Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA PHÂN THÍCH CHI TIẾT VĂN 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (262.36 KB, 11 trang )

TÀI LIỆU VĂN HỌC

CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
Nguyễn Minh Châu
Đọc – hiểu

I.

1. Tác giả:
Nguyễn Minh Châu (1930 -1989): quê ở làng Thơi – Quỳnh Hải, Quỳnh Lưu –
Nghệ An.
- NMC đã từng là người lính theo học trường sỹ quan lục quân Trần Quốc Tuấn. Từ
1952 – 1958 công tác và chiến đấu ở sư đoàn 320, sau đó sang công tác tạp chí quân
đội.
-NMC là một trong đại diện suất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại suốt một
đời cầm bút, nhà văn đã không ngừng trăn trở về số phận của nhân dân và trách
nhiệm người cầm bút. Hành trình sáng tác của NMC chia làm hai giai đoạn rõ rệt.
Sau thập kỷ 80 ông chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và
triết học nhân sinh. Tâm điểm khám phá của NMC là con người trong cuộc sống
mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tìm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách.
NMC là cây bút tiên phong của văn học VN thời kỳ đổi mới. Là một trong những
người mở đường “tinh anh và đầy tài năng của công cuộc đổi mới văn học.
-NMC là người suốt đời đi tìm cái “đẹp” và cái “thật”, tha thiết kiếm tìm cái hạt
ngọc ấn dấu trong bề sâu tâm hồn con người. Từ những ngày còn trong khói lửa
NMC đã tâm niệm: “bây giờ ta phải chiến đấu cho quyền sống của dân tộc, sau này
ta phải chiến đấu cho quyền sống của từng con người, làm sao cho con người ngày
càng tốt đẹp, chính cuộc chiến đấu ấy mới thật lâu dài”
Sau năm 1975 đất nước thoát khỏi hoàn cảnh chiến tranh, cuộc sống trở lại
với những quy luật của thời bình. NMC đã có những trăn trở cách tân dũng cảm và
đầy bản lĩnh. Cảm hứng sử thi được thay đổi bằng cảm hứng thế sự đời tư. Con


MINH HIÊN


TÀI LIỆU VĂN HỌC

người sử thi được thay bằng con người đời thường với cái đa chiều muôn mặt của
nó. Từ dấu chân người lính năm 1970 đến bức tranh năm 1982 chiếc thuyền ngoài
xa 1983 là một bước tiến dài rất đáng trân trọng trong hành trình khám phá vào tầng
chìm chiều sâu cuộc sống con người của NMC.
Phong cách nghệ thuật: Một điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật của
NMC là sáng tạo tình huống. Tình huống gặp gỡ giữa Nguyệt và Lãm trong
câu chuyện cổ tích tình yêu thời chiến và tình huống khám phá nhận thức
trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác – xx:
Tác phẩm được hoàn thành 8/1983 trong một hoàn cảnh lịch sử xã hội đặc biệt.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã kết thúc, đất nước thống nhất trong
nền độc lập hòa bình. Cuộc sống với muôn mặt đời thường đã trở lại sau chiến
tranh. Những vấn đề của đời sống nhân sinh mà trước đây do hoàn cảnh chiến
tranh chưa được chú ý nay được đặt ra nhiều quan niệm đạo đức phải được nhìn
nhận lại trong tình hình mới nhiều yếu tố mới nẩy sinh. Đặc biệt khi đất nước
bước vào công cuộc đổi mới như một tất yếu khách quan văn học cũng phải đổi
mới di những tác động của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội. Tác phẩm Chiếc
thuyền ngoài xa nằm trong hướng nghệ thuật chung của văn học thời kỳ đổi mới
là hướng nội khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người đời
thường.
Tác phẩm được in lần đầu trong tập bến quê xuất bản năm 1985, về sau tác
giả lấy lầm tên chung cho một tập truyện ngắn khác xuất bản năm 1987.
b. Mục đích sáng tác.
Tái hiện bi kịch của giai đoạn cậu bé Phác qua cảm nhận của nghệ sĩ Phùng từ

đó gửi gắm những trăn trở day dứt của nhà văn về cuộc đời con người và nghệ
thuật.

MINH HIÊN


TÀI LIỆU VĂN HỌC

c. Tóm tắc tác phẩm:
Theo yêu cầu của trưởng phòng nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đến vùng biển miền
Trung để chụp cho tấm lịch.
Sau nhiều ngày phục kích người nghệ sĩ đã phát hiện và chụp được một cảnh
đắt trời cho, đó là cảnh một chiếc thuyền ngoài xa đang ẩn hiện trong biển sớm
mờ sương. Nhưng khi chiếc thuyền tiến vào bờ anh đã kinh ngạc hết mức khi
chứng kiến từ chính chiếc thuyền đó, cảnh một gã chồng vũ phu đánh đập người
vợ hết sức dã man, đứa con vì muốn bảo vệ người mẹ đã đánh trả lại cha mình.
Ba ngày sau cảnh tượng đó lại tiếp diễn và lần này người nghệ sĩ đã rat ay can
thiệp và bị người chồng đánh cho bị thương vào đầu. Theo lời mời của chánh án
Đẩu ( người đồng đội cũ của Phùng), người đàn bà hàng chài đã đến tòa án
huyện, tại đây người phụ nữ ấy đã từ chối sự giúp đỡ của Đẩu và Phùng. Chị đã
kể cho Phùng và Đẩu nghe câu chuyện về cuộc đời mình. Đó cũng là lý do cho
sự từ chối trên. Rời vùng biển với khá nhiều ảnh, nghệ sĩ Phùng đã có một tấm
ảnh được chọn vào bộ lịch thuyền biển năm ấy. Tuy nhiên, mỗi lần đứng trước
tấm ảnh hình ảnh người đàn bà hàng chài lại hiện lên đầy ám ảnh.
II.

Đọc – hiểu văn bản:

1. Ý nghĩa nhan đề:
NMC đã lựa chọn cho những sáng tác của mình cái tên độc đáo liên quan

cảm hứng tư tưởng …….tác phẩm. Một mảnh trăng cuối rừng neo đậu trong
tâm trí người đọc. Bởi một không gian bát ngát ánh trăng bồng bềnh trong
sương và người con gái nhân vật chính của câu chuyện cũng mang tên trăng.
Đến với Chiếc thuyền ngoài xa – một truyện ngắn tiêu biểu của văn học Việt
Nam từ sau 1975 đến hết thế kỷ XX, ta lại khám phá cái tên của tác phẩm ở
góc độ và khía cạnh khác. Nhan đề tác phẩm có sức khái quát và gợi mở gắn
với tình huống một tư tưởng chủ đề của thiên chuyện. Hình ảnh CTNX vừa
mang ý nghĩa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng, Nghĩa thực của CTNX như

MINH HIÊN


TÀI LIỆU VĂN HỌC

nó vốn có – một hình ảnh đặc trưng của thiên nhiên vùng biển miền Trung.
Khi ở phía xa bờ trăng mù sương, chiếc thuyền hài hòa với khung cảnh biển
cả lúc bình minh. Đó là một thứ tĩnh vật thơ mộng của thiên nhiên ban tặng
cho cuộc đời. Dưới cái nhìn của nghệ sĩ Phùng đó là một khung cảnh toàn
bích đem lại bao cảm xúc đắm say cho tâm hồn con người. Nhưng chiếc
thuyền ngoài xa còn là một ẩn dụ về những kiếp sống, những số phận nhỏ
nhoi, lênh đênh phiêu dạt trên biển cả của những gia đình hàng chài. Đó còn
là một gợi ý về khoảng cách cự li “nhìn ngắm” cuộc đời của người nghệ sĩ.
Nếu tiếp cận hiện thực ở phía xa, hiện thực được phản ánh trong tác phẩm sẽ
mang tính chất phiến diện một chiều. Từ đó nhà văn trăn trở về mối quan hệ
giữa nghệ thuật và cuộc đời. Vai trò và thiên chức của người nghệ sĩ phải
đồng cảm thấu hiểu phải có cái nhìn đa chiều và toàn diện để góp phần cải
tạo cuộc sống, khám phá bức ảnh hiện thực. Nghệ thuật chân chính là nghệ
thuật phục vụ con người vì cuộc đời. NMC dường như đã gặp gỡ với Nam
Cao trong một quan điểm người nghệ sĩ cần phải cứ đứng trong lao khổ mở
hồn ra để đón nhận những vang động của đời.

VẤN ĐỀ 2: Những đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng tình huống của truyện
ngắn CTNX.
MỞ BÀI:
Cách 1: Giáo sư Cự Đệ trong cuốn nhà văn TK XX đã viết: “ Nguyễn Minh
Châu là một tác giả đã tặng cho ta một thứ rượu ngon được chưng cất kỹ
lưỡng. Khi uống phải chậm rãi, nhấm nháp và ngấm là say”. Có thể nói đó là
lời bình tinh tế và chính xác. Trong sự nghiệp văn học văn học của Nguyễn
Minh Châu, truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” in trong tập truyện ngắn
cùng tên xuất bàn năm 1987 là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông.
Đây là một trong những tác phẩm biểu hiện cho khuynh hướng sáng tác của
nhà văn thời kỳ mới. Truyện ngắn hấp dẫn người đọc trước tiên ở việc xây
dựng tình huống.
MINH HIÊN


TÀI LIỆU VĂN HỌC

C2: Nguyễn Minh Châu là một người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp và cái
thật, tha thiết kiếm tìm “cái hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu con người”. Đó là
hạt ngọc long lanh không tì vết trong “Mảnh trăng cuối rừng” hay hạt ngọc
lấm láp bụi đời trong Chiếc thuyền ngoài xa. Đây là một trong những bước
tiến rất dài, rất đáng trân trọng trong hành trình khám phá tầng chìm vào
chiều sâu cuộc sống con người. Một đóng góp lớn cho thành công của thiên
truyện trước hết nằm ở tình huống truyện độc đáo.
THÂN BÀI
LĐ1: Nếu HCST – X2 – MĐST
LĐ2: Nếu khái niệm vai trò của tình huống truyện, phân loại tình huống
truyện và gọi tên tình huống tác phẩm
a. Nêu khái niệm, vai trò tình huống
Truyện ngắn là một thể loại VH đặc thù có sự dòn nén và cô đọng hiện thực

do đó trong nghệ thuật viết truyện ngắn sáng tạo tình huống mang ý nghĩa
quyết định đến giái trị tác phẩm, tình huống sẽ làm nổi bật tất cả từ ngoại
hình cho đến số phận, tâm lý nhân vật , chủ đề tư tưởng tác phẩm. Theo giáo
sư Nguyễn Đăng Mạnh thì tình huống truyện có vai trò như một “thứ nước
rửa ảnh” có khả năng làm nổi hình nổi sắc nhân vật vậy nên hiểu thế nào là
tình huống truyện. Theo NMC tình huống truyện giống như “một khúc một
lát cắt của đời sống, 1 khoảnh khắc ngắn ngủi” xong lại giúp cho người đọc
hình dung được diện mạo toàn thể của đời sống. Đó là sự liên kết của các tình
tiết chi tiết, sự việc xoay quanh một nghịch cảnh, tình thế theo ý đồ của nhà
văn”. Hiểu một cách đơn giản tình huống truyện chính là “tình thế nảy ra
chuyện”.
b. Phân loại và gọi tên tình huống
Tình huống truyện có thể phân thành 3 loại:

MINH HIÊN


TÀI LIỆU VĂN HỌC

- Tình huống hành động
- Tình huống tâm trạng
- Tình huống nhận thức
Đọc những sáng tác của NMC trong cả 2 giai đoạn, người ta thấy Nguyễn
Minh Châu cũng rất quan tâm đến việc xây dựng tình huống truyện. Nếu tình
huống hành động chủ yếu nhằm tới hành động có tính chất bước ngoặt của
nhân vật, tình huống tâm trạng chủ yếu khám phá thế giới tình cảm, cảm xúc
của nhân vật thì tình huống nhận thức chủ yếu đi cắt nghĩa giây phút giác ngộ
chân lý của nhân vật. Những truyện ngắn sau 1975 của NMC thường tập
trung vào khai tác các tình huống nhận thức và đây cũng chính là loại tình
huống truyện của truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”.

Từ phát hiện của một người nghệ sĩ về khung cảnh biển cả trong buổi sớm
mù sương lúc bình minh. Phát hiện ngay sau đó là bi kịch của một gia đình
một cậu bé chất phác, một người đàn bà ở tòa án huyện, tất cả các chi tiết sự
việc đều định hướng cuẩn bị cho nhận thức của Đẩu và Phùng. Từ đó tác
phẩm toát lên một cái nhìn thấu hiểu trĩu nặng tình thương và nỗi lo âu cho
con người những băn khoăn trăn trở về nt mối quan hệ giữa NT và đời sống,
vai trò và chức năng của người nghệ sĩ.
LĐ3: Phân tích diễn biến tình huống truyện
a. Bối cảnh nảy sinh tình huống truyện ngắn
Toàn bộ diễn biến của tình huống truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được
tái hiện qua lời kể của nghệ sĩ Phùng – một nghệ sĩ nhiếp ảnh, một người lính
trong 1 chuyến công tác về vùng biển miền Trung theo yêu cầu của trưởng
phòng làm một bộ ảnh lịch cho năm tới vào thời điểm đầu năm thập kỷ 80 khi
đất nước đã dành được hòa bình, hai miền thống nhất, hào quang của chiến
thắng đã nhạt dần song con người vẫn phải đang đối diện với những nỗi lo

MINH HIÊN


TÀI LIỆU VĂN HỌC

cơm áo gạo tiền và nỗi nặng gánh mưu sinh. Miền Trung non nước hữu tình
những miền Trung cũng là dải đất của thương đau, nghèo khó, đất đai cằn
cỗi, thiên nhiên khắc nghiệt. Chuyến đi ấy của nghệ sĩ Phùng là tiền đề cơ
bản cho tình huống truyện. Đầu tiên, là những phát hiện về cảnh đẹp thiên
nhiên kỳ diệu của biển cả và những nỗi đau đời day dứt ám ảnh.
b. Sử dụng lập luận, phân tích, CM bình luận để đánh giá 2 phát hiện của
nghệ sĩ Phùng
Về Miền Trung đã được khoảng 1 tuần lễ, nhưng Phùng chưa chụp được 1
bứa ảnh nào ưng ý. Vào một buổi sáng sớm anh đã thực sự hạnh phúc khi

được chứng kiến môt cảnh đẹp đắt giá trời cho, một cảnh tượng tuyệt đẹp, 1
bức họa diệu kỳ mà thiên nhiên ban tặng cho con người. “ Đó là một bức
tranh mực tàu của danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe
vào bầu sương mù, trắng như sữa có pha đoi chút màu hồng do ánh mặt trời
chiếu vào toàn bộ khung cảnh đường nét ánh sáng đều hài hòa và đẹp của hóa
công”.
Người nghệ sĩ trở nên vô cùng bối rối, trái tim như có một cái gì đó bóp
nghẹt vào bức ảnh khiến cho tâm hồn nghệ sĩ rung động thật sự và một cảm
xúc thẩm mỹ đang đẩy lên trong lòng anh. Trong giây phút người nghệ sĩ
tưởng như mình đã khám phá ra được chân lý của cái đẹp, anh cảm thấy tâm
hồn mình như được gột rửa, tâm hồn trở nên trong sáng và tinh khôi, điều đó
là cái đẹp thanh lọc tâm hồn con người. Phúng chợt nghĩ tới lời đúc kết của
một ai đó: “ Bản thân cái đẹp chính là đạo đức”.
Chưa cảm nhận được hết niềm vui từ cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh thì
Phùng lại phải chứng kiến tình cảnh về thói bạo hành của gia đình cậu bé
Phát. Bước ra từ con thuyền đẹp như ngư phủ là một người đàn bà xấu xí,
mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, một gã đàn ông to lớn, dữ dằn, tấm
lưng rộng cong như một chiếc thuyền, mái tóc tổ quạ, chân đi chữ bát, hàng

MINH HIÊN


TÀI LIỆU VĂN HỌC

lông mày cháy nắng, 2 con mắt đầy vẻ dữ tợn. Dấu ấn của cuộc sống lam lũ,
nhọc nhằn của đói nghèo, bất hạnh, in hằn lên những nét trên ngoại hình của
họ. Người chồng đánh vợ một cách thô bạo, dùng chiếc thắt lưng bản to quật
tới tấp vào lưng người đàn bà, vừa đánh vừa thở hồng hộc hàm răng nghiến
ken két, vừa đánh vừa nguyền rủa bằng giọng điệu rên ri, đau đớn: “ Mày
chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết hết đi cho ông nhờ.” Người đàn bà cam

chịu nhân nhục không van xin, không chạy trốn không chống trả. Đứa con
trai vì thương mẹ, lao tới đánh lại cha để rồi lĩnh 2 cái bát tai đau đớn của bố.
Chứng kiến cảnh tưởng đó, nghệ sĩ Phùng vô cùng kinh ngạc đến thẫn thờ
“tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức trong mỗi phút đầu tôi
cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Tôi vứt chiếc máy ảnh chạy nhào tới.” Người
nghệ sĩ như chết lặng không tin vào những gì đang xảy ra trước mắt mình. Sở
dĩ Phùng kinh ngạc bởi trước đó không lâu, anh vừa được chứng kiến một vẻ
đẹp tuyệt mỹ của thiên nhiên, anh không thể ngờ rằng đằng sau vẻ đẹp kỳ
diệu ấy lại tồn tại cái xấu cái ác không thể tin được,
Trước đó không lâu, anh còn cảm thấy vẻ đẹp tuyệt nhất chính là đạo đức,
nhưng ngay sau khoảnh khắc này, nghệ sĩ Phùng đã nhận ra đạo đức còn
chính là cái toàn thiện của cuộc đời. Qua 2 phát hiện của nhệ sĩ Phùng, NMC
muốn đưa người đọc đến với những nhận thức về cuộc đời. Cuộc đời không
hề đơn giản xuôi chiều mà chứa đựng trong đó những nghịch lý. Trong cuộc
sống tồn tại nhiều mảng sáng tối, thiện ác, đẹp xấu, cao cả thấp hèn. Phùng
cay đắng khi nhận ra sự ngang trái, bất công, bi kịch trong gia đình thuyền
chài chính là “thứ thuộc rửa quái đản” làm cho những thước phim huyền diệu
của thợ ảnh bỗng hiện lên bản chất khủng khiếp, ghê sợ nhưng đó mới chính
là hiện thực của cuộc sống đang diễn ra. Chứng kiến hiện thực ấy, người
nghệ sĩ cảm thấy vô cùng đau đớn, chua xót. Thông qua nghịch lý giữa 2 phát
hiện của NS Phùng, nhà văn cũng muốn khẳng định một điều – bản chất và
bên ngoài không phải lúc nào cũng giống nhau.

MINH HIÊN


TÀI LIỆU VĂN HỌC

c. Câu chuyện người đàn bà ở tòa án huyện
Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện được kể lại khiến cho người đọc

không khỏi giật mình trước những gì đang diễn ra trong cuộc sống mà đôi khi
chúng ta chỉ thấy toàn màu hồng. Người đàn bà đến tòa án huyện theo lời mời của
chánh án Đẩu. Người có ý định khuyên bảo thậm chí còn đề nghị người đàn bà
nghèo khổ ấy từ bỏ lão chồng vũ phu. Người phụ nữ đã từ chối lời đề nghị và sự
giúp đỡ của chánh án Đẩu và sự nghệ sĩ Phùng. Tình huống truyện được đẩy đến
mức cao trào, Phùng và Đẩu ngạc nhiên trước những lời trần tình của người phụ nữ.
Ban đầu chị khúm lúm sợ sệt một cách tội nghiệp đến ngồi nơi xó tường,
Phùng và Đẩu động viên chị cũng chỉ dám ngồi mớm ở mép ghế đầy tự ti, mặc cảm.
Chị lo lắng cầu xin “con lạy quý tòa, quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con
cũng được, đừng bắt con phải bỏ nó”. Chị chấp nhận mọi giá để không phải từ bỏ
người chồng vẫn hàng ngày đánh đập chị một cách thô bạo. Cảm giác ban đầu của
người đọc cũng như của Phùng và Đẩu, dường như vất vả ngu dốt khiến cho người
đàn bà trì độn, tăm tối đến mù quáng. Nhưng những lời giải thích của người đàn bà
hàng chài sắc sảo đến bất ngờ: “Các chú đâu phải là người làm ăn, cho nên các chú
đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn, lam lũ khó nhọc. Các chú không
phải là đàn bà chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của người đàn bà
trên một chiếc thuyền không có đàn ông”. Người đàn bà đau khổ đã kể lại câu
chuyện về cuộc đời mình, qua đó gián tiếp đưa ra các lí do vì sao chị nhất quyết
không bỏ lão chồng vũ phu. Gã chồng ấy là chỗ dựa quan trọng trong cuộc đời của
những người đàn bà hàng chài như chị nhất là những khi biển động phong ba. Chị
sống không chỉ cho mình mà cho cả những đứa con trên biển, cũng có những lúc vợ
chồng con cái sống hòa thuận vui vẻ. Trước khi nghe câu chuyện của người đàn bà
hàng chài, thái độ của chánh án Đẩu rất kiên quyết. Nhưng sau khi nghe những gì
mà người phụ nữ ấy giãi bày trong đầu, ủ bao công của phố huyện vùng biển có một
cái gì mới vừa vỡ ra: “Lúc này trông Đẩu rất nghiêm nghị, đầy suy nghĩ”. Nhà văn
dẫu không kể rõ nhưng người đọc vẫn có thể đồng cảm với anh, có lẽ Đẩu đã nghĩ

MINH HIÊN



TÀI LIỆU VĂN HỌC

người đàn bà hàng chài ấy không hề đơn giản, chị không an phận nhẫn nhục một
cách vô lí trong tâm hồn của chị vẫn tiềm tàng những vẻ đẹp khuất lấp chị không
tên, không tuổi, chị lấn vào trong biết bao người lao động vô danh nhưng ở chị vẫn
ngời sáng những phong cách cao quý của người Việt Nam, rất sâu sắc và thấu hiểu
lẽ đời. Chị có một cuộc sống nhọc nhằn lam lũ nhưng luôn biết chắt chiu những giọt
hạnh phúc đời thường. Một người phụ nữ có ngoại hình xấu xí thô kệch nhưng tâm
hồn đẹp đẽ cao thượng giàu đức hi sinh, giàu lòng vị tha. Tình huống gặp gỡ giữa
Phùng và Đẩu với người đàn bà ở tòa án đã giúp cho người đọc hiểu rõ hơn nhân
cách của người phụ nữ hàng chài. Chị quỳ chịu đòn, tắm mình trong trận mưa roi
như con chiên chịu nạn, như người nữ tù hành xác, chấp nhận đớn đau giày vò thể
xác để bảo toàn cho các con mái ấm gia đình. Đức tin của chị không thuộc về thế
giới siêu hình, chị chịu đựng để phụng sự cho tôn giáo tình mẫu tử. Câu chuyện của
người phụ nữ giúp Đẩu khám phá và nhận thức được chân lí giản đơn của cuộc đời.
Đấu tranh để tiến tới sự công bằng không hề đơn giản chỉ có lòng tốt và lí thuyết
sách vở, sự nhiệt tình không giúp cho anh giải quyết được những nghịch lí của cuộc
đời. Lòng tốt là đáng quý nhưng chưa đủ, luật pháp là cần thiết nhưng cần phải đi
vào cuộc sống. Cả lòng tốt và luật pháp cần đặt vào trọng hoàn cảnh cụ thể, không
thể áp dụng với mọi đối tượng. Thông điệp mà nhà văn muốn chuyển đến người đọc
nhất là người nghệ sĩ là đừng bao giờ nhìn nhận cuộc đời và con người dễ dãi xuôi
chiều. Đối với người chồng vũ phu, cha của cậu bé Phác nhà văn cũng cho ta một
góc nhìn bao dung và cảm thông. Người đàn ông ấy đáng bị nên án nhưng cũng
đáng để bao dung bởi xét đến cùng anh ta cũng là nạn nhân của hoàn cảnh sống
thiếu thốn và khắc nghiệt. Với Phùng, anh còn băn khoăn day dứt, Phác thương mẹ
theo cách của …….
Và xúc động trước những nỗi đau của một người nghệ sĩ có trách nhiệm đối với
nghề nghiệp chính mình. Tố Hữu đã làm tỏa sáng tư tưởng chủ đề và giá trị nhân
vật cho tác phẩm, sự giác ngộ chân lí của Đẩu.


MINH HIÊN


TÀI LIỆU VĂN HỌC

Sự phát hiện vẻ đẹp khuất lất của người đàn bà hàng chài, sự đáng thương và cũng
đáng trách của người đàn ông, sự thương cảm đối với chị em bé Phác. Niềm tin vào
cuộc đời, sự trăn trở của nhà văn về mối quan hệ của nghệ thuật và sự sống.
KẾT BÀI:
Đọc truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của NMC ngẫm suy vào tình huống
truyện kiếm tìm bức thông điệp nghệ thuật mà nhà văn gửi gắm ta thấm thía biết
bao những dòng suy tư của cố nhà thơ Tố Hữu. “Văn học là cuộc đời, văn học sẽ
không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi
đi tới của văn học”

MINH HIÊN



×