Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp tại khách sạn Hà Nội Daewoo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.34 KB, 35 trang )

MỤC LỤC


I/ KHÁT QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH
SẠN HÀ NỘI DAEWOO
1. Giới thiệu khái quát về khách sạn Hà Nội Daewoo.
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Hà Nội Daewoo
Tên Tiếng Việt

: Khách sạn Hà Nội Daewoo

Tên giao dịch quốc tế

: Ha Noi Daewoo Hotel.

Địa chi

: 360 Kim Mã - Ba Đình – Hà Nội.

Tel

: +84 4 8315000.

Fax

: +84 4 8315000.

Email

:


Website

: www.HaNoiDaewoohotel.com

Đây là môt khách sạn được coi là biểu tượng của sự phát triển, thịnh vượng của
nền kinh tế mở cửa, được khánh thành vào tháng 4 năm 1996. Hà Nội Daewoo là
khách sạn 5 sao hiện đang nằm trên đường Kim Mã, Hà Nội. Khách sạn nằm trong
quần thể trung tâm thương mại Daeha Business Centrer Complex bao gồm: 15 căn hộ
trung cư cho thuê rộng 21721 m2, khu nhà chung cư cho thuê 15 tầng với 193 căn hộ,
và khách sạn Daewoo Hà Nội 18 tầng với 411 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế trong đó
có 35 phòng đặc biệt.
Quần thể thương mại được xây dựng với tổng số vốn ban đầu 117 triệu USD.
Đây là công trình của sự hợp tác tuyệt vời giữa Soul Korean Industrial Gian Daewoo
và The State-Run Hà Hanoi Electronic company (Hanel). Dự án được bắt đầu khởi
công xây dựng tháng 3 năm 1993 và khách sạn hoàn thành đi vào hoạt động tháng 4
năm 1996 sớm hơn so với kế hoạch là 6 tháng.
Tháng 4 năm 1997 khách sạn Hà Nội Daewoo được công nhận là thành viên
của tập đoàn những khách sạn lớn trên thế giới: The Leading Hotel of The World. Một
tập đoàn 312 khách sạn sang trọng có mặt trên thế giới.
Khách sạn Hà Nội Daewoo có 411 phòng do một công ty thiết kế nội thất của
Mỹ và công ty kiến trúc của Hàn Quốc thiết kế. Với kiến trúc bên ngoài mang tính
hiện đại nhưng nội thất bên trong là sự kết hợp hài hoà giữa tính trang trọng tiện nghi
của phương Tây và nét giản dị ấm áp của phong cách Á- Đông.

2


Hệ thống phòng ốc và dịch vụ của Hà Nội Daewoo được thiết kế sang trọng
đảm bảo chất lượng của một khách sạn quốc tế 5 sao. Phòng có diện tích nhỏ nhất là
38m 2 và phòng có diện tích lớn nhất là 213m2.

Từ ngày thành lập đi vào hoạt động cho đến nay khách sạn liên tục đón những
lượt khách từ mọi miền trên tổ quốc và trên thế giới, lượng khách đến khách sạn ngày
càng đông chứng tỏ uy tín và chất lượng phục vụ của khách sạn.Theo thống kê lượng
khách năm 1999 đạt 48.615 lượt, năm 2001 đón 60.315 lượt và cho đến năm nay 2005
lượng khách vẫn tiếp tục tăng. Trong số đoàn khách đến với khách sạn, khách sạn rất
hân hạnh được là nơi đón tiếp những đại biểu cấp cao trong và ngoài nước và là nơi tổ
chức những cuộc hội nghị quan trọng.

 Vị trí
Khách sạn Daewoo tọa lạc tại số 360 Đường Kim Mã, quận Ba Đình, thành
phố Hà Nội. Bên cạnh khách sạn là một hồ lớn của thành phố Hà Nội, đó là hồ Thủ
Lệ. Hồ Thủ Lệ là một con hồ lớn nằm trong công viên Thủ Lệ, mặt nước trong xanh,
bao quanh hồ có rất nhiều cây xanh có tán lá rộng. Khách sạn cách sân bay Nội Bài
khoảng 40 km và khác du lịch chi mất 40 phút đi ôtô là có thể từ sân bay để đi đến
khách sạn.
Với vị trí như vậy thì khách sạn Daewoo có được thuận lợi nào và những khó
khăn gì trong việc phát triển kinh doanh khách sạn? Thành phố Hà Nội là trung tâm
kinh tế, văn hóa và xã hội. Ngoài ra, thành phố còn là thành phố ngàn năm văn hiến
với rất nhiều di sản được nhà nước xếp hạng và nhiều thắng cảnh đẹp. Chính vì điều
này mà hằng năm thành phố đón tiếp rất nhiều khách du lịch, không chi có khách du
lịch trong nước mà cả khách du lịch quốc tế. Đây là điều kiện rất thuận lợi để cho kinh
doanh khách sạn ở đây phát triển. Đây vừa là điều kiện thuận lợi lại vừa là khó khăn
đối với khách sạn Daewoo. Thuận lợi vì khách sạn có thể thu hút nhiều khách và
khách sạn có thể hoạt động quanh năm do tính mùa vụ ở đây là rất thấp. Phần lớn là
khách công vụ còn khách du lịch thuần túy lại có thể đến thành phố quanh năm. Còn
khó khăn là xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh trên địa bàn. Với điều kiện thuận lợi
như vậy nên ở Hà Nội có rất nhiều cơ sở lưu trú trong đó có 8 khách sạn được Nhà
nước xếp hạng là khách sạn 5 sao. Do đó, tính cạnh tranh là rất cao.

3



Nằm cạnh công viên Thủ Lệ cũng là một thế mạnh của khách sạn. Công viên
Thủ Lệ có rất nhiều cây xanh, nó không chi điều hòa không khí, tạo không khí mát mẻ
vào mùa hè nóng bức mà trông nó sẽ đẹp hơn rất nhiều khi nhìn từ tầng 18 của khách
sạn. Không phải là khách sạn nào trên Hà Nội đều có thể nhìn ra cảnh hồ như khách
sạn Daewoo, phần lớn các phòng trong khách sạn đều có cửa sổ nhìn ra công viên.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của khách sạn Hà Nội Daewoo
1.2.1. Chức năng

- Phục vụ khách nghi tại khách sạn với 411 phòng ngủ sang trọng, tiện nghi, ấm cúng.
- Nhà hàng sang trọng với các món ăn Âu, Á ngon miệng, hợp khẩu vị, thực đơn phong
-

phú, giá cả hợp lý.
Cung cấp các dịch vụ hội thảo, hội nghị với nhiều loại phòng họp từ 50-150 chỗ được

-

trang bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Cung cấp các dịch vụ vé máy bay trong và ngoài nước.
Tổ chức tiệc cưới trọn gói với thực đơn ngon miệng, hấp dẫn, giá cả hợp lý, đội ngũ
nhân viên phục vụ nhiệt tình chu đáo, cùng với các dịch vụ đi kèm như: MC, ban
nhạc...
1.2.2. Nhiệm vu

- Không ngừng cải tiến cơ cấu quản lí, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm chi phí
để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, nắm bắt được nhu cầu thị trường và xây dựng

-


phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Sử dụng có hiệu quả và bảo toàn nguồn vốn kinh doanh, cơ sở vật chất kĩ thuật của
khách sạn.

4


- Hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối
với người lao động. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công nhân viên, đáp

-

ứng yêu cầu đặt ra của thị trường.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về kinh doanh dịch
vụ, các dịch vụ bổ sung... theo đúng quy định của Nhà nước và hướng dẫn của Tổng
cục du lịch. Đồng thời hoạch định chiến lược kinh doanh theo kế hoạch và mục tiêu

-

của khách sạn.
Tổ chức nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất lao động. Áp dụng những kĩ năng giao
tiếp, nâng cao chất lượng phục vụ bàn đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của khách hàng và đáp

-

ứng đủ nhu cầu của thông tin.
Thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế với các tổ chức trong và ngoài

-


nước.
Chấp hành nghiêm chinh pháp luật của Nhà nước, sử dụng các chế độ chính sách về

-

quản lí và sử dụng vốn, thực hiện nghũa vụ đối với Nhà nước.
Quản lý toàn diện đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên trong khách sạn có đủ năng
lực, trình độ, phẩm chất để hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh, dịch vụ của khách

-

sạn.
Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh chính trị và trật tự an
toàn xã hội.
1.3. Cơ cấu tổ chức của khách sạn Hà Nội Daewo
Cơ cấu tổ chức nguồn nhân lực khách sạn Hà Nội Daewoo được sắp xếp bố trí
theo tiêu chuẩn đảm bảo chuyên môn hóa về chức năng của từng bộ phận.
Nguồn nhân lực của khách sạn Daewoo đến từ nhiều quốc gia khác nhau như
Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ý, Việt Nam, …. Họ sử dụng được các loại ngôn
ngữ khác nhau, trong đó gần 80% nhân viên có thể giao tiếp với khách bằng tiếng
Anh.

5


Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của khách sạn Hà Nội Daewoo

T
C

á
c

TP.K
ế
toán

TP.

GĐBP

TP



Nhân
sự

Ăn

Bán

BP

Uống

hàng

Buồng


Nhà hàng
Âu-Á

BP giặt là


BP

TBP GĐTT



GĐBP

TBP

TBP

Bếp

BP

Công

Bảo

Lễ tân

Cộng


vệ

Kỹ
thuật

Thẩm

mua

Mỹ

BP đặt
buồng

Bếp Hàn
Quốc

Đồ vải
Bếp tiệc

Nhà hàng Nhật
Vệ sinh buồng

Bếp T.Quốc

Nhà hàng Ý

Nhà hàng T.quốc

Câu lạc bộ

BP tiệc

Phuc vụ
phòng

Bếp Nhật

Bếp Italia

Bếp bánh

Quầy Bar
Bếp chế
biến thịt

Bếp lạnh

Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sư

6


Hiện nay tổng số nhân viên chính thức tại khách sạn là khoảng hơn 600 nhân
viên, và nhân viên hợp đồng thời vụ là hơn 100 người. Khách sạn thường bổ sung
lượng nhân viên thiếu từ những nhân viên hợp đồng thời vụ khi họ làm tốt công việc
của mình trong thời gian làm việc cho khách sạn.
Nhân viên của khách sạn kể cả chính thức và không chính thức đều được qua các
lớp đào tạo về phong cách giao tiếp, chăm sóc tóc, cách sử dụng các loại công nghệ
theo định kỳ hàng năm vào thời điểm không phải mùa vụ và được hướng dẫn quy
trình ngay tại bộ phận mình làm việc trong thời gian học việc 3 tháng đầu tiên.

Chính sách đãi ngộ đối với nhân viên của khách sạn tuân thủ đúng theo quy định
của pháp luật lao động Việt Nam. Nhân viên thử việc sẽ được hưởng 100% mức lương cơ
bản theo quy định, sau khi ký hợp đồng sẽ được hưởng 100% mức lương chính thức đầu
tiên theo quy định của khách sạn và tiền dịch vụ bằng 50% mức lương cơ bản đó nếu đi
làm đủ số ngày công của tháng. Ngoài ra khách sạn sẽ có thưởng cho nhân viên theo quý
và theo năm. Hằng năm có tổ chức cho nhân viên đi tham quan nghi mát.Nhân viên sẽ
được hưởng 100% số tiền thưởng của năm và được tăng lương theo niên hạn nếu được
đánh giá hoàn thành công việc đúng tiêu chuẩn đánh giá của trưởng bộ phận.
Trong những năm gần đây, do sự ra đời và nâng cấp phát triển nhanh chóng của
các khách sạn trên địa bàn Hà Nội. Đội ngũ nhân viên của khách sạn Daewoo đã có sự
thay đổi lớn xong đến nay vẫn đảm bảo được cả về số lượng và chất lượng.
1.4. Ngành nghề kinh doanh
Cũng như các khách sạn khác trong Hà Nội thì sản phẩm chính của khách sạn
Daewoo là dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống. dịch vụ lưu trú của khách sạn gồm cho
thuê buồng ngủ, cho thuê căn hộ và cho thuê văn phòng. Ngoài ra vì khách sạn
Daewoo là 1 khách sạn 5 sao nên nó còn có rất nhiều dịch vụ bổ sung khác:
-

Tổ chức tiệc và hội thảo

-

Dịch vụ giặt là

-

Dịch vụ bể bơi

7



-

Dịch vụ thể thao: Tennis và đánh Golf

-

Dịch vụ chăm sóc đẹp: xông hơi mát xa

-

Phòng tập thể dục

- Và nhiều dịch vụ khác.
Khách sạn Daewoo cung cấp dịch vụ lưu trú và ăn uống theo đúng tiêu chuẩn
của khách sạn 5 sao sang trọng và có quy mô lớn. Ngoài ra khách sạn còn cung cấp
một số sản phẩm dịch vụ khác như: dịch vụ hội nghị, hội thảo, dịch vụ tiệc theo thực
đơn đặt trước, dịch vụ thẩm mỹ, dịch vụ massage, phòng tắm hơi, hồ bơi có sóng tự
tạo, dịch vụ giặt ủi giao trong ngày, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của
Việt Nam, dịch vụ hỗ trợ khách hàng, các trang thiết bị cho người khuyết tật, phụ vụ
phòng 24/24, có phòng không hút thuốc, có bể bơi ngoài trời miễn phí, bãi đỗ xe.
Tại khách sạn Daewoo khách hàng còn được tư vấn và có thể mua ngay các tour
du lịch của các hãng lữ hành khác nhau, khách hàng cũng có thể đặt mua ngay vé
máy bay tại quầy lễ tân của khách sạn, sử dụng dịch vụ vận chuyển của khách sạn,
…… và nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích khác.
2. Tình hình sử dụng lao động của khách sạn Hà Nội Daewoo
2.1. Cơ cấu lao động của khách sạn Hà Nội Daewoo
a. Số lượng, chất lượng lao động của khách sạn Hà Nội Daewoo
Bảng 1.1. Số lượng lao động trong khách sạn Hà Nội Daewoo
Đơn vị: Người

Phòng ban

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Ban Giám đốc

7

8.24

Phòng Kinh doanh

17

20

Phòng Sale - Marketing

15

17.64

Phòng Tài chính Kế toán

13

15.29


Phòng Hành chính Nhân sự

7

8.24

8


Phòng An ninh

26

30.59

Tổng

85

100

Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sư
Ở khách sạn Daewoo thì việc tuyển mộ, tuyển chọn được tiến hành rất kỹ càng
để có thể lựa chọn được những người tốt nhất vào làm việc tại khách sạn. Sau khi qua
vòng xét tuyển hồ sơ thì thí sinh còn phải trải qua vòng phỏng vấn. Tuỳ thuộc vào
chức vụ mà mình thi tuyển mà có thể phỏng vấn bằng Tiếng Việt, Tiếng Anh hoặc
ngôn ngữ khác. Hội đồng tuyển bao gồm trưởng phòng nhân sự, trưởng bộ phận của
bộ phận mà thí sinh đó đăng tuyển. Sau khi trúng tuyển thí sinh sẽ được thử việc trong
một thời gian. Trong thời gian này người trúng tuyển sẽ được đào tạo bằng Tiếng Anh
trong một thời gian bởi một giáo viên nước ngoài, có một buổi tham quan toàn khách

sạn. Và có người trong bộ phận hướng dẫn công việc.
Cũng giống với các khách sạn liên doanh khác thì các chức vụ cao, quan trọng
trong khách sạn thường do người nước ngoài đảm nhiệm. Tổng giám đốc là người
Hàn Quốc, giám đốc tài chính là người Hàn Quốc, giám đốc bộ phận buồng là người
Anh, trưởng bộ phận bếp là người Ý, giám đốc bộ phận tiền sảnh là người Hàn Quốc
nhưng riêng bộ phận nhà hàng lại là người Việt Nam. Như vậy, để đảm nhiệm các vị
trí quan trọng trong khách sạn thì người Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà
tuyển dụng do kỹ năng quản lý còn yếu.
Bảng 1.2. Chất lượng lao động trong khách sạn Hà Nội Daewoo
Đơn vị: Người
Trình độ

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Sau Đại học

40

6.67

Đại học

234

39

Cao đẳng


207

34.5

9


Trung cấp

119

19.83

PTTH (nghề)

0

0

Tổng

600

100

Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sư
Khách sạn có đội ngũ nhân viên biết nhiều thứ tiếng: Nhật Bản, Hàn Quốc,
Tiếng Anh, Trung Quốc...... Hàng năm nhân viên sẽ có đợt kiểm tra về chuyên môn,
kiểm tra trình độ Tiếng Anh và một số môn khác. Đồng thời cuối năm có buổi phỏng
vấn giữa cấp trên đối với cấp dưới. Qua buổi phỏng vấn này, cấp trên sẽ chi ra cho cấp

dưới biết những lỗi mà mình mắc phải trong thời gian làm việc để cấp dưới biết và
thay đổi trong thời gian tới, đồng thời cấp dưới có thể đề xuất các ý kiến của bản thân
với cấp trên. Cuối năm có 1 bữa tiệc nhân viên với hình thức ăn Buffet và nhiều
chương trình hấp dẫn: biểu diễn thời trang, thi Miss Daewoo...., buổi tiệc diễn ra từ
17h đến nửa đêm. Để chuẩn bị cho bữa tiệc này thì mỗi bộ phận sẽ cử ra một số người
tham gia có thể là nhân viên hoặc quản lý bộ phận. Và họ sẽ phải tập luyện trong vòng
1 tháng trước khi bữa tiệc được tổ chức.
2.2. Cơ cấu lao động của khách sạn Hà Nội Daewooo
Bảng 1.3. Cơ cấu lao động của khách sạn Hà Nội Daewoo
Đơn vị: Người

Phân loại

Năm 2014
Số lượng

Tỷ lệ

Năm 2015
Số lượng

Năm 2016

Tỷ lệ

Số lượng

Tỷ lệ

Theo giới tính

1. Nư

264

52.07

301

55.53

305

50.83

2. Nam

243

47.93

241

44.47

295

49.17

Theo độ tuổi
10



1. Dưới 20
tuổi

15

2.96

9

1.67

10

1.66

2. 20-30 tuổi

238

46.95

256

47.24

278

46.3


3. 30-40 tuổi

147

28.99

176

32.47

192

32

4. 40-50 tuổi

102

20.11

97

17.89

116

19.31

5


0.99

4

0.73

4

0.73

5. Trên 50 tuổi

Thâm niên công tác
1. Dưới 5 năm

22

4.34

29

5.35

41

6.83

2. Từ 5-10
năm


283

55.82

277

51.1

299

49.84

3. Từ 10-15
năm

134

26.43

152

28.04

150

25

4. Từ 15-20
năm


57

11.25

70

12.93

89

14.83

5. Trên 20
năm

11

2.16

14

2.58

21

3.5

Tổng


507

100

542

100
600
100
Nguồn: Phòng Hành chính Nhân sư

Khách sạn Daewoo có các nhân viên bao gồm cả người Việt Nam và các quốc
gia khác: Hàn Quốc, Anh, Ý... Do đặc thù của ngành kinh doanh khách sạn là ngành
dịch vụ nên tỷ lệ nữ trong khách sạn chiếm tỷ lệ cao. Tuỳ thuộc từng bộ phận mà tỷ lệ

11


này nó khác nhau. Trong các nhà hàng thì tỷ lệ lao động là nữ chiếm khoảng 50%.
Đặc biệt là nhân viên phục vụ buồng thì tỷ lệ này có thể lên tới 70%. Còn trong các bộ
phận khác thì tỷ lệ này lại thấp hơn: bộ phận kỹ thuật, bộ phận cây cảnh, bộ phận bảo
vệ.
Do công tác tuyển dụng chặt chẽ kết hợp với đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực. Khách sạn Daewoo Hà Nội đã có được một đội ngũ nhân viên nhiệt tình chu đáo
và có trình độ chuyên môn cao, có thể giao tiếp bằng tiếng Anh với khách hàng.
Nhưng để nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như tính cạnh tranh, xứng đáng
với vị thế là một trong những cơ sở kinh doanh khách sạn hàng đầu của Hà Nội, vấn
đề đào tạo cần đẩy mạnh hơn nữa để nguồn nhân lực luôn đáp ứng kịp thời với nhu
cầu ngày càng cao của xã hội. Đặc biệt là vấn đề đào tạo đội ngũ nhân viên mới cũng
như đào toạ bổ xung kiến thức kịp thời cho toàn dội ngũ nhân viên và cần chú trọng

hơn trong bộ phận phục vụ ăn uống. Chất lượng phục vụ phụ thuộc vào nguồn lao
động và chất lượng của nguồn lao động lại phụ thuộc trực tiếp vào công tác đào tạo và
phát triển nhân lực trong khách sạn.

3. Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp
3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của khách sạn Hà Nội Daewoo
Bảng 1.4. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của khách sạn Hà Nội Daewoo
Đơn vị: USD
Năm
Chỉ

2015/2014

2016/2015

2014

2015

2016

Số tiền

Tỷ lệ

Số tiền

Tỷ lệ

Tài

sản
lưu
động

4122460985

4433192775

5640546302

310731790

1.07537531

1207353527

1.05886415

Tài
sản
cố
định

4438919885

5326978248

5624345973

888058363


1.20006181

297367725

0.57625486

tiêu

12


Tổng

8561380870

9760171023

11264892275

1198790153

1.14002299

1504721252

1.15416956

Nguồn: Phòng Tài chính Kế Toán
Trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2016, cơ cấu vốn của khách sạn Hà Nội

Daewooo đã được điều chinh khá hợp lý nhằm phù hợp với kế hoạch kinh doanh của
khách sạn và thích nghi với thị trường đầy khó khăn.

3.2.

Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của khách sạn Hà Nội Daewoo
Bảng 1.5. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của
khách sạn Hà Nội Daewoo
Đơn vị: USD
Năm

Chỉ

2015/2014

2016/2015

tiêu

2014

2015

2016

Số tiền

Tỷ lệ

Số tiền


Tỷ lệ

Nợ

7321251138

7425727110

7617632275

1004475972

1.01427023

191905165

1.02584328

4228675512

4511905165

5683541100

283229653

1.06697834

1171635935


1.25967654

11549926650

11937632275

13301173375

387705625

1.0335678

1363541100

1.11422207

phải
trả
Vốn
chủ
sở
hữu
Tổng

Nguồn: Phòng Tài chính Kế Toán
Qua bảng cơ cấu nguồn vốn và tài sản của Khách sạn Hà Nội Daewoo từ năm
2014 đến năm 2016, ta thấy khách sạn sử dụng nợ khá hợp lý, khi mà ngành nghề
chính của khách sạn là kinh doanh dịch vụ với đặc điểm thời gian xoay vòng vốn
nhanh, tận dụng được những lợi ích của vốn vay: hiệu quả tiết kiệm thuế, nhất là khi

khách sạn không được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp nữa, và việc lãi của của vốn

13


vay nhỏ hơn nhiều so với lãi của vốn góp ban đầu. Tuy trong điều kiện khó khăn
chung nhưng hoạt động kinh doanh của khách sạn vẫn thu lợi nhuận và mang lại giá
trị cho cổ đông.
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Hà Nội Daewoo
Bảng 1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn từ
năm 2014 đến năm 2016
Đơn vị: USD
Chỉ
tiêu

So sánh
2014

Doanh 167592329.
thu
26
Doanh
167592329.
thu
26
thuần
Chi phí
dịch vụ
8206767.855
ăn

uống
Chi phí
dịch vụ 9592799.759
lưu tru
Chi phí
dịch vụ
437694.3856
bổ
sung
Chi phí
quản lý
1332816.44
khách
sạn

2015

2016

2015/2014
Số tiền
Tỷ lệ

2016/2015
Số tiền
Tỷ lệ

180376777.7

205440111.4


12784448.44

1.076283017

25063333.7

1.138949892

180376777.7

205440111.4

12784448.44

1.076283017

25063333.7

1.138949892

8095309.782

11987430.5

(111458.073)

0.986418761

3892120.718


1.480787125

10987127.99

15904105.71

1394328.231

1.145351541

4916977.72

1.447521657

562775.5463

924480.5013

125081.1607

1.285772824

361704.955

1.64271619

1105625.1

1322772.4


(227191.34)

0.829540413

217147.3

1.196402289

Lợi
nhuận
thuần
từ hoạt
động
kinh
doanh

101921396.1

114430142.2

120272005.6

12508746.12

1.122729344

5841863.35

1.051051788


Lợi
nhuận
sau
thuế

46100854.7
2

46186797.06

55029316.72

85942.342

1.001864224

8842519.657

1.191451242

Nguồn: Phòng kế toán khách sạn Daewoo

14


Doanh thu của từng bộ phận kinh doanh của khách sạn liên tục tăng qua các
năm. Tốc độ tăng trưởng của các bộ phận luôn đạt trên 10%, đây là tốc độ tăng trưởng
khá cao. Doanh thu của từng bộ phận kinh doanh trong khách sạn tăng kéo theo doanh
thu của khách sạn cũng tăng lên, tốc độ tăng trưởng của năm 2016 so với năm 2015 là

10,25%. Doanh thu của khách sạn tăng lên một phần là do số lượng khách của khách
sạn luôn tăng trong mấy năm gần đây, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng của năm 2016 so
với năm 2015 là 27,52%. Đồng thời, khách sạn đã đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ
nên giá của các sản phẩm cũng tăng lên. Cơ cấu doanh thu của từng bộ phận của
khách sạn là: doanh thu từ bộ phận kinh doanh lưu trú là lớn nhất chiếm 53,13%
tương đương với 1.752.470USD (năm 2016), thứ hai là doanh thu của bộ phận kinh
doanh ăn uống nó chiếm 36,40% tương đương với 6.098.236USD (năm 2016) và cuối
cùng là doanh thu của bộ phận kinh doanh dịch vụ bổ sung chiếm 10,47% với
9.800.631USD. Kinh doanh lưu trú là sản phẩm chính của khách sạn, nó bao gồm 2
tòa nhà cho thuê gồm: 1 tòa nhà cho thuê buồng ngủ với 411 phòng và 1 tòa nhà cho
thuê căn hộ với 196 phòng. Như vậy, quy mô của bộ phận kinh doanh lưu trú rất lớn,
số lượng khách lại đông nên doanh thu của nó rất cao. Khi số lượng khách của bộ
phận này tăng lên thì nó cũng kéo theo doanh thu của các bộ phận khác tăng lên cùng
nó. Vì phần lớn khách của bộ phận kinh doanh ăn uống và dịch vụ bổ sung là khách
lưu trú tại khách sạn. Vì vậy, việc tăng trưởng của bộ phận kinh doanh lưu trú sẽ tạo
điều kiện cho các bộ phận khác tăng theo.

15


II/ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ
CHỦ YẾU TẠI KHÁCH SẠN DAEWOO HÀ NỘI
1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động chung của khách sạn
Hà Nội Daewoo
Qua quá trình thực tế tiến hành điều tra và khảo sát các vấn đề liên quan đến
hoạt động của khách sạn, tôi nhận thấy “Tình hình thực hiện các chức năng quản trị”
của khách sạn như sau:
Biểu đồ 1.1: Tình hình thực hiện các chức năng quản trị của
khách sạn Hà Nội Daewoo


(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)

1.1

Chức năng hoạch định

Khách sạn đã thực hiên tốt việc phân khúc thị trường cho mình, dựa vào thị
trường để phân loại khách hàng, từ đó xác định nhu cầu của từng tập khách hàng và
sản xuất ra các loại dịch vụ phù hợp với từng tâp khách hàng khác nhau. Khách hàng
chính của khách sạn và nhà hàng: chủ yếu là cán bộ trong ngành ở các địa phương về
họp và làm việc với Bộ. Từ đây các nhà quản trị đưa ra các hoạch định về chiến lược,
hoạch định chiến thuật, hoạch định tác nghiệp để đạt được mục tiêu mà khách sạn đã
đề ra, 100% số người được hỏi cho rằng khách sạn đã thực hiện khá chức năng này.

16


1.2. Chức năng tổ chức
Chức năng tổ chức được ban quản trị thực hiện khá tốt. Theo kết quả tổng hợp
từ phiếu điều tra, có tới 70% cho rằng chức năng tổ chức của khách sạn đã được thực
hiện tốt, 30% cho là khá. Giám đốc dựa vào chiến lược kinh doanh đã dược xây dựng
và được hội đồng thành viên phê chuẩn để lập ra mô hình kinh doanh của khách sạn từ
đó lập ra các bộ phận công tác, phòng ban, xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách
nhiệm của từng bộ phận đó. Phân công công việc cho từng phòng ban, truyền đạt đến
ừng phòng ban tinh thần và mục tiêu của khách sạn để các phòng ban nắm rõ tình hình
và mục tiêu cần đạt được.
1.3. Chức năng lãnh đạo
Với sự quyết tâm, năng động và sáng suốt, ban lãnh đạo khách sạn đã đưa
khách sạn vượt qua những thách thức nắm bắt kịp các cơ hội để đưa khách sạn ngày
càng phát triển. Lãnh đạo luôn khuyến khích nhân viên tinh thần làm việc và sự sáng

tạo không ngừng trong công việc, tạo cơ hội cho nhân viên thể hiện khả năng của bản
thân trong công việc từ đó kích thích tinh thần làm việc của nhân viên cấp dưới. Tạo
sự đoàn kết, gắn bó giữa các nhân viên và giữa nhân viên với khách sạn , từ đó tạo sự
thống nhất chung trong cách làm việc để đạt được hiểu quả cao trong việc thực hiện
hóa các mục tiêu mà khách sạn đề ra. Theo số liệu thống kê thu được thì 90% ý kiến
cho rằng chức năng lãnh đạo của khách sạn thực hiện là tốt, 10% khá.
1.4. Chức năng kiểm soát
Chức năng kiểm soát của khách sạn còn khá yếu kém, 100% cho rằng chức
năng kiểm soát của khách sạn đạt mức trung bình. Trong khách sạn , các phòng ban
chưa có bộ phận giám sát riêng để kiểm tra, rà xoát và đảm bảo cho quá trình làm việc
của nhân viên luôn tuân thủ đúng theo yêu cầu của công việc được đề ra. Ngoài ra còn
chưa thực hiện việc kiểm tra chéo giữa các bộ phận, phòng ban. Để nếu có sai phạm
sẽ kịp thời đề ra những biện pháp sử lý nhằm tránh những thiệt hại về sau cho khách
sạn. Khu vực bếp và quầy bar nên lắp thêm hệ thống camera để có thể giám sát, quản
lí được nhân viên.

17


1.5. Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định
Khách sạn thu thập thông tin chủ yếu qua nhân viên bàn- bar, quản lí nhà hàng,
nhân viên buồng, phòng kinh doanh và phòng kế toán và phòng tổ chức hành chính
để nắm bắt được những thong tin xác thực nhằm đưa ra quyết định về chiến lược phát
triển cho khách sạn. Tuy nhiên thì công tác thu thập thông tin của khách sạn vẫn còn
hạn chế. Theo kết quả thu được từ phiếu điều tra cho thấy: 20% ý kiến cho là tốt, 40%
ý kiến cho là khá , 40% cho là trung bình.
2. Công tác quản trị chiến lược của khách sạn Hà Nội Daewoo
2.1. Đánh giá tình thế môi trường chiến lược
100% số người được phát phiếu điều tra thừa nhận việc đánh giá môi trường
chiến lược đã được khách sạn tiến hành thường xuyên và bài bản.

2.2. Hoạch định và triển khai chiến lược cạnh tranh và chiến lược phát
triển thị trường
2.2.1. Việc vận dụng các công cụ phân tích chiến lược
Khách sạn đã áp dụng mô hình 5 áp lực của M.Porter, đi sâu vào phân tích các
yếu tố trong môi trường ngành kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động của khách sạn,
bao gồm:

-

Áp lực cạnh tranh giữa các khách sạn khác, như: khách sạn JW Marriott
Áp lực từ các đối thủ tiềm năng, như: Lotte Center HaNoi
Áp lực từ các sản phẩm thay thế
Áp lực từ sức mạnh của nhà cung ứng
Áp lực từ sức mạnh của khách hàng
Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng còn nhiều tồn tại. Cụ thể:
+ Chưa đánh giá đúng mức tiềm năng của các đối thủ cạnh tranh.
+ Nghiên cứu chưa sâu về các sản phẩm thay thế, và sức mạnh của các nhà
cung ứng và khách hàng.

18


2.2.2. Công tác triển khai chiến lược kinh doanh
a. Đánh giá các giải pháp Marketing
100% ý kiến cho rằng khâu marketing của khách sạn rất yếu kém. Hiện
nay, khách sạn chưa có bộ phận marketing, Chưa có sự đầu tư chú trọng vào quảng
cáo, PR cho khách sạn và nhà hàng. Các hoạtđộng nghiên cứu thị trường( tìm hiểu các
chính sách, chiến lược của đối thủ cạnh tranh, nhu cầu khách hàng…) hầu như là
không có.
b. Đánh giá nhân sự

100% số người được hỏi cho rằng khách sạn đã tiến hành hoạt động này khá tốt
và bài bản, các phòng ban đều được sắp xếp số nhân lực một cách hợp lí và gắn bó
chặt chẽ với nhau nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của khách sạn và nhà hàng.
c. Đánh giá các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
10% người được hỏi đánh giá các giải phái nâng cao năng lực cạnh tranh là
khá, 50% còn lại là trung bình và 40% là kém. Theo số liệu điều tra cho thấy :

-

Sản phẩm chất lượng tốt: 10% tốt, 60% khá, 30% trung bình
Giá cả sản phẩm phải chăng( giá buồng phòng+giá đồ ăn uống): 100% khá
Kênh phân phối chuyên nghiệp, hiệu quả: 30% khá, 70% trung bình
Hoạt động truyền thông, xúc tiến hiệu quả; 10% khá, 60% trung bình, 30% kém.
Tài chính vững mạnh: 60% tốt, 40% khá
Khả năng R&D( nghiên cứu, phát triển) mạnh: 100% trung bình
Nguồn nhân lực chất lượng cao: 50% tốt, 50% khá
Hệ thống thông tin hiệu quả: 70% khá, 30% trung bình
 Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn còn khá yếu
kém.
d. Lãnh đạo chiến lược phù hợp, linh hoạt
Có đến 80% ý kiến cho rằng ban quản trị có những chiến lược tốt, phù hợp,
linh hoạt giúp khách sạn vượt qua khủng hoảng kinh tế, 10% là khá và 10% là trung
bình.
2.3. Lợi thế và năng lực cạnh tranh
Từ năm 2010 trở về trước, chiến lược của khách sạn là tập trung khai thác thị
trường khách sạn. Do phân tích và dự báo trước được tình hình biến động của thị

19



trường, các khách sạn mới mọc lên rất nhiều cũng như cuộc sống cải thiện hiện đại
hơn, nhu cầu của khách hàng, của thị trường cũng ngày một tăng. Vì thế nên đầu năm
2009, song song với việc duy trì kinh doanh lĩnh vực Khách sạn, khách sạn Hà Nội
Daewoo đã quyết định thâm nhập vào thị trường Nhà hàng nhằm tăng doanh thu.
Tuy nhiên, công tác này vẫn còn bị đánh giá giá yếu kém, cụ thể:

- Hoạch định tầm nhìn chiến lược, sứ mạng kinh doanh: 80% đánh giá khá, 20% đánh
-

giá trung bình.
Đánh giá thời cơ/thách thức từ môi trường bên ngoài: 100% đánh giá trung bình.
Đánh giá điểm mạnh/điểm yếu của doanh nghiệp: 100% đánh giá trung bình.
Hoạch định các phương án chiến lược: 70% đánh giá trung bình, 30% đánh giá kém.
3. Công tác quản trị tác nghiệp của khách sạn Hà Nội Daewoo
Tình hình thực hiện công tác quản trị tác nghiệp của khách sạn được thể hiện
dưới biểu đồ sau:
Biểu đồ 1.2 Tình hình thực hiện công tác quản trị tác nghiệp tại
khách sạn Hà Nội Daewoo

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)
3.1. Công tác quản trị mua hàng
Khách sạn luôn có kế hoạch nhập hàng dựa vào nhu cầu khách hàng trong từng
thời điểm nhất định. Khi có đơn đặt hàng, phòng kế toán dựa vào báo cáo tình hình dự
trữ thực thế về hàng hóa trong kho để xây dựng đơn đặt hàng nhằm đảm bảo tính
thông suốt trong quá trình cung cấp dịch vụ. Theo kết quả điều tra thì 30 % ý kiến cho
rằng công tác quản trị mua hàng của khách sạn đạt tốt, 70 % còn lại là khá.

20



3.2. Công tác quản trị bán hàng
Ban quản lí khách sạn đưa ra dự báo cung ứng dịch vụ dựa trên sự phân tích kết
quả đạt được trong những năm trước đó, đánh giá tình hình thực tế về nhu cầu của thị
trường hiện tại và trong từng thời điểm để lên kế hoạch mua hàng, dự trữ nhằm thỏa
mãn kịp thời nhu cầu của khách hàng. Có đến 70% số người được phỏng vấn đánh giá
công tác quản trị bán hàng của khách sạn là tốt, 30% đánh giá là khá.
3.3. Công tác quản trị dự trữ hàng hóa
Trước năm 2011, vì là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nên công tác dự trữ của
Khách sạn không được chú trọng tới. Tuy nhiên từ năm 2011 trở về đây, do Khách sạn
bắt đầu mở rộng kinh doanh sang lĩnh vực Nhà hàng nên lượng dự trữ nguyên liệu có
tính ổn định hơn trước bên cạnh đó bắt đầu có công tác dự trữ hàng hóa phục vụ cho
việc kinh doanh. Theo kết quả điều tra thì 10 % ý kiến cho rằng công tác quản trị mua
hàng của công ty đạt hiệu quả tốt, 90 % còn lại là khá.
3.4. Hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại
Khách sạn luôn có chính sách khuyến mãi cho từng đối tượng khách hàng. Tuy
nhiên dựa trên kết quả điều tra,có đến 50% ý kiến đánh giá hoạt động cung ứng dịch
vụ thương mại của khách sạn là trung bình, còn lại là khá.
4. Công tác quản trị nhân lực của khách sạn Hà Nội Daewoo

Qua việc thu thập dữ liệu sơ cấp, ta có biểu đồ sau:

21


Biểu đồ 1.3: Tình hình công tác quản trị nhân lực tại
khách sạn Hà Nội Daewoo

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra)
4.1. Phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực
Khách sạn có một lực lượng lao động hùng hậu gồm 600 người với tỷ lệ nhân

viên có trình độ Đại học và trên Đại học là 32,33% tương ứng với 194 nhân viên và
trình độ ngoại ngữ từ trình độ B trở lên là 416 người số còn lại đều qua đào tạo và đạt
trình độ ngoại ngữ trình độ A. Đây là một ưu thế cạnh tranh khá lớn. Tuy nhiên cũng
giống như các khách sạn lớn khác tỷ lệ lao động nữ trong khách sạn vẫn chiếm tỷ
trọng lớn 55,67% và trình độ nhân viên buồng và nhân viên bảo vệ còn thấp. Đây là
một trong những trở ngại của khách sạn. Trong khách sạn chia ra các bộ phận như sau:
- Phòng nhân sự: có chức năng giải quyết mọi vấn đề về nhân sự, có nhiệm vụ
thực hiên chế độ chính sách do nhà nước ban hành đối với người lao động.
- Phòng marketing và sale: có chức năng tiến hành các hoạt động nghiên cứu
thị trường khách hàng. Có nhiệm vụ lập kế hoạch, theo dõi việc thực hiện chiến lược
marketing và sản phẩm.
- Phòng tài chính kế toán có chức năng phụ trách vấn đề ngân quỹ, theo dõi thu
chi trả lương cho cán bô công nhân viên trong khách san, có nhiệm vụ lập báo cáo về
tình hình tài chính của khách sạn đúng thời gian đúng quy định của bộ tài chính giúp
giám đốc quản lý và điều hành tốt hoạt động tài chính trong quá trình kinh doanh.

22


- Bô phận buồng: có nhiệm vụ lau dọn buồng làm vệ sinh các khu công cộng và
làm sạch các thiết bị bằng vải của khách sạn cũng như của khách. Đồng thời kiểm tra
sự mất mát hư hỏng của các trang thiết bị trong phòng khách. Bộ phận này gồm có 3
bộ phận nhỏ:
+ Bộ phận ăn uống có nhiệm vụ phục vụ mọi món ăn đồ uống của khách khi có
nhu cầu. Bộ phận này gồm có bộ phận nhà hàng, bộ phận tiệc, bộ phận bếp. Nhân viên
của bô phận này bao gồm nhân viên bàn bar bếp.
+ Bộ phận tiền sảnh (lễ tân) có chức năng giải quyết các thủ tục có liên quan
tới khách hàng, check in, check out, nhận đặt buồng. Đồng thời là bộ phận dưới thiệu
và bán các dịch vụ trong khách sạn, tiếp nhận tiền trả, lập hóa đơn thanh toán, bảo
đảm an toàn về tài sản và tính mạng cho khách.

- Bộ phận kỹ thuật có chức năng lắp đặt bảo dưỡng, sữa chữa các thiết bị kỹ
thuật, hệ thống âm thanh như: điện nước, điều hòa nhiệt độ, camera …
- Bộ phận vật tư có chức năng mua bán nguyên liệu, thiết bị … trong khách
sạn.
- Bộ phân bảo vệ có nhiệm vụ thường trực là bảo vệ an toàn chi khách cho
nhân viên và cho toàn khách sạn đồng thời xử lý các hiện tượng vi phạm trong khách
sạn.
- Bộ phận kinh doanh bất động sản bao gồm câu lạc bộ sức khỏe, câu lạc bộ
giải trí, sauna, bể bơi … có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe và đáp ứng các nhu cầu dịch
vụ khác của khách.
- Nhân viên trong mỗi bộ phận có trách nhiệm thực hiện đúng công việc được
giao đảm bảo sự kinh doanh liên tục của khác sạn 24/24h.
4.2. Tuyển dụng nhân lực
Khách sạn Daewoo tuyển chọn nhân viên qua rất nhiều nguồn, do đó bộ phận
nhân sự đóng một vai trò hết sức quan trọng trong công tác tuyển chọn được những
nhân viên phù hợp với công việc, đáp ứng được yêu cầu mà khách sạn đưa ra.Bộ
phận nhân sự sẽ sàng lọc qua phỏng vấn và đào tạo nhân viên rồi mới đưa vào thử
việc, có thể nói việc tuyển chọn nhân viên ở khách sạn Hanoi Daewoo diễn ra hết sức
nghiêm túc để đạt được mục tiêu cuối cùng là hoàn thành nhiệm vụ và công việc
được giao.

23


Do nguồn kinh phí hạn hẹp và lượng nhân viên nhiều nên khách sạn chủ yếu
tiến hành hoạt động đào tạo tại chỗ với các hình thức đào tạo sau:
-

Đối với nhân viên thì do lãnh đạo cấp trên trực tiếp hướng dẫn đào tạo.


Mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn tại khách sạn do các chuyên gia và giáo viên có kinh
nghiệm hướng dẫn

-

Cử cán bộ nhân viên đi học các khoá huấn luyện do công ty tổ chức hoặc ở các trung
tâm đào tạo.
Mặc dù còn rất nhiều khó khăn trong công tác đào tạo huấn luyện và phát triển
nhân lực nhưng khách sạn cũng đã xây dựng cho mình được một kế hoạch về đào tạo
và phát triển nhân lực.
Khách sạn Hanoi Daewoo thực hiện việc đánh giá chất lượng đào tạo qua hai
hình thức đó là: Kết quả đào tạo và kết quả công việc sau đào tạo. Khi được cử đi học
mỗi cán bộ công nhân viên trong khách sạn đều được hưởng nguyên lương theo quy
định của khách sạn.
Như vậy, trên cơ sở tìm hiểu nghiên cứu thực tiễn công tác đào tạo và huấn
luyện nhân viên tại khách sạn Hanoi Daewo, tôi thấy công tác này ở khách sạn còn
có những tồn tại như:
Hình thức đào tạo của khách sạn còn hạn hẹp và chưa phù hợp với thực tế,
hiện tại khách sạn Hanoi Daewoo chủ yếu áp dụng hình thức đào tạo tại chỗ nên
công tác đào tạo chi đạt được hiệu quả mang tính tạm thời, trước mắt và nó mới chi
tác động đến chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên chứ chưa tác động tới một nhân tố
quan trọng đó là trình độ ngoại ngữ của nhân viên, mà trong công tác phục vụ khách
thì trình độ ngoại ngữ của nhân viên là rất quan trọng.
4.3. Đào tạo và phát triển nhân lực
Đào tạo và phát triển là một nhu cầu không thể thiếu đối với bất cứ loại hình
tổ chức nào , một xã hội nói chung cũng như doanh nghiệp nói riêng có tồn tại được
hay không là do đáp ứng được sự thay đổi trong đó có sự thay đổi của nguồn nhân
lực trong doanh nghiệp
Đào tạo là các hoạt động nhằm mục đích nâng cao tay nghề hay kĩ năng của
nhân viên đối với công việc hiện hành trong tương lai

Phát triển bao gồm các hoạt động nhằm chuẩn bị cho công nhân viên theo kịp

24


với cơ cấu tổ chức, những biến đổi và nâng cao trình độ của công nhân viên.
Trong bất kì xã hội hoặc tổ chức nào khi có sự thay đổi thì tất nhiên sẽ có sự phản
kháng dưới bất kì hình thức nào. Vì vậy đòi hỏi nhà quản lý phải thấy rõ vấn đề này để
giải thích cho cấp dưới hiểu rằng đáp ứng với sự thay đổi là cần thiết.
Trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn khi bàn luận về công tác đào tạo và phát
triển nhân lực thường tập trung vào công tác đào tạo quản lý, công tác đào tạo
chuyên môn nghịêp vụ cho cán bộ công nhân viên trong khách sạn .Khách sạn phải
biết công tác đào tạo huấn luyện và phát triển năng lực đóng một vai trò sống còn
trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh của khách sạn, chủ yếu nhằm vào việc
phục vụ khách hàng, để từ đó nhân viên biết được cách phục vụ khách hàng tốt hơn
và thực hiện tốt công việc của mình theo yêu cầu của khách sạn
Như vậy, công tác đào tạo và phát triển nhân lực trong khách sạn có một ý
nghĩa hết sức quan trọng với hoạt động kinh doanh khách sạn. Nó là động lực để
thực hiện chiến lược kinh doanh và nâng cao chất lượng phục vụ trong khách sạn, từ
đó tạo ra ưu thế cạnh tranh mới trên thị trường mà các khách sạn phải hướng tới
trong thời đại ngày nay.
4.4. Đánh giá và đãi ngộ nhân lực
Việc trả lương cho nhân viên của khách sạn thường căn cứ vào thời gian làm
việc, số lượng sản phẩm dịch vụ mà nhân viên làm được, căn cứ vào yêu cầu và trình
độ chuyên môn tay nghề và năng suất lao động để xác định mức lương phù hợp từ đó
hoạch định quỹ lương tương xứng.
Khách sạn cũng xác định rằng tiền thưởng sẽ làm nhân viên có thái độ tích cực
về cầu tiến.
Khách sạn thường thưởng cho các nhân viên trong các trường hợp sau:
- Đảm bảo ngày công trong tháng, trong năm.

- Tăng năng suất lao động: áp dụng cho người lao động thực hiện tốt mức trung
bình về số lượng và chất lượng sản phẩm dịch vụ áp dụng với bộ phận bàn, bar, bếp,
buồng. mức thưởng từ 10-20% giá trị sản phẩm vượt kế hoạch có liên hệ với chi phí
sản xuất hoặc không tăng để giảm ti lệ thưởng.

25


×