Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Quá trình phát triển kinh tế, xã hội của thành phố trà vinh từ năm 1992 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LÊ VĂN KHÁNH

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI
CỦA THÀNH PHỐ TRÀ VINH TỪ NĂM 1992 ĐẾN NĂM 2015

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

HÀ NỘI, NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LÊ VĂN KHÁNH

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI
CỦA THÀNH PHỐ TRÀ VINH TỪ NĂM 1992 ĐẾN NĂM 2015

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.03.13
LUẬN VĂN THẠC SĨ: KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ KIỀU TRANG

HÀ NỘI, NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan bản luận văn này là kết quả nghiên cứu của cá nhân
tôi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực. Kết
quả nghiên cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố
trước đó.
Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Hà Nội, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn

Lê Văn Khánh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ………………………………………………………………

1

NỘI DUNG ……………………………………………………………

9

Chương 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ TRÀ VINH
GIAI ĐOẠN 1992 - 2015 …………………………………………….

9

1.1. Khái quát về địa lý và nhân văn của thành phố Trà Vinh …

9


1.1.1. Vị trí địa lý và các đơn vị hành chính …………………...

9

1.1.2. Đặc điểm tự nhiên và xã hội …………………………….

11

1.1.3. Truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân thành phố
Trà Vinh qua các thời kỳ lịch sử ……………………………………...

18

1.2. Những nhân tố tác động đến quá trình phát triển kinh tế, xã
hội của thành phố Trà Vinh giai đoạn 1992 - 2015 …………………..

27

1.2.1. Đường lối phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước

27

1.2.1.1. Bối cảnh lịch sử ……………………………………….

27

1.2.1.2. Đường lối phát triển kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà
nước ……………………………………………………………

30


1.2.2. Chủ trương phát triển kinh tế, xã hội của của Đảng bộ và
chính quyền thành phố Trà Vinh ……………………………………..

43

1.2.3. Những chuyển biến của nền kinh tế, xã hội của khu vực
đồng bằng sông Cửu Long sau đổi mới ……………………………...

49

1.2.4. Những thành tựu kinh tế, xã hội của thành phố Trà Vinh
trước năm 1992 ………………………………………………………

52

Chương 2: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA THÀNH
PHỐ TRÀ VINH TỪ NĂM 1992 ĐẾN NĂM 2015 ………………

66

2.1. Quá trình phát triển kinh tế ………………………………

66

2.1.1. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ……………………

68



2.1.2. Thương mại - dịch vụ ………………………………….

74

2.1.3. Nông nghiệp ……………………………………………

80

2.1.4. Xây dựng kết cấu hạ tầng ………………………………

85

2.1.5. Tài chính, ngân sách …………………………………....

89

2.2. Nhận xét về quá trình phát triển kinh tế của thành phố Trà
Vinh (1992 – 2015) …………………………………………………..

91

2.2.1. Thành tựu nổi bật ……………………………………….

92

2.2.2. Đặc điểm kinh tế thành phố Trà Vinh ………………….

94

2.2.3. Những hạn chế và phương hướng giải quyết ……………


96

Chương 3: NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI CỦA THÀNH
PHỐ TRÀ VINH TỪ NĂM 1992 ĐẾN NĂM 2015 ........................

100

3.1. Những chuyển biến về xã hội …………………………….

100

3.1.1. Những thay đổi trong cơ cấu xã hội …………………....

100

3.1.2. Những chuyển biến trong đời sống văn hóa …………....

102

3.1.3. Sự phát triển của giáo dục và văn hóa - thông tin ……....

103

3.1.4. Những chuyển biến về y tế, vệ sinh môi trường ………..

109

3.1.5. Những thay đổi về quy hoạch đô thị ……………………


112

3.1.6. Những thay đổi về công tác dân tộc, tôn giáo …………..

121

3.2. Nhận xét về những chuyển biến xã hội của thành phố Trà
Vinh ………………………………………………………………….

124

3.2.1. Thành tựu tổng quát ……………………………………

124

3.2.2. Những vấn đề tồn tại và phương hướng giải quyết ……..

125

KẾT LUẬN ………………………………………………………….

130

TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………….

134

PHỤ LỤC ……………………………………………………………

138



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Lịch sử địa phương là một bộ phận hợp thành và làm phong phú lịch sử
dân tộc.Việc nghiên cứu lịch sử địa phương sẽ góp phần tích cực vào việc bổ
sung nguồn sử liệu cho việc xây dựng lịch sử dân tộc, làm rõ mối quan hệ hữu
cơ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc.
Hiện nay, lịch sử địa phương được đưa vào giảng dạy ở các cấp học
phổ thông nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục, giáo dưỡng của nhà trường xã
hội chủ nghĩa, góp phần làm phong phú tri thức của học sinh về quê hương,
đất nước, giúp thế hệ trẻ hình thành tinh thần yêu nước trong sáng, đồng thời
qua đó giáo dục lòng yêu quý, gắn bó với quê hương, ý thức về nghĩa vụ đối
với Tổ quốc, với dân tộc. Lịch sử địa phương còn có tác dụng to lớn trong
việc giáo dục tư tưởng đạo đức, thẩm mỹ và ý thức lao động cho thế hệ trẻ chủ nhân của xã hội tương lai, bởi nguồn gốc của lòng yêu Tổ quốc bắt nguồn
từ tình yêu quê hương, xứ sở, nơi mình đã sinh ra và trưởng thành. Mặt khác,
lịch sử địa phương còn góp phần làm cho thế hệ trẻ thấy rõ công cuộc đổi mới
do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng, tổ chức và lãnh đạo đang đem lại
những thành tựu to lớn khắp mọi miền đất nước, từ đó càng thêm yêu quý quê
hương, đất nước, tin tưởng vào tương lai của dân tộc Việt Nam.
Thành phố Trà Vinh ngày nay, hay huyện lỵ Trà Vang khi xưa, là một
trong những đơn vị hành chính lâu đời ở miền Nam nằm bên bờ sông Tiền.
Vùng đất này đã trải qua nhiều thăng trầm, nhiều lần sáp nhập rồi chia tách
tỉnh.
Năm 1956 đã diễn ra quá trình giải thể và sáp nhập tỉnh Tam Cần vào
tỉnh Trà Vinh, đổi tên tỉnh Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Bình; đổi tên xã Long
Đức thành xã Phú Vinh và chọn làm lỵ sở của quận Châu Thành, tỉnh Vĩnh

1



Bình. Lúc này, tỉnh lỵ tỉnh Vĩnh Bình cũng được đổi tên là Phú Vinh, do lấy
theo tên xã Phú Vinh thuộc quận Châu Thành là nơi đặt tỉnh lỵ.
Sau năm 1975, Quốc hội Việt Nam khóa VI quyết định hợp nhất 2
tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long thành tỉnh Cửu Long, với tỉnh lỵ là thị xã Vĩnh
Long. Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1991, thị xã Trà Vinh là trung tâm
vùng phía Đông Nam của tỉnh.
Trên những chặng đường lịch sử, nơi đây đã chứng kiến sự xuất hiện
của một trong ba chi bộ Cộng sản đầu tiên của tỉnh Trà Vinh trong những năm
30 của thế kỷ XX. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế
quốc Mĩ xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân
các dân tộc ở thị xã Trà Vinh đã đoàn kết một lòng, cùng cả nước đấu tranh
cho tới ngày nước nhà hoàn toàn độc lập.
Phát huy truyền thống anh hùng trong kháng chiến, sau ngày miền Nam
giải phóng, Đảng bộ và nhân dân thị xã Trà Vinh đã bắt tay khôi phục kinh tế
- xã hội, đồng thời khắc phục những hậu quả do chiến tranh để lại, cùng nhau
đoàn kết xây dựng quê hương, chung tay bảo vệ, giữ gìn an ninh chính trị và
trật tự an toàn xã hội, từng bước ổn định đời sống nhân dân.
Sau gần 17 năm sáp nhập hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh thành tỉnh
Cửu Long, đến năm 1991, tỉnh Cửu Long được chia tách thành hai tỉnh
là Vĩnh Long và Trà Vinh; năm 1992, Trà Vinh tái lập tỉnh. Sau khi tỉnh Trà
Vinh được tái lập vào năm 1992, đặc biệt là từ khi có đường lối đổi mới của
Đảng, Đảng bộ thị xã Trà Vinh đã vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của
Đảng, lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh công cuộc đổi mới toàn diện, phát huy
truyền thống sáng tạo, tự lực, tự cường, đoàn kết chặt chẽ giữa các dân tộc
Kinh - Hoa - Khmer, giữa dân với Đảng, từ đó đạt được những thành tựu quan
trọng, khẳng định vị thế trung tâm của các hoạt động chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội,quốc phòng -an ninh của tỉnh, đưa thị xã Trà Vinh trở thành một

2



đầu mối kinh tế quan trọng gắn kết với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Và cũng từ đây, thị xã Trà Vinh đã và đang được đầu tư xây dựng, quy hoạch
lại theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và trở thành trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh.Tháng 8 năm 2007,
thị xã Trà Vinh được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III, tháng 3 năm
2010 được Chính phủ công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh.Tuy nhiên, bên
cạnh những kết quả đạt được, quá trình phát triển kinh tế, xã hội của thành
phố Trà Vinh cũng bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém cần được khắc phục nhanh
chóng.
Việc dựng lại bức tranh toàn cảnh về quá trình phát triển kinh tế, xã hội
của thành phố Trà Vinh thời kỳ sau tái lập tỉnh (giai đoạn 1992- 2015), với
những thành tựu, chuyển biến mạnh mẽ có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu
sắc, góp phần giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát, hệ thống, đánh giá khách
quan những thành tựu và hạn chế trong công cuộc đổi mới đất nước nói chung
và củathành phố Trà Vinh nói riêng.
Đồng thời, việc nghiên cứu vềquá trình phát triển kinh tế, xã hội của
thành phố Trà Vinh từ năm 1992 đến năm 2015 có ý nghĩa quan trọng trong
việc tìm hiểu, giảng dạy lịch sử địa phương, giúp thế hệ trẻ tỉnh nhà có thêm
những hiểu biết cần thiết về quê hương mình, về công cuộc đổi mới của Đảng
và Nhà nước, từ đó thấy được trách nhiệm của mình đối với việc xây dựng
quê hương, đất nước ngày càng giàu mạnh.
Với những ý nghĩa đó, tôi đã chọn vấn đề “Quá trình phát triển kinh
tế, xã hội của thành phố Trà Vinh từ năm 1992 đến năm 2015” làm đề tài
luận văn thạc sĩ sử học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu vềtình hình kinh tế, xã hội thời kỳ đổi mới của đất nước nói
chung, của địa phương nói riêng là vấn đề được giới khoa học ở cả Trung


3


ương và địa phương quan tâm. Nhưng các công trình nghiên cứu vềtình hình
kinh tế, xã hội của thành phố Trà Vinh thời kỳsau khi tái lập tỉnh (giai đoạn từ
năm 1992 đến năm 2015) còn rất hạn chế và cũng chỉ mới đề cập khái quát
đến những vấn đề chung về tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh hoặc về truyền
thống đấu tranh cách mạng của thành phố Trà Vinh.
Năm 1986, Ban Chấp hành Đảng bộ Cửu Long cho xuất bản cuốn Cửu
Long 21 năm kiên cường đánh Mĩ. Nội dung ôn lại truyền thống vẻ vang
những ngày chiến đấu chống Mĩ, cứu nước của nhân dân tỉnh Cửu Long (nay
là tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh), động viên sự nỗ lực và phấn đấu không
ngừng khắc phục mọi khó khăn hiện nay, đưa sự nghiệp cách mạng tỉnh nhà
tiến lên hoàn thành tốt hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công Chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Năm 1995, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh chủ biên và cho xuất bản
cuốn Lịch sử tỉnh Trà Vinh, Tập 1; Tập 2 xuất bản năm 1999; Tập 3 xuất bản
năm 2005. Nội dung giớithiệu về con người, điều kiện tự nhiên, tiềm năng và
quá trình đấu tranh cách mạng của nhân dân Trà Vinh trong hai cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.
Năm 2000, Trung tâm Thông tin và chuyển giao tiến bộ sinh học Việt
Nam xuất bản cuốn Đồng bằng sông Cửu Long đón chào thế kỷ XXI, giới
thiệu ngắn gọn những thành tựu, tiềm năng, triển vọng, các chương trình kêu
gọi đầu tư và khẳng định những ưu thế về nhiều lĩnh vực địa lý, kinh tế, văn
hóa, lịch sử… của 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long trong đó có Trà Vinh.
Năm 2001, Thị ủy Trà Vinh chủ biên cuốn Lịch sử đấu tranh cách
mạng của Đảng bộ và nhân dân Thị xã Trà Vinh anh hùng 1930-1975. Một
lần nữa,vấn đề đặc điểm tự nhiên và dân cư của thị xã Trà Vinh cũng được
giới thiệu một cách khái quát trong cuốn sách này.


4


Năm 2005, Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nam Bộ, Ban Chỉ đạo Tây
Nam Bộ và Thành ủy - Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ cho xuất bản
cuốn Đồng bằng sông Cửu Long hội nhập và phát triển.Nội dung làm sáng tỏ
những thành tựu to lớn, quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn
hóa, dân tộc, tôn giáo; những yếu kém, bất cập nhất định và những giải pháp
hữu ích nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững ở vùng đồng bằng sông Cửu
Long trong thời kì đổi mới.
Năm 2008, nhà xuất bản Chính trị quốc gia phối hợp với Tỉnh ủy, Ủy
ban nhân dân tỉnh Trà Vinh xuất bản cuốn Hào khí Trà Vinh, sách có đề cập
đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhưng chỉ là những phác họa
mang tính chất giới thiệu chung của cả tỉnh.
Năm 2010, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Trà Vinh cho xuất bản cuốn Duyên
nợ đồng bằng. Nêu lên những đặc điểm về địa lý, tiềm năng và quá trình phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng ở đồng bằng sông Cửu
Longtrong đó có Trà Vinh. Chỉ ra những tồn tại, thiếu sót và định hướng phát
triển của khu vực theo đường lối của Đảng và Nhà nước ta.
Năm 2014, Thành ủy Trà Vinh phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn Lịch sử truyền thống của Đảng bộ và nhân
dân thành phố Trà Vinh (1975-2010). Nội dung cuốn sách đã đề cậpđến
những nét chung vềvị trí địa lý, truyền thống cách mạng, quá trình khôi phục
và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng của thành phố Trà
Vinh từ năm 1975 đến năm 2010.
Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình nào đề cập một cách toàn
diện, hệ thống và cụ thể về quá trình phát triển kinh tế, xã hội của thành phố
Trà Vinh từ năm 1992 đến năm 2015. Trên cơ sở khai thác những nguồn tài
liệu và kế thừa thành quả nghiên cứu của các công trình đi trước, luận văn sẽ
đi sâu nghiên cứu và giải quyết những vấn đề còn tồn tại trên.


5


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Mục đích của luận văn là dựng lại bức tranh toàn cảnh, có hệ thống về
quá trình phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Trà Vinhsau khi tái lập tỉnh
(giai đoạn 1992 - 2015); từ đó tổng kết lại những thành tựu, đặc điểm, bài học
kinh nghiệm trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế, xã hộivà ghi nhận
những đóng góp của nhân dân thành phố Trà Vinh trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Qua đó góp phần tích cực vào việc bổ sung nguồn sử liệu
cho việc giảng dạy môn lịch sử địa phương.
3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ
chủ yếu sau đây:
-Phân tích những nhân tố tác động đến sự phát triển kinh tế, xã hội của
thành phố Trà Vinh từ năm 1992 đến năm 2015.
- Trình bày quá trình phát triển của thành phố Trà Vinh từ năm 1992
đến năm 2015 trên các lĩnh vực kinh tế và xã hội.
- Rút ra một số nhận xét về quá trình phát triển kinh tế, xã hội của
thành phố Trà Vinh từ năm 1992 đến năm 2015: đặc điểm của quá trình phát
triển kinh tế, xã hội của thành phố Trà Vinh từ năm 1992 đến năm 2015;
những hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Trà
Vinh từ năm 1992 đến năm 2015 và phương hướng giải quyết.
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Về không gian: giới hạn trên địa bàn thành phố Trà Vinh.
Về thời gian: từ năm 1992 đến năm 2015.
5. Nguồn tài liệu:
Để thực hiện được đề tài này, luận văn đã dựa vào các nguồn tài liệu

sau:

6


- Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin bàn về kinh tế, xã
hội.
- Các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng và Nhà nước trong thời
kỳ thực hiện công cuộc đổi mới đất nước.
- Các sách chuyên khảo về lịch sử Trà Vinh.
- Nghị quyết các kỳ Đại hội của Đảng bộ tỉnhTrà Vinh, Đảng bộ thành
phố Trà Vinh.
- Những kế hoạch và báo cáo tổng kết hàng năm của UBND tỉnh, thành
phố Trà Vinh.
- Các công trình nghiên cứu đề cập đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội của
tỉnh Trà Vinh.
- Số liệu thống kê của Cục thống kê Trà Vinh, Chi cục Thống kê thành
phố Trà Vinh.
- Các trang Web có liên quan đến kinh tế, xã hội của tỉnh, thành phố
Trà Vinh.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là quan điểm chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong việc nhìn nhận, đánh
giá vấn đề, đặt các vấn đề trong mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau.
Là một đề tài lịch sử, nên phương pháp chính được sử dụng trong quá
trình nghiên cứu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, kết hợp với
những phương pháp hỗ trợ khác như phương pháp phân tích, tổng hợp, so
sánh, thống kê, đối chiếu…
7. Đóng góp của luận văn:
- Luận văn dựng lại bức tranh toàn cảnh, có hệ thống quá trình phát

triểnkinh tế, xã hội của thành phố Trà Vinh sau tái lập tỉnh (giai đoạn 1992 2015); làm rõ những thành tựu, đặc điểm, bài học kinh nghiệm của quá trình

7


xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội thành phố Trà Vinh, có ý nghĩa mở đường
cho giai đoạn phát triển về sau.
- Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo có ý nghĩa đối với việc nghiên
cứu, giảng dạy lịch sử địa phương trong các trường phổ thông tỉnh Trà Vinh,
giáo dục lòng yêu nước, lòng tự hào về những truyền thống tốt đẹp của địa
phương cho nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
8. Bố cục luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những nhân tố tác động đến quá trình phát triển kinh
tế, xã hội của thành phố Trà Vinh giai đoạn 1992 - 2015
Chương 2: Quá trình phát triển kinh tế của thành phố Trà Vinh từ
năm 1992 đến năm 2015
Chương 3: Những chuyển biến về xã hội của thành phố Trà Vinh
từ năm 1992 đến năm 2015.

8


NỘI DUNG
Chương 1: NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ TRÀ VINH GIAI
ĐOẠN 1992 - 2015
1.1. Khái quát về địa lý và nhân văn của thành phố Trà Vinh
1.1.1. Vị trí địa lý và các đơn vị hành chính

Thành phố Trà Vinh nằm ở phía Bắc tỉnh Trà Vinh, bên bờ Nam sông
Tiền, có tọa độ địa lý từ 1060 18’ đến 1060 25’ kinh độ Đông và từ 90 31’ đến
100 1’ vĩ độ Bắc. Phía Bắc giáp sông Cổ Chiên, tỉnh Bến Tre; phía Tây Bắc
giáp huyện Càng Long; các phía khác đều giáp huyện Châu Thành. Theo quốc
lộ 53, thành phố Trà Vinh cách thành phố Hồ Chí Minh 202 km về phía Bắc
và cách thành phố Cần Thơ 100 km về phía Tây Nam, cách bờ biển Đông 40
km, có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy khá hoàn chỉnh, thuận
tiện giao lưu, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với các huyện trong tỉnh và
các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long [16; 11].
Vùng đất Trà Vinh đã có từ đầu thế kỷ XVIII, nhưng tỉnh Trà Vinh thì
chính thức được thành lập năm 1900, là một trong 20 tỉnh của Nam Kỳ do
Toàn quyền Đông Dương ký quyết định thành lập [30; 64]; thị xã Trà Vinh từ
lúc đó đã sớm trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ và sau đó là trung tâm
hành chính, quân sự của tỉnh Trà Vinh do có vị trí thuận lợi nằm gần cửa sông
Cổ Chiên. Đến đầu năm 1957, chính quyền Ngô Đình Diệm đổi tên tỉnh Trà
Vinh thành tỉnh Vĩnh Bình (tên gọi Vĩnh Bình được giữ suốt thời kỳ 19571975), thị xã Trà Vinh lúc đó có tên gọi là Phú Vinh (địa phận xã Long Đức
ngày nay) là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Bình [32; 6]. Về phía chính
quyền cách mạng, từ tháng 7 năm 1951 đến tháng 9 năm 1954, tỉnh Trà Vinh
được hợp nhất với tỉnh Vĩnh Long thành tỉnh Vĩnh Trà. Sau Hiệp định
Giơnevơ (21-7-1954), như mọi địa phương khác trên toàn miền Nam, thị xã

9


Trà Vinh đã giải thể chính quyền kháng chiến, lực lượng quân sự, công an đã
lên đường tập kết ra Bắc, chỉ còn lại các đảng viên bám cơ sở quần chúng,
đấu tranh chính trị, đòi địch thi hành Hiệp định Giơnevơ, tổ chức hiệp thương
tổng tuyển cử, thống nhất hai miền. Mãi đến khi địch công khai xé bỏ Hiệp
định, các nơi nổi lên diệt ác, trừ gian, tiến hành Đồng khởi, thành lập các đơn
vị vũ trang đối đầu với địch bằng bạo lực quân sự và chính trị, thì chính quyền

cách mạng của nhân dân mới chính thức được thiết lập lại trên địa bàn thành
phố Trà Vinh (đến tháng 10-1954, Xứ ủy Nam Bộ và Liên Tỉnh ủy miền Tây
ra quyết định tái lập hai tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long), và vẫn giữ nguyên tên
gọi và cơ cấu hành chính như thời kỳ cuối cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp. Được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng, tuy phải hoạt động bí mật,
gặp muôn vàn khó khăn, thử thách, nhưng chính quyền cách mạng ngày càng
trưởng thành, đủ sức lãnh đạo nhân dân chiến thắng kẻ thù.
Đến năm 1976, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(khóa VI) quyết định hợp nhất hai tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long thành tỉnh Cửu
Long với tỉnh lỵ là thị xã Vĩnh Long, nên trong giai đoạn 1976-1991 thị xã
Trà Vinh là trung tâm vùng phía đông nam của tỉnh Cửu Long. Sau gần 16
năm sáp nhập hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh thành tỉnh Cửu Long, đến
tháng 5-1992, tỉnh Cửu Long được chia tách thành hai tỉnh: Vĩnh Long và Trà
Vinh. Và cũng từ đây, thị xã Trà Vinh được đầu tư xây dựng, quy hoạch lại
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và trở thành trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của tỉnh Trà Vinh. Tháng 32010, theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 4-3-2010 của Chính phủ, thị xã Trà
Vinh được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh trên cơ sở toàn bộ diện tích
tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Trà Vinh. Đây
thực sự là một bước ngoặt đối với thành phố Trà Vinh trên con đường phát
triển. Với sự hỗ trợ mạnh của Trung ương Đảng và Chính phủ, Trà Vinh đang

10


đứng trước một vận hội, một thời cơ mới với hàng loạt các dự án, công trình
lớn của quốc gia đang và sẽ được triển khai trên địa bàn, tạo nên thế và lực
cho thành phố Trà Vinh phát triển đột phá trong thời gian tới, làm đầu tàu lôi
kéo các huyện khác trong tỉnh cùng phát triển.
Hiện nay, thành phố Trà Vinh có diện tích tự nhiên là 68,16 km2 với 10
đơn vị hành chính trực thuộc gồm xã Long Đức và 9 phường: phường 1,

phường 2, phường 3, phường 4, phường 5, phường 6, phường 7, phường 8,
phường 9.
1.1.2. Đặc điểm tự nhiên và xã hội
Toàn bộ đất đai của thành phố Trà Vinh, nhìn chung là một dãy đồng
bằng trũng sình, không đồi núi, bị chia cắt bởi một hệ thống sông ngòi và
kênh đào vốn là những chi lưu của sông Cổ Chiên. Thành phố Trà Vinh được
tạo nên bởi quá trình bồi tụ lâu dài của phù sa sông Cổ Chiên, có độ cao trung
bình khoảng 0,5 – 0,7m so với mặt biển. Theo phân tích đồng vị phóng xạ
C14 ở những vỏ sò cổ mà người dân khi san lấp mặt bằng trong thanh phố
phát hiện được, thì lớp đất đai này được kiến tạo từ 500 đến 1000 năm trước
công nguyên. Một phần đất trẻ hơn: dãy cù lao Long Trị nằm giữa sông Cổ
Chiên, có niên đại 200 năm trở lại đây.
Xen kẻ vào cánh đồng bằng phẳng đó là hai con giồng cát, có độ cao
1m so với mặt biển. Con giồng thứ nhất nằm gọn trong ấp Vĩnh Hội, thuộc xã
Long Đức. Con giồng thứ hai, lớn hơn, bắt đầu từ ngã ba Đuôi cá (thuộc
Phường 1) trải dài qua Phường 2, đến Phường 7. Ở đây con giồng này tự tách
làm đôi, một hướng lên chùa Chim, nhánh khác ăn thông với giồng Hòa Lạc,
Sâm Bua qua hướng chùa Phướng. Cả hai con giồng đều phát triển theo
hướng Tây Bắc – Đông Nam.
Phía cuối cù lao Long Trị, vào những năm cuối thập niên 1980, đầu
thập niên 1990, bắt đầu hình thành một cồn cát mới.

11


Qua thời gian, dưới bàn tay lao động của cư dân địa phương, cảnh quan
thành phố có nhiều biến đổi tích cực. Quá trình ngăn mặn, xẻ mương lên liếp
cũng là quá trình nhân dân tạo nên những xóm làng trù phú. Đồng thời, đô thị
hóa đã làm biến dạng những con giồng cát so với hình thể ban đầu.
Thành phố Trà Vinh hiện nay có diện tích tự nhiên chiếm gần 3% diện

tích của tỉnh. Đất đai của thành phố chủ yếu gồm 3 nhóm đất chính: đất cát
giồng, đất phù sa và đất phèn tiềm năng.
Hiện trạng sử dụng đất thành phố Trà Vinh
Đơn vị ha
Năm

2011

2012

2013

2014

2015

Tồng diện tích

6.816,20

6.816,20

6.816,20

6.816,20

6.816,20

1.714,54


1.714,54

1.710,60

1.705,60

1.697,80

1.756,62

1.756,62

1.757,50

1.760,20

1.754,50

191,66

182,19

178,45

172,95

169,85

4. Đất chuyên dùng


983,63

990,14

993,14

993,14

993,14

5. Đất khu dân cư

431,56

440,34

444,50

452,50

461,30

1.480,08

1.480,08

1.480,08

1.480,08


1.480,08

1. Đất trồng lúa
2. Đất trồng cây lâu
năm
3. Diện tích mặt
nước

nuôi

trồng

thủy sản

6. Đất chưa sử dụng

Nguồn: Niên giám thống kê 2011 - 2015
(Chi cục Thống kê thành phố Trà Vinh)
Thành phố Trà Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ven
biển, nóng ẩm quanh năm, khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt là mùa mưa và
mùa khô; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4
năm sau, hiếm khi có bão. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 26 - 27,60C, số
12


giờ nắng trung bình là 2.556 giờ/năm, lượng mưa hằng năm vào khoảng
1.520mm, độ ẩm trung bình năm là 84%. Nhìn chung, khí hậu Trà Vinh mang
đặc điểm nhiệt đới gió mùa với nền nhiệt độ cao, ổn định, nắng và bức xạ mặt
trời thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, yếu tố hạn chế của khí
hậu là lượng mưa ít, lại chỉ tập trung vào mùa mưa, kết hợp với địa hình thấp,

chịu ảnh hưởng của gió chướng, thủy triều cao nên gây ngập úng và hạn hán
cục bộ ít nhiều ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất, kinh doanh của nhân dân.
Thành phố Trà Vinh nổi tiếng là một “đô thị xanh”, “rừng trong phố”,
thành phố thân thiện, gần gũi môi trường với một đặc điểm khá nổi bật là có
tới hơn 8.700 cây cổ thụ trên hầu hết các tuyến đường trong nội ô thành phố,
trong đó có những cây có tuổi thọ hàng trăm năm, với độ che phủ đạt
153.011m2 [16;15].
Bên cạnh lợi thế là một “đô thị xanh”, trên địa bàn thành phố Trà Vinh
còn có nhiều địa điểm du lịch gắn liền với văn hóa dân tộc như Khu văn hóa
du lịch Ao Bà Om, Đền thờ Bác Hồ, có 39 ngôi chùa và 02 nhà thờ, trong đó
có nhiều di tích đền, chùa cổ, và tiềm năng cho phát triển khu du lịch sinh thái
ở ấp Long Trị, xã Long Đức, là điều kiện thuận lợi để kết hợp các huyện trong
tỉnh và trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long phát triển du lịch trong tương
lai.
Sông ngòi có một vai trò quyết định đến đời sông nhiều mặt trên địa
bàn thị xã. Quan trọng nhất trong hệ thống sông ngòi chằng chịt chính là dòng
Cổ Chiên quanh năm đỏ lựng phù sa, có gần 10km chảy qua địa bàn thị xã;
sông Cổ Chiên đã góp phần quan trọng trong tiến trình kiến tạo địa chất cũng
như trong quá trình hình thành và phát triển các khu dân cư trên các lĩnh vực
kinh tế, giao thông, văn hóa… của dòng sông Cổ Chiên đã tác động mạnh,
góp phần hình thành tập quán sản xuất, sinh hoạt của người dân trong vùng.

13


Một chi lưu của sông Cổ Chiên có tác động thúc đẩy quá trình hình
thành khu dân cư, lỵ sở hành chính của địa bàn thị xã Trà Vinh là sông Long
Bình. Ngày xưa, khi đường bộ chưa phát triển, giao thông dựa trên các tuyến
đường thủy qua sông Long Bình, lòng sông khá rộng, độ sâu tương đối, là
điều kiện khá tốt hình thành các khu dân cư người Việt, vốn quen sông nước

và giỏi thủy chiến. Đây cũng là những điều kiện khá tốt để phát triển một
cảng sông và một cảng quân sự sau này.
Điều đáng chú ý là khởi nguyên dòng sông này chảy khá ngoằn ngoèo,
ăn vào tận đại lộ Phạm Thái Bường ngày nay. Đến những thập niên đầu của
thế kỷ XX, khi nhu cầu phát triển thị xã trở nên bức bách, nhà cầm quyền
thực dân Pháp đã tiến hành san lấp dòng cũ, đào mới dòng sông như hiện nay.
Một chi lưu khác của sông Cổ Chiên có ảnh hưởng quan trọng đến địa
bàn thị xã là dòng sông Láng Thé, Ba Trường.
Ngoài ra còn có một hệ thống những rạch nhỏ ăn sâu vào đất liền, mang
nguồn nước phù sa tưới tiêu cho những cánh đồng, khu vườn bát ngát, trù phú
và mang nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của những xóm làng, những khu dân
cư.
Những năm gần đây, chính quyền và nhân dân địa phương rất cố gắng
đào mới hàng loạt kênh thủy lợi, hòa vào mạng sông rạch sẵn có, bảo đảm
việc tưới tiêu phục vụ sự nghiệp tăng nhanh sản lượng lương thực và vòng
quay của đất.
Chính sông Cổ Chiên, cùng hệ thống các phụ lưu chằng chịt của mình –
nay lại thêm hệ thống thủy lợi – đã tạo tạo thành những tuyến quần cư chính.
Một tuyến khác, là hai con giồng cao ráo dễ đi lại, nhất là trong mùa mưa, tỏ
ra có sức hút khá mạnh đối với dân cư buổi đầu mới đến định cư.
Trà Vinh có ba tộc người chủ yếu là Kinh, Khmer, Hoa, ngoài ra còn
một bộ phận nhỏ của tộc người Chăm.Tổng dân số của thành phố tính đến

14


ngày 31-12-2015 là 107.989 người. Trong đó, dân tộc Kinh có 83.332 người,
chiếm tỷ lệ 77,2%; dân tộc Khmer có 19.021 người, chiếm tỷ lệ 17,6%; dân
tộc Hoa có 5.495 người, chiếm tỷ lệ 5,1%; các dân tộc khác có 141 người,
chiếm tỷ lệ 0,1% [2; 4].

Dân số phân theo đơn vị hành chính và dân tộc năm 2015
Đơn vị: người
Phân theo dân tộc

Đơn vị

Tổng dân số

hành chính

trên địa bàn

Kinh

Khmer

Hoa

Khác

TPTV

107.989

83.332

19.021

5.495


141

1

Phường 1

12.769

11.267

1.285

218

-

2

Phường 2

4.416

3.765

90

553

7


3

Phường 3

3.897

2.546

38

1.312

-

4

Phường 4

8.354

6.803

357

1.193

-

5


Phường 5

10.753

9.750

612

386

4

6

Phường 6

10.997

8.958

746

1.267

28

7

Phường 7


17.854

16.017

1.498

329

10

8

Phường 8

9.455

4.197

5.099

68

91

9

Phường 9

11.131


3.952

7.066

113

1

10



18.363

16.077

2.230

56

-

Stt

Long

Đức

Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Trà Vinh- Năm 2015


15


Sự biến động và thay đổi số lượng dân cư qua từng thời kỳ
Đơn vị: người
2000

2005

2010

2015

TỔNG SỐ

71.771

90.700

101.174

107.989

Phường 1

7.814

8.221

10.967


12.769

Phường 2

4.205

4.358

4.045

4.416

Phường 3

4.855

4.835

3.755

3.897

Phường 4

8.949

9.592

9.649


8.354

Phường 5

5.301

5.643

7.450

10.753

Phường 6

10.451

11.050

11.898

10.997

Phường 7

14.854

15.641

17.147


17.854

Phường 8

Chưa lập

7.646

8.320

9.455

Phường 9

Chưa lập

7.701

10.620

11.131

15.342

16.013

17.323

18.363


Xã Long Đức

Nguồn: Chi cục Thống kê thành phố Trà Vinh
Người dân Trà Vinh hiền hòa, chăm chỉ, cần cù lao động và tốt bụng.
Các dân tộc sinh sống trên địa bàn thành phố dù có nhiều khác biệt về văn
hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, nhưng có truyền thống đoàn kết, cùng nhau xây
dựng thành phố Trà Vinh ngày càng phát triển.
Về hoạt động văn hóa, thành phố có một rạp hát sức chứa 600 người
mang tên rạp Thái Bình; một nhà văn hóa trung tâm cấp tỉnh, một nhà văn hóa
cấp thành phố. Phòng văn hóa thể thao thành phố quản lý một đội thông tin
lưu động. Ngoài ra có hai đội thông tin lưu động, một của dân tộc Kinh, một
của dân tộc Khmer; hai đoàn nghệ thuật: cải lương Ánh Hồng và nghệ thuật
Khmer Ánh Bình Minh do Sở Văn hóa Thông tin quản lý nhưng đóng tại địa
bàn thành phố.

16


Bên cạnh đó, còn có hàng chục đội nhóm văn nghệ của các cơ quan
trường học, lực lượng vũ trang, xã phường thường xuyên hoạt động phục vụ
nhu cầu vui chơi, giải trí của quần chúng. Thành phố còn có nhiều điểm chiến
Vidéo, điểm sinh hoạt karaoke và điểm cho thuê băng hình.
Toàn thành phố có ba sân vận động và ba sân quần vợt đạt tiêu chuẩn
quốc gia quy tụ một số khá đông người tập luyện thi đấu. Ngoài ra, ở mỗi cơ
quan, trường học, xã, phường đều có sân tập thể dục, sân cầu lông, sân bóng
chuyền… Thành phố còn có một hồ bơi do ngành văn hóa thể thao tỉnh quản
lý. Thành phố có phong trào tập luyện thể dục thể thao quần chúng khá đều
khắp, qua đó tuyển chọn đội đại biểu, đội trẻ, đội năng khiếu ở các bộ môn
bóng đá, bóng chuyền, bóng bàn, cầu lông, bơi lội, điền kinh, võ thuật, ghe

ngo…
Về tôn giáo và tín ngưỡng, xuất phát từ văn hóa truyền thống, từ điều
kiện sống và những đặc thù của vùng đất, lúc đầu người dân đến khai hoang,
họ cất tạm bợ miếu thờ Ông, miễu Bà và thờ Thần Nông… Sau đó phát triển
đình, rồi mới đến đạo giáo, nhưng chủ yếu phần đông họ thừa nhận đạo Phật,
thể hiện mỗi ấp đều có đình, miễu, người dân vào đây sinh hoạt lễ lạc, dần
dần tôn giáo phát triển ở thành phố Trà Vinh. Do giáo lý của mình gần gũi với
văn hóa cổ truyền dân tộc, với những quy phạm đạo lý làm người, Phật giáo
là tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng và chiếm một lượng tín đồ đông nhất. Tất
nhiên, có một bộ phận không nhỏ tín đồ Phật giáo rất ít khi hoặc không hề đến
chùa mà họ chỉ thừa nhận tôn giáo của mình qua các dịp ma chay, qua những
ngày sóc, vọng… Phật giáo ở thành phố Trà Vinh có hai hệ phái Nam tông và
Bắc tông với những giới luật và phương pháp tu hành khác nhau.
Đạo Thiên Chúa đến với địa bàn thành phố Trà Vinh tương đối chậm
hơn những nơi khác trong tỉnh. Nó gắn liền với quá trình thực dân hóa của
Nhà nước Pháp. Việc thiết lập bộ máy cai trị, áp bức đã làm cho địa bàn này

17


xuất hiện một số giáo dân. Đó là bọn lính viễn chinh, bọn Pháp thực dân, một
số giáo dân người Việt từ nơi khác đến phục vụ bộ máy cai trị, và cũng không
tránh khỏi một số người muốn vào đạo vì những mục đích khác nhau. Trước
nhu cầu đó, nhà cầm quyền cùng Giáo hội lập ra giáo xứ Trà Vinh và xây cất
nhà thờ có quy mô lớn vào những năm đầu thế kỷ XX. Như vậy, quá trình
hình thành đạo Công giáo ở thành phố Trà Vinh chậm hơn các nơi khác trong
tỉnh và diễn biến của quá trình cũng khác. Ở đây không diễn ra quá trình
truyền đạo của Giáo hội mà chỉ là sự hợp thức hóa số giáo dân sẵn có. Tuy
vậy, việc một nhà thờ Công giáo đồ sộ mọc ngay giữa lòng khu dân cư người
Việt cùng lúc với phong trào Âu hóa lối sống, Âu hóa văn hóa dân tộc đã có

tác dụng kích thích các tôn giáo khác phát triển. Chỉ ít năm sau đó, một loạt
các chùa Phật giáo Kinh cũng như Khmer, chùa Ông người Hoa được xây cất
kiên cố với quy mô lớn. Sự ra đời của các cơ sở tôn giáo cổ truyền như một
lời khẳng định sự tồn tại của văn hóa dân tộc trước làn sóng Âu hóa.
Các tôn giáo khác, ngay khi ra đời hoặc được truyền vào Việt Nam đã
nhanh chóng tìm chỗ đứng ở thành phố. Trong thành phố có miếu thờ Ông
Bổn, 15 đình am miếu khác, hai cơ sở của đạo giáo Tứ Ân…
1.1.3. Truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân thành phố
Trà Vinh qua các thời kỳ lịch sử
Trải qua hơn 100 năm kể từ thi thành lập (1900), vùng đất Trà Vinh nói
chung, thị xã Trà Vinh nói riêng, có truyền thống cách mạng hào hùng. Hào
khí Trà Vinh đã không ngừng được hun đúc và tỏa sáng trong quá trình khai
phá thiên nhiên cũng như trong quá trình đấu tranh giai cấp và đánh đuổi giặc
ngoại xâm. Cốt lõi đoàn kết sức mạnh và ánh sáng của hào khí ấy là khối đại
đoàn kết vững bền của cộng đồng dân cư đa dân tộc ở Trà Vinh từ khi có
Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua những người cộng sản hoạt động
trên đất Trà Vinh đã nâng hào khí Trà Vinh lên một tầm cao mới mà đỉnh cao

18


là Cách mạng tháng Tám năm 1945. Thắng lợi này đã làm hệ thống chính
quyền thực dân - nửa phong kiến ở Trà Vinh hoàn toàn sụp đổ.
Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là mốc son lịch sử đánh
dấu sự mở đầu vĩ đại cho chặng đường mới trong tiến trình phát triển của tỉnh
Trà Vinh. Từ đây, đồng bào các dân tộc trong tỉnh hồ hởi tham gia vào sự
nghiệp xây dựng chế độ xã hội mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam. Nhưng cuộc hành trình lịch sử này vừa bắt đầu thì thực dân Pháp và các
thế lực phản động lại điên cuồng chống phá. Chiến tranh bùng nổ rồi lan dần
trên khắp đất Trà Vinh vào cuối mùa thu năm 1945. Nhưng, kẻ thù đã không

thể đè bẹp được ý chí bất khuất của những người cộng sản, không thể bóp
nghẹt được chính quyền cách mạng non trẻ ở Trà Vinh; kẻ thù càng không thể
dập tắt được ngọn lửa yêu nước, niềm tin vào cách mạng và sự quật khởi của
sức mạnh đoàn kết của đồng bào các dân tộc hàng trăm năm sống gần gũi bên
nhau trên mảnh đất này.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh và chính quyền cách mạng tỉnh,
cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện được phát động trên khắp miền quê tỉnh
Trà Vinh. Hào khí Trà Vinh đã hóa thân vào cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại
chưa từng có này, để có những chiến công oanh liệt sáng mãi trong những
trang sử của non sông đất nước.
Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ
chống thực dân Pháp, thị xã Trà Vinh đã chia lửa với Sài Gòn - Gia Định và
những vùng phụ cận; đã đánh chặn địch ở khắp mọi nơi trong tỉnh, đặc biệt là
sự đối đầu bằng vũ lực với thực dân Pháp tại mặt trận Vàm Trà Vinh suốt một
ngày đêm bằng một lực lượng hoàn toàn chưa có kinh nghiệm chiến đấu,
trang bị hết sức thô sơ. Chiến công này đã được Bác Hồ gửi công điện khen
ngợi (đăng trên báo Cứu quốc, số 124, ngày 22-12-1945): “… đã làm gương

19


anh dũng cho toàn quốc. Tổ quốc biết ơn… toàn thể đồng bào noi gương…”
[16; 20].
Năm 1950, những chiến công của Công an xung phong thị xã Trà Vinh
với nhiều cách đánh bất ngờ, táo bạo làm rung động tinh thần kẻ địch ngay tại
thị xã đã làm nức lòng cán bộ, chiến sĩ và quần chúng cách mạng trong tỉnh.
Nhiều đơn vị, nhiều nơi đã nghiên cứu cách đánh này và phát triển thành
phong trào “ôm hè, bắt hè”, nhắm vào bọn địch đi lẻ, bọn ác ôn.
Và từ đó, chiến công cứ nối tiếp chiến công, Đảng bộ và quân dân thị
xã Trà Vinh đã chiến đấu một cách ngoan cường, đã đối mặt với biết bao gian

khổ, hy sinh để vượt qua những tình huống hiểm nghèo, để bảo đảm phối hợp
tác chiến, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Trà Vinh cùng cả
nước đến ngày thắng lợi.
Thắng lợi của quân và dân thị xã Trà Vinh trong những năm 1945-1954
không chỉ là chiến thắng quân sự đánh đuổi thực dân Pháp và đè bẹp các thế
lực phản động, mà còn đem lại những thành quả quan trọng: sự trưởng thành
của tổ chức đảng qua tôi luyện; sự vững vàng của chính quyền cách mạng qua
thử thách; sự đổi mới và tiến bộ ở nông thôn qua những cải cách dân chủ;
những biến chuyển của các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế; sự nâng cao về
chất trong sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc làm thất bại mọi âm
mưu chia rẽ thâm độc của kẻ thù..
Tháng 7-1954, cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp của nhân dân ta
kết thúc thắng lợi, nhưng đế quốc Mĩ đã thay thực dân Pháp thống trị miền
Nam Việt Nam bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới, phế truất Bảo Đại đưa Ngô
Đình Diệm lên làm tay sai. Chúng ráo riết triển khai các hoạt động nhằm quản
lý lãnh thổ, kiểm soát và kìm kẹp nhân dân, tìm diệt đảng viên Đảng Cộng
sản, khủng bố những người yêu nước, xóa bỏ những thành quả cách mạng mà
nhân dân thị xã Trà Vinh đã giành được từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945

20


×