Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Chuyen de khi tuong thuy van

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.19 MB, 62 trang )

Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

NỘI DUNG
MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
PHẦN I.......................................................................................................................................3
ĐỊA LÝ THỦY VĂN..................................................................................................................3
Chương 1.....................................................................................................................................3
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LƯU VỰC............................................................................3
1.1. Phạm vi, vị trí địa lý.........................................................................................................3
1.2. Đặc điểm địa hình............................................................................................................4
1.3. Tiềm năng đất đai, thổ nhưỡng.........................................................................................5
1.4. Thảm phủ thực vật...........................................................................................................6
1.5. Mạng lưới sông ngòi........................................................................................................7
Chương 2...................................................................................................................................10
ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG – KHÍ HẬU...................................................................................10
2.1. Mạng lưới trạm khí tượng..............................................................................................10
2.2. Tình hình quan trắc khí tượng, chất lượng tài liệu quan trắc.........................................10
2.3. Đặc điểm khí hậu khu vực.............................................................................................10
2.4. Các đặc trưng khí hậu:...................................................................................................11

2.4.1. Nhiệt độ:.....................................................................................................11
2.4.2. Độ ẩm:........................................................................................................11
2.4.3 Bốc hơi:.......................................................................................................11
2.4.4. Mưa............................................................................................................11
2.4.5. Nắng:..........................................................................................................12
2.4.6. Gió:............................................................................................................. 12
2.5. Xu hướng biến đổi khí hậu:............................................................................................13

2.5.1. Nhiệt độ:.....................................................................................................13
2.5.2. Độ ẩm:........................................................................................................15
2.5.3. Nắng:..........................................................................................................15


2.5.4. Gió:............................................................................................................. 18
2.5.5. Bốc hơi:......................................................................................................18
2.5.6 Mưa.............................................................................................................20
Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Chương 3...................................................................................................................................23
ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN NGUỒN NƯỚC MẶT....................................................................23
3.1. Mạng lưới trạm thủy văn................................................................................................23
3.2. Tình hình quan trắc thủy văn, chất lượng tài liệu quan trắc...........................................23
3.3. Mạng lưới sông ngòi......................................................................................................23
3.4. Nguồn nước mặt.............................................................................................................24

3.4.1 Sông Sêrêpốk...............................................................................................24
3.4.2 Nguồn nước tại các công trình thủy lợi.......................................................26
Chương 4...................................................................................................................................30
NGUỒN NƯỚC DƯỚI ĐẤT...................................................................................................30
4.1. Tài liệu về nước ngầm....................................................................................................30
4.2. Đặc điểm địa chất thủy văn............................................................................................30
4.3. Trữ lượng, phân bố, chất lượng và khả năng khai thác nước ngầm...............................31

4.3.1. Tầng chứa nước trầm tích bở rời đệ tứ (Q).................................................31
4.3.2. Tầng chứa nước phun trào bazan Neogen – Pleistocen sớm ( Βn2 – qI ). . .32
4.3.3. Tầng chứa nước trầm tích biển nông Jura giữa Hệ tầng La Ngà (J2ln).......34
4.3.4. Tầng chứa nước trầm tích lực nguyên thống Jura hạ Hệ tầng DayH’ling
(J1đl)..................................................................................................................... 36
4.3.5. Các thể địa chất chứa nước rất kém hoặc không chứa nước.......................37
4.4. Nhận xét chung về nguồn nước dưới đất.......................................................................37
PHẦN II....................................................................................................................................39

THỦY VĂN CÔNG TRÌNH.....................................................................................................39
Chương 5...................................................................................................................................39
CÁC ĐẶC TRƯNG KHÍ TƯỢNG VÀ THỦY VĂN CÔNG TRÌNH.....................................39
5.1. Yêu cầu tính toán............................................................................................................39

5.1.1 Các vùng, tiểu vùng và tuyến tính toán.......................................................39
5.1.2 Các yếu tố tiêu chuẩn cần tính toán.............................................................39
5.2. Các đặc trưng khí tượng thiết kế....................................................................................40
5.3. Tiềm năng nguồn nước mặt vùng nghiên cứu................................................................43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................52
PHỤ LỤC..................................................................................................................................53
Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030
...............................................................................................................................................54
...............................................................................................................................................55

Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

DANH SÁCH CÁC HÌNH, ẢNH
Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Cư Jút...................................................................................3
Hình 2: Bản đồ địa hình huyện Cư Jút........................................................................................4
Hình 3: Xu hướng biến đổi nhiệt độ tại trạm Buôn Ma Thuột.................................................14
Hình 4: Xu hướng biến đổi độ ẩm tại trạm Buôn Ma Thuột.....................................................16
Hình 5: Xu hướng biến đổi số giờ nắng tại trạm Buôn Ma Thuột............................................17
Hình 6: Xu hướng biến đổi tốc độ gió tại trạm Buôn Ma Thuột..............................................19

Hình 7: Xu hướng biến đổi bốc hơi tại trạm Buôn Ma Thuột..................................................20
Hình 8: Biểu đồ phân phối lượng mưa trong năm tại Buôn Ma Thuột.....................................21
Hình 9: Biểu đồ biến trình mưa năm trạm Buôn Ma Thuột......................................................22
Hình 10: Lưu lượng trên sông Sêrêpốk tại Cầu 14...................................................................25
Hình 11: Vị trí các hồ chứa thủy lợi..........................................................................................27
Hình 12: Bản đồ địa chất thủy văn huyện Cư Jút.....................................................................30
Hình 13: Bản đồ phân vùng thủy lợi huyện Cư Jút..................................................................39
Hình 14: Bản đồ đẳng trị mưa năm, lượng mưa trung bình nhiều năm....................................41
Hình 15: Mô hình MIKE BASIN kết hợp mô đun mưa dòng chảy NAM................................43

Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Diện tích thị trấn và các xã thuộc huyện Cư Jút............................................................3
Bảng 2: Bảng phân loại đất trên địa bàn huyện Cư Jút...............................................................6
Bảng 3: Diện tích đất dùng cho lâm nghiệp tại huyện Cư Jút....................................................6
Bảng 4: Các trạm đo mưa trên khu vực nghiên cứu.................................................................10
Bảng 5: Nhiệt độ trung bình nhiều năm tại trạm Buôn Ma Thuột (đơn vị: 0C).......................11
Bảng 6: Độ ẩm trung bình nhiều năm tại trạm Buôn Ma Thuột (đơn vị: %)............................11
Bảng 7: Độ bốc hơi trung bình nhiều năm tại trạm Buôn Ma Thuột (đơn vị: mm/ngày).........11
Bảng 8: Tổng lượng mưa tháng trung bình trong nhiều năm tại trạm Buôn Ma Thuột (đơn vị:
mm/tháng).................................................................................................................................12
Bảng 9: Số giờ nắng trung bình trong nhiều năm tại trạm Buôn Ma Thuột (đơn vị: giờ)........12
Bảng 10: Mức thay đổi nhiệt độ (0C) trung bình năm so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản
phát thải trung bình (B2)...........................................................................................................15
Bảng 11: Mức thay đổi (%) lượng mưa so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung
bình (B2)...................................................................................................................................22

Bảng 12: Lưu lượng trung bình hàng tháng của sông Sêrêpốk tại Cầu 14 (đơn vị: m3/s).......25
Bảng 13: Phân mùa lũ cạn và tỷ lệ % lượng nước trên sông Sêrêpốk tại trạm đo Cầu 14.......26
Bảng 14: Thống kê các công trình thủy lợi trong địa bàn huyện Cư Jút..................................28
Bảng 15: Kết quả thí nghiệm trong bazan β (N2 – QI )............................................................33
Bảng 16: Các đặc trưng thủy tính của các tầng chứa nước.......................................................33
Bảng 17: Các đặc trưng thủy tính của các tầng chứa nước.......................................................35
Bảng 18: Kết quả bơm thí nghiệm lỗ khoan trong tầng chứa nước j2ln...................................35
Bảng 19: Kết quả bơm thí nghiệm các giếng khoan khai thác.................................................35
Bảng 20: Các đặc trưng thủy tính của các tầng chứa nước.......................................................36
Bảng 21: Kết quả bơm thí nghiệm tại các giếng khoan khai thác............................................36
Bảng 22: Các trạm đo mưa trên khu vực nghiên cứu...............................................................40
Bảng 23: Đặc trưng mưa tại trạm đo gần khu vực nghiên cứu.................................................41
Bảng 24: Mức thay đổi (%) lượng mưa so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung
bình (B2)...................................................................................................................................43
Bảng 25: Phân bố nguồn nước do mưa tại chỗ theo thời gian (Đơn vị: 106m3)......................45
Bảng 26: Phân bố tổng lượng nước chảy từ lưu vực huyện Đắk Mil (Đơn vị: 106m3)...........47

Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Bảng 27: Phân bố tổng lượng nước mặt từ mưa nội vùng và chảy từ lưu vực huyện Đắk Mil
sang có tính đến điều tiết của các hồ chứa (Đơn vị: 106m3)....................................................49
Bảng 28: Lưu lượng trung bình ba năm gần đây và tổng lượng nước chảy trên sông Sêrêpốk
tại trạm đo Cầu 14.....................................................................................................................50

Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BĐKH:

Biến đổi khí hậu

CCN:

Cụm công nghiệp

CN-TTCN: công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
PCLB:

Phòng chống lụt bão

PTNT:Phát triển nông thôn
TNHH MTV:Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

MỞ ĐẦU
1. Bối cảnh và tính cấp thiết:
Huyện Cư Jút nằm trên trục đường Quốc lộ 14, cách thành phố Hồ Chí Minh
khoảng 300 km, Buôn Ma Thuột 20 km và thị xã Gia Nghĩa là 106 km. Cư Jút là một
trong 8 huyện, thị của tỉnh Đắk Nông, với diện tích tự nhiên của huyện trên 72.029 ha,
là huyện có tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội, là vùng đất được trải đều

trên một địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, phù hợp với nhiều loại cây
trồng như: cà phê, cao su, bông vải, mía, đậu đỗ các loại.... Huyện Cư Jút hiện có 8
đơn vị hành chính, trong đó có 07 xã và 01 thị trấn gồm: 127 thôn, buôn, bon, tổ dân
phố, trong đó có 10 buôn, bon đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Năm 1990 khi mới
thành lập, toàn huyện có gần 20.000 người đến nay đã có 96.684 người (năm 2013)
tăng hơn 4 lần. Cư Jút có cộng đồng dân cư gồm 20 dân tộc cùng sinh sống. Cơ cấu
dân tộc đa dạng, chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm khoảng 50,8%, còn lại là các dân tộc
thiểu số khác chiếm 49,2% dân số toàn huyện.
Do đặc điểm vị trí địa lý, địa hình nên khí hậu ở Cư Jút vừa chịu sự chi phối của
khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát dịu. Song
chịu ảnh hưởng mạnh nhất chủ yếu vẫn là khí hậu Tây Trường Sơn. Khí hậu Cư Jút
trong một năm được chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10
chiếm hơn 82% lượng mưa năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 chỉ chiếm dưới
18% lượng mưa năm. Lượng mưa phụ thuộc nhiều vào sự hoạt động của gió mùa. Mùa
mưa gắn liền với hoạt động của gió Tây Nam nóng ẩm, ảnh hưởng của các loại hình
thời tiết nhiễu động từ Biển Đông vào đất liền. Mùa khô gắn liền với sự thịnh hành của
gió Đông-Đông Bắc lạnh và khô. Phân phối mưa và dòng chảy năm trong tỉnh không
điều hoà, mùa mưa thừa nước thì sinh úng lụt dài ngày, mùa khô thiếu nước nghiêm
trọng. Hệ thống sông suối phân bố tương đối đều, tuy nhiên đều cạn kiệt vào mùa khô.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước trong mùa khô cho huyện Cư Jút, 8 dự án hồ
thủy lợi đã được đầu tư xây dựng với tổng dung tích khoảng 12,4 triệu m 3 và một trạm
bơm điện dùng để tưới cho diện tích 1.000,11 ha lúa hai vụ, 625,23ha cây công nghiệp
ngắn ngày và rau màu; 1.703,65ha cây CN dài ngày, cây ăn quả, hoa, dược liệu. Tuy
nhiên do năng lực tưới của một số hồ còn yếu, chưa khai thác hết khả năng. Một số hồ
bị xuống cấp, hư hỏng gây thất thoát nước, đặc biệt là hồ Cư Pu bị thấm, rò rỉ qua thân
đập nghiêm trọng gây nguy hiểm cho nhân dân ở vùng hạ lưu.
Hiện nay, số công trình này chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu nước tưới cho diện
tích 2.763,35 ha bao gồm 1.000,11 ha lúa 2 vụ trong tổng số 2924 ha lúa; 1703,65 ha
cây CN dài ngày, cây ăn quả, hoa, dược liệu trong tổng số 14.623 ha; và 625,23 ha
hoa màu và cây công nghiệp hàng năm trong tổng số 10.073 ha. Phần diện tích sản

xuất còn lại, người dân phải phụ thuộc chủ yếu vào nước mưa và nước ngầm nên sản
Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

xuất không ổn định và hiệu quả sử dụng đất không cao, chi phí đầu tư cho sản xuất
chiếm tỉ trọng lớn.
Vì những lý do trên, đồng thời để có cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp sử
dụng hiệu quả nguồn nước, Chi cục Thủy lợi và PCLB tỉnh Đắk Nông đã giao cho
Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam chủ trì thực hiện dự án: “Quy hoạch thủy lợi chi
tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.
2. Mục tiêu lập quy hoạch:
Dự án được thực hiện nhằm giải quyết các mục tiêu là:
- Xác định các giải pháp phát triển nguồn nước hợp lý, phù hợp với quy hoạch
chung của lưu vực và quy hoạch của tỉnh Đắk Nông, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế
xã hội trong giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- Quy hoạch được hoàn thành sẽ tạo tiền đề để địa phương xây dựng kế hoạch
phát triển kinh tế xã hội, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đầu tư xây dựng các công trình
thủy lợi đến 2030.
- Nghiên cứu các tác động tiêu cực và giải pháp phòng ngừa trong điều kiện
biến đổi khí hậu từ nay đến năm 2030.
3. Mục tiêu, yêu cầu tính toán thủy văn
- Tổng quan đặc điểm địa lý tự nhiên của huyện Cư Jút.
- Phân tính đặc điểm khí hậu và phân tích xu hướng biến đổi khí hậu, các
nghiên cứu về biến đổi khí hậu có liên quan.
- Phân tích đặc điểm thủy văn nguồn nước mặt
- Phân tích nguồn nước dưới đất.
- Tính toán thủy văn công trình
4. Chủ đầu tư

Chi cục Thủy lợi và PCLB tỉnh Đắk Nông – Sở Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn tỉnh Đắk Nông.
5. Đơn vị thực hiện
Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam
6. Thời gian thực hiện lập quy hoạch
Thời gian thực hiện: 2012 - 2014

Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

PHẦN I
ĐỊA LÝ THỦY VĂN
Chương 1
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN LƯU VỰC
1.1.

Phạm vi, vị trí địa lý

Huyện Cư Jút (Hình 1) nằm trên trục đường Quốc lộ 14 nối thành phố Hồ Chí
Minh với thành phố Buôn Ma Thuột, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 300 km,
Buôn Ma Thuột 20 km và thị xã Gia Nghĩa là 106 km. Huyện Cư Jút có diện tích tự
nhiên là 720,29 km2, nằm ở phía bắc của tỉnh Đắk Nông, có tọa độ địa lý từ
107o33’31” đến 107o56’6” độ kinh Đông, từ 12o32’50” đến 12o48’45” độ vỹ Bắc. Phía
Bắc giáp huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk, phía Đông giáp thành phố Buôn Ma Thuột
tỉnh Đắk Lăk, phía Tây giáp Campuchia, phía Nam giáp huyện Đắk Mil và một phần
huyện Krông Nô. Huyện Cư Jút có một thị trấn Ea Tling và bảy xã là Trúc Sơn, Cư
Knia, Đắk Đrông, Đắk Wil, Ea Pô, Nam Dong và Tâm Thắng với diện tích của từng xã
được trình bày trong Bảng 1.


BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN CƯ JÚT

Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Cư Jút.

Bảng 1: Diện tích thị trấn và các xã thuộc huyện Cư Jút
Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

STT

Tên

Diện tích (km2)

1

Thị trấn Ea T’ling

22,35

2

Xã Ea Pô

99,31

3


Xã Nam Dong

39,67

4

Xã Đắk Đrông

58,89

5

Xã Tâm Thắng

21,57

6

Xã Trúc Sơn

28,02

7

Xã Đắk Wil

420,83

8


Xã Cư Knia

29,65

Tổng số

720,29
Nguồn niên giám thống kế huyện Cư Jút

1.2.

Đặc điểm địa hình

Hình 2: Bản đồ địa hình huyện Cư Jút
Cư Jút là một trong những bình nguyên chuyển tiếp giữa cao nguyên Đắk Lắk
và cao nguyên Đắk Mil, địa hình tương đối bằng phẳng, ít chia cắt, độ cao trung bình
400 – 450 m so với mực nước biển (Hình 2), được chia thành hai loại hình chính:
- Khu vực đông – đông nam bao gồm các xã Tâm Thắng, Đắk Đrông, Nam
Dong, Cư Knia và thị trấn Ea Tling là địa hình thuộc lưu vực sông Sêrêpốk nên khá
Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

bằng phẳng với đồi bằng, lượn sống và xen kẽ núi cao tạo nên các bình nguyên hẹp,
địa hình nghiêng theo hướng đông – đông bắc.
- Khu vực phía tây thuộc ranh giới xã Đắk Wil, Trúc Sơn và Ea Pô có địa hình
bán sơn địa, khá chia cắt, hình thành nhiều núi cao và đồi bát úp, độ dốc có xu thế
giảm dần từ đông nam xuống tây bắc.

1.3.

Tiềm năng đất đai, thổ nhưỡng

Tài nguyên trên địa bàn huyện Cư Jút có thể phân ra thành năm nhóm chính
(Bảng 2):
- Đất vàng nhạt phát triển trên sản phẩm phong hóa bột kết (Fq): có diện tích
lớn nhất (33.197 ha) chiếm diện tích 46,115, phân bố vùng phía tây huyện trên địa bàn
xã Đắk Wil, đây là loại đất hình thành trên đá mẹ là phiến sét, thành phần cơ giới là
thịt nhẹ, tầng dày <30cm, độ dốc thay đổi từ cấp II đến cấp IV, rất nhiều đá lộ đầu
thành cụm. Đối với loại đất này khi canh tác cần có biện pháp cải tạo đất thường
xuyên, không khai hoang trong mùa mưa và canh tác luân canh, đảm bảo lớp phủ thực
vật thường xuyên và hạn chế mức thấp nhất về xói mòn, rửa trôi.
- Đất đỏ vàng trên phiến sét (Fs): có diện tích 21.766 ha chiếm 30,23% tổng
diện tích, phân bố chủ yếu trên địa hình núi cao, tập trung thành dãy vùng trung tâm và
rìa phía bắc, phía đông huyện trên địa bàn nhiều xã Ea Pô (phía bắc xã), Đắk Đrông,
Tâm Thắng, Ea Tling, Trúc Sơn… Đây là loại đất được hình thành trên đá mẹ là phiến
sét, phong hóa triệt để, thành phần cơ giới là thịt nặng, ít xốp, khi mất nước trở nên
chai rắn, tầng dày 70 – 100 cm, ít dốc (cấp II, III). Thảm thực vật đã được khai thác
trồng cây, chủ yếu cây hàng năm.
- Nhóm đất đen trên đá Basalt và tuf (Rk): có diện tích 14.394 ha chiếm xấp xỉ
20% diện tích tự nhiên, phân bố ở các thung lũng vùng trung tâm (phía đông Đắk Wil,
Ea Pô, Đắk Đrông, Cư Knia), phát triển chủ yếu trên nền đá mẹ Basalt nên giàu các
nguyên tố như sắt, nhôm, canxi, magiê, phosphor, kali, natri… Nhóm đất này có địa
hình lượn song, rất giàu dinh dưỡng, có tầng dày thích hợp cho nhiều loại cây trồng.
đất ít thoát nước nên phải có biện pháp rửa chua.
- Đất nâu đỏ trên đá Basalt (Fk): có diện tích 2.336 ha chiếm tỷ lệ khá thấp
(3,24% diện tích), phân bố rải rác vùng phía nam. Là nhóm đất hình thành trên đá mẹ
Basalt nên giàu các nguyên tố sắt, nhôm, canxi, magie, phosphor, kali, natri. Đất tơi
xốp, thành phần cơ giới thịt nặng đến trung bình, tầng dày 50 - 100 cm, độ dốc cấp III,

IV. Đây là nhóm đất giàu mùn, dinh dưỡng cao nên thích hợp cho các loại cây công
nghiệp dài ngày như cà phê, tiêu, cao su hay ngắn ngày như lạc, đậu nành…

Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

- Đất thung lũng dốc tụ (D): diện tích nhỏ (297 ha) chiếm 0,41% diện tích, phân
bố rải rác ven sông suối, được hình thành bởi quá trình bào mòn vận chuyển vật chất
từ cao xuống thấp, thường bị ngập nước nên gây hóa, đất bị kết von. Đất khá giàu mùn
hữu cơ, đất thịt nhẹ ít thoát nước nên thích hợp cho trồng cây lương thực, có thể phát
triển lúa nước.
Bảng 2: Bảng phân loại đất trên địa bàn huyện Cư Jút

hiệu

Diện
tích
(ha)

Tỷ lệ
(%)

STT

Nhóm đất

I


Nhóm đất trên sản phẩm phiến
sét

1

Đất vàng nhạt phong hóa bột kết

Fq

33.197

2

Đất đỏ vàng trên đá phiến sét

Fs

21.766 30,23

II

Nhóm đất Feralít trên sản
phẩm Basalt

1

Đất đen trên đá Basalt

Rk


2

Đất nâu đỏ trên Basalt

Fk

2.336

3

Nhóm đất dốc tụ thung lũng

D

297

Tổng cộng

Vùng phân bố

54.963 76,35

16.730

46,11 Phía tây huyện
Trung tâm, rìa phía
bắc, rìa phía đông

23,24


14.394 19,99 Phía tây huyện

71.990

3,24 Phía nam
0,41 Ven sông suối
100

Nguồn: Đề án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Cư Jút tỉnh Đắk
Nông giai đoạn 2006 – 2020.
1.4.

Thảm phủ thực vật
Năm 2013, huyện có 37.083 ha đất rừng, trong đó rừng phòng hộ 1.454 ha,

rừng đặc dụng 2.794 ha và 32.834 ha đất rừng sản xuất. Diện tích rừng phân bổ không
đều, chủ yếu ở xã Đắk Wil (35.681ha), một số xã hiện không có hoặc có rất ít rừng
như xã Ea Pô, Nam Dong, Cư Knia. Độ che phủ rừng trong toàn huyện đạt 51%. Từ
năm 2000 đến 2010, diện tích rừng tự nhiên bị mất đi là 8.004 ha. Thời gian gần đây,
do có nhiều dự án trồng rừng được triển khai nên diện tích rừng tăng lên là 144 ha so
với năm 2010. Do đó cần phải có nhiều biện pháp quyết liệt để bảo vệ rừng nhằm giảm
thiểu các tác động tiêu cực do thoái hóa rừng và tích cực triển khai các chương trình
trồng rừng.
Bảng 3: Diện tích đất dùng cho lâm nghiệp tại huyện Cư Jút

Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030


Năm

Diện tích đất rừng (ha)

Rừng tự nhiên (ha)

Rừng trồng (ha)

2000

44.967

44.967

0

2005

40.028

40.028

0

2007

40.025

40.025


0

2008

39.452

39.452

0

2009

39.452

39.452

0

2010

36.963

36.963

0

2011

37.108


37.108

0

2012

37.107

36.978

129

Nguồn: Niên giám thống kế huyện Cư Jút
Rừng tự nhiên ở Cư Jút thuộc hệ sinh thái rừng thường xanh phân bổ vùng núi
cao nam Tây Nguyên, đồng thời có sự giao thoa với hệ sinh thái rừng khộp là hệ sinh
thái rừng khô cạn điển hình của Tây Nguyên và cũng là hệ sinh thái điển hình độc đáo
của ba nước Đông Dương. Rừng mang tính đa dạng sinh học cao với hệ thực vật rất
phong phú. Rừng tự nhiên ở đây có nhiều loại gỗ quý và cây đặc sản vừa có giá trị
kinh tế, vừa có giá khoa học. Trong rừng còn có nhiều loại động vật quý hiếm có trong
sách đỏ của Việt Nam và thế giới. Ngoài ra rừng còn có nhiều loại dược liệu quý là
nguồn nguyên liệu dồi dào để chế thuốc chữa bệnh trong y học dân tộc.
Về công tác quản lý rừng và đất lâm nghiệp: Công tác lâm sinh, chăm sóc,
khoanh nuôi bảo vệ rừng thực hiện thường xuyên nên đã hạn chế được tối đa tình trạng
phá rừng, lấn chiếm rừng, khai thác lâm sản trái phép. Giá trị sản xuất lâm nghiệp
trong năm 2012 là: trồng và nuôi rừng (366 triệu đồng), khai thác gỗ và lâm sản (4.007
triệu đồng), dịch vụ và lâm nghiệp khác (1.030 triệu đồng). Hiện nay, tình trạng phá
rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy vẫn diễn biến khá phức tạp; tình trạng khai
thác, vận chuyển, mua bán chế biến lâm sản trái phép vẫn còn xảy ra. Do đó hiện
tượng thoái hóa đất rừng đang diễn ra, thảm thực vật ngày càng nghèo, một số nới
không còn khả năng khai thác chỉ tập trung phục hồi, khoanh nuôi tái sinh rừng.

1.5.

Mạng lưới sông ngòi
Huyện Cư Jút nằm toàn bộ trong lưu vực của sông Sêrêpốk. Hệ thống sông suối

trên địa bàn huyện khá phong phú, phân bố tương đối đồng đều, nhưng do địa hình dốc

Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

nên khả năng giữ nước kém, những khe suối nhỏ hầu như không có nước trong mùa
khô nên mực nước các sông suối lớn thường xuống rất thấp.
Sông Sêrêpốk là chi lưu cấp I của sông Mê Kông do hai nhánh sông Krông Nô
và Krông Na hợp lưu với nhau tại thác Buôn Dray (huyện Krông Na). Đoạn chảy trên
địa phận huyện Cư Jút lòng sông tương đối dốc, chảy từ cao độ 400m ở hợp lưu xuống
cao độ 150 m ở biên giới Campuchia. Khi chảy qua địa bàn huyện, do kiến tạo địa chất
phức tạp, lòng sông trở nên hẹp và dốc nên tạo ra các thác nước lớn hùng vĩ, vừa có
cảnh quan thiên nhiên đẹp, vừa có tiềm năng thủy điện mang lại giá trị kinh tế. Đó là
thác Trinh Nữ, Dray H'Linh, Gia Long, ĐraySap. Các thác này đang được đưa vào
khai thác phục vụ du lịch và phát triển thuỷ điện.
- Sông Krông Knô bắt nguồn từ vùng núi cao Chư Yang Sin (> 2000m) chạy
dọc ranh giới phía Nam sau đó chuyển hướng lên phía Bắc (ranh giới phía Tây) và
nhập với sông Krông Ana ở thác buôn Dray. Tổng diện tích lưu vực sông là 3920
km2 và chiều dài dòng chính là 156 km, độ dốc trung bình của sông 6,8%. Dòng chảy
bình quân trên toàn lưu vực là 34 lít/s/km 2. Mùa mưa lượng nước khá lớn gây lũ lụt và
bồi đắp phù sa cho các cánh đồng ven sông.
- Sông Krông Ana là hợp lưu của các suối lớn như Krông Buk, Krông Pắc,
Krông Bông, Krông K’Mar, diện tích lưu vực 3960 km 2, chiều dài dòng chính 215km.

Dòng chảy bình quân 21 lít/s/km 2. Độ dốc lòng sông không đồng đều, những nhánh
lớn ở thượng nguồn 4-5%, đoạn hạ lưu thuộc Lăk –Buôn Trăp có độ dốc 0,25%, dòng
sông gấp khúc gây lũ lụt hàng năm trên phạm vi khá rộng, đồng thời cũng bồi đắp phù
sa tạo nên những cánh đồng màu mỡ ven sông.
Ngoài sông Sêrêpốk nêu trên, hệ thống sông suối vừa và nhỏ cũng khá phong
phú, mật độ khoảng 0,4 - 0,6 km/km2. Các suối lớn bắt nguồn từ huyện Đắk Mil chảy
vào địa bàn huyện Cư Jút như suối Đắk Drông, Đắk Gan, Ea Dier, Đắk Drich, Đắk
Nop, Đắk Bon, Đắk Sirr, Đắk Klau, Dắk Mlai, Đắk Nhop, Đắk Kên. Trong các suối
trên thì đã có suối Đắk Drông và Ea Dier đã được xây dựng hồ chứa. Suối Đắk Gan là
suối có tiềm năng lớn nhưng chưa được khai thác. Suối Đắk Drich nằm ở ranh giới của
vùng sản xuất nông nghiệp và rừng nên khả năng khai thác hạn chế hơn do nằm ở
vùng địa hình thấp. Các suối còn lại không có khả năng khai thác thủy lợi do chảy vào
khu vực sản xuất lâm nghiệp có địa hình thấp.

Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Tuy có mật độ suối khá dày nhưng đa số các suối không có nước trong mùa
khô. Đặc biệt vùng giáp ranh giữa 4 xã Đắk Đrông, Đắk Wil, Ea Pô và Nam Dong có
mật độ suối tập trung rất thấp nên gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp trong mùa
khô. Trong những năm gần đây tình hình thời tiết có nhiều biến đổi, lượng mưa thấp,
tình trạng tài nguyên rừng bị suy giảm, mức độ khai thác nguồn nước ngầm không
kiểm soát được là những nguyên nhân làm cho tình trạng hạn hán gay gắt và thiếu
nước nghiêm trọng.

Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn



Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Chương 2
ĐẶC ĐIỂM KHÍ TƯỢNG – KHÍ HẬU
2.1.

Mạng lưới trạm khí tượng

Xung quanh khu vực nghiên cứu có 4 trạm có đo mưa, trong đó có 3 trạm khí
tượng và 1 trạm thủy văn. Phía đông khu vực nghiên cứu có trạm khí tượng Buôn Ma
Thuột; phía tây nam có trạm khí tượng Đắk Mil; trên địa bàn huyện có trạm thủy văn
Cầu 14 có quan trắc mưa. Ngoài ra chọn trạm Đắk Nông phía tây nam khu vực nghiên
cứu.
2.2.

Tình hình quan trắc khí tượng, chất lượng tài liệu quan trắc

Các trạm đo này có chuỗi quan trắc không đồng thời, trong đó có trạm Buôn
Ma Thuột có thời gian quan trắc dài nhưng lại bị gián đoạn và chia làm 3 giai đoạn
(Bảng 4).
Bảng 4: Các trạm đo mưa trên khu vực nghiên cứu
TT

Tên trạm

Thời gian hoạt động

1

Buôn Ma Thuột


1933-1944, 1954-1974, 1977-nay

2

Đắk Min

1978-1993, 1998-nay

3

Cầu 14

1976 - nay

4

Đắk Nông

1978 - nay

2.3.

Đặc điểm khí hậu khu vực

Do đặc điểm vị trí địa lý, địa hình nên khí hậu ở Cư Jút vừa chịu sự chi phối của
khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát dịu. Song
chịu ảnh hưởng mạnh nhất chủ yếu vẫn là khí hậu Tây Trường sơn. Nhìn chung thời
tiết chia làm 2 mùa khá rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 kèm theo gió Tây
Nam thịnh hành, các tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7, 8, 9, lượng mưa chiếm

khoảng 80% lượng mưa năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, trong mùa
này độ ẩm giảm, gió Đông Bắc thổi mạnh, bốc hơi lớn, gây khô hạn nghiêm trọng.
Tại huyện Cư Jút không có trạm đo khí tượng nên các đặc trưng khí hậu tại
huyện Cư Jút được đánh giá theo số liệu thực đo tại trạm đo khí tượng Buôn Ma Thuột
ở cách huyện khoảng 20 km.
Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

2.4.

Các đặc trưng khí hậu:

2.4.1. Nhiệt độ:
Đặc điểm nổi bật của chế độ nhiệt ở Cư Jút là hầu như không có mùa lạnh với
một nền nhiệt độ đồng đều, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng không cao và có sự hạ
thấp nhiệt độ theo độ cao. Nhiệt độ cao nhất vào tháng 4 với nhiệt độ trung bình tháng
cao nhất là 33,80C, nhiệt độ ngày có lúc lên đến 380C. Nhiệt độ thấp nhất là vào cuối
tháng 12 và đầu tháng 1 với nhiệt độ trung bình tháng nhỏ nhất vào khoảng 17,3 –
17,50C, nhiệt độ ngày thấp nhất có lúc đến 110C (Bảng 5).
Bảng 5: Nhiệt độ trung bình nhiều năm tại trạm Buôn Ma Thuột (đơn vị: 0C).
Tháng

1

2

3


4

5

6

7

8

9

10

11

12

Max

27,7

30,2

32,8

33,8

32,1


30,1

29,5

29,1

29,1

28,7

27,5

26,4

Min

17,3

18,4

20,2

21,8

21,8

21,3

20,9


20,6

20,5

19,9

18,8

17,5

2.4.2. Độ ẩm:
Độ ẩm trung bình tại khu vực nghiên cứu dao động trong khoảng 71,4 đến 89%
(Bảng 6). Độ ẩm thay đổi trong năm khá rõ rệt. Biến trình thay đổi độ ẩm trùng với sự
thay đổi của biến trình mưa và ngược chiều với thay đổi nhiệt độ. Độ ẩm thấp nhất là
vào các tháng mùa khô 2, 3 và 4 và cao nhất vào các tháng 8 và 9. Trong năm, độ ẩm
tăng rất nhanh vào giai đoạn tháng 4 sang tháng 5, đây là giai đoạn bắt đầu của mùa
mưa.
Bảng 6: Độ ẩm trung bình nhiều năm tại trạm Buôn Ma Thuột (đơn vị: %).
Tháng

1

2

3

4

5


6

7

8

9

10

11

12

TB

77,3

73,7

71,4

72,6

80,3

85,3

86,9


88,4

89,0

86,7

84,3

81,9

2.4.3 Bốc hơi:
Độ bốc hơi tại Cư Jút thay đổi khá lớn theo mùa, biến trình thay đổi cùng chiều
với thay đổi nhiệt độ và ngược chiều với thay đổi của mưa. Vào mùa khô, độ bốc hơi
cao nhất xảy ra vào tháng 3 với mức trung bình là 6,63 mm/ngày. Độ bốc hơi thấp nhất
vào giữa mùa mưa, tháng 9 với mức trung bình là 1,79 mm/ngày (Bảng 7).
Bảng 7: Độ bốc hơi trung bình nhiều năm tại trạm Buôn Ma Thuột (đơn vị: mm/ngày).
Tháng
TB

1

2

3

4

5

6


7

8

9

10

11

12

5,35

6,40

6,63

5,96

3,75

2,58

2,28

2,05

1,79


2,40

3,12

3,98

2.4.4. Mưa
Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Lượng mưa hàng năm tại huyện Cư Jút dao động khá lớn. Theo số liệu thống kê
trong 30 năm gần đây, lượng mưa thấp nhất là 1347 mm vào năm 2004 và cao nhất là
2598 mm vào năm 1981. Lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 1869 mm
(Bảng 8).
Mùa mưa thường kéo dài 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10 trùng với mùa gió
mùa tây nam hoạt động. Lượng mưa mùa mưa chiếm 82% lượng mưa cả năm. Tháng 8
và tháng 9 là tháng có lượng mưa lớn nhất đạt trên 300 mm/tháng. Số ngày mưa có
lượng mưa lớn hơn 0,1 mm thường đạt xấp xỉ 25 ngày/tháng.
Mùa khô kéo dài 6 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa mùa khô
chiếm khoảng 18% lượng mưa cả năm, chỉ xảy ra vào thời kỳ đầu và thời kỳ cuối của
mùa khô. Lượng mưa ở thời kỳ giữa mùa khô, vào tháng 1 và 2, rất thấp, có nhiều năm
không có mưa. Lượng mưa thường nhỏ hơn 10 mm/tháng và chỉ có mưa một vài ngày
trong tháng.
Bảng 8: Tổng lượng mưa tháng trung bình trong nhiều năm tại trạm Buôn Ma Thuột
(đơn vị: mm/tháng).
Tháng
Tổng


1

2

3

4

5

6

162.
3.0

12.6 65.3

3

7

8

9

212.
276.2 4

10


11

12

73.8

12.8

125.
286.4 315.0

323.3

5

2.4.5. Nắng:
Tổng số giờ nắng bình quân hàng năm khá cao khoảng 2482 giờ (Bảng 9), năm
cao nhất là 2870 giờ, năm thấp nhất là 1922 giờ. Trong đó mùa khô số giờ nắng trung
bình cao hơn (1.405 giờ) so với mùa mưa (1077 giờ). Tháng có số giờ nắng nhiều nhất
thường rơi vào tháng 2 và tháng 3 với khoảng gần 9 giờ/ngày. Tháng có số giờ nắng ít
nhất thường rơi vào tháng giữa mùa mưa và chỉ đạt khoảng 5 đến 6 giờ/ngày.

Bảng 9: Số giờ nắng trung bình trong nhiều năm tại trạm Buôn Ma Thuột (đơn vị:
giờ)
Tháng
TB

1


2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

8.4

9.0

8.8

8.5


7.3

6.1

5.9

5.1

5.3

5.4

6.0

6.0

2.4.6. Gió:
Hướng gió thịnh hành trong vùng thay đổi rõ rệt theo mùa. Từ tháng 5 tới tháng
10 gió có hướng Tây, Tây nam là chủ yếu. Từ tháng 11 đến tháng 4 hướng gió Đông,
Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Đông Bắc là chủ yếu. Tốc độ gió trung bình khoảng 1,6-2,1 m/s. Tốc độ gió lớn hơn
10m/s thường xảy ra vào các tháng mùa mưa, trung bình mỗi tháng xảy ra từ 7÷9 ngày.
Tốc độ gió lớn trên 15m/s thường xảy ra vào các tháng đầu hoặc cuối mùa nắng. Tốc
độ gió lớn nhất ghi được là 31m/s. Do tác dụng chắn ngang của dãy Trường Sơn nên
hàng năm huyện Cư Jút không có bão đổ bộ trực tiếp vào, tốc độ gió không mạnh, di
chuyển chậm, hình thành vùng áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn trên diện rộng.

2.5.

Xu hướng biến đổi khí hậu:

2.5.1. Nhiệt độ:
Trong thời gian 31 năm, từ 1977 đến 2007, nhiệt độ trung bình và nhiệt độ min
của các tháng có xu hướng tăng từ 0,3 – 1 0C. Nhiệt độ max trong các tháng mùa khô
có xu hướng giảm nhưng nhưng trong các tháng mùa mưa lại có xu hướng tăng lên.
Xu hướng chung của nhiệt độ tăng theo thời gian do tác động của biến đổi khí hậu,
hiện tượng nóng lên toàn cầu. Ngoài ra, yếu tố tăng trưởng dân số và suy thoái rừng
cũng tác động đến nền nhiệt độ vùng.
Theo kịch bản biến đổi khí hậu của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì đến năm
2020 nhiệt độ sẽ tăng lên khoảng 0,4 – 0,5 0C so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản
phát thải trung bình, đến năm 2050 tăng khoảng 0,9 – 1,30C.

Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Hìn

h 3: Xu hướng biến đổi nhiệt độ tại trạm Buôn Ma Thuột

Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Bảng 10: Mức thay đổi nhiệt độ (0C) trung bình năm so với thời kỳ 1980-1999 theo

kịch bản phát thải trung bình (B2)
Tháng

Mốc thời gian trong thế kỷ 21
2020

2030

2040

2050

2060

2070

2080

2090

2100

XII-II

0,5

0,5

0,7


1

1,2

1,4

1,5

1,7

1,8

III-V

0,4

0,6

0,8

0,9

1,2

1,4

1,6

1,7


1,9

VI-VIII

0,4

0,7

1

1,3

1,6

1,8

2,1

2,3

2,5

IX-XI

0,5

0,6

0,8


1

1,2

1,4

1,6

1,8

1,9

2.5.2. Độ ẩm:
Độ ẩm trung bình năm tại trạm đo Buôn Ma Thuột có sự biến động theo chiều
hướng tăng, từ năm 1977 đến 1989 là 80,0%, từ năm 1990 đến 2007 là 81,2%. Mùa
mưa có độ ẩm khá cao với mức trung bình từ 80 – 90%, đặc biệt tháng 9 và tháng 10
có độ ẩm cao nhất xấp xỉ 90% (Hình 4). Mùa khô độ ẩm giảm xuống mức 70 – 80%,
độ ẩm thấp nhất vào tháng 3 với giá trị trung bình là 71,04%.
Độ ẩm trong khoảng thời gian 31 năm (từ năm 1977 đến năm 2007) có xu
hướng tăng từ 3 – 6% vào mùa khô và đầu mùa mưa (từ tháng 12 đến tháng 5) và
không thay đổi hoặc tăng rất ít trong giai đoạn mùa mưa (từ tháng 7 đến tháng 11). Sự
biến đổi của độ ẩm trong mùa khô có thể giải thích là do tác động của các hồ chứa
thủy lợi, thủy điện, sự gia tăng các hoạt động nông nghiệp trong mùa khô...
2.5.3. Nắng:
Tổng số giờ nắng bình quân hàng năm khá cao khoảng 2.459 giờ, năm cao nhất
(năm 1989) là 2.840 giờ, năm thấp nhất (năm 1999) là 1.889 giờ. Trong đó mùa khô số
giờ nắng trung bình cao hơn (1.393 giờ) so với mùa mưa (1066 giờ). Tháng có số giờ
nắng nhiều nhất thường rơi vào tháng 3 và đạt tới 220 ÷ 320 giờ/tháng, khoảng 7 - 10
giờ/ngày. Tháng có số giờ nắng ít nhất thường rơi vào tháng giữa mùa mưa và chỉ đạt
khoảng 100÷180 giờ/tháng, khoảng 3 – 6 giờ/ngày (Hình 5).


Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Hình 4: Xu hướng biến đổi độ ẩm tại trạm Buôn Ma Thuột

Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Hình 5: Xu hướng biến đổi số giờ nắng tại trạm Buôn Ma Thuột
Số giờ nắng trong thời gian từ năm 1982 đến năm 2007 có xu hướng giảm, đặc
biệt là vào tháng 12 có số giờ nắng trung bình giảm đến gần 4 giờ trong vòng 25 năm.
Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn


Quy hoạch thủy lợi chi tiết huyện Cư Jút giai đoạn 2015-2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Nguyên nhân có thể do sự biến đổi khí hậu dẫn đến thời gian mùa mưa bị kéo dài và
thời gian của các trận mưa cũng dài hơn.
2.5.4. Gió:
Xu hướng thay đổi về tốc độ gió thể hiện rõ rệt theo từng mùa (Hình 6 6).
Trong thời gian 31 năm từ 1977 đến 2007, vào mùa khô, từ tháng 11 đến tháng 4, tốc
độ gió Đông, Đông Bắc có xu hướng giảm từ 1- 2m/s. Ngược lại, trong mùa mưa từ
tháng 5 đến tháng 10, tốc độ gió Tây, Tây Nam lại có xu hướng tăng lên từ 0,5 - 2m/s.
2.5.5. Bốc hơi:
Lượng bốc hơi bình quân hàng năm vào khoảng 1.394 mm, năm cao nhất (năm

1977) là 2.078,7mm, năm thấp nhất (năm 2000) là 1.025mm. Trong đó, 6 tháng mùa
khô (từ tháng 11 đến tháng 4) có lượng bốc hơi trung bình đạt 946 mm, chiếm 68%
tổng lượng bốc hơi trung bình hằng năm . Tháng có lượng bốc hơi nhiều nhất thường
rơi vào tháng 3 và đạt mức trung bình là 6,6mm/ngày. Lượng bốc hơi thấp nhất năm là
vào tháng 9 với mức trung bình là 1,8mm/ngày (Hình 7).
Lượng bốc hơi từ năm 1977 đến năm 2010 có xu hướng giảm mạnh vào mùa
khô với mức giảm khoảng 2 - 3mm và và giảm nhẹ vào mùa mưa. Lượng bốc hơi giảm
nguyên nhân cũng do sự thay đổi về các yếu tố khí hậu như số giờ nắng giảm, tốc độ
gió vào mùa khô cũng giảm và độ ẩm trung bình tăng.

Chuyên đề: Khí tượng – Thủy văn


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×