Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

VẤN đề PHÁT TRIỀN NÔNG NGHIỆP ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41 KB, 3 trang )

VẤN ĐỀ PHÁT TRIỀN NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Phát triển nông nghiệp, nông thôn được coi là vấn đề then chốt, ảnh hưởng đến sự thành
công của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa
của nhiều quốc gia. Đặc biệt với Việt Nam, một nước có nền sản xuất nông nghiệp làm
nền tảng. Do đó chúng ta có thể khẳng định rằng Việt Nam rất chú trọng đến phát triển
nông nghiệp.

Nông nghiệp Việt Nam được ghi nhận có sự tiến bộ vượt bậc. Việt Nam đã trở thành
nước xuất khẩu hàng đầu các mặt hàng nông sản, lương thực và nằm trong nhóm 5 nước
xuất khẩu lớn nhất. Các biện pháp để phát triển nông nghiệp Việt Nam:
1. Tái cơ cấu nền nông nghiệp
Nền nông nghiệp nước ta trong 30 năm qua vẫn dựa vào cơ cấu truyền thống, xoay quanh
trục trọng tâm lấy mục tiêu hàng đầu là đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tập trung
mọi nguồn lực theo hướng làm càng nhiều diện tích lúa càng tốt, sản xuất lúa càng nhiều
càng tốt, xuất khẩu gạo càng nhiều càng tốt, xem nhẹ hiệu quả và lợi ích nông dân.
Cơ cấu của ngành nông nghiệp mới phải tạo ra được những ngành sản xuất hàng hóa chủ
lực với hai tiêu chí quan trọng nhất là:
Một, nâng cao nhanh thu nhập cho nông dân trên cơ sở nâng cao doanh thu và lợi tức trên
1 ha đất sản xuất kinh doanh.
Hai, đảm bảo mọi ngành hàng sản xuất chủ lực của Việt Nam đủ sức cạnh tranh quốc tế,
đủ sức đề kháng mọi sự bất trắc trong quá trình hội nhập quốc tế, tự do hóa thương mại.
2. Tích tụ ruộng đất hợp lý
Tích tụ đất với quy mô hợp lý (tùy vào đối tượng và công nghệ sản xuất) là cơ sở hạ tầng
quan trọng nhất để hiện đại hóa nông nghiệp (nhất là cơ giới hóa, thủy lợi hóa) và ứng
dụng công nghệ cao và mới trong nông nghiệp, là chỗ dựa cơ bản để nâng cao sức cạnh
tranh của nền nông nghiệp hàng hóa Việt Nam hướng ra xuất khẩu. Một nền nông nghiệp
sản xuất dựa vào hộ tiểu nông nhỏ và siêu nhỏ, với những thửa ruộng manh mún là lực
cản lớn nhất đối với sự nghiệp phát triển nền nông nghiệp hàng hóa lớn của nước ta.


Thực tế hiện nay đã hé mở hướng tích tụ ruộng đất từ hộ nông dân sản xuất nhỏ sang hộ


nông dân sản xuất lớn và doanh nghiệp nông nghiệp kinh doanh quy mô lớn theo hướng
như sau:
- Nông dân chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho chủ mới.
- Nông dân cho chủ mới thuê quyền sử dụng đất.
- Nông dân góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất với chủ mới.
Làm được như vậy, ruộng đất sẽ được chuyển dần sang những chủ mới giầu tâm huyết
với nông nghiệp, có đủ khả năng về vốn và ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao với
nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản.
Làm theo hướng này thì hàng triệu nông dân sẽ thôi nghề làm ruộng chuyển sang làm
việc khác có thu nhập cao hơn, đó là vấn đề có tính quy luật trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước mà chúng ta phải chủ động để tìm kiếm những giải pháp phù
hợp theo hướng phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ (trong đó có tiểu thủ công
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ du lịch nông thôn) và đưa nhiều lao động đi xuất khẩu, hợp
tác sản xuất nông nghiệp với các nước.
3. Áp dụng khoa học công nghệ cao và công nghệ mới
Biện pháp chủ yếu như sau:
- Phát huy mọi nguồn lực về trí tuệ của các tổ chức và đội ngũ các nhà khoa học. Bên
cạnh việc nâng cao hiệu quả của các tổ chức nghiên cứu khoa học công lập thì phải thu
hút lực lượng khoa học kỹ thuật của các doanh nghiệp và viện nghiên cứu tư nhân để
nghiên cứu những đề tài phục vụ nông nghiệp nông thôn.
- Vừa coi trọng việc nghiên cứu khoa học công nghệ ở trong nước, vừa coi trọng việc
nhập khẩu công nghệ mới ở nước ngoài nhằm đảm bảo nền nông nghiệp Việt Nam được
tiếp cận nhanh nhất thành quả khoa học công nghệ toàn thế giới.
- Vừa phát huy nguồn lực của đội ngũ khoa học trong nước kết hợp với việc thu hút các
nhà khoa học nước ngoài vào hợp tác nghiên cứu những vấn đề khoa học kỹ thuật phục
vụ nền nông nghiệp Việt Nam.
Với hướng đi đó khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thúc đẩy sự
nghiệp phát triển nông nghiệp, giúp nền nông nghiệp Việt Nam vươn ngang tầm khu vực
và thế giới.
4. Cải tổ cơ bản cơ chế quản lý các nông lâm trường quốc doanh



Trong quản lý nông lâm trường quốc doanh đã tồn đọng rất nhiều vấn đề mà hàng chục
năm nay không giải quyết dứt điểm, gây nên lãng phí đất đai, đời sống công nhân thấp.
Phải đề ra giải pháp cải tổ thể chế quản lý nông lâm trường quốc doanh theo hướng ruộng
đất phải có chủ, chấm dứt kiểu quản lý “phát canh thu tô” tồn tại từ nhiều năm nay. Cần
áp dụng phương thức cho các hộ công nhân và các doanh nghiệp tư nhân đấu thầu công
khai thuê quyền sử dụng đất nông lâm trường quốc doanh để nâng hiệu quả sử dụng
nguồn tài nguyên đất “khổng lồ” trong các nông lâm trường và tuân thủ đúng các quy
định của pháp luật.



×