Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch lãnh thổ Thái Nguyên – Tuyên Quang – Bắc Kạn trên quan điểm phát triển bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.69 MB, 159 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

PHẠM THU THỦY

§¸NH GI¸ C¸C §IÒU KIÖN Tù NHI£N Vµ TµI NGUY£N DU LÞCH
L·NH THæ TH¸I NGUY£N – TUY£N QUANG – B¾C K¹N
TR£N QUAN §IÓM PH¸T TRIÓN BÒN V÷NG

Chuyên ngành: Địa lí tự nhiên
Mã số:

62.44.02.17

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Trung Lƣơng
Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kì công trình nào khác.

Tác giả


LỜI CẢM ƠN
Luận án được hoàn thành tại Khoa Địa lí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội


dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Phạm Trung Lương. Tác giả xin bày
tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy hướng dẫn, người đã chỉ bảo
tận tình tác giả trong suốt thời gian thực hiện luận án.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, Phòng Sau đại học, Ban chủ nhiệm Khoa Địa lí Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội, Ban chủ nhiệm Khoa Địa lí Trường Đại học Sư phạm Thái
Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả có cơ hội phấn đấu vươn lên
trong công tác cũng như trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể
Thao và Du lịch các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Kạn; Ban lãnh đạo
các khu du lịch: VQG Ba Bể, suối khoáng Mỹ Lâm, khu du lịch hồ Núi Cốc…
đã tận tình giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập tài liệu và đi thực địa tại địa
phương. Cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các nhà khoa học trong khoa
Địa lí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện Địa lí – Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam, Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – Tổng cục Du lịch
Việt Nam… đã có những nhận xét, góp ý xây dựng luận án trong quá trình
nghiên cứu.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đối với sự giúp
đỡ, động viên của gia đình, người thân và bạn bè trong quá trình học tập, nghiên
cứu và thực hiện luận án.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

TÁC GIẢ LUẬN ÁN


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


1. BK
2. BĐ
3. BĐKH
4. CSHT
5. CSVCKT
6. DLND
7. DLST
8. DLTQ
9. ĐKTN
10. ITL
11. KTL
12. KBTTN
13. KT – XH
14. RTL
15. SKH
16. TNTN
17. TNDL
18. TN
19. TQ
20. VQG
21. TL
22. TLTB

: Bắc Kạn
: Bản đồ
: Biến đổi khí hậu
: Cơ sở hạ tầng
: Cơ sở vật chất kĩ thuật
: Du lịch nghỉ dưỡng

: Du lịch sinh thái
: Du lịch tham quan
: Điều kiện tự nhiên
: Ít thuận lợi
: Khá thuận lợi
: Khu bảo tồn thiên nhiên
: Kinh tế - xã hội
: Rất thuận lợi
: Sinh khí hậu
: Tài nguyên thiên nhiên
: Tài nguyên du lịch
: Thái Nguyên
: Tuyên Quang
: Vườn quốc gia
: Thuận lợi
: Thuận lợi trung bình


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................... 2
3. Giới hạn nghiên cứu đề tài ............................................................................ 3
4. Các luận điểm bảo vệ .................................................................................... 3
5. Những điểm mới của luận án ........................................................................ 4
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án ................................................... 4
7. Cơ sở tài liệu ................................................................................................. 5
8. Cấu trúc luận án ............................................................................................ 5
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU,

ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG ...................................... 6
1.1. Tổng quan tài liệu..................................................................................... 6
1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 6
1.1.2. Tại Việt Nam ........................................................................................... 9
1.1.3. Tại địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 13
1.2. Cơ sở lí luận ............................................................................................ 15
1.2.1. Một số khái niệm về du lịch .................................................................. 15
1.2.4. Phát triển du lịch bền vững ................................................................... 23
1.2.5. Hệ thống các quan điểm nghiên cứu ..................................................... 29
1.2.6. Nguyên tắc và phương pháp đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên
thiên nhiên cho phát triển du lịch ................................................................... 33
1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 38
1.3.1. Hệ phương pháp nghiên cứu chung ...................................................... 38
1.3.2. Phương pháp đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch
......................................................................................................................... 39


1.3.3. Phương pháp đánh giá sử dụng công cụ hệ thông tin địa lí (GIS) ........... 43
1.3.4. Phương pháp nội suy .............................................................................. 43
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 44
Chƣơng 2. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TÀI NGUYÊN DU LỊCH CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
LÃNH THỔ THÁI NGUYÊN – TUYÊN QUANG – BẮC KẠN ............. 45
2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên lãnh thổ Thái
Nguyên – Tuyên Quang – Bắc Kạn ............................................................. 46
2.1.1. Vị trí địa lí ............................................................................................. 46
1.1.2. Địa hình ................................................................................................. 46
2.1.3. Khí hậu .................................................................................................. 48
2.1.4. Thủy văn ................................................................................................ 60
2.1.5. Sinh vật .................................................................................................. 61

2.2. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch cho phát
triển du lịch .................................................................................................... 64
2.2.1. Đánh giá cho du lịch tham quan ........................................................... 64
2.2.2. Đánh giá cho du lịch nghỉ dưỡng ......................................................... 78
2.2.3. Đánh giá cho du lịch sinh thái .............................................................. 86
2.2.4. Đánh giá chung cho 3 loại hình du lịch ................................................ 89
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 92
Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU
LỊCH BỀN VỮNG LÃNH THỔ THÁI NGUYÊN – TUYÊN QUANG –
BẮC KẠN....................................................................................................... 93
3.1. Hiện trạng phát triển du lịch và những vấn đề đặt ra trong khai thác
tài nguyên du lịch lãnh thổ TN – TQ – BK trên quan điểm bền vững .... 93
3.1.1. Hiện trạng phát triển du lịch................................................................. 93


3.1.2. Những vấn đề đặt ra trong khai thác tài nguyên du lịch lãnh thổ TN –
TQ – BK trên quan điểm bền vững.................................................................. 99
3.2. Định hƣớng phát triển du lịch lãnh thổ Thái Nguyên – Tuyên Quang
– Bắc Kạn ..................................................................................................... 105
3.2.1. Cơ sở xây dựng định hướng ................................................................ 105
3.2.2. Định hướng phát triển du lịch bền vững lãnh thổ Thái Nguyên - Tuyên
Quang - Bắc Kạn ........................................................................................... 107
3.3. Giải pháp phát triển du lịch bền vững lãnh thổ TN – TQ – BK...... 116
3.3.1. Khai thác hợp lý, bảo tồn và tôn tạo tài nguyên du lịch .................... 116
3.3.2. Ưu tiên phát triển các loại hình du lịch lợi thế của lãnh thổ .............. 117
3.3.3. Giải pháp quy hoạch cho phát triển du lịch ....................................... 118
3.3.4. Giải pháp phát triển hạ tầng ............................................................... 119
3.3.5. Giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu để góp phần đảm bảo phát triển
du lịch bền vững ............................................................................................ 120
3.3.6. Một số giải pháp khác ......................................................................... 121

Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 125
KẾT LUẬN .................................................................................................. 126
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ ...................................................................... 128

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 129
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Nhiệt độ trung bình tháng và năm các trạm lãnh thổ T N – TQ –
BK(0 C) ................................................................................. 50
Bảng 2.2. Lượng mưa trung bình tháng và năm các trạm lãnh thổ TN –
TQ – BK (mm) ....................................................................... 51
Bảng 2.3. Độ ẩm trung bình của các tháng trong năm tại TN – TQ – BK (%) ... 52
Bảng 2.4. Chỉ tiêu và phân cấp nhiệt độ trung bình năm ............................... 55
Bảng 2.5. Chỉ tiêu và phân cấp độ dài mùa lạnh .......................................... 56
Bảng 2.6. Chỉ tiêu và phân cấp lượng mưa trung bình năm ........................... 56
Bảng 2.7. Chỉ tiêu và phân cấp số ngày mưa ............................................... 57
Bảng 2.8. Hệ chỉ tiêu tổng hợp đánh giá điều kiện sinh khí hậu TN – TQ –
BK ........................................................................................ 58
Bảng 2.9. Đánh giá mức độ thuận lợi của kiểu địa hình cho phát triển DLTQ 65
Bảng 2.10. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của các loại sinh khí hậu
cho DLTQ ............................................................................. 66
Bảng 2.11. Đánh giá tổng hợp theo các loại sinh khí hậu cho DLTQ ................. 67
Bảng 2.12. Kết quả đánh giá mức độ thuận lợi của các loại sinh khí hậu
cho DLTQ ............................................................................. 67
Bảng 2.13. Đánh giá mức độ thuận lợi của tài nguyên sinh vật cho phát
triển DLTQ ........................................................................... 68
Bảng 2.14. Đánh giá mức độ thuận lợi của thắng cảnh tự nhiên cho phát

triển DLTQ ........................................................................... 69
Bảng 2.15. Đánh giá tổng hợp cho phát triển DLTQ....................................... 70
Bảng 2.16. Đánh giá giá trị phát triển du lịch của các điểm thắng cản h 74
Bảng 2.17. Chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi của các loại sinh khí hậu
cho DLND............................................................................. 78
Bảng 2.18. Đánh giá tổng hợp theo các loại sinh khí hậu cho DLND ..... 79


Bảng 2.19. Kết quả đánh giá mức độ thuận lợi của các loại sinh khí hậu cho
DLND ................................................................................................... 79
Bảng 2.20. Đánh giá mức độ thuận lợi của địa hình cho phát triển DLND ....... 80
Bảng 2.21. Đánh giá tổng hợp cho phát triển DLND ...................................... 81
Bảng 2.22. Đánh giá tổng hợp cho phát triển DLST........................................ 87
Bảng 2.23. Phân cấp đánh giá mức độ thuận lợi của 3 loại hình du lịch ............. 89
Bảng 3.1. Khách du lịch đến các địa phương TN- TQ - BK giai đoạn 2010 - 201594
Bảng 3.2. Thu nhập du lịch các địa phương TN – TQ - BK giai đoạn 2010 – 2015 . 95


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Phân loại loại hình du lịch (theo UNWTO) .............................................................. 18
Hình 1.2. Quan niệm về phát triển bền vững ............................................................................. 25
Hình 1.3. Sơ đồ đánh giá ĐKTN – TNDL theo quan điểm tổng hợp ............................... 30
Hình 1.4. Sơ đồ hệ thống mối quan hệ giữa hệ TN, dân cư xã hội, du lịch ............................ 31
Hình 1.5. Sơ đồ quy trình các bước thực hiện luận án...................................................... 45
Hình 2.1. BĐ vị trí – hành chính lãnh thổ TN – TQ – BK ............................................... 47
Hình 2.2. BĐ địa hình lãnh thổ TN – TQ – BK ............................................................... 48
Hình 2.3. BĐ nhiệt độ trung bình năm lãnh thổ TN – TQ – BK ..................................... 51
Hình 2.4. BĐ lượng mưa trung bình năm lãnh thổ TN – TQ – BK .................................. 52
Hình 2.5. BĐ phân loại SKH sức khỏe con người lãnh thổ TN – TQ – BK ................................ 60
Hình 2.6. BĐ các kiểu thảm thực vật lãnh thổ TN – TQ – BK ......................................... 64

Hình 2.7. BĐ đánh giá địa hình lãnh thổ TN – TQ – BK phục vụ phát triển DLTQ ....... 72
Hình 2.8. BĐ đánh giá SKH lãnh thổ TN – TQ – BK phục vụ phát triển DLTQ ...79 .......................... 73
Hình 2.9. BĐ đánh giá tài nguyên sinh vật lãnh thổ TN – TQ – BK phục vụ phát triển
DLTQ .............................................................................................................. 74
Hình 2.10. BĐ đánh giá thắng cảnh lãnh thổ TN – TQ – BK phục vụ phát triển DLTQ ...... 76
Hình 2.11. BĐ đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNDL lãnh thổ TN – TQ – BK phục vụ phát
triển DLTQ ..................................................................................................... 78
Hình 2.12. BĐ đánh giá SKH lãnh thổ TN- TQ -BK phục vụ phát triển DLND ................................... 83
Hình 2.13. BĐ đánh giá địa hình lãnh thổ TN – TQ – BK phục vụ phát triển DLND .......... 84
Hình 2.14. BĐ đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNDL lãnh thổ TN – TQ – BK phục vụ phát
triển DLND ..................................................................................................... 86
Hình 2.15. BĐ đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNDL lãnh thổ TN – TQ – BK phục vụ phát
triển DLST ...................................................................................................... 89
Hình 2.16. BĐ đánh giá chung cho 3 loại hình du lịch..................................................... 92
Hình 3.1. BĐ định hướng không gian phát triển và tuyến điểm du lịch TN – TQ – BK ................. 115


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch là ngành kinh tế có sự định hướng tài nguyên rất rõ ràng. Tài
nguyên có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra hiệu quả kinh tế cũng
như ảnh hưởng tới việc tổ chức không gian lãnh thổ du lịch, hình thành các
điểm, cụm, tuyến du lịch. Để có thể khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững tài
nguyên du lịch thì cần phải tiến hành đánh giá các điều kiện tự nhiên (ĐKTN)
và tài nguyên nhằm xác định mức độ thuận lợi (hay thích hợp) của tài nguyên
đối với phát triển du lịch nói chung và từng loại hình du lịch nói riêng.
Trong bối cảnh tài nguyên và môi trường tự nhiên ở Việt Nam nói
chung, ở vùng trung du miền núi phía Bắc nói riêng đang đối mặt với sự suy
thoái và xuống cấp dưới tác động của con người và biến đổi khí hậu (BĐKH),

việc đánh giá các ĐKTN và tài nguyên du lịch (TNDL) trên quan điểm phát
triển bền vững là một phương thức tiếp cận quan trọng, góp phần tích cực vào
phát triển du lịch bền vững lãnh thổ, đặc biệt đối với những lãnh thổ vùng sâu,
vùng xa, nơi có tiềm năng du lịch song cuộc sống của cộng đồng còn nhiều
khó khăn, phụ thuộc nhiều vào khai thác tự nhiên.
Lãnh thổ Thái Nguyên – Tuyên Quang – Bắc Kạn (TN – TQ – BK) thuộc
vùng trung du miền núi Bắc Bộ, nằm trong tiểu vùng du lịch Đông Bắc. So với
các tỉnh còn lại trong tiểu vùng thì lãnh thổ 3 tỉnh TN – TQ – BK có tiềm năng
du lịch đa dạng hơn và sự phân hóa về ĐKTN ở địa bàn này cũng thể hiện rõ rệt
hơn vì vừa mang đặc điểm của vùng núi cao lại vừa mang đặc điểm của khu vực
trung du. Các tiềm năng du lịch tiêu biểu của lãnh thổ như: hồ Núi Cốc (TN),
vườn quốc gia (VQG) Ba Bể gắn với hồ Ba Bể (BK); khu bảo tồn thiên nhiên
(KBTTN) Na Hang (TQ), khu di tích lịch sử - cách mạng ATK (TN), Tân Trào
(TQ) v.v…. Đặc biệt, VQG Ba Bể hiện nay đã được công nhận là vườn di sản


2
ASEAN. Ngoài ra, TQ còn có điểm nước khoáng Mỹ Lâm có giá trị đặc biệt
trong phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng (DLND). Việc đánh giá ĐKTN cho
phát triển du lịch cần lựa chọn lãnh thổ có sự đa dạng về tài nguyên nên việc lựa
chọn lãnh thổ này sẽ mang tính đại diện.
Trên thực tế, từ lâu Thái Nguyên cũng được coi là trung tâm du lịch của
vùng, là địa bàn có vị thế quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của trung
du miền núi Bắc Bộ cũng như của cả nước song lại ít có điều kiện thuận lợi để
phát triển du lịch do giao thông đi lại chưa thuận tiện. Đứng dưới góc độ bền
vững, lãnh thổ 3 tỉnh TN – TQ – BK là nơi chịu tác động mạnh của hoạt động
phát triển kinh tế cũng như sự tác động của trung tâm Hà Nội nên các giá trị tự
nhiên, đặc biệt là cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học và môi trường đang
bị xuống cấp, ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững của lãnh thổ nhưng
đến nay chưa được xác định một cách rõ ràng. Việc nghiên cứu đề tài “Đánh

giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch lãnh thổ Thái Nguyên - Tuyên
Quang - Bắc Kạn trên quan điểm phát triển bền vững” sẽ góp phần làm rõ
những vấn đề thiếu bền vững trong hoạt động du lịch cũng như đề ra những
định hướng cho sự phát triển du lịch bền vững của lãnh thổ.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu, đánh giá ĐKTN, TNDL, xây dựng cơ sở khoa học cho phát
triển bền vững du lịch lãnh thổ TN – TQ – BK.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lý luận và phương pháp đánh giá tổng hợp các ĐKTN
và TNDL làm căn cứ để hình thành quan điểm và phương pháp đánh giá vận
dụng trong đề tài.
- Đánh giá các ĐKTN, TNDL; Hiện trạng phát triển du lịch lãnh thổ TN –
TQ – BK và những vấn đề đặt ra ảnh hưởng đến tính bền vững trong phát triển
du lịch của lãnh thổ.


3
- Nghiên cứu đề xuất tổ chức lãnh thổ du lịch TN – TQ – BK trên quan
điểm khai thác có hiệu quả các điều kiện và giá trị TNDL hướng tới mục tiêu
phát triển bền vững.
- Nghiên cứu đề xuất hệ thống các giải pháp cho phát triển du lịch bền
vững lãnh thổ TN – TQ – BK.
3. Giới hạn nghiên cứu đề tài
- Về lãnh thổ nghiên cứu
Giới hạn trong lãnh thổ 3 tỉnh TN, TQ và BK.
- Về đối tượng nghiên cứu
+ ĐKTN và TNDL tự nhiên (trong một số phân tích có thể đề cập đến
TNDL nhân Văn), hiện trạng phát triển du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch và
các giải pháp gắn với phát triển du lịch bền vững.

+ Tiến hành đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNDL để xác định mức độ thuận
lợi của tài nguyên đối với phát triển 3 loại hình du lịch được lựa chọn: DLTQ,
DLND, DLST.
- Về thời gian
Luận án nghiên cứu, phân tích các số liệu về tự nhiên, kinh tế - xã hội (KT
– XH) và du lịch của lãnh thổ TN – TQ – BK trong giai đoạn 2010 đến nay, có
xem xét các số liệu dự báo đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
4. Các luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: Lãnh thổ TN – TQ – BK có ĐKTN, TNDL đa dạng, phong
phú, đặc thù cho khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ; Đây vừa là tiềm năng
vừa là lợi thế cạnh tranh cho phát triển các loại hình du lịch đặc thù của lãnh
thổ trong hiện tại và tương lai.
Luận điểm 2: Lãnh thổ TN – TQ – BK có lợi thế phát triển 3 loại hình du
lịch: DLTQ, DLND, DLST dựa trên tính đặc trưng của ĐKTN và TNDL tự
nhiên. Kết quả đánh giá cho thấy mức độ thuận lợi của ĐKTN, TNDL tự


4
nhiên cũng như các yếu tố tác động đến tính bền vững của 3 loại hình du lịch
trên. Đó là cơ sở khoa học quan trọng để đề xuất các định hướng và giải pháp
khai thác hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên nhằm mục tiêu phát triển du
lịch bền vững.
5. Những điểm mới của luận án
- Thành lập được bản đồ phân loại sinh khí hậu (SKH) lãnh thổ TN – TQ
– BK và các bản đồ đánh giá thành phần, bản đồ đánh giá chung về tài nguyên
cho phát triển 3 loại hình du lịch: tham quan, nghỉ dưỡng, sinh thái ở tỷ lệ
1/100.000.
- Xác định các mức độ thuận lợi phát triển đối với từng loại hình du lịch
và điểm du lịch dựa trên hệ thống các tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá ĐKTN và
TNDL ở lãnh thổ TN – TQ – BK.

- Đề xuất định hướng và một số các giải pháp phát triển du lịch phù hợp
với các đặc điểm về ĐKTN, TNDL, môi trường sinh thái và các điều kiện KT
– XH của lãnh thổ nghiên cứu nhằm đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững
trên lãnh thổ nghiên cứu.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa khoa học
Các kết quả nghiên cứu của luận án góp phần hệ thống hóa những vấn đề
lí luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu về đánh giá mức độ
thuận lợi của các ĐKTN, TNDL trong mối quan hệ với tác động của phát
triển KT - XH và BĐKH để phục vụ mục tiêu phát triển du lịch bền vững của
lãnh thổ.
- Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu của luận án, với hệ thống các bản đồ đánh
giá, các đề xuất kiến nghị sẽ là cơ sở giúp cho các nhà quản lý, các nhà hoạch
định chính sách và các nhà quy hoạch trong quá trình xác định định hướng tổ


5
chức không gian lãnh thổ du lịch của TN – TQ – BK phù hợp với thực tiễn và
đảm bảo tính bền vững trong sử dụng tiềm năng TNDL của lãnh thổ.
7. Cơ sở tài liệu
Luận án được thực hiện trên cơ sở các nguồn tài liệu do nghiên cứu sinh
thu thập được trong suốt quá trình thực hiện luận án, bao gồm:
- Các công trình dự án, các đề tài, báo cáo khoa học nghiên cứu về
ĐKTN, TNDL của TN – TQ – BK.
- Các số liệu thống kê, báo cáo quy hoạch phát triển KT – XH, du lịch
của các Sở, Ban, Ngành: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên và
Môi trường, Ủy ban nhân dân của các tỉnh TN, TQ, BK, Viện Nghiên cứu
Phát triển du lịch, Viện Điều tra Quy hoạch phát triển rừng...
- Các tư liệu ghi chép và các ảnh chụp của tác giả trong quá trình đi thực

địa tại địa bàn nghiên cứu.
- Nguồn bản đồ bao gồm: Bản đồ địa hình, bản đồ thảm thực vật ở tỉ lệ
1:100.000 và bản đồ quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh TN, tỉnh TQ, tỉnh
BK (tỉ lệ 1:320.000).
8. Cấu trúc luận án
Luận án được trình bày trong 127 trang, gồm 17 bản đồ, 25 bảng biểu, 5
hình - sơ đồ, 124 tài liệu tham khảo và 4 phụ lục. Ngoài phần mở đầu, kết
luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận - phương pháp nghiên cứu, đánh giá các điều
kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch phục vụ phát triển du lịch bền vững.
Chương 2: Đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch
cho phát triển du lịch bền vững lãnh thổ TN – TQ – BK.
Chương 3: Định hướng và những giải pháp phát triển du lịch bền vững
lãnh thổ TN – TQ – BK.


6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU,
ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

1.1. Tổng quan tài liệu
1.1.1. Trên thế giới
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về đánh giá điều kiện tự nhiên, tài
nguyên du lịch
- Tại Liên Xô cũ và các nước Đông Âu
Vào thập kỷ 60 – 70 ở Nga và các nước Đông Âu đã có nhiều công trình
nghiên cứu, đánh giá TNDL. Công trình tiêu biểu của I.A. Vedenhin và N.N.
Misônhitrencô đã đánh giá toàn bộ các tiêu chí tự nhiên làm tiền đề cho việc
tổ chức các vùng DLND [117].

L.I.Mukhina (1973) trong công trình đánh giá phục vụ du lịch tại vùng
hồ Xelighe đã sử dụng đơn vị cơ sở là hệ thống tự nhiên trên đất liền hay dưới
nước thuận lợi cho một dạng hay nhóm dạng nghỉ ngơi nào đó. Việc xác định
những yếu tố tự nhiên như tính chất trầm tích, yếu tố địa hình (độ cao, độ dốc,
tần suất khúc ngoặt…), kiểu đất, thực vật (kiểu thực bì, độ cao cây cỏ, độ
chiếu tán, loài cây đang tái sinh…) làm cơ sở phân hóa không gian của lãnh
thổ vùng hồ cho các dạng nghỉ ngơi [118].
E.E.Phêrôrốp đề xuất phương pháp đánh giá khí hậu tổng hợp bằng các tổ
hợp thời tiết và đã được các tác giả Subukốp, I.X.Kanđôrốp, D.N.Đêmina…
hoàn thiện. Phương pháp này dựa trên cơ sở phân loại thời tiết trong đánh giá
SKH, qua đó xây dựng tổ hợp các kiểu thời tiết đặc trưng trong ngày với các
mức độ khác nhau đến sức khỏe con người cũng như đến các hoạt động du
lịch. Đây là công trình nghiên cứu về SKH con người có giá trị sử dụng của
các nhà khí hậu trên thế giới.


7
A.G.Ixatsenko (1985) căn cứ vào sự đa dạng của môi trường, mức độ
thích hợp của các điều kiện khí hậu, môi trường địa lí, điều kiện vệ sinh và
các thuộc tính tự nhiên khác đặc trưng để xác định mức độ thích hợp cho mỗi
loại hình du lịch, đồng thời đánh giá ảnh hưởng của ĐKTN, TNTN đến các
công trình du lịch.
I.I.Pirôjnhic (1985) đã tiến hành đánh giá tổng hợp TNDL, cấu trúc các
luồng khách và cơ sở vật chất phục vụ du lịch theo các vùng và các đới du
lịch nghỉ dưỡng. Công trình này đã đề cập rất nhiều đến hoạt động khai thác
lãnh thổ du lịch và không gian du lịch [119].
Kế thừa các nghiên cứu của các học giả Liên Xô (cũ), các nhà khoa học
Bungari đã phát triển cả về phương pháp luận cũng như thực tiễn nghiên cứu.
Các công trình nghiên cứu dựa trên các tiêu chí về vị trí địa lí, ĐKTN, giao
thông; Xây dựng mô hình đánh giá tài nguyên tự nhiên cho mục đích du lịch;

Đánh giá các nguồn nước khoáng nóng nhằm phục vụ quy hoạch phát triển
DLND và chữa bệnh [120 - 124].
- Tại các nước châu Á
Một số nước ở châu Á như: Ấn Độ, Nhật Bản, từ những năm 70 của thế
kỉ trước do chịu ảnh hưởng lớn của trường phái địa lí Liên Xô (cũ) nên các
công trình đánh giá về ĐKTN và TNDL cũng chủ yếu theo hướng phân loại,
kiểm kê đánh giá các thành phần tự nhiên để xây dựng các chỉ tiêu phù hợp
với mục đích du lịch như: đánh giá bãi biển cho mục đích tắm biển... Từ năm
1980, các nhà địa lý Trung Quốc đã dựa trên bảng phân loại TNDL của
UNTWO để kiểm kê, phân loại, đánh giá tài nguyên và các nguồn lực phát
triển du lịch trên phạm vi cả nước và các địa phương [26,54].
- Tại Mỹ và các nước Tây Âu
Các công trình đánh giá ĐKTN phục vụ mục đích du lịch, nghỉ dưỡng
được phát triển và đề cập thêm nhiều yếu tố như: Dựa vào khả năng tiếp cận,


8
hiện trạng sử dụng đất, chất lượng môi trường, hệ thống đường trong rừng,
địa hình, các loại tài nguyên nước; Xây dựng các tiêu chí đánh giá dựa trên
mức độ thuận lợi của số ngày mưa trong năm thích hợp với hoạt động du lịch;
Xây dựng giản đồ tương quan giữa nhiệt độ và độ ẩm tuyệt đối phù hợp với
khách du lịch (dẫn theo [46]).
Một số tác giả phương Tây như P.David, H.Robinson… đã tiến hành
đánh giá và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích giải trí.
Nhiều phương pháp mới mang tính định lượng cao được áp dụng trong
đánh giá ĐKTN và tài nguyên như phương pháp ma trận, phương pháp phân
tích chi phí lợi ích, chi phí du hành, phương pháp đánh giá ngẫu nhiên.
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về du lịch bền vững
Nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững đã được tiến hành từ những
năm 80 của thế kỉ 20 tại nhiều nước trên thế giới đặc biệt là tại các quốc gia

sớm có định hướng xác định du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn. Các
nghiên cứu này được tiến hành theo hai hướng:
- Hướng nghiên cứu một cách tổng thể những vấn đề đặt ra liên quan đến
phát triển du lịch bền vững trên quy mô quốc gia rồi sau đó tiến tới xây dựng
các mô hình điểm về du lịch bền vững. Theo hướng này, điển hình là ở Úc
bước đầu việc nghiên cứu được tiến hành với việc xây dựng chính sách về du
lịch bền vững, chiến lược du lịch sinh thái (DLST) quốc gia… rồi sau đó tiến
tới xây dựng mô hình điểm về phát triển du lịch bền vững ở Great Barrier Reef.
Ở Mỹ bước đầu là chính sách phát triển du lịch bền vững tại các
VQG, khu bảo tồn rồi đến xây dựng mô hình điểm ở khu bảo tồn san hô
ngầm Florida.
Ở Malaysia là chiến lược quốc gia về DLST và văn hóa bản địa rồi đến
xây dựng mô hình ở Langkawi…


9
- Hướng nghiên cứu dựa trên việc xây dựng các mô hình điểm về phát
triển du lịch bền vững để rút kinh nghiệm xây dựng các chính sách triển khai
trên toàn quốc. Điển hình là: Ở Nepal việc nghiên cứu phát triển du lịch bền
vững được bắt đầu từ nghiên cứu mô hình phát triển du lịch ở khu bảo tồn
Annapurna rồi đến xây dựng chính sách phát triển DLST quốc gia. Ở Ecuado
được bắt đầu từ xây dựng mô hình phát triển du lịch tại quần đảo Galapagos
rồi đến xây dựng chính sách phát triển du lịch bền vững. Ở Senegal là mô
hình phát triển du lịch tại vùng Casamance rồi đến chính sách du lịch bản địa.
1.1.2. Tại Việt Nam
1.1.2.1. Các nghiên cứu đánh giá tổng hợp cho phát triển du lịch
Ở Việt Nam đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về TNDL. Đánh giá
ĐKTN và tài nguyên thiên nhiên (TNTN) phục vụ mục đích du lịch đã được
đề cập khá nhiều. Trên phạm vi toàn quốc đã có một số các công trình tiêu
biểu như: “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 1995 2010” [96]; “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc Bộ đến

năm 2010, định hướng đến năm 2020” [97]; “Quy hoạch tổng thể phát triển
du lịch Việt nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” [98]; “Quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ đến năm
2010, định hướng đến năm 2020” [99] “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
vùng Trung du và miền n i Bắc Bộ đến năm 2020” [100]; “Quy hoạch tổng
thể phát triển du lịch vùng đồng b ng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” [101]; ... được thực hiện bởi Viện
Nghiên cứu Phát triển Du lịch.
Tác giả Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc trong công trình “Khí hậu với
đời sống” [82] đã đưa ra một số chỉ tiêu khí hậu đối với người Việt Nam.
Các tác giả Vũ Tuấn Cảnh, Đặng Duy Lợi, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ
trong công trình “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” [3] đã xác định nội


10
dung đánh giá dựa vào tính chất của TNDL như: tính nguyên vẹn, tính hấp
dẫn, tính dung lượng, tính ổn định của môi trường tự nhiên.
Nguyễn Khanh Vân, Đặng Kim Nhung (1994) đã xây dựng tổ hợp thời tiết
chính trong ngày dựa trên các tiêu chí: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, hiện tượng
sương mù… đưa ra chỉ tiêu đánh giá điều kiện thời tiết đối với nghỉ dưỡng.
Cũng tác giả Nguyễn Khanh Vân trong giáo trình “Cơ sở sinh khí hậu”
[91] đã đi sâu vào phân tích kiểu SKH người nói chung và cho DLND nói
riêng. Tác giả đã đưa ra nhiều tiêu chí đánh giá mức độ thích hợp của SKH
người cho du lịch, đồng thời xây dựng cơ sở cho việc thành lập bản đồ SKH.
Trong lĩnh vực nghiên cứu về điều kiện phát triển du lịch, giáo trình “Địa
lí du lịch” của Nguyễn Minh Tuệ và nnk [89] đã hệ thống hóa những khái
niệm cơ bản về du lịch, tài nguyên du lịch và bước đầu định hướng khai thác
tiềm năng du lịch của một số tiểu vùng du lịch Việt Nam. Bùi Thị Hải Yến,
Phạm Hồng Long [106] trong giáo trình “Tài nguyên du lịch”, “Quy hoạch du
lịch” đã đề cập đến đánh giá TNDL.

Trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Cơ sở khoa học của phát triển
du lịch sinh thái ở Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch chủ trì và
hội thảo “Du lịch sinh thái với phát triển bền vững ở Việt Nam” [95]… nhiều
báo cáo, tham luận và một số kết quả nghiên cứu đánh giá về tiềm năng DLST
ở Việt Nam đã được thể hiện. Những nghiên cứu này đều tập trung đánh giá
tiềm năng TNDL theo từng thành phần hoặc tổng hợp trên phạm vi cả nước
nhằm phục vụ công tác quy hoạch tổ chức lãnh thổ và phân vùng du lịch.
Phạm Trung Lương trong công trình “Tài nguyên và môi trường du lịch
Việt Nam” [46] đã hệ thống khá toàn diện cơ sở lí luận và thực tiễn trong đánh
giá TNDL, đề cập đến khả năng ứng dụng GIS trong việc xây dựng hệ thống
cơ sở dữ liệu du lịch, sử dụng GIS trong đánh giá tài nguyên theo phương
pháp phân tích không gian. Trong đề tài “Cơ sở khoa học để phát triển các


11
sản phẩm du lịch thể thao mạo hiểm vùng n i phía Bắc” [52] tác giả Phạm
Trung Lương đã tiến hành đánh giá địa hình cho du lịch. Các tiêu chí về đặc
điểm hình thái, trắc lượng hình thái của các dạng địa hình, độ dốc, hang
động… được xem xét, phân cấp đánh giá cho một số loại hình du lịch.
Các công trình: “Cơ sở khoa học của việc xác định các điểm, tuyến du
lịch Nghệ An” của Nguyễn Thế Chinh (1995), “Tổ chức lãnh thổ du lịch
thành phố Hải Phòng” của Nguyễn Thanh Sơn (1997), “Đánh giá TNTN tỉnh
Thừa Thiên Huế phục vụ du lịch” của Lê Văn Tin [79], “Cơ sở khoa học của
việc tổ chức không gian du lịch dải ven biển Thừa Thiên Huế - Quảng Nam –
Đà Nẵng” của Nguyễn Tưởng… đã tiến hành theo hướng đánh giá mức độ
thuận lợi của các điều kiện và tài nguyên trong khu vực cho việc phát triển du
lịch bằng phương pháp đánh giá tổng hợp hoặc cho điểm theo phương pháp
trung bình cộng của các điểm thành phần.
Nguyễn Thị Sơn trong luận án tiến sĩ “Cơ sở khoa học cho việc định
hướng phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia C c Phương”[62] đã đánh

giá mức độ đa dạng sinh học của VQG Cúc Phương cho DLST, đã xác định
một số tuyến tham quan trong rừng đến một số đối tượng sinh vật đặc hữu,
quí hiếm.
Đánh giá ĐKTN, TNTN cho phát triển du lịch trên phạm vi hẹp (vùng,
tỉnh, huyện) mới chỉ được tiến hành chủ yếu ở các công trình nghiên cứu, đề
tài luận án tiến sĩ:
Đặng Duy Lợi với công trình “Đánh giá và khai thác các ĐKTN, TNTN
huyện Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch”[41] đề cập đánh giá tổng hợp
ĐKTN cho phát triển du lịch trên cơ sở các chỉ tiêu định tính và bước đầu định
lượng, qua đó xác định mức độ thuận lợi cho phát triển du lịch và bước đầu đề
xuất hướng khai thác tài nguyên cho phát triển một số loại hình du lịch.


12
Đỗ Trọng Dũng trong luận án “Đánh giá điều kiện tự nhiên để phát triển
du lịch sinh thái ở tiểu vùng du lịch miền n i Tây Bắc Việt Nam”[12] đã tiến
hành đánh giá tổng hợp ĐKTN cho một số điểm du lịch tiêu biểu ở tiểu vùng
du lịch Tây Bắc, trên cơ sở đó định hướng xây dựng mô hình không gian phát
triển DLST.
Nguyễn Hữu Xuân với luận án “Đánh giá ĐKTN, TNTN thành phố Đà
Lạt và phụ cận phục vụ phát triển một số loại hình du lịch”[103] đã tiến hành
đánh giá tổng hợp các thành phần tự nhiên cho các mục đích du lịch cụ thể và
đề ra giải pháp khai thác tự nhiên hiệu quả cho mỗi loại hình du lịch.
1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch bền vững
Ở Việt Nam, do nhiều điều kiện khách quan và chủ quan, nghiên cứu về
phát triển du lịch bền vững mới chỉ hạn chế ở một số công trình có liên quan
như: “Du lịch sinh thái – những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” [47];
“Cơ sở khoa học phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam” [45]; “Sổ tay hướng
dẫn đánh giá tác động môi trường cho phát triển du lịch” [48]; đề tài nghiên
cứu khoa học độc lập cấp nhà nước “Cơ sở khoa học cho phát triển du lịch

bền vững ở Việt Nam” [50]; “Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Hòa Bình trên
quan điểm phát triển bền vững” [74].
Gần đây, Tổng cục Du lịch đã phối hợp với Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên
Thế giới (IUCN), Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) triển khai nghiên cứu du
lịch bền vững dưới góc độ du lịch cộng đồng tại SaPa (Lào Cai), ở thành phố
Điện Biên (tỉnh Điện Biên), ở A Lưới (Thừa Thiên – Huế)… Những nghiên cứu
này đã đề cập đến các vấn đề liên quan đến lý luận và thực tiễn của việc phát
triển du lịch bền vững, phân tích những ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến
môi trường, các vấn đề thiếu bền vững còn tồn tại và đề ra những định hướng,
giải pháp cho việc quy hoạch phát triển du lịch, định hướng tổ chức không gian
du lịch gắn với việc bảo tồn các giá trị tự nhiên, văn hóa và môi trường.


13
Trong những năm gần đây nghiên cứu về ứng phó với BĐKH trong lĩnh
vực du lịch cũng đã được quan tâm nghiên cứu như một hướng tiếp cận mới để
đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững trong điều kiện hoạt động phát triển du
lịch, đặc biệt ở vùng ven biển và vùng núi, đã và đang chịu những tác động rất
lớn của BĐKH. Một số nghiên cứu theo hướng này có thể kể đến là “Các giải
pháp thích ứng và ứng phó, góp phần giảm nh tác động của BĐKH đối với
hoạt động du lịch ở Việt Nam” [102]; “Đánh giá tác động và kế hoạch ứng phó
với tác động của BĐKH đến l nh vực du lịch”; “Phát triển du lịch sinh thái ở
Việt nam trong bối cảnh BĐKH”; ... của Phạm Trung Lương.
Những nghiên cứu trên đã xác định được những tác động chủ yếu của
BĐKH đến các lĩnh vực hoạt động du lịch ở Việt Nam, đồng thời cũng đã đề
xuất một số giải pháp ứng phó, góp phần hạn chế tác động cho phát triển du
lịch bền vững.
1.1.3. Tại địa bàn nghiên cứu
Trên phạm vi lãnh thổ TN – TQ – BK đã có một số công trình nghiên
cứu chung về TNDL như công trình: “Quy hoạch không gian phát triển du

lịch tỉnh Bắc Kạn” do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn thực hiện
[65]; “Dự án quy hoạch phát triển du lịch Thái Nguyên 1997 – 2010” do Sở
Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên thực hiện [66], các công trình
này đã tiến hành nghiên cứu về tiềm năng du lịch cũng như định hướng không
gian phát triển du lịch của tỉnh.
Đặc biệt, công trình nghiên cứu mang tính chất tổng hợp “Địa chí Thái
Nguyên”, “Địa chí Tuyên Quang” đã phân tích các đặc điểm về ĐKTN, KT XH, văn hóa, du lịch… và mối liên hệ giữa các lĩnh vực đó trong quá trình
phát triển của địa phương [80,81].
Một số đề tài luận văn, luận án cũng đã đề cập đến thực trạng phát triển
du lịch và vấn đề khai thác TNDL của lãnh thổ nghiên cứu như: “Phát triển


14
du lịch bền vững tỉnh Thái Nguyên” của Trần Thị Thảo; “Phát triển du lịch
tỉnh Thái Nguyên với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận” của
Nguyễn Lan Anh [1]; “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất phát triển du lịch
mạo hiểm tại VQG Ba Bể tỉnh Bắc Kạn” của Đỗ Tuyết Ngân.
Tóm lại: Từ các công trình nghiên cứu trên có thể rút ra một số kết luận
như sau:
- Từ nửa sau thế kỉ XX, hướng nghiên cứu đánh giá ĐKTN, TNDL đã được
phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới. Mặc dù được tiếp cận dưới nhiều góc
độ khác nhau nhưng các công trình đều tập trung vào đánh giá mức độ thuận lợi
của các dạng tài nguyên cho mục đích phát triển các loại hình du lịch. Các
phương pháp đánh giá được phát triển dần từ định tính sang định lượng.
- Đánh giá TNDL là một công việc phức tạp, hiện tại chưa có sự thống
nhất về quan niệm, phương pháp, chỉ tiêu đánh giá.
- Đánh giá TNDL mang tính chất định tính cao, một số chỉ tiêu được xây
dựng dựa trên chủ quan của nhà quản lý hoặc cảm nhận của khách du lịch.
- Đánh giá TNDL được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau và được
tiến hành trên nhiều lãnh thổ từ rộng đến hẹp. Hầu hết các đề tài tập trung

đánh giá tiềm năng cho phát triển du lịch.
- Sử dụng GIS trong đánh giá tài nguyên phục vụ du lịch bước đầu đã
được đề cập nhưng mức độ đánh giá còn sơ lược.
- Phương pháp đánh giá bằng cách cho điểm số từng yếu tố đánh giá, tính
điểm tổng hay điểm tích vẫn là phương pháp phù hợp với đánh giá cho du
lịch. Tuy nhiên, phương pháp này còn nhiều yếu tố chủ quan.
- Những nghiên cứu đánh giá trên còn chưa có sự lồng ghép với mục tiêu
về phát triển bền vững.


15
- Về mặt nội dung nghiên cứu, ít có công trình nghiên cứu đánh giá
ĐKTN, TNDL trên quan điểm bền vững và cũng chưa có công trình nào
nghiên cứu, đánh giá cho lãnh thổ TN – TQ – BK.
Những hạn chế trên đây cũng chính là những gợi mở để có những nghiên
cứu sâu hơn trong khuôn khổ luận án này nhằm góp phần làm rõ hơn những
lý luận và thực tiễn về đánh giá.
1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1. Một số khái niệm về du lịch
1.2.1.1. Du lịch
Du lịch được bàn đến với rất nhiều quan niệm khác nhau. Những định
nghĩa truyền thống chỉ xem du lịch đơn giản như là một kỳ nghỉ hoặc một
chuyến đi để giải trí, làm phong phú thêm nhận thức của con người.
Cùng với sự phát triển du lịch, người ta nhận thấy yếu tố kinh tế là không
thể thiếu trong khái niệm du lịch. Theo xu hướng đó, khái niệm "du lịch" đã có
những thay đổi phù hợp hơn bao hàm các nội dung liên quan đến sự chuyển cư,
những hoạt động tại nơi đến cũng như các vấn đề KT - XH liên quan.
Định nghĩa của Tổ chức Du lịch thế giới đã xác định rõ: "Du lịch là
hành động rời khỏi nơi thường trú để đi đến một nơi khác, một môi trường
khác trong một thời gian ngắn nhằm mục đích tìm hiểu, khám phá, vui

chơi, giải trí, nghỉ dưỡng".
Ở Việt Nam khái niệm du lịch được định nghĩa chính thức trong Luật Du
lịch [61]: "Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,
tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định".
1.2.1.2. Điểm du lịch
“Điểm du lịch là nơi có TNDL hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của
khách du lịch” [61].


×