Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Xây dựng ứng dụng trực tuyến theo dõi và quản lý cây gỗ quý vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ sử dụng mã nguồn mở Google Map Javascript API

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4 MB, 65 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan rằng đồ án tốt nghiệp này do chính em thực hiện, không sao
chép từ công trình nghiên cứu nào khác, tàiliệu sử dụng trong đồ án tốt nghiệp này
đều được ghi rõ nguồn gốc.
Sinh viên

Phan Nhật Nguyệt

1


LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình tìm hiểu đề tài “Xây dựng ứng dụng trực tuyến theo dõi và quản
lý cây gỗ quý vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ sử dụng mã nguồn mở
Google Map Javascript API”, em đã hoàn thành tiến độ như dự kiến. Để đạt được
kết quả này, em đã nỗ lực thực hiện và đồng thời cũng nhận được rất nhiều sự giúp
đỡ, quan tâm của thầy cô, bạn bè và gia đình.
Để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này em xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất tới TS. Lê Phú Hưng – Phó Trưởng khoa Công Nghệ Thông Tin. Thầy đã tận
tình hướng dẫn, quan tâm, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực hiện đồ án tốt nghiệp. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô
và ban lãnh đạo trường Đại học Tài Nguyên và Môi Trường Hà Nội đã nhiệt tình
giảng dạy và truyền đạt kiến thức quý báu và bổ ích trong suốt quá trình em học tập
tại trường. Em xin cảm ơn các anh/chị thuộc Công ty cổ phần phần mềm FPT soft
đã hỗ trợ cho em về mặt thời gian lần kiến thức để em có thể hoàn thành đồ án tốt
nghiệp.
Vì thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi thiếu sót, em rất mong được
sựđóng góp ý kiến từ thầy cô và các bạn để có thể giúp hoàn thiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn!

2




MỤC LỤC

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ

Chữ viết tắt
API
SQL

Tên tiếng Anh
Application Programming
interfaces
Structured Querry Language

Tên Tiếng Việt
Giao diện lập trình ứng dụng
Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc

VQG

Vườn quốc gia

CSDL

Cơ sở dữ liệu



DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH ẢNH


7
LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong tình hình hiện nay cùng với xu hướng phát triển của công nghiệp hóa hiện
đại hóa đã và đang có nhiều các ứng dụng tiên tiến ra đời nhằm tiết kiệm tối đa chi
phí, thời gian và sức lực con người mà vẫn có thể quản lý tốt. Một trong những lĩnh
vực mang tầm quan trọng em muốn đề cập đến là việc bảo vệ và quản lý tài nguyên
thiên nhiên, các loại cây gỗ quý hiếm cần được bảo tồn ở Việt Nam nói riêng, thế
giới nói chung. Trong rừng vì địa lý hiểm trở nên việc xác định vị trí và quản lý các
loại cây gỗ quý là rất khó khăn, phức tạp cho những người quản lý. Em muốn xây
dựng một ứng dụng tự động hóa có thể thêm, sửa, xóa, thống kê và cập nhật được
tình trạng các loại cây gỗ quý. Qua đó chúng ta có thể xác định được vị trí của cây,
xem các thông tin mô tả, số lượng về loại cây đó. Ứng dụng giúp người dùng chủ
động trong việc quản lý.
Hiện nay, lĩnh vực nào cũng có xu hướng phát triển mạnh, thế nhưng vấn đề tài
nguyên thiên nhiên và đặc biệt là tài nguyên quý hiếm cần được bảo vệ cấp bách và
cần thiết. Chính vì mức độ quan trọng và mong muốn xây dựng nên một ứng dụng
để người dùng có thể quản lý một các dễ dạng và tự động nên em đã lựa chọn đề tài
“Xây dựng ứng dụng trực tuyến theo dõi và quản lý cây gỗ quý vườn quốc gia
Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ sử dụng mã nguồn mở Google Map Javascript API” làm
đề tài đồ án tốt nghiệp của mình.
2. Nội dung chính của đề tài
Mục đích chính của đề tài là xây dựng thành công ứng dụng phục vụ công tác

quản lý trực tuyến theo dõi và quản lý cây gỗ quý với các chức năng:
- Cung cấp thông tin về tài nguyên rừng, đặc biệt là thông tin về cây gỗ quý
- Thêm, sửa, xóa thông tin các cây gỗ trên địa bàn nhất định
- Tìm kiếm theo vùng và đường theo loại cây
- Thống kê
- Thêm mới 1 khu vực quản lý
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đồ án


8
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là các cây gỗ quý tại VQG Xuân Sơn tỉnh Phú
Thọ. Điều tra, quản lý và thống kê cây gỗ quý hiếm ở VQG. Xây dựng cơ sở dữ liệu
đối với cây điều tra và quản lý dữ liệu bằng phần mềm. Xây dựng tài liệu hướng
dẫn kỹ thuật quản lý cá thể cây tự nhiên trong VQG Xuân Sơn, Phú Thọ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập các tài liệu, thông tin liên quan đến các chủng loại cây gỗ quý ở vườn
quốc gia Xuân Sơn.
Thiết lập cơ sở dữ liệu thuộc tính bằng công cụ SQL Server với những tài liệu,
thông tin thu thập được ở trên.
Sử dụng Google Map API và ngôn ngữ JavaScript để xây dựng ứng dụng quản lý
cây gỗ.
5. Ý nghĩa của đề tài
Xây dựng thành công ứng dụng trực tuyến có khả năng cập nhật, theo dõi, tìm
kiếm, thống kê các cây gỗ quý trên các địa bản nhất định.
Xây dựng ứng dụng với giao diện và cách sử dụng dễ dàng, các chức năng hoạt
động ổn định.
6. Cấu trúc đồ án
Đồ án gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu.
Chương 2: Phân tích thiết kế hệ thống và xây dựng cơ sở dữ liệu.

Chương 3: Xây dựng các chức năng của chương trình.


9

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Công nghệ Google Map API
1.1.1. Google Map API là gì
Google Map là một dịch vụ ứng dụng và công nghệ bản đồ trực tuyến trên web
miễn phí được cung cấp bởi Google, hỗ trợ nhiều dịch vụ khác của Google nổi bật
là dẫn đường. Cho phép thấy bản đồ đường sá, đường đi cho xe đạp, cho người đi
bộ và xe hơi, và những địa điểm kinh doanh trong khu vực cũng như khắp nơi trên
thế giới.
 Map API là gì?
- Đó là một phương thức cho phép 1 website B sử dụng dịch vụ bản đồ của
site A (gọi là Map API) và nhúng vào website của mình (site B). Site A ở đây là
google map, site B là các web site cá nhân hoặc tổ chức muốn sử dụng dịch vụ của
google, có thể rê chuột, room, đánh dấu trên bản đồ...
- Các ứng dụng xây dựng trên maps được nhúng vào trang web cá nhân thông
qua các thẻ javascripts do vậy việc sử dụng API google rất dễ dàng.
- Google Map API đã được nâng cấp. Phiên bản này hỗ trợ không chỉ cho các
máy để bàn truyền thống mà cho cả các thiết bị di động. Nhanh hơn và nhiều hơn
các ứng dụng.
- Điều quan trọng là các dịch vụ hoàn toàn miễn phí với việc xây dựng một
ứng dụng nhỏ. Trả phí nếu đó là việc sử dụng cho mục đích kinh doanh, doanh
nghiệp.
1.1.2. Một số ứng dụng của Google Map API
- Đánh dấu các địa điểm trên bản đồ cùng các thông tin cho địa điểm: các khu vui
chơi giải trí, nhà hàng khách sạn, các quán ăn ngon, các shop quần áo, nữ trang...
- Chỉ dẫn đường đến các địa điểm cần tìm,chỉ dẫn đường giao thông công cộng.

Ở đây sử dụng các service google cung cấp.
- Khoanh vùng khu vực: các trung tâm kinh tế, khu đô thị, khu ô nhiễm...
- Tình trạng giao thông các khu vực và đưa ra các giải pháp có thể.
1.1.3. Tạo một Google Map đơn giản


10
Ví dụ
- Tạo 1 API key
Truy cập vào: và đăng nhập bằng tài khoản gmail của mình.
- Click GET A KEY-> Chọn Project -> API. Sau đó một API key sẽ hiện lên và
bạn sẽ copy lại để sử dụng.

Hình 1.1: Một API Key đã được tạo
- Hiển thị bản đồ
+ Lấy kinh độ, vĩ độ để hiển thị bản đồ
Truy cập vào và nhập địa điểm cần tìm.
+ Các loại bản đồ:
ROADMAP (normal, default 2D map)
SATELLITE (photographic map)
HYBRID (photographic map + roads and city names)
TERRAIN (map with mountains, rivers, etc.)


11
- Hiển thị bản đồ
<!DOCTYPE html>
<html>
<head>
<script src=“ />key=AIzaSyDY0kkJiTPVd@U7aT0Awhc9ySH6oHxOIYM&sensor=false”>

</script>
<script>
//Khoi tao map
function initialize()
{
//Khai bao cac thuoc tinh cho map
var mapProp = {
//Tao ban do, quy dinh boi kinh do va vi do
center:new google.maps.LatLng(51.508742,-0.120850),
//Do zoom cua ban do khi duoc load
zoom:5,
//dinh nghia type cua ban do
mapTypeId:google.maps.MapTypeId.ROADMAP
};
//Truyen cac thuoc tinh Map cho div chua map
var map = new
google.maps.Map(document.getElementByID(“googleMap”),mapProp);
}
//load ban do khi load trang
google.maps.event.addDomListener(window,’load’initialize);
</script>
</head>
<body>


12
//Khai bao the div chua map
<div id=”googleMap” style = “width:500px; height:380px;”>< /div>
<body>
<html>


Hình 1.2: Bản đồ vườn quốc gia Xuân Sơn
1.2.Công nghệ ASP.Net MVC
1.2.1. Tổng quan về ASP.NET MVC[1]
- Nền tảng ASP.NET MVC giúp cho chúng ta có thể tạo được các ứng dụng web
áp dụng mô hình MVC thay vì tạo ứng dụng theo mẫu ASP.NET Web Form.
- Nền tảng ASP.NET MVC có đặc điểm nổi bật là nhẹ (lighweigt), dễ kiểm thử
phần giao diện (so với ứng dụng Web Forms), tích hợp các tính năng có sẵn của
ASP.NET.
- Nền tảng ASP.NET MVC được định nghĩa trong namespace System.Web.Mvc
và là một phần của name space System.Web.
MVC là một mẫu thiết kế (design pattern). Một số loại ứng dụng web sẽ thích
hợp với kiến trúc MVC. Một số khác vẫn thích hợp với ASP.NET Web Forms và cơ
chế postbacks. Đôi khi có những ứng dụng kết hợp cả hai kiến trúc trên.
Mẫu kiến trúc Model – View – Controller có ba thành phần chính: model, view
và controller.


13
Nền tảng MVC bao gồm các thành phần dưới đây:

Hình 1.3: Mẫu Model – View – Controller
Models: Các đối tượng Models là một phần của ứng dụng, các đối tượng này
thiết lập logic của phần dữ liệu của ứng dụng. Thông thường, các đối tượng model
lấy và lưu trạng thái của model trong CSDL. Ví dụ như, một đối tượng Product (sản
phẩm) sẽ lấy dữ liệu từ CSDL, thao tác trên dữ liệu và sẽ cập nhật dữ liệu trở lại vào
bảng Products ở SQL Server.
Views: Views là các thành phần dùng để hiển thị giao diện người dùng (UI).
Thông thường, view được tạo dựa vào thông tin dữ liệu model. Ví dụ như, view
dùng để cập nhật bảng Products sẽ hiển thị các hộp văn bản, drop-down list, và các

check box dựa trên trạng thái hiện tại của một đối tượng Product.
Controllers: Controller là các thành phần dùng để quản lý tương tác người dùng,
làm việc với model và chọn view để hiển thị giao diện người dùng. Trong một ứng
dụng MVC, view chỉ được dùng để hiển thị thông tin, controller chịu trách nhiệm
quản lý và đáp trả nội dung người dùng nhập và tương tác với người dùng.
Để quản lý sự phức tạp của ứng dụng, mẫu MVC giúp cho chúng ta có thể kiểm
thử ứng dụng dễ dàng hơn hẳn so với khi áp dụng mẫu Web Forms.
Hơn thế nữa, việc kiểm thử trên nền tảng Web Forms yêu cầu phải sử dụng đến
web server. Nền tảng MVC phân tách các thành phần và sử dụng các interface
(kháiniệm giao diện trong lập trình hướng đối tượng), và nhờ đó có thể kiểm thử các
thành phần riêng biệt trong tình trạng phân lập với các yếu tố còn lại của ứng dụng.


14
Sự phân tách rạch ròi ba thành phần của ứng dụng MVC còn giúp cho việc lập
trình diễn ra song song. Ví dụ như một lập trình viên làm việc với view, lập trình
viên thứ hai lo cài đặt logic của controller và lập trình viên thứ ba có thể tập trung
vào logic tác vụ của model tại cùng một thời điểm.
1.2.2. Lịch sử phát triển của ASP.NET MVC [2]
- Asp.Net 1.0 : Phiên bản đầu tiên được phát hành vào tháng 3 năm 2009 trên nền
tảng bộ .Net Framework 3.5 bộ Visual Studio 2008.
- Asp.Net 2.0 : Phiên bản này được phát hành vào tháng 3 năm 2010 trên bộ .Net
Framework 3.5 và .Net Framework 4.0 bộ Visual Studio 2010.
- Asp.Net MVC 3 : Phiên bản này được phát hành vào tháng 1 năm 2011 trên nền
tảng bộ .Net Framework 4.0, các đặc điểm chính của phiên bản này.
- Asp.Net 4.0 : Phiên bản này được phát hành vào tháng 8 năm 2012 trên nền
tảng bộ .Net Framework 4.0 và .Net Framework 4.5 trên phiên bản Visual Studio
2010 SP1 and Visual Studio 2012.
- Asp.Net MVC 5 : Phiên bản này được phát hành vào tháng 10 năm 2013 trên
nền tảng bộ .Net Framework 4.5 và .Net Framework 4.5.1 trên phiên bản Visual

Studio 2013. Các đặc điểm chính của phiên bản này như sau :
- Với MVC5 thì cải tiến hơn so với ASP.NET MVC4, Bootstrap được thay thế
mẫu MVC mặc định.
Chứng thực người dùng Authentication Filter được tuỳ chỉnh hoặc chứng thực từ
hãng thứ 3 cung cấp;
Với Filter overrides, chúng ta có thể Filter override trên Method hoặc Controller;
thuộc tính Routing được tích hợp vào MVC5;


15
1.2.3.Lựa chọn áp dụng MVC trong xây dựng ứng dụng[3]
Bạn cần phải xem xét kỹ càng việc áp dụng mô hình ASP.NET MVC hay mô
hình ASP.NET Web Forms khi xây dựng một ứng dụng. Mô hình MVC không phải
là mô hình thay thế cho Web Forms, bạn có thể dùng một trong hai mô hình.
Trước khi quyết định sử dụng MVC hay Web Forms cho một web site cụ thể, bạn
cần phải phân tích lợi ích khi chọn một trong hai hướng.
- Lợi ích của ứng dụng web dựa trên mô hình MVC
Nền tảng ASP.NET MVC mang lại những lợi ích sau:
+ Dễ dàng quản lý sự phức tạp của ứng dụng bằng cách chia ứng dụng thành
ba thành phần model, view, controller
+ Nó không sử dụng view state hoặc server-based form. Điều này tốt cho
những lập trình viên muốn quản lý hết các khía cạnh của một ứng dụng.
+ Nó sử dụng mẫu Front Controller, mẫu này giúp quản lý các requests (yêu
cầu) chỉ thông qua một Controller. Nhờ đó bạn có thể thiết kế một hạ tầng quản lý
định tuyến. Để có nhiều thông tin hơn, bạn nên xem phần Front Controller trên web
site MSDN
+ Hỗ trợ tốt hơn cho mô hình phát triển ứng dụng hướng kiểm thử (TDD)
+ Nó hỗ trợ tốt cho các ứng dụng được xây dựng bởi những đội có nhiều lập
trình viên và thiết kế mà vẫn quản lý được tính năng của ứng dụng
- Lợi ích của ứng dụng được xây dựng trên nền tảng Web Forms

+ Nó hỗ trợ cách lập trình hướng sự kiện, quản lý trạng thái trên giao thức
HTTP, tiện dụng cho việc phát triển các ứng dụng Web phục vụ kinh doanh. Các
ứng dụng trên nền tảng Web Forms cung cấp hàng tá các sự kiện được hỗ trợ bởi
hàng trăm các server controls.
+ Sử dụng mẫu Page Controller. Xem thêm ở mục Page Controller trên MSDN
+ Mô hình này sử dụng view state hoặc server-based form, nhờ đó sẽ giúp cho
việc quản lý trạng thái các trang web dễ dàng.


16
Nói tóm lại, áp dụng Web Forms giúp giảm bớt sự phức tạp trong xây dựng ứng
dụng, bởi vì các thành phần (lớp Page, controls,…) được tích hợp chặc chẽ và
thường thì giúp bạn viết ít code hơn là áp dụng theo mô hình MVC.
1.2.4. Các tính năng của nền tảng ASP.NET MVC[1]
+ Tách bạch các tác vụ của ứng dụng (logic nhập liệu, business logic, và logic
giao diện), dễ dàng kiểm thử và mặc định áp dụng hướng phát triển TDD. Tất cả các
tính năng chính của mô hình MVC được cài đặt dựa trên interface và được kiểm thử
bằng cách sử dụng các đối tượng mocks, mock object là các đối tượng mô phỏng
các tính năng của những đối tượng thực sự trong ứng dụng.
+ MVC là một nền tảng khả mở rộng (extensible) & khả nhúng (pluggable). Các
thành phần của ASP.NET MVC được thiết kể để chúng có thể được thay thế một
cách dễ dàng hoặc dễ dàng tùy chỉnh. Bạn có thể nhúng thêm view engine, cơ chế
định tuyến cho URL, cách kết xuất tham số của action-method và các thành phần
khác.
+ ASP.NET MVC có thành phần ánh xạ URL mạnh mẽ cho phép bạn xây dựng
những ứng dụng có các địa chỉ URL xúc tích và dễ tìm kiếm. Các địa chỉ URL
không cần phải có phần mở rộng của tên tập tin và được thiết kế để hỗ trợ các mẫu
định dạng tên phù hợp với việc tối ưu hóa tìm kiếm (URL) và phù hợp với lập địa
chỉ theo kiểu REST.
+ Hỗ trợ sử dụng đặc tả (các thẻ) của các trang ASP.NET(.aspx), điều khiển

người dùng (.ascx) và trang master page (.marter).
+ Hỗ trợ các tính năng có sẵn của ASP.NET như cơ chế xác thực người dùng,
quản lý thành viên, quyền, output caching và data caching, seession và profile, quản
lý tình trạng ứng dụng, hệ thống cấu hình…
+ ASP.NET MVC 5 còn bổ sung một view engine mới là Razor View Engine cho
phép thiết lập các view nhanh chóng, dễ dàng và tốn ít công sức hơn so với việc sử
dụng Web Forms view engine.


17
1.2.5. Tạo ứng dụng ASP.Net MVC trong Visual Studio 2015[2]
Bước 1: Tạo Project và lựa chọn kiểu ứng dụng Asp.net MVC cần phát triển. Chọn
New Project, sau đó lựa chọn Visual C# phía bên trái và chọn Web và lựa chọn
ASP.NET Web Application. Đưa tên Ứng dúng Asp.Net MVC vào"MvcFirstApp",
chọn thư mục lưu trữ và click OK để chuyển sang màn hình khác.

Hình 1.4: Tạo Project mới cho ứng dụng ASP.Net
Bước 2: Chọn cấu hình ứng dụng ASP.Net MVC, chọn Empty cho ứng dụng đầu này.

Hình 1.5: Cấu hình cho ứng dụng


18
Sau đó Click OK để tạo project

Hình 1.6: Tạo project thành công
Bước 3 : Chạy chương trình sử dụng (F5 hoặc Menu Debug/Start Debugging).
Chúng ta sẽ nhìn thấy thông báo lỗi ở hình 1.7, do đây là project rỗng, khi chạy
chương trình:
Routing engine kiểm tra cấu hình điều hướng trong file RouteConfig nằm trong

thưc mục App_Start của ứng dụng, chuyển đến các controller “Home” và action
“Index” để thực thi
Do Home Controller và phương thức Index không được tìm thấy, bộ điều hướng
sẽ chỉ ra rằng controller không được tìm thấy và MVC Engine sẽ báo lỗi cho trình
duyệt.

Hình 1.7: Lỗi khi chạy ứng dụng rỗng


19
Bước 4 : Thêm mới control Home và phương thức Index để thực hiện chương
trình, thông qua các bước sau :
Click phải vào thưc mục Controllers trong thư mục ứng dụng, chọn Add sau đó
lựa chọn Controller từ pop-up menus.
Chọn MVC 5 Control-Empty để tạo Control

Hình 1.8: Tạo control mới để thực hiện chương trình
Bước 5 : Chạy lại chương trình chương trình. Chúng ta sẽ nhìn thấy thông báo
lỗi, do đây ASP.Net MVC chưa tìm thấy view tương ứng với Control Home và
phương thức Index.

Hình 1.9: Lỗi view khi chạy chương trình


20
Bước 6 : Tạo mới View, thông qua các bước sau :
Click phải vào phương thức Index trong Controller Home, sau đó chọn Add
View.
Bổ sung một số các thuộc tính khi Add View, ví dụ như sử dụng Layout Page


Hình 1.10: Tạo mới view
Bước 7 : Xem và chỉnh sửa nội dung của View

Hình 1.11: Xem và chỉnh sửa nội dung của View
Bước 8: Tiến hành chạy chương trình


21
1.3. Đặc điểm chung của vườn quốc gia- Thế nào là vườn quốc gia, tình trạng
vườn quốc gia ở Việt Nam
1.3.1.Vườn quốc gia là gì?[4]
Vườn quốc gia là một khu vực đất hay biển được bảo tồn bằng các quy định pháp
luật của chính quyền sở tại. Vườn quốc gia được bảo vệ nghiêm ngặt khỏi sự khai thác,
can thiệp bởi con người. Vườn quốc gia thường được thành lập ở những khu vực có địa
mạo độc đáo có giá trị khoa học hoặc những khu vực có hệ sinh thái phong phú, có
nhiều loài động – thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao cần được bảo vệ nghiêm ngặt
trước sự khai thác của con người. Theo quyết định số 186/2006/QĐ-TTG ngày 14
tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam thì vườn quốc gia là một dạng
rừng đặc dụng được xác định trên các tiêu chí như sau:
+ Vườn quốc gia là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước,
hải đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc
trưng, bảo tồn các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp.
+Vườn quốc gia được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn rừng
và hệ sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái.
+ Vườn quốc gia được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số: về hệ sinh thái
đặc trưng; các loài động vật, thực vật, đặc hữu; về diện tích tự nhiên của vườn và tỷ
lệ diện tích đất nông nghiệp, đất thổ cư so với diện tích tự nhiên của vườn.
1.3.2. Tình trạng vườn quốc gia Việt Nam nói chung.
Vườn quốc gia tại Việt Nam là một danh hiệu được Chính phủ Việt Nam công
nhận chính thức thông qua nghị định. Đến tháng 8/2015, cả nước có 31 vườn quốc

gia gồm: Ba Bể, Bái Tử Long, Hoàng Liên, Du Già-Cao nguyên đá Đồng Văn,Tam
Đảo, Xuân Sơn, Ba Vì, Cát Bà, Xuân Thủy, Cúc Phương, Bến En, Pù Mát, Vũ
Quang, Phong Nha-Kẻ Bàng, Bạch Mã, Núi Chúa, Bidoup Núi Bà, Phước Bình,
Chư Mom Ray, Chư Yang Sin, Kon Ka Kinh, Yok Đôn, Lò Gò-Xa Mát, Tràm Chim,
Mũi Cà Mau, U Minh Hạ, U Minh Thượng, Phú Quốc, Côn Đảo.


22
Có 4 vườn quốc gia được công nhận di sản ASEAN đó là vườn quốc gia Hoàng
Liên, Ba Bể, Chư Mom Ray và Kon Ka Kinh. Để được công nhận là vườn di sản,
vườn quốc gia phải đảm bảo được các tiêu chí về tính tự nhiên, hoang dã, tính
nguyên vẹn về hệ sinh thái, sự đa dạng và giá trị nổi bật quần thể
1.3.3. Tình trạng của vườn quốc gia Xuân Sơn:
Vườn quốc gia Xuân Sơn là một vườn quốc gia nằm trên địa bàn huyện Tân Sơn,
tỉnh Phú Thọ. Với kiểu địa hình núi đá vôi đặc trưng. Được chuyển từ khu bảo tồn
thiên nhiên Xuân Sơn thành vườn quốc gia theo Quyết định của Thủ tướng chính
phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 49/2002/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm
2002.
-

Vị trí địa lý:
Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm ở huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, cách thành phố
Việt Trì 80 km, Hà Nội 120 km, có phạm vi ranh giới được xác định như sau:
+ Phía Đông: Giáp các xã Tân Phú, Minh Đài, Long Cốc, huyện Tân Sơn.
+ Phía Tây: Giáp huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La), huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình).
+ Phía Nam: Giáp huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình).
+ Phía Bắc: Giáp xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn.
Tọa độ địa lý: Từ 21°03' đến 21°12' vĩ bắc và từ 104°51' đến 105°01' kinh đông.

-


Địa hình:
Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm trên hệ thống núi đá vôi có độ cao từ 700 đến
1.300 m. Trong khu vực có rất nhiều hang đá.

-

Diện tích:
VQG Xuân Sơn có diện tích vùng đệm 18.369 ha, trong đó diện tích vùng lõi là
15.048 hakhu vực bảo vệ nghiêm ngặt là 11.148 ha, phân khu phục hồi sinh thái kết
hợp bảo tồn di tích lịch sử: 3.000 ha phân khu hành chính, dịch vụ: 900 ha. Điểm
đặc trưng của Xuân Sơn là vườn quốc gia duy nhất có rừng nguyên sinh trên núi đá
vôi (2.432 ha). Xuân Sơn được đánh giá là rừng có đa dạng sinh thái phong phú, đa
dạng sinh học cao, đa dạng địa hình kiến tạo nên đa dạng cảnh quan.


23

Hình 1.12: Vườn quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ
Tuy nhiên do đặc thù điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nơi đây dẫn đến những
nguy cơ, thách thức trong công tác bảo tồn đa dạng hệ thực vật chủ yếu là:
+ Khai thác lâm sản trái phép
Số lượng nhiều loài cây gỗ quý hiếm tại đây đang giảm do tình trạng khai thác,
đốt nương làm rẫy… vẫn thường xuyên xảy ra. Vườn đang nỗ lực bảo tồn các
nguồn gen thực vật quý hiếm.

Hình 1.13: Ươm giống cây quý hiếm ở VQG Xuân Sơn
+ Cháy rừng
+ Tổ chức quản lý: Đội ngũ cán bộ và nhân viên quản lý VQG Xuân Sơn còn ít
và thiếu lại phải quản lý trên một địa bàn rộng, địa hình phức tạp, nên còn gặp rất

nhiều khó khăn.
Do đó, việc xây dựng ứng dụng trực tuyến theo dõi và quản lý cây gỗ quý vườn
quốc gia Xuân Sơn là điều rất cần thiết.


24

CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG VÀ
XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
2.1. Phân tích thiết kế hệ thống
Khái quát chức năng chính của hệ thống, các chức năng có tính tổng quát dễ
dàng nhìn thấy được trên quan điểm của các tác nhân. Dựa vào yêu cầu của bài toán
ta có usecase tổng quát như sau:
Xác định actor bài toán
Bảng 2.1: Các Actor của bài toán
STT

Actor

Diễn Giải
Là người chỉ có thể xem chi tiết tên
cây, số lượng cây thống kê theo loại,

1

Người dùng

tìm kiếm cây, xem khoanh vùng theo
loại cây, xem mô tả thông tin của các
cây và các khu vực quản lý

Là bộ phận quản lý, người chịu trách
nhiệm chính của hệ thống, duy trì
điều hành toàn bộ phần mềm, có
quyền lực nhất trong hệ thống như:

2

Admin

tìm kiếm cây, thêm cây, sửa cây, xóa
cây, xem chi tiết về cây, xem khoanh
vùng theo loại cây, thống kê số
lượng cây theo loại và thêm mới khu
vực quản lý

Kí Hiệu


25
2.1.1. Biểu đồ UseCase tổng quát

Hình 2.1:Biểu đồ UseCase tổng quát
Mô tả các chức năng chính của hệ thống
Ứng dụng trực tuyến theo dõi và quản lý cây gỗ quý vườn quốc gia Xuân Sơn
tỉnh Phú Thọ sử dụng mã nguồn mở Google map Javascript API được xây dựng
gồm các chức năng chính sau:


×