Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP môi trường tại Công ty TNHH Kỹ thuật và Xây dựng Âu Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Địa điểm thực tập
Người hướng dẫn
Đơn vị công tác

: Công ty TNHH Kỹ thuật và Xây dựng Âu Việt
: Phạm Thị Thêu
: Giám đốc Công ty TNHH Kỹ thuật và
Xây dựng Âu Việt
Sinh viên thực hiện : Trương Thị Thùy Dung
Lớp
: ĐH3CM2

Hà Nội, tháng 03 năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Gần 4 năm học tập và trao đổi kiến thức với bạn bè tại khoa Môi Trường trường
ĐH Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội. Tôi_Trương Thị Thùy Dung, sinh viên lớp
ĐH3CM2 dưới sự hướng dẫn và giảng dạy nhiệt tình của giảng viên trong trường đã
cho tôi biết thêm nhiều kiến thức và kỹ năng về chuyên ngành của mình. Từ đó giúp
cho sinh viên hiểu đúng và sâu hơn những kiến thức đã được học, bước đầu làm quen
với môi trường làm việc thực tế.
Thực tập tốt nghiệp là một trong những nội dung không thể thiếu trong quá trình
học tập. Nó có vai trò vô cùng quan trong giúp cho sinh viên nâng cao tay nghề công
việc của mình sau này. Trong suốt quá trình thực tập tại công ty TNHH kỹ thuật và xây


dựng Âu Việt, tôi đã được các anh chị, cô chú ở công ty tận tình hướng dẫn, khích lệ,
động viên giúp đỡ tôi, cũng như tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi trong suốt quá trình
thực tập và hoàn thành báo cáo thực tập này. Nhờ đó mà tôi đã được học hỏi và nâng
cao tay nghề, kỹ năng làm việc, giúp tôi được tìm hiểu nhiều điều bổ ích cho công việc
sau nay, khả năng làm việc bên ngoài xã hội và mong muốn giúp cho xã hội chúng ta
ngày càng phát triển .
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo trong khoa Môi Trường, các anh chị,
trong công ty đã hết sức tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành tốt đợt thực
tập này.
Do thời gian thực tâp và năng lực cá nhân có hạn, bên cạnh những gì đã đạt
được, trong quá trình thực tập và làm báo cáo tôi còn có nhiều thiếu sót. Vì vậy tôi rất
mong các bác, cô chú, anh, chị và thầy cô giáo chỉ bảo thêm để tôi rút ra được những
kinh nghiệm cho bản thân qua đợt thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn !


MỤC LỤC
2.3.1. Các phương pháp ĐTM...........................................................................................16
2.3.2. Các phương pháp khác............................................................................................18
2.4.Kết quả chuyên đề thực tập.............................................................................................18
2.4.1.Chủ dự án.....................................................................................................................18
2.4.2.Vị trí địa lí của dự án....................................................................................................18
Hình 2.1. vị trí địa lí của dự án.............................................................................................19
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình công nghệ tổng quát về các công đoạn xử lý tại nhà máy...............22
Hình 2.3. Sơ đồ công nghệ của hệ thống trung hòa axit...........................................................34
Hình 2.4. Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt của nhà máy.....................................................37
Hình 2.5. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tập trung của nhà máy..........................................37
Tổ chức và nhân sự quản lý môi trường...........................................................................38
. Đào tạo các phòng ban khác trong công ty.....................................................................39
Chương trình quản lý môi trường.....................................................................................40

2. Kiến nghị...........................................................................................................................47
Nhật ký thực tập........................................................................................................................49


DANH MỤC BẢNG:
2.3.1. Các phương pháp ĐTM...........................................................................................16
2.3.2. Các phương pháp khác............................................................................................18
2.4.Kết quả chuyên đề thực tập.............................................................................................18
2.4.1.Chủ dự án.....................................................................................................................18
2.4.2.Vị trí địa lí của dự án....................................................................................................18
Hình 2.1. vị trí địa lí của dự án.............................................................................................19
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình công nghệ tổng quát về các công đoạn xử lý tại nhà máy...............22
Hình 2.3. Sơ đồ công nghệ của hệ thống trung hòa axit...........................................................34
Hình 2.4. Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt của nhà máy.....................................................37
Hình 2.5. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tập trung của nhà máy..........................................37
Tổ chức và nhân sự quản lý môi trường...........................................................................38
. Đào tạo các phòng ban khác trong công ty.....................................................................39
Chương trình quản lý môi trường.....................................................................................40
2. Kiến nghị...........................................................................................................................47
Nhật ký thực tập........................................................................................................................49


DANH MỤC HÌNH:
2.3.1. Các phương pháp ĐTM...........................................................................................16
2.3.2. Các phương pháp khác............................................................................................18
2.4.Kết quả chuyên đề thực tập.............................................................................................18
2.4.1.Chủ dự án.....................................................................................................................18
2.4.2.Vị trí địa lí của dự án....................................................................................................18
Hình 2.1. vị trí địa lí của dự án.............................................................................................19
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình công nghệ tổng quát về các công đoạn xử lý tại nhà máy...............22

Hình 2.3. Sơ đồ công nghệ của hệ thống trung hòa axit...........................................................34
Hình 2.4. Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt của nhà máy.....................................................37
Hình 2.5. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tập trung của nhà máy..........................................37
Tổ chức và nhân sự quản lý môi trường...........................................................................38
. Đào tạo các phòng ban khác trong công ty.....................................................................39
Chương trình quản lý môi trường.....................................................................................40
2. Kiến nghị...........................................................................................................................47
Nhật ký thực tập........................................................................................................................49


MỞ ĐẦU
Đánh giá tác động môi trường là công việc được thực hiện thông qua quá trình
phân tích, đánh giá, đưa ra những dự báo về ảnh hưởng của dự án quy hoạch - phát
triển kinh tế xã hội, của những đơn vị kinh doanh, sản xuất cho đến những công trình
khoa học kỹ thuật, y tế, giáo dục, văn hóa xã hội … đến môi trường. đồng thời, đề xuất
những giải pháp cụ thể và hữu hiệu để góp phần bảo vệ môi trường và bảo vệ chính
sức khỏe của con người, sinh vật sống.
Tác động của những ông trình dự án có thể tốt, xấu, mức độ ảnh hưởng ít hay
nhiều tùy thuộc vào hoạt động riêng biệt của từng dự án, công trình đó. Thông qua
việc đánh gía tác động môi trường sẽ giúp đưa ra được những phương án, giải pháp
khả thi nhất và tối ưu nhất về kinh tế - kỹ thuật nhằm giải quyết những tác động đó đối
với môi trường.

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP.
1.1. Giới thiệu chung.
Tên đơn vị: Công ty TNHH và xây dựng Âu Việt
Địa chỉ: Số 3, ngách 318/189/45, phố Ngọc Trì, Phường Thạch Bàn, Quận

Long Biên, Thành phố Hà Nội
Điện thoại : 0436751191
Giám đốc : Phạm Thị Thêu
Năm thành lập:20/06/ 2013.
1.2. Cơ cấu tổ chức.
Thành phần nhân sự của công ty bao gồm:
 01 Giám đốc,
 02 Phó giám đốc,
 05 nhân viên kỹ thuật có trình độ Đại học, tốt nghiệp các trường ĐH Khoa học
Tự Nhiên HN, ĐH Bách khoa HN, ĐH Xây dựng HN,
 02 Kế toán tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Ngoại Thương HN,
Ngoài ra còn có các thành viên liên kết đến từ các viện nghiên cứu trên địa bàn
Hà nội.
1.3. Chức năng và nhiệm vụ.

Hóa chất xử lý môi trường.
2


Công ty có cung cấp tất cả các hóa chất dùng trong xử lý môi trường như:
 Xuất xứ Trung Quốc: NaOH 99%, PAC, Than hoạt tính, FeCl 3 >96%,
Na3PO4.12H2O, Al2(SO4)3. 18H2O, v.v...
 Xuất xứ Việt nam: H2SO4 98%, HCl 32%, FeSO4.7H2O, CaCl2, Than hoạt tính,
v.v...
 Ngoài ra công ty còn cung cấp SBS-Thái lan, Polymer – Nhật hoặc Hàn quốc.

3


Thiết bị công trình xử lý môi trường.

Với đội ngũ kỹ sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý môi trường, công ty còn
sẵn sàng nhận thiết kế, cung cấp thiết bị, lắp đặt cho các dự án trên các lĩnh vực như:
 Hệ thống lọc nước RO, nước DI dùng cho công nghiệp
4


 Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp gồm sơn, mạ, v.v...
Ngoài ra, công ty còn cung cấp các thiết bị phục vụ xử lý môi trường như sau:
 Bơm định lượng hóa chất Iwaki – Nhật bản,
 Bơm nước Ebara – Nhật bản, Indonesia, Ý
 Thiết bị điều khiển pH, ORP của các hãng GF-USA, Hana-Italy.
 Máy ép bùn sản xuất tại Việt nam.
 Lõi lọc của hãng Filterfine – Malaysia
 Các dự án tiêu biểu công ty đã tham gia thực hiện

Hệ thống nước RO 3 m3/h – Công ty TNHH Phanh Nissin

Hệ thống XLNT sơn 3 m3/h – Công ty TNHH Phanh Nissin

5


Hệ thống XLNT mạ Ni-Cr 15 m3/h – Công ty CP Xích Líp Đông Anh.

Hệ thống XLNT tẩy rửa 1 m3/h – Công ty TNHH Vina Taiyo Spring

6


Hệ thống XLNT mạ Ni-Cr 28 m3/h – Công ty Machino Auto Part


Máy RO sử dụng trong cấp nước sạch
Thiết bị công trình xử lý môi trường.

Phụ gia ngành mạ.
Ngoài ra công ty còn chuyên cung cấp các sản phẩm của nhà sản xuất hóa chất
mạ nổi tiếng của Nhật bản- Ebara-Udylite Co., Ltd. Các lĩnh vực mạ mà chúng tôi
cung cấp bao gồm:

7


 Mạ Niken: Niken mờ, Niken bóng, Niken Lưu huỳnh cao, Niken vi xốp, Niken
Satin, Niken đen, Niken mạ quay.
 Mạ Crôm: Cr trang trí, Cr cứng
 Mạ Đồng: Đồng axit, đồng xyanua
 Mạ Niken Hóa học: Hệ Boric, hệ Phosphoric
 Mạ Kẽm: Kẽm axit, kẽm kiềm, kẽm xyanua (dạng treo, dạng quay)
 Mạ trên nhựa (POP): Hệ Niken hóa, hệ mạ trực tiếp lên bề mặt nhựa
Các hóa chất cơ bản phục vụ ngành mạ mà chúng tôi cung cấp bao gồm:
 H2SO4 98%, HCl 32%, NaOH 99% dùng cho tẩy rửa
 NiSO4, NiCl2, axit Boric, Lắc niken dùng cho mạ Niken
 CrO3 – Nga dùng cho mạ Crôm
 NaOH 99%, kẽm thỏi (Nhật bản, Hàn quốc) dùng cho mạ kẽm
 Lắc đồng, CuSO4 dùng cho mạ đồng
Thiết bị ngành mạ.
Các thiết bị phục vụ ngành mạ mà chúng tôi cung cấp bao gồm:
 Bơm vận chuyển, cấp hóa chất: Iwaki-Nhật bản, Ebara-Nhật bản
 Máy lọc hóa chất, túi lọc, lõi lọc: Koubao, Supper – Đài Loan, Nihon Filter –
Nhật, Filterfine – Malaysia.

 Gia nhiệt: Thạch anh hoặc Titan – Đài loan, Nhật bản.
 Hệ thống Chiller trao đổi nhiệt: Đài loan,Nhật bản, Trung quốc.
 Chỉnh lưu: Sanrex – Nhật bản, Chioda – Nhật bản, Đài loan
 Máy thổi khí: Shinmaywa,Tsurumi-Nhật, Apec,Longtech-Đài loan.
 Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp các thiết bị phụ khác như giỏ dương cực
Titan, túi dương cực, điện cực chì v.v...
 Đặc biệt, công ty còn có nhà máy chuyên cung cấp các dịch vụ sửa chữa, làm
mới các móc treo (jig) sản phẩm mạ với công nghệ Nhật bản.
Các móc treo sản phẩm mạ được làm từ nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật bản như:
Nhựa Black SOL, Green SOL do đó hạn chế bám lớp mạ lên móc treo, có độ bền cao.

8


Do các sợi inox đàn hồi được làm bằng công nghệ đặc biệt nên có tính đàn hồi
cao và lâu theo thời gian, giúp cho sản phẩm mạ được gá chắc hơn, nhờ đó đảm bảo độ
dẫn điện, giảm thiểu tỷ lệ sản phẩm hỏng (NG).

9


CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.1. Đối tượng, phạm vi thực hiện chuyên đề thực tập.
2.1.1. Đối tượng thực hiện:
Đánh giá tác động môi trường của Dự án “Cải tạo và nâng công suất nhà máy
xử lý chất thải nguy hại và sản xuất kim loại màu” do Công ty TNHH Ngọc Thiên
thực hiện.
2.1.2. Sự cần thiết của dự án:
Làng Đông Mai, xã Chỉ Đạo là một trong những địa phương của huyện Văn Lâm
tỉnh Hưng Yên có nghề truyền thống thu hồi các sản phẩm từ acquy phế liệu và tái chế

kim loại màu như đồng, chì, kẽm,.... Trước đây xử lý acquy hỏng để thu hồi chì, nhựa,
kim loại màu được tiến hành trong sân vườn từng hộ gia đình với quy mô nhỏ và
không có hệ thống xử lý nước cũng như khí thải. Do vậy, chất thải được đưa thẳng ra
nguồn tiếp nhận, gây nên những ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Điều này được
minh chứng rõ nét nhất khi làng nghề tái chế đồng chì kẽm tại xã Chỉ Đạo huyện Văn
Lâm tỉnh Hưng Yên nằm trong danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng cần được xử lý triệt để theo quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính
phủ.
Ngoài ra, cùng với nhu cầu phát triển của xã hội, quy mô sản xuất cũng ngày
càng gia tăng. Từ đó, đòi hỏi phải có quy hoạch phát triển mang tính chuyên nghiệp
hơn. Chính vì vậy, tỉnh Hưng Yên đã tiến hành quy hoạch “Cụm công nghiệp làng
nghề tái chế chì xã Chỉ Đạo” với mục tiêu di rời các cơ sở xử lý, tái chế phế liệu ra xa
khu dân cư và thúc đẩy quá trình phát triển theo hướng công nghiệp hóa.
Nắm bắt được những điều kiện, thuận lợi nêu trên, công ty TNHH Ngọc Thiên đã
đi tiên phong trong việc xây dựng dự án “Xưởng xử lý ắc quy chì phế thải và tái chế
nhựa, kim loại màu”. Cùng với đó, công ty tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động
môi trường trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dự án “Xưởng xử lý ắc quy chì
phế thải và tái chế nhựa, kim loại màu” đã được Bộ Tài nguyên Môi trường phê duyệt
Báo cáo ĐTM theo Quyết định số 738/QĐ-BTNMT ngày 01/04/2008.
Khi có quyết định phê duyệt ĐTM, công ty tiến hành xây dựng nhà máy và trình
hồ sơ xin cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại. Ngày 10/10/2012, Công ty
TNHH Ngọc Thiên đã được Tổng cục Môi trường cấp phép hành nghề quản lý chất
thải nguy hại với mã số QLCTNH: 1-2-3-4-5-6-7-8.026.VX và đã được cấp sửa đổi
lần thứ 2 ngày 02/7/2014.


Sau một thời gian hoạt động, nhận thấy nhu cầu xử lý ắc quy thải ngày càng gia
tăng trong xã hội. Thêm vào đó, công ty cũng mong muốn tạo dựng một hình mẫu điển
hình trong lĩnh vực xử lý chất thải nguy hại gắn với bảo vệ môi trường trong bối cảnh
nhiều hộ gia đình tại làng nghề xã Chỉ Đạo vẫn phá dỡ ắc quy theo truyền thống cũ.

Đồng thời, mở rộng công suất nhà máy còn nhằm mục đích tăng trưởng quy mô sản
xuất cũng như hiệu quả kinh doanh của công ty. Từ tổng hòa những yếu tố trên sẽ tạo
nên những hiệu hứng tích cực không chỉ cho nhà máy mà còn có tác động đến nhận
thức của người dân trong làng. Qua đó, góp phần vào việc đẩy nhanh quá trình giải
quyết vấn đề ô nhiễm làng nghề xã Chỉ Đạo theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của
Thủ tướng chính phủ.
Chính vì vậy, Công ty TNHH Ngọc Thiên tiến hành lập dự án “Nhà máy xử lý
chất thải nguy hại và sản xuất kim loại màu”. Đây vừa là dự án cải tạo, nâng công suất
hoạt động của “Xưởng xử lý ắc quy chì phế thải và tái chế nhựa, kim loại màu” vừa là
dự án đầu tư mới. Công ty đã lập báo cáo ĐTM dự án “Nhà máy xử lý chất thải nguy
hại và sản xuất kim loại mầu” và đã được phê duyệt theo quyết định số 1129/QĐBTNMT ngày 13 tháng 6 năm 2014. Tuy nhiên trong báo cáo ĐTM đó chỉ mới thể
hiện được một phần mục tiêu của dự án do vậy Công ty tiếp tục đầu tư và tiến hành
“Cải tạo, nâng công suất Nhà máy xử lý chất thải nguy hại và sản xuất kim loại màu”.
Dự án này là dự án đầu tư cải tạo và nâng cấp nhằm nâng công suất hoạt động của nhà
máy “Xử lý chất thải nguy hại và sản xuất kim loại màu” hiện có của công ty.Toàn bộ
dự án được xây dựng trên cơ sở cải tiến dự án cũ đang hoạt động và xây dựng mới trên
phần diện tích dự phòng của nhà máy hiện tại.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng cũng như khi dự án đi vào hoạt động chính
thức có thể gây ra một số tác động tiêu cực tới môi trường. Do đó, cần có những phân
tích khoa học để từ đó xây dựng và đề xuất các biện pháp tổng thể nhằm bảo vệ môi
trường, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Báo cáo ĐTM dự án “Cải tạo và nâng
công suất nhà máy xử lý chất thải nguy hại và sản xuất kim loại màu” không nằm
ngoài mục đích trên.
Hiện trạng của dự án đang hoạt động.
Hiện tại, nhà máy đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng và đang hoạt động bình
thường theo giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại đã được Bộ Tài nguyên và
Môi trường cấp phép ngày 02/7/2014 với mã số QLCTNH: 1-2-3-4-5-6-7-9.026.VX
(cấp lần 2). Công suất hiện tại của nhà máy là 12.100 tấn/năm với 01 hệ thống phá dỡ
ắc quy chì thải và 02 lò nấu chì công suất 1.875 kg/h/lò.



Nhà máy hiện đang xây dựng thêm 6 lò nấu chì công suất 2.500 tấn/lò theo quyết
định số 1129/QĐ-BTNMT ngày 13 tháng 6 năm 2014 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá
tác động môi trường của Dự án “Nhà máy xử lý chất thải và sản xuất kim loại màu”.
Hiện tại, dự án đang hoạt động bình thường, công tác quản lý môi trường luôn
được chú trọng. Các công trình bảo vệ môi trường được vận hành theo đúng quy trình.
Đồng thời, công ty thực hiện nghiêm túc kế hoạch quan trắc môi trường. Chi tiết về kết
quả phân tích môi trường được thể hiện trong chương II.
Bảng 2.1: Bảng tóm tắt các hạng mục đã xây dựng
TT

Hạng mục xây dựng

Diện tích (m2)

1

Nhà văn phòng

150

2

Nhà bảo vệ

40

3

Nhà để xe


85

4

Nhà điều hành + nhà tắm

150

5

Xưởng sản xuất số 5

2.575

6

Xưởng nấu chì số 6

3.500

7

Kho chứa Chất thải nguy hại số 3

600

8

Khu vực vệ sinh phương tiện vận chuyển


120

9

Kho lưu chứa sản phẩm số 9

640

10

Kho lưu chứa sản phẩm số 10

640

11

Xưởng tái chế số 8

12

Khu vực tái chế nhựa số 15

14

Khu xử lý nước thải tập trung

1.800

15


Đường nội bộ và hệ thống cây xanh

5.450

Tổng cộng

1.080
400

17.230

Tất cả các hạng mục trên đã được đầu tư năm 2014 và Xưởng xử lý ắc quy chì
phế thải và tái chế nhựa, kim loại màu đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép
ngày 02/7/2014 với mã số QLCTNH: 1-2-3-4-5-6-7-9.026.VX (cấp lần 2) cho các
hạng mục xử lý trên. (Chi tiết trong mặt bằng của nhà máy)

Các hạng mục công trình phần cải tạo của Nhà máy:
Bảng 2.2. Các hạng mục công trình phần cải tạo nhà máy


TT

Hạng mục xây dựng

Diện tích(m2)

Tỷ lệ(%)

A


Diện tích đang hoạt động

17.230

53,84

B

Diện tích công trình phần cải tạo

14.770

46,16

1

Xưởng sản xuất số 7

3.200

10

2

Xưởng sản xuất số 11

410

1,28


3

Kho chứa thành phẩm số 13

480

1,5

4

Xưởng sản xuất số 14

480

1,5

5

Bể đóng kén

600

1,88

6

Sân đường nội bộ

3000


9,38

7

Cây xanh, đất dự trữ

6600

20,63

32.000

100

Tổng

(Chi tiết trong mặt bằng tổng thể của nhà máy)
Tổng hợp các công nghệ xử lý, tái chế tại Nhà máy.
Bảng 2.3. Tổng hợp các hạng mục công trình sau cải tạo

TT

Hạng mục công trình

Công suất Công suất
hiện tại
gia tăng
(kg/h/hệ
(kg/h/hệ

thống)
thống)

Tổng công suất
sau khi cải tạo,
nâng công suất
(kg/h)

Các công nghệ xử lý, tái chế hiện có
1

Hệ thống phá dỡ bình ắc quy chì
7.500 kg/h
thải

2

Hệ thống trung hoà axit

3

Hệ thống nấu chì thô số 1 (gồm
02 lò nấu chì, công suất 1.875 3.750 kg/h
kg/h/lò)

4

Hệ thống rửa và xay nhựa

3.000 kg/h


5

Hệ thống đóng rắn

3.500 kg/h

3.500 kg/h

6

Hệ thống nấu chì thô số 2 (gồm
03 lò nấu chì, công suất 2.500 7.500 kg/h
kg/h/lò)

7.500 kg/h

7

Hệ thống nấu chì thô số 3 (gồm 2.500 kg/h

2.500 kg/h

3,5 m3/h

7.500 kg/h
3,5 m3/h
3.750 kg/h



01 lò nấu chì, công suất 2.500
kg/h/lò)
8

Hệ thống nấu chì thô số 4 (gồm
02 lò nấu chì, công suất 2.500 5.000 kg/h
kg/h/lò)

5.000 kg/h

9

Hệ thống xay và tận thu chì từ bã
3.500 kg/h
và xỉ chì

3.500 kg/h

10

Hệ thống thu gom và xử lý nước
thải từ hệ thống tuyển chì từ xỉ và
40m3/ngày
váng bọt chì từ quá trình nấu
luyện chì

40m3/ngày

Các công nghệ cải tạo và đầu tư mới
1


Hệ thống rửa, xay và tạo hạt
nhựa (giữ nguyên công suất
3.000 kg/h)

2

Hệ thống lò đốt chất thải nguy
hại

500

500

3

Hệ thống lò tái chế kẽm và nhôm
(gồm 2 lò nấu riêng biệt, công
suất mỗi lò 1.000 kg/h/lò)

2.000

2.000

4

Hệ thống lò tái chế đồng

1.000


1.000

5

Hệ thống xử lý thiết bị điện, điện
tử thải

100

100

6

Hệ thống xử lý bóng đèn huỳnh
quang thải

24

24

7

Hệ thống tái chế dầu thải

500

500

8


Hệ thống điện phân chì

5.000

5.000

9

02 bể đóng kén, diện tích

3.000

3.000

Quy hoạch mặt bằng cho các hệ thống xử lý như sau:
Bảng 2.4. Quy hoạch các hạng mục đầu tư mới
STT

Hạng mục công trình

Mô tả

Diện tích


1

Xưởng sản xuất số 7: Nhà - Nhà xưởngthiêu huỷ chất
xưởng lưu giữ, xử lý, thiêu huỷ thải, tái chế chất thải
chất thải gồm:

- Một phần khu vực được
- 01 lò đốt CTNH;
bố trí làm khu vực lưu giữ
CTNH trước khi xử lý

2

Xưởng sản xuất số 11

3

Kho thành phẩm số 13

4

Xưởng sản xuất số 14

Nhà xưởng tái chế kim loại
Nhà kho chứa sản phẩm sau
tái chế
Nhà xưởng xử lý tái chế
chất thải

TỔNG CỘNG

3.200

410
480
480

4.750

Phần diện tích 4.750 m2 quy hoạch sử dụng đất cho các hạng mục trong dự án
Cải tạo và nâng công suất Nhà máy xử lý chất thải và sản xuất kim loại màu nằm trong
diện tích đất quy hoạch xây mở rộng khu xử lý.
Các khu xử lý được xây dựng dựa trên loại hình xử lý. Các loại hình xử lý có tính
chất tương tự sẽ được đặt trong một khu vực riêng.
Các hệ thống được đầu tư mới phù hợp với định hướng phát triển và quy hoạch
sử dụng đất của Nhà máy xử lý chất thải và sản xuất kim loại màu.
2.1.3. Phạm vi thực hiện:
- Chuyên đề được thực hiện tại công ty TNHH kỹ thuật và xây dựng Âu Việt.
- Thưc hiện chuyên đề từ ngày 26 tháng 12 năm 2016 đến ngày 05 tháng 03.năm
2017
2.2. Mục tiêu và nội dung của chuyên đề.
 Mục tiêu:
- Đầu tư mở rộng nhà máy xử lý chất thải nguy hại và sản xuất kim loại màu nhằm

thu gom, vận chuyển, lưu trữ, xử lý, tái chế, tiêu huỷ chất thải công nghiệp nguy hại,
nhằm góp phần tăng cường công tác xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường nói chung
và quản lý chất thải công nghiệp nguy hại nói riêng.
Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải trên địa bàn các vùng sau: Vùng Đồng
bằng Sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
-Thúc đẩy phát triển các hoạt động tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy chất thải góp
phần giảm thiểu lượng chất thải, hạn chế chôn lấp, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi


trường góp phần vào việc đẩy nhanh quá trình giải quyết vấn đề ô nhiễm làng nghề xã Chỉ
Đạo theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ.
-Xây dựng nhà máy xử lý chất thải công nghiệp nguy hại bằng công nghệ tiên

tiến, đồng bộ đảm bảo đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn/quy
chuẩn môi trường và hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế.
-Giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, tăng ngân sách.
Giúp các cơ quan quản lý tại địa phương có những định hướng và phát triển trong
công tác quản lý chất thải nguy hại, nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ
 Nộ dung:
-Tìm hiểu công nghệ sản xuất của dự án;
-Các công nghệ xử lý chất thải nguy hại hiện có tại Nhà máy xử lý chất thải và
sản xuất kim loại màu;
-Đánh giá, dự báo tác động môi trường của dự án;
-Biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực của dự án;
-Xây dựng chương trình quản lý giám sát môi trường;
2.3. Phương pháp thực hiện chuyên đề.
Thực hiện Báo cáo ĐTM cho dự án, em đã sử dụng nhiều phương pháp khác
nhau để đánh giá. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Để nhận
dạng và đánh giá toàn diện các tác động có thể xảy ra, trong báo cáo ĐTM này, các
phương pháp được sử dụng bao gồm:
2.3.1. Các phương pháp ĐTM.
2.3.1.1. Phương pháp nhận dạng.
- Mô tả hệ thống môi trường;
- Xác định các thành phần của dự án ảnh hưởng đến môi trường;
- Nhận dạng đầy đủ các dòng thải, các vấn đề môi trường liên quan phục vụ cho
công tác đánh giá chi tiết.
Phương pháp này được sử dụng để phần mô tả các công nghệ hiện có cũng như
các công nghệ đầu tư nâng công suất của Nhà máy, xác định.

2.3.1.2. Phương pháp phân tích hệ thống.
Là phương pháp dựa trên việc xem xét các nguồn thải, nguồn gây tác động, đối tượng
bị tác động... như các phần tử trong một hệ thống có mối quan hệ mật thiết với nhau, từ đó,
xác định, phân tích và đánh giá các tác động.

Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 3: đánh giá, dự báo tác động
môi trường của dự án.


2.3.1.3. Phương pháp liệt kê, bao gồm 2 loại chính.
Bảng liệt kê mô tả: Phương pháp này liệt kê các thành phần môi trường cần
nghiên cứu cùng với các thông tin về đo đạc, dự đoán, đánh giá;
Bảng liệt kê đơn giản: Phương pháp này liệt kê các thành phần môi trường cần
nghiên cứu có khả năng bị tác động.
Đây là phương pháp được sử dụng trong hầu hết các phần của báo cáo.
2.3.1.4. Phương pháp so sánh.
Đây là phương pháp không thể thiếu trong công tác ĐTM, được sử dụng rộng rãi
trên thế giới. Thông thường, phương pháp này được sử dụng theo 02 cách tiếp cận:
- So sánh giá trị quy định trong Tiêu chuẩn quy định;
- So sánh với số liệu đo đạc thực tế tại các Dự án tương tự.
Phương pháp này được sử dụng để đánh giá hiện trạng chất lượng các thành phần
môi trường đất, nước và không khí tại khu vực thực hiện dự án.
Trong quá trình đánh giá khi các phần tính toán tải lượng phát thải lớn hơn so với
quy chuẩn quy định, chủ đầu tư sẽ đưa ra các biện pháp kỹ thuật và quản lý để xử lý
giảm thiểu tác động và nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn liên quan.
2.3.1.5. Phương pháp đánh giá nhanh.
Ước tính tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm từ các hoạt động xây dựng và
hoạt động của Dự án theo các hệ số ô nhiễm của WHO, IPCC, USEPA để từ đó đánh
giá tải lượng, lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm và so sánh với quy chuẩn, tiêu
chuẩn hiện hành trong quá trình đánh giá tác động môi trường.
Phương pháp này được áp dụng để đánh giá về hệ số phát thải trong quá trình
vận chuyển, quá trình xay nhựa, quá trình tái chế dung môi, dầu thải, nước thải….Từ
các hệ số phát thải của quá trình sản xuất cùng với khối lượng sản xuất thực tế có thể
định lượng được các thành phần phát thải
2.3.1.6. Phương pháp mô hình hoá.

Phương pháp này sử dụng dự báo hướng lan truyền ô nhiễm và xác định nồng độ
các chất ô nhiễm trong đánh giá tác động môi trường. Trong quá trình thực hiện ĐTM
đã sử dụng phương pháp mô hình để đánh giá lan truyền ô nhiễm khí thải từ quá trình
tái chế kim loại tại nhà máy. Ngoài ra, sử dụng phương pháp này nhằm đánh giá phạm
vi tác động môi trường của khí thải từ quá trình tái chế kim loại, để từ đó có phương
pháp khắc phục hợp lý.
Báo cáo sử dụng mô hình Meti-lis để đánh giá phát tán các khí thải phát sinh từ
các quá trình sản xuất của dự án. Mô hình Meti-lis được phát triển bởi các nhà khoa


học thuộc trung tâm nghiên cứu, quản lý rủi ro hóa chất - Viện khoa học và công nghệ
tiên tiến quốc gia Nhật Bản, được sử dụng rộng rãi và có độ tin cậy cao cho mục đích
tính toán phát thải ô nhiễm từ nguồn điểm và đường
2.3.2. Các phương pháp khác.
2.3.2.1. Các phương pháp thu thập và thống kê thông tin, tư liệu.
Đây là phương pháp được sử dụng trong hầu hết các phần của báo cáo và là một
phương pháp quan trọng trong quá trình lập báo cáo.
Các thông tin được thu thập bao gồm: những thông tin về điều kiện tự nhiên, địa
lý, kinh tế, xã hội…. những thông tin liên quan đến hiện trạng môi trường khu vực, cơ
sở hạ tầng kĩ thuật của khu vực; những thông tin tư liệu về dự án; các văn bản quy
phạm pháp luật, hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường của Nhà nước Việt
Nam có liên quan, ngoài ra còn có các tài liệu chuyên ngành về công nghệ, kỹ thuật và
môi trường.
2.3.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát.
Phương pháp này sử dụng chủ yếu trong phần đánh giá hiện trạng, bao gồm
khảo sát, điều tra các hệ sinh thái, các cộng đồng dân cư, chọn điểm để tiến hành đo
đạc các thông số về môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn, độ rung, tốc độ gió.
2.3.2.3. Phương pháp đo đạc tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm.
Đây là phương pháp sử dụng chủ yếu trong phần đánh giá hiện trạng môi
trường, bao gồm: đo đạc các thông số về môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn, độ

rung, tốc độ gió, quá trình lấy và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm.
Quá trình đo đạc lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm
luôn tuân thủ các quy định hiện hành của Việt Nam.
2.4. Kết quả chuyên đề thực tập.
2.4.1. Chủ dự án.
Tên công ty: Công ty TNHH Ngọc Thiên
Địa chỉ: Thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên
Điện thoại: 84-321.3983012 Fax: 84-321.3983012
Email:
Người đại diện:Bà Tạ Thị Tấn Chức vụ:Tổng giám đốc
2.4.2. Vị trí địa lí của dự án.


Toàn bộ dự án được xây dựng trên khu đất rộng 32.000 m 2, nằm ở ô Xép thuộc
cánh đồng lúa của xã chỉ Đạo, đây là vị trí được tỉnh Hưng Yên quy hoạch thành Cụm
công nghiệp làng nghề xã Chỉ Đạo. Tuy nhiên, cho đến nay Cụm công nghiệp làng
nghề xã Chỉ Đạo vẫn chưa triển khai đền bù giải phóng mặt bằng.
Tọa độ ranh giới của dự án là: 20o58’44.2 B, 106o03’20.1 Đ
Vị trí địa lý của nhà máy như sau:
−Phía Bắc giáp đường quy hoạch vào khu vực xử lý bãi rác thải Đại Đồng, dài
khoảng 120m;
−Phía Nam giáp mương nội đồng và thuộc đất quy hoạch, dài khoảng 126m;
−Phía Đông giáp mương thủy lợi và thuộc đất quy hoạch, dài khoảng 228m;
−Phía Tây giáp mương nội đồng và thuộc đất quy hoạch, dài khoảng 228m.
Khu vực thực hiện dự án nằm biệt lập giữa cánh đồng và cách xa khu dân cư.
Phía Tây Bắc là Thôn Đông Mai và cách các khu công nghiệp của Huyện Văn Lâm
khoảng 2km. Phía Đông Bắc cách thôn Đại Từ, xã Đại Đồng khoảng 3km. Phía Đông
Nam cách làng Chương, xã Phan Đình Phùng huyện Mỹ Hào khoảng 4km. Phía Tây
Nam cách làng Khê, làng Chùa 4km. Khoảng cách gần nhất tới khu dân cư là 3km.
Vị trí thực hiện dự án như sau:


Công ty TNHH Ngọc Thiên

Hình 2.1. vị trí địa lí của dự án.

2.4.3. Tìm hiểu công nghệ sản xuất của dự án.
Các công nghệ sản xuất và tình trạng hoạt động của các hệ thống của nhà máy
được thống kê theo bảng dưới đây:
Bảng 2.5. Tổng hợp các hệ thống xử lý chất thải tại nhà máy


Hiện trạng

Công suất
(kg/h/hệ
thống)

Thời gian
làm việc
(h/ngày)

Công suất
(tấn/ngày)

1

Đang hoạt
động

7.500


8

60

Hệ thống trung
hòa axit

1

Đang hoạt
động

3,5 m3/h

24

84 m3/ngày

3

Hệ thống nấu chì
thô 1

2

Đang hoạt
động

1.875


24

90

4

Hệ thống hóa
rắn

1

Đang hoạt
động

3.000

8

24

5

Hệ thống nấu chì
thô 2

3

Đã xây dựng,
chưa cấp phép


2.500

24

180

6

Hệ thống nấu chì
thô 3

1

Đã xây dựng,
chưa cấp phép

2.500

24

60

7

Hệ thống nấu chì
thô 4

2


Đã xây dựng,
chưa cấp phép

2.500

24

120

8

Hệ thống rửa,
xay và tạo hạt
nhựa

1

Cải tạo

3.000

8

24

9

Lò đốt chất thải

1


Đầu tư mới

500

24

12

10

Hệ thống tái chế
nhôm, kẽm

2

Đầu tư mới

1.000

8

16

11

Hệ thống tái chế
đồng

1


Đầu tư mới

1.000

8

8

12

Hệ thống điện
phân chì

1

Đầu tư mới

5.000

8

40

13

Hệ thống xử lý
chất thải điện tử

1


Đầu tư mới

100

8

0,8

14

Hệ thống xử lý
bóng đèn

1

Đầu tư mới

24

8

0,19

15

Hệ thống tái chế
dầu

1


Đầu tư mới

500

8

4

TT

Công nghệ
xử lý

Modul

1

Hệ thống xử lý
ắc quy

2

Tổng công suất

638,99


×