Sài Gòn, “châu
thành” cũng được dùng đặt tên cho đơn vị hành chánh cấp quận. Trong cách
9


đặt địa danh này, được người Pháp đã kế thừa truyền thống cách định danh
của người Việt khi thiết lập các đơn vị hành chính.
Hiện nay (2009), địa danh Châu Thành được đặt tên cho 10 đơn vị hành
chính cấp huyện của 9 tỉnh ở khu vực Tây Nam Bộ và Tây Ninh (Đông Nam
Bộ): huyện Châu Thành (tỉnh Long An), huyện Châu Thành (tỉnh Tiền
Giang), huyện Châu Thành (tỉnh Bến Tre), huyện Châu Thành (tỉnh Trà
Vinh), huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang), huyện
Châu Thành (tỉnh Kiên Giang), huyện Châu Thành (tỉnh An Giang), huyện
Châu Thành (tỉnh Đồng Tháp), huyện Châu Thành (tỉnh Tây Ninh). Việc tồn
tại nhiều địa danh Châu Thành như hiện nay đã phản ánh việc bảo lưu những
giá trị văn hóa của một thời đoạn lịch sử ở vùng đất Nam Bộ.
Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới. Đối với người
Việt chúng ta cây lúa không chỉ là một loại cây lương thực quý mà còn là
một biếu tượng trong văn chương ẩn dưới "bát cơm","hạt gạo".Với bản sắc
văn hóa nông nghiệp, cây lúa và hạt gạo còn là một biểu tượng của cuộc
sống. Ca dao có câu:
“Cày đồng đang buổi ban trưa,
Mồ hôi đổ xuống như mưa ruộng cày.
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
Qua hàng nghìn năm lịch sử, lúa đã là cây lương thực chủ yếu nuôi sống các
thế hệ người Việt cho đến nay. Trong đời sống tinh thần của con người, cây
lúa cũng gắn bó thân thiết vô cùng. Điều đó được thể hiện rất rõ trong ngôn

10



ngữ hàng ngày, trong cách nói, cách đặt tên, gọi tên từ cửa miệng của những
người hai sương một nắng.
Bắt đầu từ lúc ném hột mộng xuống đồng. Thông thường ném buổi sáng thì
buổi chiều mộng "ngồi" được, tức là rễ đã bám được vào đất và mầm nhọn
đã xuôi hướng lên trời. Bác nông dân hoàn toàn có thể yên tâm vì nó đã sống
được trong môi trường mới, đích thực của nó.
Qua hôm sau, mầm nhú lên cao hơn, bắt đầu có chút xanh xanh, người ta
bảo là mạ đã "xanh đầu". Mạ cũng có "gan". "Gan mạ nằm ở thân non, dễ bị
gãy nát. Nhổ không khéo, nhỡ để giập "gan" thì dảnh mạ sẽ "chết".
Cấy xuống được vài ba hôm thì lúa đâm rễ mới, gọi là bén chân hay "đứng
chân". Cũng như chữ "ngồi" ở trên, chữ "đứng chân" rất chính xác, rất hình
tượng, vì chỉ vài ba hôm trước do mới cấy, mọi cây lúa đều ngả nghiêng,
xiêu vẹo, thậm chí có cây còn bị nổi trên mặt nước nữa. Giờ đây đã "đứng
chân" được, tức là cũng giống như người ta, có một tư thế đứng chân vững
vàng, đã chắc chắn bám trên mặt đất.
Khác với lúc nảy mầm, cây lúa sinh sôi bằng cách "đẻ nhánh". Nhánh "con"
nhánh "cái" thi nhau mọc ra, tần vần thành khóm. Vào khoảng tháng hai âm
lịch, khắp cánh đồng mơn mởn màu xanh. Dáng cây thon thả, mềm mại, sắc
lá non tơ đầy sức sống gợi cái gì đấy tươi trẻ, xinh xắn, dịu dàng. Đó chính
là lúc cây lúa "đang thì con gái", thời đẹp nhất của đời lúa, đời người. Gặp
hôm trời quang mây tạnh, đứng ở đầu làng mà trông, cánh đồng trải ra bát
ngát, đẹp tựa bức tranh.
Hết thời kỳ xuân xanh, lúa chuyển sang giai đoạn "tròn mình", "đứng cái"
rồi "ôm đòng". Đòng lúa to nhanh, nắng mưa rồi mỗi ngày mỗi khác. "Lúa
chiêm lấp ló đầu bờ/Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên". Nếu mưa thuận gió
11



hoà chỉ mươi hôm là lúa trỗ xong. Nhưng chẳng may gặp kỳ khô hạn thì
đòng không trỗ lên được, người ta bảo bị "nghẹn". Ngoài ra cũng có thể bị
"ngã", bị "nằm" lúc gặp gió lớn mưa to. Ông bà ta sợ nhất cảnh này vì mấy
tháng trông cây đã sắp đến ngày hái quả. Nếu chẳng may bị "ngã" non thì
hột thóc sẽ lép lửng, coi như hỏng ăn .
Sự tích cây lúa:
Ngày xưa con người sống rất khổ, họ không có áo mặc không biết ăn cơm,
mà chỉ ăn rau rừng, cỏ dại cho qua ngày đoạn tháng. Họ phải sống lang
thang hết vùng này đến vùng nọ. Nơi nào có nhiều thức ăn thì họ dựng lều
sống tạm ở đó. Khi hết thức ăn, họ lại đi nơi khác.Tuy vậy con người vẫn
sinh sôi ngày một đông, trong khi đó thức ăn ngày một ít.
Vào một năm, thời tiết không thuận hòa, thức ăn ít hẳn đi nên kiếm ăn rất
khó khăn. Nhiều người phải đi tìm thức ăn rất xa. Trong số đó có hai vợ
chồng khỏe mạnh rủ nhau đi đến một nơi thật xa để kiếm cái ăn. Họ đi đã
lâu, chân đã mỏi, bụng đói cồn cào mà vẫn chưa tìm được chỗ nghỉ chân.
Đến chiều, khi mặt trời sắp xuống núi, họ nhìn thấy một đàn chim bay rồi sa
xuống một vùng cỏ nâu vàng. Họ đến đấy và dựng một túp lều nhỏ tạm trú
chân ở đó.
Ngày ngày người vợ lên núi kiếm rau rừng, cỏ dại, còn chồng đi bẫy chim.
Cuộc sống tạm ổn. Ngày nào cũng vậy, khi mổ những con chim bẫy được,
họ thấy trong bụng nó chỉ có nhũng hạt màu vàng. Con nào cũng béo tròn,
thịt ăn lại thơm ngon.
Một hôm vợ nói với chồng:

12


Mình thấy những hạt màu vàng này chim ăn được có khi người cũng ăn
được đấy.
Chồng gật đầu, tỏ vẻ đồng tình. Rồi họ ăn thử và thấy thơm ngon, ăn vào no

lâu hơn rau rừng. Ăn một thời gian, họ cảm thấy người khỏe hơn.
Hai vợ chồng ra rừng thử lấy những hạt đó về để dành ăn dần. Năm tháng
trôi qua, người và chim ăn nhiều, những hạt màu vàng cũng ít dần. Hai vợ
chồng thử trồng một ít những hạt vàng ở gần túp lều. Họ thấy những cây này
càng ngày càng xanh tốt.
Đến ngày thu lượm, họ thấy trồng một hạt mà thu lại một chùm hạt. Năm
sau họ trồng nhiều hơn nữa. Từ đó hai vợ chồng ít lên rừng kiếm rau cỏ dại
mà trồng nhiều hạt này để làm đồ ăn. Vài năm làm thuận lợi, hai vợ chồng
đã thu lượm được nhiều hạt màu vàng, ăn không hết họ bàn nhau đưa những
hạt đó về cho người quen cũ trồng.
Sau nhiều ngày vất vả đi tìm, cuối cùng họ tìm được người quen ở một vùng
rất xa xôi. Hai vợ chồng kể lại cách làm ăn của mình trong những năm tháng
xa nhau và đưa cho mọi người những hạt vàng làm giống. Mọi người thầm
cảm ơn hai vợ chồng sống phúc đức gặp may tìm được hạt vàng để ăn thay
rau rừng lại còn lấy được giống cho mọi người trồng.
Hạt vàng đó chính là hạt lúa chúng ta ăn ngày nay.
Nhắc đến cây lúa là người ta nghĩ ngay tới con trâu –những con vật to khỏe
nhưng hiền lành chăm chỉ . Trên những cánh đồng người ta bắt gặp hình ảnh
con trâu cần mẫn kéo cày . Giúp xới tơi những thửa đất cho người nông dân
gieo trồng dễ dàng hơn. Có thể nói trâu là 1 người bạn chuyên giúp đỡ nông
dân trong nhưng công việc nặng nhọc . Hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi
13


sau đã trở thành hình ảnh gần gũi bao đời nay . Chính vì vậy nó là 1 phần ko
thể thíêu của người nông dân. Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non ,
xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu
trong tâm trí người VN. Chăn trâu thả diều là 1 trong những trò chơi của trẻ
em nông thôn , 1 thú vui đầy lý thú .
(sự tích con trâu)

Vào thuở ban sơ, Ngọc Hoàng, vị vua trên thiên đình đã tạo nên trái đất và
để cho loài người cùng muông thú chung sống cùng nhau. Ngọc Hoàng khá
hài lòng khi hai loài sống hòa hợp với nhau và đã sai một vị thần xuống trần
gian gieo trồng lúa, đậu và một vài loại ngũ cốc khác để các loài có thức ăn.
Ngọc Hoàng để các loại hạt giống vào trong một cái túi bằng vàng và căn
dặn vị thần gieo chúng dọc theo quả đất. Sau đó, ngài đưa cho vị thần thêm
một chiếc túi khác có chứa các hạt cỏ dại dành cho các loài thú và bảo ông ta
gieo chúng vào những nơi mà hạt giống của loài người không nảy mầm.
Ngọc Hoàng tin rằng tất cả các thần dân mà mình đã tạo nên sẽ không bao
giờ bị đói nhờ vào các hạt giống này.
Vâng lệnh Ngọc Hoàng, vị thần mang theo hai chiếc túi vàng xuống trần
gian. Vị thần rất trung thành nhưng cũng rất lười biếng. Và mặc dù vị thần
thường gặp phải rắc rối do tính lười biếng của mình nhưng Ngọc Hoàng vẫn
thường bỏ qua cho ông ta vì ngài có một trái tim rất nhân hậu. Khi vừa
xuống trần gian, vị thần lập tức rải hạt giống xuống một vùng đất rộng lớn.
Ông ta nghĩ nếu hoàn thành nhiệm vụ sớm chừng nào thì ông ta càng được
trở về thiên đình sớm chừng đó. Nhưng ngạc nhiên thay, cỏ dại bắt đầu mọc
lên nhanh chóng từ những nơi vị thần vừa rải hạt giống. Ông ta lập tức nhận

14


ra mình đã lấy hạt giống nhầm túi và nhanh chóng sửa sai bằng cách rải lại
các hạt giống ngũ cốc từ chiếc túi kia.
Trong lúc vội vã, vị thần đã làm vỡ các hạt giống mà Ngọc Hoàng đã cố tình
tạo ra với kích thước thật lớn để cây trồng có thể mọc lên dễ dàng thành
những mảnh nhỏ. Ông ta lập tức gieo các hạt giống nhỏ xíu này xuống các
vùng đất mà cỏ dại đã mọc lên. Tuy nhiên, đã quá muộn để vị thần có thể
sửa chữa được lỗi lầm của mình. Cỏ dại mọc nhanh hơn các loại ngũ cốc và
hấp thu hết lượng nước, không khí và ánh mặt trời dùng để nuôi dưỡng ngũ

cốc. Nhận thấy không còn cách nào để khắc phục được tình trạng này nữa, vị
thần quyết định trở về trời. Do e ngại Ngọc Hoàng, ông ta đã không hé một
lời nào về việc mình đã làm.
Không lâu sau, loài người bắt đầu kêu ca về nạn đói. Họ thắc mắc với Ngọc
Hoàng tại sao các loài vật lại có một vùng đồng cỏ rộng lớn trong khi con
người chỉ có một chút ít ngũ cốc. Họ cũng phàn nàn quá trình gieo trồng hết
sức mệt nhọc và mất nhiều thời gian bởi các loại hạt giống quá bé. Bị quấy
rầy ầm ĩ, Ngọc Hoàng đã truy hỏi nguyên nhân gây nên những lời than phiền
của loài người. Sau khi biết được những tai hại gây nên bởi vị thần, Ngọc
Hoàng đã quở trách ông ta về thói hấp tấp, lười biếng mình.
Mặc dù Ngọc Hoàng có một trái tim bao dung nhưng những thiệt hại mà vị
thần gây ra lần này quả thật quá lớn. Ngài đã quyết định trừng phạt vị thần
để ông ta biết được lỗi lầm của mình. Sau khi biến vị thần thành một con
trâu, Ngọc Hoàng đã nói: “Sai lầm của ngươi đã làm cho cỏ dại mọc lên
nhiều hơn các loại ngũ cốc dinh dưỡng. Ngươi buộc phải ăn hết chúng vì
chúng chẳng có ích gì cho loài người cả. Bên cạnh đó, bởi vì ngươi khiến

15


cho loài người phải lao động vất vả hơn, ngươi sẽ phải ở lại trần gian vĩnh
viễn để giúp những người nông dân cày cấy trên cánh đồng.”
Thậm chí cho đến nay, trâu vẫn bị đưa ra xa nếu người ta thấy nó đi vào các
ruộng lúa. Tuy nhiên, trâu vẫn được coi trọng vì nó đã từng phục vụ Ngọc
Hoàng vào thời xa xưa. Mặc dù hình dáng không được đáng yêu lắm nhưng
trâu chính là một vị thần khốn khổ bị trừng phạt mãi mãi do một lỗi lầm nhất
thời
Những sự kiện diễn ra trong tháng 11 ở đồng bằng sông Cửu Long:
Ok Om Bok hay Lễ Cúng trăng là một trong những lễ hội dân gian có từ rất
lâu đời của dân tộc Khmer Nam Bộ. Lễ được tổ chức vào tháng 10 âm lịch

(ngày 15 tháng Ka-Đât theo lịch Khmer). Thời điểm này cũng là lúc kết thúc
vụ mùa, người dân tổ chức lễ cúng trăng để tỏ lòng biết ơn đối với mặt
Trăng – vị thần thiên nhiên đã giúp đỡ họ trong việc bảo vệ mùa màng, điều
hòa thời tiết, đem lại mùa màng tốt tươi và sự no ấm. Lễ cúng trăng là sự
đưa tiễn mùa mưa, chào đón mùa khô.
Trong đời sống văn hóa tâm linh của người Khmer, thần mặt Trăng được
xem là vị thần quan trọng nên được mỗi gia đình, mỗi Phum Sróc và cộng
đồng người Khmer suy tôn và thờ cúng. Từ xưa, hàng tháng cứ vào ngày
trăng tròn – ngày rằm, người Khmer đều tổ chức lễ cúng trăng tại nhà, cầu
cho vị thần này bảo hộ mùa màng để lúa thóc đầy bồ. Đến khi Phật giáo
Nam Tông (Therevada) ảnh hưởng, người Khmer vẫn chọn ngày trăng tròn
và ngày không trăng (ngày rằm và 30 âm lịch) hàng tháng đến chùa nghe
kinh, niệm Phật cầu khấn các vị thần linh trong đó có thần mặt Trăng sẽ phù
hộ cho họ có cuộc sống đầy đủ, sung túc.

16


Trong lễ hội Ok Om Bok có nhiều nghi thức được tổ chức cúng tại nhà và
cúng ở chùa. Buổi chiều, người dân chuẩn bị các vật cúng chủ yếu là nông
sản mà họ sản xuất ra như: Cốm dẹp, chuối, dừa, khoai lang, khoai mì, cam,
quít… Chuẩn bị vào lễ, vật phẩm dâng cúng được mọi người bày lên bàn
gồm: cốm dẹp đã trộn, chuối, khoai, dừa, hoa, nhang đèn, Sala tho, nước
thơm. Phía trước bàn dưới đất trải những chiếc chiếu để bà con ngồi làm lễ.
Lễ vật bày xong là lúc mặt trăng nhô lên nhìn rõ, mọi người tập trung lại
ngồi trước bàn lễ quay mặt về hướng mặt trăng chắp tay trước ngực làm lễ.
Vị Acha đóng vai trò chủ tế cùng những vị cao niên trong Phum Sróc kính
cẩn thắp nhang tạ ơn thần mặt Trăng, đã phò hộ cho con người trong suốt
thời gian qua khỏi bệnh tật, ăn nên làm ra. Mong thần hãy chứng giám lòng
thành của mọi người, thứ tha những lỗi lầm mà con người trong quá trình

mưu sinh đã gây ra và xúc phạm đến thần. Thần hãy mở rộng lòng nhân ái,
tiếp tục làm cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, con người bình yên,
no đủ, vạn vật sinh sôi nảy nở.

Các hoạt động được tổ chức trong lễ hội thường là đua ghe ngo, thả đèn
nước, lồng đèn gió cùng với các trò chơi dân gian như: kéo co, đập nồi đất,
nhảy bao, đẩy gậy, bóng chuyền, leo cây dầu,… Đặc biệt là đua ghe ngo ở
Trà Vinh, Sóc Trăng và hội đua bò ở An Giang. Hàng năm, lễ hội Ok Om
Bok tại Trà Vinh được tổ chức rất long trọng tại khu di tích danh thắng cấp
Quốc gia Ao Bà Om, thu hút hàng chục ngàn du khách trong và ngoài nước
về đây tham dự.
Hội đua ghe ngo: Theo phong tục cổ truyền của người Khmer, ngày hôm
sau lễ cúng trăng (15/10) là tục đua ghe ngo. Trước khi đi dự thi, cộng đồng
17


thường làm lễ tạ thần và tổ chức chiêu đãi những người tham gia cuộc thi.
Đội đua gồm những trai tráng khoẻ mạnh, có kinh nghiệm, được lựa chọn rất
kỹ từ trước. Mỗi đội có trang phục đẹp, mũ cùng màu.

Tham gia cuộc đua có hàng chục chiếc ghe đại diện cho các chùa hay cộng
đồng ở nhiều địa phương. Ban tổ chức chia các đội ghe tham dự thành hai
nhóm A và B. Thông thường nhóm A là các ghe đã được xếp hạng trong mùa
giải trước. Nhóm B là tất cả các ghe ngo còn lại.

Nhạc ngũ âm, tiếng trống, tiếng cồng và tiếng hò - hụi của các đội đua đang
khởi động làm sôi động cả khúc sông. Trong đua ghe ngo, việc cầm lái, giữ
lái để chiếc ghe đi đúng hướng, nhịp bơi của những mái dầm phải thật nhịp
nhàng là những yếu tố quyết định đến tốc độ của chiếc ghe.


Hội đua ghe ngo được tổ chức hàng năm ở thành phố Sóc Trăng, những năm
gần đây có nhiều địa phương đến tham gia như Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau,
Kiên Giang, thậm trí còn có đội ghe ngo đến từ nước bạn Căm Pu Chia.
Điều này chứng tỏ lễ hội gắn liền với môn thể thao truyền thống này đang
phát triển mạnh mẽ, trở thành sự kiện văn hoá truyền thống lớn ở Việt Nam.
PHÂN BIỆT TÀU - THUYỀN - GHE - XUỒNG & GHE QUAN VÀ
GHE DÂN
Tàu, thuyền, ghe, xuồng đều là các phương tiện do con người sáng tạo để đi
lại trên sông, biển dễ dàng. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa tàu, thuyền, ghe,
18


xuồng là thế nào? sự khác nhau giữa ghe của dân gian và ghe của quan lại ra
sao?
Xuồng: ghe nhỏ, ghe làm chơn (ý nói ghe thay cho đôi chân để đi đó đi đây),
thường
đóng giống theo ghe lớn.
Thuyền: ghe thuyền, đi sông biển
Tàu: thuyến lớn, thuyền đi biển
Ghe: đóng bằng cây (gỗ), để đi sông, biển
Ghe bầu: ghe bầu bụng, vác mũi, dung đi biển
Ghe trường đà: Ghe bầu lớn, chuyên đi biển.
Ghe cửa: ghe nhọn mũi mà nhỏ, thường dùng đi theo cửa biển
Ghe lồng (ghe bản lồng): Ghe lớn, có mui, có ván ngăn, ghe đi trên sông
Ghe nan: Ghe bằng nan tre, hoặc mê nó đương bằng tre
Ghe cá: ghe chở cá đồng
Ghe lưới: ghe đánh lưới
Ghe câu: ghe đi câu cá
Ghe đò: ghe chở khách
Ghe chài; ghe chài lưới

Ghe chiến: ghe dàn trận, ghe đánh giặc
Ghe sai: ghe nhỏ, nhẹ chèo, để đi việc quan
19


Ghe son: ghe sơn đỏ, thường dùng về việc binh
Ghe lệ: ghe nhà nước dùng vê việc binh, chuyên chở đồ quan binh
Ghe hầu: ghe đóng có ngăn nắp để cho viên quan dùng.
Phân biệt: sông, rạch, lạch, suối, khe, kênh, mương.
Sông cái là sông lớn tiếp nhận nhiều sông con đổ vào và thường chảy ra
biển, tự nhiên mà có.Ví dụ: Sông Hậu, cầu Cần Thơ.
Sông con là sông nhỏ chảy vào sông cái, tự nhiên mà có. Ví dụ: Sông Cổ
Chiên tp. Bến Tre

Rạch do tự nhiên mà có, là đường dẫn nước từ sông chảy vào đất đại, ngang
qua đồng ruộng, thuyền bè có thể đi lại được. Ví dụ: Rạch Lòng Ông
Chưởng , An Giang

Lạch do tự nhiên mà có, là đường nước chảy hẹp, nông, ít dốc, thông ra
sông, hồ. Ví dụ: Lạch Thạnh Phước, Cần Giờ

Suối là dòng nước tự nhiên ở miền đồi núi, chảy thường xuyên hoặc theo
mùa, do nước mưa hoặc nước ngầm chảy ra ngoài mặt đất tạo nên. Ví dụ:
Suối Tiên, Nha Trang

20


Khe do tự nhiên mà có, là đường nước hẹp chảy giữa hai vách núi hoặc sườn
dốc, có thể khô cạn theo mùa. Ví dụ: Khe Nước Trong, Quảng Bình .


Kênh là công trình dẫn nước được con người đào, đắp trên mặt đất, phục vụ
cho thuỷ lợi, giao thông. Ví dụ: Kênh Võ Văn Kiệt, An Giang (ảnh)
Mương là công trình được con người đào để dẫn nước tưới hay nước thải,
phục vụ trồng trọt, dân sinh. Ví dụ: Mương nước, Khánh Hòa (ảnh).

Chắc các bạn nghe thông tin đã cảm thấy nhàm chán rồi đúng không ? Để cho sôi
động hơn, chúng ta cùng chơi trò đố vui nhé! ( Hoạt náo )
Xe của chúng ta đã vào địa phận của tỉnh Long An.
Long An là một tỉnh nông nghiệp, đất Long An màu mỡ trải ra trên hai triền
sông của hai con sông lớn sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây.
Vàm Cỏ Đông là một chi lưu của sông Vàm Cỏ, thuộc hệ thống sông Đồng
Nai. Sông bắt nguồn tư vùng đồi núi bên lãnh thổ Campuchia chảy vào Việt
Nam tại xã Biên Giới, huyện Châu Thành, Tây Ninh, rồi qua các huyện Bến
Cầu, Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng (đều thuộc Tây Ninh).Và đi vào địa
phận tỉnh Long An qua các huyện Đức Hòa,Đức Huệ,Bến Lức,Cần Đước và
kết hợp với sông Vàm Cỏ Tây tạo nên sông Vàm Cỏ và đi ra biển Đông. Đây
là nơi xảy ra nhiều trận đánh ác liệt trong các cuộc chiến tranh. Từ kháng
chiến chống Pháp, dòng sông Vàm Cỏ với chi lưu là dòng Nhậtt Tảo đã lẫy
lừng chiến công của Nguyễn Trung Trực đốt cháy chiến thuyền của Pháp: “
Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa/ Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỹ thần!”.
21


Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đòng sông Vàm Cỏ là một dòng
sông với nhiều trận thủy chiến với giang thuyền của quân đội Sài Gòn,
Mỹ…bởi đây là dòng sông thông với các khu căn cứ mật khu của quân giải
phóng ở Đức Hòa, Đức Huệ, Củ Chi, là cửa ngỏ đến với căn cứ Trung ương
Cục, đầu não của cách mạng miền Nam!
Sông Vàm Cỏ Tây và Đông nước có màu xanh khi thủy triều lên và vàng

đục khi thủy triều xuống. Đây là nét đặc trưng riêng của sông Vàm cỏ khác
với các sông khác ở Đồng bằng Sông Cửu Long. ”
Trên địa bàn Long An có tới 100 di tích văn hoá Óc Eovới 12.000 hiện vật,
đặc biệt là quần thể di tích Bình Tả, gồm ba cụm di tích: Gò Xoài, Gò Đồn
và Gò Năm Tước. Đời vua Minh Mạng, nhà Nguyễn đổi các trấn thành sáu
tỉnh là: Định Tường, Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Long, An Giangvà Hà Tiên.
Sau khi Pháp chiếm trọn miền Nam, đã chia 6 tỉnh này thành 21 tỉnh, tỉnh
Định Tường tách ra để thành lập 3 tỉnh mới là Tân An, Mỹ Tho và Gò Công.
Đất đai của Long An ngày nay khi đó thuộc tỉnh Tân An , Hậu Nghĩa và Chợ
Lớn.
Bến Lức vừa là tên sông vừa là tên huyện, tên cầu ở tỉnh Long An. Bến Lức
vừa gốc thuần Việt vừa gốc Khmer, là “bến có nhiều cây lứt”. Lứt (lức) gốc
Khmer Rolưk, là một loại cỏ lá nhỏ, mọc theo bờ nước. Cây cúc tần còn gọi
là cây từ bi, cây lứt hay cây lức, có tên khoa học Pluchea indica Less thuộc
họ cúc (Compositae). Ở nước ta, cây mọc hoang hoặc được trồng khắp nơi
dùng làm thuốc chữa bệnh. Theo y học cổ truyền, cúc tần có vị đắng, cay,
thơm, tính ấm. Có tác dụng chữa cảm sốt, ho, bụng trướng, nôn, tiêu độc,
tiêu đờm, bí tiểu tiện, phong thấp, đau mỏi lưng. Dùng dưới dạng thuốc sắc

22


(ngày uống 10-20g) hay thuốc xông. Nếu dùng chữa trị bên ngoài thì không
kể liều lượng
Lăng Mộ Và Đền Thờ Nguyễn Huỳnh Đức
Cách Thị xã Tân An 3,5km về phía Tây, lăng Nguyễn Huỳnh Đức là một
trong những kiến trúc lăng mộ cổ nhất ở Long An còn tồn tại gần như
nguyên vẹn cho đến ngày nay. Đây là một quần thể kiến trúc bao gồm các
công trình chính như cổng, lăng mộ, đền thờ Kiến Xương Quận công
Nguyễn Huỳnh Đức, một công thần khai quốc của Triều Nguyễn.

Di tích lịch sử ''vàm nhựt tảo''
Là nơi giao hội giửa sông Vàm Cỏ Đông và sông Nhựt Tảo, Vàm Nhựt Tảo
là một vùng sông nước phẳng lặng hiền hòa thuộc xã An Nhựt Tân, huyện
Tân Trụ, tỉnh Long An. Nhưng vào ngày 10/12/1861, vàm Nhựt Tảo đã dậy
sóng căm hờn nhấn chìm tàu L' Espérance của quân xâm lược Pháp. Người
đã làm nên sự kiện mà nhà thơ Huỳnh Mẫn Đạt ca ngợi là ''oanh thiên địa''
ấy chính là người anh hùng dân chài Nguyễn Trung Trực.
Ông sinh năm 1839 tại xóm Nghề, làng Bình Nhựt, tổng Cửu Cư Hạ, huyện
Cửu An, phủ Tân An (nay thuộc xã Thạnh Đức, huyện Bến Lức, tỉnh Long
An). Ngay từ khi thực dân Pháp nổ súng tấn công thành Gia Định, ông đã
tham gia vào đội nghĩa binh kháng chiến dưới quyền chỉ huy của Trương
Định và được cử về hoạt động chống Pháp trên địa bàn phủ Tân An.
Được sự giúp đở của hương chức làng Nhựt Tảo ông đã bố trí một kế hoạch
táo bạo, thông minh để đánh tàu L' Espérance, một tiểu hạm chủa Pháp đang
hoành hành trên vùng sông nước huyện Cửu An.Sáng ngày 10/12/1861, sau
khi bố trí lực lượng phục kích trên bờ và dụ cho một bộ phận địch rời khỏi
23


tàu, Nguyễn Trung Trực đã cùng 59 nghĩa quân lên 5 chiếc ghe giả làm ghe
buôn lúa tiến sát tàu địch.
Trong lúc trình giấy thông hành, ông đã bất ngờ giết tên lính Pháp rồi cùng
nghĩa quân tấn công lính Pháp trên tàu L' Espérance. Không kịp trở tay, toàn
bộ địch trên tàu bị tiêu diệt ( chỉ có 5 tên chạy thoát). Nghĩa quân dùng dầu
và đồ dẩn hỏa đốt cháy tàu L' Espérance. Ngọn lửa bốc cao từ từ nhấn chìm
tàu xuống đáy sông sâu. Tin chiến thắng Nhựt Tảo bay đi làm nức lòng quân
dân cả nước. Triều đình Huế đã thăng Nguyễn Trung Trực lên chức Quản
Cơ, hậu thưởng cho nghĩa quân, cấp tử tuất và hổ trợ tiền cho làng Nhựt Tảo
(bị quân Pháp triệt hạ).
Thực dân Pháp cũng hết sức bàng hoàng vì chúng không thể ngờ rằng nghĩa

quân có thể gây cho chúng tổn thất lớn như thế. Để ghi dấu kỷ niệm ''đau
thương'' này, Thực dân Pháp đã cho xây dựng một bia tưởng niệm bên bờ
sông Nhựt Tảo .Thời gian lặng lẽ trôi, vàm Nhựt Tảo vẫn còn đó như gợi lại
trong lòng khách vãng lai một niềm hoài cổ. Tàu L' Espérance sau gần 120
năm nằm yên dưới đáy sông sâu đã được khai quật. Tổng số hiện vật thu
được là 89, trong đó có 78 hiện vật gỗ, 8 hiện vật sắt, 2 h iện vật đồng và 1
hiện vật thủy tinh. Qua nghiên cứu các hiện vật gỗ ta còn thấy đầy đủ các bộ
phận để hợp thành bộ khung của tàu như cong đà, be, lườn, cột buồm. Tuy
đã bị đục để lấy đi phế liệu nhưng tàu L' Espérance vẩn còn một số mảnh gỗ
bọc đồng hiện rõ vết cháy loang lỗ. Tất cả những hiện vật nêu trên đã được
bảo quản và trưng bày tại Bảo Tàng Long An nhằm giới thiệu khách tham
quan trong và ngoài nước những bằng chứng cụ thể về chiến công oanh liệt
của người anh hùng dân chài Nguyễn Trung Trực cách nay hơn một thế kỷ.

24


Trong thời kỳ Pháp thuộc, nhân dân Long An đã tham gia các cuộc kháng
chiến dưới sự lãnh đạo của Võ Duy Dương, Trương Định, Nguyễn Hữu
Huân, Nguyễn Trung Trực đánh các đồn bốt của người Pháp.
Nguyễn Đình Chiểu đã làm bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc để biểu dương
tinh thần của các nghĩa sĩ Cần Giuộc.
- Nguyễn ĐìnhChiểu (1822-1888), tục gọi là Đồ Chiểu.
- Quê cha ở ThừaThiên – Huế, ông được sinh tại quê mẹ ở Gia Định.
- Cuộcđời Nguyễn Ðình Chiểu gặp nhiều khổ đau,bất hạnh:
+ Ngay từ nhỏ, Nguyễn Ðình Chiểu đã theo cha chạy giặc. Từ một cậu ấm
conquan, bỗng chốc trở thành một đứa trẻ thường dân sống trong cảnh chạy
loạn, trảthù, chém giết.
+ Năm 1843, NguyễnĐình Chiểu đỗ tú tài tại trường Gia Định.Năm 1846,
ông ra Huế học, chuẩn bị thitiếp tại quê cha, nhưng lúc sắp vào trường thi thì

nhận được tin mẹ mất, phảibỏ thi trở về Nam chịu tang mẹ (1849).Dọc
đường về, Nguyễn Đình Chiểu bị đaumắt nặng rồi bị mù. Ông bị người yêu
bội ước, công danh dang dở.
- Không khuất phụctrước số phận oan nghiệt, Nguyễn Đình Chiểu đã ngẩng
cao đầu sống một cuộc sốngcó ích: mở trường dạy học, bốc thuốc chữ bệnh
cho dân, và tiếng thơ Đồ Chiểucũng bắt đầu vang khắp miền Lục tỉnh:
+ Là một thầygiáo, ông đặt việc dạy người cao hơn dạy chữ,được nhiều thế
hệ học trò kínhyêu.
+ Là thầy thuốc,ông xem trọng y đức, lấy việc cứu người làm trọng.

25


×