Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MỘT SỐ HỒ TẠI THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN XUÂN LỘC

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MỘT SỐ HỒ
TẠI THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2017

Hà Nội – 2017
1

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MÔI TRƯỜNG

NGUYỄN XUÂN LỘC

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MỘT SỐ HỒ
TẠI THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2017
Chuyên ngành :Kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm môi trường
Mã ngành

:



NGƯỜI HƯỚNG DẪN : ThS. Lê Thu Thủy

2

2


Hà Nội – 2017

3

3


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng
viên hướng dẫn ThS.Lê Thu Thủy, giảng viên khoa Môi trường – Trường đại học
Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và truyền đạt cho
em những kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình làm đồ án.
Đồng thời, em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành về sự giúp đỡ của
quý thầy, cô trong khoa Môi trường thuộc Trường Đại Học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập tại
trường. Với vốn kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập không chỉ là nền
tảng cho quá trình em làm đồ án mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời
một cách vững chắc và tự tin.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong phòng thí nghiệm Khoa Môi
trường- Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội đã cho phép và tạo điều
kiện thuận lợi để em làm phân tích.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức chuyên ngành có hạn nên đồ án không

thể tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Em mong nhận được những ý kiến
góp ý của các thầy cô và các bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Xuân Lộc

4

4


MỤC LỤC

5

5


DANH MỤC BẢNG

6

6


DANH MỤC HÌNH

7


7


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU
Ký hiệu

Diễn giải

DO

Hàm lượng Oxy hòa tan trong nước

TSS

Tổng lượng chất rắn lơ lửng

BOD5

Nhu cầu oxy hóa sinh học trong 5 ngày

COD

Nhu cầu oxy hóa học

NO3-

Nitrat

NO2-


Nitrit

NH4+

Amoni

Cl-

Clorua

PO43-

Photphat

RSD

Độ lệch chuẩn tương đối

WQI

Chỉ số chất lượng nước

8

8


MỞ ĐẦU
1.


Đặt vấn đề
Với sự phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội trên thế giới ngày nay thì nước
mặt càng trở nên là vấn đề quan trọng không chỉ của riêng một quốc gia mà còn là
vấn đề của tất cả tất cả mọi người, mọi vùng, mọi khu vực trên trái đất. Song song
đó với sự phát triển nhanh về dân số là sự gia tăng lượng chất thải vào các môi
trường trên quy môi toàn cầu.Vấn đề đặt ra hiện nay là phải đánh giá chính xác chất
lựợng nước ở hiện tại, quản lý tốt các nguồn gây ô nhiễm, kiểm soát được các
nguồn gây ô nhiễm nước để duy trì chất lượng nước mặt có thể cung cấp cho thế hệ
tiếp sau sử dụng nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững của môi trường.
Thành phố Nam Định có điều kiện tự nhiên, tài nguyên phong phú và đa dạng.
Với vị trí địa lý thuận lợi, lực lượng lao động trẻ,tình hình chính trị - xã hội ổn định
nên có nhiều thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy sự hình thành các hồ
đều gắn liền với sự phát triển của thành phố Nam Định. Hiện nay, dưới áp lực của
quá trình đô thị hóa, hệ thống thu gom nước thải không hợp lý, ý thức của người
dân còn kém khiến tải lượng chất gây ô nhiễm xả xuống hồ tăng nhanh là nguyên
nhân chính gây ra ô nhiễm nước tại các hồ trong thành phố Nam Định. Do các hồ
Đồng An, hồ Vị Xuyên, hồ Hàng Nan, hồ Truyền Thống, hồ Lộc Vượng là các điểm
phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, làm không gian công cộng cho người dân trong và
ngoài thành phố. Nhưng những hồ này hiện đang có dấu hiệu ô nhiễm do chất thải
từ các hoạt động giải trí, văn hóa, du lịch và đặc biệt từ hoạt động sinh hoạt của các
hộ dân ở ven hồ.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Đánh giá chất lượng nước
một số hồ tại thành phố Nam Định 6 tháng đầu năm 2017” làm đề tài nghiên cứu
cho đồ án tốt nghiệp.
Mục tiêu đề tài

-

Đánh giá được chất lượng nước 6 tháng đầu năm 2017 tại 2017 tại 5 hồ (hồ Đồng

An, hồ Vị Xuyên, hồ Truyền Thống, hồ Lộc Vượng, hồ Hàng Nan) thuộc thành phố
Nam Định, tỉnh Nam Định.
9

9


-

Luận giải được nguyên nhân gây ô nhiễm nước hồ.
Đề xuất biện pháp quản lý, cải thiện chất lượng nước hồ.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội khu vực nghiên cứu
1.1.1 Tổng quan vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thành phố Nam Định
• Vị trí địa lý, địa hình
Thành phố Nam Định nằm ở phía Bắc tỉnh Nam Định. Phía Bắc và Đông Bắc
giáp với tỉnh Thái Bình, phía Tây Bắc giáp huyện Mỹ Lộc, phía Tây Nam giáp
huyện Vụ Bản, phía Đông giáp huyện Nam Trực. Thành phố cách Thủ đô Hà Nội
90km về phía Tây Bắc, cách thành phố Thái Bình- tỉnh Thái Bình 18km và Cảng
Hải Phòng 90km và phía Đông Bắc và thành phố Ninh Bình 80km về phía Tây
Nam.
Thành phố Nam Định với địa hình tương đối bằng phẳng, trên địa bàn thành phố
không có ngọn núi nào. Thành phố có 2 còn sông lớn chạy qua là sông Nam Định
và sông Hồng, trong đó sông Nam Định được nối từ sông Hồng chảy qua giữa lòng
thành phố đến sông Đáy làm cho thành phố là một trong những nút giao thông
đường thủy quan trọng cũng như có vị trí quan trọng trong việc phát triển thành phố
trong tương lai.[5]



Diện tích
Thành phố Nam Định có 20 phường nội thành, 5 xã ngoại thành với tổng diện
tích tự nhiên 46,32 km2 trong đó diện tích khu vực nội thành 18,62 km2. [3]

• Khí hậu
Cũng như các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Định mang khí hậu cận
nhiệt đới ẩm ấm. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 – 25°C. Tháng lạnh nhất là
các tháng 12 và 1, với nhiệt độ trung bình từ 16 – 17°C. Tháng 7 nóng nhất, nhiệt
độ khoảng trên 29°C.

10

10


Lượng mưa trung bình trong năm từ 1,350-1,400 mm, chia làm 2 mùa rõ rệt:
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Số
giờ nắng trong năm: 1,650 – 1,700 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 80-85%.
Mặt khác, do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Nam Định thường chịu
ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 – 6 cơn/năm. Thuỷ triều
tại vùng biển Nam Định thuộc loại nhật triều, biên độ triều trung bình từ 1,6 – 1,7
m; lớn nhất là 3,31 m và nhỏ nhất là 0,11 m.[1]
1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Nam Định


Dân số
Thành phố Nam Định với tổng 380.089 người (năm 2015) trong đó dân số thành

thị chiếm 85,71%, dân số thành thị 14,29% dân số. Trong đó tỉ lệ dân số trong độ
tuổi lao động là 61,1%. Mật độ dân số trung bình là 8191 người/km2.[1]

• Kinh tế
Nam Định nằm trong vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm của đồng
bằng Bắc Bộ. Đồng thời, có nền sản xuất công nghiệp phát triển tương đối sớm với
nhiều ngành nghề truyền thống, là một trong những trung tâm dệt may hàng đầu của
cả nước. Tổng sản phẩm trong tỉnh ước đạt 37.429 tỷ đồng, tăng 7,0% so với năm
2015. GDP bình quân đầu người đạt 12,2 triệu đồng (kếhoạch 10,5 triệu đồng). Sản
xuất nông nghiệp đạt kết quả khá trên các lĩnh vực: Tổng giá trị sản xuất nông, lâm,
thuỷ sản (theo giá so sánh 2010) ước đạt 18.407 tỷ đồng, tăng 2,5% so với năm
2015. Sản xuất công nghiệp của tỉnh tiếp tục phát triển, duy trì tốc độ tăng trưởng
khá. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 9,2% so với năm 2015. Tổng giá trị
sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 43.230 tỷ đồng, tăng
12,4% so với năm 2015. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã hội ước
đạt 30.339 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2015. Chỉ số giá tiêu dùng hàng hóa và
dịch vụ (số liệu 11 tháng) tăng 3,05% so với tháng 12-2015. Tổng giá trị hàng xuất
khẩu ước 1.110 triệu USD, vượt kế hoạch và tăng 13% so với năm 2015. Giá trị
nhập khẩu ước đạt 742 triệu USD, tăng 13,6% so với năm 2015.[2]
• Cơ sở hạ tầng

11

11


Hệ thống đường giao thông
Hệ thống giao thông qua thành phố Nam Định dày đặc và thuận tiện. Quốc lộ 10
bắt đầu từ Hải Phòng, Thái Bình, chạy qua thành phố Nam Định và kết nối với
thành phố Ninh Bình. Quốc lộ 21B nối Nam Định với Quốc lộ 1A và đường Hồ Chí
Minh, quốc lộ 38B từ Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam xuống Nam Định, Ninh
Bình. Quốc lộ 37 nối Hưng Yên với Nam Định, Thái Bình. Quốc lộ 21A đi Sơn Tây
và các huyện Hải Hậu, Giao Thuỷ, Xuân Trường và bãi biển Quất Lâm, Đường cao

tốc mới nối Phủ Lý với Nam Định. Quốc lộ 39 B Hưng Yên, Thái Bình Nam
Định.Tỉnh lộ 55 (TL490) đi Nghĩa Hưng và bãi biển Thịnh Long. Từ ngoài có 13
tuyến đường xuyên tâm đi đến thành phố. Thành phố Nam Định còn có tuyến
đường sắt Bắc Nam chạy qua. Ga Nam Định là một trong những ga lớn trên tuyến
đường sắt Bắc Nam, thuận tiện cho hành khách vùng nam đồng bằng đi đến các
thành phố lớn trong cả nước như Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Nam Định nằm bên hữu ngạn sông Hồng, thuận tiện cho giao thông
đường thủy và thuộc tỉnh có 72 km bờ biển. Các tuyến đường bộ giao thông giúp
việc luôn chuyển hàng hóa, di chuyển thuận tiện là tiền đề cho sự phát triển sản
xuất, giao thương, du lịch với các tỉnh trong cả nước . [5]
Hệ thống thoát nước
Cùng với quá trình đô thị, Thành phố Nam Định đã tập trung xây dựng hệ thống
thoát nước đô thị bền vững. Thành phố đã tập trung hoàn thành 2 trạm bơm Quán
Chuột và Kênh Gia (năm 2012). Trạm bơm Quán Chuột được trang bị 13 tổ máy
công suất lớn, mỗi máy có khả năng tiêu 1,2 m 3 nước/giây. Ngoài ra, hệ thống kênh
bao từ QL 10 (phường Lộc Vượng) đến trạm bơm dài hơn 5 km và kênh xả từ trạm
bơm ra sông Hồng dài hơn 1,3 km. Trạm bơm Kênh Gia đã được đầu tư nâng cấp lên
10 tổ máy với công suất 43.000 m3/h phục vụ tiêu thoát nước khu vực Tây Nam thành
phố.
Trong khu vực nội thành, thành phố đã đầu tư thực hiện dự án hệ thống thoát
nước phía tây với chiều dài gần 5 km, tuyến kênh tiêu T3-11 dài gần 7 km và kênh xả
trạm bơm Quán Chuột ở phía Đông Bắc; hoàn chỉnh cải tạo 25 km đường cống thoát
nước nội thành; bảo đảm cơ bản rút hết nước toàn thành phố sau 1 giờ xảy ra mưa
lớn. Thành phố kết hợp cải tạo hơn 5 km vỉa hè với nâng cấp hệ thống cống thoát

12

12



nước ngầm dọc tuyến đường bao quanh hồ Vỵ Xuyên, đường Hùng Vương, Phù
Long, Trần Đăng Ninh, Điện Biên.
Ngoài ra, hệ thống các hồ trong nội thành như: hồ Vỵ Xuyên, hồ Truyền Thống,
hồ Đồng An, hồ An Trạch đều đã được kè và nâng cấp hệ thống cống ngầm để lưu
dẫn nước. Thành phố đấu nối toàn bộ hệ thống thoát nước vào hệ thống kênh T3-11
và Kênh Gia, tránh tình trạng nước hồ bị tràn khi có mưa lớn, hệ thống lưu dẫn không
đủ sức thoát nước như trước đây. Đối với khu đô thị Hòa Vượng, thành phố chủ
trương xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng và nước thải sinh hoạt riêng. [4]
1.2 Tổng quan về một số hồ ở thành phố Nam Định
Tính đến đầu năm 2017 thành phố Nam Định có 13 ao, hồ điều hòa lớn nhỏ với
tổng diện tích 130,47 ha. Trong đó, thành phố quản lý hồ Vị Xuyên và hồ Tiểu khu
Thống Nhất. Các hồ: Truyền Thống, Hàng Nan, Lộc Vương(Đầm Bét, Đầm Đọ),
An Trạch, Bảo Bối, Đồng An(Năng Tĩnh), Đình Ông, Bắc Kính, Vị Hoàng, Cơ Khí
được thành phố giao cho các phường, xã quản lý.[4]
-

Hồ Truyền Thống
Hồ Truyền Thống nằm trong khuân viên công viên Tức Mặc và công viên Đông
hồ Truyền Thống, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định. Hồ có diện tích mặt
nước là 15,0 ha, được kè xung quang và có đường đi lại quanh hồ, hồ phục vụ mục
đích là hồ điều hòa chứa nước thải và nước mưa chảy chàn đồng thời cũng là địa
điểm vui chơi giải chí công cộng cho dân cư quanh hồ và thành phố .Nước hồ
không sử dụng mục đích cấp nước sinh hoạt.
- Hồ Lộc Vương
Hồ Lộc Vượng với tổng diện tích mặt nước là 23,5 ha hình thành từ Đầm Bọ và
Đầm Bét được quy hoạch tổng thể trong khuân viên Công viên Lộc Vượng mới
thuộc phường Lộc Vượng thành phô Nam Định. Hồ được bao quang bởi đường Lộc
Vượng được bê tông hóa và bờ kè được xây dựng xung quang hồ. Hồ hiện được sử
dụng cho mục đích nuôi cá, không gian công cộng cho nhân dân thành phố.Hồ có 1
cống thoát nước chính và nước trong hồ không sử dụng cho mục đích cấp nước sinh

hoạt.
-

Hồ Hàng Nan
Hồ Hàng Nan với diện tích mặt nước là 7,0ha, hồ thuộc phường Lộc Vượng,
thành phố Nam Định. Hiện tại thành phố đang triển khai dự án kè hồ Hàng Nan kết
hợp xây dựng công viên vườn hoa rộng 5000m 2. Đến nay, các đơn vị thi công là
13

13


liên danh Cty CP Xây dựng Nghĩa Trung và Cty CP Xây dựng Nasaco đang tiến
hành thi công kè hồ, đào đắp tạo nền đường dạo quanh hồ đạt 30% khối lượng công
việc. Hồ được thiết kế với 1 cống chảy chính hướng sang hồ Truyền Thống. Nước
hồ được sử dụng trong mục đích nuôi cá và không sử dụng mục đích cấp nước sinh
hoạt.
- Hồ Vị Xuyên
Hồ Vị Xuyên thuộc phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
Đây là một công viên đẹp bao gồm hồ nước, cây xanh và nhiều di tích khác, là một
biểu tượng của thành Nam. Hồ Vị Xuyên là dấu tích còn lại của con sông Vị Hoàng
xưa chảy qua lòng thành phố.Hồ với diện tích mặt nước là tích 7,1ha, đã được kè và
có đường dạo xung quanh, đây là nơi vui chơi giải trí cho nhân dân sống quanh
vùng. Hồ có chức năng quan trọng trong việc điều hòa thoát nước mưa để hạn chế
úng ngập cho khu vực. Nước hồ không sử dụng mục đích cấp nước sinh hoạt.
- Hồ Đồng An( hồ Năng Tĩnh)
Hồ Đồng An hay hồ Năng Tĩnh thuộc phường Năng Tĩnh, thành phố Nam Định.
Hồ có diện tích mặt nước 4,5ha, hồ nằm trọn trong khu dân cư, được xây kè xung
quanh và có đường xung quanh hồ. Hồ được sử dụng để chứa nước thải sinh hoạt
các hộ dân quanh hồ và cũng là không gian chung cho nhân dân khu vực quanh

hồ.Nước hồ không sử dụng mục đích cấp nước sinh hoạt.

14

14


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phạm vi, đối tượng và thời gian nghiên cứu
-

-

Đối tượng nghiên cứu: Nước mặt ở hồ Truyền Thống, hồ Lộc Vượng, hồ Hàng Nan,
hồ Vị Xuyên, hồ Đồng An tại thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định.
Phạm vi nghiên cứu: khu vực hồ Truyền Thống, hồ Lộc Vượng, hồ Hàng Nan, hồ
Vị Xuyên, hồ Đồng An tại thành phố Nam Định tỉnh Nam Định 6 tháng đầu năm
2017.
Thời gian nghiên cứu: từ ngày 27/02/2017 đến ngày 15/05/2017.
2.2 Nội dung nghiên cứu

-

-

-

-


Tổng quan tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng chất lượng nước
sông, số liệu quan trắc nước hồ thuộc thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định năm
2017
Khảo sát thực tế và lập kế hoạch quan trắc môi trường nướchồ Truyền Thống, hồ
Lộc Vượng, hồ Hàng Nan, hồ Vị Xuyên, hồ Đồng An tại thành phố Nam Định, tỉnh
Nam Định.
Tiến hành quan trắc 5 hồ vào 2 đợt, phân tích các chỉ tiêu của nước hồ, dự kiến đợt
1 từ ngày 07/03/2017-20/03/2017, đợt 2 từ ngày 04/04/2017-17/04/2017.
+ Thông số đo nhanh: pH,DO, nhiệt độ, độ đục.
+ Thông số phân tích: TSS; NH4+; NO3-; NO2-; COD; BOD5; Cl-; PO43-; tổng Fe;
Coliform; Chì.
Đánh giá độ lặp của phương pháp phân tích các thông số tại một vị trí quan trắc.
Đánh giá chất lượng nước hồ thông qua các chỉ số WQI
Luận giải các nguyên nhân gây ô nhiễm.
Đề xuất các giải pháp quản lý môi trường nước hồ thuộc thành phố Nam Định, tỉnh
Nam Định.
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu thông tin thứ cấp
Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Nam Định như
dân số, kinh tế, lượng mưa, nhiệt độ trung bình, … được thu thập từ các nguồn
chính thống.

15

15


Những thông tin về hệ thống cống dẫn thoát nước khu vực quanh hồ, chế độ
cấp thoát nước, hệ thống thủy thực vật trong hồ được thu thập thông qua khảo sát
thực tế, điều tra thực địa.

Thông số thiết kế: diên tích mặt nước, địa điểm và tọa độ địa chỉ của từng hồ
và vị trí lấy mẫu được xác định bằng cách đo đạc trên Google Earth và đo đạc thực
tế.
Những thông tin về áp lực của nước thải sinh hoạt, sản xuất, chất thải ảnh
hưởngtới chất lượng nước hồ thông qua điều tra, phòng vấn trực tiếp.
2.3.2 Phương pháp thực nghiệm
2.3.2.1 Phương pháp lấy mẫu
Mẫu nước phân tích được lấy theo phương pháp lấy mẫu nước mặt đảm bảo
TCVN 6663-1:2011. Vị trí lấy mẫu: Lấy 3 mẫu nước tại mỗi hồ.Tọa độ và vị trí lấy
mẫu theo bảng 2.1.
Tần suất lấy mẫu: do thời gian thực hiện quan trắc có hạn nên tiến hành lấy mẫu
2 lần:
-

Lần 1: ngày 19/03/2017
Lần 2: ngày 06/04/2017
Bảng 2.1: Tọa độ lấy mẫu
STT

Vị trí lây
mẫu


hiệu

1

Hồ Truyền TT-1
Thống
VT1


Tọa độ

Dụng cụ
đựng
mẫu

20026’00.0”N
106010’00.8”E

Chai
nhựa

2

Hồ Truyền TT-2
Thống
VT2

20026’08.9”N Chai
106010’12.5”E nhựa

3

Hồ Truyền TT-3
Thống
VT3

20026’15.8”N Chai
106010’12.1”E nhựa


4

Hồ

20026’24.4”N

Lộc LV-1

Chai
16

Thể
tích
mẫu
(ml)
500

Bảo
quản
H2SO4

500

HNO3

500

Thường


1000

Lạnh

500
500
500
500
500
500
500
500
500

H2SO4
HNO3
Thường
Lạnh
H2SO4
HNO3
Thường
Lạnh
H2SO4

Ghi chú

Khu vực
cống thoát
nước


Bán đảo
giữa hồ
Giáp khu
vực dân

Giáp khu
16


VượngVT1

106010’08.6”E nhựa

5

Hồ
Lộc LV-2
VượngVT2

20026’19.8”N Chai
106010’10.5”E nhựa

6

Hồ
Lộc LV-3
VượngVT3

20026’16.3”N Chai
106010’56.0”E nhựa


7

Hồ Hàng HNNan- VT1 1

20025’57.6”N Chai
106010’07.7”E nhựa

8

Hồ Hàng HNNan- VT2 2

20025’54.1”N
106010’04.3”E

9

Hồ Hàng HNNan- VT3 3

20025’49.3”N Chai
106010’02.7”E nhựa

10

Hồ
Vị VHXuyên1
VT1

20025’51.1”N Chai
106010’49.8”E nhựa


11

Hồ
Vị VHXuyên2
VT2

20025’55.2”N Chai
106010’55.3”E nhựa

12

Hồ
Vị VHXuyên3
VT3

20025’49.6”N Chai
106010’57.5”E nhựa

13

Hồ Đồng ĐAAn-VT1
1

20024’59.2”N Chai
106010’17.9”E nhựa

14

Hồ Đồng ĐAAn-VT2

2

20024’52.4”N Chai
106010’16.8”E nhựa

17

Chai
nhựa

500
500
500
500
500
500
500
500
500
500
500
500
500
500
500
500
500
500
500
500

500
500
500
500
500
500
500
500
500
500
500
500
500
500
500
500
500
500
500
500
500
500

HNO3
Thường
Lạnh
H2SO4
HNO3
Thường
Lạnh

H2SO4
HNO3
Thường
Lạnh
H2SO4
HNO3
Thường
Lạnh
H2SO4
HNO3
Thường
Lạnh
H2SO4
HNO3
Thường
Lạnh
H2SO4
HNO3
Thường
Lạnh
H2SO4
HNO3
Thường
Lạnh
H2SO4
HNO3
Thường
Lạnh
H2SO4
HNO3

Thường
Lạnh
H2SO4
HNO3
Thường

vực


dân

Khu vực
cống thoát
nước
Giáp khu
vực dân

Khu vực
thoát nước

Giáp khu
dân cư

Giáp khu
vực dân

Khu
chơi
hồ


vui
ven

Sau tượng
đài Trần
Hưng Đạo

Giáp khu
vực dân

Giáp
Petrolime
x
Nam
17


15

20024’52.8”N
106010’13.3”E

Hồ Đồng ĐAAn-VT3
3

Chai
nhựa

500
500

500
500
500

Lạnh
H2SO4
HNO3
Thường
Lạnh

Định
Cống
thoát nước
chính.

2.3.2.2 Phương pháp bảo quản mẫu
Phương pháp bảo quản mẫu theo TCVN 6663-3:2008 được nêu trong bảng 2.2.
Bảng 2.1: Phương pháp bảo quản mẫu.
STT

Thông số
phân tích

Chai
đựng

Kỹ thuật bảo quản

Thời gian
bảo quản

tối đa

1

TSS

PE

Làm lạnh đến giữa 1 oC và 5 oC

24 giờ

2

COD

PE

Axít hóa đến pH từ 1 đến 2 với H2SO4

1 tháng

3

BOD5

PE

Làm lạnh đến giữa 1 oC và 5 oC


24 h

4

NH4+

PE

Axit hóa với H2SO4 đến pH từ 1 đến
21 ngày
2, làm lạnh đến giữa 1 oC và 5 oC

5

NO2-

PE

Làm lạnh đến giữa 1 oC và 5 oC

24 giờ

6

NO3-

PE

Làm lạnh đến giữa 1 oC và 5 oC


24 giờ

7

PO43-

PE

Làm lạnh đến giữa 1 oC và 5 oC

1 tháng

8

Cl-

PE

9

Coliform

PE

Làm lạnh đến giữa 1 oC và 5 oC

24 giờ

10


Fe

PE

Axit hóa với HNO3 đến pH từ 1 đến 2

1 tháng

11

Chì

PE

Axit hóa với HNO3 đến pH từ 1 đến 2

1 tháng

1 tháng

2.3.2.3 Phương pháp phân tích tại phòng thí nghiệm
Phương pháp phân tích các chỉ tiêu được nêu trong bảng 2.3:
Bảng 2.2: Phương pháp phân tích các chỉ tiêu nước mặt
STT Thông số

Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp

1

TSS


TCVN 6625:2000 ( ISO 11923 : 1997)

2

COD

TCVN 6491:1999 ( ISO 6060:1989)
18

18


3

BOD5

TCVN 6001-1:2008 ( ISSO 5815-1:2003)

4

NH4+

TCVN 6179-1:1996 (ISO 7150-1:1984)

5

NO2-

TCVN 6178:1996 ( ISO 6777: 1984)


6

NO3-

TCVN 6180:1996 (ISO 7890:1988)

7

PO43-

TCVN 6206:2008 (ISO 6878:2004)

8

Cl-

TCVN 6194-1:1996

9

Fe

TCVN 6177:1996 ( ISO 6332:1988)

10

Coliform

TCVN 6187-1:2009 ( ISO 9308-1:2000)


11

Chì

TCVN 6193:1996 (ISO 8288:1986)

a, Xác định các thông số đo nhanh.
Sử dụng thiết bị máy Hach để đo nhanh thông số pH, DO, độ đục.
b, Xác định TSS
Xác định TSS theo TCVN 6625:2000 (ISO 11923:1997) phương pháp lọc.
• Nguyên tắc
Trộn đều mẫu, lọc qua giấy lọc sợi thủy tinh và phần cặn giữ lại trên giấy lọc
được sấy đến khối lượng không đổi trong tủ sấy nhiệt độ từ 100 – 1050C.
• Tiến hành phân tích
Bước 1:Chuẩn bị giấy lọc
- Cho giấy lọc vào dụng cụ lọc, rửa giấy với 20ml nước.
- Lấy giấy lọc ra, đặt lên đĩa nhôm (để giữ cho giấy lọc không bám bụi), sấy ở 1031050C/1h.
- Lấy ra để nguội trong bình hút ẩm 30 phút rồi cân.
- Đánh số thứ tự từ 1-6 trên giấy lọc (đánh ở mép giấy).
- Lặp lại thao tác sấy, để nguội, đem cân cho đến khi đạt đến khối lượng không đổi.

-

Chênh lệch khối lượng cân giữa lần 1 và lần 2 nhỏ hơn 4% hoặc 0.5mg.
Bước 2: Phân tích mẫu
Để mẫu ở nhiệt độ phòng
Đặt giấy lọc vào phễu lọc (mặt nhám cho lên trên).
Làm ướt giấy lọc với một lượng nhỏ nước cất để giấy bám dính vào bề mặt dụng cụ


-

lọc.
Lắc đều mẫu, lấy 50ml mẫu cho vào phễu lọc, sau khi lượng mẫu được lọc hết cần

-

tráng lại phễu bằng nước cất.
Lấy giấy lọc ra, đặt vào đĩa nhôm, sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 103- 1050C/1 giờ.
19

19


-

Lấy ra cân được khối lượng m2.
• Tính kết quả
Trong đó:
C: là hàm lượng TSS (mg/l)
m2: là khối lượng giấy lọc và cặn (mg)
m1: là khối lượng giấy lọc (mg)
V: là thể tích mẫu đem lọc (ml)
c, Xác định nhu cầu oxy hóa học (COD) bằng phương pháp chuẩn độ
Dicrommat (TCVN 6491:1999)
• Nguyên tắc:
Trong môi trường axit sunfuric đặc, với sự có mặt của xúc tác Ag 2SO4 thì khi
đun nóng K2Cr2O7 oxi hóa các hợp chất hữu cơ. Chuẩn độ lượng K 2Cr2O7dưbằng
muối Morh với chỉ thị feroin, tại cuối điểm chuẩn độ dung dịch chuyển từ màu xanh
lục sang màu nâu đỏ.

Yếu tố cản trở: ion Cl-, được loại bỏ bằng cách thêm HgSO4.

-

• Dụng cụ và hóa chất
Bộ phá mẫu COD
Dung dịch K2Cr2O70.0167(+Hg): pha hóa chất, hòa tan 1,22575g K 2Cr2O7 (đã sấy ở
1500C trong 2 giờ) với 8,325g HgSO4 trong 125 ml H2SO4 đậm đặc, khuấy tan và

định mức thành 250ml bằng nước cất.
- Chỉ thị màu Feroin: Cân 0.7425g 1,10-Phenanthroline monohydrat và 0,4825g
FeSO4.7H2O trong nước cất và định mức thành 50ml
- Dung dịch chuẩn độ Ferrouns Ammonium Sulfate (FAS) 0.1M: Hòa tan 2,45g
Fe(NH4)2(SO4)2.6H2O trong một ít nước cất, thêm vào 5ml H2SO4 đậm đặc, để nguội
và định mức thành 250ml bằng nước cất.
• Tiến hành
Phá mẫu:
- Chuẩn bị 2 ống nghiệm có nắp đậy. Hút 2ml mẫu vào ống nghiệm, thêm 1ml
K2Cr2O7/HgSO4 và 3ml dung dịch AgSO4/H2SO4. Đậy và vặc chặt nắp ông nghiệm,
lắc đều, rửa sạch bên ngoài bằng nước cất và lau khô.
- Bật bộ phá mẫu COD, ra nhiệt đến 150oC.
- Chuẩn bị 1 mẫu trắng (lặp lại các bước như trên nhưng thay mẫu bằng nước De Ion).
20

20


- Đặt ống nghiệm và mẫu trắng vào bộ phá mẫu COD đã được ra nhiệt và đặt thời gian
2h.
- Tắt nguồn điện bộ phá mẫu, đợi 20p để nguội.

- Đảo ngược ống nghiệm, lắc vài lần khi vẫn còn ấm, đặt lên giá đợi tới khi ống
nghiệm nguội hẳn.
Chuẩn độ:
- Chuyển toàn bộ mẫu vào bình tam giác 100ml, tráng rửa ống nghiệm, thêm nước cất
khoảng 50ml.
- Thêm 2 giọt chỉ thị Feroin, lắc đều.
- Chuẩn độ bằng dung dịch muối Morh, dung dịch chuyển từ xanh sang đỏ nâu thì
dừng lại, ghi thể tích tiêu tốn.
• Tính kết quả
(mg/l)
Trong đó:
V: là thể tích mẫu (ml)
N: là nồng độ đương lượng muối Morh đem chuẩn độ (N)
V1: thể tích muối Morh chuẩn độ mẫu môi trường sau khi phá mẫu (ml)
V2 : thể tích muối Morh chuẩn độ mẫu trắng sau khi phá mẫu (ml).
d, Xác định BOD5bằng phương pháp pha loãng và cấy bổ sung allythiourea
(TCVN 6001-1:2008)
• Nguyên tắc
Pha loãng mẫu bằng dung dịch giàu chất dinh dưỡng có nồng độ oxy hòa tan cao
và chứa các vi sinh vật hiếu khí, ủ trong tủ ở 20 0C trong 5 ngày. Xác định nồng độ
oxy hòa tan trước và sau khi ủ. Sự chênh lệch lượng oxy trước và sau khi ủ chính là
nồng độ BOD5 cần xác định.
• Dụng cụ và hóa chất
- Máy đo DO.
- Chai tối màu.
- Dung dịch FeCl3: Hòa tan 0,25g FeCl3.6H2O trong nước cất và định mức thành
-

1000ml.
Dung dịch CaCl2: Hòa tan 27,5g CaCl2 trong nước cất và định mức thành 1000ml.

Dung dịch MgSO4: Hòa tan 22,5g MgSO4.7H2O trong nước cất và định mức thành

-

1000ml.
Dung dịch đệm photphat, pH=7,2: Hòa tan 8,5g KH 2PO4, 21,75g K2HPO4, 33,4g

Na2HPO4.7H2O và 1,7g NH4Cl trong nước cất và định mức thành 1000ml.
• Tiến hành
21

21


-

Lấy 3000ml nước cất đem sục khí trong 1giờ.
Pha loãng nước: thêm 3ml mỗi dung dịch muối (FeCl 3, CaCl3, MgSO4, dung dịch

-

đệm photphat, pH=7,2) vào 3000ml nước cất đã sục khí ở trên.
Mẫu trắng: Chuyển nước đã pha loãng vào hai chai có thể tích 125ml đã đánh dấu, 0
và 0’ Chai thứ nhất (0) ta xác định ngay hàm lượng Oxy ban đầu, chai thứ hai (0’)
đem ủ tối ở tủ ủ nhiệt độ 200C trong 5 ngày rồi đo lại nồng độ oxy hòa tan. Nếu

-

BOD mẫu trắng sau 5 ngày ủ > 0.2mg/l thì phải phân tích lại toàn bộ mẫu.
Các mẫu còn lại : lấy 50 ml mẫu cho vào bình định mức có thể tích 250 ml định

mức bằng nước pha loãng, từ từ chuyển dung dịch từ bình định mức vào chai tối
màu đến vừa tràn (hệ số pha loãng f=5 ), cần đuổi bọt khí bám trên thành bình trước
khi đậy nắp. Các bình chứa mẫu từ 1 đến n đem xác định ngay hàm lượng O 2 ban
đầu, các mẫu từ 1’ đến n’ đem ủ tối ở tủ ủ nhiệt độ 20 oC trong 5 ngày rồi đo lại nồng

độ oxy hòa tan.
- Đo mẫu bằng máy đo DO.
• Tính kết quả
BOD5 = [(DO1 – DO5)MMT– (DO1 – DO5)MT].f (mgO2/l)
Trong đó:
DO1: là giá trị thông số DO ngày đầu tiên (mg/l)
DO5: là giá trị thông số DO này thứ 5 (mg/l)
MMT: là mẫu môi trường
MT: là mẫu trắng
f:
là hệ số pha loãng
e, Xác định NH4+trong nước bằng phương pháp trắc quang
• Nguyên tắc
Ion amoni phản ứng với hypoclorit và phenol tạo phức màu xanh đậm trong môi
trường kiềm, chất xúc tác là natri nitroprusside. Đo quang ở λ=640nm.
• Hóa chất và dụng cụ
- Dung dịch phenol: Lấy 10g phenol vào cốc, đun nóng chảy cho tan ra (t=43 oC). Lấy
2,8ml phenol cho vào 22,5ml cồn etylic 950 trộn đều. (Chú ý mọi thao tác làm trong
-

tủ hút).
Dung dịch xúc tác natri nitroprusside 0,5%.
Dung dịch Natri citrat: 20g Natri citrat + 1g NaOH/100ml H2O.
Dung dịch NaClO 5%.
Dung dịch hỗn hợp: Trộn 100ml dung dịch Natri citrat (đã pha ở trên) và 25ml dung


-

dịch NaClO.
Dung dịch gốc NH4+ 1000mgN/l.
22

22


- Dung dịch NH4+ 50mgN/l: pha loãng 20 lần từ dung dịch gốc.
- Dung dịch NH4+ 1mgN/l: pha loãng 50 lần từ dung dịch NH4+ 50mgN/l.
• Tiến hành
- Xây dựng đường chuẩn theo bảng 2.4.
Bảng 2.3: Các bước tiến hành xây dựng đường chuẩn NH4+.
0

1

2

3

4

+
4

Dung dịch NH có nồng độ
0

1,25
2,5
5,0
10,0
1mgN/l
(ml)
Vnước (ml)
Định mức bằng nước cất đến 25ml
Dung dịch phenol
(ml)
0,2
Dung dịch xúc tác
(ml)
0,2
Dung dịch hỗn hợp
(ml)
0,4
Nồng độ (mgN/l)
0
0,05
0,1
0,2
0.4
Abs
-

0,0

0,018


0,042 0,069

0,14

5
20,0

0.8
0,31
2

Tiến hành hút 25ml mẫu môi trường vào bình định mức 25ml, thêm hóa chất như

đường chuẩn. Sau đó đo Abs mẫu môi trường.
• Tính kết quả
Từ kết quả đo Abs của các mẫu thuộc đường chuẩn đã chuẩn bị theo bảng 2.4
ta có phương trình đường chuẩn của NH4+ như hình 2.1 :

Hình 2.1: Đường chuẩn xác định hàm lượng Amoni
Phương trình đường chuẩn là: Abs = 0,3858C – 0,0028
Từ phương trình đường chuẩn tính kết quả hàm lượng NH4+ mẫu môi trường
theo công thức:
Cđo= .f (mgN/l)
Trong đó:
Cđo : là hàm lượng NH4+ trong mẫu môi trường (mgN/l)
Abs: là độ hấp thụ quang của dung dịch
f:
là hệ số pha loãng
f, Xác định NO2-trong nước bằng phương pháp trắc quang
• Nguyên tắc


23

23


NO2-trong nước được xác thông qua hợp chất phức màu hồng ở pH = 2-2,5 bởi
liên kết diazo của Sulfanilamide với N-(1-napthyl)-ethylendiamine dihydrochloride.
Đo độ hấp thụ quang ở λ=540nm.
• Hóa chất và dụng cụ
- Dung dịch chuẩn làm việc NaNO2 5mgN/l: hút chính xác2ml dịch chuẩn gốc NO2-

250 ppm vàđịnh mức thành 100 ml bằng nước cất.
Hỗn hợp thuốc thử nitrat: Trong 400ml nước cất, thêm vào 50ml H 3PO4 85% và 5g
sulfannilamid, khuấy cho đến khi tan hoàn toàn, thêm 0.5g N-(1-Napthy)-

ethylenediamine dihydrocloride, trộn đều, định mức 500ml bằng nước cất.
• Tiến hành
- Xây dựng đường chuẩn theo bảng 2.5.
Bảng 2.4: Các bước tiến hành xây dựng đường chuẩn NO2-.
0

1

2

3

-


4

Dung dịch chuẩn làm việc NO2
0
0,5
1,0
2,5
3,75
5mgN/l
(ml)
Vđịnh mức
(ml)
25
Dung dịch thuốc thử
(ml)
1
Sau 15p đem đo quang ở λ=540nm
Nồng độ
(mgN/l)
0
0,1
0,2
0,5
0,75
Abs
0
0,058 0,145 0,333 0,488
- Tiến hành hút 25ml mẫu môi trường + thêm hóa chất như đường chuẩn.

5

5,0

1,0
0,63
Sau 15p

đem đo quang ở λ=540nm.
• Kết quả
Từ kết quả đo Abs của các mẫu thuộc đường chuẩn đã chuẩn bị theo bảng 2.5 ta
có đường chuẩn của NO2- như hình 2.2 :

Hình 2.2: Đường chuẩn xác định hàm lượng Nitrit
Phương trình đường chuẩn là: Abs = 0,6348C + 0,0059
Từ phương trình đường chuẩn tính kết quả hàm lượng NO2- mẫu môi trường
theo công thức:
Cđo= .f (mgN/l)
Trong đó:
Cđo :

là hàm lượng NO2- trong mẫu môi trường (mgN/l)
24

24


Abs: là độ hấp thụ quang của dung dịch
f:
là hệ số pha loãng.
g, Xác định NO3-trong nước bằng phương pháp trắc quang dùng thuốc thử axit
sunfosalixylic (TCVN 6180:1996)

• Nguyên tắc
Ion NO3- tác dụng với dung dịch axit sunfosalixylic (được hình thành do việc
cho thêm Natri salixylat và axit H2SO4 vào mẫu) trong môi trường kiềm tạo phức
màu vàng, đo quang ở bước sóng 415nm.
• Hóa chất
- Dung dịch NO3- chuẩn gốc 100mgN/l.
- Dung dịch chuẩn làm việc 1mgN/l: Hút 1ml dung dịch chuẩn gốc pha loãng thành
100ml.
- Dung dịch natri salixylat 10g/l.
- Dung dịch EDTA/NaOH: (20g NaOH+5g EDTA)/100ml.
- Axit H2SO4 đặc.
• Tiến hành
- Xây dựng đường chuẩn theo bảng 2.6.
Bảng 2.5: Các bước tiến hành xây dựng đường chuẩn NO3-.
0

1

2

3

4

5

-

Dung dịch chuẩn làm việc NO3
0

1,0
2,0
3,0
4,0
5,0
1mgN/l
(ml)
Dung dịch Natri salixylat
(ml)
1
Đun trên bếp cách cát đến cạn (chú ý không để cháy), để nguội
Dung dịch H2SO4 đặc
(ml)
1
Lắc kỹ cho tan hết cặn, để yên 10 phút
Nước cất
(ml)
5
Dung dịch EDTA/NaOH
(ml)
10
Định mức bằng nước cất đến vạch 25ml. Sau 10p đem đo quang ở λ=415nm
Nồng độ
(mgN/l) 0
0,04
0,08
0,12 0,16 0,20
0,13 0,16
Abs
0

0,035 0,071 0,11
8
7
-

Tiến hành hút 10ml mẫu môi trường + làm như đường chuẩn. Sau 10p đem

đo quang ở λ=415nm
• Kết quả

25

25


×