Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

ĐỀ CƯƠNG MÔN BẢN ĐỒ HIỆN ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.2 KB, 20 trang )


-

-


-

-

-

-

-

ĐỀ CƯƠNG MÔN BẢN ĐỒ HIỆN ĐẠI
Câu 1 : Khái Niệm Bản Đồ Số và Các đặc điểm của bản đồ số
Khái Niệm Bản Đồ Số :
Có thể hiểu bản đồ số theo 2 cách tiếp cận :
Như 1 dạng bản đồ mới : bản đồ dạng số là một tập hợp có tổ chức các dữ
liệu bản đồ trên những thiết bị có khả năng đọc bằng máy tính và được thể
hiện dưới dạng hình ảnh bản đồ. Đây là thuật ngữ chung nhất để phân biệt
loại hình bản đồ mới, dạng số phải sử dụng các thiết bị tin học để thành lập
và biên tập in ấn với bản đồ thành lập bằng phương pháp truyền thống
dùng bút vẽ và thiết kế trên giấy .
Như 1 công nghệ của khoa học bản đồ đây là 1 chuyên ngành nghiên cứu
việc trình bầy, thể hiện quản lý bản đồ bằng công nghệ số ( điện tử tin
học ) phục vụ việc thành lập, in ấn bản đồ một cách chính xác nhanh
chóng và có chất lượng cao .
Các đặc điểm của bản đồ số :


Bản đồ số có những đặc điểm của bản đồ nói chung và những đặc điểm
riêng được quy định từ tính chất số của nó
Bản đồ số chứa đựng các thông tin không gian được quy chiếu về mặt
phẳng và được thiết kế theo các tiêu chuẩn của bản đồ học. Dữ liệu thể
hiện theo nguyên lý số. Bản đồ số có thể hiển thị trên màn hình in ra giấy.
Cho phép tự động hoá quy trình công nghệ thành lập bản đồ và tiếp nối tự
động hoá chế in bản đồ. Bản đồ có thể lưu trữ sử dụng lâu dài có hiệu quả
cao .
Các đối tượng bản đồ được quản lý thành từng lớp thông tin theo 1 nội
dung và phương pháp thể hiện của đối tượng. Một bản đồ là sự chồng xếp
của nhiều lớp thông tin riêng .
Bản đồ được thành lập và thể hiện ở một tỷ lệ nhất định tương ứng với bản
tác giả và tài liệu gốc. Khi thay đổi tỷ lệ để đảm bảo nội dung cần có việc
biên tập và tổng quát hoá đối tượng.
Bản đồ số có nhiều ưu thế khi biên tập tạo điều kiện dễ dàng thay đổi loại
hình mầu sắc và kích thước của kí hiệu.
Mỗi đối tượng trên bản đồ phản ánh vị trí tính chất và đặc điểm của một
đối tượng địa lý trên bề mặt trái đất và trong không gian. Về hình dạng
trong không gian chúng được thể hiện bằng các ký hiệu hình học gồm ba
dạng chính là điểm, đường, vùng ( polygon ). Phụ thuộc vào phương pháp
thể hiện các đối tượng hình học này bản đồ số chia ra 2 dạng cấu trúc trong
máy tính: Bản đồ dạng cấu chúc rastơ và cấu trúc vectơ.
Yêu cầu đối với bản đồ số phải đảm bảo các chuẩn về bản thân dữ liệu,
chuẩn về tổ chức dữ liệu và chuẩn về cách thể hiện đối tượng. Chuẩn dữ
1

1


liệu bao gồm các tham số về hệ quy chiếu, toạ độ không gian, chất lượng

dữ liệu, dạng dữ liệu, độ chính xác… Chuẩn về tổ chức dữ liệu gồm các
lớp dữ liệu và khuôn dạng. Chuẩn về thể hiện đối tượng đảm bảo các đối
tượng bản đồ được thể hiện theo các lớp, các kiểu đối tượng phải thống
nhất và theo mẫu ký hiệu đã thiết kế và các chuẩn khác của bản đồ học .

-

-

Câu 2. Trình bày khái niệm bản đồ điện tử và các đặc điểm của bản đồ
điện tử
Khái niệm
Bản đồ điện tử là bản đồ số được hiện thị trực quan trên màn hình hay môi
trường máy tính, được xây dựng nhờ sử dụng các phương tiện kỹ thuật và
chương trình phần mềm tin học, được quản lý bằng các phép chiếu, hệ
thống ký hiệu, với độ chính xác và các phương pháp trình bày của kỹ thuật
đồ họa. Bản đồ điện tử cho phếp người dùng thao tác và xem bản đồ mà
không cần phải hiểu biết về các công cụ thành lập ra bản đồ vì vậy có thể
coi bản đồ điện tử là dạng xuất bản hay phát hành của bản đồ số. Bản đồ
điện tử là hình thức xuất bản và đóng gói của bản đồ số. Được coi như là
một dạng sản phẩm phục vụ lưu hành và sử dụng cho tất cả công chúng.
Các đặc điểm của bản đồ điện tử
+ Những đặc điểm chung
Bản đồ điện tử cũng có những đặc điểm chung của bản đồ truyển thống
như:
+ Tính không gian( cấu trúc không gian) thể hiện sự phân bố không
gian của các đối tượng thông qua cơ sở toán học của các phép chiếu hình;
+Tính tổng quát: các đối tượng hiện tượng được thể hiện trên bản đồ
phải được lựa chọn, khái quát hóa và phân loại hợp lý;
+Tính trừu tượng:sử dụng hệ thống ký hiệu ( ngôn ngữ bản đồ) thể

hiện nội dung bản đồ ;
Về nội dung và phương pháp thể hiện trên bản đồ không thay đổi. Bản đồ
điện tử vẫn phải sử dụng các phương pháp thể hiện truyền thống của bản
đồ học với hệ thông các ký hiệu, chữ viết có màu sắc kích thước khác
nhau.
+Đặc điểm về khuôn dạng dữ liệu
Cũng như bản đồ số, bản đồ điện tử có hai dang khuôn dạng dữ liệu
là cấu trúc vector và raster, từ đó cũng có hai dạng bản đồ điện tử là bản đồ
dạng vecter và bản đồ dạng raster.
Mô hình dữ liệu vecter thể hiện các đối tượng địa lý mô phỏng sự
phân bố của nó theo không gian thật ( dạng điểm, đường, vùng) như các
2

2


-

-

-

bản đồ truyển thống. Khuôn dạng vecter được sử dụng nhiều nhất trong
wed là SWF,SVG,DXR VÀ AVS
Mô hình dữ liệu raster thể hiện đối tượng bằng ma trận hệ thống o
vuông ( pixel). Bản đồ điện tử dạng raster thường có các định dạng như
JPEC,PNG VÀ GIF là các khuôn dạng chủ yếu của các file ảnh.
+ Đặc điểm về bố cục
Ngoài các thành phần bố cục chung như khung, chú giải, tên bản
đồ...trên bản đồ điện tử còn có những thành phần khác như hệ thống các

nút chức năng , các đường dẫn, các liên kết đến các thành phần khác của
bản đồ. Mỗi bản đồ có những thiết kế khác nhau nhưng nhìn chung một
trang bản đồ thường có bố cục hay giao diện như hình:
Trong đó
A: Phần giới thiệu chung về bản đồ, gồm tên bản đồ cơ quan thành lập và
các đường dẫn đến hướng các hướng dẫn sử dụng bản đồ.
B:phần quản lý các lớp thông tin trên bản đồ
C: phần không gian hiển thị bản đồ với bảng chú giải đi kèm hoặc phần
chú giải được thể hiện trên một của sổ độc lập. Trong phần bản đồ có các
công cụ để xem và phân tích bản đồ nhưng phóng to , thu nhỏ, in ấn,di
chuyển...
D: phần thông tin hỗ trợ trong bản đồ đang thể hiện, đây là các đường dẫn
đến các thông tin bổ sung như tài liệu thành lập bản đồ,xuất xứ ( metadata)
các thuyết minh, hình ảnh video, đường dẫn đến thông tin liên quan khác.
E: phần thể hiện các đường dẫn để xem tiếp hoặc quay lại các phần của
bản đồ.
A

B

C

E

3

3

D



Câu 3. Trình bày vai trò của bản đồ trong thực tiễn và nghiên cứu
khoa học
Vai trò của bản đồ trong thực tiễn và khoa học Các bản đồ cho ta bao quát
đồng thời những phạm vi bất kỳ của phạm vi trái đất, từ một khu vực
không lớn đến một quốc gia, một châu lục và toàn bộ trái đất. Bản đồ tạo
ra hình ảnh nhìn thấy được của hình dạng, kích thuớc và vị trí tương quan
của các đối tượng. Từ bản đồ ta có thể xác định được các đại lượng như:
toạ độ, độ dài, thể tích, phương hướng, mật độ… Bản đồ còn chứa đựng
rất nhiều các thông tin về đặc trưng chất lượng, số lượng, cấu trúc của các
đối tượng và các mối liên hệ tồn tại giữa chúng. Chính do vậy mà bản đồ
địa lý có vai trò cực kỳ to lớn trong khoa học và thực tiễn. Trong xây dựng
công nghiệp, năng lượng, giao thông và các công trình khác, bản đồ được
sử dụng rộng rãi để tiến hành các công việc thiết kế và chuyển các thiết kế
kỹ thuật ra thực địa. Bản đồ không thể thiếu được trong xây dựng thuỷ lợi,
cải tạo đất, quy hoạch đồng ruộng vàchống xói mòn, trong tổ chức và quy
hoạch kinh tề rừng.
Trong việc quy hoạch toàn bộ nền kinh tế của đất nước thì bản đồ có vai
trò vô cùng quan trọng. Trong các công tác quản lý hành chính thì bản đồ
cũng là những công cụ và phương tiện rất cần thiết. Bản đồ là “cuốn sách
giáo khoa” thứ hai trong việc giảng dạy và học tập các môn địa lý và lịch
sử ở nhà trường phổ thông. Bản đồ cùng là công cụ quan trọng để nâng cao
trình độ văn hoá chung của nhân dân. Mọi công tác nghiên cứu địa lý và
nghiên cứu của khoa học khác về trái đất đều được bắt đầu từ bản đồ và
kết thúc bằng bản đồ. Các kết quả nghiên cứu được thể hiện lên bản đồ
được chính xác hoá trên bản đồ và chúng làm phong phú nội dung bản đồ.
Bằng bản đồ có thể phát hiện được các quy luật về sự phân bố không gian
của các đối tượng, hiện tượng và những mối quan hệ tương quan giữa
chúng. Bản đồ có vai trò cực kỳ to lớn trong quốc phòng, các nhà quân sự
sử dụng các bản đồ để giải quyết các vấn đề chiến lược, chiến thuật và tác

chiến trong các hoạt động quân sự. Ngày nay và trong tương lai, để giải
quyết những nhiệm vụ trọng tâm của loài người vượt ra ngoài khuôn khổ
của từng quốc gia - bố trí hợp lý lực lượng sản xuất, sử dụng đúng đắn các
tài nguyên thiên nhiên bảo vệ môi trường thì vai trò của bản đồ càng to
lớn.
Trong đời sống
Bản đồ là một phương tiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng
ngày.
4

4


Tìm đường đi, xác định vị trí và đường di chuyển của một cơn bão khi
nghe dự báo thời tiết... đều phải dựa vào bản đồ.
Bản đồ là hình ánh cụ thể của thiên nhiên đã được hệ thống hoá trên máy
tính, trên giấy, trên đĩa CD ROM... Ngành sản xuất nào cũng cần đến bản
đồ.
Ví dụ : Làm thuỷ lợi, nghiên cứu thời tiết và khí hậu, canh tác đúng thời
vụ. xây dựng các trung tâm công nghiệp, mở các tuyến đường giao thông...
Tất cả những công việc đó muốn làm tốt đểu phải sử dụng bản đồ.
Ọuân sự lại càng cần tới bản đồ. Ví dụ : để xây dựng phương án tác chiến,
cần lợi dụng địa hình, địa vật trong phòng thủ và tấn công.... tất cả những
công việc đó đều cần phải có bản đồ.

1.

2.

1.

-

-

Câu 4: Trình bày khái niệm mô hình và mô hình hóa?
Trả lời:
Mô hình
Mô hình (model) là công cụ giúp ta thể hiện một sự vật, hiện tượng, quá
trình,… nào đó, phục vụ cho quá trình nghiên cứu, học tập,sản xuất nào đó
của con người.
Mô hình là một vật thể, có đặc tính bất kì nào đó có thể thay thế cho vật
cần nghiên cứu, sao cho việc nghiên cứu mô hình sẽ cho những hiểu biết
mới về vật thể cần nghiên cứu.
Mô hình được sử dụng trong khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Mô hình hóa
Mô hình hóa là phương pháp nghiên cứu bằng thực nghiệm trên mô hình
của một hiện tượng (quá trình, sự vật) thay vì nghiên cứu trực tiếp hiện
tượng ấy ở dạng tự nhiên.
Quá trình mô hình hóa bao gồm lập mô hình và sử dụng mô hình. Quá
trình mô hình hóa dựa trên nhiều nguyên lý khác nhau, dựa trên cơ sở xem
xét và phân tích các mối liên hệ của hiện tượng đối tượng.
Câu 5: Trình bày phân loại mô hình?
Trả lời:
Nhóm mô hình đồng dạng
Mô hình đồng dạng không gian: là vật thu gọn về không gian theo tỷ lệ
nhất định để xem xét sự đồng bộ, sự tương tác, tương quan,…giữa các chi
tiết trong tổng thể (vd mô hình nhà máy, sơ đồ thành phố,..)
Mô hình đồng dạng cơ học vật lý: trong mô hình xảy ra những hiện tượng
về bản chất hay gần giống với nguyên bản (mô hình thử tìm con đường
hình thành sự sống trên Trái đất)

5

5


-

-

2.
-

-

1.
-

-



-

Mô hình đồng dạng toán học: dùng một hệ thống các phương trìnhtính
toán để lặp lại hay phán đoán sự kiện (vd dự báo về sản xuất, lũ lụt, dân số,
…)
Mô hình lý tưởng: bằng những tư duy và lí luận logic toán học, xây dựng
những hệ thống phương trình toán học để miêu tả một sự kiện, hiện tượng
bất kỳ bằng những quy luật khống chế chủ yếu, bỏ qua những yếu tố phụ
ngoại lai làm nhiễu sự kiện.

Nhóm mô hình tương tự
Mô hình hệ thống: là mô hình phản ánh một hệ thống nêu được các phần
tử bên trong, bên ngoài và nhưng mối quan hệ tương tác.
Mô hình cấu trúc: là mô hình thể hiện các thành phần bên trong của hiện
tượng sự vật. Không nhất thiết hiện tượng đó là hệ thống hoặc không phải
hệ thống.
Mô hình logic (mô hình mạng lưới): là mô hình thể hiện chủ yếu thứ tự
diễn ra các sự vật hiện tượng.
Mô hình toán: là mô hình dựa vào các công cụ toán học để biểu thị các môi
quan hệ về LƯỢNG nằm trong các hiện tượng sự vật được nghiên cứu.
Câu 6: Trình bày khái niệm mô hình bản đồ và mô hình hóa bản đồ?
Trả lời:
Mô hình bản đồ:
Bản đồ là mô hình tái tạo những đối tượng hiện tượng tự nhiên mà nó phản
ánh.
Bản đồ là:
+ là mô hình không gian, vì thể hiện sự phân bố không gian các hiện
tượng, đối tượng ứng với bề mặt trái đát và ghi nhận các hiện tượng ở
không gian bất kỳ khác.
+ là mô hình toán: vì bản đồ được tạo ra theo các quy tắc toán học xác
định, chọn lọc, khái quát hóa.
+ là mô hình hệ thống: của các kí hiệu bản đồ.
Bản đồ là mô hình vì đảm bảo được các nguyên tắc: Sự đồng dạng; Tính
hệ thống; Xấp xỉ hóa; Hình thức hóa; Biểu tượng hóa; Mã hóa các hiện
tượng cần lập mô hình
Bản đồ là mô hình kí hiệu hình tượng không gian mà nhà khoa học thể
hiện quy luật phân bố, tương tác giữa các đối tượng và biến động theo thời
gian.
Đặc tính của mô hình bản đồ:
+ Là mô hình hình thức hóa được xác định chặt chẽ về mặt toán học, được

kết cấu theo những chuẩn tắc của toán bản đồ.
+ Sử dụng các kí hiệu quy ước.
6

6


+ Là mô hình kí hiệu trừu tượng đồng thời là mô hình tượng tự của hiện
thực.
2.

Mô hình hóa bản đồ.

-

Mô hình hóa bản đồ thực chất là quá trình xây dựng bản đồ (lập mô hình)
và sử dụng bản đồ (sử dụng mô hình)
Mục đích xây dựng mô hình: tạo ra bản đồ phản ánh nhân tố quy luật bên
ngoài và bản chất bên trong của đối tượng.
Sử dụng mô hình bản đồ để xây dựng các bản đồ khác, mô hình bản đồ
mới và phải dùng các công nghệ như GIS để thực hiện mô hình hóa bản
đồ.

-

-

a)
-


b)
-

c)
d)
-

Câu 7: Trình bày phân loại mô hình bản đồ
Trả lời:
Mô hình bản đồ là dạng mô hình tổng hợp cùng lúc sử dụng nhiều nguyên
tắc xây dựng và không hoàn toàn giống với các quan niệm về mô hình
thông thường.
Phân loại theo đặc trưng không gian.
Mô hình bản đồ có thể được gọi là mô hình quy ước với hai nhóm đối
tượng chính mà nó mô hình hóa.
Nhóm mô hình dùng để phản ánh tính chất không gian của các hiện tượng
đối tượng tương ứng với bề mặt trái đất( Mô hình đồng dạng) đó là các bản
đồ địa hình.
Nhóm mô hình ghi nhận các hiện tượng ở các không gian bất kỳ khác,
( các bản đồ chuyên đề).
Phân theo mô hình cấu trúc
Theo Tikunov trong Mo hình hóa các bản đồ kinh tế xã hội, mô hình cấu
trúc lá các mô hình bản đồ phản ánh cấu trúc của hiện tượng, đối tượng.
Có hai cấu trúc gồm cấu trúc không gian và cấu trúc nội dung là các đặc
trưng bên trong của các hiện tượng đối tượng.
Phân loại theo mô hình quan hệ
Mô hình quan hệ giữa các đặc trưng không gian cảu các hiện tượng đối
tượng.
Mô hình quan hệ giữa các đặc trưng nội tại bên trong cảu các hiện tượng,
đối tượng.

Phân loại theo động thái của đối tượng
Mô hình động thái phân bổ không gian thí dụ như các bản đồ biến động
của các đối tượng tự nhiên.
7

7


-

-

-

-

-

-

Mô hình động thái phát triển nội tại của đối tượng thí dụ như các bản đồ về
diễn biến của các tiêu chí kinh tế xã hội.
Câu 8. Các công nghệ thiết kế và biên tập bản đồ
Các công nghệ thiết kế, biên tập bản đồ
Công nghệ thiết kế biên tập bản đồ số thường được gọi chung là công nghệ
đồ họa máy tính. Đây là công nghệ dựa trên sự liên kết và phối hợp của
nhiều ngành khoa học khác nhau như công nghệ sản xuất các thiết bị điện
tử như máy tính, máy quét, máy in…và công nghệ tin học với các phần
mềm đồ họa phần mềm đọc chỉnh sửa ảnh…
Công nghệ thành lập bản đồ số là một hệ thống các thiết bị và phần mềm

nhằm mục đích để vẽ,biên tập, xửa lý, hiển thị và lưu trữ các bản đồ phục
vụ in ấn và sử dụng các bản đồ dạng số, dạng sản phẩm phải gắn với máy
tính điện tử.
Các công nghệ thành lập bản đồ số hiện nay chủ yếu gồm hai nhóm chính
nhóm các công nghệ đồ họa máy tính với hai loại phần mềm – CAD
( computer aided design) và GDS(graphic design system) và nhóm công
nghệ hệ thông tin địa lý GIS( Geographical infomation system). Bản đồ số
được biên tập thành lập bằng các công nghệ này là một hệ thống gồm
nhiều lớp thông tin chồng xếp được thể hiện theo ngôn ngữ bản đồ. Mỗi
lớp thông tin và một yếu tố hay nội dung của bản đồ như lớp khung, lớp
địa danh, lớp thông tin chuyên đề, lớp chú giải, tỷ lệ…nhờ thế khi chồng
xếp các lớp tạo ra bản đồ số có đầy đủ các yếu tố như một bản đồ truyền
thống.
Khi sử dụng công nghệ viễn thám để khai thác, chiết xuất thông tin từ tư
liệu ảnh, có thể thu được các nội dung chuyên đề, tuy nhiên các phần mềm
xử lý ảnh không có đầy đủ các chức năng biên tập bản đồ vì vậy vẫn cần
chuyển đổi các thông tin thu được và CAD và GIS để biên tập về bản đồ
chính thức.
Câu 9:Trình bày thành phần của công nghệ số
Trả lời:
Các thành phần của công nghệ bản đồ số gồm:
+) Dữ liệu bản đồ: Các dạng bản đồ truyền thống, các số liệu đo đạc đã
được số hóa.
+) Các thông tin từ ảnh máy bay và ảnh vệ tinh đã được quản lý và các bản
đồ số đã có ở các đinh dạng khác nhau.
+) Phần thiết bị điện tử: là các máy tính với bộ nhớ và khác thiết bị hỗ trợ
khác như máy quét, máy vẽ, máy in…
8

8



-

-

-

-

-

+) Phần mềm đồ họa: Với các chức năng:
Nhập dữ liệu, chuyển đổi dữ liệu sang dạng số, quản lý các phép chiếu và
tọa độ không gian của bản đồ.
Biên vẽ các đối tượng đồ họa, biên tập chỉnh sửa dữ liệu với hệ thống các
công cụ và ký hiệu bản đồ thích hợp với thư viện các ký hiệu dạng đường
và điểm, các tram màu khác nhau, các phương pháp quản lý và pha màu để
hiển thị các đối tượng, các công cụ trình bày phục vụ in ấn bản đồ.
Lưu trữ, khai thác và chuyển đổi dữ liệu.
Câu 10: Trình bày cấu trúc của các phần mềm thành lập bản đồ số.
Trả lời:
Các phần mềm đồ họa nói chung phục vụ thiết kế đồ họa, tuy nhiên cũng
có các phần mềm phục vụ riêng cho thành lập bản đồ số. Nhìn chung một
phần mềm cho mục tiêu cho thành lập bản đồ cần có các thành phần sau:
+) Các công cụ nhập dữ liệu: các công cụ hiển thị ảnh quét, số hóa và nắn
chỉnh dữ liệu.
+) Các công cụ vẽ thiết kế đồ họa( drawinh tool) và chữ viết với các tập
hợp hay thư viện các ký hiệu dạng đường( line), điểm( point) và các kiểu
chữ ( text) với các loại phông( font) chữ khác nhau. Các bộ ký hiệu điểm,

đường được thiết kế theo kiểu ký hiệu hình học, ký hiệu tượng hình và cho
phép các kích cỡ với các màu sắc khác nhau. Đối với các đối tượng dạng
vùng (poligon) được thể hiện theo màu sắc hay kiểu tram (patern).
+) Các công cụ biên tập chỉnh sửa kiểm tra lỗi( editing tool).
+) Các công cụ thiết kế bản in(lauout).
+) Các mô đun chuyển đổi dữ liệu sang các khuôn dạng khác(Import and
export).
Ngoài những phần cơ bản trên mỗi phần mềm đều có thêm những chức
năng cụ thể để làm cho việc biên tập đồ họa trở nên dễ dàng và thuận lợi
hơn.
Công nghệ thành lập bản đồ số còn cho phép loại bỏ sự lặp đi lặp lại các
công việc vẽ bản đồ bằng tay, tăng tốc độ sản xuất, tăng tốc độ lao động,
cải thiện chất lượng sản phẩm bản đồ, cho phép những sản phẩm mới được
hoàn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thay đổi, bổ xung, cập nhật
thông tin, kiểm tra quá trình sản xuất bản đồ, các phần mềm còn có khả
năng phân tích, lưu trữ các tài liệu, dữ liệu trên máy tính một cách hệ
thống để khai thác lâu dài.
Câu 11. Khái niệm và thành phần của GIS
Trả lời:
9

9


Khái niệm: Công nghệ GIS hay hệ thống thông tin địa lý là một thành tựu
của công nghệ Điện tử - Tin học. Nó phát triển trên nền tảng của các ngành
khoa học như bản đồ, viễn thám và địa lý
Qua một quá trình ứng dụng và phát triển nhanh chóng, đến nay, phần lớn
các nhà chuyên môn thống nhất trên một quan điểm chung: GIS là một hệ
thống sử dụng máy tính và các thiết bị ngoại vi để lưu trữ, xử lý, phân tích,

hiển thị các thông tin địa lý nhằm đạt được một mục đích nghiên cứu nhất
định.
Đo đạc và vẽ bản đồ

Biên tập thành lập bản đồ

Khoa học thống kế

Bản đồ chuyên đề
Khoa học bản đồ

Phân tích xử lý ảnh

Điện tử
Tin học

GIS

Viễn thám

Địa lý ứng dụng

Toán học

Quy hoạch lãnh thổ

Quản lý tài nguyên

Trong ngành bản đồ, GIS được hiểu như một hệ thống các công nghệ phục
vụ xây dựng cơ sở dữ liệu để thành lập bản đồ và mô hình hóa bản đồ.

Cùng với cácPhần
côngcứng
nghệ đồ họa hay công nghệ bảnPhần
đồ máy
mềmtính đã trình
bày ở trên, công nghệ GIS được cho là một công nghệ chính hiện nay để
biên tập thành lập bản đồ số.
Thành phần của GIS:
Các thành phần cơ bản của GIS
Cơ sở dữ liệu
Quy trình xử lý
Chuyên
(CSDL)
Gia

10

10

Kết quả


-

-

Thành phần thiết bị gồm:
Phần cứng: là các thiết bị máy tính và các thiết bị hỗ trợ. Máy tính để
chạy các phần mềm và điều khiển các thiết bị ngoại vi. Các máy quét, bàn
số hóa phục vụ cho việc nhập dữ liệu. Máy vẽ, máy in dùng để xuất dữ liệu

dưới các dạng bản đồvà tài liệu truyền thống. Các ổ đĩa cững, mềm, đầu
đọc băng từ, đầu ghi CD, DVD, dùng để nhập, xuất và lưu trữ dữ liệu.
Phần mềm: là các chương trình điều khiển hoạt động của máy tính (phần
mềm hệ thống) và phần mềm GIS điều khiển quá trình nhập, xuất, xử lý số
liệu và quản trị cơ sở dữ liệu không gian.
Các phần mềm GIS cần có các chức năng cơ bản sau:
Nhập dữ liệu và kiểm tra độ chính xác hình học của dữ liệu. Đây là
chức năng điều khiển nhập dữ liệu từ bàn số hóa, hoặc từ máy quét và khả
năng chuyển đổi thông tin từ các nguồn dữ liệu khác vào hệ điều khiển của
nó.
Biên tập dữ liệu tạo cơ sở dữ liệu không gian và thuộc tính
Lưu trữ và quản lý dữ liệu
Phân tích và xử lý dữ liệu
Thể hiện dữ liệu thành các mô hình bản đồ
Chuyển đổi dữ liệu sang các mô hình quản lý dữ liệu khác nhau
Xuất và thể hiện dữ liệu dưới nhiều dạng khác nhau như hiển thị trên
màn hình, ghi ra đĩa mềm, ra máy in, ghi ra các băng từ để lưu trữ…
Thành phần thông tin: là cơ sở dữ liệu địa lý được thu thập sắp xếp
theo một mục đích nhất định và được quản lý bởi các phần mềm. Đây là
nguồn nguyên liệu hay là cơ sở của GIS
Hệ thông tin địa lý, ngoài các thành phần cơ bản trên còn có các thành
phần liên kết đó là mục tiêu sử dụng GIS, các chuyên gia với các quy trình
xử lý dữ liệu.
Quy trình xử lý và tổ chức: Phương pháp tổ chức dữ liệu, quản lý,
biến đổi và quá trình xử lý hệ thông tin.
11

11



Thành phần chuyên gia: Con người điều khiển và sử dụng GIS vào
các mục đích ứng dụng cụ thể. Chuyên gia hay người dùng và điểu khiển
GIS đang ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng của hệ thống. Lĩnh
vực này đòi hỏi người sử dụng phải thành thạo không những kỹ năng điều
hành các công cụ và chức năng của GIS mà còn đòi hỏi họ có các kiến
thức chuyên sâu về bản chất dữ liệu, về sử dụng và quản lý dữ liệu. Ứng
dụng công nghệ GIS có kết quả hay không chính là nhờ vào thành phần
chuyên gia này.

-

-

Câu 12. Các chức năng cơ bản của GIS
Trả lời:
Hệ thông tin địa lý có các chức năng cơ bản dưới đây:
Nhập và biến đổi dữ liệu địa lý (dữ liệu không gian và phi không gian) từ
dạng thực tế (bản đồ, biểu bảng, số liệu) sang dạng số (digital) thích hợp
để tạo một cơ sở dữ liệu làm nguồn thông tin cơ bản cho các GIS.
Quản lý dữ liệu với các chức năng: lưu trữ, hiển thị, cập nhật và truy xuất
dữ liệu (chức năng của 1 hệ quản trị CSDL).
Xử lý phân tích dữ liệu để giải quyết các bài toán, các nhiệm vụ nghiên
cứu cụ thể (chức năng của một hệ thông tin địa lý thực thụ).
Xuất dữ liệu: theo các dạng sử dụng thông thường như bản đồ, biểu bảng,
các dạng lưu trữ trên các thiết bị như đĩa mềm, đĩa quang, đĩa CD, ổ cứng.

Nhập dữ liệu

12


Quản trị CSDL
Phân tích xử lý dữXuất
liệu dữ
không
liệugian
phục vụ thành lập bản

12


Như vậy, hệ thông tin địa lý là một hệ thống gồm các thành phần liên kết
và quan hệ với nhau để đưa ra các kết quả nghiên cứu cụ thể. Đây là một
hệ thống thống nhất và hoàn chỉnh. Các thành phần của GIS liên quan chặt
chẽ với nhau và hỗ trợ nhau, thiếu một bộ phận, hệ thống không thể hoạt
động được. Trong đó, nếu cho rằng thiết bị kỹ thuật (phần cứng, phần
mềm), qui trình xử lý và chuyên gia là các bộ phận điều khiển và vận hành
của GIS thì cơ sở dữ liệu chính là nguồn nguyên liệu để chế tạo các sản
phẩm của hệ.

-

-

-

-

-

Câu 13: Quy trình xây dựng bản đồ từ cơ sở dữ liệu Gis:

Trả lời:
Bước 1: Bước chuẩn bị
Xác định mục tiêu nhiệm vụ của vấn đề cần giải quyết, mục tiêu nhiệm vụ
thành lập bản đồ.
Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ mục tiêu. CSDL nền địa lý, CSDL chuyên
đề từ các nguồn dữ liệu, CSDL đã có, các bản đồ giấy, số liệu thống kê…
Bước 2: Biên tập và xử lý dữ liệu bằng công nghệ Gis:
Thiết kế bản đồ, chọn phương pháp thể hiện từng lớp thông tin bằng các
modul trong Gis.
Thành lập các bản đồ theo các chỉ tiêu đã lựa chọn từ CSDL bằng các
phương pháp như liệt kê ở trên tùy thuộc từng phần mềm Gis.
Có thể xếp chồng bản đồ, phân tích và tìm kiếm các đối tượng theo yêu
cầu, phân tích không gian để có các chỉ tiêu mới cho thành lập bản đồ.
Thành lập bản đồ tổng hợp từ các bản đồ trung gian để đáp ứng mục tiêu
nhiệm vụ đặt ra.
Bước 3:
Chỉnh tổ hợp bản đồ.
Kiểm tra và lưu trữ.
Thành lập bản đồ từ CSDL bằng công nghệ GIS chính là quy trình mô
hình hóa bản đồ, một vấn đề cần được nghiên cứu sâu để có thể tạo ra các
mô hình bản đồ hiệu quả.
Câu 14 : Khái niệm về công nghệ viễn thám
Trả lời :
Viễn thám là một hệ thống các phương pháp nghiên cứu các đối tượng
,hiện tượng bằng các thiết bị ,đặt cách đối tượng một khoảng cách nào
đó ,không đòi hỏi tiếp xúc trực tiếp với đối tượng .Thực chất đây là một
công nghệ phục vụ cho việc thu nhận thông tin và phân tích thông tin .
Có 2 hệ thống lớn trong viễn thám :
13


13


-

-

-





-

+) Môt là hệ thống thu nhận thông tin bao gồm thu nhận /quan sát /cảm
nhận các vật thể và hiện tượng từ xa bằng các thiết bị như vệ tinh ,máy bay
với các bộ cảm ,các thiết bị quét nhau không tiếp xúc với vật thể hoặc hiện
tượng cần quan trắc và các trạm thu mặt đất tiếp nhận các thông tin thu
nhận được từ vệ tinh .Việc thu nhận các thông tin do các nhà công nghệ và
các tập đoàn nghiên cứu vũ trụ thực hiện
+) Hai là hệ thống phân tích ,giải đoán các thông tin thu nhận do người
dùng tư liệu viễn thám thực hiện và được trợ giúp bằng những phân mềm
chuyên dụng để xử lý ,phân tích ,nhận biết các đối tượng hiện tượng từ các
thông tin thu được .
Nguyên lý cơ bản của viễn thám là nghiên cứu đối tượng bằng giải đoán và
tách lọc thông tin từ ảnh chụp đối tượng từ các tầng khác nhau ,từ tầng
thấp bằng máy bay ,khinh khí cầu đến các tầng cao hơn sử dụng vệ tinh và
tàu vũ trụ
Các dữ liệu ảnh được thu nhận dựa trên việc ghi nhận năng lượng bức xạ

và sóng phản hồi phát ra từ vật thể khi khảo sát. Bằng phương pháp so
sánh và phân tích các hình ảnh đặc trưng hay phổ phát xạ và phản xạ của
vật thể trên ảnh có thể nhận biết được đối tượng.
Cơ sở vật lý của viễn thám là phương pháp sử dụng bức xạ điện tử như
một phương tiện để nghiên cứu ,điều tra ,đo đạc ,đo đạc những thuộc tính
cơ bản của các đối tượng hoặc hiện tượng mà không cần tiếp xúc trực tiếp
tới các đối tượng ,hiện tượng đó
Câu 15 : Trình bày khái niệm bản đồ mạng và đặc điểm của bản đồ
mạng
Trả lời :
Khái niệm :
Bản đồ mạng(wed map) hay thường gọi là bản đồ web là một loại hình bản
đồ điện tử được trình bày theo công nghệ và hình thức của một trang web
để phát hành trên mạng internet ,cho phép đông đảo người dùng khai thác
và sử dụng qua dich vụ web .Bản đồ mạng là hình thức lưu hành mới của
bản đồ số là dạng tồn tại và khai thác chủ yếu của bản đồ điện tử
Thành lập bản đồ mạng là quá trình thiết kế ,thực hiện ,tạo ra và cung cấp
bản đồ trên mạng thông qua dịch vụ web .Thành lập bản đồ mạng chủ yếu
mang ý nghĩa công nghệ ,và đây là một ngành mới ,một hướng mới nghiên
cứu về mặt lý thuyết xây dựng và sử dụng bản đồ mạng ,đanh giá va cải
thiện các kỹ thuật truyền thông tin ,về hiệu ứng sử dụng của nó đối với xã
hội
Đặc điểm của bản đồ mạng :
14

14













Bản đồ có đầy đủ các thành phần và các chức năng của một bản đồ điện
tử .Đảm bảo các đặc tính của một bản đồ như cơ sở toán học xác định ,có
lưới chiếu có khả năng thể hiện được tọa độ địa lý theo vị trí di chuột trên
bản đồ ,…bản đồ có nhiều chức năng nhưu di chuyển ,phóng to ,thu nhỏ
tìm kiếm thông tin và cho phép người dùng khai thác cơ sở dữ liệu thành
lập bản đồ
Các bản đô mạng nằm trong trang web lấy trình bày thể hiện các bản đồ
mục tiêu và nội dung chính .Ngoài các phần thể hiện bản đồ các yếu tố nội
dung khác được thiết kế theo giao diện và cách quản lý của một trang web
Các ký hiệu của bản đồ mạn được thiết kế theo các nguyên tắc hiện thị và
độ phân giải của màn hình máy tính (pixel) . Các ký hiệu được thiết kế
đồng bộ với việc thu phóng theo tỉ lệ hoặc dữ nguyên tỉ lệ ,các lớp thông
tin được quản lý theo lớp cho phép đóng mở theo yêu cầu
Các bản đồ web có tính tương tác cao được hiển thị theo yêu cầu của
người dùng và có khả năng tương tác với người dùng. Các thay đổi thể
hiện tưc thời khi người xem kích chuột vào các yếu tố liên kết BĐ . Các
bản đồ mạng luôn liên kết với một CSDL quản lý tại máy chủ bản đồ
Các bản đồ web có khả năng cập nhật thông tin ,thường xuyên thay đổi nội
dung định kì theo khả năng của nhà sản xuất.( vd ban đồ thời tiết thay đổi
theo ngày,BĐ giao thông theo tháng...)
Câu 16: trình bày khái niệm công nghệ đa phương tiện và bản đồ đa
phương tiện

-Công nghệ đa phương tiện:
+Là cách gọi các công nghệ truyền thông đa phương tiện, cho phép cùng
lúc có thể truyền tải, thể hiện nhiều thông tin khác nhau như hình ảnh, âm
thanh để giúp con người cảm nhận được thông tin bằng các giác quan của
mình
+Công nghệ đa phương tiện là sự tương tác và kết nối nhiều dạng phương
tiện khác nhau như văn bản, hình vẽ, hoạt hình, âm thanh vào 1 sản phẩm.
Khái niệm về đa phương tiện áp dụng cho lĩnh vực bản đồ là hệ thống thực
hiện trên máy tính sử dụng các chức năng về xử lý, lưu trữ, quảng bá, tái
tạo và làm biến đổi các thông tin độc lập trong tập hợp các thông tin hay
phương thức thể hiện thông tin đa chiều. Đa phương tiện là sự tương tác
với nhiều dạng phương tiện (văn bản, hình vẽ,..) trong sự hỗ trợ của máy
tính
+Các thành phần đa phương tiện được phân thành các nhóm:
15

15


Âm thanh: là dữ liệu dạng âm thanh thường có các định dạng như
.MP3, .MCI, .VBX,….Dữ liệu âm thanh được quản lý bằng các công cụ
như bật tắt một file âm thanh, hiển thị thời gian thể hiện âm thanh, cường
độ và đồng bộ âm thanh với các hình ảnh động
Bài viết-văn bản (Text) là các tệp tin mã ASCII được hiển thị lên màn hình
theo kiểu chữ, cỡ chữ, màu sắc và có các nút chức năng điều khiển
Hình ảnh động (digital video clip) dưới dạng các flie (.avi) với các tính
năng: bật tắt điều khiển và đồng bộ âm thanh, hình ảnh, kiểm soát thời
gian, điều chỉnh màu sắc, độ sáng,….
Yếu tố động mô phỏng (animation) là các hình ảnh vẽ và hoạt động như
hình ảnh video

Ảnh số ( các khuôn dạng GIF, BMP,…) với các thuộc tính được quản lý
như kích thước, số bit dùng biểu thị màu, độ phân giải, sáng tối
+Các công nghệ đa phương tiện cho phép sản xuất hiển thị và quản lý các
thành phần đa phương tiện trong các hệ điều hành khác nhau
-Bản đồ đa phương tiện:
+Là các bản đồ điện tử được thiết kế cho việc sử dụng và khai thác trực
tiếp trên máy tính, trong đó ngoài nội dung được thể hiện bằng hệ thống
các ký hiệu còn có những thông tin được thể hiện dưới dạng các thành
phần đa phương tiện (multimedia). Các thành phần đa phương tiện được
liên kết thông qua các ký hiệu bản đồ hay các nút liên kết
+Bản đồ đa phương tiện phát triển từ nhu cầu thể hiện thông tin địa lý 1
cách trực quan hơn, đầy đủ hơn. Mục tiêu là kết nối giữa hình ảnh bản đồ
với các thành phần đa phương tiện như âm thanh, video, ảnh chụp về các
đối tượng địa lý được thể hiện trên bản đồ
+Các ký hiệu bản đồ được thiết kế là nơi chờ đợi sự kiện khi người sử
dụng muốn tra cứu bổ sung.
+Bản đồ đa phương tiện ưu việt hơn bản đồ điện tử bình thường vì cho
phép có thể kết nối với các thông tin đa phương tiện khác là những thông
tin phi không gian mô tả tính chất, hình ảnh, âm thanh của đối tượng mà
bằng ký hiệu bản đồ không thể phản ánh được, vì thế nội dung bản đồ sẽ
phong phú hơn, lôi cuốn hơn. Công nghệ bản đồ đa phương tiện giúp con
người có thể tái hiện lại 1 phần không gian thực trước mắt, thông qua các
hiệu ứng âm thanh và hình ảnh. Như vậy, trong cùng 1 thời gian người
xem có thể thu nhận được nhiều thông tin khác nhau về đối tượng

16

16












Câu 17: Khái niệm về công nghệ thiết kế thành lập bản đồ
Trả lời
- Công nghệ thiết kê và thành lập bản đồ là hệ thống các công nghệ tạo ra
công cụ để thể hiên được toàn bộ các thành phần của bản điì hay là công
nghệ mô hình hóa bả đồ.Theo các bước thiết kế thành lập bản đồ có thể
thấy để thành lập bản đồ thông thường phải sử dụng hàng loạt công nghệ .Có
thể chia ra các nhóm công nghệ theo mục đích sử dụng gồm các công nghệ
phục vụ thu nhận thông tin,như công nghệ đo đạc bằng các thiết bị điện
tử,cộng nghệ định vị toàn cầu GPS.Nhóm công nghệ xử lý thông tin là
những công nghệ thiết kế,biên tập bản đồ như các công nghệ đồ họa máy
tính (Comper Aided Design-CAD),các công nghệ hỗ trợ trình bày khác
(Greaphic Design Sysem),công nghệ thông tin địa lý – GIS 9 Geograhic
imfomation system) và nhóm công nghệ phuc vụ in ấn xuất bản bản đồ.
Các công nghệ có thể tham gia vào từng giai đoạn hay toàn bộ quá trình
thành lập bản đồ.Công nghệ viễn thám cung cấp thông tin cho phép xác
định tọa đồ hình dạng và định vị các đối tượng hiện tượng vào không gian
của ban đồ cần thành lập.Công nghệ đồ họa và GIS chủ yếu để nhập dữ
liệu và biên tâp chỉnh sửa thiết kế và in ấn bản đồ.
Công nghệ thành lập bản đồ liên tục phát triển và trở thành 1 tiêu chí để
đánh giá tính hiện đại của khoa học bản đồ.Công nghệ có sự thay đổi để
đáp ứng được đòi hỏi của các thế hệ thành lập và sử dụng bản đồ

mới.Công nghệ thành lập bản đồ đều đi kèm với các thiết bị chuyên dụng
hay công cụ phục vụ khai thác thông tin thành lập và sử dụng bản đồ.Công
nghệ chịu ảnh hướng sâu sác của các ngành khoa học liên quan như trắc
địa, toán học ,công nghệ thông tin ,công nghệ vũ trụ ,công nghệ sản xuất
thiết kế chính xác.
Để làm cho bản đồ chính xác hơn ,các phương pháp sản xuất in ấn bản đồ
hệu quả hơn và các kênh phân phối thuận tiên hơn,nên các công nghệ luôn
được cải tiến,không ngừng thay đổi và phát triên vượt bâc.
Câu 18.Trình bày khái niệm bản đồ di động và đặc điểm của bản đồ di
động
-Khái niệm bản đồ di động:
Bản đồ di động (mobile map) là một trường hợp đặc biệt của bản đồ mạng
(web map).Đây là các bản đồ điển tử được thực hiện và sử dụng trên các
thiết bị điện toán di động như điện thoại di đông (mobile phone,smart
phone) máy định bị GPS,máy tính dị đông (mobile computing devices
PDAs),máy tính bảng…
17

17


Công nghệ thông tin,công nghệ điên tử bán dấn cho phép sử dụng thiết bị
di đông truy nhập Internet mọi lúc mọi nơi,tạo điều kiện thuân lợi cho việc
sử dung bản đồ mạng để tra cứu thông tin tìm được đi và triển khai các
dịch vụ gia tăng đóng góp nâng cao chất lượng cuộc sống.Bản đồ điện tử
trên các thiết bị di động đã được sản xuất nhằm đáp ứng các mục đích
trên.Sự kết hợp của mạng không dây ,dịch vụ truyền thông,công nghệ định
vị tàn câu GPS và GIS đã tạo ra các tính năng cho bản đồ di động
-Đặc điểm của bản đồ di động :
+Các bản đồ di động được phát triển từ hệ thống GIS mạng nên có đầy đủ

các đặc điểm của 1 bản đồ mạng
+Về chức năng, đây là các bản đồ tương tác có những chức năng chính của
bản đồ điện tử như là phóng to thu nhỏ, di chuyển, đo khoảng cách, lựa
chọn, phân tích không gian và tra cứu tìm kiếm thông tin. Ngoài ra bản đồ
còn có chức năng đặc biệt là dẫn đường, tìm ra đường đi tối ưu nhất cho
người sử dụng. Tính di động của bản đồ còn thể hiện ở đặc điểm là hiển thị
được vị trí và cho biết tọa độ tại điểm mà người sử dụng đang đứng và cho
phép tìm các đối tượng gần
+Về nội dung, bản đồ được sử dụng nhằm cung cấp các thông tin về giao
thông, các đối tượng quan trọng, cần thiết để dẫn đường và chỉ đường tìm
kiếm vị trí. Vì thế các lớp thông tin chính là đường phố, các đường giao
thông, các đối tượng cơ sở hạ tầng như cầu, bến, bãi, điểm đỗ, trạm xe, các
vị trí, đối tượng có ý nghĩa định vị trong thế giới thực. Nội dung bản đồ
được xây dựng với các lớp thông tin đáp ứng tính năng của từng loại bản
đồ di động. Các đối tượng trong bản đồ được quản lý theo từng lớp thông
tin phụ thuộc vào đặc điểm, cấu trúc của đối tượng được thể hiện trên bản
đồ
+Bố cục của bản đồ gồm phần bản đồ, các nút chức năng hỗ trợ đặc biệt là
chức năng dẫn đường và các chức năng liên kết. Bản đồ được thiết kế với
dung lượng thích hợp cho các thiết bị di động. Bản đồ có nhiều tỷ lệ hay
CSDL đa tỷ lệ để phục vụ việc thu phóng và định vị thông tin không gian
+Về cơ sở toán học, bản đồ di động dùng thiết bị định vị GPS thu phóng
của các vệ tinh để xác định vị trí trên trái đất nên chủ yếu sử dụng hệ tọa
độ địa lý kinh độ và vĩ độ WGS84
+Cấu trúc các bản đồ di động được xây dựng theo định dạng vector và
raster. Các nội dung bản đồ thể hiện theo định dạng vector để bản đồ nhỏ
hơn, tải lên thiết bị nhanh hơn, hình ảnh đẹp và mịn hơn
+Các bản đồ di động thường có 2 chế độ xem,khi ở chế độ xem thông
thường (Standard view),bản đồ đơn giản thể hiện những nội dung
18


18


chính,dung lượng nhỏ.Khi phóng lớn để xem dữ liệu ,bản điì sẽ thể hiện
chi tiết hơn tương ứng với các mức độ zoom và cũng tải về nhiều dữ liệu
hơn.Ở chế độ xem kết hợp với ảnh vệ tih (Satelite View),các bản đồ được
chồng xếp với ảnh cho phép hiển thị ảnh thực của khu vực
+Các bản đồ phục vụ tra cứu thông tin về cơ sở hạ tầng là những đối tượng
thường xuyên thay đổi nên bản đồ phải được cập nhật thông tin liên tục
theo chu kỳ để làm mới các nội dụng, nâng cao khả năng đáp ứng yêu cầu
tìm kiếm
Câu 19: Trình bày khái niệm bản đồ 3D và đặc điểm của bản đồ 3D ?
Trả lời:
-Khái niệm bản đồ 3D:
+Bản đồ 3D là bản đồ phản ánh thế giới xung quanh như chúng ta thấy
trong cuộc sống thực nhờ thể hiện các đối tượng trong cuộc sống thực nhờ
thể hiện các đối tượng, hiện tượng trong mô hình không gian 3 chiều với
tọa độ mặt đất và độ cao của đối tượng. Với cách thể hiện nhue vậy việc
xác định vị trí, hình dạng của đối tượng trở lên dễ dàng hơn.
Trên bản đồ 3D, các đối tượng, hiện tượng được thể hiện 1 cách trực quan
và thân thiện hơn với người dùng
+Thực chất đồ họa 3D được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học như
trong kiến trúc để thiết kế công trình, trong cơ khí để thể hiện các cấu trúc
chi tiết máy,…Trước đây cũng có các bản đồ 3D, thường được gọi là bản
đồ nổi. Đây là các bản đồ chỉ đặc tả độ cao cho các đối tượng là đồi núi
hay độ sâu đáy biển. Các bản đồ 3D truyền thống được xuất bản có hình
thức như các sa bàn chưa phải là 1 kỹ thuật được thành lập bản đồ đặc biệt
+Hiện nay trên cơ sở lý thuyết của bản đồ 3D đã được chú ý phát triển chủ
yếu nhờ sự ra đời của mô hình số độ cao DEM và mô hình số địa hình

DTM, nhờ chất lượng và độ chính xác cao trong thu thập dữ liệu, cũng như
những tiến bộ của các phần mềm thành lập bản đồ.
-Đặc điểm của bản đồ 3D:
+Có các đặc điểm chính của bản đồ số, tuy nhiên các đối tượng được thể
hiện trong không gian 3 chiều vì thế bản đồ có các đặc trưng cơ bản dưới
đây:
+Bản đồ phản ánh sự phân bố của các đối tượng trên bề mặt trái đất tuân
theo các quy tắc và các yêu cầu cơ bản của bản đồ học
+Các ký hiệu, hình ảnh trên bản đồ được khái quát hóa và ký hiệu hóa
nhưng mang tính đồng dạng cao với hình dạng, kích thước thật của đối
tượng và được thể hiện trên màn hình sao cho có khả năng nhìn lập thể
19

19


+Độ cao, hình dáng của đối tượng được thể hiện theo tỷ lệ lựa chọn, hoặc
dùng các ký hiệu hình khối để thể hiện
+Hệ thống tọa độ của bản đồ không cố định, bản đồ có khả năng “động”
về cả tỉ lệ, hướng quan sát và cả hiệu quả ứng dụng. Bản đồ cho phép nhín
hình ảnh của toàn vùng, từng khu vực cục bộ hay từng đối tượng từ nhiều
hướng, nhiều cấp độ chi tiết và tỷ lệ khác nhau. Có thể xem bản đồ từ
nhiều hướng và góc nhìn như từ trên xuống, xem chéo, xem ngang, xem
toàn bộ không gian. Có thể chọn 1 điểm mốc và xoay bản đồ 360 độ quanh
điểm mốc đó.
Câu 20: Các phương thức sử dụng bản đồ trong nghiên cứu ?
Trả lời:
Cùng với sự phát triển của xã hội, bản đồ ngày càng phát triển, đa dạng
(bản đồ giấy, bản đồ trực tuyến, bản đồ 3D,….) và trở nên hữu dụng. Từ
chỗ chỉ là công cụ xác định vị trí, dẫn đường, bản đồ ngày nay đã trở thành

ngôn ngữ thứ hai để diễn tả trực quan thế giới thực và còn là công cụ hữu
ích trong nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, trong vài thập kỷ trở lại đây, bản
đồ được sử dụng trong nghiên cứu khoa học và xã hội một cách đa dạng,
đầy sáng tạo, đem lại hiệu quả cao.
Phương pháp thực hiện chủ yếu là thu thập, phân tích tổng hợp tư liệu kết
hợp với phỏng vấn sâu. Các tư liệu bao gồm các báo cáo khoa học đã được
công bố trong và ngoài nước. Trong quá trình phân tích các báo cáo này,
việc sử dụng bản đồ được quan tâm xem xét theo trật tự các giai đoạn của
một nghiên cứu: chuẩn bị, thực hiện và hoàn tất, báo cáo. Sau đó, để đảm
bảo được tính linh động khi vận dụng để sử dụng bản đồ trong nghiên cứu,
chúng ta tổng hợp, hệ thống hóa lại các trường hợp sử dụng theo vai trò,
chức năng của bản đồ. Kết quả cho thấy có thể dùng bản đồ để tìm hiểu
trước địa bàn nghiên cứu, lựa chọn địa bàn nghiên cứu (sử dụng chức năng
phân tích đa tiêu chí), tìm đường đi đến điểm nghiên cứu (chức năng dẫn
đường) và vẽ vị trí ấy trên bản đồ (chức năng thể hiện thông tin không
gian). Bản đồ còn có thể được sử dụng kết hợp với điều tra bảng hỏi,
phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm… nhằm khai thác khía cạnh không gian
của các dữ liệu thu thập và qua đó có thể có được những thông tin mới
(các chức năng phân tích đa thời gian, đa tiêu chí); cuối cùng, trong các
báo cáo kết quả, bản đồ có thể dùng để mô tả trực quan kết quả nghiên cứu
(chức năng thể hiện thông tin không gian).

20

20



×