Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

TỰ HỌC LẬP TRÌNH CNC TRONG 7 NGÀY ???

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 52 trang )

Nguyễn Thanh Huy

[HƯỚNG DẪN HỌC LẬP TRÌNH CNC TRONG 07 NGÀY]

TỰ HỌC LẬP TRÌNH CNC TRONG 07 NGÀY
( Bạn có dám tin điều này ??? )
Chào các bạn ngày nay máy gia công CNC rất phổ biến và hầu như không khó để tìm nơi
sản xuất nào có máy CNC .
Các bạn sinh viên chuẩn bị ra trường và các bạn đã tốt nghiệp nhưng chưa có việc làm phù
hợp và bản thân các bạn không tự tin lắm khi xin vào làm Vận hành máy CNC, vậy lí do là
đâu hãy cùng tôi tìm câu trả lời cho những câu hỏi này sắp tới nhé.
Hỏi : Em là SV chuẩn bị tốt nghiệp em không có thời gian để học lập trình ở trung tâm vậy
em có thể tự học ở nhà được không ?
Trả lời : Học được nếu bạn có tài liệu hướng dẫn dễ hiểu và có tinh thần chịu khó vì học lập
trình cnc này bắt buộc bạn phải tư duy , thật sự không có gì gọi là đánh đố hay khó khăn cả,
tất cả đều rất đơn giản . Giống như bạn chơi trò điều khiểm xe moto vậy muốn xe chạy như
thế nào bạn là người điều khiển nó.
Tôi đã từng trải qua quá trình giống như các bạn ở đây cũng tìm tài liệu và mua rất nhiều
sách nhưng đa phần sách viết khó hiểu và đọc xong không biết phải làm như thế nào ,
Quan niệm của tôilà : “ Càng đơn giản càng dễ hiểu “ nên tôi viết lại tài liệu naỳ các cho các
bạn với tư thế của một kẻ học việc và bây giờ chỉ lại cho một kẻ khác , gọi là “ Thợ dạy cho
thợ “ . Tôi sẽ cố gắng thể hiện cho thật dễ hiểu .
Tài liệu này sẽ giúp các bạn học được lập trình CNC trong vòng 7 ngày sẽ làm được những
chương trình cơ bản và hiểu thế nào là gia công CNC , tôi dám cá với bạn nếu bạn làm theo
sự hướng dẫn của tôi.
*** Bạn sẽ không bỏ tiền ra uổng phí đâu***
QUY TRÌNH HỌC TRONG 7 NGÀY :
Ngày 1: Hướng dẫn vận hành máy phay cnc cơ bản .
Ngày 2 : Học các Mã Lệnh .
Ngày 3 : Các Hàm G-Code Trong Ctrinh .
Ngày 4 : Cấu Trúc Chương Trình ( Mở Ctr - Thân Ctr – Kết Ctr ).


Ngày 5&6&7 : Các Mẫu Bài Tập Cơ Bản .


Nguyễn Thanh Huy

[HƯỚNG DẪN HỌC LẬP TRÌNH CNC TRONG 07 NGÀY]

NGÀY 1 : HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH MÁY PHAY CNC FANUC
I.

Giới thiệu chung về máy Cnc :

CNC – viết tắt cho Computer Numerical Control (điều khiển bằng máy tính) – đề cập đến
việc điều khiển bằng máy tính các máy móc khác với mục đích sản xuất (có tính lập lại) các
bộ phận kim khí (hay các vật liệu khác) phức tạp, bằng cách sử dụng các chương trình viết
bằng kí hiệu chuyên biệt theo tiêu chuẩn EIA-274-D, thường gọi là mã G. CNC được phát
triển cuối thập niên 1940 đầu thập niên 1950 ở phòng thí nghiệm Servomechanism của
trường MIT.

II.
-

Các loại máy phay cnc trên thế giới :
Hiện tại trên thế giới có rất nhiều hãng chế tạo máy CNC với tên
gọi :AMADA,MORISEIKI,MAKINO,KOMATSU,OKUMA,HITACHI…
Tất cả các loại máy chỉ khác nhau về hình thức bên ngoài nhưng điều sữ dụng ngôn
ngữ là mã Gcode để điều khiển . Gọi chung là hệ điều khiển FANUC
Ngoài Fanuc (là hệ điều hành phổ biến nhất) ra còn có những hệ khác: Fagor,
Siemens,...
Phần mềm hỗ trở vẽ và lập trình cho máy CNC thì có khá nhiều: AutoCAD,

Mechanical Desktop, ProE, Cimatron, Solid Edge, Solidworks, Inventor, Catia,
Unigraphics NX,... , Mastercam, Solidcam, Powermill, Unigraphics NX,...


Nguyễn Thanh Huy

III.
1.
-

2.

[HƯỚNG DẪN HỌC LẬP TRÌNH CNC TRONG 07 NGÀY]

CÁCH SỮ DỤNG MÁY PHAY CNC
MỞ MÁY:
Bật công tắc cầu dao điện sang ON.
Vặn nút EMERGENCY (Reset) xoay theo chiều kim đồng hồ nút sẽ tự nhảy ra.
Nhấn vào nút POWER – ON .
Bật thủy lực bằng nút READY .
 Máy đã mở ở trạng thái sẳng sàng không báo lỗi ALARM
 Nhớ phải bật máy khí trước khi bật máy CNC .
HOME 3TRỤC CHO MÁY CNC TRỨƠC KHI LÀM VIỆC
(XYZ):
a. Vặn núm Mode sang chế độ Zero Turn

b. Trên bảng điều khiển Manual chuyển sang trục Y , bấm phím nút ( + ) để trục
tiến về Home máy .

-


Làm tương tự như vậy cho 2 trục X, Z còn lại . khi nào 3 nút đèn tại


Nguyễn Thanh Huy

3.

vị trí

[HƯỚNG DẪN HỌC LẬP TRÌNH CNC TRONG 07 NGÀY]

ZERO POSITION sáng đèn hết là đã về Home .

WORK OFFSET : XÉT GÓC TỌA ĐỘ GIA CÔNG & BÙ TRỪ CHIỀU DÀI
DAO GIA CÔNG :
a. Gốc tọa độ gia công từ : G54 , G55 , G56 , G57 , G58, G59

b. Khi xét gốc sữ dụng dao cắt hoặc con lắc lệch tâm
c. Cho dao ( con lắc ) quay tốc độ vòng quay S=500 >> 1000 vòng/phút. (Edit
ProgM3 S500  START )
1. Chuyễn sang chế độ quay tay JOG ( HANDLE) ,trục X quay cho dao chạm
vào thành phoi ( + R dao ) . sau đó bấm POS  RELATIVE  X=0 , quay
con lắc hoặc dao qua R dao X=R dao bấm ORIGIN
2. Chuyễn lại màn hình có tọa độ MACHINE nhìn vào 3 cột :
+ X -310.240
+Y -110.520
+Z-203.65
Lấy giá trị X -310.240 nhập vào G54 ( OFFSET) nhập đúng số X vào
G54 : + X -310.240

+Y -110.520
+Z0.0
3. Chuyễn sang trục Y cũng tương tự như vậy .
G54 :
X -310.240
Y -110.520
Z0.0


Nguyễn Thanh Huy

[HƯỚNG DẪN HỌC LẬP TRÌNH CNC TRONG 07 NGÀY]

4. EDIT : TẠO CHƯƠNG TRÌNH GIA CÔNG :
a. Mở khóa Memory protect  ON

b. Mode  Edit Bấm tên Chương Trình(O0103) EOB  INSERT

Màn hình program


Nguyễn Thanh Huy

[HƯỚNG DẪN HỌC LẬP TRÌNH CNC TRONG 07 NGÀY]

Có tên chương trình bắt đầu lặp chương trình gia công, như ở đây là O0003
5. FW-SRCH : TÌM CHƯƠNG TRÌNH ĐÃ TẠO TRƯỚC ĐỂ GIA
CÔNG :
a. Mode  Edit Bấm tên Chương Trình(O0003)  FW-SRCH


Ấn vào nút MEM FW_SRCH này sẽ thấy chương trình cần lấy
để gia công hay chỉnh sữa .
6. MEMORY : GIA CÔNG CHƯƠNG TRÌNH : là chế độ mà chương trình
đã được lưu vào đó và chuẩn bị lấy để chạy tự động .


Nguyễn Thanh Huy

[HƯỚNG DẪN HỌC LẬP TRÌNH CNC TRONG 07 NGÀY]

Trong Bảng MODE chuyễn sang MEMORY ( nhớ bấm reset trước )  START ( khi
xác định đúng chương trình cần chạy )

Nút bấm Stop Và Start


Nguyễn Thanh Huy

[HƯỚNG DẪN HỌC LẬP TRÌNH CNC TRONG 07 NGÀY]

7. DELETE : XÓA CHƯƠNG TRÌNH VÀ CÂU LỆNH : chế độ MODE 
EDIT bấm tên Ctrình cần xóa ( O0103)  Delete

MODE  EDIT chuyễn tới câu lệnh cần xóa  Delete  WORD


Nguyễn Thanh Huy

[HƯỚNG DẪN HỌC LẬP TRÌNH CNC TRONG 07 NGÀY]


( xóa kí tự ) , EOB ( xóa câu )
8. INSERT : CHÈN KÍ TỰ VÀO CÂU :
MODE  EDIT chuyễn tới câu lệnh cần chèn  INSERT
9. ALTER : THAY ĐỔI KÍ TỰ : MODE  EDIT chuyễn tới câu lệnh cần
thay đổi  ALTER

IV.

V.

XÉT DAO VÀ BÙ TRỪ DAO : ( H-D)
(ア)
Cho dao quay ( MDI JOGquay dao xuống mặt phôi cho chạm vào phôi
 nhìn trên bảng tọa độ MACHINE giá trị Z-80.405( ví dụ ) . nhập đúng giá trị Z
đó vào OFFSET TOOL OFFSET  DATA
Vd :
-1 -80.405 (H1)
-2 00.00 (H2)

TRUYỀN DỮ LIỆU QUA CỔNG RS232 & CHẠY DCN TỪ MÁY TÍNH :


Nguyễn Thanh Huy

[HƯỚNG DẪN HỌC LẬP TRÌNH CNC TRONG 07 NGÀY]

(イ)
Trên máy tính ta bật phần mềm Cimco Edit ( Wincomm ) chọn Transmission
chọn Send .
Trên máy CNC bật MODE  TAPE  PROG  READ ALL

① Chờ cho phần mềm truyền xong ta kiểm tra xem cuối chương trình có câu lệnh
M30 . ( nếu có ctrình đã hòan thành )
② Kiểm tra kỹ trứớc khi bấm START .


Nguyễn Thanh Huy

[HƯỚNG DẪN HỌC LẬP TRÌNH CNC TRONG 07 NGÀY]

NGÀY 2 : HỌC CÁC MÃ LỆNH TRONG LẬP TRÌNH CNC
I. CÁC MÃ LỆNH G Code :
Chức
Nhóm
Ý nghĩa
năng
G00
Chạy dao nhanh đến tọa độ đã lập trình
G01
Nội suy đường thẳng chậm với lượng chạy dao F
01
G02
Nội suy cung tròn theo chiều kim đồng hồ
G03
Nội suy cung tròn ngược kim đồng hồ
G04
Thời gian dừng cuối hành trình
G09
Dừng chính xác tại …
00
G10

Thiết lập dữ liệu
G11
Bỏ qua Thiết lập dữ liệu
G17
Chọn mặt phẳng gia công X-Y
G18
02
Chọn mặt phẳng gia công Z-X
G19
Chọn mặt phẳng gia công Y-Z
G20
Đơn vị là inch
06
G21
Đơn vị là mm
G27
Kiểm tra : trở về điểm chuẩn
G28
Trở lại vị trí điểm chuẩn
00
G29
Trở lại từ vị trí điểm chuẩn
G31
Ghi nhớ điểm chuẩn của chương trình hiện tại
G40
Hủy bỏ hiệu chỉnh kích thước dụng cụ cắt
Hiệu chỉnh bán kính dụng cụ cắt, dao ở bên trái đường gia
G41
07
công

Hiệu chỉnh bán kính dụng cụ cắt, dao ở bên phải đường gia
G42
công
G43
Bù chiều dài dao + hướng
G44
08
Bù chiều dài dao - hướng
G49
Hủy bỏ bù chiều dài dao
G52
Thiết lập hệ tọa độ khu vực
00
G53
Lựa chọn hệ tọa độ máy
G54
Lựa chọn hệ tọa độ phôi 1
G55
Lựa chọn hệ tọa độ phôi 2
G56
Lựa chọn hệ tọa độ phôi 3
14
G57
Lựa chọn hệ tọa độ phôi 4
G58
Lựa chọn hệ tọa độ phôi 5
G59
Lựa chọn hệ tọa độ phôi 6
G60
00

Hướng vị trí đơn
G61
Chế độ dừng chính xác
G62
Tự động bo tròn góc
15
G63
Chế độ Tarô
G64
Chế độ cắt
G65
00
Gọi Macro
G66
12
Gọi chương trình Macro chuẩn


Nguyễn Thanh Huy

G67
G73
G74
G75
G76

09
01
09


G77
G78
G79
G80
G81
G82
G83
G84
G85
G86
G87
G88
G89
G90
G91
G92
G94
G95
G96
G97
G98
G99
G150
G151
G152

01

09


03
00

05

10

19

[HƯỚNG DẪN HỌC LẬP TRÌNH CNC TRONG 07 NGÀY]

Bỏ qua : Gọi chương trình Macro
Gọi chu trình khoan
Gọi chu trình tarô ngược
Chu trình khoan sâu dạng lưới
Chu trình doa tinh
Chu trình khoan sâu dạng lưới với các khoảng cách không
đổi
Chu trình khoan theo tốc độ cắt bề mặt liên tục
Chu trình khoan theo tốc độ cắt bề mặt gián đoạn
Bỏ qua các chu trình hoặc các hàm chức năng mở rộng
Chu trình khoan không rút dao
Chu trình khoan hoặc doa ngược
Chu trình khoan rút dao
Chu trình Tarô
Chu trình Doa
Chu trình Doa
Chu trình Doa mặt sau
Chu trình Doa
Chu trình Doa

Lập trình tuyệt đối
Lập trình tương đối
Khai báo vị trí hiện tại của dụng cụ so với gốc tọa độ mới và
giới hạn tốc độ cắt lớn nhất
Tốc độ ăn dao mm (inch)/phút
Tốc độ ăn dao mm (inch)/vòng
Tiện với tốc độ cắt không đổi
Tiện với tốc độ cắt tính bằng vòng/phút
Cho dao trở lại điểm bắt đầu trong chu trình gia công
Cho dao trở lại điểm rút dao (Retract) trong chu trình gia
công
Bỏ qua chế độ điều khiển hướng dao pháp tuyến
Điều khiển hướng dao pháp tuyến phía trái
Điều khiển hướng dao pháp tuyến phía phải

II. CÁC MÃ LỆNH M Code :
M00. Dừng chương trình
Khi máy CNC đọc được mã lệnh M00 trong câu lệnh nó sẽ dừng chương trình lại. Để khởi
động lại chương trình ấn CYCLE START
M01 Dừng chương trình có điều kiện
Tương tự M00, ngoại trừ việc máy CNC chỉ thực hiện lệnh này khi tín hiệu M01 STOP từ
PLC được kích hoạt.
M02 Kết thúc chương trình
Mã lệnh này chỉ điểm kết thúc chương trình và tiến hành chức năng “General Reset” (khởi
động lại toàn bộ) với máy. Nó cũng thực hiện luôn cả lệnh M05.


Nguyễn Thanh Huy

[HƯỚNG DẪN HỌC LẬP TRÌNH CNC TRONG 07 NGÀY]


M30 Kết thúc chương trình và trở về câu lệnh đầu tiên.
Giống như M02 nhưng khác là chương trình trở về câu lệnh đầu tiên của chương trình đang
chạy.
M03 Quay trục chính theo chiều kim đồng hồ.
Mã lệnh này yêu cầu trục chính khởi động và quay theo chiều kim đồng hồ.
M04 Quay trục chính theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.
Tương tự như M03, nhưng trục chính được yêu cầu quay theo ngược chiều kim đồng hồ.
M05. Dừng trục chính.
Theo cách này nó sẽ được thực thi tại cuối của khối lệnh được lập trình.
M06. Thay đổi dụng cụ
Máy CNC gửi lời chỉ dẫn đến bộ phận thay đổi dụng cụ và cập nhật theo bảng phù hợp với ổ
chứa dụng cụ.
M19. Định hướng trục chính
Trong máy CNC thì trục chính có thể làm việc với chế độ vòng hở (M3, M4) và cả với chế
độ vòng kín (M19).
M98 Gọi chu trình con
Được sử dụng để gọi một chương trình con, khi cần gia công lặp lại nhiều lần một mẫu, để
đơn giản hóa việc lập trình. Một chương trình chính có thế gọi một chương trình con nhiều
lần, và một chương trình con có thể gọi một chương trình cháu nhiều lần
Cấu trúc chương trình con như sau :

VD : M98 P52100 nghĩa là gọi chương trình con 2100 năm lần
Lệnh M98 có thể đứng chung với lệnh chuyển động. Khi đó lệnh chuyển động sẽ thực hiện
trước rồi mới gọi chương trình con.
Ví dụ : G01 X10. M98 P2100;
Thứ tự thực hiện chương trình con có thể thực hiện như sau


Nguyễn Thanh Huy


[HƯỚNG DẪN HỌC LẬP TRÌNH CNC TRONG 07 NGÀY]

Khi thực hiện chương trình con, muốn chạy đến vị trí dòng lệnh khác trong chương trình, thì
chỉ cần chỉ ra dòng chương trình cần đến, đăt phía sau lệnh M99 – kết thúc chương trình
con.
Ví dụ

M99 – Kết thúc chương trình con
Lệnh kết thúc chương trình con,và tiếp tục thực hiện lệnh gia công tại dòng lệnh tiếp theo
của chương trình gia công
III.NHỮNG KHAI BÁO TỔNG QUÁT ĐẦU CHƯƠNG TRÌNH CNC
1. Khai báo lượng chạy dao F và tốc độ cắt S
G94 – Khai báo lượng chạy dao là mm/phút hoặc inch/phút
G95 – Khai báo lượng chạy dao F là mm/vg hoặc inch/vng
G96 – Khai báo tốc độ cắt S là m/phút
G97 – Khai báo tốc độ cắt S là m/phút hay inch/phút với tốc độ cắt không đổi trên toàn mặt
gia công.
Ví dụ : G94 G97 F20. S500 M03 : Khai báo lượng chạy dao F là 20mm/phút với
tốc độ trục chính không đổi 500vg/phút, quay thuận chiều kim đồng hồ
- Khai báo mặt phẳng lập trình và đơn vị đo kích thước
Chọn mặt phẳng lập trình thông qua các mã lệnh G – code: G17, G18, G19
G17 – Mặt phẳng lập trình là XY
G18 – Mặt phẳng lập trình là ZX
G19 – Mặt phẳng lập trình là YZ
Thông thường, khi khởi động máy mặc định mặt XY là mặt phẳng lập trình
G20 – Đơn vị đo là inch, đơn vị của Anh
G21 – Đơn vị đo là mm,
- Lập trình tuyệt đối, tương đối



Nguyễn Thanh Huy

[HƯỚNG DẪN HỌC LẬP TRÌNH CNC TRONG 07 NGÀY]

G90 – Ghi theo các giá trị tọa độ tuyệt đối
G91 – Ghi theo các giá trị tọa độ tương đối
Ví dụ về lập trình tuyệt đối :

Thí dụ về lập trình tương đối:

2. Hệ tọa độ trên bản vẽ và hệ tọa độ trên máy CNC
- Hệ tọa độ trên bản vẽ chi tiết: là các dữ liệu lập trình, các giá trị tọa độ được sử dụng cho
gia công trên máy CNC
- Hệ tọa độ máy : là tọa độ thực của bàn máy so với gốc tọa độ máy, tính từ điểm 0 của máy
tới vị trí hiện tại của dụng cụ cắt


Nguyễn Thanh Huy

[HƯỚNG DẪN HỌC LẬP TRÌNH CNC TRONG 07 NGÀY]

Vị trí quan hệ giữa hai hệ tọa độ phải được xác định trước, khi phôi được đặt trên bàn máy

Dụng cụ cắt dịch chuyển trên hệ tọa độ máy tương ứng với các lệnh lập trình được tạo ra thì
tương thích với hệ tọa độ trên bản vẽ, và cắt tạo hình dạng chi tiết như trên bản vẽ. Do đó, để
cắt đúng và cho ra được sản phẩm như bản vẽ thì hai hệ tọa độ: tọa độ máy và tọa độ bản vẽ
phải trùng nhau .



Nguyễn Thanh Huy

[HƯỚNG DẪN HỌC LẬP TRÌNH CNC TRONG 07 NGÀY]

* Cách thức thiết lập hai hệ tọa độ : Tọa độ máy và tọa độ trên bản vẽ phải trùng nhau, dựa
theo các hình dạng của phôi và các nguyên công gia công:
*: Sử dụng mặt phẳng chuẩn và một điểm trên phôi gia công

*. Nâng phôi lên theo hướng tránh va chạm vào các dụng cụ đồ gá


Nguyễn Thanh Huy

[HƯỚNG DẪN HỌC LẬP TRÌNH CNC TRONG 07 NGÀY]

* Đặt phôi lên trên pallet ; nâng cả phôi và pallet lên trên đồ gá

3. Dao cắt và chuyển động lập trình của dao cắt
* Gia công sử dụng hàm bù chiều dài dao
- Thông thường mỗi dao được sử dụng cho một nguyên công. Các dao khác nhau (về chiều
dài dao) sẽ cho ra các đường chạy dao khác nhau sinh ra bởi chương trình NC của người
thiết kế. Do đó chiều dài các dao sẽ được đo và thiết lập để lưu vào bộ nhớ máy khi sử dụng;
bằng cách thiết lập sự khác nhau giữa chiều dài dao tiêu chuẩn với chiều dài mỗi dao trong
CNC.
Việc gia công có thể được thi hành mà không cần phải sửa đổi lại chương trình, cả khi dao
đã thay đổi.
Dụng cụ cắt được ký hiệu : T(Số hiệu dao trong ổ dao)
Lượng bù chiều dài dao được ký hiệu : H (giá trị độ dài dao) ; và sẽ được dùng kèm với lệnh
lập trình G43, G44 để so lại chiều dài dao



Nguyễn Thanh Huy

[HƯỚNG DẪN HỌC LẬP TRÌNH CNC TRONG 07 NGÀY]

* Gia công sử dụng hàm bù bán kính dao
Do dao có bán kính, đường chạy dao là đường tâm của trục dao nên khi thực hiện chạy gia
công, phải tính toán thiết lập bù dao theo giá trị bán kính để thực hiện chạy đúng biên dạng
lập trình.
Lượng bù bán kính dao được ký hiệu D (giá trị bán kính dao) ; và sẽ được dùng kèm với
lệnh lập trình G41, G42 để xác định hướng bù dao (bù bên trái đường viền gia công hay bên
phải đường viền gia công )

Ví dụ :
G21
G00 G17 G40 G49 G80 G90
M06 T01
G00 G90 G54 X0. Y10. Z50. S1200 M03 M08
G43 H01 Z10.
- Khi thiết lập H00, hoặc D00, nghĩa là hủy bỏ giá trị bù dao
4. Thiết lập gốc tọa độ phôi
Tọa độ phôi có thể được thiết lập dựa vào 3 phương pháp chủ yếu :
Cách 1: Thiết lập gốc tọa độ phôi bằng lệnh G92
Lệnh G92 : Chỉ ra vị trí hiện tại của đầu mũi dao so với gốc tọa độ được thiết lập trong
chương trình lập trình. Khi đó lệnh bù bán kính dao sẽ không có tác dụng nữa.
Cấu trúc :
G92 X…Y…Z…


Nguyễn Thanh Huy


[HƯỚNG DẪN HỌC LẬP TRÌNH CNC TRONG 07 NGÀY]

Trường hợp sử dụng lập trình tuyệt đối, khi đó tọa độ gá dao sẽ di chuyển đến vị trí được lập
trình. Khi tính toán đường chạy dao, phải thiết lập giá trị bù chiều dài dao vào trong chương
trình gia công, để thực hiện bù chiều dài dao cho đỉnh mũi dao cắt.

Cách 2: Thiết lập tự động
Nếu bít 0 của tham số No. 101 # 7 được thiết lập sẵn sàng từ trước, thì hệ tọa độ phôi sẽ tự
động được thiết lập khi thực hiện thao tác cho máy chạy về gốc máy (về Home ). Gốc máy
khi đó sẽ là gốc tọa độ phôi.
Cách 3: Sử dụng các mã lệnh dịch chuyển gốc tọa độ: G52, G54 – G59,
* Cấu trúc lệnh G52 : G52 X….Y….;
Lệnh G52 để chỉ ra vị trí gốc tọa độ cục bộ so với gốc tọa độ hiện hành, để thuận tiện cho
việc lập trình; trong đó X…Y… là các tọa độ tuyệt đối của gốc tọa độ mới. Để hủy bỏ hệ tọa
độ cục bộ, viết G52 X0 Y0
Mã lệnh G52 thường sử dụng tạo hệ tọa độ cục bộ so với hệ tọa độ có sử dụng mã lệnh G54
– G59.
Thiết lập hệ tọa độ cục bộ sẽ không làm thay đổi hệ tọa độ phôi và hệ tọa độ máy.
Khi thiết lập mã lệnh G92 thì lệnh G52 sẽ không có hiệu lực.
* Các mã lệnh G54 – G59


Nguyễn Thanh Huy

[HƯỚNG DẪN HỌC LẬP TRÌNH CNC TRONG 07 NGÀY]

Khi đi thiết lập các mã lệnh G54 – G59, người vận hành cần nhập vào bảng thiết lập bù dao
các giá trị X, Y, Z là các tọa độ tuyệt đối của mũi dao so với gốc tọa độ máy (tọa độ thực so
với gốc máy).

Chọn một điểm trên phôi làm gốc tọa độ thì X, Y, Z của mã lệnh G54 chính là vị trí tâm dao
so với gốc máy (gốc Home). Các giá trị tọa độ này sẽ được quản lý bởi một mã lệnh G –
code riêng, từ G54 – G59 ; tương ứng với mỗi dao trong bảng thiết lập bù dao.
Khi lập trình, người lập trình chỉ cần gọi ra mã lệnh một trong các G54 – G59 và mã gốc tọa
độ của nó, tương ứng với từng loại dao cắt, để chỉ ra vị trí gốc tọa độ lập trình

Ví dụ :


Nguyễn Thanh Huy

[HƯỚNG DẪN HỌC LẬP TRÌNH CNC TRONG 07 NGÀY]

NGÀY 3 : Hàm G-Code Trong Ctrinh :
1. Các hàm nội suy :
1.1 Chạy dao nhanh G00: Cấu trúc câu lệnh : G00 X…Y…Z…;
Lệnh G00 thực hiện chạy dao không gia công với tốc độ lớn nhất cho phép của máy, tới một
vị trí được chỉ định ( G00 không bị ảnh hưởng bởi mã lệnh F ). Đường chạy dao của lệnh
G00, không đi theo một đường thẳng mà theo đường gấp khúc 45o (hình vẽ). Tốc độ trục
tăng ở đầu hành trình và giảm dần khi về cuối hành trình

1.2 Nội suy tuyến tính G01 :
Cấu trúc G01 X..Y..Z.. F…;
Mã lệnh G01 thực hiện nội suy theo đường thẳng gia công chi tiết với tốc độ cắt lập trình.
Khi sử dụng lập trình theo tọa độ tuyệt đối thì X, Y, Z là tọa độ tuyệt đối tính từ gốc toạ độ
phôi đến điểm lập trình.
Khi lập trình tương đối thì X, Y, Z là khoảng dịch chuyển của dụng cụ cắt
Tốc độ cắt F sẽ có hiệu lực cho đến khi nhập vào một giá trị F mới.
Thí dụ:


1.3 Nội suy cung tròn – Lệnh G02, G03
Cấu trúc :


Nguyễn Thanh Huy

[HƯỚNG DẪN HỌC LẬP TRÌNH CNC TRONG 07 NGÀY]

Trong đó:
Lệnh G02 : Nội suy cung tròn theo chiều kim đồng hồ
Lệnh G03 : Nội suy cung tròn ngược chiều kim đồng hồ

X, Y, Z : Tọa độ điểm cuối của cung tròn
I, J, K : Tọa độ tương đối của tâm cung tròn so với vị trí ban đầu của cung tròn theo các
phương tương ứng X, Y, Z
R : giá trị bán kính cung tròn
F : Lượng chạy dao lập trình
Khi không biết I, J, K thì có thể dùng giá trị bán kính cung R. Trường hợp trong câu lệnh lập
trình có cả I, J, K và R, máy sẽ ưu tiên lựa chọn R

Trường hợp góc tâm cung tròn < 180o, thì R >0 và ngược lại, góc tâm cung tròn >180o thì R
<0


Nguyễn Thanh Huy

[HƯỚNG DẪN HỌC LẬP TRÌNH CNC TRONG 07 NGÀY]

Trường hợp cung tròn có góc 360o thì phải lập trình với giá trị I, J, K.
Ví dụ :


Lập trình tuyệt đối

Lập trình tương đối


Nguyễn Thanh Huy

[HƯỚNG DẪN HỌC LẬP TRÌNH CNC TRONG 07 NGÀY]

1.4 Các lệnh trở về điểm chuẩn của máy :
- Lệnh G28 thực hiện đưa dao cắt trở về điểm chuẩn của bàn máy một cách tự động, là điểm
gốc 0 của máy. Nếu sau lệnh G28 có thêm giá trị các tọa độ thì máy sẽ thực hiện chạy qua
điểm trung gian đó trước khi trở về điểm chuẩn của máy (trong các trường hợp cần tránh va
chạm vào đồ gá, phôi, …)
- Khi thực hiện G28, có thể dùng mã lệnh G27 để kiểm tra xem dao cắt có trở về đúng điểm
chuẩn theo như lập trình hay không. Nếu trở về đúng, đèn bào máy CNC sẽ sáng.
Cấu trúc lệnh G27 : G27 X…Y…Z…
- Trở lại từ điểm chuẩn của máy, lệnh G29 : G29 X..Y… trong đó X, Y là tọa độ cần đến
Lệnh G29 được thực hiện sau lệnh G28 hoặc G30
- Lệnh G30 : Trở về điểm chuẩn thứ 2. Lệnh G30 được sử dụng khi vị trí thực hiện thay dao
tự động khác với điểm chuẩn


×