Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh trà vinh (1992–2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----------

NGUYỄN HỮU TOÀN

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH TRÀ VINH ( 1992 – 2015)
Chuyên ngành:lịch sử Việt Nam
( chương trình định hướng ứng dụng)
Mã số: 60.22.03.13
LUẬN VĂN THẠC SĨ ỨNG DỤNG
Người hướng dẫn khoa học
TS. HOÀNG HẢI HÀ

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Nguyễn Hữu Toàn


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài….................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài........................................................................2


3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 5
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu........................…................5
6. Những đóng góp của luận văn…............................................................6
7. Kết cấu của luận văn...............................................................................6
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH (1992-2015)
1.1. Lịch sử hình thành, địa giới hành chính.................................................8
1.2. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên............................................................11
1.3. Điều kiện kinh tế- xã hội......................................................................15
1.4. Kinh tế nông nghiệp Trà Vinh giai đoạn 1986-1992...........................23
1.5. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương về nông
nghiệp (1992-2015).....................................................................................26
Tiểu kết........................................................................................................39
Chương 2: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỈNH TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 1992-2000
2.1. Chuyển dịch cơ cấu giữa ba nhóm ngành trong nông nghiệp mở rộng
(nông-lâm-ngư)...........................................................................................41
2.2. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp thuần (trồng trọt, chăn
nuôi, dịch vụ)...............................................................................................44
2.2.1. Cơ cấu giữa ba tiểu ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ..............44


2.2.2. Cơ cấu trong nội bộ ngành trồng trọt................................................46
2.2.3. Cơ cấu trong nội bộ ngành chăn nuôi................................................52
2.2.4. Hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp..........................54
2.3. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành lâm nghiệp.......................................56
2.4. Chuyển dịch cơ cấu trong ngư nghiệp..................................................59
Tiểu kết........................................................................................................63

Chương 3: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TỈNH TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2001-2015
3.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành trong nông nghiệp mở rộng (nông – lâm–
ngư).............................................................................................................64
3.2. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp thuần (trồng trọt-chăn
nuôi-dịch vụ)...............................................................................................66
3.2.1. Cơ cấu giữa các tiểu ngành trồng trọt-chăn nuôi-dịch vụ...............66
3.2.2. Cơ cấu trong nội bộ ngành trồng trọt................................................68
3.2.3. Cơ cấu trong nội bộ tiểu ngành chăn nuôi.........................................76
3.2.4. Hoạt động của các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp..........................79
3.3. Chuyển dịch cơ cấu trong lâm nghiệp..................................................82
3.4. Chuyển dịch cơ cấu trong ngành ngư nghiệp.......................................84
Tiểu kết........................................................................................................90
KẾT LUẬN ...................................................................................................92


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nội dung

1

BCHTW

Ban Chấp hành Trung ương


2

BVTV

Bảo vệ thực vật

3

CNH – HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

4

GDP

Tổng sản phẩm nội địa

5

HĐND

Hội đồng nhân dân

6

HTX

Hợp tác xã

7


IPM

Quản lý dịch hại tổng hợp

8

NQ/TW

Nghị quyết trung ương

9

NXB

Nhà xuất bản

10

PTNT

Phát triển nông thôn

11

TNHH SX

Trách nhiệm hữu hạn sản xuất

12


TNHH XNK Trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu

13

UBND

Ủy ban nhân dân

14

VietGAP

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam

15

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


DANH MỤC CÁC BẢNG
Ký hiệu

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1


Tổng sản phẩm xã hội và thu nhập bình quân đầu người

15

Bảng 1.2

Thu nhập bình quân đầu người

16

Bảng 1.3

Dân số Trà Vinh chia theo dân tộc

22

Bảng 1.4

Thu nhập bình quân người lao động theo ngành

23

Bảng 2.1

Giá trị sản xuất kinh tế Trà Vinh 1992 - 2000

43

Bảng 2.2


Giá trị sản lượng nông nghiệp 1992-2000

46

Bảng 2.3

Diện tích và sản lượng cây trồng 1992 – 2000

48

Bảng 2.4

Diện tích, năng suất và sản lượng lúa 1992-2000

50

Bảng 2.5

Sản lượng Trâu – Bò – Lợn – Gia cầm 1992 – 2000

53

Bảng 2.6

Giá trị sản xuất lâm nghiệp 1995-2000

58

Bảng 2.7


Giá trị, sản lượng ngành thủy sản 1995-2000

60

Bảng 2.8

Sản lượng các loại thủy sản 1995-2000.

62

Bảng 3.1

Giá trị Nông – Lâm – Thủy sản Trà Vinh 2001-2015

66

Bảng 3.2

Diện tích và sản lượng cây lương thực 2000 – 2015

68

Bảng 3.3

Diện tích và sản lượng Ngô – Khoai – Mía – Lạc 2000- 2015

71

Bảng 3.4


Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

74

Bảng 3.5

Sản lượng lợn – trâu – bò – gia cầm 2000 – 2015

77

Bảng 3.6

Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp 2001-2005

83

Bảng 3.7

Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp

84

Bảng 3.8

Sản lượng thủy sản 2000 – 2015

85

Bảng 3.9


Diện tích nuôi trồng và số tàu đánh bắt 2010 – 2015

90


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam luôn coi trọng những vấn đề liên quan đến nông dân, nông
nghiệp và nông thôn. Ngành này hiện ngày càng có nhiều đóng góp tích cực
hơn vào tiến trình phát triển, hội nhập của kinh tế cả nước vào nền kinh tế
toàn cầu. Vì thế, trong mục tiêu cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện
đại vào năm 2020, nhiệm vụ thực hiện công nghiệp – hoá hiện đại hoá
(CNH –HĐH) nông nghiệp, luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm.
Trải qua 30 năm, quá trình thực hiện đường lối đổi mới của Đảng về phát
triển sản xuất nông nghiệp đã khơi dậy nguồn động lực to lớn của nông dân
và đã đạt được những thành tựu quan trọng. Sản xuất nông nghiệp phát triển
tương đối toàn diện, liên tục, với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gạo, cà
phê và tạo ra những tiền đề về vật chất thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế
cũng như đẩy nhanh tốc độ CNH, HĐH đất nước, đời sống đại bộ phận nông
dân được cải thiện. Những thành tựu đó góp phần quan trọng vào sự ổn định
và phát triển kinh tế – xã hội, tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng của nông
nghiệp ở nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được trong việc
thực hiện đường lối, chính sách phát triển nông nghiệp, vẫn còn một số vấn đề
cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết: mô hình quản lý hợp tác xã nông nghiệp,
CNH, HĐH nông nghiệp, vấn đề giải quyết chính sách xã hội ở nông thôn,
chính sách khuyến khích nông nghiệp, chính sách đất đai, cơ chế quản lý,
nhiều nguồn lực chưa được khai thác và sử dụng có hiệu quả... Do đó, cần
thiết phải phân tích những bài học thành công và những vấn đề tồn tại để làm
căn cứ xây dựng những chủ trương, giải pháp tiếp tục phát triển ngành nông
nghiệp.

Trà Vinh là một tỉnh thuộc miền Tây Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam về sản xuất lúa gạo và thủy sản, với vị trí địa lý thuận

1


lợi đó Trà Vinh có diện tích tự nhiên khá lớn, và có tiềm năng phát triển nông
nghiệp. Trong những năm vừa qua, nông nghiệp Trà Vinh đã có sự phát triển
toàn diện. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.
Đời sống, vật chất và tinh thần của nông dân không ngừng được nâng lên.
Tuy nhiên, kinh tế nông nghiệp của Trà Vinh vẫn còn tồn tại nhiều bất cập.
Việc nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Trà Vinh
từ năm 1992 đến 2015 sẽ góp phần làm rõ những thành công cũng như hạn
chế của việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước để phát triển nông nghiệp thời gian qua. Từ đó chỉ ra được những bài
học kinh nghiệm và phương hướng trong việc triển khai chương trình hiện đại
hóa nông nghiệp tại các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn vấn đề “Chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Trà Vinh (1992–2015)” làm đề tài nghiên cứu
cho luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Nông nghiệp có vị trí quan trọng trong sự nghiệp đổi mới toàn diện đất
nước, vì vậy đã có nhiều công trình của các nhà khoa học đề cập đến vấn đề
này ở những góc độ khác nhau.
Tác giả Nguyễn Sinh Cúc trong các công trình “Thực trạng nông
nghiệp, nông thôn và nông dân nước ta” NXB Thống kê (1990), và Nông
nghiệp Việt Nam 1945–1995 NXB Thống kê, Hà Nội (1995), đã phân tích
thành tựu và hạn chế của nông nghiệp Việt Nam. Tác giả bước đầu cũng đề
cập tới những tác động to lớn của kinh tế nông nghiệp đối với đời sống của xã
hội nông thôn. Trong công trình Nông nghiệp Việt Nam 1945–1995, tác giả

đã đề xuất những giải pháp phát triển nông nghiệp nước ta trong những năm
tiếp theo.

2


Cuốn sách “Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn sau Nghị
quyết 10 của Bộ Chính trị” do PGS, TS. Lê Đình Thắng (chủ biên), NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội (2000), đã phân tích tầm quan trọng của sản xuất
nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn ở nước ta trong giai đoạn CNH,
HĐH từ sau Nghị quyết 10, từ đó đưa ra một số kiến nghị, phương hướng,
giải pháp để tiếp tục đổi mới, phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu khác đề cập đến vấn đề nông
nghiệp và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp như: “Chính sách kinh tế và vai
trò của nó đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”
của Nguyễn Văn Bích và Chu Quang Tiến NXB chính trị quốc gia Hà Nội,
(1996), đã phân tích về tái cơ cấu ngành nông nghiệp như một hợp phần của
tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, phù hợp với chiến lược và kế hoạch
phát triển kinh tế – xã hội của cả nước; gắn với phát triển kinh tế, xã hội và
bảo vệ môi trường để bảo đảm phát triển bền vững. TS Trần Văn Châu “Phát
triển nông nghiệp hàng hóa ở Việt Nam thực trạng và giải pháp” NXB chính
trị quốc gia Hà Nội (2003), đã phân tích sự chuyển dịch sang nông nghiệp sản
xuất hàng hóa làm tăng giá trị hàng hóa nông nghiệp với những mô hình sản
xuất hàng hóa cụ thể, góp phần vào quá trình CNH, HĐH đất nước.
Ngoài ra, bàn về nông nghiệp và nông thôn còn có một số công trình
khác như “Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn” của Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương, NXB Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, Hà Nội ( 2002), “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam bước
vào thế kỷ XXI”, của khoa Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, thuộc
Trường Đại học Kinh tế quốc dân NXB Nông nghiệp, Hà Nội (2001), Các

công trình này đã trình bày cụ thể quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn thay đổi cơ cấu nông nghiệp của Việt Nam nói chung và của khu vực
Tây Nam Bộ nói riêng bước sang thế kỷ XXI.

3


Nông nghiệp vùng Tây Nam bộ nói chung và Trà Vinh nói riêng đã
được bước đầu đề cập tới trong một số công trình. Cụ thể, các cuốn sách
“Duyên nợ đồng bằng”, của tác giả Bùi Quang Huy do ban tuyên giáo Tỉnh
ủy Trà Vinh xuất bản (2010), “Lửa bên dòng Cổ Chiên” của tác giả Triệu Văn
Bé NXB Hội nhà văn Hà Nội (2016), bước đầu đề cập ít nhiều đến đặc điểm,
tiềm năng của nông nghiệp, nông thôn Trà Vinh. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có
công trình nào đi sâu tái hiện và phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp trên địa bàn Trà Vinh trong thời gian từ sau khi tỉnh được tái lập (1992
– 2015). PGS, TS Lâm Quang Huyền (2002), “Nông nghiệp nông thôn Nam
bộ hướng tới thế kỷ XXI”, NXB khoa học xã hội, Hà Nội phân tích việc tái cơ
cấu ngành nông nghiệp ở Nam bộ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát
triển bền vững trong bối cảnh mới.
Những công trình nghiên cứu trên đã cung cấp cho tác giả hệ thống lý
thuyết và tri thức cần thiết, hữu ích trong quá trình nghiên cứu về nông nghiệp
và nông thôn ở Trà Vinh. Trên cơ sở khai thác các nguồn tài liệu gốc và kế
thừa kết quả nghiên cứu của những nhà nghiên cứu đi trước, luận văn mong
muốn sẽ tập trung nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về tình hình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Trà Vinh từ năm 1992 – 2015.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
Nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Trà Vinh
giai đoạn 1992 – 2015 nhằm nêu lên và lý giải những thành tựu cũng như hạn
chế trong quá trình thực hiện đổi mới sản xuất nông nghiệp của địa phương.
Để thực hiện mục đích trên, luận văn đi sâu tìm hiểu các yếu tố tác

động tới chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở tỉnh Trà Vinh từ năm 1992
đến năm 2015, tình hình chuyển dịch cơ cấu ngành nói chung trong nông
nghiệp mở rộng, cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp thuần (gồm trồng trọt,
chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp), ngư nghiệp và lâm nghiệp.

4


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.
* Đối tượng nghiên cứu của luận văn:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chuyển dịch cơ cấu các ngành
nói chung trong nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh như trồng trọt, chăn nuôi, ngư
nghiệp, lâm nghiệp và sự chuyển dịch trong nội bộ của từng ngành.
* Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Luận văn nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp tỉnh Trà Vinh từ khi tái lập tỉnh vào năm 1992 cho đến năm 2015. Tuy
nhiên để có một cái nhìn tổng thể biện chứng hơn về những bước phát triển
của nền kinh tế nông nghiệp của Trà Vinh, trong một chừng mực nhất định,
luận văn có mở rộng thời gian về trước năm 1992 và sau năm 2015, nhằm
khắc hoạ rõ nét hơn về các tiêu đề và bước đi của sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp tỉnh Trà Vinh từ 1992-2015.
Về không gian: Luận văn chọn phạm vi không gian nghiên cứu là địa
bàn tỉnh Trà Vinh hiện nay. Trong một chừng mực nhất định, luận văn có đề
cập đến các vùng thuộc địa bàn tỉnh Vĩnh Long trước khi tách tỉnh, nhằm làm
rõ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh trong thời kỳ
đó.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.
Nguồn tài liệu
Những tài liệu được sử dụng trong luận văn gồm nhiều nguồn khác
nhau:

- Những tác phẩm kinh điển của Mác – Lênin, Hồ Chí Minh liên quan đến
đề tài.
- Các văn kiện của Đảng và Nhà nước về kinh tế nói chung và nông nghiệp
nói riêng giai đoạn 1986 đến năm 2015.

5


- Các văn kiện của Đảng bộ tỉnh Trà Vinh (1992–2015), báo cáo tổng kết
về tình hình kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh và phương hướng nhiệm
vụ từ năm 1992 – 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh, báo cáo và số liệu
thống kê hàng năm của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Sách chuyên khảo và tham khảo, luận văn, luận án, các báo tạp chí với
các bài nghiên cứu có liên quan đến kinh tế nông nghiệp cả nước nói chung
và Trà Vinh nói riêng.
Tư liệu điền dã
Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này, tác giả đứng trên lập trường quan điểm của chủ
nghĩa Mác, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam
về lịch sử; vận dụng hai phương pháp chủ yếu của khoa học lịch sử là phương
pháp lịch sử và phương pháp lôgic để làm sáng tỏ mục đích và nhiệm vụ của
đề tài đặt ra. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng một số phương pháp khác như
phân tích tổng hợp, so sánh đối chiếu, điền dã khi thực hiện đề tài.
6. Đóng góp của luận văn.
Trên cơ sở tiếp cận, lựa chọn, tổng hợp một số tài liệu từ nhiều nguồn
khác luận văn trình bày một cách hệ thống về tình hình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp từ khi tái thành lập tỉnh Trà Vinh vào năm 1992 đến năm
2015. Qua đó sẽ lý giải một cách khoa học những thành tựu cũng như những
hạn chế của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; đồng thời xác định
được vị trí nông nghiệp trong kinh tế – xã hội hiện nay của tỉnh Trà Vinh, vị

trí nông nghiệp của tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Ngoài ra, các nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham
khảo cho việc nghiên cứu lịch sử kinh tế – xã hội Trà Vinh trong thời kỳ đổi
mới và làm tài liệu giảng dạy về lịch sử địa phương.
7. Bố cục luận văn.

6


Ngoài phần mở đầu và kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung
luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp tỉnh Trà Vinh (1992 – 2015).
Đây là chương khái quát về các đặc điểm tự nhiên và xã hội của tỉnh
Trà Vinh, tình hình kinh tế nông nghiệp của tỉnh trong giai đoạn 1986 – 1992,
những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước và của tỉnh về phát triển
nông nghiệp ở địa phương.
Chương 2: Quá trình chuyển dịch kinh tế nông nghiệp tỉnh Trà Vinh
giai đoạn 1992 – 2000.
Chương này trình bày quá trình chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông
nghiệp trong ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy
sản. Đánh giá kết quả đạt được trong giai đoạn này những thuận lợi, khó khăn
và kinh nghiệm rút ra được qua quá trình chuyển dịch trong giai đoạn 1992–
2000.
Chương 3: Quá trình chuyển dịch kinh tế nông nghiệp tỉnh Trà Vinh
giai đoạn 2001 – 2015.
Trình bày quá trình chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp, trong
ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản. Đánh giá
kết quả đạt được trong giai đoạn này những thuận lợi, khó khăn và kinh
nghiệm rút ra được qua quá trình chuyển dịch trong giai đoạn 2001 - 2015.


7


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TỈNH TRÀ VINH (1992-2015)
1.1.Lịch sử hình thành, địa giới hành chính.
Vào cuối thế kỷ thứ XVII, các chúa Nguyễn đã chủ động tổ chức di dân
người Việt vào vùng đất Nam Bộ, thực thi những chính sách chiêu mộ lưu
dân và đưa quân đội vào Nam khai phá đất đai. Cùng với người Việt và người
Khmer, người Hoa cũng được chúa Nguyễn tạo điều kiện để cùng nhau khai
phá và định cư trên vùng đất phía Nam này, trong đó có vùng đất Trà Vinh
[2, 18].
Năm 1732, chúa Nguyễn lập Châu Định Viễn và đất Trà Vang (tên gọi
cũ của Trà Vinh) thuộc châu Định Viễn.
Năm 1779, chúa Nguyễn Phúc Ánh chia toàn miền Nam lúc bấy giờ ra
thành 1 trấn (Hà Tiên) và 4 dinh (Trấn Biên, Phiên Trấn, Trường Đồn, Long
Hồ) thuộc phủ Gia Định.
Năm 1802, vua Gia Long (Nguyễn Ánh) đã đổi Gia Định Phủ thành
Gia Định Trấn. lãnh thổ Gia Định trấn được phân chia thành 4 dinh (Dinh
Phiên Trấn, Dinh Trấn Biên, Dinh Vĩnh Trấn, Dinh Trấn Định) và 1 trấn phụ
(Trấn Hà Tiên); vùng đất Trà Vinh lúc này thuộc Dinh Vĩnh Trấn.
Năm 1803, vua Gia Long đổi Dinh Vĩnh Trấn thành Dinh Hoằng Trấn,
như vậy đất Trà Vinh lúc này thuộc Dinh Hoằng Trấn.
Năm 1808, vua Gia Long lại đổi Gia Định Trấn thành Gia Định Thành
gồm 05 trấn: Phiên An (sau này đổi thành Gia Định), Biên Hòa, Hà Tiên,
Vĩnh Tường (sau này là Định Tường), Vĩnh Thanh (sau này được chia thành
Vĩnh Long, An Giang) và Dinh Hoằng trấn thành Vĩnh Thanh trấn và đất Trà
Vinh lúc này thuộc Trấn Vĩnh Thanh.


8


Năm 1825, Vua Minh Mạng thành lập Phủ Lạc Hóa gồm 2 huyện: Trà
Vang (Trà Vinh) có 6 tổng, 70 xã và Tuân Nghĩa có 5 tổng, 76 xã trực thuộc
Gia Định Thành.
Năm 1832, Trấn Vĩnh Thanh được đổi tên là Trấn Vĩnh Long (Vĩnh
Long có tên từ năm này, Trà Vinh chưa có tên). Sau đó, vua Minh Mạng cho
đổi các “trấn” thành “tỉnh” và chia Nam Kỳ thành 6 tỉnh, gọi là "Nam Kỳ lục
tỉnh" gồm: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà
Tiên). Lúc này, Trà Vinh là một huyện thuộc Phủ Lạc Hóa, tỉnh Vĩnh Long.
Sang thời Pháp thuộc, Thống đốc Nam Kỳ (1876) ra nghị định phân
chia toàn bộ Nam kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn gồm: Sài Gòn có 05 hạt
hay tiểu khu (Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Vũng Tàu, Sài Gòn); Mỹ
Tho có 04 tiểu khu (Mỹ Tho, Gò Công, Tân An, Chợ Lớn); Vĩnh Long có 04
tiểu khu (Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Sa Đéc); Bát Xắc có 06 tiểu khu
(Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Cần Thơ, Sóc Trăng). Tiểu khu
Trà Vinh là tiền thân của tỉnh Trà Vinh sau này [2, 33].
- Ngày 20/12/1899, toàn quyền Đông Dương Doumer ký nghị định đổi tên gọi
"tiểu khu" thành "tỉnh" và chia Nam Kỳ thành 3 miền và 20 tỉnh: Miền Đông
có 4 tỉnh (Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Bà Rịa); Miền Trung có 9 tỉnh
(Gia Định, Chợ Lớn, Mỹ Tho, Gò Công, Tân An, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà
Vinh, Sa Đéc); Miền Tây có 7 tỉnh (Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch
Giá, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu) [2, 43]. Nghị định này được chính thức
thi hành từ ngày 01/01/1900, từ đó tên tỉnh Trà Vinh chính thức ra đời. Tỉnh
lỵ Trà Vinh đặt tại làng Long Đức nay là nội ô thành phố Trà Vinh. Ban đầu
tỉnh Trà Vinh có các huyện Càng Long, Châu Thành, Bàng Đa, Ô Lắc, Bắc
Trang. Đến năm 1928 giải thể huyện Bàng Đa và Ô Lắc để thành lập huyện
Cầu Ngang và thành lập huyện Tiểu Cần trên cơ sở một phần huyện Bắc

Trang và một phần huyện Càng Long.

9


Từ 01/01/1900, tên gọi tỉnh Trà Vinh được sử dụng chính thức cho đến
tháng 5/1951. Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Cục, Ủy ban kháng chiến
hành chính Nam bộ đã ban hành Nghị định số 174/NB-51 ngày 27/6/1951 về
việc sáp nhập 20 tỉnh Nam Bộ thành 11 tỉnh. Theo đó, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh
Trà Vinh được sáp nhập lại thành tỉnh Vĩnh Trà. Tuy nhiên, tên gọi tỉnh Vĩnh
Trà không được chính quyền của vua Bảo Đại và chính quyền ngụy Việt Nam
Cộng hòa công nhận. Tỉnh Vĩnh Trà tồn tại đến năm 1954; sau đó lại trả về
tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh như cũ [4, 3].
Trong giai đoạn 1954 – 1975, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tiến
hành phân chia lại địa giới hành chính các tỉnh miền Nam. Trên địa bàn tỉnh
Trà Vinh, hai huyện Cầu Kè và Tiểu Cần được tách ra, ghép với hai huyện
Trà Ôn và Tam Bình của Vĩnh Long để thành lập một tỉnh mới là tỉnh Tam
Cần (theo Sắc lệnh số 16-NV ngày 09/02/1956) và tách một phần đất của
huyện Cầu Ngang để thành lập một quận mới là quận Long Toàn (theo Sắc
lệnh số 143-NV ngày 22/10/1956). Đầu năm 1957, Ngô Đình Diệm đổi tên
tỉnh Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Bình và tỉnh Tam Cần tồn tại được gần một
năm thì giải thể, 03 quận của tỉnh Tam Cần (Cầu Kè, Tiểu Cần, Trà Ôn) và
quận Vũng Liêm (Vĩnh Long) được sáp nhập vào tỉnh Vĩnh Bình (theo Nghị
định số 3-ND/HC/ND ngày 03/01/1957). Sau khi đất nước thống nhất, Chính
phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành nghị
định về việc giải thể khu, hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam vào tháng
02/1976. Theo nghị định này, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh được sáp nhập
thành tỉnh Cửu Long. Năm 1986, sau nhiều lần sáp nhập và chia tách, tỉnh
Cửu Long bao gồm thị xã Vĩnh Long (tỉnh lỵ tỉnh Cửu Long), thị xã Trà Vinh
và 12 huyện: Bình Minh, Cầu Kè, Cầu Ngang, Càng Long, Châu Thành,

Duyên Hải, Long Hồ, Tam Bình, Tiểu Cần, Trà Cú, Trà Ôn, Vũng Liêm [4,
138].

10


Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa VIII đã ra quyết định tách tỉnh Cửu
Long thành 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Ngày 05/5/1992 tỉnh Trà Vinh
chính thức đi vào hoạt động và phát triển cho đến ngày nay.
Trà Vinh là một trong 13 tỉnh, thành phố của Đồng bằng sông Cửu
Long, nằm về phía hạ lưu được bao bọc bởi sông Tiền và sông Hậu với 02
cửa Cung Hầu và Định An; diện tích tự nhiên 2.358,26 km2 (235.826 ha). Địa
giới hành chính của tỉnh, phía Đông và Đông Nam giáp với Biển Đông, có bờ
biển dài 65 km, phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Long; phía Nam và Tây Nam giáp
tỉnh Sóc Trăng, có ranh giới sông Hậu và phía Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh
Bến Tre có ranh giới là sông Cổ Chiên (một nhánh của Tiền Giang); với 09
đơn vị hành chính: thành phố Trà Vinh, thị xã Duyên Hải, huyện Càng Long,
Duyên Hải, Châu Thành, Tiểu Cần, Cầu Kè, Trà Cú, Cầu Ngang [ 15, 8].
Ngày 4 tháng 3 năm 2010, thị xã Trà Vinh được nâng thành thành phố
Trà Vinh trực thuộc tỉnh Trà Vinh. Ngày 11 tháng 5 năm 2015, thành lập thị
xã Duyên Hải trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích tự nhiên và dân số
của huyện Duyên Hải. Hiện nay, Tỉnh có 9 đơn vị hành chính: Thành phố
Trà Vinh, thị xã Duyên Hải và 7 huyện: Càng Long, Duyên Hải, Châu
Thành, Tiểu Cần, Cầu Kè, Trà Cú, Cầu Ngang. Ngày 15 tháng 2 năm 2016,
thành phố Trà Vinh – trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh, được
công nhận là đô thị loại II.
1.2.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
1.2.1. Vị trí địa lí
Trà Vinh là tỉnh duyên hải Đồng Bằng Sông Cửu Long nằm ở phần
cuối cù lao kẹp giữa sông Tiền và sông Hậu và có vị trí địa lý giới hạn từ

9°31'46" đến 10°4'5" vĩ độ Bắc và từ 105°57'16" đến106°36'04" kinh độ
Đông. Phía Đông tỉnh giáp Biển Đông, phía Tây giáp Vĩnh Long, phía Nam

11


giáp Sóc Trăng, phía Bắc giáp tỉnh Bến Tre. Trà Vinh cách thành phố Hồ Chí
Minh 130 km (theo quốc lộ 60) và thành phố Cần Thơ 95 km [2, 3].
1.2.2. Điều kiện tự nhiên
Trà Vinh lại có những nét đặc thù về điều kiện địa lý – tự nhiên so với
các địa phương khác trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long bởi vì vùng đất
này nằm ở ven biển Đông lại nằm giữa hai chi lưu lớn (sông Tiền và sông
Hậu) của sông Cửu Long. Vùng đất Trà Vinh luôn nhận được lượng phù sa
của sông Cửu Long và biển Đông, hai chi lưu này đã, đang và sẽ tiếp tục
không ngừng bồi đắp cho miền hạ lưu để vùng đất Trà Vinh vươn dài ra biển,
tạo những điều kiện tự nhiên thuận lợi phát triển kinh tế nông nghiệp [2, 6].
Địa hình:
Trà Vinh có địa hình chủ yếu là những khu đất bằng phẳng với độ cao
trên dưới 1m so với mặt biển. Là vùng đồng bằng ven biển nên tỉnh có các
giồng cát, chạy liên tục theo hình vòng cung và song song với bờ biển. Càng
về phía biển, các giồng này càng cao và rộng lớn. Sự chia cắt bởi các giồng và
hệ thống trục lộ, kênh rạch chằng chịt khiến cho địa hình toàn vùng khá phức
tạp. Các vùng trũng xen kẹp với các giồng cao, xu thế độ dốc chỉ thể hiện trên
từng cánh đồng. Riêng phần phía nam tỉnh là vùng đất thấp, bị các giồng cát
hình cánh cung chia cắt thành nhiều vùng trũng cục bộ, nhiều nơi chỉ ở độ cao
0,5-0,8 m nên hàng năm thường bị ngập mặn 0,4-0,8 m trong thời gian 3–5
tháng.
Khí hậu
Trà Vinh nằm trong vùng nhiệt đới có khí hậu ôn hòa với hai mùa mưa
(tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (tháng 12 đến tháng 4 năm sau), nhiệt độ

trung bình từ 26 – 27OC, độ ẩm trung bình 80 – 85%/năm, ít bị ảnh hưởng bởi
bão, lũ. Tuy nhiên, do đặc thù của vùng khí hậu ven biển nên tỉnh có một số
hạn chế về mặt khí tượng như gió chướng mạnh, ít mưa (lượng mưa trung

12


bình từ 1.400 – 1.600 mm/ năm). Hàng năm hạn hán thường xuyên xảy ra,
đặc biệt ở các huyện Tiểu Cân, Châu Thành, Cầu Ngang, Duyên Hải, do đó
gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
Thủy văn
Trà Vinh là một tỉnh ven biển, có nhiều sông, rạch và kênh đào. Vùng
đất này trực tiếp nhận các nguồn nước, gồm: nước sông Mê Kông, nước mưa
và nước biển Đông. Lượng dòng chảy của sông Cổ Chiên và sông Hậu tương
đối cao trên lãnh thổ Trà Vinh: khoảng 1.500 m3/giây vào mùa khô và 6.000
m3/giây vào mùa mưa lũ. Lượng mưa hàng năm trên đất Trà Vinh không nhỏ
(trung bình 1.400–1.500 mm mỗi năm). Biển Trà Vinh nằm trong vùng biển
có chế độ bán nhật triều; mỗi ngày có hai lần nước lên và hai lần nước xuống,
chênh lệch đỉnh triều với chân triều từ 1 mét đến 2,5 mét vào những ngày
triều kém, từ 2,5 mét đến 3,5 mét vào những ngày triều cao. Đặc điểm lớn của
thủy văn ở Trà Vinh là: dòng chảy phức tạp và bị chi phối bởi thủy triều biển
Đông. Chu kỳ thủy triều cường- nhược ở đây là 15 ngày. Hàng tháng, đỉnh
triều cường thường xuất hiện sau ngày 1 và ngày 15 âm lịch, đỉnh triều nhược
thường xuất hiện sau ngày 7 và ngày 23 âm lịch. Biển và mạng lưới sông rạch
dày đặc ở Trà Vinh đã làm cho ảnh hưởng cường nhược của thủy triều ăn sâu
vào nội địa, như: tại vàm Trà Vinh, nước triều dưới 1,5 mét vào cuối tháng 2,
trên 1,5 mét vào giữa tháng 9, trên 1,7 mét vào đầu tháng 10, dưới 1,7 mét
vào cuối tháng 11 v.v... ở đây nước triều cao dần theo mùa mưa và giảm dần
theo mùa khô. Đồng thời, độ mặn của triều ảnh hưởng vào nội địa giảm dần
theo mùa mưa và tăng dần theo mùa khô, vì mưa từ thượng nguồn sông Mê

Kông đổ về, đẩy mặn xa ra biển; mặt khác, độ mặn cũng giảm dần khi vào sâu
nội địa [2, 9]. Tuy nhiên hàng năm việc nước mặn xâm nhập đã gây khó khăn
rất lớn trong sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải có những chuyển đổi thích
hợp để phát triển nông nghiệp đa dạng.

13


Tài nguyên thiên nhiên
Trà Vinh có tài nguyên đất dồi dào với 3 nhóm đất chính: đất cát giồng
chiếm 6,65%, đất phù sa chiếm 58,29% và đất phèn chiếm 24,44%. Diện tích
đất của tỉnh là 229.200 ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm 186.170 ha,
đất lâm nghiệp chiếm 6.922 ha, đất chuyên dùng chỉ có 9.936 ha, còn lại là
đất ở nông thôn chiếm 3.108 ha, đất ở thành thị chiếm 586 ha, đất chưa sử
dụng chiếm 85 ha. Tỉnh cũng có khoảng 24.000 ha diện tích rừng và đất rừng,
chủ yếu nằm dọc bờ biển tại các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang và Trà Cú với
các loại cây như bần, đước, mắm, dừa nước, chà là,… đất bãi bồi có diện tích
1.138 ha. Diện tích nuôi trồng thủy sản chiếm 62.000 ha trong đó diện tích
nuôi tôm sú 25.000 ha. Ngoài ra, Trà Vinh có trữ lượng cát dùng trong công
nghiệp và xây dựng khá dồi dào, trong đó, trữ lượng cát sông đạt 151.574.000
m3. Đất sét gạch ngói được Phân viện nghiên cứu địa chất công nhận là đạt
yêu cầu dùng trong xây dựng, phục vụ cho công nghiệp chế biến vật liệu xây
dựng. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có nhiều mỏ nước khoáng đạt tiêu chuẩn
khoáng cấp quốc gia, nhiệt độ 38,5OC, khả năng khai thác cấp trữ lượng 211
đạt sản lượng 240 m3/ngày, cấp tài nguyên 333 đạt 19.119 m3/ngày phân bổ
tại thị trấn Long Toàn, huyện Duyên Hải [2, 3].
Tài nguyên du lịch:
Tỉnh Trà Vinh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cả về tự nhiên
và nhân văn. Về tự nhiên, tỉnh Trà Vinh với nhiều danh lam thắng cảnh như:
Ao Bà Om, Biển Ba Động, rừng ngập mặn. Đặc biệt, điều kiện khí hậu vùng

ven biển, với nhiệt độ mùa hè không quá nóng là điều kiện thu hút khách nghỉ
dưỡng du lịch tránh nắng vào mùa hè.
Về văn hóa: Trà Vinh là một tỉnh có ba dân tộc sống chung với nhau là
Kinh, Khmer, Hoa, đời sống văn hóa vật chất và tinh thần rất phong phú và đa
dạng, có nhiều lễ hội. Đặc biệt là các lễ hội của dân tộc Khmer như: đua ghe

14


ngo,... được tổ chức hằng năm. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh có nhiều di tích lịch
sử như Đền thờ Bác, Bến tiếp nhận vũ khí ở ấp Cồn Tàu xã Trường Long
Hòa, .... và hàng trăm ngôi chùa Khmer ở khắp nơi trong tỉnh.
Với tiềm năng du lịch phong phú, cả về sinh thái và nhân văn, hàng
năm tỉnh Trà Vinh thu hút lượng khách đến tham quan, nghỉ ngơi. Lượng
khách du lịch trong nước và quốc tế đến ngày một tăng, chủ yếu là khách du
lịch trong nước.
Vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
phong phú chính là những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển
kinh tế – xã hội của tỉnh.
1.3. Điều kiện kinh tế- xã hội
1.3.1. Kinh tế và cơ sở hạ tầng
Giai đoạn từ 1986-1992, trước khi tái lập tăng trưởng chậm. Tổng sản
phẩm trong tỉnh (GDP) các năm từ 1986 – 1990 tăng không cao, bình quân
hàng năm tăng 3,1% [8, 13]. Từ năm 1992 sau khi tái lập nhờ có chính sách
đúng theo nguôn lực của địa phương kinh tế Trà Vinh có bước khởi. Tổng sản
phẩm xã hội bình quân hàng năm tăng 8,90%.
Bảng 1.1 Tổng sản phẩm xã hội và thu nhập bình quân đầu người
Đơn vị: tỉ đồng
Năm


1990

1993

1995

Tổng sản phẩm xã hội

1.074

1.385

1.605

660

878

1020

Thu nhập quốc dân

Nguồn: [16, 13]
Tổng sản phẩm xã hội của tỉnh trước và sau khi tái lập có bước chuyển
biến đáng kể. Thu nhập quốc dân tăng trưởng đều qua từng năm tính đến năm
1995 tăng trung bình 9,1% mức tăng trưởng khả quan cho một tỉnh mới. Thu
nhập quốc dân (GDP) từ 660 tỉ đồng (năm 1990) tăng lên 878 tỉ đồng (năm

15



1993) tăng 33%; năm 1995 đạt 1.020 tỉ đồng tăng 54,5%, bình quân hàng năm
tăng 9,1% thu nhập quốc dân bình quân đầu người cũng bước đầu có bước
chuyển biến.
Bảng 1.2.Thu nhập bình quân đầu người
(Đơn vị: 1000 đồng)
Năm

1990

1992

1995

Thu nhập bình quân

749.000

940.000

1.073.000
Nguồn: [16, 13]

Trà Vinh là tỉnh thuần nông, kinh tế nông nghiệp và thủy sản vẫn đóng
vai trò chủ đạo trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh đại đa số dân cư làm nông
nghiệp cho nên sau khi tái lập thu nhập binh quan có tăng so với những năm
1990 nhưng vẫn chưa cao số hộ có thu nhập cao chưa nhiều năm 1992 thu
nhập bình quân đầu người 940.000 ngàn đồng đến năm 1995 tăng lên
1.073.000 ngàn đồng. Những năm qua, tình hình kinh tế biển của tỉnh Trà
Vinh có phát triển một bước về năng lực sản xuất, góp phần tăng trưởng nền

kinh tế địa phương, chuyển biến về xây dựng kết cấu hạ tầng, kinh tế – xã hội,
cải thiện thu nhập và đời sống dân cư.
Trà Vinh sau khi tái lập xuất phát điểm từ một nền kinh tế thật sự mất
cân đối trong cơ cấu nông – lâm – ngư đã tồn tại rất lâu đời, trong cơ cấu kinh
tế nông nghiệp chủ yếu là tình trạng độc canh cây lúa vẫn còn khá phổ biến,
kĩ thuật canh tác tương đối lạc hậu, nông cụ thô sơ. Các ngành công nghiệp hỗ
trợ cho nông nghiệp như dịch vụ nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông
sản... vẫn còn đang trong giai đoạn hình thành. Hệ thống đê bao chưa được
hoàn thiện tình trạng nước mặn xâm nhập làm cho vụ đông xuân năng suất
thấp, các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu chưa được hoàn thiện, điều này
ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Trà
Vinh sau khi tái lập [16, 9-10].

16


Giai đoạn 1993 – 2000, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình hàng năm
của tỉnh đạt 8,9% [10, 15]. Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2000 tăng gấp 2 lần
so với năm 1991 - lúc mới tái lập tỉnh. Giai đoạn 2001 – 2005, tốc độ tăng
trưởng kinh tế bình quân hàng năm của tỉnh đạt 12,02% trong đó: Nông –
Lâm – Ngư nghiệp tăng 8,09%, Công nghiệp – Xây dựng tăng 21,73%,
Thương mại – Dịch vụ tăng 16,65%. Năm 2009, kinh tế Trà Vinh vẫn đạt tốc
độ tăng trưởng 8,2% [ 20, 23].
Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. Tỷ trọng khu
vực Nông – Lâm – Ngư nghiệp vẫn còn cao, nhưng đang có chiều hướng
giảm qua các năm (72,7% năm 1995, 62,6% năm 2003). Thương mại – Dịch
vụ đứng hàng thứ 2 trong cơ cấu kinh tế của tỉnh và đang có xu hướng tăng,
nhưng chậm (18,4% năm 1995, 23,0% năm 2003). Khu vực Công nghiệp –
Xây dựng đứng hàng thứ 3 trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, nhưng có tốc độ tăng
nhanh rõ rệt qua các năm (8,9% năm 1995, 14,4% năm 2003). Nhìn chung,

việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành đã diễn ra theo hướng giảm dần tỷ
trọng Nông – Lâm – Ngư – Nghiệp, tăng dần tỷ trọng Công nghiệp – Xây
dựng và Thương mại – Dịch vụ nhưng vẫn còn chậm. Nền kinh tế chủ yếu
vẫn dựa vào Nông – Lâm – Ngư nghiệp, đặc biệt là Nông nghiệp [19, 24].
Mặc dù đã đạt những kết quả khả quan, nhưng nền kinh tế của Trà Vinh
vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế do quá phụ thuộc vào nông nghiệp. Công
nghiệp và dịch vụ còn nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Sản phẩm làm ra không có khả năng
cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế. Kết cấu hạ tầng và cơ sở
vật chất – kỹ thuật còn nhiều hạn chế. Tuy còn nhiều hạn chế nhưng nhờ quá
trình chỉ đạo chuyển dịch kinh tế, nhất là trong nông nghiệp kinh tế Trà Vinh
gần như theo kịp các tỉnh trong khu vực như Bến Tre, Sóc Trăng, Vĩnh
Long...

17


Trong mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh, Trà Vinh ưu tiên đầu tư phát
triển thủy hải sản thành ngành kinh tế mũi nhọn, đẩy mạnh công nghiệp chế
biến xuất nhập khẩu, đưa du lịch từng bước trở thành ngành kinh tế trọng
điểm. Tập trung huy động vốn cho đầu tư phát triển. Khai thác tối đa và sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước (vốn, công nghệ và kinh
nghiệm quản lý) để phát triển lưu lượng sản xuất và cơ sở hạ tầng kinh tế – xã
hội. Chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng tăng nhanh hàm lượng khoa học
công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng giá trị gia tăng và hiệu quả
kinh tế. Hoàn chỉnh một bước hệ thống kết cấu hạ tầng. Thực hiện cơ chế
khuyến khích, hỗ trợ để đầu tư nhiều hơn cho các vùng còn nhiều khó khăn,
vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào Khmer. Tăng cường nghiên cứu
và ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong nền kinh tế. Cải thiện rõ
rệt trình độ công nghệ trong nền kinh tế, phát huy cao độ nội lực và tranh thủ

từ bên ngoài về khoa học và công nghệ phục vụ trực tiếp cho tiến trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tăng cường quản lý tài nguyên và môi trường.
Công tác thủy lợi:
- Huy động trên 680 tỷ đồng đầu tư thực hiện 26 dự án trọng điểm gồm:
10 dự án thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản, 03 dự án cơ sở hạ tầng phục vụ
sản xuất lúa và giống thủy sản, 11 dự án đê, kè và 02 dự án dân dụng. Đồng
thời, triển khai thực hiện nạo vét 126 công trình thủy lợi nội đồng thuộc
nguồn vốn cấp bù thủy lợi phí và vốn khắc phục hậu quả hạn hán, xâm nhập
mặn, với tổng vốn đầu tư 172,82 tỷ đồng [71, 6].
- Các địa phương huy động thi công, đào đắp, nạo vét 1.307 công trình
thủy lợi nội đồng, tổng chiều dài 981,3 ngàn mét, khối lượng đào đắp 3,01
triệu m3.
- Phối hợp tổ chức thực hiện tốt và có hiệu quả các công tác xây dựng,
nâng cấp, sửa chữa; kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng

18


và giám sát hoạt động khai thác công trình thủy lợi, đê, kè và phòng chống lụt
bão, giảm nhẹ thiên tai.
Nhìn chung, các công trình thủy lợi hiện có trên địa bàn tỉnh trong điều
kiện bình thường (không bị ảnh hưởng của khô hạn và xâm nhập mặn) cơ bản
đáp ứng nhu cầu tưới tiêu được khoảng 85% diện tích đất nông nghiệp, tăng
hơn khoảng 5% so với năm 2013.
Phát triển hạ tầng nông thôn:
- Giao thông nông thôn: Toàn tỉnh đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng
592,85 km đường (216,3 km đường tỉnh, huyện và đường đến trung tâm xã và
376,55 km đường giao thông nông thôn) và 47 cầu với tổng chiều dài 2.390
m. Nâng tổng số đến nay, toàn tỉnh có 1.079,8 km đường giao thông từ cấp
hương lộ trở lên, giao thông nông thôn là 3.340 km. Nhìn chung, mạng lưới

đường giao thông nông thôn trong những năm qua được đầu tư khá lớn tạo
thuận lợi cho nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân [74, 7].
- Điện: Đã đầu tư được 365,6 km đường dây trung thế; 1.023,65 km
đường dây hạ thế và 527 trạm biến thế với tổng dung lượng 161.332 kVA.
Nâng tổng số đến nay toàn tỉnh có 10.947,16 km đường dây trung thế; 15.832
km đường dây hạ thế và 12.649 trạm biến thế với tổng dung lượng trên 1,3
triệu, tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 98,4%. Điện phục vụ cho sản xuất ước đạt
khoảng 10% nhu cầu [73, 23].
Để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững, thủy lợi được
chú trọng đặc biệt, đã có nhiều công trình thủy lợi được xây dựng gồm: hệ
thống đê bao chắn sóng ở xã Trường Long Hòa và xã Hiệp Thạnh của huyện
Duyên Hải, 2 cống, đập thao chua ngăn mặn, cống mười cửa ở Đại Phước
huyện Càng Long, cống ngăn mặn ở Vinh Kinh huyện Cầu Ngang cùng nhiều
trạm bơm công trình tiêu thoát nước, ngoài việc ngăn ngập úng do ảnh hưởng
triều cường và ngăn mặn xâm nhập, các đê bao còn góp phần trong việc

19


×