BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH ÁP DỤNG KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY
SÔNG HỒNG
TRẦN THANH AN
Hà Nội, 2010
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Trần Thanh An
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ 2.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
BẢNG 2.1: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
BẢNG 2.2: PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN
BẢNG 2.3: PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN
BẢNG 2.4: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI
BẢNG 2.5: TÊN NGUYÊN VẬT LIỆU CHÍNH CỦA 3 NHÓM THÀNH PHẨM
SƠ ĐỒ 3.1: TỔ CHỨC PHÒNG KẾ TOÁN
BẢNG 3.1: BÁO CÁO CHI PHÍ BỘ PHẬN SẢN XUẤT
BẢNG 3.2: PHIẾU ĐĂNG KÝ LÀM THÊM GIỜ
BẢNG 3.3: ĐỊNH MỨC HAO HỤT VÀ KIỂM SOÁT NVL CHÍNH
SƠ ĐỒ 3.2: HỆ THỐNG TÀI KHOẢN
BẢNG 3.4: HỆ THỐNG TÀI KHOẢN
BẢNG 3.5: CHI PHÍ VẬT LIỆU THEO ĐỐI TƯỢNG TÍNH GIÁ THÀNH
BẢNG 3.6: MẪU SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
BẢNG 3.7: MẪU SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
BẢNG 3.8: HỆ THỐNG MÃ CHI PHÍ
BẢNG 3.9: PHÂN LOẠI VẬT TƯ THEO NHÓM
BẢNG 3.10: BÁO CÁO TÌNH HÌNH MUA HÀNG TRONG THÁNG
BẢNG 3.11: BÁO CÁO TỔNG HỢP NHẬP XUẤT TỒN KHO HÀNG HÓA
BẢNG 3.12: BẢNG THEO DÕI HÀNG TỒN KHO
BANG 3.13: BÁO CÁO THU NHẬP THEO SỐ DƯ ĐẢM PHÍ
BẢNG 3.14: DỰ TOÁN TIÊU THỤ
BẢNG 3.15: DỰ TOÁN SẢN XUẤT
BẢNG 3.16: ĐỊNH MỨC NGUYÊN PHỤ LIỆU TIÊU HAO
BẢNG 3.17: DỰ TOÁN NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP
BẢNG 3.18: ĐỊNH MỨC CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP SẢN PHẨM
BẢNG 3.19: DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
BẢNG 3.20: DỰ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG
BẢNG 3.21: DỰ TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
BẢNG 3.22: DỰ TOÁN KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
Khoa Kinh tế và Quản lý
Trường Đại học Bách khoa Hà nội
1
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Trần Thanh An
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế Việt nam đang trên đà phát triển và trên con đường hội nhập để cùng
hòa nhịp chung với nền kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp Việt nam
cũng phải có những bước chuyển mình để tồn tại và phát triển, trong đó, thay đổi cách
quản lý cũ còn mang nặng nền kinh tế bao cấp để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp mình là vô cùng quan trọng.
Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh khốc liệt nhằm mở rộng thị phần và
nâng cao lợi nhuận thì kế toán không chỉ đơn thuần là các báo cáo tài chính mà kế toán
phục vụ cho công tác quản trị thực sự là một nhu cầu cần thiết cho hoạt động quản lý và
điều hành doanh nghiệp.
Để ra quyết định, các nhà quản trị phải có các thông tin liên quan. Các thông tin
này có thể được cung cấp trước, trong và sau khi tiến hành hoạt động do nhu cầu của
quản lý. Một trong những thông tin liên quan quan trọng đó là thông tin kế toán. Người
ta thường gọi kế toán là ngôn ngữ kinh doanh vì nó cung cấp các thông tin liên quan
đến toàn bộ hoạt động trong doanh nghiệp cho nhà quản lý, cho nhà đầu tư… Tuy
nhiên, cho đến nay ở Việt nam, thông tin kế toán quản trị phục vụ cho mục đích quản lý
vẫn chưa được phát huy tác dụng nhiều và câu hỏi đang được đặt ra cho công tác kế
toán quản trị là làm cách nào để có thể đưa ra được những thông tin kế toán có độ tin
cậy cao cho các nhà quản trị?
Thông tư 53/2006/TT-BTC ra đời ngày 12 tháng 6 năm 2006 hướng dẫn áp dụng
kế toán quản trị trong doanh nghiệp đã cho các nhà quản trị doanh nghiệp và các
chuyên viên kế toán có một gợi ý về công tác kế toán quản trị doanh nghiệp, nhưng vẫn
không tránh khỏi còn chung chung. Bởi vì, kế toán quản trị có tính đặc thù là phục vụ
nhu cầu quản trị của doanh nghiệp. Cũng chính vì vậy, nó không có khuôn mẫu chung
cho tất cả các loại hình doanh nghiệp. Vì những lý do đó, tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên
cứu tình hình áp dụng kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần May Sông Hồng” làm
nội dung nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tạo các một bức tranh cụ thể về công tác kế
toán quản trị cho công ty, giúp công ty có thêm kiến thức để xây dựng, cải thiện thiết kế
Khoa Kinh tế và Quản lý
Trường Đại học Bách khoa Hà nội
2
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Trần Thanh An
hệ thống kế toán để nhằm cung cấp các thông tin kế toán hữu ích kịp thời, có độ tin cậy
cao cho các nhà quản trị ra các quyết định quản lý.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm coi kế toán chi phí là một bộ phận
không tách rời của kế toán quản trị, chính vì vậy, nghiên cứu về kế toán chi phí chính là
nghiên cứu một bộ phận của kế toán quản trị.
- Vì mục tiêu nghiên cứu của đề tài là trang bị kiến thức tốt hơn về công tác kế
toán quản trị cho công ty, và sâu xa hơn là giúp công ty có một công cụ quản lý tốt hơn
để cải thiện tình trạng hiện nay.
Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài là đi sâu vào các vấn đề:
- Quản trị chi phí
- Phương pháp tập hợp chi phí
- Quản trị hàng tồn kho
- Dự toán ngân sách
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Công ty Cổ phần May Sông Hồng
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp như: quan sát, tổng hợp, so sánh, phân tích, thay
thế liên hoàn kết hợp với việc sử dụng các bảng biểu số liệu minh hoạ để làm sáng tỏ
quan điểm của mình về vấn đề nghiên cứu đã được đặt ra. Ngoài ra, tác giả còn tổng
hợp các kiến thức từ các môn học liên quan như kế toán, kiểm toán, quản trị học, hệ
thống thông tin quản lý… làm nền tảng để vận dụng kiến thức vào đề tài phục vụ cho
thực tiễn.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm ba phần chính:
- Chương 1: Cơ sở lý luận để áp dụng kế toán quản trị trong các doanh nghiệp
- Chương 2: Thực trạng áp dụng kế toán quản trị tại Công ty Cổ phần May
Sông Hồng.
- Chương 3: Các giải pháp cơ bản để áp dụng kế toán quản trị tại Công ty Cổ
phần May Sông Hồng.
Do thời gian nghiên cứu có giới hạn nên đề tài nghiên cứu này chắc hẳn có nhiều
thiếu sót và hạn chế. Để đề tài của mình được hoàn thiện hơn và có tính thực tế cao hơn,
Khoa Kinh tế và Quản lý
Trường Đại học Bách khoa Hà nội
3
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Trần Thanh An
tôi rất mong nhận được sự đóng góp của Quý Thầy Cô; Công ty Cổ phần May Sông
Hồng - đối tượng nghiên cứu sử dụng đề tài; các bạn và tất cả những ai quan tâm đến lĩnh
vực này.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2010
Khoa Kinh tế và Quản lý
Trường Đại học Bách khoa Hà nội
4
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Trần Thanh An
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ ÁP DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1.1.1 Khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của kế toán quản trị
1.1.1.1 Khái niệm kế toán quản trị
Muốn hiểu về khái niệm kế toán quản trị, trước hết phải hiểu kế toán là gì? Có rất nhiều
các khái niệm về kế toán, tuy nhiên theo luật kế toán Việt nam thì: Kế toán là việc thu thập,
xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị,
hiện vật và thời gian lao động.
Cũng theo Luật kế toán Việt nam, kế toán quản trị được định nghĩa là “Việc thu thập,
xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết
định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán” (Luật kế toán, khoản 3, điều 4).
Ta có thể đi đến kết luận: “Kế toán quản trị là một công cụ chuyên ngành kế toán
nhằm thực hiện quá trình nhận diện, đo lường, phân tích, tổng hợp và truyền đạt các
thông tin hữu ích, giúp cho quản trị doanh nghiệp thực hiện tốt các chức năng lập
kế hoạch, kiểm tra, đánh giá và ra các quyết định trong quản lý”.
- Nhận diện: là sự ghi nhận và đánh giá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm có
hành động kế toán thích hợp.
- Đo lường: là sự định lượng, gồm cả ước tính, các nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra hoặc
dự báo các sự kiện kinh tế có thể xảy ra.
- Phân tích: là sự xác định nguyên nhân của các kết quả trên báo cáo và mối quan
hệ của các nguyên nhân đó với các sự kiện kinh tế.
- Tổng hợp: là sự liên kết các số liệu kế toán hay số liệu kế hoạch nhằm trình bày
thông tin một cách hợp lý, đồng thời đưa ra các kết luận rút ra từ các số liệu đó.
- Truyền đạt: là sự báo cáo các thông tin thích hợp cho nhà quản trị (ban giám đốc
và các cấp lãnh đạo) và những người khác trong tổ chức.
Theo thông tư 53/2006/TT-BTC, khái niệm về kế toán quản trị còn chi tiết thêm:
Kế toán quản trị nhằm cung cấp các thông tin về hoạt động nội bộ của doanh nghiệp
như: Chi phí từng bộ phận (trung tâm chi phí), từng công việc, sản phẩm; Phân tích,
Khoa Kinh tế và Quản lý
Trường Đại học Bách khoa Hà nội
5
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Trần Thanh An
đánh giá tình hình thực hiện với kế hoạch về doanh thu, chi phí, lợi nhuận; quản lý tài
sản, vật tư, tiền vốn, công nợ; Phân tích mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng và lợi
nhuận; Lựa chọn thông tin thích hợp cho các quyết định đầu tư ngắn hạn và dài hạn;
Lập dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh;... nhằm phục vụ việc điều hành, kiểm tra
và ra quyết định kinh tế.
1.1.1.2 Vai trò của kế toán quản trị
j) Cung cấp thông tin cho quá trình lập kế hoạch
Dự toán ngân sách trong kế toán quản trị là công cụ để kế toán giúp ban quản trị
lập kế hoạch. Lập kế hoạch là việc thiết lập và thông báo những công việc cần thực
hiện, những nguồn lực cần huy động, những con người phối hợp thực hiện, thời gian
thực hiện, những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cần đạt được để tổ chức hướng về mục tiêu đã
định. Trên cơ sở những ghi chép, tính toán, phân tích chi phí, doanh thu, kết quả từng
hoạt động..., kế toán quản trị lập các bảng dự toán doanh thu, chi phí, lợi nhuận, dự toán
ngân sách để cung cấp thông tin trong việc phát họa dự kiến tương lai nhằm phát triển
doanh nghiệp.
jj) Cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức điều hành.
Để đáp ứng thông tin cho chức năng tổ chức điều hành hoạt động của các nhà
quản trị, kế toán quản trị sẽ cung cấp thông tin cho các tình huống khác nhau với các
phương án khác nhau để nhà quản trị xem xét, ra quyết định đúng đắn nhất trong quá
trình tổ chức điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với các mục tiêu đã
vạch ra. Các thông tin để nhà quản trị thực hiện chức năng điều hành cần phải kịp thời,
liên quan đến thông tin về giá thành ước tính, thông tin về giá bán, thông tin về lợi
nhuận từ các phương án sản xuất kinh doanh. Những thông tin này phải do kế toán đảm
trách thu thập hàng ngày hoặc định kỳ.
jjj) Cung cấp thông tin cho quá trình kiểm soát.
Để biết được kế hoạch đã được lập có khả thi hay không, cần phải so sánh với
thực tế. Kế toán sẽ cung cấp cho nhà quản trị những thông tin chênh lệch giữa kế
hoạch với thực tế, đồng thời dựa trên thực tế sẽ có những dự báo để nhà quản trị kịp
thời điều chỉnh, đảm bảo tiến độ kế hoạch, hướng hoạt động của tổ chức về mục tiêu
đã xác định.
jv) Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định.
Khoa Kinh tế và Quản lý
Trường Đại học Bách khoa Hà nội
6
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Trần Thanh An
Thông tin kế toán thường là nhân tố chính trong việc ra quyết định của nhà quản
trị. Điều này được thể hiện rất rõ qua bản chất của thông tin kế toán. Nó là nguồn tin
mang tính chính xác, kịp thời, hữu ích nhất so với thông tin từ những lĩnh vực chuyên
ngành khác. Nhà quản trị phải có sự lựa chọn hợp lý trong nhiều phương án khác nhau
để ra quyết định. Các quyết định trong một tổ chức có thể ảnh hưởng ngắn hạn đến tổ
chức hoặc có thể là các quyết định chiến lược ảnh hưởng lâu dài đến tổ chức. Tất cả các
quyết định điều có nền tảng từ thông tin và phần lớn thông tin do kế toán quản trị cung
cấp. Các thông tin này cũng có thể diễn đạt dưới dạng mô hình toán học, đồ thị, biểu
đồ… để nhà quản trị có thể xử lý nhanh chóng.
1.1.1.3 Nhiệm vụ của kế toán quản trị
Theo thông tư 53/2006/TT-BTC ngày 12/6/2006, nhiệm vụ của kế toán quản trị là:
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo phạm vi, nội dung kế toán quản
trị của đơn vị xác định theo từng thời kỳ.
- Kiểm tra, giám sát các định mức, tiêu chuẩn, dự toán.
- Cung cấp thông tin theo yêu cầu quản trị nội bộ của đơn vị bằng báo cáo kế
toán quản trị.
- Tổ chức phân tích thông tin phục vụ cho yêu cầu lập kế hoạch và ra quyết định
của Ban lãnh đạo doanh nghiệp.
1.1.2 Đối tượng sử dụng và vị trí của kế toán quản trị trong hệ thống quản trị
doanh nghiệp
1.1.2.1 Đối tượng sử dụng thông tin của kế toán quản trị
Như chúng ta đã biết, thông tin kế toán tài chính chủ yếu để nhằm phục vụ các
đối tượng sử dụng có liên quan ở bên ngoài tổ chức. Còn thông tin kế toán quản trị thì
các nhà quản lý điều hành bên trong tổ chức là đối tượng sử dụng.
Các thông tin kế toán tài chính chỉ thực sự là thông tin cần thiết đối với các
nhà quản lý, nhưng thật sự chưa phải là đủ, đó chỉ là những thông tin về quá khứ,
những thông tin mà các nhà quản lý cần là để lập và thực hiện kế hoạch, kiểm soát
và ra những quyết định cho hiện tại và tương lai. Những thông tin kế toán đó là kế
toán quản trị.
Như vậy, đối tượng của kế toán quản trị là các nhà quản lý các cấp điều hành các
tổ chức, doanh nghiệp.
Khoa Kinh tế và Quản lý
Trường Đại học Bách khoa Hà nội
7
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Trần Thanh An
1.1.2.2 Vị trí của kế toán quản trị trong hệ thống quản trị doanh nghiệp
Trong nền kinh tế còn chưa phát triển, kế toán quản trị chưa được quan tâm,
kế toán quản trị chỉ như là phụ so với kế toán tài chính. Nhưng, khi nền kinh tế phát
triển, kế toán quản trị ra đời như là một nhu cầu của nền kinh tế xã hội, nhất là khi
có sự tách rời quyền sở hữu của chủ sở hữu doanh nghiệp và quyền quản lý của các
nhà quản trị doanh nghiệp.
Vai trò quan trọng của kế toán quản trị là cung cấp thông tin giúp các nhà quản
lý ra các quyết định, hoạch định chiến lược trong tương lai. Chính vì vậy, kế toán
quản trị không chỉ là một môn khoa học trong chuyên ngành kế toán thực hiện việc
ghi chép đo lường, tính toán, thu thập, tổng hợp... mà nó còn gắn liền với chức năng
quản trị. Vì vậy, nó thực sự là công cụ và những tài liệu quí giá của các nhà quản trị.
Tổ chức hoặc doanh nghiệp nào chưa có kế toán quản trị hoặc chưa phát huy được vai
trò của nó thì các quyết định về quản lý chỉ là cảm tính, bản năng, sẽ mang lại nhiều
rủi ro cho doanh nghiệp.
1.1.3 So sánh giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị
1.1.3.1 Mối liên hệ giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị
- Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều đề cập đến các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh hoặc các sự kiện kinh tế của doanh nghiệp, cả hai đều có yêu cầu định lượng các kết
quả sản xuất kinh doanh và đều nhằm thỏa măn hai mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp:
Lợi nhuận và khả năng trả nợ. Vì vậy, cả hai đều quan tâm đến thu nhập, chi phí, tài sản,
nguồn vốn và quá trình lưu chuyển tiền của doanh nghiệp.
- Kế toán quản trị cung cấp thông tin cho các nhà quản trị thực hiện các chức
năng hoạch định, kiểm soát. Trong hoạch định, kế toán quản trị sẽ sử dụng các thông tin
quá khứ để ước tính thu nhập và chi phí trong tương lai. Còn trong kiểm soát, kế toán
quản trị sẽ phân tích kết quả đạt được bằng cách so sánh giữa thực tế với kế hoạch, từ
đó đưa ra các biện pháp cần thiết để kiểm soát tình hình thu nhập và chi phí. Như vậy,
số liệu của kế toán quản trị và kế toán tài chính có sự nhất trí với nhau càng làm cho
thông tin được cung cấp sẽ đáng tin cậy hơn.
- Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều có mối liên hệ trách nhiệm của các
nhà quản lý. Kế toán quản trị biểu hiện trách nhiệm của các nhà quản lý các cấp bên
trong doanh nghiệp. Kế toán tài chính biểu hiện trách nhiệm của nhà quản trị cấp cao
Khoa Kinh tế và Quản lý
Trường Đại học Bách khoa Hà nội
8
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Trần Thanh An
nhất. Do vậy, người ta thường nói kế toán tài chính và kế toán quản trị là hai mặt của
một quân bài quản lý.
1.1.3.2 Sự khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị
Theo Ray H.Garrison, tác giả của Managerial Accouting, có 8 điểm khác nhau
giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính:
- Kế toán quản trị nhấn mạnh việc cung cấp dữ kiện cho các nhà quản lý.
- Kế toán quản trị đặt trọng tâm cho tương lai nhiều hơn
- Kế toán quản trị không bị chi phối bởi những nguyên tắc kế toán chung được
thừa nhận.
- Kế toán quản trị nhấn mạnh đến tính thích hợp và tính linh động của các dữ kiện.
- Kế toán quản trị ít chú trọng đến tính chính xác của dữ liệu mà chú trọng nhiều
đến các dữ liệu phi tiền tệ.
- Kế toán quản trị chú trọng đến các bộ phận của một tổ chức hơn là chỉ xem xét
tổ chức như là tổng thể.
- Kế toán quản trị xuất phát từ nhiều ngành khác nhau.
- Kế toán quản trị không có tính pháp lệnh
1.1.4 Yêu cầu và kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản của kế toán quản trị
1.1.4.1 Kỹ thuật nghiệp vụ cơ bản của kế toán quản trị
Ngoài các kỹ thuật nghiệp vụ của kế tóan nói chung, kế tóan quản trị còn sử
dụng một số kỹ thuật nghiệp vụ riêng để xử lý thông tin cung cấp cho yêu cầu của họat
động quản trị:
- Nhận diện và thiết kế thông tin: Để có thể cung cấp các thông tin kế toán cần
thiết, phù hợp cho các nhà quản trị, người làm công tác kế toán quản trị phải biết nhận diện
các thông tin cần thiết để thu thập và thiết kế chúng thành các báo cáo chính xác, rõ ràng,
dễ hiểu và nhanh nhất. Chẳng hạn đối với thông tin chi phí, kế tóan quản trị phải nhận diện
chi phí từ nhiều các góc độ khác nhau nhằm thiết kế các thông tin chi phí sao cho phù hợp
với yêu cầu của nhà quản trị. Với cách phân lọai chi phí theo đối tượng tập hợp chi phí, kế
tóan quản trị có thể cung cấp các thông tin về chi phí cho từng bộ phận, từng vùng, từng
lọai hình kinh doanh, đánh giá trách nhiệm của các nhà quản lý bộ phận…
Ngày nay, công tác kế tóan được tiến hành nhờ các phần mềm kế toán giúp cho
việc thiết kế thông tin theo nhiều chiều càng trở nên thuận lợi, chỉ việc nhập các thông
Khoa Kinh tế và Quản lý
Trường Đại học Bách khoa Hà nội
9
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Trần Thanh An
tin kế toán một lần, phần mềm sẽ cho phép lấy dữ liệu theo nhiều chiều đáp ứng yêu
cầu khác nhau của nhà quản lý.
- Phân tích thông tin: Sau khi tập hợp và phân loại thông tin, kế toán phải biết
áp dụng các phương pháp phân tích để có thể kiểm soát thông tin, dự báo được kết quả
của hoạt động trong tương lai... Các phương pháp phân tích thường được sử dụng như
phương pháp so sánh, phương pháp xác định các nhân tố ảnh hưởng...
- Thiết kế báo cáo: Từ các thông tin có được, tùy theo yêu cầu của nhà quản trị
và tùy theo đặc điểm của từng doanh nghiệp mà nhân viên kế toán quản trị xây dựng
mẫu biểu đáp ứng vai trò tư vấn quản lý của kế toán quản trị đối với hoạt động quản trị
trong tổ chức.
- Truyền đạt thông tin dưới dạng mô hình, phương trình và đồ thị: Bên cạnh
việc cung cấp thông tin dưới dạng mẫu biểu, kế toán quản trị còn sử dụng các hình thức
mô hình, đồ thị để làm rõ hơn cho người sử dụng, nhất là đối với những thông tin phản
ánh xu hướng biến động hay phát triển của đối tượng đang nghiên cứu.
1.1.4.2 Các yêu cầu về thông tin kế toán quản trị
- Thông tin phải được ghi nhận đúng cách: Yêu cầu này đòi hỏi kế toán phải trình
bày đúng bản chất, nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh giúp cho người sử dụng thông tin kế
toán có thể đưa ra các quyết định chính xác. Thông tin phải được ghi nhận đúng cách có
nghĩa là, đó là sự tuân thủ các nguyên tắc về ghi nhận, phương pháp tính giá; quản lý hàng
tồn kho; phương pháp khấu hao tài sản cố định; phương pháp phân bổ chi phí...
- Thông tin phải kịp thời: Yêu cầu này đòi hỏi thông tin kế toán cung cấp phải
kịp thời theo yêu cầu của nhà quản trị để giúp cho nhà quản trị có cái nhìn tổng quát về
tình hình hoạt động của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết định kịp thời nhằm mục
tiêu tăng lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp;
- Thông tin phải đầy đủ và có hệ thống: yêu cầu thông tin cung cấp phải phản ánh
đầy đủ các mặt hoạt động của doanh nghiệp, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh để người sử
dụng thông tin có thể đánh giá các vấn đề một cách có hệ thống và toàn diện;
- Thông tin phải thích hợp: Thông tin kế toán cung cấp còn cần phải thích hợp
với những nhu cầu để ra các quyết định kinh tế của người sử dụng. Thông tin được coi
là thích hợp khi phản ánh được các sự kiện xảy ra trong quá khứ, đang xảy ra trong hiện
tại và xu hướng sẽ xảy ra trong tương lai;
Khoa Kinh tế và Quản lý
Trường Đại học Bách khoa Hà nội
10
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Trần Thanh An
- Thông tin dưới dạng so sánh được: Có nghĩa là người sử dụng phải có thong tin
của nhiều kỳ (kỳ trước, kỳ này) để phân tích xu hướng biến động, hoặc có thể so sánh với
các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Do đó, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cùng
bản chất cần được ghi nhận, xử lý nhất quán qua các kỳ kế toán.
- Đảm bảo tính bảo mật của thông tin: Đây là một trong những yêu cầu quan
trọng của thông tin kế toán. Thông tin kế toán là kết quả của một quá trình xử lý các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ. Tùy theo từng đối tượng sử dụng mà thông tin
được cung cấp sẽ dưới các dạng khác nhau. Vì vậy, ngoài những yêu cầu cụ thể về
cung cấp thông tin dưới dạng bắt buộc theo qui định của nhà nước, các thông tin
cung cấp cho các nhà quản trị để ra các quyết định về quản lý tuy không bắt buộc,
mà theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp cũng phải được bảo mật.
1.2. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1.2.1 Kế toán quản trị chi phí
1.2.1.1 Phân loại chi phí
Chi phí phát sinh trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đối với
một doanh nghiệp sản xuất, chi phí phát sinh từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản
phẩm. Nhưng đối với một tổ chức thương mại thì chi phí phát sinh từ khâu mua
hàng đến khâu tiêu thụ. Để đo lường và phản ánh chi phí chính xác, chi phí được
xem xét trên nhiều góc độ:
j) Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động là xác định rõ vai trò và chức năng
hoạt động của chi phí trong suốt quá trình hoạt động tại các doanh nghiệp và cung cấp
thông tin có hệ thống cho việc lập báo cáo tài chính.
- Chi phí mua hàng là toàn bộ các chi phí liên quan đến quá trình chuyển quyền
sở hữu hàng hóa từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp. Chi phí này bao gồm hai phần: Giá
mua hàng hóa và các chi phí liên quan đến quá trình thu mua hàng hóa.
Giá mua hàng hóa: Là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa trên thị trường
hay là giá gốc của hàng hóa được mua vào ghi trên hóa đơn.
Chi phí thu mua hàng hóa: Là các chi phí liên quan tới quá trình mua hàng hóa.
Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa để bán lại nhưng vì lý do nào đó phải gia
công, sơ chế, tân trang, phân loại chọn lọc để làm tăng thêm giá trị hoặc khả năng bán
Khoa Kinh tế và Quản lý
Trường Đại học Bách khoa Hà nội
11
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Trần Thanh An
của hàng hóa thì tất cả các chi phí này gọi là chi phí thu mua hàng hóa. Ngoài ra, các
chi phí bảo hiểm hàng hóa, chi phí vận chuyển bốc xếp, tiền thuê kho bãi, các khoản
hao hụt tự nhiên phát sinh, và thuế nhập khẩu, cùng với các chi phí trong thủ tục nhập
khẩu hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu… được gọi là chi phí thu mua hàng hóa.
- Chi phí bán hàng: bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để đảm bảo việc thực
hiện đưa hàng hóa tới tay khách hàng bao gồm các chi phí như: chào hàng, tiếp thị, giới
thiệu sản phẩm, quảng cáo, khuyến mãi, vận chuyển, bốc dỡ, đóng gói hàng hóa, lương
của nhân viên bán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định của khâu bán hàng và những
chi phí thuê kho bãi để dự trữ hàng hóa,…
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là toàn bộ các chi phí cần thiết liên quan đến
việc tổ chức hành chính, kế toán và các hoạt động văn phòng của doanh nghiệp. Đó là
các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp, chi phí văn phòng phẩm,
công cụ lao động, chi phí thuê nhà, tiền thuê đất, thuế môn bài, khấu hao tài sản cố định
của bộ phận văn phòng…Các khoản chi phí không thể phân loại là chi phí bán hàng.
jj) Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí
Trước hết, các nhà quản trị cần phải hiểu thế nào là cách ứng xử của chi phí? Đó
là mức độ thay đổi hay phản ứng của chi phí diễn ra khi hoạt động sản xuất kinh doanh
thay đổi. Mục tiêu của phương pháp phân loại này là giúp các nhà quản trị hiểu rõ hơn
về sự thay đổi của chi phí trong việc thực hiện các phương án khác nhau để nhằm có
những quyết định đúng đắn, tránh được những thất bại. Theo cách phân loại này, chi
phí gồm có ba loại:
- Biến phí: Là biểu hiện bằng tiền cuả những nguồn lực tiêu hao thay đổi theo
mức độ hoạt động. Khi hoạt động bằng không thì biến phí bằng không, nhưng khi hoạt
động tăng gấp đôi thì số tiền biểu hiện của biến phí cũng tăng gấp đôi và ngược lại. Tuy
nhiên, biến phí tính trên một đơn vị sản phẩm thì không thay đổi, nhưng chỉ có thay đổi
khi có sự tác động của yếu tố bên ngoài. Biến phí thường gồm các khoản chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí bao bì, đóng gói sản
phẩm... Phương trình biểu diễn biến phí:
Y=bx
Với: Y: Biến phí
x: Mức hoạt động
Khoa Kinh tế và Quản lý
Trường Đại học Bách khoa Hà nội
12
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Trần Thanh An
b: Biến phí tính cho một đơn vị hoạt động
Xét về tính chất tác động, biến phí được chia làm hai loại: Biến phí tỷ lệ và biến
phí cấp bậc.
Biến phí tỷ lệ: Là loại biến phí có quan hệ tỷ lệ thuận trực tiếp với biến động của
mức hoạt động căn cứ. Biến phí tỷ lệ gồm các khoản chi phí như: Chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí hàng hóa mua để bán, hoa hồng bán hàng…
Biến phí cấp bậc: Là loại biến phí chỉ thay đổi khi mức độ hoạt động căn cứ
nhiều và rõ ràng. Biến phí cấp bậc không đổi khi mức độ hoạt động căn cứ thay đổi ít.
Điều đó có nghĩa là biến phí cấp bậc thay đổi khi quan hệ tỷ lệ thuận với mức độ hoạt
động nhưng không theo tỷ lệ thuận trực tiếp. Đường biểu diễn của biến phí cấp bậc
không có dạng đường thẳng như biến phí tỷ lệ mà có dạng bậc thang.
Biến phí cấp bậc gồm những khoản chi phí như: Chi phí nhân công gián tiếp, chi
phí bảo trì máy móc….Mục tiêu của việc nghiên cứu biến phí cấp bậc giúp các nhà
quản trị nắm được khả năng cung ứng nguồn lực của từng bậc để tránh việc huy động
quá nhiều các nguồn lực so với nhu cầu, gây lãng phí.
- Định phí: Là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động thay
đổi trong phạm vi phù hợp, nhưng tính trên một đơn vị hoạt động căn cứ thì thay đổi.
Phạm vi phù hợp là phạm vi được qui định bằng mức hoạt động tối thiểu và mức hoạt
động tối đa của doanh nghiệp, hay có thể nói là phụ thuộc vào qui mô hoạt động của
doanh nghiệp, mà qui mô hoạt động có thể xét dưới nhiều góc độ như: khối lượng sản
phẩm sản xuất, địa bàn hoạt động, … Khi mức hoạt động phát triển vượt quá phạm vi
phù hợp thì định phí buộc phải thay đổi để phù hợp. Điều này, có thể hiểu như việc phải
tăng thêm đầu tư trang thiết bị, máy móc… để đáp ứng nhu cầu tăng của mức hoạt động.
Như vậy, khi mức hoạt động tăng, giảm trong phạm vi phù hợp thì tổng định phí
không thay đổi. Định phí gồm những khoản như chi phí khấu hao máy móc, thiết bị,
tiền thuê văn phòng, bảo hiểm, quảng cáo…
Có hai loại định phí: Định phí bắt buộc và định phí không bắt buộc.
Định phí bắt buộc: Là những loại định phí mà nhà quản lý không dễ cắt giảm khi
mức độ hoạt động của doanh nghiệp thay đổi hoặc thậm chí hoạt động sản xuất kinh
doanh bị gián đoạn. Loại chi phí này thường có bản chất lâu dài vì chúng liên quan đến
năng lực sản xuất hay cấu trúc cơ bản của tổ chức. Ví dụ như chi phí liên quan đến khấu
Khoa Kinh tế và Quản lý
Trường Đại học Bách khoa Hà nội
13
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Trần Thanh An
hao tài sản cố định, chi phí để bảo trì một dây chuyền sản xuất…Vì vậy, các quyết định
thay đổi về định phí bắt buộc là khó có thể xảy ra. Tuy nhiên, trong những điều kiện
hoàn cảnh thay đổi, các nhà quản trị cần có những quyết định khôn ngoan để giảm chi
phí cho doanh nghiệp khi mà khoản định phí không còn hữu hiệu nữa.
Định phí không bắt buộc hay còn gọi là định phí tùy ý: Là những khoản định phí mà
nhà quản trị có thể quyết định mức độ hoặc thay đổi dễ dàng khi lập kế hoạch hàng năm.
Ví dụ như: chi phí quảng cáo, chi phí đào tạo nhân viên, nghiên cứu và phát triển….
- Chi phí hỗn hợp: Là loại chi phí mà bản thân nó gồm cả yếu tố biến phí và
định phí. Ở mức hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thể hiện các đặc điểm của định phí,
quá mức đó nó lại thể hiện đặc điểm của biến phí. Nếu việc phân tích này được thực
hiện một cách cẩn thận thì sẽ cho phép việc lập kế hoạch, kiểm soát trở nên chính xác
hơn trong các điều kiện cụ thể. Có ba phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp thành
biến phí và định phí, đó là phương pháp cực đại - cực tiểu, phương pháp đồ thị phân tán
và phương pháp bình phương bé nhất.
- Số dư đảm phí: hay còn gọi là giá trị đóng góp (Contribution margin - CM) là
chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí khả biến. Nó là một chỉ tiêu đo lường
khả năng trang trải các chi phí cố định và tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp (Edmonds
et al., 2002)
CM = TR - VC
Nếu số dư đảm phí không trang trải đủ các chi phí cố định công ty sẽ bị lỗ, nếu
trang trải vừa đủ các chi phí cố định thì công ty sẽ hoà vốn. Khi số dư đảm phí lớn hơn
tổng các chi phí cố định, có nghĩa rằng công ty hoạt động có lợi nhuận. Lợi nhuận được
tính bằng cách lấy số dư đảm phí trừ cho các chi phí cố định.
1.2.1.2 Phương pháp tập hợp chi phí
j) Phương pháp trực tiếp
Đối với tổ chức mà chi phí phát sinh liên quan đến một đối tượng chịu chi phí thì
kế toán chi phí có thể sử dụng phương pháp phân bổ trực tiếp. Theo phương pháp này
thì chi phí của đối tượng nào được tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó.
jj) Phương pháp phân bổ
Doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí phù hợp với từng loại
hình chi phí:
Khoa Kinh tế và Quản lý
Trường Đại học Bách khoa Hà nội
14
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Trần Thanh An
- Phương pháp truyền thống: Đối với tổ chức mà chi phí phát sinh liên quan đến
nhiều đối tượng chịu chi phí thì kế toán chi phí ngoài việc có thể sử dụng phương pháp
phân bổ chi phí trực tiếp hoặc phân bổ theo cấp bậc, chi phí còn được phân bổ cho nhiều
đối tượng chịu chi phí theo tiêu thức: Doanh thu, sản lượng, diện tích sử dụng…
- Phương pháp phân bổ dựa trên hoạt động (Activity-Based Costing - ABC):
Kế toán chi phí theo phương pháp truyền thống có thể dẫn đến kết quả là phản
ánh giá thành sản phẩm hoặc lợi nhuận của loại hình kinh doanh không chính xác do sử
dụng các tiêu thức phân bổ gián tiếp và chỉ sử dụng một hoặc hai tiêu thức để phân bổ.
Vì vậy, ngày nay ở các nước, một phương pháp phân bổ mới đã được áp dụng. Đó là
phương pháp phân bổ dựa trên hoạt động. Theo phương pháp này chi phí cho các nguồn
lực gián tiếp sẽ được quy tập trên các hoạt động được tạo ra từ các nguồn lực đó, sau đó
được phân bổ vào các sản phẩm, dịch vụ, hay đối tượng tạo ra các hoạt động đó thông
quá kích tố chi phí (cost driver).
Hệ thống phân bổ chi phí theo hoạt động hoàn toàn có thể áp dụng được với các
doanh nghiệp thương mại và các công ty dịch vụ: “Mặc dù hệ thống phân bổ chi phí theo
hoạt động có nguồn gốc từ các công ty sản xuất, nhưng ngày nay, nhiều các tổ chức dịch
vụ đang áp dụng rất hiệu quả hình thức phân bổ này. Trong thực tế, cấu trúc thực sự của
mô hình ABC là hầu như áp dụng rất tốt cho cả hai loại công ty này, hệ thống ABC tập
trung vào phần “dịch vụ” của các công ty này, không tập trung vào phần chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp của quá trình sản xuất – quá trình mua hàng, lập
kế hoạch, kiểm định, thiết kế, hỗ trợ sản phẩm và các quá trình giao dịch và xử lý đơn đặt
hàng. Nói chung, mô hình chi phí dựa trên hoạt động là áp dụng lý tưởng cho các công ty
dịch vụ, thậm chí hơn cả các công ty sản xuất”. “Although ABC had its origins in
manufacturing companies, many service organizations today are obtaining great benefits
from this approach as well. In pratice, the actual construction of an ABC model is
virtually identical for both types of companies, the ABC system focuses on the “service”
component of companies, not on the direct materials and direct labor costs of
manufacturing process – purchasing, scheduling, inspecting, designing, supporting
products and processes and handling customers and their orders.
Service companies in general are ideal candidates for activity-based costing,
even more than manufacturing companies.”
Khoa Kinh tế và Quản lý
Trường Đại học Bách khoa Hà nội
15
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Trần Thanh An
Phương pháp ABC phức tạp và tốn kém hơn các phương pháp truyền thống, vì
vậy không phải bất cứ công ty nào cũng đủ điều kiện áp dụng. Tuy nhiên, ABC sẽ là xu
hướng tất yếu đối với quản trị bởi:
- Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để giảm
thiểu chi phí của mình. Do đó phải có những số liệu chính xác hơn về chi phí, tránh tình
trạng lợi nhuận giả tạo.
- Sự đa dạng hóa ngày một tăng các sản phẩm và dịch vụ cùng với độ phức tạp
của các phân đoạn thị trường. Vì thế, việc tiêu dùng các nguồn lực cũng sẽ thay đổi
theo các sản phẩm và dịch vụ.
- Xác định đúng chi phí là một phần quan trọng của việc ra quyết định kinh
doanh. Thiếu nó, sự chuẩn xác của quyết định sẽ giảm thiểu.
1.2.1.3 Trung tâm chi phí
Trước hết tổ chức cần phải hiểu rõ, trung tâm trách nhiệm là một bộ phận (phân
xưởng, dây chuyền sản xuất, một phòng, ban chức năng, chi nhánh…) mà kết quả của nó
được gắn trách nhiệm trực tiếp với một nhà quản lý cụ thể. Nói cách khác, mỗi trung tâm
trách nhiệm trong tổ chức được giao cho một nhà quản lý cụ thể, nhà quản lý này là
người chịu trách nhiệm điều hành trung tâm trong phạm vi quyền hạn được giao và chịu
trách nhiệm toàn bộ về kết quả đạt được của trung tâm. Có bốn loại trung tâm trách
nhiệm: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư.
Nhân tố chính để xác định xem trung tâm đó là trung tâm gì là loại nguồn lực hoặc trách
nhiệm mà người quản lý trung tâm đó được giao.
Trung tâm chi phí là trung tâm trách nhiệm mà người quản lý chỉ có chịu trách
nhiệm, hoặc có quyền điều hành, kiểm soát và quản lý các chi phí phát sinh thuộc bộ
phận mình quản lý, không có quyền hạn đối với việc tiêu thụ và đầu tư vốn. Trung tâm
chi phí có thể là các bộ phận sản xuất, kinh doanh hoặc các phòng ban chức năng, chi
nhánh… hoặc có thể là các giai đoạn hoạt động, ví dụ như giai đoạn làm thô, giai đoạn
cắt gọt, đánh bóng… trong một doanh nghiệp sản xuất.
Trung tâm chi phí là phạm vi cơ bản của hệ thống xác định chi phí, giữ trách nhiệm:
- Phân loại chi phí thực tế phát sinh
- Lập dự toán chi phí
- So sánh chi phí thực tế với định mức chi phí tiêu chuẩn
Khoa Kinh tế và Quản lý
Trường Đại học Bách khoa Hà nội
16
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Trần Thanh An
Trung tâm chi phí tiêu chuẩn: Là trung tâm chi phí mà các yếu tố chi phí và mức
hao phí về các nguồn lực sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm đều được xây dựng
định mức cụ thể. Nhà quản trị trung tâm chi phí tiêu chuẩn có trách nhiệm kiểm soát chi
phí thực tế phát sinh để vẫn đảm bảo kế hoạch sản xuất và vẫn đảm bảo kế hoạch chi
phí tính cho từng đơn vị sản phẩm và tính cho toàn bộ.
Trung tâm chi phí tùy ý: Là trung tâm chi phí mà các yếu tố chi phí được dự toán
và đánh giá căn cứ trên nhiệm vụ được giao tính chung, không thể xác định cụ thể cho
từng đơn vị sản phẩm hoặc cho từng công việc của trung tâm. Nhà quản trị trung tâm
chi phí tùy ý có trách nhiệm kiểm soát chi phí thực tế phát sinh sao cho phù hợp với chi
phí dự toán đồng thời đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao.
1.2.2 Kế toán quản trị hàng tồn kho
Theo chuẩn mực về hàng tồn kho, có thể định nghĩa hàng tồn kho như sau: Hàng
tồn kho là những tài sản:
- Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường;
- Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất,
kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
Hàng tồn kho bao gồm:
- Hàng hóa mua về để bán: hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường,
hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến;
- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;
- Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa
làm thủ tục nhập kho thành phẩm;
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã
mua đang đi trên đường;
- Chi phí dịch vụ dở dang.
Hàng tồn kho là “khoảng an toàn cần thiết” giữa sản xuất và tiêu thụ. Chính vì
vậy, dự trữ hàng tồn kho là điều cần thiết. Tuy nhiên, tùy theo loại hình kinh doanh mà
công tác quản trị hàng tồn kho được áp dụng phù hợp để giảm thiểu chi phí hàng tồn
kho thấp nhất mà vẫn đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ hàng hóa kịp thời, đảm
bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp.
Khoa Kinh tế và Quản lý
Trường Đại học Bách khoa Hà nội
17
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Trần Thanh An
Chi phí tồn kho: Là khái niệm cơ bản mà người làm công tác quản trị hàng tồn
kho phải biết. Đó là chi phí tồn trữ hàng hóa tồn kho gồm có các loại: Chi phí tồn trữ,
chi phí đặt hàng, chi phí cơ hội...
- Chi phí tồn trữ: Là những chi phí liên quan đến việc tồn trữ hàng hóa và có thể
được chia thành hai loại là chi phí hoạt động và chi phí tài chính. Chi phí hoạt động bao
gồm chi phí bốc xếp hàng hóa, chi phí bảo hiểm hàng tồn kho; chi phí hao hụt, mất mát,
mất giá trị do bị hư hỏng và chi phí bảo quản hàng hóa.
Chi phí tài chính bao gồm chi phí sử dụng vốn, trả lãi vay cho nguồn kinh phí
vay mượn để mua hàng dự trữ, chi phí về thuế, khấu hao...
- Chi phí đặt hàng: Đó là những chi phí cho mỗi lần doanh nghiệp bắt đầu quá
trình mua để tái dự trữ. Loại chi phí này bao gồm những chi phí có liên quan đến đơn
đặt hàng như: Chi phí quản lý, giao dịch và xử lý các đơn đặt hàng - thư tín, điện thoại,
đi lại, tiền lương và bảo hiểm xã hội của nhân viên mua (tìm người cung ứng, thảo đơn
đặt hàng, thúc dục, nhắc nhở...), của nhân viên kế toán (ghi chép, thanh toán hóa
đơn...), chi phí bố trí thiết bị, chi phí cho công tác kiểm tra về số và chất lượng hàng
hóa. Kích thước lô hàng được đặt càng lớn thì chi phí tồn kho càng lớn, nhưng số lần
đặt hàng giảm thì chi phí đặt hàng hàng năm sẽ thấp hơn.
- Chi phí cơ hội: Là sự thiệt hại do để lỡ cơ hội thực hiện một đơn đặt hàng nào
đó do không tồn trữ hàng.
Ngoài ra, quản trị hàng tồn kho phải tính đến cả các yếu tố như: Số lượng đặt
hàng tối ưu, thời điểm đặt hàng tối ưu... Có nhiều các mô hình quản trị hàng tồn kho
được đưa ra nhằm để các doanh nghiệp giảm thiểu chi phí hàng tồn kho tới mức thấp
nhất mà vẫn luôn đảm bảo cung cấp hàng kịp thời. Đó là mô hình JIT(Just In Time) –
đặt hàng vừa kịp lúc, mô hình EOQ (Economic Ordering Quantity)- sản lượng đặt hàng
hiệu quả,...
1.2.3 Hoạch định
1.2.3.1 Dự toán ngân sách hoạt động.
Khái niệm: Dự toán là những tính toán, dự kiến, phối hợp một cách chi tiết, tỉ
mỉ và toàn diện nguồn lực, cách thức huy động và sử dụng nguồn lực để thực hiện một
khối lượng công việc nhất định trong một khoản thời gian nhất định được biểu hiện
bằng một hệ thống các chỉ tiêu về số lượng và giá trị.
Khoa Kinh tế và Quản lý
Trường Đại học Bách khoa Hà nội
18
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Trần Thanh An
Ý nghĩa của dự toán: Dự toán có ý nghĩa rất quan trọng trong quản trị doanh
nghiệp:
- Là cơ sở để triển khai hoạt động, giám sát hoạt động và đánh giá chất lượng
quản lý tại doanh nghiệp trong từng kỳ nhất định.
- Dự toán giúp doanh nghiệp phối hợp sử dụng khai thác tốt hơn các nguồn lực,
các hoạt động, các bộ phận để đảm bảo hơn cho mục tiêu của doanh nghiệp.
- Dự toán là cơ sở giúp doanh nghiệp phát hiện, ngăn ngừa, hạn chế những rủi ro
trong hoạt động.
-Dự toán còn là cơ sở để xây dựng và đánh giá trách nhiệm quản lý của các nhà
quản trị.
Các loại dự toán ngân sách.
(1) Dự toán ngân sách dài hạn và dự toán ngân sách ngắn hạn.
Dự toán ngân sách dài hạn còn được gọi là dự toán ngân sách vốn dài hạn
(capital budget). Đây là dự toán được lập liên quan đến nguồn tài chính cho đầu tư,
mua sắm tài sản dài hạn, loại tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh nhiều
năm. Do vậy dự toán này là việc sắp xếp các nguồn lực chủ yếu là nguồn tài chính để
thu được số lợi nhuận dự kiến tương lai nhiều năm. Đặc điểm cơ bản của dự toán ngân
sách dài hạn là lợi nhuận dự kiến lớn, mức độ rủi ro tương đối cao, thời điểm đưa vốn
vào hoạt động, thời gian thu hồi vốn và thời điểm thu được lợi nhuận dự kiến tương
đối dài.
Dự toán ngân sách ngắn hạn còn được gọi là dự toán ngân sách chủ đạo (master
budget), đây là dự toán ngân sách được lập cho kỳ kế hoạch là một năm và được chia ra
từng thời kỳ ngắn hơn là từng quý, từng tháng. Dự toán ngân sách ngắn hạn thường liên
quan đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như mua hàng, bán hàng, sản
xuất, thu, chi… vì vậy nó cũng chính là dự toán nguồn tài chính hoạt động hàng năm.
Đặc điểm cơ bản của dự toán này là được lập hàng năm trước khi niên độ kế toán kết
thúc để định hướng nguồn tài chính cho hoạt động của doanh nghiệp trong năm kế
hoạch tiếp theo.
(2) Dự toán ngân sách tĩnh và dự toán ngân sách linh hoạt (flexible budgets).
Dự toán ngân sách tĩnh là dự toán ngân sách được lập theo một mức độ hoạt
Khoa Kinh tế và Quản lý
Trường Đại học Bách khoa Hà nội
19
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Trần Thanh An
động nhất định. Dự toán ngân sách tĩnh chỉ thiết lập những dự kiến nguồn lực để đảm
bảo cho các giao dịch của doanh nghiệp ở một mức độ hoạt động nhất định bằng một hệ
thống chỉ tiêu số lượng và giá trị trong một khoảng thời gian.
Dự toán ngân sách linh hoạt là dự toán ngân sách được lập tương ứng với nhiều
mức độ hoạt động khác nhau. Dự toán linh hoạt được lập theo mối quan hệ với quá
trình hoạt động giúp xác định các chi phí tương ứng với các mức độ, phạm vi hoạt động
khác nhau. Thông thường dự toán linh hoạt được lập ở 3 mức độ cơ bản là mức độ hoạt
động bình thường, mức độ hoạt động khả quan nhất và mức độ hoạt động bất lợi nhất.
Dự toán ngân sách linh hoạt do lập ở nhiều mức độ khác nhau nên đòi hỏi tính toán cân
đối phức tạp. Tuy nhiên dự toán ngân sách linh hoạt giúp nhà quản trị có nhiều thông
tin hơn để ứng phó với các tình huống sản xuất kinh doanh khác nhau.
1.2.3.2 Các dự toán ngân sách hằng năm của một doanh nghiệp.
Mối quan hệ giữa các dự toán thể hiện qua sơ đồ 1.1.
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các dự toán
Dự toán tiêu thụ
Dự toán tồn kho
thành phẩm, sản
phẩm dở dang
Dự toán
mua
Dự toán sản
xuất
Dự toán
CPVLTT
Dự toán
CPNCTT
Dự toán
CPSXC
Dự
toán
CPBH
&
QLDN
Dự toán giá vốn hàng bán
Dự toán tiền
Dự toán kết quả
kinh doanh
Dự toán cân đối tài
chính
(1) Dự toán tiêu thụ.
Khoa Kinh tế và Quản lý
Trường Đại học Bách khoa Hà nội
20
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Trần Thanh An
Ý nghĩa của dự toán tiêu thụ:
Dự toán tiêu thụ có ý nghĩa rất lớn đến việc định hướng các hoạt động, chỉ đạo
điều hành quá trình sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh.
Các cơ sở để lập dự toán tiêu thụ là:
- Tình hình tiêu thụ các kỳ kế toán trước.
- Chu kỳ sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm.
- Chính sách giá cả sản phẩm, khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, chính sách
tín dụng đối với khách hàng.
- Chính sách quảng cáo, khuyến mãi.
- Xu hướng phát triển kinh tế ngành, lĩnh vực đơn vị hoạt động.
- Thu nhập của người tiêu dùng.
- Các chính sách, chế độ thể lệ, của nhà nước.
- Dự kiến những biến động kinh tế xã hội trong và ngoài nước.
- Lợi thế của các đối thủ cạnh tranh đối với sản phẩm cùng loại, tương tự hoặc
sản phẩm thay thế.
- Năng lực hoạt động của doanh nghiệp.
Công thức tính:
Doanh thu dự toán = Khối lượng tiêu thụ dự tính x Đơn giá bán dự kiến
Các chỉ tiêu:
- Khối lượng tiêu thụ dự tính căn cứ vào số liệu dự báo tiêu thụ trong năm.
- Đơn giá bán lấy từ chính sách giá của công ty trong năm kế hoạch.
(2) Dự toán sản xuất.
Y nghĩa của dự toán sản xuất:
- Dự toán sản xuất để đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ đồng thời phải đảm bảo mức
tồn kho sản phẩm tối thiểu cần thiết cho quá trình tiêu thụ liên tục.
- Dự toán sản xuất được lập dựa trên cơ sở dự toán tiêu thụ, đồng thời phải căn
cứ vào dự toán tồn kho nhằm bảo đảm mức tồn kho tối thiểu cho quá trình tiêu thụ được
liên tục.
Công thức tính:
Khoa Kinh tế và Quản lý
Trường Đại học Bách khoa Hà nội
21
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Số lượng sản
phẩm sản xuất
trong kỳ
=
Trần Thanh An
Số lượng sản
phẩm tiêu thụ +
trong kỳ
Số lượng sản
phẩm hàng tồn
kho cuối kỳ
-
Số lượng sản
phẩm hàng tồn
kho đầu kỳ
Sản phẩm tiêu thụ trong kỳ lấy từ dự toán tiêu thụ.
Các thông tin mà dự toán sản xuất cung cấp:
- Số lượng sản phẩm cần sản xuất của từng quý là bao nhiêu.
- Tồn kho dự kiến cuối mỗi quý.
(3) Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp.
Ý nghĩa của dự toán:
- Xây dựng dự toán nguyên vật liệu trực tiếp nhằm xác định nhu cầu về lượng và
giá đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất và dự toán về lịch thanh toán tiền mua
nguyên vật liệu.
- Cơ sở để lập dự toán mua nguyên vật liệu dựa trên dự toán sản xuất sản phẩm,
định mức nguyên vật liệu tiêu hao và nhu cầu nguyên vật liệu tồn kho.
Công thức tính:
Khối lượng
NVL cần mua
=
Khối lượng
Khối lượng NVL
NVLTT dùng +
tồn kho cuối kỳ
cho sản xuất
-
Khối lượng NVL
tồn kho đầu kỳ
Khối lượng NVL cần
dùng cho sản xuất
=
Số lượng sản phẩm
sản xuất trong kỳ
x
Mức tiêu hao NVL cho 1
sản phẩm
Trị giá mua NVL
=
Khối lượng NVL
cần mua
x
Đơn giá mua NVL
Các thông tin có được từ dự toán nguyên vật liệu:
- Lượng nguyên vật liệu cần mua trong kỳ để bảo đảm phục vụ sản xuất và tồn
kho tối thiểu.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ước tính trong kỳ.
- Cùng với phương thức thanh toán tiền mua hàng cho nhà cung cấp, dự toán
lượng tiền chi trả cho nhà cung cấp.
(4)Dự toán chi phí nhân công trực tiếp.
Khoa Kinh tế và Quản lý
Trường Đại học Bách khoa Hà nội
22
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Trần Thanh An
Ý nghĩa dự toán:
- Chi phí nhân công trực tiếp được lập để xác định thời gian lao động và chi phí
nhân công trực tiếp cần thiết đảm bảo cho tiến trình sản xuất. Từ đó chuẩn bị bố trí,
tuyển dụng và đào tạo lao động để đảm bảo cho quá trình sản xuất trong kỳ.
- Dự toán chi phí nhân công trực tiếp được lập căn cứ vào dự toán sản xuất và định
mức thời gian sản xuất sản phẩm và định mức đơn giá theo đơn vị thời gian.
Công thức tính:
Lượng thời gian lao
động
Dự toán chi phí nhân
công trực tiếp
=
=
Số lượng sản phẩm
sản xuất
x
Định mức thời gian sản
xuất 1 sản phẩm
Lượng thời gian lao
động
x
Định mức đơn giá đơn vị
thời gian lao động
Thông tin mà dự toán nhân công trực tiếp cung cấp:
- Thời gian lao động dự toán.
- Dự toán tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
(5) Dự toán chi phí sản xuất chung.
Ý nghĩa dự toán:
Chi phí sản xuất chung là chi phí gián tiếp đối với từng đơn vị sản phẩm nên
thông thường chi phí này được phân bổ theo một tiêu thức phù hợp. Việc lập dự toán
chi phí sản xuất chung nhằm theo dõi và kiểm soát sự biến động để điều tiết giảm chi
phí nhằm hạ giá thành vì chi phí này thường không làm tăng giá trị sản phẩm sản xuất.
Cơ sở để lập dự toán chi phí sản xuất chung là căn cứ vào phương pháp thống kê
thực nghiệm để ước tính tỷ lệ tiêu hao biến phí sản xuất chung theo từng khoản mục
biến phí trực tiếp sản xuất, còn định phí sản xuất chung thường không thay đổi so với
kỳ thực tế, vì vậy có thể căn cứ vào chi phí thực tế phát sinh kỳ trước làm cơ sở ước
tính cho kỳ kế hoạch.
Công thức:
Đơn giá phân bổ chi
phí sản xuất chung
=
Tổng chi phí sản xuất chung ước tính
Tổng tiêu thức được chọn để phân bổ dự kiến
Các thông tin mà dự toán sản xuất chung cung cấp:
- Định phí và biến phí sản xuất chung dự toán các quý trong năm kế hoạch.
Khoa Kinh tế và Quản lý
Trường Đại học Bách khoa Hà nội
23
Luận văn Thạc sỹ khoa học
Trần Thanh An
- Lượng tiền mặt liên quan đến hoạt động sản xuất chung cần chi, là cơ sở xây
dựng dự toán tiền.
(6) Dự toán hàng tồn kho cuối kỳ.
Ý nghĩa của dự toán:
- Hàng tồn kho cuối kỳ cần lập dự toán đối với doanh nghiệp sản xuất chủ yếu là
nguyên vật liệu và thành phẩm. Lập dự toán hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu vật liệu
cho sản xuất cũng như nhu cầu dự trữ thành phẩm phục vụ cho việc tiêu thụ.
- Việc lập dự toán này thường dựa vào kinh nghiệm từ việc khảo sát tình hình thực
tế của các kỳ trước kết hợp với khả năng dự đoán sự biến động của thị trường cung cấp
nguyên vật liệu cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm của kỳ dự toán.
- Lập dự toán hàng tồn kho áp dụng hệ thống tồn kho kịp thời (JIT) để giảm dần
và cắt bỏ việc tồn kho nhằm làm giảm chi phí lưu kho và vốn nằm trong hàng tồn kho.
Công thức:
Số lượng NVL
Định mức giá mua
= (thành phẩm) tồn kho x NVL (giá thành ước
cuối kỳ
tính)
Trị giá NVL
(Thành phẩm) tồn
kho cuối kỳ
Số lượng NVL
(thành phẩm) tồn
kho cuối kỳ
=
Nhu cầu NVL (thành
phẩm) cần cho sản xuất
(tiêu thụ) kỳ dự toán
x
Tỷ lệ %
tồn kho
ước tính
(7) Dự toán giá vốn hàng bán.
Ý nghĩa:
- Dự toán giá vốn hàng bán được lập có ý nghĩa trong việc dự trù giá vốn trong
kỳ để tính lợi nhuận dự tính.
- Trên cơ sở đã xác định được dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán
chi phí nhân công trực tiếp và dự toán chi phí sản xuất chung, kế toán quản trị sẽ tính
được tổng chi phí sản xuất theo dự toán. Sau đó kết hợp với chỉ tiêu thành phẩm dự kiến
tồn kho đầu kỳ và dự toán tồn kho cuối kỳ để xác định giá vốn hàng bán theo dự toán.
Công thức:
Tổng chi phí
sản xuất
=
Khoa Kinh tế và Quản lý
Chi phí
NVLTT
+
Chi phí nhân
công trực tiếp
+
Chi phí sản xuất
chung
Trường Đại học Bách khoa Hà nội