Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Báo cáo tốt nghiệp kinh doanh điện năng của công ty điện lực sóc sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.33 KB, 38 trang )

Trường Đại Học Điện Lực

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC SÓC SƠN
1.1. Giới thiệu về công ty điện lực Sóc Sơn................................................3
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty điện lực Sóc Sơn….4
1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty điện lực Sóc Sơn………………………...4
1.4. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban………………………….6

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH ĐIỆN NĂNG CỦA CÔNG TY
ĐIỆN LỰC SÓC SƠN
2.1. Tổng quan về kinh doanh điện năng…………………………………12
2.1.1. Tổng quan về điện năng …………………………………………...12
2.1.2. Tổng quan về phâm tích kinh doanh điện năng. …………………. 15
2.2.

Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh điện năng của công ty điện lực

Sóc Sơn. …………………………………………………………….22
2.2.1. Kết quả hoạt động. ………………………………………………...22
2.2.2. Chỉ tiêu điện năng thương phẩm. ………………………………….28
2.2.3. Chỉ tiêu giá bán điện bình quân. …………………………………..29
2.2.4. Chỉ tiêu tổn thất điện năng…………………………………...........30
2.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng. ………32

CHƯƠNG III
KẾT LUẬN ……………………………………………………………….…38

Sinh viên: Lã Trọng Nhân



1

Lớp C12 - H4


Trường Đại Học Điện Lực

LỜI MỞ ĐẦU
Điện năng là sản phẩm tất yếu cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp
thuộc ngành công nghiệp nặng và dịch vụ. Ở nước ta kinh doanh điện năng vẫn là ngành
kinh doanh độc quyền dưới sự quản lý của Tổng công ty Điện lực Việt Nam. Vì vậy, giá
thành điện năng vẫn còn cao do chưa có sự cạnh tranh ở ba khâu: truyền tải, phân phối và
phát. Và do việc quản lý chi phí sản xuất chưa hiệu quả. Sửa chữa lớn tài sản của ngành
Điện được tính vào giá thành.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty điện lực Sóc Sơn, với sự hướng dẫn của Cô
Nguyễn Thị Lê NA , em đã tìm hiểu được cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty kết
quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2011- 2013 và kế hoạch của công ty. Đó là
những kiến thức rất bổ ích trong thực tế giúp em hiểu thêm những điều đã biết trên sách
vở.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo và các cô chú, anh chị ở Công ty Điện
lực Sóc Sơn đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp và bản báo cáo này.

Sinh viên: Lã Trọng Nhân

2

Lớp C12 - H4



Trường Đại Học Điện Lực

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ĐIỆN LỰC SÓC SƠN
1.1. Giới thiệu cơ bản về Công ty Điện Lực Sóc Sơn
Tên doanh nghiệp: Công ty Điện Lực Sóc Sơn.
Giám đốc Công ty: Ông Phạm Văn Chính.
Địa chỉ: Tổ 9 - Thị Trấn Sóc Sơn - Huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội.
Tập đoàn Điện Lực Việt Nam quyết định đổi tên Điện Lực Sóc Sơn thành Công ty
Điện Lực Sóc Sơn theo quyết định số 0738/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc thành
lập Công ty mẹ - Tổng Công ty Điện Lực Thành phố Hà Nội.
Công ty Điện Lực Sóc Sơn là đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty Điện Lực
Thành phố Hà Nội.
Công ty giữ vai trò chủ chốt trong việc cung cấp điện năng đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng, cũng như đời sống sinh hoạt của nhân
dân huyện Sóc Sơn.
Công ty có nhiệm vụ cung ứng điện cho mọi đối tượng khách hàng trong địa bàn
huyện Sóc Sơn.
Để đưa đất nước tiến nhanh, sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới, thì ngành
điện đã phát triển mạnh và trở thành ngành hàng đầu trong công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá, đưa đất nước tiến tới Chủ nghĩa Xã hội.
Dưới sự phát triển nhanh của đất nước, đi cùng với sự đòi hỏi về nhu cầu phát triển
của ngành điện, Công ty Điện Lực Sóc Sơn được thành lập từ ngày 01 tháng 04 năm
1979, với tên gọi đầu tiên là Chi nhánh Điện Sóc Sơn thuộc Sở Điện Lực Hà Nội nay là
Tổng Công ty Điện Lực Thành phố Hà Nội quản lý, với quân số ban đầu gồm 09 người;
được chia thành 02 tổ:
- Tổ hành chính tổng hợp: 3 người.
- Tổ sửa chữa: 6 người.

Sinh viên: Lã Trọng Nhân


3

Lớp C12 - H4


Trường Đại Học Điện Lực

1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty điện lực Sóc Sơn.
Từ năm 1979-1998: Mang tên chi nhánh Điện lực Sóc Sơn, có trụ sở tại Thị Trấn
Sóc Sơn - Huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội.
Từ năm 1999-2009: Mang tên Điện Lực Sóc Sơn, có trụ sở tại Thị Trấn Sóc Sơn Huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội.
Năm 2010: Mang tên Công ty Điện Lực Sóc Sơn trực thuộc Tổng Công ty Điện Lực
Thành phố Hà Nội.
- Trụ sở đặt tại: Tổ 09 - Thị Trấn Sóc Sơn - Huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội.
- Chính thức đổi tên từ Điện Lực Sóc Sơn thành Công ty Điện Lực Sóc Sơn từ tháng
07 năm 2010.
- Giám đốc: Ông Phạm Văn Chính.
Hiện nay, Công ty đang tiến hành xây, sửa lại trụ sở. Đem lại một bộ mặt mới, tạo
môi trường làm việc tốt cho CBCNV và phục vụ tốt hơn công tác chăm sóc khách hàng.
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Điện lực Sóc Sơn

Hình 1.3: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty điện lực sóc sơn
( Nguồn: phòng kinh doanh điện năng )

Sinh viên: Lã Trọng Nhân

4

Lớp C12 - H4



Trường Đại Học Điện Lực

Cơ cấu quản lý của Công ty Điện lực Sóc Sơn là theo phương thức tổ chức trực
tuyến chức năng, các phó giám đốc với chức năng tham mưu cho giám đốc về các lĩnh
vực kinh doanh, kỹ thuật, vật tư… Phương thức này giúp giảm bớt gánh nặng quản lý cho
người lãnh đạo cao nhất, nhờ đó mà giám đốc có thể nắm rõ tình hình kinh doanh của
doanh nghiệp và từ đó cũng đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp và đem lại hiệu
quả cao nhất cho doanh nghiệp.
Ban giám đốc của Công ty Điện lực Sóc Sơn bao gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc:
+ Giám đốc:
Là người phụ trách cao nhất về mặt sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ đạo
toàn bộ doanh nghiệp theo chế độ thủ trưởng chịu trách nhiệm và đại diện cho quyền lợi
của doanh nghiệp trước pháp luật và cơ quan có thẩm quyền.
+ Phó giám đốc kỹ thuật:
Chịu trách nhiệm trước giám đốc về mặt kỹ thuật như công tác sản xuất, quản lý vận
hành khai thác hệ thống điện, công tác sửa chữa, thí nghiệm và các công tác an toàn.
+ Phó giám đốc kinh doanh:
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về việc lập và báo cáo tình hình tài chính, sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Căn cứ tình hình thực tế của Điện lực, nhằm đảm bảo cấp điện ổn định, liên tục phát
triển đạt hiệu quả cao. Công ty Điện lực Sóc Sơn được chia thành các tổ, đội, phòng ban
như sau:
+ Tổ chức sản xuất của doanh nghiệp:
Mô hình sản xuất của Điện lực là tính giá thành điện năng tiêu thụ qua hệ thống
công tơ đo đếm điện năng. Với đặc thù của ngành điện là cung cấp điện trước rồi mới thu
tiền sau.
Kết cấu sản xuất của doanh nghiệp:
+ Tổng số: 103 CBCNV.
+ Trong đó:

- Kỹ sư: 19 người

Sinh viên: Lã Trọng Nhân

5

Lớp C12 - H4


Trường Đại Học Điện Lực

- Trung cấp , cao đẳng: 38 người
- Công nhân kỹ thuật: 46 người
+ Được biên chế cụ thể như sau:
- Ban giám đốc: 03 người
- Phòng Tổng hợp: 15 người, bao gồm các nhiệm vụ: Hành chính, tổ chức, Tổ xe,
bảo vệ.
- Phòng Kinh doanh: 18 người
- Phòng Kế hoạch – Vật tư: 06 người
- Phòng Kỹ thuât– An toàn: 06 người
- Phòng Tài chính kế toán: 06 người
- Phòng Điều độ: 21 người
- Đội quản lý khách hàng 1 : 07 người
- Đội Quản lý khách hàng 2: 06 người
- Đội Quản lý khách hàng 3: 05 người
- Đội Quản lý khách hàng F9: 03 người
- Đội treo tháo công tơ: 03 người
- Phòng Viễn thông và Công nghệ thông tin: 04 người
1.4. Chức năng, nhiệm vụ của công ty và một số phòng ban chính tại công ty Điện
lực Sóc Sơn

+ Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
Công ty Điện Lực Sóc Sơn với chức năng chính là quản lý điều hành và phân phối
mạng lưới điện trên địa bàn Huyện Sóc Sơn 25 xã, 01 thị trấn. Trong đó bao gồm Khu
Công nghiệp Nội Bài cùng một số Nhà máy liên doanh với nước ngoài nằm rải rác trên
toàn Huyện.
- Củng cố, tổ chức lại mô hình quản lý cho phù hợp với yêu cầu sản xuất.
- Quản lý vận hành an toàn lưới điện, giảm xuất sự cố, xử lý sự cố nhanh, giảm
thời gian mất điện theo quy định.

Sinh viên: Lã Trọng Nhân

6

Lớp C12 - H4


Trường Đại Học Điện Lực

- Tổ chức thực hiện tốt công tác đại tu theo kế hoạch đã được Tổng Công ty duyệt.
- Thực hiện dịch vụ tư vấn, quản lý vận hành hệ thống lưới điện cao, hạ thế. Dịch
vụ viễn thông, dịch vụ xây lắp điện và một số dịch vụ khác.
- Xây dựng, củng cố nề nếp làm việc của CBCNV, xứng đáng với danh hiệu Người
Thợ Điện Thủ Đô “Trách nhiệm - Trí tuệ - Thanh lịch”.
- Trên cơ sở sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao để thu nhập của CBCNV ngày
càng được nâng cao.
Với đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đầy đủ năng lực chuyên môn, trình độ quản lý điều
hành cũng như phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao đủ sức lãnh đạo. Đội
ngũ CBCNV có trình độ và sự đoàn kết nhất trí cao. Cho đến nay Công ty Điện Lực Sóc
Sơn đã hoàn thành và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Phát triển toàn diện
trên mọi mặt công tác và lực lượng sản xuất ngày càng lớn mạnh, sản xuất kinh doanh

ngày càng an toàn, có hiệu quả. Sự tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cùng với
đời sống của CBCNV được cải thiện không ngừng và sẽ đánh dấu từng bước trưởng
thành của Công ty Điện Lực Sóc Sơn lớn lên cùng đất nước.
+ Chức năng nhiệm vụ của một số phòng ban chính của công ty
1.4.1. Phòng Hành chính Tổng hợp:
- Xây dựng qui chế tổ chức và hoạt động của đơn vị trình Công ty phê duyệt
- Xây dựng phương án quy hoạch cán bộ kế cận, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý.
- Theo dõi tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT và các chế độ cho người lao
động.
- Tăng cường củng cố kỷ luật lao động và tham mưu giúp Giám đốc xử lý kỷ luật
lao động đối với người vi phạm kỷ luật lao động.
- Tổ chức thực hiện bồi huấn, kèm cặp, thi nâng bậc, giữ bậc cho CNV trong diện
thi nâng bậc, giữ bậc hàng năm đã được Công ty phê duyệt và bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ cho CNVC theo quy định của Công ty.
- Quản lý và sử dụng con dấu theo quy định của Nhà nước và Công ty.

Sinh viên: Lã Trọng Nhân

7

Lớp C12 - H4


Trường Đại Học Điện Lực

- Tổ chức hoạt động thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, phúc đáp cơ
quan hữu quan, khách hàng sử dụng điện hoặc nội bộ những vấn đề phát sinh thuộc nội
bộ đơn vị quản lý.
- Kiểm tra định kỳ việc sử dụng các trang bị, dụng cụ bảo hộ lao động, thực hiện

các biện pháp PCCC trong phạm vi đơn vị và lưới điện.
1.4.2. Phòng Kế hoạch - Vật tư:
- Lập kế hoạch toàn diện về sản xuất kinh doanh trình Công ty xét duyệt và tổ
chức thực hiện gồm:
- Kế hoạch giảm tổn thất điện năng.
- Kế hoạch kinh doanh vật tư, thiết bị điện và đồ điện dân dụng.
- Lập quyết toán lắp đặt phát triển mới công tơ.
- Lập kế hoạch, tổ chức mua sắm vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh và
đầu tư xây dựng trình Công ty duyệt.
- Quản lý - bảo quản kho tàng, tiếp nhận, cấp phát vật tư và cập nhật sổ sách
chứng từ, kiểm kê đối chiếu theo qui định về quản lý vật tư.
1.4.3. Phòng Kỹ thuật - An toàn- Đầu tư xây dựng:
- Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ kỹ thuật, vận hành an toàn theo đúng qui định,
qui trình, quy phạm và các tiêu chuẩn vận hành.
- Lập phương án kỹ thuật các công trình đại tu sửa chữa, xây dựng cơ bản, dịch vụ
viễn thông công cộng trình Công ty phê duyệt.
- Tính toán tổn thất kỹ thuật lưới điện.
- Kiểm tra định kỳ và bất thường về công tác an toàn các thiết bị, kiểm tra việc sử
dụng các trang bị, dụng cụ bảo hộ lao động, thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn
lao động, sự cố chủ quan, chống cháy nổ trong phạm vi đơn vị và lưới điện.
- Tổ chức thực hiện công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và an toàn
hành lang lưới điện cao áp.

Sinh viên: Lã Trọng Nhân

8

Lớp C12 - H4



Trường Đại Học Điện Lực

- Thẩm tra trình Giám đốc Điện lực duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, tiêu
chuẩn xét thầu, kết quả đấu thầu các dự án trong kế hoạch đầu tư, kế hoạch đại tu sửa
chữa lớn.
- Tổ chức triển khai thực hiện dự án đầu tư, đại tu sửa chữa theo kế hoạch đã được
Giám đốc Công ty phê duyệt.
- Lập kế hoạch trình duyệt và tổ chức thực hiện công tác tổ chức sản xuất các công
trình mới theo hướng dẫn thực hiện công tác đầu tư và xây dựng của Công ty.
- Dự thảo giúp Giám đốc Điện lực ký hợp đồng kinh tế với các nhà tư vấn thiết kế
và nhà thầu để thực hiện dự án theo phân cấp và uỷ quyền.
- Thiết kế các công trình đại tu, cải tạo theo kế hoạch và phương án kỹ thuật được
Giám đốc Công ty phê duyệt.
1.4.4. Phòng Tài chính - Kế toán:
- Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, một phần vốn Công ty giao.
- Nộp thuế đất, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
- Nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của Công ty.
- Thanh quyết toán tiền mua vật tư, thiết bị theo định mức và danh mục được mua
theo phân cấp và các chi phí khác theo đúng qui định.
- Thực hiện chế độ hạch toán đầy đủ trong kinh doanh vật tư, thiết bị điện, phụ
kiện điện và đồ điện dân dụng.
- Thực hiện chế độ hạch toán đầy đủ các chi phí đại lý dịch vụ viễn thông công
cộng theo qui định của Tổng Công ty.
- Thanh quyết toán các công trình sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn, đầu tư và
xây dựng theo đúng qui định và phân cấp.
- Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ dự án đầu tư và xây dựng, lập quyết toán vốn
trình Công ty phê duyệt các dự án theo uỷ quyền quyết định đầu tư và thực hiện đầu tư.
- Quản lý, thu và nộp tiền điện theo qui định.
1.4.5. Phòng điều độ sửa chữa và quản lý vận hành lưới điện:


Sinh viên: Lã Trọng Nhân

9

Lớp C12 - H4


Trường Đại Học Điện Lực

- Chịu trách nhiệm QLVH, sửa chữa đường dây trung áp do Điện lực Sóc Sơn
quản lý đến.
- Thực hiện qui trình điều độ và lệnh thao tác đóng cắt điện.
- Đóng cắt điện, bàn giao lưới trung áp cho các đơn vị thi công.
- Quản lý toàn bộ tài sản trong phạm vi được giao.
- Giải quyết hoặc đề xuất biện pháp xử lý các tồn tại trong và ngoài hành lang
tuyến dây có khả năng gây sự cố.
- Kiểm tra kỹ thuật 6 tháng/ lần ( Giám đốc hoặc phó Giám đốc điện lực trực tiếp
đi kiểm tra dọc tuyến đường dây)
- Phát triển khách hàng viễn thông công cộng theo kế hoạch giao.
1.4.6. Phòng kinh doanh điện năng :
Chức năng: Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty trong quản lý, chỉ đạo
công tác kinh doanh điện năng theo quy định; tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra
đôn đốc các đơn vị thực hiện.
Nhiệm vụ cụ thể: - Phối hợp với Phòng kỹ thuật thực hiện chương trình tính toán
giảm tổn thất điện năng theo quy định.
- Tổ chức thực hiện đầy đủ quy trình Kinh doanh điện năng:
+ Quản lý số ghi chỉ số và điều hành ghi chỉ số công tơ.
+ Nhập chỉ số, in thông báo tiền điện, chi tiết tiền điện, bảng kê tiền điện hàng
tháng, bảng báo cáo tổng quát.
+ Quản lý, ký kết hợp đồng mua bán điện.

+ Theo dõi, kiểm tra hàng ngày, quyết toán thu nộp tiền điện tư gia, cơ quan.
+ Chịu trách nhiệm chỉ tiêu thu nộp tiền điện.
+ Lập hồ sơ phát triển công tơ mới, tiếp nhận, giải đáp các yêu cầu khách hàng sử
dụng điện.
+ Giải quyết khiếu nại, tranh chấp trong quá trình mua bán điện.

Sinh viên: Lã Trọng Nhân

10

Lớp C12 - H4


Trường Đại Học Điện Lực

+ In thông báo đòi nợ tiền điện, tạm ngừng cấp điện chuyển cho các Đội quản lý
để thực hiện theo quy trình.
- Phân tích tổn thất các lộ xuất tuyến và các trạm công cộng; Trình Giám đốc giao
chỉ tiêu tổn thất cho các Đội quản lý.
- Quản lý khách hàng.
- Tham gia nghiệm thu các Công trình điện.
- Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
- Phát triển khách hàng viễn thông công cộng theo kế hoạch được giao.
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện hợp đồng mua bán điện với khách hàng sử dụng
điện, tổng hợp biên bản khách hàng sử dụng điện ( nếu có ), trình cấp có thẩm quyền xử
lý theo qui định.
- Tổng hợp phân tích sản lượng điện tiêu thụ , tổn thất điện năng các lộ xuất tuyến
và các trạm công cộng.
- Quản lý, kiểm tra hoá đơn tiền điện, thực hiện các chế độ theo quy trình kinh
doanh bán điện. Thanh quyết toán tiền điện theo qui định.

- Quản lý sổ ghi chỉ số và Sổ ngân khoản theo quy định.
- In hoá đơn tiền điện, thay đổi các thông số trên tờ ghi chỉ số và sổ ngân khoản.
- Giao, nhận hoá đơn tiền điện cho các thu ngân viên theo quy định

Sinh viên: Lã Trọng Nhân

11

Lớp C12 - H4


Trường Đại Học Điện Lực

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH ĐIỆN NĂNG CỦA CÔNG TY
ĐIỆN LỰC SÓC SƠN
2.1 Tổng quan về kinh doanh điện năng.
2.1.1Tổng quan về điện năng.
Điện năng là một loại hàng hoá đặc biệt. Quá trình kinh doanh điện năng bao gồm 3
khâu liên hoàn: Sản xuất - Truyền tải - Phân phối điện năng xảy ra đồng thời (ngay tức
khắc), từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ không qua một khâu thương mại trung gian
nào. Điện năng được sản xuất ra đủ khả năng tiêu thụ vì đặc điểm của hệ thống điện là ở
bất kỳ thời điểm nào cũng có sự cân bằng giữa công suất phát ra và công suất tiêu thụ
(không để tồn đọng).
Việc kinh doanh điện năng được thực hiện như sau:
Cấp điện => Ký kết và quản lý HĐMBĐ => Quản lý hệ thống đo đếm điện năng =>
Ghi chỉ số công tơ => Lập hóa đơn tiền điện => Thu và theo dõi tiền điện => Lập báo cáo
kinh doanh điện năng.
- Công tác cấp điện
Quy trình này quy định việc giải quyết các thủ tục cấp điện cho khách hàng mua

điện trực tiếp với các đơn vị Điện lực, bao gồm: Cấp điện mới, tách hộ sử dụng điện
chung và thay đổi công suất đã đăng ký sử dụng
Các đơn vị Điện lực thực hiện giao dịch với khách hàng theo cơ chế một cửa để giải
quyết các yêu cầu cấp điện của khách hàng, bao gồm thủ tục: Từ khâu tiếp nhận yêu cầu
mua điện, khảo sát, thiết kế, ký hợp đồng mua bán điện, thi công, lắp đặt công tơ, đến
nghiệm thu đóng điện cho khách hàng. Đầu mối giao dịch với khách hàng là một bộ phận
trực thuộc phòng kinh doanh hoặc thuộc bộ phận quản lý khách hàng.
- Công tác ký kết và quản lý hợp đồng mua bán điện
- Hợp đồng mua bán điện (HĐMBĐ) được thiết lập trên cơ sở các quy định hiện hành
của pháp luật về hợp đồng và các nội dung mà hai Bên mua, bán điện thỏa thuận và cam
kết thực hiện.

Sinh viên: Lã Trọng Nhân

12

Lớp C12 - H4


Trường Đại Học Điện Lực

- HĐMBĐ đuợc hai Bên mua, bán điện thỏa thuận ký kết, là văn bản pháp lý xác định
rõ quyền hạn, nghĩa vụ và mối quan hệ giữa Bên bán và Bên mua điện trong quá trình
thực hiện các điều khoản về mua điện, bán điên theo quy định của pháp luật.
- HĐMBĐ là hợp đồng có thời hạn, gồm 2 loại:
+ HĐMBĐ phục vụ mục đích sinh hoạt: Là hợp đồng bán lẻ điện áp dụng cho việc
mua bán điện với mục đích chính dùng cho sinh hoạt.
+ HĐMBĐ ngoài mục đích sinh hoạt: Là hợp đồng áp dụng cho việc mua bán điện
theo mục đích: Sản xuất; kinh doanh dịch vụ; cơ quan hành chính sự nghiệp; bán buôn
điện nông thôn…

- Công tác quản lý hệ thống đo đếm điện năng
- Quy trình này áp dụng cho việc quản lý hoạt động của các hệ thống đo đếm điện
năng mua bán giữa khách hàng ký kết HĐMBĐ trực tiếp với các đơn vị.
- Hệ thống đo đếm điện năng, bao gồm: Công tơ điện, máy biến dòng điện đo lường
(TI), máy biến áp đo lường (TU), mạch đo và các thiết bị đo điện, phụ kiện phục vụ mua
bán điện.
- Thiết kế, lắp đặt và treo tháo hệ thống đo đếm điện năng.
- Quản lý hoạt động và chất lượng của hệ thống đo đếm điện năng
+ Công tơ 1 pha kiểm định định kỳ 5 năm 1 lần.
+ Công tơ 3 pha kiểm định định kỳ 2 năm 1 lần.
+ TU, TI kiểm định định kỳ 5 năm 1 lần.
- Công tác ghi chỉ số công tơ
Mục đích việc GCS.
- Là cơ sở để tính toán điện năng giao nhận, mua bán được xác định thông qua chỉ số
công tơ điện năng tác dụng (kWh), công tơ điện năng phản kháng (kVarh), công tơ điện
tử đa chứ năng.

Sinh viên: Lã Trọng Nhân

13

Lớp C12 - H4


Trường Đại Học Điện Lực

- Căn cứ kết quả GCS để:
+ Lập hóa đơn tiền điện
+ Tổng hợp sản lượng điện giao nhận; sản luợng điện thương phẩm và sản lượng điện
của các thành phần phụ tải; sản lượng điện của các thành phần phụ tải; sản lượng điện

dùng để truyền tải và phân phối
+ Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị và toàn ngành; tính toán tỷ lệ tổn
thất điện năng trong truyền tải, phân phối điện; quản lý và dự báo nhu cầu phụ tải.
- Công tác lập hóa đơn tiền điện
Hóa đơn tiền điện năng tác dụng và hóa đơn mua công suất phản kháng (gọi chung là
hóa đơn tiền điện) là chứng từ pháp lý để bên mua điện thanh toán tiền mua điện năng tác
dụng và tiền mua công suất phản kháng với bên bán điện, là cơ sở để bên bán điện nộp
thuế đối với Nhà nước.
Việc lập hóa đơn tiền điện phải căn cứ vào:
- Hợp đồng mua bán điện
- Biên bản treo tháo các thiết bị đo đếm điện (công tơ, TU, TI,…) hoặc biên bản
nghiệm thu hệ thống đo điếm điện năng.
- Biểu giá bán điện, biểu thuế suất giá trị gia tăng và các thông tư hướng dẫn của Nhà
nước.
- Hóa đơn tiền điện được tính toán theo chương trình CMIS và in trên máy tính theo
mẫu thống nhất trong toàn tập đòan đựơc Bộ Tài chính phê duyệt.
- Công tác thu và theo dõi nợ tiền điện
Công tác thu và theo dõi nợ các khoản tiền bao gồm: Tiền điện năng tác dụng, tiền
công suất phản kháng, tiền thuế GTGT; tiền lãi do chậm trả hoặc do thu thừa tiền điện,
bồi thường thiệt hại, tiền phạt do vi phạm HĐMBĐ, được gọi chung là công tác thu và
theo dõi nợ tiền điện.
- Công tơ lập báo cáo kinh doanh điện năng
Báo cáo kinh doanh điện năng là văn bản thể hiện kết quả kinh doanh điện năng của
các Công ty Điện lực. Trên cơ sở đó phân tích và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch
Sinh viên: Lã Trọng Nhân

14

Lớp C12 - H4



Trường Đại Học Điện Lực

và các chỉ tiêu kinh doanh điện năng, kịp thời đề ra các biện pháp nhằm đáp ứng yêu cầu
quản lý.
2.1.2Tổng quan về phân tích kinh doanh điện năng.
2.1.2.1 Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh điện năng
“Phân tích, hiểu theo nghĩa chung nhất là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng trong mối
quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó”
“Phân tích hoạt động kinh doanh (PTKD) là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn
bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng cần khai thác ở
doanh nghiệp (DN), trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp để nâng cao hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của DN” .
Trước đây, trong điều kiện sản xuất kinh doanh đơn giản và với quy mô nhỏ, yêu
cầu thông tin cho nhà quản tr ị chưa nhiều và chưa phức tạp, công việc phân tích thường
được tiến hành giản đơn, có thể thấy ngay trong công tác h ạch toán. Khi sản xuất kinh
doanh càng phát triển thì nhu cầu thông tin cho nhà quản tr ị càng nhiều, đa dạng và phức
tạp. PTKD hình thành và phát triển như một môn khoa học độc lập, để đáp ứng nhu cầu
thông tin cho các nhà quản trị.
Phân tích như là một hoạt động thực tiễn, vì nó luôn đi trước quyết định và là cơ sở
cho việc ra quyết định. PTKD như là một ngành khoa học, nó nghiên cứu một cách có hệ
thống toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh để từ đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu
cho mỗi DN.
Như vậy, PTKD là quá trình nhận biết bản chất và sự tác động của các mặt của hoạt
động kinh doanh, là quá trình nhận thức và cải tạo hoạt động kinh doanh một cách tự giác
và có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng DN và phù hợp với yêu cầu của các
quy luật kinh tế khách quan nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao.
2.1.2.2 Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh điện năng
Phân tích hoạt động kinh doanh là một công cụ quả lý kinh tế có hiệu quả các hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh

trong điều kiện nền kinh tế thị trường, vấn đề đặt lên hàng đầu là phải hoạt động kinh
Sinh viên: Lã Trọng Nhân

15

Lớp C12 - H4


Trường Đại Học Điện Lực

doanh có hiệu quả. Hoạt động kinh doanh có hiệu quả mới có thể đứng vững trên thị
trường, đủ sức cạnh tranh vừa có điều kiện tích luỹ và mở rộng hoạt động kinh doanh,
vừa đảm bảo đời sống cho người lao động và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước. Để
làm được điều đó, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác
mọi diễn biến và kết quả hoạt động kinh doanh, những mặt mạnh, mặt yếu của doanh
nghiệp trong mối quan hệ với môi trường kinh doanh và tìm mọi biện pháp để không
ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Việc tiến hành phân tích một cách toàn
diện mọi mặt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hết sức cần thiết và có vị trí hết
sức quan trọng.
Phân tích hoạt động kinh doanh có vai trò trong việc đánh giá, xem xét việc thực
hiện các chỉ tiêu phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Xem xét việc thực
hiện các mục tiêu hoạt động kinh doanh, những tồn tại, nguyên nhân khách quan, chủ
quan và đề ra biện pháp khắc phục nhằm tận dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh
nghiệp. Kết quả phân tích hoạt động kinh doanh là những căn cứ quan trọng để doanh
nghiệp có thể hoạch định chiến lược phát triển và phương án hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp có hiệu quả
Phân tích hoạt động kinh doanh gắn liền với quá trình hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, nó có vai trò và tác dụng đối với doanh nghiệp trong chỉ đạo mọi hoạt
động kinh doanh của mình. Thông qua việc phân tích từng hiện tượng, tứng khía cạnh
của quá trình hoạt động kinh doanh, phân tích giúp doanh nghiệp điều hành từng mặt

hoạt động cụ thể với sự tham gia cụ thể của từng bộ phận chức năng của doanh nghiệp.
Phân tích cũng là công cụ quan trọng để liên kết mọi hoạt động của các bộ phận cho hoạt
động chung của doanh nghiệp được nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao.
Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ được thực hiện trong mỗi kỳ kinh
doanh, mà nó còn được thực hiện trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Vì vậy phân
tích hoạt động kinh doanh sẽ giúp các nhà đầu tư quyết định hướng đầu tư và các dự án
đầu tư. Các nhà đầu tư thường quan tâm đến việc điều hành hoạt động và tính hiệu quả

Sinh viên: Lã Trọng Nhân

16

Lớp C12 - H4


Trường Đại Học Điện Lực

của công tác quản lý cũng như khả năng thực hiện hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh sẽ đáp ứng những đòi hỏi này của các nhà đầu tư.
Tóm lại phân tích hoạt động kinh doanh là điều hết sức cần thiết và có vai trò quan
trọng đối với mọi doanh nghiệp. Nó gắn liền với hoạt động kinh doanh, loà cơ sở của
nhiều quyết định quan trọng và chỉ ra phương hướng phát triển của các doanh nghiệp
2.1.2.3 Các phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh điện năng
a. Phương pháp so sánh
So sánh là một phương pháp được sử dụng rất rộng rãi trong PTKD. Sử dụng phươ ng
pháp so sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã đượ c
lượng hoá có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng và mức độ
biến động của các chỉ tiêu đó. Nó cho phép chúng ta tổng hợp được nhữ ng nét chung,
tách ra đượ c những nét riêng của các hiện tượng kinh tế đưa ra so sánh, trên cơ sở đó đ
ánh giá được các mặt phát triển hay các mặt kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả

để tìm các giải pháp nhằm quản lý tối ưu trong mỗi tr ường hợp cụ thể. Vì vậy, để tiến
hành so sánh cần phải thực hiện những vấn đề cơ bản sau đây:
-Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh
Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu được lựa chọn để làm căn cứ so sánh, được gọi là kỳ gốc so
sánh. Tuỳ theo m ục đích nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánh cho thích hợp. Các gốc
so sánh có thể là:
- Tài liệu của năm trước (kỳ trước hay kế hoạch) nhằm đánh giá xu hướng phát triển
của các chỉ tiêu.
- Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự đoán, định mức) nhằm đánh giá tình hình
thực hiện so với kế hoạch, dự đoán và định mức.
- Các chỉ tiêu trung bình của ngành, của khu vực kinh doanh; nhu cầu hoặc đơn đặt
hàng của khách hàng... nhằm khẳng định vị trí của các DN và khả năng đáp ứng nhu cầu.
- Các chỉ tiêu của kỳ được chọn để so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực
hiện và là kết quả kinh doanh đã đạt được.

Sinh viên: Lã Trọng Nhân

17

Lớp C12 - H4


Trường Đại Học Điện Lực

3.
b. Ðiều kiện so sánh
Ðể thực hiện phương pháp này có ý nghĩa thì điều kiện kiên quyết là các chỉ tiêu
được sử dụng trong so sánh phải đồng nhất. Trong thực tế, chúng ta cần quan tâm cả về
thời gian và không gian của các chỉ tiêu và điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ
tiêu kinh tế

Về thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán
và phải thống nhất trên 3 mặt sau:
- Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế.
- Các chỉ tiêu phải cùng sử dụng một phương pháp tính toán.
- Phải cùng một đơn vị đo lường.
Khi so sánh về mặt không gian: yêu cầu các chỉ tiêu đưa ra phân tích cần phải được quy
đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau.
c. Kỹ thuật so sánh
Ðể đáp ứng các mục tiêu nghiên cứu, người ta thường sử dụng các kỹ thuật so sánh sau:
- So sánh bằng số tuyệt đối:
+ Số tuyệt đối: là số biểu hiện qui mô, khối lượng của một chỉ tiêu kinh tế nào đó ta
thường gọi là trị số của chỉ tiêu kinh tế. Nó là cơ sở để tính toán các loại số liệu khác.
+ So sánh bằng số tuyệt đối: là so sánh giữa trị số của chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích so với
kỳ gốc. Kết quả so sánh biểu hiện biến động khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh
tế.
- So sánh bằng số tương đối:
Có nhiều loại số tương đối, tùy theo yêu cầu của phân tích mà sử dụng cho phù hợp:
Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỉ lệ:
Số tương đối hoàn thành kế hoạ ch tính theo tỉ lệ là kết quả của phép chia giữa trị số của
kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Nó phản ánh tỉ lệ hoàn thành kế hoạch
của chỉ tiêu kinh tế.

Sinh viên: Lã Trọng Nhân

18

Lớp C12 - H4


Trường Đại Học Điện Lực


Số tương đối hoàn
thành kế hoạch

=

Chỉ tiêu kỳ phân tích
Chỉ tiêu kỳ gốc

x 100%

So sánh số tương đối hoàn thành kì gốc là so sánh kết quả vừa tính được với 100%.
d. Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của
từng nhân tố cá biệt đến một hiện tượng, một quá trình hoạt động kinh doanh.
Để đánh giá (xác định) mức độ ảnh hưởng của bất kỳ một nhân tố nào đến chỉ tiêu
kết quả (phân tích) cần phải tính 2 đại lượng giả định của chỉ tiêu phân tích đó (phép thế).
Trong phép thế thứ nhất nhân tố nào mà xem xét ảnh hưởng của nó thì lấy số liệu kỳ phân
tích (thực hiện). Trong phép thế thứ hai lấy số liệu kỳ gốc (kế hoạch). Mức độ của các
nhân tố còn lại trong 2 phép thế phụ thuộc vào thứ tự đánh giá ảnh hưởng của chúng đến
chỉ tiêu phân tích. Những nhân tố mà ảnh hưởng của chúng xác định trước nhân tố nghiên
cứu thì lấy số liệu kỳ phân tích (thực hiện) . Còn các nhân tố mà ảnh hưởng của chúng
xác định sau nhân tố nghiên cứu thì lấy số liệu kỳ gốc (kế hoạch).
+ Xác định công thức
+ Xác định các đối tượng phân tích
+ Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
+ Tìm nguyên nhân làm thay đổi các nhân tố
+ Đưa ra các biện pháp khắc phục những nhân tố chủ quan và ảnh hưởng không tốt đến chất
lượng kinh doanh và đồng thời củng cố, xây dựng phương hướng cho kỳ sau.
e. Phương pháp hồi qui

Phương tích hồi qui là sự nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của một hay nhiều biến số (biến
giải thích hay biến độc lập) tới một biến số (biến kết quả hay biến phụ thuộc) nhằm dự
báo biến kết quả dựa vào các giá trị được biết trước của biến giải thích.

Sinh viên: Lã Trọng Nhân

19

Lớp C12 - H4


Trường Đại Học Điện Lực

+ Phương pháp hồi qui đơn: Còn gọi là hồi qui đơn biến, dùng xét mối quan hệ tuyến
tính giữa 1 biến kết quả và 1 biến giải thích hay là biến nguyên nhân (nếu giữa chúng có
mối quan hệ nhân quả). Trong phương trình hồi qui tuyến tính, một biến gọi là: biến phụ
thuộc, một biến kia là tác nhân gây ra sự biến đổi, gọi là biến độc lập
Phương trình hồi qui đơn có dạnh tổng quát:
Y= a + bX
Trong đó: Y là biến phụ thuộc
X là biến độc lập
a là tung độ gốc hay nút chặn
b là độ dốc hay hệ số gốc
+ Phương pháp hồi qui bội: còn gọi là hồi qui đa biến, dùng phân tích mối quan hệ giữa
nhiều biến số độc lập (tức là biến giải thích hay biến nguyên nhân) ảnh hưởng đến 1 biến
phụ thuộc (tức là biến kết quả).
Phương trình hồi qui đa biến có dạng:
Y = b0 + b1X1 + b2X2 +….biXi + bnXn + e
Trong đó: Y là biến phụ thuộc ( kết quả phân tích)
b0 tung độ gốc

b1 các độ dốc của phương trình theo các biến Xi
Xi Các biến số (các nhân tố ảnh hưởng)
e Các sai số
2.1.2.4 Quy trình phân tích hoạt động kinh doanh điện năng
Công tác PTKD ở doanh nghiệp phụ thuộc vào loại hình, điều kiện, quy mô kinh
koanh và trình độ quản lý ở DN. Do vậy, công tác tổ chức phân tích cần phải đặt ra như
thế nào để thích hợp với hình thức tổ chức kinh doanh của DN.
Công tác tổ chức phân tích kinh doanh, thường được tiến hành theo ba bước:
- Chuẩn bị cho quá trình phân tích
- Tiến hành phân tích
- Tổng hợp và đánh giá kết quả phân tích

Sinh viên: Lã Trọng Nhân

20

Lớp C12 - H4


Trường Đại Học Điện Lực

Nội dung của ba bước trên phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu và ph ạm vi phân tích đặt ra.
Ba bước tiến hành đều có mối liên hệ nhân quả với nhau, do đó một trong ba bước trên
không thực hiện tốt sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình phân tích.
Chuẩn bị cho quá trình phân tích hay còn gọi là lập kế hoạch cho phân tích. Tùy thuộc
vào mục đích, yêu cầu của doanh nghiệp mà xác định nội dung cần phân tích, thời gian
cần tiến hành phân tích, nhân sự tham gia, tài liệu chuẩn bị cho phân tích...
Ở bước này đáng chú ý là kiểm tra tính hợp pháp và hợp lý của tài liệu phân tích
Tiến hành phân tích là bước căn cứ trên tài liệu phân tích, xác định đối tượng phân
tích, sử dụng các đối tượng phân tích riêng có để chỉ rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân

tố, phân loại các nhân tố theo nhiều tiêu thức khác nhau để tạo điều kiện cho việc đánh
giá đúng kết quả kinh doanh của DN.
Cuối cùng trên cơ sở kết quả phân tích trên, phải tổng hợp và đánh giá được bản chất
hoạt động kinh doanh của DN, chỉ rõ những nhượ c điểm trong quá trình quản lý DN. Từ
đó đề ra các biện pháp khắc phục các nhược điểm, phát huy các ưu điểm, khai thác khả
năng tiềm tàng để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN.

Sinh viên: Lã Trọng Nhân

21

Lớp C12 - H4


Trường Đại Học Điện Lực

2.2 Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh điện năng của công ty điện lực
Sóc Sơn.

2.2.1 Kết quả hoạt động.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2011
Đơn vị

Thực hiện

So sánh

Tháng 12

Lũy kế năm


STT

Chỉ tiêu

1
2
3
4

Điện nhận tiêu thu
Trong đó điện mua của EVN
Điện thương phẩm
Tỷ lệ truyền tải phân phối
Doanh thu tiền điện

kWh
kWh
kWh
%
Đồng

31 622 490
31 622 490
28 683 807
8.25
35 197 480

390 104 500
390 104 500

359 833 322
7.68
420 272 313

113.51
96.85
132.53

5
6
7

Doanh thu tiền CSPK
Giá bán bình quân
Số thu tiền điện

Đồng
đ/kWh
Đồng

976
177 906 244
1 227.09
42 102 805

100
1 815 083 724
1 167.96
422 559 447


118.11
116.76
133.53

8
9

Số thu tiền CSPK
Số HDMBD
Trong đó: số phát triển mới
Số công tơ
Trong đó số phát triển mới
Số công tơ điện tử lắp đặt

Đồng
Hợp đồng
Hợp đồng
Công tơ
Công tơ

279
225 265 455
88 196
55
88 218
55

643
1 781 425 705
88 196

2 986
88 218
2 986

125.01
103.55
164.07
103.55
164.07

mới(Bao gồm phát triển mới

Công tơ

3

20

30.77

và thay thế công ty cơ khí)
+ 1pha, 1 giá
+ 1 pha, nhiều giá
+3 pha, một giá
+3 pha, nhiều giá
Số chuyển trả vào tài khoản

Công tơ
Công tơ
Công tơ

Công tơ

0
0
0
3

0
0
0
20

30.77

bất thường hoặc trả lại khác

Đồng

446 862

191 752 245

10
11

12

tính

Cùng kỳ


Kế
Hoạch

91.70
98.59

100.70

hàng

(Nguồn: phòng kinh doanh điện năng )

Sinh viên: Lã Trọng Nhân

22

Lớp C12 - H4


Trường Đại Học Điện Lực

Tổng hợp kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh năm 2011, ta nhận thấy :
- Lượng điện nhận tiêu thụ của Công ty trong năm là 390,104,500 kWh toàn bộ là
mua của EVN. Lượng điện nhận tiêu thụ trong tháng 12 là 31,622,490kWh lượng điện
này đã tăng cao hơn.
- Lượng điện thương phẩm của Công ty trong năm là 359,833,322 kWh. Lượng điện
thương phẩm trong tháng 12 là 28,683,807 kWh đạt 113,51% so với cùng kỳ và đạt cao
hơn so với kế hoạch dự định là 91.70% . Cho thấy nhu cầu về điện của người dân ngày
càng tăng cao.

- Tỷ lệ truyền tải phân phối của Công ty trong năm là 7.68%. Tỷ lệ truyền tải phân
phối trong tháng 12 là 8.25% cũng đã giảm so với cùng kỳ là 96.85% chưa đạt so với kế
hoạch dự định là 98.59% . Đây là sự cố gắng rất lớn của Công ty Điện Lực Sóc Sơn.
- Doanh thu tiền điện của Công ty trong năm là 420.272.313.100 Đồng. Trong tháng
12 là 35.197.480.976 Đồng, đạt mức 132.53% so với cùng kỳ. Cho thấy doanh thu tiền
điện đã tăng cao.
- Bên cạnh đó thì doanh thu tiền CSPK cũng đã tăng. Trong năm là 1,815,083,724
Đồng. Trong tháng là 177,906,244 Đồng tăng 118.11% so với cùng kỳ.
- Giá bán điện bình quân đã tăng lên. Điều này góp phần thu hút các doanh nghiệp
nước ngoài tham gia vào quá trình cung cấp điện. Trong năm là 1,167.96đ/kWh. Trong
tháng là 1,227.09đ/kWh tăng 116.76% so với cùng kỳ và tăng rất nhiều so với kế hoạch
là 100.70%.
- Số hợp đồng mua bán điện tăng lên đáng kể. Trong năm là 88,196 hợp đồng tăng
103.55% so với cùng kỳ. Trong đó: Số phát triển mới mà Công ty đã ký được là 2,986
hợp đồng trong năm và 55 hợp đồng trong tháng đạt mức 164.07% so với cùng kỳ.
- Ngoài ra số công tơ cũng đã tăng lên. Trong năm là 88,218 Công tơ tăng 103.55%
so với cùng kỳ. Trong đó số phát triển mới là 2,986 Công tơ trong năm và 55 Công tơ
trong tháng đạt mức 159.76% so với cùng kỳ.
- Số công tơ điện tử lắp đặt mới (Bao gồm phát triển mới và thay thế công tơ cơ khí)
cũng tăng . Trong năm là 20 Công tơ. Trong tháng là 3 Công tơ tăng 30.77% so với cùng
kỳ. Trong đó chủ yếu là thay thế công tơ 3 pha, nhiều giá trong năm là 20 Công tơ và
trong tháng là 3 Công tơ đạt 30.77% so với cùng kỳ.
Sinh viên: Lã Trọng Nhân

23

Lớp C12 - H4


Trường Đại Học Điện Lực


-Trong năm này thì số chuyển trả vào tài khoản bất thường hay trả lại khách hàng
trong năm là 191 752 245 Đồng và trong tháng là 446,862 Đồng. Cho thấy Công ty làm
việc vẫn còn một số sai sót.
Bảng 2.2 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2012
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Chỉ tiêu

Đơn vị

Thực hiện
Tháng
Lũy kế
năm

So sánh
Cùng
Kế

kỳ

Hoạch

38 118 870

463 937 070

108.91

Trong đó điện mua của EVN

tính
kWh
kWh

38 118 870

463 937 070

108.91

Điện thương phẩm

kWh

36 046 434

429 037 097


109.50

100.89

5.44

7.52

-0.43

-0.39

Điện nhận tiêu thu

Tỷ lệ truyền tải phân phối

%

Doanh thu tiền điện

Đồng

47 378 640 365

560 341 091 155

122.15

Doanh thu tiền CSPK


Đồng

204 327 246

2 207 320 134

98.88

Giá bán bình quân

đ/kWh

1 314.38

1 306.04

135.19

Số thu tiền điện

Đồng

49 033 436 664

559 316 206 061

120.74

Số thu tiền CSPK


Đồng

241 872 089

2 038 051 784

100.88

90 260
362
90 287
371
8

90 260
2 671
90 287
2 680
267

102.11
83.86
102.12
84.14
503.77

0
0
0
8

0

0
0
1
266
0

Số HDMBD
Trong đó: số phát triển mới
Số công tơ
Trong đó số phát triển mới
Số công tơ điện tử lắp đặt

Hợp đồng
Hợp đồng
Công tơ
Công tơ
Công tơ

-0.86

mới(Bao gồm phát triển mới và

12

thay thế công ty cơ khí)
+ 1pha, 1 giá
+ 1 pha, nhiều giá
+3 pha, một giá

+3 pha, nhiều giá
Số chuyển trả vào tài khoản bất

Công tơ
Công tơ
Công tơ
Công tơ
Đồng

501.89

thưởng hoặc trả lại khách hàng

(Nguồn: Điện lực Sóc Sơn)

Sinh viên: Lã Trọng Nhân

24

Lớp C12 - H4


Trường Đại Học Điện Lực

Tổng hợp kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh năm 2012, ta nhận thấy:
- Lượng điện nhận tiêu thụ của Công ty trong năm là 463 937 070 kWh toàn bộ là
mua của EVN. Lượng điện nhận tiêu thụ trong tháng 12 là 38 118 870 kWh lượng điện
này đã tăng cao hơn.
- Lượng điện thương phẩm của Công ty trong năm là 429 037 097 kWh. Lượng điện
thương phẩm trong tháng 12 là 36 046 434 kWh đạt 109.50% so với cùng kỳ và đạt cao

hơn so với kế hoạch dự định là 100.89% . Cho thấy nhu cầu về điện của người dân ngày
càng tăng cao.
- Tỷ lệ truyền tải phân phối của Công ty trong năm là 7.52%. Tỷ lệ truyền tải phân
phối trong tháng 12 là 5.44% cũng đã tăng 0.39% so với cùng kỳ là 0.43% tăng lên so với
kế hoạch dự định là 0.39% . Đây là sự cố gắng rất lớn của Công ty Điện Lực Sóc Sơn.
- Doanh thu tiền điện của Công ty trong năm là 560 341 091 155 Đồng. Trong tháng
12 là 47 378 640 365 Đồng, đạt mức 122.15% so với cùng kỳ. Cho thấy doanh thu tiền
điện đã tăng cao.
- Bên cạnh đó thì doanh thu tiền CSPK cũng đã tăng. Trong năm là 2 027 320 134
Đồng. Trong tháng là 204 327 246 Đồng tăng 98.88% so với cùng kỳ.
- Giá bán điện bình quân đã tăng lên. Điều này góp phần thu hút các doanh nghiệp
nước ngoài tham gia vào quá trình cung cấp điện. Trong năm là 1 306.04 đ/kWh. Trong
tháng là 1 314.38 đ/kWh tăng 135.19% so với cùng kỳ và tăng rất nhiều so với kế hoạch.
- Số hợp đồng mua bán điện tăng lên đáng kể. Trong năm là 90 260 hợp đồng tăng
102.11% so với cùng kỳ. Trong đó: Số phát triển mới mà Công ty đã ký được là 2 671
hợp đồng trong năm và cùng kì đạt mức 83.86%
- Ngoài ra số công tơ cũng đã tăng lên. Trong năm là 90 287 Công tơ tăng 102.12%
so với cùng kỳ. Trong đó số phát triển mới là 2 680 Công tơ trong năm và cùng kì đạt
mức 102.12%.

Sinh viên: Lã Trọng Nhân

25

Lớp C12 - H4


×