Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

ĐỀ CƯƠNG KHÍ TƯỢNG NHIỆT ĐỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.75 KB, 16 trang )

KHÍ TƯỢNG NHIỆT ĐỚI
1.


-

-

-



-

Phân tích sự tương thích giữa trường nhiệt độ và trường khí áp
vùng nhiệt đới trong tháng 1 và tháng 7.
Trả lời:
Tháng 7:
Mùa hè ở BBC: Cùng với hoạt động biểu kiến của mặt trời lên BBC
thì bề mặt BBC được đốt nóng mạnh mẽ, hình thành các áp thấp nóng
lục địa (điển hình là áp thấp Nam Á) và áp thấp Bắc Phi. Dải AC CND
bị chia cắt bởi các áp cao này. Trong đó AT Nam Á với địa hình là
những cao nguyên có bề mặt là đất đá và rừng cây có kha nang hấp
thụ NLBX mặt trời rất tốt. Kk nóng, dãn nở và Bốc hơi lên tạo nên 1
áp thấp rộng lớn với Pmin ~ 995mb trung tâm ở Pakistan.
Trong khi đó NBC đang là mùa đông đo nhận đc NLBX từ mặt trời ít
bề mặt bị lạnh đi hình thành nên các Trung tâm AC lạnh lục địa ( AC
lạnh lục địa Châu Úc). Các AC lạnh lục địa này xen kẽ các AC CND
trên đại dương. Tạo thành 1 dải khí áp khá liên tục.
vào mùa hè ở BBC, khi áp Thấp Nam Á bị đốt nóng mạnh mẽ, mở
rộng phạm vi và cường độ -> đẩy rãnh lên đến vĩ độ khá cao (25N) tại


kv Châu á.
Các đại dương ở do nhận đc NLBX mặt trời rất lớn ,Hệ thống AC
CND trong t7 ở cả có cường độ mạnh nhất
Tháng 1:Mùa đông ở BBC:
+ Đang là thời kì mùa đông nên BBC nhận đc NLBX nhỏ do lúc này
Mặt Trời đã cđ biểu kiến xuống NBC. Bề mặt lục địa bị lạnh đi do bức
xạ nên hình thành các AC lạnh Lục Địa. Điển hình là AC lạnh lục địa
Siberia. Đây là 1 AC nhiệt lực có trung tâm ở hồ Bai-can. Vào mùa
đông hồ này bj đóng băng và với hệ số albedo lớn thì nó phản xạ hầu
hết NLBX mặt trời đến -> hình thành nên 1 vùng có nhiệt độ thấp với
Pmax~ 1070mb. KK lạnh từ AC này chi phối cả Kv C.A vào mùa
đông.
+ vào mùa đông ở BBC, tất cả các AC CND và 1 phần của AC Nam
TBD đều tồn tại ở phía Đông của Dduong.
Nam bán cầu đang là thời kì mùa hè:

1

1


-












+ các AT nóng trên lục địa chia cắt hệ thống AC CND trên biển. Bề
mặt lục địa KV Châu Úc Và Nam Mĩ bị đốt nóng mạnh mẽ do vậy
hình thành nên các áp thấp nóng trên kv Châu Úc Và nam Mĩ.
++ rãnh XĐ lúc này hiện diện tại NBC với vị trí thấp nhất là 17S tại
kv Châu úc.
Biên độ dao động ngày của khí áp trên vùng nhiệt đới lục địa trong
mùa khô là lớn nhất do có sự chênh lệch giữa nhận đc NLBX từ mặt
trời lớn vào ban ngày và phát xạ nhiệt vào ban đêm.
Khái niệm, cấu trúc và hoạt động của ITCZ.
Trả lời:
Khái niệm: Dải hội tụ nhiệt đới (intertropical convergence zone) là
một dải tương đối hẹp được đặc trưng bởi sự hội tụ của 2 đới tín
phong Bắc và Nam bán cầu.
Cấu trúc:
Hoạt động:
Trong tháng 4, ở vùng xích đạo tồn tại ITCZ kép (phụ lục 4), tín
phong từ hai bán cầu đều tiếp cận và xâm nhập vào vùng xích đạo,
chúng vẫn đang ở thế gần như cân bằng: tín phong bán cầu Bắc chưa
rút lui hẳn nhưng tín phong bán cầu Nam cũng chưa vượt lên phía bắc
được. Hình thế này phản ánh đây là tháng chuyển tiếp từ mùa đông
sang mùa hè ở bán cầu Bắc.
Sang tháng 5, ITCZ kép đã được thay thế bằng hệ thống đệm ở trên
khu vực xích đạo từ Ấn Độ Dương qua nam Biển Đông tới Tây Bắc
Thái Bình Dương (phụ lục 5). Tín phong bán cầu Nam đã vượt xích
đạo đi lên bán cầu Bắc, thay thế tín phong ở phía nam áp cao Ả Rập
và áp cao vịnh Bengal. Đới gió tây này, ngoài phần thổi qua Ấn Độ và
Myanmar để hội tụ vào rãnh thấp Nam Á, thổi sang phía đông để cùng

đới gió vượt xích đạo ở nam Biển Đông hội tụ với tín phong bán cầu
Bắc từ rìa tây nam áp cao Thái Bình Dương tạo thành ITCZ chạy từ
Tây Thái Bình Dương đến nam Biển Đông.
Sang tháng 6, hoàn lưu khu vực không thay đổi nhiều so với tháng 5,
ngoại trừ một số điểm đáng chú ý như (phụ lục 6): (1) áp cao Thái
Bình Dương thì đang có xu hướng dịch chuyển dần lên phía đông bắc
cùng với sự mạnh lên của đới gió mùa tây nam đã làm cho ITCZ ở
phía nam Biển Đông dịch dần lên phía đông bắc, đi qua phía nam
2

2










quần đảo Philippines và liên thông với nhánh tây bắc-đông nam của
rãnh gió mùa (MST) ở ven biển Trung Bộ.
Đến tháng 7, áp thấp Nam Á và áp thấp phía đông Trung Quốc đã
mạnh đến cực điểm, còn áp cao Thái Bình Dương tiếp tục dịch chuyển
lên phía đông bắc tới vùng biển phía đông Trung Quốc; cho nên, gió
mùa tây nam mạnh thêm, thổi qua bán đảo Đông Dương, Biển Đông
và gặp tín phong bán cầu Bắc ở vùng biển phía đông Philippines (phụ
lục 7). Vì thế ITCZ không liên thông được với nhánh tây bắc-đông
nam của MST nữa mà bị đẩy lên phía đông bắc, rời khỏi Biển Đông đi

ra vùng biển Philippines.
Vào tháng 8, gió mùa tây nam trở nên ổn định, không tiến triển thêm
nữa, áp cao Thái Bình Dương tiếp tục dịch chuyển về phía đông bắc,
trục của áp cao đã lên tới vĩ tuyến 300N (phụ lục 8). Sự dịch lên của áp
cao này cũng tạo điều kiện cho gió mùa tây nam mạnh thổi xa hơn về
phía đông và ITCZ cũng tiếp tục lùi xa hơn một ít về phía đông, song
vẫn ở trên vùng biển ngoài khơi quần đảo Philippines.
Sang tháng 9, gió mùa tây nam bắt đầu suy thoái, bức tranh hoàn lưu
đã thay đổi rõ rệt và điều thể hiện rõ nét nhất là có sự liên thông giữa
ITCZ ở phía đông Philippines với hệ thống MST Nam Á. Tuy vậy,
điều quan trọng nhất xuất hiện trong tháng này là trên mực 1000mb,
trong khi gió mùa tây nam còn đang khống chế khu vực Nam Á và
Đông Nam Á, hội tụ mạnh vào MST và ITCZ thì ở trên phần phía
đông của lục địa Trung Quốc đã xuất hiện một hoàn lưu xoáy nghịch ở
Hoa Đông (có vị trí trung tâm ở vào khoảng 370N; 1150E). Xoáy
nghịch này có một ý nghĩa quan trọng vì đây là cơ cấu đầu tiên của
hoàn lưu mùa đông, bắt đầu nảy sinh từ trong lòng gió mùa tây nam
của bán cầu Bắc
Sang tháng 10, KKL từ áp cao Sebiria đã đi ra phía đông, hợp lưu với
hoàn lưu của áp cao Hoa Đông và tín phong từ áp cao Thái Bình
Dương, tạo thành một đới gió đông bắc mạnh, rộng lớn và thổi từ
vùng biển phía đông Trung Quốc xuống phía tây nam, qua duyên hải
phía đông và phần lục địa phía nam của Trung Quốc, qua phía bắc
quần đảo Philippines, tới Biển Đông và bán đảo Đông Dương. Trên
mực 850mb hoàn lưu đông bắc từ áp cao Hoa Đông hợp lưu với tín
phong bán cầu Bắc thổi tới bao trùm cả Biển Đông và bán đảo Đông
Dương. Tín phong đông bắc mạnh đã đẩy MST xuống phía nam và đã
3

3





2.










1)




2)

thực sự trở thành ITCZ đi qua khoảng vĩ tuyến 10 0N. Điều đáng chú ý
là sự hoạt động mạnh mẽ của gió đông, đông bắc ở phía bắc và gió
mùa tây nam ở phía nam Biển Đông cũng làm tăng cường độ hội tụ và
thường tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành các xoáy thuận trên
ITCZ trong khu vực Biển Đông và phía đông quần đảo Philippines.
Đến tháng 11, trong các lớp khí quyển tầng thấp (từ mực 1000 đến
850mb), gió mùa mùa đông kết hợp với tín phong đông bắc xâm nhập
xuống phía nam, tiếp tục đẩy ITCZ xuống vùng cận xích đạo. Trên

mực 850mb, ITCZ cũng bị đẩy xuống vùng và lại hình thành ITCZ
kép ở hai phía của xích đạo, phản ảnh thế cân bằng của hai đới gió đén
từ hai bán cầu và kết thúc thời kì hoạt động của ITCZ ở bán cầu Bắc.
Khái niệm, những tiêu chí xác định khu vực gió mùa và những
thành phần cơ bản của gió mùa Nam Á.
Trả lời:
Khái niệm: gió mùa là hoàn lưu của KQ trên 1 phạm vi rộng lớn của
bề mặt TĐ, trong đó gió thịnh hành trong mùa đông và mùa hè có xu
hướng gần như ngược nhau.
Những tiêu chí xác định khu vực gió mùa:
Hướng gió thịnh hành trong tháng 1 và 7 phải lệch nhau một góc lớn
hơn hoặc bằng 1200
Tần suất trung bình của hướng gió thịnh hành trong tháng 1 và 7 phải
lớn hơn 40%
Tốc độ gió tổng hợp trung bình của ít nhất một trong hai tháng 1 và 7
phải lớn hơn 3 m/s
Sự luân phiên của hoàn lưu xoáy thuận với xoáy nghịch xảy ra trong
tháng 1 và tháng 7 của hai năm liên tiếp, trên một vùng có kích thước
5 kinh/vĩ độ, phải nhỏ hơn một lần.
Những thành phần cơ bản của gió mùa Nam Á:
Áp cao Mascarene :
Là một áp cao thuộc hệ thống ACCN nằm trên khu vực Nam ẤĐD có
tâm ở đảo Mascarene (300S, 500E).
Có trị số khí áp trung bình tháng tại tâm vào khoẳng 1024mb.
Trong thời kì mùa hè ở BCB, tín phong SE từ áp cao này di chuyển
vượt xích đạo trên khu vực Đông Phi tạo thành dòng xiết Đông Phi
( Dòng xiết Somali)
Dòng xiết vượt xích đạo Đông Phi :
4


4





3)



4)










5)



3.

Còn gọi là dòng xiết tầng thấp Đông Phi hoặc Dòng xiết Somali
Là một dòng chảy vượt qua xích đạo ở tầng thấp trong thời kì gió mùa
mùa hè.

Dòng xiết là một bộ phận của gió mùa Bắc Bán Cầu.
Rãnh gió mùa ở phía Bắc Ấn Độ :
Là một rãnh khí áp nóng ở tầng thấp, một phần của của rãnh XĐ toàn
cầu trong mùa hè ở BCB.
Rãnh gió mùa có cực tiểu khí áp có trị số khoảng 995mb trên vùng
Tây Pakistan, kéo dài từ Tây Bắc Phi đến biển Đông.
Toàn bộ rãnh bao gồm những áp thấp nóng lục địa mùa hè trên Bắc
Phi, Ả rập và cao nguyên Tây Tạng.
Áp cao Tây Tạng + 5) Dòng xiết gió đông nhiệt đới :
Áp cao Tây Tạng là một áp cao trong tồn tại trong tầng đối lưu trên
( 300mb- 150mb) ở vùng phía Bắc Ấn Độ , ngay phía trên của hệ
thống rãnh gió mùa ( nơi hút gió) tại bề mặt đất.
Vùng áp cao này hoạt động trên cao nguyên Tây Tạng từ tháng 7 đến
tháng 9
Vào mùa hè từ tháng 7 đến tháng 9, ở rìa phía Nam của áp cao Tây
Tạng tồn tại một dòng xiết từ Đông sang Tây gọi là Dòng xiết gió
Đông nhiệt đới.
Dòng xiết gió Đông nhiệt đới tổn tại trên mực 200 – 100 mb , trong
đới từ 50 – 200 N và kéo dài từ 1300E – 200W có vị trí và cường độ ổn
định trên vùng Nam Á và Bắc Phi.
Trung tâm của dòng xiết này nằm trên độ cao 150mb và khoảng vĩ
tuyến 100N-150N. Tốc độ lớn nhất của dòng này ở trung tâm lên tới
50m/s đến 75m/s.
Nguyên nhân hình thành áp cao Tây Tạng và dòng xiết này có thể là
do sự tồn tại của nguồn nhiệt Himalaya-Tây Tạng.
Mây + 7) Mưa gió mùa:
Là thành phần quan trọng của gió mùa Ấn Độ.
Trong thời kì gió mùa hoạt động, trên khu vực từ bờ biển phía tây vịnh
bengal tới bắc vịnh Ả grập tồn tại một màn mây dày đặc.
Những hình thế synop thuận lợi cho việc hình thành bão trên khu

vực Tây bắc Thái Bình Dương.
Trả lời:
5

5











Khái niệm:XTNĐ là 1 nhiễu động quy mô vừa phát sinh trên vùng
biển nhiệt đới, với tốc độ gió vùng gần trung tâm tối thiểu là cấp 6.
Được đặc trưng bởi những đường đẳng áp khép kín, gần tròn. Có hoàn
lưu kiểu xoáy thuận.
Hình thế synop thuận lợi cho việc hình thành bão trên khu vực
TBTBD
XTNĐ hình thành từ ITCZ: Từ tháng 5-9, ITCZ kéo dài từ phần phía
đông Philippine qua Biển Đông và thường nối liền với vùng áp thấp
nóng phía tây. Trục sống áp cao Thái Bình Dương thường nằm ở 25300N. thần phía bắc của ITCZ, từ 1100E trở ra, ở tầng dưới mực 850mb,
gió có hướng từ NE-E (đôi khi từ E-SE), tốc độ gió đạt từ 5-10m/s.
Phần phía nam của ITCZ gió có hướng từ SW-W, tốc độ đạt từ 3-5m/s.
Sự tồn tại của gió ở hai phía của rãnh là điều kiện động lực thuận lợi
cho sự phát sinh xoáy thuận ban đầu
XTNĐ hình thành từ những nhiễu động dạng sóng ở rìa áp cao TBD:

Trên khu vực Biển Đông và phần tây bắc Thái Bình Dương từ vĩ độ
100-200N là một dải thấp. Dải thấp này nối liền với vùng áp thấp nóng
trên phần tây nam lục địa Trung Quốc. Áp cao Thái Bình Dương dịch
chuyển sang phía tây, đạt mức độ phát triển nhất, bắt đầu suy yếu và lùi
ra phía đông. Trục sống áp cao ở khoảng 30-320N. Từ rìa phía tây nam
của sống áp cao Thái Bình Dương, nhiễu động sóng đông hình thành có
trục rãnh ở khoảng 1200E, thường nằm trên đảo Đài Loan. Phía trước
rãnh là bờ lục địa phía nam Trung Quốc có gió đông bắc, phía sau rãnh
gió đông nam, phía nam trục của dải thấp có gió tây nam. Từ phần phía
trước của sóng đông áp thấp hình thành trên biển và phát triển thành
XTNĐ
XTNĐ hình thành từ nhiễu động nhiệt đới khi XTNĐ di chuyển từ
TBTBD đến phía bắc: XTNĐ ở phần tây bắc Thái Bình Dương di
chuyển lên phía bắc đến phía nam Nhật Bản. Dải thấp nhiệt đới nối
liền XTNĐ tây Thái Bình Dương qua bắc Philippine và Biển Đông rồi
nối liền với vùng thấp nóng ở tây nam Trung Quốc. Trên dải thấp này
ở vùng Biển Đông có thể hình thành áp thấp nhỏ đóng kín. Đôi khi có
trường hợp rãnh thấp từ lục địa di chuyển từ bờ Đông Á hoặc nam
Nhật Bản. Trục rãnh có dạng kinh hướng. Áp cao Thái Bình Dương ở
ngoài xa ngoài kinh tuyến1300E. Đặc biệt khi ở tầng thấp dưới 850mb,
phía nam Trung Quốc ta có thể phân tích được những áp cao nhỏ di
6

6







4.









chuyển xuống phía dông nam thì vùng nhiễu động trên Biển Đông
phát triển lên thành XTNĐ
XTNĐ hình thành từ 3 áp cao: Ba áp cao hình thành trên ba vùng:
Philippine, Đông Dương và nam Trung Quốc. Nếu trên vùng Biển Đông
tồn tại một áp thấp thì do sự tương tác động học của các áp cao, áp thấp
Biển Đông có thể phát triển thành XTNĐ. Ở mặt đất phía đông quần
đảo Philippine sống áp cao Thái Bình Dương khống chế, trục sống từ
300N hạ dần xuống phía nam đến 200N. Cùng lúc đó trên lãnh thổ Đông
Dương và phần nam Trung Quốc cũng tồn tại các áp cao. Hình thế này
cũng rất ít khi gặp
XTNĐ hình thành trên biển Đông khi có tác động của không khí lạnh:
Áp cao lạnh kèm theo front lạnh từ nam lục địa Trung Quốc di chuyển
xuống Miền Bắc Việt Nam. Ở mặt đất, front lạnh có thể xuống đến
220N rồi yếu và tan đi, KKL chưa xâm nhập sâu vào vùng nhiệt đới.
Rãnh thấp từ lục địa Trung Quốc di chuyển ra phía đông đến bờ Đông
Á hoặc Nhật Bản vẫn duy trì cường độ hoặc sâu thêm. Trục của áp cao
TBD nằm theo vĩ hướng khoảng 250N và phạm vi ảnh hưởng của nó
đến 1300E
Định nghĩa, chỉ tiêu xác định gió mùa, trình bày các nhân tố cơ bản
hình thành giómùa.

Trả lời:
Định nghĩa: gió mùa là hoàn lưu của KQ trên 1 phạm vi rộng lớn của
bề mặt TĐ, trong đó gió thịnh hành trong mùa đông và mùa hè có xu
hướng gần như ngược nhau.
Chỉ tiêu xác định gió mùa:
Hướng gió thịnh hành trong tháng 1 và 7 phải lệch nhau một góc lớn
hơn hoặc bằng 1200
Tần suất trung bình của hướng gió thịnh hành trong tháng 1 và 7 phải
lớn hơn 40%
Tốc độ gió tổng hợp trung bình của ít nhất một trong hai tháng 1 và 7
phải lớn hơn 3 m/s
Sự luân phiên của hoàn lưu xoáy thuận với xoáy nghịch xảy ra trong
tháng 1 và tháng 7 của hai năm liên tiếp, trên một vùng có kích thước
5 kinh/vĩ độ, phải nhỏ hơn một lần.
7

7









5.
a.

Các nhân tố cơ bản hình thành gió mùa:

Sự đốt nóng khác nhau theo mùa: Do hoạt động biểu kiến của mặt
trời, đồng thời do chế độ nhiệt khác nhau giữa lục địa và đại dương
nên có sự biến đổi của khí áp theo mùa khá lớn. Sự biến đổi này làm
cho gradient khí áp đổi hướng theo mùa và dẫn đến có sự đổi hướng
gió thịnh hành theo mùa.
Những quá trình ẩm: Trong mùa hè không khí nóng và ẩm hơn do hơi
nước được bốc lên từ bề mặt đất nóng, hơi nước vào trong khí quyển
sẽ ngưng kết và giải phóng năng lượng làm cho không khí nóng lên.
Sự đốt nóng mạnh mẽ này trên lục địa đã làm tăng sự khác biệt về khí
áp giữa lục địa và đại dương hơn khi hơi nước có trong khí quyển ít.
Những quá trình ẩm đó làm tăng cường gió mùa.
Sự quay của trái đất: Do trái đất tự quay đã tạo nên lực Coriolis nên
các dòng khí trong gió mùa có quĩ đạo cong. Vì vậy, không khí từ khu
vực áp cao có xu thế xoáy hình trôn ốc vào khu vực áp thấp. Sự khác
biệt về hướng của lực Coriolis giữa hai bán cầu đã làm cho gió đổi
hướng khi vượt qua xích đạo

Trình bày đặc điểm thời tiết trong dông.
Trả lời:
Sự phóng điện trong dông
Sự phóng điện trong dông có quan hệ chặt chẽ với trạng thái đối lưu.
Điện trường có thể đạt tới hàng trăm kv/m trong mây dông, thời gian
nhiễm điện có thể kéo dài khoảng 10 phút, sự phóng điện trong mây
dông đạt cực đại khi sự phát triển thẳng đứng của mây là cực đại. Sau
khi có sự phóng điện trong mây từ 5-35 phút thì có thể có sự phóng
điện giữa mây và mặt đất, sự phóng điện này đạt cực đại khi cơn dông
đã suy yếu và sự phóng điện trong mây đã giảm. Mưa và gió có tương
quan lớn với cường độ phóng điện trong dông. Vì vậy, hiện tượng
phóng điện này là một dấu hiệu quan trọng để sớm xác định và cảnh
báo tình trạng nguy hiểm của dông.

b. Trường mưa
Đặc trưng của mưa trong dông tuân theo sự sắp xếp của các tháp mây
dông, đồng thời phản ánh các giai đoạn phát triển của chúng. Thực tế,
8

8


rất ít khi tồn tại một tháp mây dông đơn lẻ. Thông thường, một cơn
dông tồn tại bao gồm một nhóm từ ba tháp mây dông kế tiếp nhau trở
lên. Mỗi một tháp mây dông biểu thị một đặc trưng mưa. Ban đầu,
mưa từ một tháp mây dông trưởng thành chỉ giới hạn trong phạm vi 35 km2. Sau đó, nếu tháp mây dông phát triển hơn nữa thì vùng mưa
được mở rộng hơn cùng với sự mở rộng theo phương ngang của vùng
có dòng giáng, vùng có quan hệ mật thiết với vùng mưa. Nhưng ở mặt
đất, không khí lạnh của dòng giáng được mở rộng ra ngoài khi xuống
đến mặt đất, còn mưa chỉ rơi trực tiếp xuống mặt đất. Như vậy, trên
vùng mở rộng ra ngoài của không khí lạnh này không có mưa và vùng
có không khí lạnh lớn hơn vùng mưa. Trong giai đoạn tan rã của tháp
mây dông, vùng mưa thu nhỏ lại trong khi vùng không khí lạnh vẫn
tiếp tục mở rộng ra phía ngoài.
Vùng có lượng mưa lớn nhất là vùng trung tâm của tháp mây dông
còn thời gian mưa đạt được cường độ lớn là khoảng từ 2-3 phút sau
khi bắt đầu mưa và thường duy trì rất nặng hạt trong vòng từ 5-15
phút rồi sau đó mưa giảm dần. Tuy nhiên, thời gian duy trì của mưa
dông rất không đồng nhất, thường từ vài phút cho đến vài giờ, phụ
thuộc vào cường độ của các tháp mây dông đơn lẻ, vào số lượng của
tập hợp các tháp mây dông cũng như trữ lượng nước chứa trong mây.
Vì vậy, trường mưa trong dông thường không liên tục và sự phân bố
của lượng mưa cũng không đồng đều; có những tâm mưa với lượng
mưa vượt trội hơn hẳn so với khu vực xung quanh.

c. Trường gió bề mặt
Vào đầu giai đoạn phát triển của cơn dông, ở mặt đất có dòng không
khí đi vào hình thành một vùng hội tụ ngang yếu. Trong khi đó, ở trên
cao, dòng thăng đang tiếp tục phát triển. Ngoài sự thay đổi của trường
tĩnh điện thì đặc trưng này là tín hiệu đầu tiên ở mặt đất báo trước khả
năng xuất hiện một cơn dông.
Khi mây dông phát triển đến giai đoạn có dòng giáng mạnh (giai đoạn
phát triển hoàn chỉnh) thì gió ở mặt đất lại có một đặc trưng hoàn toàn
khác: gió mạnh và giật khi chúng thổi từ vùng dòng giáng ra ngoài.
Đây chính là hiện tượng tố trong cơn dông. Không khí lạnh từ trong
mây dông giáng xuống mặt đất và thổi ra ngoài, đẩy không khí nóng
hơn ở xung quanh ra xa và trượt lên trên. Một vùng bất liên tục mỏng
trong trường gió và trường nhiệt được thiết lập như một front lạnh nhỏ
9

9


(hình 5.9). Vùng bất liên tục này di chuyển ra phía ngoài cùng với
không khí lạnh của dòng giáng mở rộng.
Trong những cơn dông di chuyển rất chậm dòng đi ra gần như có
phương bán kính. Nhưng trong hầu hết các trường hợp, cơn dông di
chuyển khá nhanh nên dòng ra thường không đối xứng. Tốc độ gió ở
phía trước, theo hướng chuyển động của cơn dông, có giá trị lớn hơn
so với các phía khác, đồng thời hiện tượng tố cũng thường xuất hiện ở
phía trước cơn dông.
Vùng bất liên tục, xác định giới hạn không khí lạnh đi ra, là một
trong những đặc trưng quan trọng nhất của các hiện tượng thời tiết gắn
liền với sự di chuyển qua của cơn dông. Khi có một cơn dông đã phát
triển đến giai đoạn trưởng thành di chuyển qua trạm thì trước tiên xuất

hiện gió giật với tốc độ gió đột nhiên tăng mạnh đồng thời với nhiệt
độ giảm rồi sau đó mới có mưa rào trút xuống.
d. Trường nhiệt độ không khí bề mặt
Đợt gió giật đầu tiên và sự giảm nhiệt độ đột ngột ghi được trên các
giản đồ máy kí là hai đặc trưng đầu tiên quan trắc được đồng thời tại
mặt đất khi cơn dông tới gần. Vùng có nhiệt độ giảm thường lớn hơn
rất nhiều so với vùng có mưa. Vùng có nhiệt độ giảm mạnh nhất là
vùng trung tâm mưa và cũng là vùng trung tâm dòng giáng. Nhiệt độ
đạt giá trị cực tiểu sau khoảng 15-20 phút kể từ khi nhiệt độ bắt đầu
giảm. Vùng có nhiệt độ giảm có thể tiếp tục lan xa tới 25-35 km về
phía trước đám mây dông. Mức độ giảm nhiệt độ được xác định một
cách rõ ràng nhất ở phía dưới trung tâm.
Gradient nhiệt độ theo phương ngang lớn được tạo thành ngay sau
khi dòng giáng vừa tới mặt đất với cực đại lên đến hàng chục độ trên
một km. Khi không khí lạnh mở rộng phạm vi ra phía ngoài thì giá trị
gradient nhiệt độ giảm dần; và ngay cả lúc này, vùng có nhiệt độ cực
tiểu vẫn duy trì ở chỗ dòng giáng lạnh xuống tới mặt đất ban đầu cho
đến khi lại có một tháp mây dông trưởng thành mới với dòng giáng và
tâm mưa phát triển mới xuất hiện trên một vùng khác của nêm không
khí lạnh này.
e. Trường khí áp bề mặt
Ngay từ thời kỳ đầu của giai đoạn mây tích, người ta đã quan trắc
được sự giảm áp bề mặt. Sự giảm khí áp này có thể quan sát thấy trên
10

10


giản đồ khí áp kí. Thông thường, sự giảm khí áp này duy trì trong
khoảng 30 phút với mức độ giảm áp không vượt quá 1mb.

Sự giảm áp tầng thấp xuất hiện là do những ảnh hưởng tổng hợp của
không khí chuyển động thẳng đứng có gia tốc, sự dãn nở của cột
không khí do quá trình giải phóng tiềm nhiệt ngưng kết và đặc biệt là
sự hội tụ của không khí ở tầng thấp không đủ bù cho sự phân kỳ của
nó trên cao.
Trong giai đoạn phát triển hoàn chỉnh của một tháp mây dông, hiện
tượng không khí lạnh giáng xuống tới mặt đất bên dưới đám mây
dông rồi lan toả ra xung quanh, như đã nói ở trên, làm cho khí áp bề
mặt tăng lên đột ngột là dấu hiệu rất đặc trưng của giai đoạn này. Dấu
hiệu đặc trưng này được ghi nhận trên trên giản đồ khí áp ký là những
“móc dông”. “Móc dông” có thể được phân thành hai dạng là “vòm
khí áp” (hình 5.10a) và “mũi khí áp” tuỳ thuộc vào tốc độ tăng áp.
Trường hợp có “mũi khí áp”, mức độ tăng áp có thể lên tới 3 mb
g. Trường độ ẩm không khí bề mặt
Hiện tượng thường ghi nhận được trên những đường ẩm kí từ mạng
lưới trạm quan trắc bề mặt khi có dông qua trạm là sự giảm nhanh của
độ ẩm tương đối trong lúc mưa mạnh, sau đó độ ẩm tương đối tăng lên
nhanh chóng và gần đạt đến trạng thái bão hoà. Trong rất nhiều trường
hợp, độ ẩm lại hạ xuống tới khoảng từ 60-70% một cách đột ngột giữa
lúc mưa đang còn mạnh rồi lại tăng trở lại đến gần trạng thái bão hoà.
Dao động của độ ẩm tương đối (được gọi là “phễu độ ẩm tương đối” hình 5.11) có quan hệ chặt chẽ với vùng mưa và tất nhiên, cùng xuất
hiện cả trong vùng phân kỳ của gió ở mặt đất, vùng có dòng giáng thổi
ra ngoài, tuy mức độ thể hiện thường kém rõ ràng hơn. Nhiệt độ đang
giảm, nhưng khi vừa giảm đến giá trị nhỏ nhất (như đã chỉ ra ở trên)
thì lại tăng lên khoảng 10C và kèm theo sự xuất hiện của phễu độ ẩm
tương đối.
Sự dao động của độ ẩm tương đối quan trắc được cho thấy, dòng giáng
không đủ khả năng để duy trì trạng thái bão hoà khi nó đi xuống ngay
cả khi có một lượng nước mưa lớn ở trong đó. Điều này được giải
thích như sau: Thứ nhất là hơi nước trong không khí ở đây được

ngưng kết trên các giọt nước mưa lạnh một cách dễ dàng; thứ hai là có
sự chậm pha của quá trình bốc hơi từ các giọt nước mưa cho nên ở
11

11


đây không có sự cung cấp đủ hơi nước để độ ẩm tăng lên khi không
khí đi xuống mực thấp.

6.

-

-

-



Theo em trong những tháng chuyển tiếp từ mùa đông sang mùa hè,
nước ta chịu ảnh hưởng của những hệ thống thời tiết nào? Nêu đặc
điểm cơ bản của hệ thống thời tiết đó.
Trả lời:
Thời gian này (t4) áp thấp Nam á bắt đầu hoạt động trên Kv Nam Á
vơi trung tâm trên lãnh thổ Ấn Độ
+ Áp thấp nóng phía Tây này dần mạnh lên về cường độ và phạm vi
gây nắng nóng cho các tỉnh Miền Trung
+ + Các tỉnh phía Tây Bắc cũng chịu ảnh hưởng mạnh và sớm nhất
của Hiệu ứng phơn do lúc này tồn tại 1 áp thấp nóng( kp là AT NA),

tuy nhiên áp tấp này k tồn tại đc lâu, khi kk lạnh về AT này bị nén lại
gây nóng. Bắt đầu từ khoảng tháng 4 nhiệt độ của những khu vực này
tăng rất cao.
Hệ thống Áp cao cận nhiệt đới chủ yếu ảnh hưởng đến các tỉnh Nam
Bộ gây nắng nóng. Khoảng t3,t4 cùng với chuyển động biểu kiến của
mặt trời thì ITCZ đã dịch chuyển lên BBC lên phía Nam của nước ta
và gây mưa cho kv này do tồn tại những nhiễu động trên ITCZ, kết
hợp với Tín Phong hoặc gió ĐB.
Bắt đầu từ tháng 3, áp cao lạnh lục địa Siberia suy yếu đi 1 cách rõ rệt
và lệch Đông hơn so với thời kì chính đông, lúc này 1 nửa Trung tâm
của áp cao nằm trên đại dương, 1 nửa nằm trên lục địa, thời gian sau
AC lệch hẳn ra biển. Do lệch Đông nên các dòng kk lạnh này khi qua
biển bị biến tín mạnh trở nên giàu hơi ẩm hơn -> gây ht nồm ẩm, mưa
phùn. Ở miền Bắc những khi áp cao lạnh lục địa Siberia hoạt động
mạnh trở lại, kk lạnh tràn về nước ta, phía trước nó là kk nóng ẩm, bất
ổn định  gây mưa, mưa to và dông, cho các tỉnh Bắc Bộ và bắc
Trung Bộ. Hoặc khi rãnh gió Tây trên cao phát triển xuống thấp gây
mưa đá.
ĐẶC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG THỜI TIẾT:
12

12


-

-

-


7.

-

-

Áp thấp Nam Á: là áp thấp bán vĩnh cửu. Vào mùa hè, không khí ở
trên đó nóng hơn xung quanh rất nhiều, nó dãn nở và bốc lên cao, gây
nên sự giảm áp tầng thấp ở vùng này và hình thành một vùng áp thấp
nóng rộng lớn, có trung tâm ở Afganistan, được gọi là áp thấp Nam Á
Áp cao cận nhiệt đới ( ACCND TB Thái Bình Dương) đây là trung
tâm khí áp quan trọng nhất ảnh hưởng đến thời tiết nước ta.
+ Vào Từ tháng 2- tháng 5 khi áp cao lấn sang phía tây ,thời gian đầu
lưỡi áp cao di chuyển sang hội tụ với gió mùaTây Nam gây mưa rào
và dông, thời kì khống chế áp cao TBD gây thời tiết nắng nóng kéo
dài không mưa cho khu vực Phía Nam, khi áp cao suy yếu dịch
chuyển về phía đông, gió mùa tây nam hoạt đông trở lại, tạo lên khu
vực hội tụ gió từ áp cao TBD và gió mùa tây nam,tạolên mưa ràovà
dông trên khu vực này
ITCZ : trên vùng nhiệt đới, trong nửa tầng đối lưu dưới tồn tại 1 dải
tương đối hẹp tại đó có sự hội tụ tín phong của 2 bán cầu hay tín
phong của bán cầu này vơí bán cầu kia sau khi vượt xích đạo và đổi
hướng hoặc của tín phong mỗi bán cầu với đới gió tâ xíc đạo mở rộng.
Tạo nên sự hội tụ khối lượng theo phương ngang và thăng lên, đối lưu
phát triển tạo thành 1 đới mây dày đặc có hướng Đông – Tây.. đay là 1
dải thời tiết xấu. Trên ITCZ tồn tại những nhiễu động là nơi phát sinh
của Bão ( 80% cơn bão trên TBD có liên quan đến ITCZ)
Theo em trong những tháng chuyển tiếp từ mùa hè sang mùa đông,
nước ta chịu ảnh hưởng của những hệ thống thời tiết nào? Nêu đặc
điểm cơ bản của hệ thống thời tiết đó.

Trả lời:
Các trung tâm ảnh hưởng:
Sang tháng 9 áp thấp Nam á suy yếu, lúc này lục địa châu Á bắt đầu
lạnh đi, khí áp tăng lên, rãnh gió mùa dịch chuyển về phía xích đạo.
Sự đi chuyển của rãnh này xuống phía nam + sự mạnh lên của gió
mùa Đôg Bắc ở tầng thấp, không khí lạnh xâm nhập xuống hầu khắp
TQ, bán đảo Đông Dương và ảnh hưởng đến nước ta.
Đặc trưng thời tiết:
+ Xoáy nghịch Siberia tiếp tục mạnh lên và trở nên vĩnh cửu vào mùa
Đông, những đợt không khí lạnh từ áp cao này đã xâm nhập xuống
phía nam lãnh thổ nước ta , thậm chí là Thái lan.
13

13


+ Trên cao đới gió Tây Cận nhiệt đới phát triển xuống đến vĩ độ thấp,
tạo ra lớp nghịch nhiệt ở trên cao, hạn chế sự phát triển của các quá
trình đối lưu ở dưới
• ĐẶC ĐIỂM HỆ THỐNG THỜI TIẾT:
- ACCND TBD: Đây là trung tâm khí áp quan trọng ảnh hưởng đến
thời tiết VN.
+ Trong các tháng 8 - 9 lưỡi áp cao bao trùm khu vực Phía bắc và
Trung Bộ thời điểm đầu gây mưa ,dông. Sau khi áp cao bao trùm toàn
bộ khu vực ,cho thời tiết tốt , nắng nhẹ , sau khi lưỡi dịch chuyển ra
có thể gây mưa ,dông nhỏ trên khu vực. Đây là dòng dẫn đường cho
bão đổ bộ vào nước ta.
+ Trong các tháng từ mùa Hè sang mùa Đông, áp cao TBD di chuyển
dịch xuống phía Nam và thu hẹp lại về phía Đông để nhường chỗ cho
AC lạnh lục địa

- AC lạnh lục địa Siberia:
+ Là 1 áp cao lạnh lục địa có tâm ở Hồ Bai – Can. Là áp cao nhiệt
lực bán vĩnh cửu, Áp cao này chủ yếu di chuyển lệch tây và cường độ
giảm đi rõ rệt, đến tháng 9 thì áp cao này lại tiếp tục mạnh lên và dịch
chuyển về phía đông
ITCZ: lúc này hiện diện tại KV Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
Gây mưa lớn và đồng thời là dòng dẫn Bão vào kv này.
 Thời kì chuyển tiếp là thời kì thời tiết có nhiều biến động vì các hệ
thống thời tiết luân phiên chi phối nhau và diễn biến hết sức phức tạp.
Thời kì chuyển tiếp từ mùa Đông sang mùa hè, thời tiết diễn biến
phức tạp, kém ổn định và có nhiều hiện tượng thời tiết nguy hiểm hơn
so với mùa chuyển tiếp từ Hè sang Đông.
8. Theo em trong những tháng mùa hè, nước ta chịu ảnh hưởng của
những hệ thống thời tiết nào? Nêu đặc điểm cơ bản của hệ thống
thời tiết đó.
Trả lời:
- Áp thấp Nam Á hình thành và phát triển mạnh vê cả phạm vi và
cường độ hoạt động. + AT này ảnh hưởng đến nước ta dưới hình thế
thời tiết rìa phía Nam của áp thấp nóng phía Tây. Kết hợp với đk địa
hình cho hiệu ứng phơn gây khô, nắng nóng cho các Tỉnh miền Trung
( từ Huế trở ra, đặc biệt là các tỉnh ở phía Tây Nghệ An, Tây Hà
Tĩnh...).
14

14


-

-


-

9.

-

+ AT Nam Á gây cho KV Tây Nguyên hiện tượng mưa rào dông vào
chiều tối. Đặc biệt ở sườn đón gió.
ITCZ :
+ Theo Hđ biểu kiến của Mặt Trời vào các tháng 7, 8 ITCZ xuất hiện
tại MB và Bắc Trung Bộ. Đồng thời Bão cũng đổ Bộ vào các Tỉnh MB
trong những tháng này
+ tháng 7,8 ITCZ cho miền Bắc thời tiết mưa ngâu. Do trên ITCZ tồn
tại những đám mây tích Sc,Cu,Cb.. đây là loại mưa kéo dài nhưng
mưa k lớn do ITCZ lúc này đơn giản là hội tụ giữa gió mùa TN ( tín
phong BCN vượt XĐ) và tín phong BBC có nguồn gôc lục địa khô.
+ Thời kì đầu mùa hè, ITCZ xuất hiện tại phía Nam nước ta, với
những XT trên ITCZ kéo ITCZ di chuyển lên phía bắc. Sự hội tụ giữa
Tín Phong và gió mùa TN nóng ẩm bất ổn định gây mưa cho Nam Bộ
và đây là những cơn mưa rất quý khi mà Nam Bộ đã trải qua 1 thời kì
khô nóng kéo dài. Với những cơn mưa lớn nó có thể gây ra Lũ ( lũ
tiểu mãn)
MST hình thành do Sự hội tụ của gió mùa Tây Nam giàu hơi ẩm vào
rãnh AT Nam Á. Chủ yếu gây mưa rào và dông cho KV từ Bắc Bộ tới
Trung Trung Bộ, còn các tỉnh phía Nam ít chịu ảnh hưởng
AC Masscaren cũng là 1 trung tâm tác động đến đường đi của bão vào
mùa hè, gió mùa TN sẽ đẩy những cơn bão Dc lên phía Bắc đổ bộ
vào kv Bắc Bộ. Vào mùa hè phía Tây và TN của cơn bão sẽ mạnh nhất
do có sựu hội tụ của hoàn lưu bão với gió TN.

Theo em trong những tháng mùa đông, nước ta chịu ảnh hưởng
của những hệ thống thời tiết nào? Nêu đặc điểm cơ bản của hệ
thống thời tiết đó.
Trả lời:
Vào mùa Đông nước ta chịu ảnh hưởng của các hệ thống thời tiết:
Áp cao lạnh lục địa Siberia có trung tâm ở KV hồ Bai – can ( Vùng
viễn Đông của nước Nga) phát triển mạnh. Từ Rìa phía Nam của AC,
kk lạnh lấn sâu xuống phía Nam, bao trùm cả KV TQ và ảnh hưởng
đến nước ta. Áp cao này ảnh hưởng đến nước ta trong những tháng
mùa đông ( T9 – T4, đb là T11 – T1).
+ Đầu mùa: Tâm của AC nằm ở Phía Tây, trục lưỡi AC nằm trên lục
địa TQ, do vậy KK lạnh dc xuống nước ta theo đường lục địa sự biến
15

15


tính về nhiệt ẩm ít, không khí khá lạnh và khô -> thời tiết khô hanh
cho kV Bắc Bộ. Tại Siberia thì nhiệt độ rất thấp (-30 độ), tuy nhiên
khi Dc xuống nước ta, kk lạnh bị suy yếu dần và ở phía Nam lục địa
TQ có các dãy núi gần như vĩ hướng, xảy ra hiệu ứng phơn nên nhiệt
độ đc tăng thêm
+ KV Nam bộ và Nam Trung Bộ ít chịu ảnh hưởng của KK lạnh
nhưng gió mùa ĐB từ hoàn lưu xoáy nghịch vẫn thổi đến KV này.
+ AC Siberia ảnh hưởng đến nước ta dưới 2 hình thế thời tiết là KK
lạnh Tăng cường và Gió mùa ĐB gây mưa trên diện rộng đặc biệt là
các tỉnh thuộc KV Đông Bắc Bộ và ven biển Trung Bộ và gây nên sự
giảm nhiệt độ, rét đậm rét hại cho các tỉnh miền Bắc, nhiều nơi ở
vùng núi phía Bắc xuất hiện băng giá, sương muối...
 Nhìn chung AC Siberia cho nước ta 1 mùa đông lạnh, ít mưa.

- AC Siberia là 1 AC nhiệt lực bán vĩnh cửu. AC này có xu hướng di
chuyển từ Tây – Đông càng về cuối mùa Đông AC này càng lệch
sang phía Đông Trong nhiều trường hợp khi front Tĩnh ở Hoa Nam
xuất hiện 1 áp thấp phát triển xuống MB VN cho thời tiết nắng nóng
dị thường ở Bắc Bộ
- Front lạnh gây những nhiễu động mạnh gây mưa cho KV ven biển
Trung và Nam trung bộ, những đợt mưa lớn kéo dài gây lụt cho Kv
này vào tháng 11,12 .
- Khi Rãnh gió Tây trên cao dịch chuyển xuống dưới kết hợp với front
lạnh gây mưa đá
- Khu vực Nam Bộ lúc này bị chi phối mạnh bởi tín phong từ AC CND
TBD thời tiết khô, nóng.
- Khoảng tháng 11, ITCZ hiện diện tại Trung trung Bộ và Nam Bộ gây
mưa.

16

16



×